Bị trĩ phải làm sao? Cách chữa bệnh trĩ theo từng giai đoạn
Bệnh trĩ tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bạn. Tuy vậy, một số bệnh nhân khi mới bị trĩ thường có tâm lý chủ quan, không điều trị sớm khiến cho bệnh ngày càng trở nên nặng hơn. Lúc này việc điều trị sẽ mất rất nhiều chi phí và thời gian nhưng cũng khó có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh trĩ. Vậy bạn cần làm gì khi biết mình đang bị bệnh trĩ? cùng theo dõi Teotri.vn giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Bệnh trĩ được chia làm 2 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó, trĩ nội được phân thành 4 mức độ khác nhau dựa vào triệu chứng cũng như ảnh hưởng của búi trĩ. Tùy thuộc vào từng giai đoạn cũng như triệu chứng cụ thể trên mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho bạn.
Đây là một căn bệnh có thời gian phát triển lâu dài, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như thiếu máu, nghẹt, tắc mạch,… Chính vì thế, bạn nên chữa trị ngay khi phát hiện để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bệnh trĩ được nhận định là có thể chữa khỏi hoàn toàn khi chấm dứt được các triệu chứng bất thường gồm ngứa rát, đau, chảy máu hậu môn và teo nhỏ búi trĩ.
Có nhiều người cho rằng phẫu thuật là phương pháp duy nhất để trị dứt điểm búi trĩ. Tuy nhiên, nếu hệ tĩnh mạch không được khắc phục sau khi mổ thì trĩ vẫn có thể tái phát lại nhiều lần.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
Cần làm gì khi bị bệnh trĩ?
Trĩ là bệnh ở vùng kín nên đa số mọi người đều rất ngại đi khám do tâm lý e ngại, xấu hổ và chịu đựng. Đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn muộn, kích thước búi trĩ to lên, gây nghẽn tĩnh mạch cấp tính, các bũi trĩ bị sa ra ngoài, chảy máu nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như công việc bệnh nhân mới thăm khám chữa trị. Lúc này không những mất nhiều thời gian, chi phí mà cũng khó chữa dứt điểm được bệnh.
Chính vì vậy, khi đã bị bệnh trĩ, người bệnh không nên qua hoang mang lo lắng, tự ti mà hãy suy nghĩ tích cực, vượt qua sự e ngại để đến các bệnh viên, trung tâm y tế uy tín.Tùy vào mức độ tổn thương của bệnh trĩ mà có hướng điều trị phù hợp nhất.
Mới bị trĩ phải làm sao?
Khi mới bị trĩ các búi trĩ lúc này còn nhỏ, chưa có biến chứng gì, nên bạn có thể chữa khỏi bằng cách đơn giản là thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, một số bài thuốc dân gian lành tính như nghệ tươi, cúc tần, ngải cứu,… hoặc kết hợp cả vệ sinh tại chỗ lẫn sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Đối với trĩ ở mức độ nhẹ, việc đầu tiên cần làm là thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt, cũng như làm việc. Tuy chỉ là những việc đơn giản nhưng rất hữu ích, giúp đẩy lùi bệnh trĩ một cách hiệu quả nhất. Cụ thể người mới bị bệnh trĩ cần:
- Thay đổi thói quen ăn uống, nếu như trước đây bạn thích ăn thịt, ít rau, nhiều protein ít chất xơ, thì việc cần làm đầu tiên là thay đổi thói quen này bằng cách ăn nhiều rau xanh ( mùng tơi, rau đay, cải bó xôi, thực phẩm nhuận tràng, thực phẩm giàu chất xơ( Ngũ cốc nguyên cám (úa mạch, lúa mì, ngô, gạo lứt, kê, lúa mạch đen, yến mạch…), trái cây, rau củ… giúp tăng khối lượng phân, mềm phân, hạn chế táo bón, giảm đi ngoài ra máu do trĩ.
- Tránh lao động thường xuyên ở tư thế đứng hay ngồi lâu. Nếu bắt buộc phải giữ một tư thế trong thời gian dài, sau một tiếng bạn cần có khoảng nghỉ và thư giãn cùng những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng.
- Tạo thói quen đi đại tiện vào khung giờ cố định mỗi ngày cũng sẽ giúp bạn giảm tình trạng táo bón, ngăn ngừa trĩ phát triển.
- Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây giúp làm mềm phân.
- Cần hạn chế nhóm đồ ăn cay nóng, đồ uống kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá,… Lượng lớn cafein có trong cà phê hay thuốc lá có thể là nguyên nhân chính dẫn đến táo bón, ảnh hưởng không nhỏ đến bệnh của bạn.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh trĩ cần ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
Ngâm hậu môn trong nước ấm
Phương pháp này giúp cho hệ thống tĩnh mạch ở hậu môn được thư giãn, giảm co thắt cơ hậu môn – trực tràng từ đó giảm đau hiệu quả. Bạn cần ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 15 – 20 phút.
Ngoài ra, ạn cũng có thể thêm muối sạch hoặc nước cây phỉ để tăng khả năng chống viêm, tránh nhiễm trùng.
Cách vệ sinh vùng hậu môn khi bị trĩ
Luôn giữ vùng hậu môn sạch sẽ có thể làm giảm khả năng phát triển của búi trĩ cũng như chống viêm, giảm đau cho bệnh nhân.
Sau mỗi lần đi vệ sinh, để hạn chế cơn đau và giảm kích ứng, bạn cần sử dụng khăn mềm hoặc khăn ướt y tế và cần thấm nhẹ để vùng hậu môn khô dần, không được lau mạnh vì có thể gây kích ứng hoặc chảy máu nhiều hơn.
Sau khi đã lau khô, tiến hành rửa sạch hậu môn và búi trĩ bằng nước ấm pha muối loãng một lần nữa. Và dùng khăn mềm lau khô hậu môn sau đó.
Tuyệt đối không gãi khi bị ngứa do trĩ, vì gãi càng làm tăng chảy máu và kích thích, gây thêm áp lực lên cho búi trĩ vốn đã mềm và dễ bị tổn thương. Nếu búi trĩ làm bạn bị ngứa ngáy khó chịu, có thể ngâm hậu môn bằng nước muối loãng sẽ giúp giảm cơn ngứa dễ dàng nhất
Dùng các bài thuốc dân gian khi mới bị trĩ
Việc phát hiện và chẩn đoán bệnh trĩ là rất quan trọng trước khi thực hiện các liệu pháp điều trị khác nhau. Đối với bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, bạn có thể chữa khỏi bằng các bài thuốc đến từ thiên nhiên. Bạn cũng nên nhớ rằng, mọi phương pháp tại nhà đều cần có sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
1. Điều trị trĩ bằng nghệ tươi
Nghệ là một gia vị quen thuộc không chỉ mang đến nhiều món ăn đậm vị mà còn có vai trò rất tốt cho sức khỏe. Đây là nguyên liệu có chứa nhiều loại kháng sinh tự nhiên, có khả năng chống viêm vô cùng hiệu quả.
Cách điều trị trĩ bằng nghệ tại nhà rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch và giã nhỏ nghệ tươi, bọc lại bằng một chiếc khăn xô. Vệ sinh vùng hậu môn và đắp bã nghệ trong vòng 10 – 15 phút. Rửa lại bằng nước sạch và dùng khăn giấy để thấm khô kỹ càng.
>>> Tham khảo thêm: 6 cách chữa bệnh trĩ bằng nghệ hiệu quả tại nhà
2.Teo búi trĩ với lá ngải cứu
Được biết đến với tác dụng kháng sinh và lợi tiêu hóa, thực vật này còn có tính ấm, mùi thơm dùng để điều hòa khí huyết, cầm máu cho bệnh nhân bị trĩ. Bên cạnh đó, ngải cứu còn có tính sát khuẩn cao, ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi sinh vật gây hại.
Nếu đang thắc mắc cần làm gì khi bị bệnh trĩ, bạn nên dùng ngâm nước lá ngải cứu để xông hậu môn hằng ngày. Mặt khác, rửa sạch và giã nát lá ngải cứu đắp lên búi trĩ cũng là cách hay để chống viêm, giảm đau tại chỗ.
3. Sử dụng lá lốt điều trị trĩ
Với tác dụng giảm ngứa, tiêu viêm, lá lốt là một trong những nguyên liệu tự nhiên quen thuộc để trị bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ.
Bài thuốc dân gian mà cha ông ta truyền lại được thực hiện như sau: Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi, rửa sạch bụi bẩn và ngâm khoảng 15 phút cùng với nước muối loãng.
Cho vào ấm đun sôi cùng 2 lít nước, dùng để xông hơi trong 10 phút. Bạn cũng có thể thêm nước lạnh để rửa hậu môn trong 1 – 2 lần/ ngày.
>>> Xem chi tiết hơn: 5 mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá lốt đơn giản
4. Chữa trĩ tại nhà bằng quả sung
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong quả sung có chứa nhiều chất vi lượng như canxi, phospho, magie, các chất xơ rất tốt đối với người bị trĩ.
Để chữa bệnh trĩ tại nhà, bạn hãy sử dụng khoảng 10 quả sung đã rửa sạch, nấu nước rồi xông hậu môn. Đến khi dung dịch đã ấm thì dùng để rửa. Thực hiện đều đặn liên tục 7 – 10 ngày để nhận thấy sự thay đổi nhé!
5. Cúc tần có khả năng teo nhỏ búi trĩ
Lá cúc tần có mùi thơm và tính ấm, tác dụng lợi tiểu, tiêu đờm, tiêu độc và kháng viêm vô cùng hiệu quả.
Thực hiện điều trị teo nhỏ búi trĩ bằng cách dùng lá cúc tần tươi rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để khử khuẩn. Giã nhuyễn cúc tần bằng chày, cối hoặc máy xay sinh tố, bỏ bã và chắt lấy nước. Uống nước cốt mỗi ngày 1 lần để cải thiện tình trạng búi trĩ của bạn.
Sử dụng thuốc trong điều trị trĩ
Khi điều trị trĩ ở mức độ nhẹ, bác sĩ chuyên môn sẽ kê cho bạn một số thuốc với mục đích giảm thiểu triệu chứng của bệnh, bao gồm:
- Thuốc làm bền thành mạch: Bao gồm các hoạt chất flavonoids, có tác dụng tăng trương lực mạch máu, đối kháng với một số chất hóa học trung gian trong phản ứng viêm.
- Thuốc co mạch: Ngăn ngừa chảy máu do trĩ, đồng thời giảm tình trạng đau và ngứa ở bệnh nhân.
- Thuốc chống viêm: Thường là các chế phẩm dạng bôi chứa corticoid chống viêm, giảm phù nề tại hậu môn một cách nhanh chóng.
- Thuốc giảm đau: Giảm thiểu đồng thời các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.
- Thuốc nhuận tràng: Dùng trong các trường hợp táo bón để ngăn ngừa sự tiến triển nặng thêm của búi trĩ. Lưu ý điều trị trong thời gian ngắn để không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ hậu môn.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Các loại thuốc chữa bệnh trĩ phổ biến hiện nay
Điều trị trĩ ở giai đoạn nặng 3, 4
Nếu bạn không biết cần làm gì khi bị bệnh trĩ mức độ 3 – 4 hay có biến chứng, cân nhắc thực hiện các phương pháp ngoại khoa là điều vô cùng cần thiết. Với ưu điểm giải quyết nhanh chóng những bất lợi mà bệnh trĩ mang đến, các thủ thuật, phẫu thuật còn khiến cho người bệnh an tâm hơn khi ‘loại bỏ’ khối dư thừa trong cơ thể.
Một số thủ thuật hiện đại
1.Thắt trĩ bằng vòng cao su
Thắt trĩ bằng vòng cao su là thủ thuật có hiệu quả với búi trĩ nội nhỏ và sa ra ngoài. Đây là phương pháp ngăn cản máu nuôi búi trĩ và cắt trĩ trong thời điểm thích hợp. Thủ thuật này đôi khi gây khó chịu cho người bệnh và cần thực hiện nhiều lần để có kết quả.
2. Phương pháp tiêm xơ búi trĩ
Một cách khác ngăn cản sự phát triển của bệnh đó chính là tiêm xơ búi trĩ nhờ cơ chế làm cho búi trĩ xơ cứng lại. Cách điều trị này có thể thấy rõ được hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên lại gây đau nhiều và có thể mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn để thực hiện tiêm xơ búi trĩ.
>>> Bạn có thể quan tâm: Tiêm xơ búi trĩ là gì?
Điều trị trĩ bằng phương pháp phẫu thuật
1. Phương pháp LONGO
Phương pháp LONGO sử dụng máy cắt nối chuyên dụng giúp kéo búi trĩ vào trong hậu môn và teo dần đi. Đây là giải pháp ít đau hơn so với phẫu thuật cắt trĩ cổ điển, tuy nhiên không áp dụng được nếu như bạn đang mắc trĩ ngoại.
Bên cạnh đó, phẫu thuật LONGO chỉ được chỉ định nếu trĩ đã sa ra ngoài cản trở đến sinh hoạt của người bệnh, chảy máu nhiều và không đáp ứng với những phương pháp trước đó. Không chỉ vậy, nếu xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc mạch thì đây là một lựa chọn tối ưu.
2. Cắt trĩ bằng tia laser
Không chỉ khắc phục được những triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra, cắt trĩ nhờ tia laser còn được áp dụng phổ biến cùng nhiều phương thức khác nhau.
Đặc biệt, sau khi thực hiện kỹ thuật này, người bệnh chỉ nhận thấy một dấu tích rất nhỏ trong ống hậu môn mà không có bất kỳ một vết khâu nối nào. Điều này giúp bệnh nhân nhanh chóng ổn định sức khỏe và sinh hoạt như bình thường.
3. Cắt trĩ HCPT
Phương pháp cắt trĩ bằng sóng cao tần là liệu pháp xâm lấn tối thiểu, chỉ sử dụng dao điện cầm máu trong suốt quá trình phẫu thuật. Song cao tần sẽ tác động trực tiếp lên thành mạch máu, không gây đau đớn khi đưa vào hậu môn và cắt búi trĩ một cách dễ dàng.
Mặt khác, phương pháp này còn loại bỏ hết búi trĩ bị sa một cách dễ dàng, hạn chế tối đa việc gây tổn thương niêm mạc nên thời gian hồi phục rất nhanh.
4. Cắt trĩ bằng phương pháp PPH
Nguyên lý của kỹ thuật này là sử dụng phương tiện chuyên dụng đã tiệt trùng để đưa vào trong hậu môn, tiến hành cắt bỏ tận gốc búi trĩ lớn đã sa ra bên ngoài. Ưu điểm của cắt trĩ bằng PPH là nhanh chóng, định hình hậu môn và giúp người bệnh giảm đau, tránh biến chứng về sau.
Những lưu ý khi điều trị bệnh trĩ
Để chữa trị bệnh trĩ, bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn, lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh cũng như cơ địa của bản thân. Không nên tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian nếu như bị kích ứng với nguyên liệu tự nhiên hoặc búi trĩ đã tiến triển nặng thêm.
Bạn cũng nên phối hợp chế độ ăn uống, tập luyện đều đặn. Hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ ăn quá nhiều dầu mỡ. Thay đổi các thói quen xấu như ngồi nhiều, uống ít nước, nhịn đi đại tiện,… Điều này không chỉ giảm thiểu các biến chứng của bệnh mà còn giảm khả năng tái phát của búi trĩ sau khi điều trị.
Phẫu thuật không phải là phương pháp tối ưu để chữa mọi loại trĩ, đây là cách cuối cùng nếu khi các giải pháp trước đó không có hiệu quả. Trĩ có thể là bệnh nguyên phát hay thứ phát từ một cơ quan khác. Vậy nên, trước khi phẫu thuật, cần xác định rằng không có tổn thương thực thể tại vùng hậu môn – trực tràng.
Phương pháp phẫu thuật sẽ can thiệp vào hình thái giải phẫu và sinh lý bình thường của cơ thể, từ đó gây ra những biến chứng rất khó sửa chữa. Vậy nên, bạn cần có một kế hoạch chữa bệnh hợp lý, khoa học và đều đặn mỗi ngày.
Đẩy lùi bệnh trĩ hiệu quả bằng gel bôi và viên uống Cotripro
Teo búi trĩ bằng Gel bôi Cotripro
Gel bôi CotriPro tác động trực tiếp lên búi trĩ. Các dược chất được tập trung trọn vẹn tạị trí tổn thương, từ đó giúp giảm nhanh tình trạng đau rát, chảy máu do trĩ gây ra, làm săn se và co hồi búi trĩ.
Tác dụng chuyên biệt của các hoạt chất trong CotriPro Gel:
- Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm.
- Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương.
- Hoạt chất Yomogin (Sesquiterpen) trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ. Kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.
- Đặc biệt hệ Gel Polycrylate crosspolymer giúp các dược chất giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả.
Ưu điểm của Gel bôi trĩ Cotripro
- Hiệu quả nhanh: Gel bôi thấm trực tiếp vào búi Trĩ làm giảm triệu chứng đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp có búi trĩ nên dùng 3-5 tuýp để búi trĩ săn se và co dần lên.
- An toàn: Cotripro Gel chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, đường dùng tác dụng tại chỗ nên an toàn và không gây tác dụng toàn thân. Gel bôi CotriPro dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Tiện dụng: Trong mỗi hộp sản phẩm đều có túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi vào phía trong hậu môn trong các trường hợp trĩ nội, đảm bảo an toàn và vệ sinh. Ngày dùng bôi 2 lần sau khi vệ sinh sạch sẽ.
- Trong quá trình sử dụng bạn sẽ được tư vấn kỹ lưỡng về cách bôi Gel, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học giúp đạt hiệu quả nhanh và phòng ngừa trĩ tái phát qua tổng đài tư vấn 1800 6293.(miễn cước gọi)
Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY
Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ
Thành phần và ưu điểm của Viên uống Cotripro
Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa các nguy cơ tái phát.
Thành phần và Cơ chế hoạt động của viên uống Cotripro
➤ SLIPPERY EML: Nhập khẩu từ Hoa Kỳ, giúp tăng nhu động ruột, giảm táo bón
➤ TUMEROPINE: Chiết xuất từ Lá lốt và Nghệ giúp kháng khuẩn chống viêm, tiêu huyết ứ tại búi trĩ.
➤ CÚC TẦN& NGẢI CỨU: Giúp giảm đau, cầm máu, kháng viêm, làm săn se búi trĩ
➤ RUTIN: Được chiết xuất từ nụ hoa hòe , có tác dung giảm chảy máu, tăng sức bền thành mạch, phòng ngừa tái phát.
➤ĐƯƠNG QUY & DIẾP CÁ: Giúp co búi trĩ, giảm chảy máu, tránh tái phát
Lời kết
Bài viết trên đây đã giúp bạn phần nào giải quyết được thắc mắc cần làm gì khi bị bệnh trĩ. Trước khi tìm đến cách điều trị tốt nhất, bạn cần biết được giai đoạn bệnh cũng như thể trạng của bản thân. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ phần nào giúp bạn xử lý triệt để búi trĩ, nâng cao đời sống tinh thần và sức khỏe nhanh chóng!
Bị trĩ phải làm sao? Cách chữa bệnh trĩ theo từng giai đoạn
Bệnh trĩ tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bạn. Tuy vậy, một số bệnh nhân khi mới bị trĩ thường có tâm lý chủ quan, không điều trị sớm khiến cho bệnh ngày càng trở nên nặng hơn. Lúc này việc điều trị sẽ mất rất nhiều chi phí và thời gian nhưng cũng khó có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh trĩ. Vậy bạn cần làm gì khi biết mình đang bị bệnh trĩ? cùng theo dõi Teotri.vn giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Bệnh trĩ được chia làm 2 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó, trĩ nội được phân thành 4 mức độ khác nhau dựa vào triệu chứng cũng như ảnh hưởng của búi trĩ. Tùy thuộc vào từng giai đoạn cũng như triệu chứng cụ thể trên mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho bạn.
Đây là một căn bệnh có thời gian phát triển lâu dài, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như thiếu máu, nghẹt, tắc mạch,… Chính vì thế, bạn nên chữa trị ngay khi phát hiện để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bệnh trĩ được nhận định là có thể chữa khỏi hoàn toàn khi chấm dứt được các triệu chứng bất thường gồm ngứa rát, đau, chảy máu hậu môn và teo nhỏ búi trĩ.
Có nhiều người cho rằng phẫu thuật là phương pháp duy nhất để trị dứt điểm búi trĩ. Tuy nhiên, nếu hệ tĩnh mạch không được khắc phục sau khi mổ thì trĩ vẫn có thể tái phát lại nhiều lần.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
Cần làm gì khi bị bệnh trĩ?
Trĩ là bệnh ở vùng kín nên đa số mọi người đều rất ngại đi khám do tâm lý e ngại, xấu hổ và chịu đựng. Đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn muộn, kích thước búi trĩ to lên, gây nghẽn tĩnh mạch cấp tính, các bũi trĩ bị sa ra ngoài, chảy máu nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như công việc bệnh nhân mới thăm khám chữa trị. Lúc này không những mất nhiều thời gian, chi phí mà cũng khó chữa dứt điểm được bệnh.
Chính vì vậy, khi đã bị bệnh trĩ, người bệnh không nên qua hoang mang lo lắng, tự ti mà hãy suy nghĩ tích cực, vượt qua sự e ngại để đến các bệnh viên, trung tâm y tế uy tín.Tùy vào mức độ tổn thương của bệnh trĩ mà có hướng điều trị phù hợp nhất.
Mới bị trĩ phải làm sao?
Khi mới bị trĩ các búi trĩ lúc này còn nhỏ, chưa có biến chứng gì, nên bạn có thể chữa khỏi bằng cách đơn giản là thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, một số bài thuốc dân gian lành tính như nghệ tươi, cúc tần, ngải cứu,… hoặc kết hợp cả vệ sinh tại chỗ lẫn sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Đối với trĩ ở mức độ nhẹ, việc đầu tiên cần làm là thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt, cũng như làm việc. Tuy chỉ là những việc đơn giản nhưng rất hữu ích, giúp đẩy lùi bệnh trĩ một cách hiệu quả nhất. Cụ thể người mới bị bệnh trĩ cần:
- Thay đổi thói quen ăn uống, nếu như trước đây bạn thích ăn thịt, ít rau, nhiều protein ít chất xơ, thì việc cần làm đầu tiên là thay đổi thói quen này bằng cách ăn nhiều rau xanh ( mùng tơi, rau đay, cải bó xôi, thực phẩm nhuận tràng, thực phẩm giàu chất xơ( Ngũ cốc nguyên cám (úa mạch, lúa mì, ngô, gạo lứt, kê, lúa mạch đen, yến mạch…), trái cây, rau củ… giúp tăng khối lượng phân, mềm phân, hạn chế táo bón, giảm đi ngoài ra máu do trĩ.
- Tránh lao động thường xuyên ở tư thế đứng hay ngồi lâu. Nếu bắt buộc phải giữ một tư thế trong thời gian dài, sau một tiếng bạn cần có khoảng nghỉ và thư giãn cùng những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng.
- Tạo thói quen đi đại tiện vào khung giờ cố định mỗi ngày cũng sẽ giúp bạn giảm tình trạng táo bón, ngăn ngừa trĩ phát triển.
- Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây giúp làm mềm phân.
- Cần hạn chế nhóm đồ ăn cay nóng, đồ uống kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá,… Lượng lớn cafein có trong cà phê hay thuốc lá có thể là nguyên nhân chính dẫn đến táo bón, ảnh hưởng không nhỏ đến bệnh của bạn.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh trĩ cần ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
Ngâm hậu môn trong nước ấm
Phương pháp này giúp cho hệ thống tĩnh mạch ở hậu môn được thư giãn, giảm co thắt cơ hậu môn – trực tràng từ đó giảm đau hiệu quả. Bạn cần ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 15 – 20 phút.
Ngoài ra, ạn cũng có thể thêm muối sạch hoặc nước cây phỉ để tăng khả năng chống viêm, tránh nhiễm trùng.
Cách vệ sinh vùng hậu môn khi bị trĩ
Luôn giữ vùng hậu môn sạch sẽ có thể làm giảm khả năng phát triển của búi trĩ cũng như chống viêm, giảm đau cho bệnh nhân.
Sau mỗi lần đi vệ sinh, để hạn chế cơn đau và giảm kích ứng, bạn cần sử dụng khăn mềm hoặc khăn ướt y tế và cần thấm nhẹ để vùng hậu môn khô dần, không được lau mạnh vì có thể gây kích ứng hoặc chảy máu nhiều hơn.
Sau khi đã lau khô, tiến hành rửa sạch hậu môn và búi trĩ bằng nước ấm pha muối loãng một lần nữa. Và dùng khăn mềm lau khô hậu môn sau đó.
Tuyệt đối không gãi khi bị ngứa do trĩ, vì gãi càng làm tăng chảy máu và kích thích, gây thêm áp lực lên cho búi trĩ vốn đã mềm và dễ bị tổn thương. Nếu búi trĩ làm bạn bị ngứa ngáy khó chịu, có thể ngâm hậu môn bằng nước muối loãng sẽ giúp giảm cơn ngứa dễ dàng nhất
Dùng các bài thuốc dân gian khi mới bị trĩ
Việc phát hiện và chẩn đoán bệnh trĩ là rất quan trọng trước khi thực hiện các liệu pháp điều trị khác nhau. Đối với bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, bạn có thể chữa khỏi bằng các bài thuốc đến từ thiên nhiên. Bạn cũng nên nhớ rằng, mọi phương pháp tại nhà đều cần có sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
1. Điều trị trĩ bằng nghệ tươi
Nghệ là một gia vị quen thuộc không chỉ mang đến nhiều món ăn đậm vị mà còn có vai trò rất tốt cho sức khỏe. Đây là nguyên liệu có chứa nhiều loại kháng sinh tự nhiên, có khả năng chống viêm vô cùng hiệu quả.
Cách điều trị trĩ bằng nghệ tại nhà rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch và giã nhỏ nghệ tươi, bọc lại bằng một chiếc khăn xô. Vệ sinh vùng hậu môn và đắp bã nghệ trong vòng 10 – 15 phút. Rửa lại bằng nước sạch và dùng khăn giấy để thấm khô kỹ càng.
>>> Tham khảo thêm: 6 cách chữa bệnh trĩ bằng nghệ hiệu quả tại nhà
2.Teo búi trĩ với lá ngải cứu
Được biết đến với tác dụng kháng sinh và lợi tiêu hóa, thực vật này còn có tính ấm, mùi thơm dùng để điều hòa khí huyết, cầm máu cho bệnh nhân bị trĩ. Bên cạnh đó, ngải cứu còn có tính sát khuẩn cao, ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi sinh vật gây hại.
Nếu đang thắc mắc cần làm gì khi bị bệnh trĩ, bạn nên dùng ngâm nước lá ngải cứu để xông hậu môn hằng ngày. Mặt khác, rửa sạch và giã nát lá ngải cứu đắp lên búi trĩ cũng là cách hay để chống viêm, giảm đau tại chỗ.
3. Sử dụng lá lốt điều trị trĩ
Với tác dụng giảm ngứa, tiêu viêm, lá lốt là một trong những nguyên liệu tự nhiên quen thuộc để trị bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ.
Bài thuốc dân gian mà cha ông ta truyền lại được thực hiện như sau: Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi, rửa sạch bụi bẩn và ngâm khoảng 15 phút cùng với nước muối loãng.
Cho vào ấm đun sôi cùng 2 lít nước, dùng để xông hơi trong 10 phút. Bạn cũng có thể thêm nước lạnh để rửa hậu môn trong 1 – 2 lần/ ngày.
>>> Xem chi tiết hơn: 5 mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá lốt đơn giản
4. Chữa trĩ tại nhà bằng quả sung
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong quả sung có chứa nhiều chất vi lượng như canxi, phospho, magie, các chất xơ rất tốt đối với người bị trĩ.
Để chữa bệnh trĩ tại nhà, bạn hãy sử dụng khoảng 10 quả sung đã rửa sạch, nấu nước rồi xông hậu môn. Đến khi dung dịch đã ấm thì dùng để rửa. Thực hiện đều đặn liên tục 7 – 10 ngày để nhận thấy sự thay đổi nhé!
5. Cúc tần có khả năng teo nhỏ búi trĩ
Lá cúc tần có mùi thơm và tính ấm, tác dụng lợi tiểu, tiêu đờm, tiêu độc và kháng viêm vô cùng hiệu quả.
Thực hiện điều trị teo nhỏ búi trĩ bằng cách dùng lá cúc tần tươi rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để khử khuẩn. Giã nhuyễn cúc tần bằng chày, cối hoặc máy xay sinh tố, bỏ bã và chắt lấy nước. Uống nước cốt mỗi ngày 1 lần để cải thiện tình trạng búi trĩ của bạn.
Sử dụng thuốc trong điều trị trĩ
Khi điều trị trĩ ở mức độ nhẹ, bác sĩ chuyên môn sẽ kê cho bạn một số thuốc với mục đích giảm thiểu triệu chứng của bệnh, bao gồm:
- Thuốc làm bền thành mạch: Bao gồm các hoạt chất flavonoids, có tác dụng tăng trương lực mạch máu, đối kháng với một số chất hóa học trung gian trong phản ứng viêm.
- Thuốc co mạch: Ngăn ngừa chảy máu do trĩ, đồng thời giảm tình trạng đau và ngứa ở bệnh nhân.
- Thuốc chống viêm: Thường là các chế phẩm dạng bôi chứa corticoid chống viêm, giảm phù nề tại hậu môn một cách nhanh chóng.
- Thuốc giảm đau: Giảm thiểu đồng thời các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.
- Thuốc nhuận tràng: Dùng trong các trường hợp táo bón để ngăn ngừa sự tiến triển nặng thêm của búi trĩ. Lưu ý điều trị trong thời gian ngắn để không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ hậu môn.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Các loại thuốc chữa bệnh trĩ phổ biến hiện nay
Điều trị trĩ ở giai đoạn nặng 3, 4
Nếu bạn không biết cần làm gì khi bị bệnh trĩ mức độ 3 – 4 hay có biến chứng, cân nhắc thực hiện các phương pháp ngoại khoa là điều vô cùng cần thiết. Với ưu điểm giải quyết nhanh chóng những bất lợi mà bệnh trĩ mang đến, các thủ thuật, phẫu thuật còn khiến cho người bệnh an tâm hơn khi ‘loại bỏ’ khối dư thừa trong cơ thể.
Một số thủ thuật hiện đại
1.Thắt trĩ bằng vòng cao su
Thắt trĩ bằng vòng cao su là thủ thuật có hiệu quả với búi trĩ nội nhỏ và sa ra ngoài. Đây là phương pháp ngăn cản máu nuôi búi trĩ và cắt trĩ trong thời điểm thích hợp. Thủ thuật này đôi khi gây khó chịu cho người bệnh và cần thực hiện nhiều lần để có kết quả.
2. Phương pháp tiêm xơ búi trĩ
Một cách khác ngăn cản sự phát triển của bệnh đó chính là tiêm xơ búi trĩ nhờ cơ chế làm cho búi trĩ xơ cứng lại. Cách điều trị này có thể thấy rõ được hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên lại gây đau nhiều và có thể mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn để thực hiện tiêm xơ búi trĩ.
>>> Bạn có thể quan tâm: Tiêm xơ búi trĩ là gì?
Điều trị trĩ bằng phương pháp phẫu thuật
1. Phương pháp LONGO
Phương pháp LONGO sử dụng máy cắt nối chuyên dụng giúp kéo búi trĩ vào trong hậu môn và teo dần đi. Đây là giải pháp ít đau hơn so với phẫu thuật cắt trĩ cổ điển, tuy nhiên không áp dụng được nếu như bạn đang mắc trĩ ngoại.
Bên cạnh đó, phẫu thuật LONGO chỉ được chỉ định nếu trĩ đã sa ra ngoài cản trở đến sinh hoạt của người bệnh, chảy máu nhiều và không đáp ứng với những phương pháp trước đó. Không chỉ vậy, nếu xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc mạch thì đây là một lựa chọn tối ưu.
2. Cắt trĩ bằng tia laser
Không chỉ khắc phục được những triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra, cắt trĩ nhờ tia laser còn được áp dụng phổ biến cùng nhiều phương thức khác nhau.
Đặc biệt, sau khi thực hiện kỹ thuật này, người bệnh chỉ nhận thấy một dấu tích rất nhỏ trong ống hậu môn mà không có bất kỳ một vết khâu nối nào. Điều này giúp bệnh nhân nhanh chóng ổn định sức khỏe và sinh hoạt như bình thường.
3. Cắt trĩ HCPT
Phương pháp cắt trĩ bằng sóng cao tần là liệu pháp xâm lấn tối thiểu, chỉ sử dụng dao điện cầm máu trong suốt quá trình phẫu thuật. Song cao tần sẽ tác động trực tiếp lên thành mạch máu, không gây đau đớn khi đưa vào hậu môn và cắt búi trĩ một cách dễ dàng.
Mặt khác, phương pháp này còn loại bỏ hết búi trĩ bị sa một cách dễ dàng, hạn chế tối đa việc gây tổn thương niêm mạc nên thời gian hồi phục rất nhanh.
4. Cắt trĩ bằng phương pháp PPH
Nguyên lý của kỹ thuật này là sử dụng phương tiện chuyên dụng đã tiệt trùng để đưa vào trong hậu môn, tiến hành cắt bỏ tận gốc búi trĩ lớn đã sa ra bên ngoài. Ưu điểm của cắt trĩ bằng PPH là nhanh chóng, định hình hậu môn và giúp người bệnh giảm đau, tránh biến chứng về sau.
Những lưu ý khi điều trị bệnh trĩ
Để chữa trị bệnh trĩ, bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn, lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh cũng như cơ địa của bản thân. Không nên tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian nếu như bị kích ứng với nguyên liệu tự nhiên hoặc búi trĩ đã tiến triển nặng thêm.
Bạn cũng nên phối hợp chế độ ăn uống, tập luyện đều đặn. Hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ ăn quá nhiều dầu mỡ. Thay đổi các thói quen xấu như ngồi nhiều, uống ít nước, nhịn đi đại tiện,… Điều này không chỉ giảm thiểu các biến chứng của bệnh mà còn giảm khả năng tái phát của búi trĩ sau khi điều trị.
Phẫu thuật không phải là phương pháp tối ưu để chữa mọi loại trĩ, đây là cách cuối cùng nếu khi các giải pháp trước đó không có hiệu quả. Trĩ có thể là bệnh nguyên phát hay thứ phát từ một cơ quan khác. Vậy nên, trước khi phẫu thuật, cần xác định rằng không có tổn thương thực thể tại vùng hậu môn – trực tràng.
Phương pháp phẫu thuật sẽ can thiệp vào hình thái giải phẫu và sinh lý bình thường của cơ thể, từ đó gây ra những biến chứng rất khó sửa chữa. Vậy nên, bạn cần có một kế hoạch chữa bệnh hợp lý, khoa học và đều đặn mỗi ngày.
Đẩy lùi bệnh trĩ hiệu quả bằng gel bôi và viên uống Cotripro
Teo búi trĩ bằng Gel bôi Cotripro
Gel bôi CotriPro tác động trực tiếp lên búi trĩ. Các dược chất được tập trung trọn vẹn tạị trí tổn thương, từ đó giúp giảm nhanh tình trạng đau rát, chảy máu do trĩ gây ra, làm săn se và co hồi búi trĩ.
Tác dụng chuyên biệt của các hoạt chất trong CotriPro Gel:
- Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm.
- Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương.
- Hoạt chất Yomogin (Sesquiterpen) trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ. Kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.
- Đặc biệt hệ Gel Polycrylate crosspolymer giúp các dược chất giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả.
Ưu điểm của Gel bôi trĩ Cotripro
- Hiệu quả nhanh: Gel bôi thấm trực tiếp vào búi Trĩ làm giảm triệu chứng đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp có búi trĩ nên dùng 3-5 tuýp để búi trĩ săn se và co dần lên.
- An toàn: Cotripro Gel chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, đường dùng tác dụng tại chỗ nên an toàn và không gây tác dụng toàn thân. Gel bôi CotriPro dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Tiện dụng: Trong mỗi hộp sản phẩm đều có túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi vào phía trong hậu môn trong các trường hợp trĩ nội, đảm bảo an toàn và vệ sinh. Ngày dùng bôi 2 lần sau khi vệ sinh sạch sẽ.
- Trong quá trình sử dụng bạn sẽ được tư vấn kỹ lưỡng về cách bôi Gel, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học giúp đạt hiệu quả nhanh và phòng ngừa trĩ tái phát qua tổng đài tư vấn 1800 6293.(miễn cước gọi)
Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY
Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ
Thành phần và ưu điểm của Viên uống Cotripro
Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa các nguy cơ tái phát.
Thành phần và Cơ chế hoạt động của viên uống Cotripro
➤ SLIPPERY EML: Nhập khẩu từ Hoa Kỳ, giúp tăng nhu động ruột, giảm táo bón
➤ TUMEROPINE: Chiết xuất từ Lá lốt và Nghệ giúp kháng khuẩn chống viêm, tiêu huyết ứ tại búi trĩ.
➤ CÚC TẦN& NGẢI CỨU: Giúp giảm đau, cầm máu, kháng viêm, làm săn se búi trĩ
➤ RUTIN: Được chiết xuất từ nụ hoa hòe , có tác dung giảm chảy máu, tăng sức bền thành mạch, phòng ngừa tái phát.
➤ĐƯƠNG QUY & DIẾP CÁ: Giúp co búi trĩ, giảm chảy máu, tránh tái phát
Lời kết
Bài viết trên đây đã giúp bạn phần nào giải quyết được thắc mắc cần làm gì khi bị bệnh trĩ. Trước khi tìm đến cách điều trị tốt nhất, bạn cần biết được giai đoạn bệnh cũng như thể trạng của bản thân. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ phần nào giúp bạn xử lý triệt để búi trĩ, nâng cao đời sống tinh thần và sức khỏe nhanh chóng!