Tiêm xơ búi trĩ là gì? có khỏi hẳn không?

Tiêm xơ búi trĩ hay còn gọi là chích xơ búi trĩ đang được rất nhiều người bệnh quan tâm. Đây là phương pháp điều trị làm cho búi trĩ bị xơ hoá và dần teo, rụng đi sau một khoảng thời gian. 

Tiêm xơ búi trĩ là gì?

Tiêm xơ búi trĩ là gì? 1

Tiêm xơ búi trĩ là một trong những thủ thuật ngoại khoa khá phổ biến hiện nay để điều trị bệnh trĩ. Phương pháp điều trị này được áp dụng đầu tiên vào năm 1916 bởi bác sĩ thực hiện là Terrell. Theo các chuyên gia y tế, đây là thủ thuật điều trị mang lại hiệu quả với các trường hợp bị trĩ nội ở cấp độ 1, 2 và được đánh giá tương đối an toàn trong quá trình điều trị. Không những vậy, phương pháp tiêm xơ búi trĩ còn là sự lựa chọn hợp lý với các bệnh nhân trĩ nội có rối loạn đông máu hoặc suy giảm miễn dịch.

Thực chất, tiêm xơ búi trĩ là một dạng kỹ thuật sử dụng một loại dung dịch gây xơ có khả năng tác động trực tiếp vào tĩnh mạch bị phình giãn. Từ đó gây kích thích và phản ứng viêm tĩnh mạch do hóa chất, kết hợp với chèn ép để các tĩnh mạch dính vào nhau. Lúc này, máu không thể tuần hoàn đến búi trĩ, khiến cấu trúc này không được nuôi dưỡng để phát triển và có xu hướng teo, rụng dần theo thời gian.

Trước khi thực hiện tiêm xơ búi trĩ, bác sĩ sẽ gây tê vùng hậu môn nên mức độ đau thường nhẹ hơn các thủ thuật ngoại khoa khác. Hơn nữa, thời gian tiêm búi trĩ rất ngắn nên cơn đau thường không kéo dài. Với những trường hợp đau sau khi tiêm, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được sử dụng các loại thuốc giảm đau toàn thân để cải thiện triệu chứng.

Đối với những người mắc bệnh trĩ nội nhưng ở cấp độ nặng hơn, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả thăm khám thực tế của từng người mà có thể tư vấn phương pháp điều trị tiêm xơ búi trĩ hoặc tư vấn phương pháp chữa trĩ khác. Bên cạnh đó, tuỳ vào mức độ nặng nhẹ khác nhau của mỗi bệnh nhân mà số lần tiêm xơ búi trĩ sẽ thay đổi khác nhau.

Tóm lại, tiêm xơ búi trĩ là phương pháp điều trị dựa trên nguyên lý tiêm xơ trực tiếp vào búi trĩ để ngăn chặn các mạch máu chảy vào nuôi dưỡng búi trĩ làm cho búi trĩ nội dần teo nhỏ và dần rụng đi. Đây là một kỹ thuật được áp dụng ngày càng phổ biến trong điều trị bệnh trĩ nội ngày nay.

Tiêm xơ búi trĩ có đau không? Có khỏi hẳn không?

Thông thường, trước khi tiêm xơ búi trĩ bác sĩ sẽ thực hiện gây tê vùng hậu môn nên mức độ đau thường nhẹ hơn các thủ thuật ngoại khoa khác. Bên cạnh đó, thời gian tiêm búi trĩ rất ngắn nên cơn đau thường không kéo dài. Nếu sau tiêm bạn cảm thấy đau nhức nhiều thì hãy trao đổi với bác sĩ để được có biện pháp can thiệp hoặc sử dụng các loại thuốc giảm đau toàn thân để cải thiện triệu chứng.

Tiêm xơ búi trĩ là thủ thuật được chỉ định cho các trường hợp trĩ nội độ I và độ II. Nếu đáp ứng tốt, phương pháp này có thể làm tiêu búi trĩ và điều trị dứt điểm bệnh. Thực tế thì cũng đã có nhiều bệnh nhân sử dụng phương pháp tiêm xơ búi trĩ mang lại những hiệu quả tích cực như: búi trĩ teo dần và có thể tự rụng hết, cải thiện được tình trạng đi ngoài ra máu, giúp máu chảy ít hơn, giảm bớt triệu chứng ngứa rát và dịch nhày hậu môn khiến cho cuộc sống của người bệnh dễ chịu và thoải mái hơn.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp có đáp ứng kém, tiêm xơ búi trĩ có thể không đem lại cải thiện như mong đợi. Đã có ghi nhận là một số trường hợp bị tái phát lại ngay sau một thời gian ngắn. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và kiên trì tiêm xơ theo đúng lịch hẹn. Ngoài ra, sau khi thực hiện, bạn cần chủ động xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh nhằm giảm nguy cơ tái phát.

Tiêm xơ búi trĩ có thể điều trị bệnh trĩ ngay trong thời điểm hiện tại. Nhưng, bệnh trĩ vẫn có thể tái phát lại nếu người bệnh tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ hoặc không kết hợp thay đổi lối sống và thói quen ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Bởi vậy, có thể nói bệnh trĩ có tái phát lại (sau khi đã chữa trị khỏi) hay không phụ thuộc rất nhiều và thói quen sống của người bệnh hàng ngày.

Quy trình thực hiện tiêm xơ búi trĩ điều trị bệnh trĩ

Quy trình thực hiện tiêm xơ búi trĩ điều trị bệnh trĩ 1

Quy trình thực hiện tiêm xơ búi trĩ khá đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian. Nhưng trước khi tiến hành tiêm thuốc, người bệnh cần kiểm tra sức khỏe tổng quát để kiểm soát tốt trường hợp dị ứng thuốc.

1. Chuẩn bị

Chuyên viên y tế cần chuẩn bị: 5ml dung dịch tiêm (natri tetradecyl sulfate, polidocanol, phenol 5%, urea hydrochloride,…), bộ ống kim tiêm vô trùng và hồ sơ bệnh án của bệnh nhân.

Người bệnh cần chuẩn bị: Trước khi tiến hành điều trị, người bệnh sẽ được yêu cầu đi đại tiện để loại bỏ chất cặn bã trong vùng hậu môn – trực tràng. Tuy lượng phân trong trực tràng không làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc nhưng sau khi tiêm xơ nếu bệnh nhân có nhu cầu đi đại tiện ngay thì có thể làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

2. Quy trình thực hiện tiêm xơ búi trĩ

  • Kiểm tra hồ sơ bệnh án của bệnh nhân để nắm rõ mức độ bệnh lý và tình trạng dị ứng thuốc (nếu có).
  • Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân nằm nghiêng về phía bên trái sao cho để lộ hoàn toàn vùng hậu môn.
  • Sau đó, bác sĩ tiến hành khử vùng và gây tê tại những vị trí xung quanh hậu môn.
  • Sử dụng ống cứng soi vào hậu môn để tìm phần cuống trĩ. Cuống trĩ chỉ được phát hiện trong quá trình rút ống soi ra khỏi hậu môn. Khi rút ống, phần niêm mạc màu hồng chuyển sang màu tím sẫm thì đó chính là cuống trĩ. Đây là vị trí bác sĩ sẽ tiêm thuốc.
  • Tiến hành tiêm thuốc vào cuống trĩ đã được xác định theo hướng nằm nghiêng sâu 1cm. Liều lượng thuốc tiêm được sử dụng dựa vào kích thước của búi trĩ.
  • Sau khi hết thuốc tiêm, bác sĩ sẽ rút kim và sử dụng bông gòn để cầm máu.
  • Cuối cùng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ yêu cầu nằm nghỉ ngơi và tránh vận động khi chưa có sự cho phép.

3. Một số lưu ý sau khi tiêm xơ búi trĩ

Sau khi tiêm xơ búi trĩ, nếu bệnh nhân hoàn toàn bình thường, không có cảm giác đau nhức thì đồng nghĩa với việc tiêm thuốc đúng vị trí (ở giữa phần dưới của niêm mạc và bờ trên búi trĩ). Ngược lại, nếu bệnh nhân có cảm giác đau nặng hoặc có xuất hiện niêm trắng thì có thể là dấu hiệu của viêm loét hay chảy máu. Lúc này, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ để tiêm lại thuốc. Đối với trường hợp bệnh nhân có cảm giác nhói tại vùng ngực, bụng, miệng, cổ thì có thể là dấu hiệu của việc chích thuốc thẳng vào búi trĩ. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được xử lý. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

Thủ thuật tiêm xơ búi trĩ không phải thực hiện một lần duy nhất là có hiệu quả ngay. Người bệnh cần kiên trì thực hiện theo lịch hẹn của bác sĩ để lượng thuốc được dung nạp vào cơ thể sẽ ngăn chặn được tình trạng chảy máu búi trĩ hay gia tăng kích thước. Đồng thời, thăm khám sức khỏe định kỳ để bệnh tình được kiểm soát tốt nhất cũng như phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.

Ưu và nhược điểm của phương pháp tiêm xơ búi trĩ

Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật tiêm xơ búi trĩ luôn tồn tại mặt ưu điểm và nhược điểm. Thông qua những điểm mạnh và điểm yếu đó, người bệnh có thể hình dung, nhận xét và đưa ra quyết định đúng đắn phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như mức độ bệnh lý hiện tại.

Ưu điểm

  • Chi phí điều trị tương đối thấp;
  • Quy trình thực hiện không mất quá nhiều thời gian;
  • Bệnh nhân có thể về nhà ngay sau khi tiêm xơ búi trĩ từ 3 – 5 giờ đồng hồ;
  • Người bệnh nhanh chóng trở lại với cuộc sống thường ngày chỉ sau 1 ngày điều trị;
  • Tỷ lệ gặp biến chứng thấp.

Nhược điểm

  • Bác sĩ khó có thể kiểm soát được lượng thuốc tiêm vào trong cơ thể;
  • Nếu không cẩn thận trong quá trình chăm sóc bệnh, một số biến chứng có thể khởi phát;
  • Tỷ lệ tái phát bệnh cao;
  • Một số trường hợp không đáp ứng.

Tiêm xơ búi trĩ hết bao nhiêu tiền?

Hiện nay, theo mặt bằng chung tại các bệnh viện thì chi phí tiêm xơ búi trĩ giao động trong khoảng từ 200.000 – 350.000 VNĐ/lần thực hiện. So với các phương pháp phẫu thuật bệnh trĩ hiện đại khác thì đây có thể coi là “chi phí mềm” cho việc điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này chỉ phù hợp với những bệnh nhân mắc trĩ ở cấp độ 2,3. Các trường hợp mắc bệnh trĩ nặng ở cấp độ 3, cấp độ 4 thì nên lựa chọn các phương pháp tiên tiến như: phương pháp Longo, phương pháp PPH, dùng sóng cao tần HCTP cắt trĩ… để mang lại hiệu quả tốt nhất

Các biến chứng hoặc rủi ro sau khi tiêm xơ búi trĩ

Các biến chứng hoặc rủi ro sau khi tiêm xơ búi trĩ 1

Người bệnh có thể bị sốt cao sau tiêm xơ búi trĩ

Hầu như các phương pháp điều trị ngoại khoa nào cũng tiềm ẩn các rủi ro và biến chứng, tiêm xơ búi trĩ chữa bệnh trĩ cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Do đó, khi áp dụng thủ thuật điều trị này, người bệnh có khả năng gặp phải một số biến chứng sau:

  • Trực tràng bị tác động có thể gây đau nhức kèm sốt cao, tiểu ra máu, thậm chí viêm viêm tuyến tiền liệt;
  • Cơ thể phản ứng với thuốc tiêm có thể dẫn đến biểu hiện da nhợt nhạt, tím tái;
  • Chảy máu nhiều, khó cầm máu khi tiêm thuốc vào cuống trĩ làm tác động đến động mạch chủ;
  • Ở các đối tượng bị trĩ nội độ 3 thường xuyên có cảm giác buồn đại tiện;
  • Nhiễm trùng có thể xảy ra nếu tiến hành tiêm búi trĩ tại một vị trí quá nhiều lần;
  • Áp xe niêm mạc tại vị trí tiêm thuốc;
  • Áp xe tuyến tiền liệt.
Mặc dù thủ thuật tiêm xơ búi trĩ có thể gây biến chứng và rủi ro nhưng phương pháp điều trị này vẫn được đánh giá là thủ thuật ngoại khoa an toàn đối với người bệnh. Đa phần những biến chứng khi tiêm xơ búi trĩ thường khó lường trước. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng khi mắc phải bởi các bác sĩ chuyên khoa đều có những giải pháp phù hợp để khắc phục.

Hướng dẫn chăm sóc người bệnh sau tiêm chích xơ búi trĩ

Cùng teotri.vn tham khảo một số cách chăm sóc bệnh nhân sau khi thực hiện tiêm chích xơ giúp người bệnh hỗ trợ điều trị bệnh và sức khỏe nhanh phục hồi hơn nhé:

Chế độ ăn uống hợp lí: đối với người mắc bệnh trĩ nói chung và người điều trị trĩ bằng chích xơ búi trĩ nói riêng, chế độ ăn uống hàng ngày rất quan trọng. Bệnh nhân phục hồi nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào việc ăn uống hàng ngày. Sau khi tiến hành tiểu phẫu, người bệnh nên ăn các loại thức ăn mềm, nhừ dễ tiêu hóa như: cháo, súp, đồ ăn xay nhuyễn… giúp hệ tiêu hóa dễ tiêu thụ thức ăn, ngăn ngừa và điều trị chứng táo bón – nguyên nhân bên ngoài tác động gây ra bệnh trĩ.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh trĩ cần ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Uống đủ nước lước lọc hàng ngày (từ 1,5l – 2 lit/ngày). Ngoài ra, cũng có thể thay thế bằng các loại nước ép trái cây, nước ép rau củ giúp thức uống đa dạng, không bị nhàm chán mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuyệt đối không dùng các đồ uống chứa chất kích thích, chứa cồn như: bia, rượu, cafe, thuốc lá…

Vận động nhẹ nhàng: Sau khi tiêm xơ búi trĩ, người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh đặc biệt là trường hợp bệnh nhân phải thắt búi trĩ bằng dây thun do các lỗi kĩ thuật trong quá trình tiêm. Việc vận động mạnh có thể làm tuột dây thun hoặc gây ảnh hưởng đến búi trĩ.

Vệ sinh sạch sẽ búi trĩ và vùng hậu môn: Người bệnh có thể dùng nước ấm pha muối loãng vệ sinh vùng hậu môn và búi trĩ hàng ngày (hoặc cả sau mỗi lần đi đại tiện) để đảm bảo búi trĩ luôn được sạch sẽ, tránh trường hợp nhiễm trùng có thể xảy ra.

Kiêng “chuyện ấy”: Người bệnh nhớ tránh, kiêng “chuyện ấy” cho đến khi búi trĩ teo rụng nhé. Việc không kiêng kị chuyện ấy có thể tác động các mô tế bào bên trong trực tràng – hậu môn bị tổn thương hoặc có thể làm dây thun bị tuột trong trường hợp phải thắt búi trĩ bằng dây thun. Ngoài ra người bệnh có thể bị đau đớn do bị va chạm từ bên ngoài sau khi tiến hành chích xơ.

Tái khám theo lịch bác sĩ: Dùng thuốc điều trị bệnh bổ sung và tái khám định kì theo lịch của bác sĩ để điều trị dứt điểm bệnh, tránh bệnh tái phát sau khi đã khỏi.

Tiêm xơ búi trĩ là phương pháp điều trị ngoại khoa được chỉ định cho các trường hợp mắc trĩ nội độ 1 và độ 2 do việc điều trị thuốc không mang lại kết quả khả quan. Mặc dù, thủ thuật này được đánh giá tương đối an toàn và hiệu quả cao, cách điều trị này vẫn có những nhược điểm chưa thể khắc phục như: nhiễm trùng búi trĩ, gây cảm giác đau, có thể tái phát bệnh sau khi điều trị khỏi… Vì vậy, người bệnh nên tìm hiểu, cân nhắc trước khi lựa chọn phương pháp điều trị bệnh trĩ. Tốt hơn hết, người bệnh nên tìm hiểu thêm thông tin về phương pháp này, có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có những lời giải đáp cụ thể.

☛ Tham khảo thêm tại: Tổng hợp cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Tiêm xơ búi trĩ là gì? có khỏi hẳn không?

Tiêm xơ búi trĩ hay còn gọi là chích xơ búi trĩ đang được rất nhiều người bệnh quan tâm. Đây là phương pháp điều trị làm cho búi trĩ bị xơ hoá và dần teo, rụng đi sau một khoảng thời gian. 

Tiêm xơ búi trĩ là gì?

Tiêm xơ búi trĩ là gì? 1

Tiêm xơ búi trĩ là một trong những thủ thuật ngoại khoa khá phổ biến hiện nay để điều trị bệnh trĩ. Phương pháp điều trị này được áp dụng đầu tiên vào năm 1916 bởi bác sĩ thực hiện là Terrell. Theo các chuyên gia y tế, đây là thủ thuật điều trị mang lại hiệu quả với các trường hợp bị trĩ nội ở cấp độ 1, 2 và được đánh giá tương đối an toàn trong quá trình điều trị. Không những vậy, phương pháp tiêm xơ búi trĩ còn là sự lựa chọn hợp lý với các bệnh nhân trĩ nội có rối loạn đông máu hoặc suy giảm miễn dịch.

Thực chất, tiêm xơ búi trĩ là một dạng kỹ thuật sử dụng một loại dung dịch gây xơ có khả năng tác động trực tiếp vào tĩnh mạch bị phình giãn. Từ đó gây kích thích và phản ứng viêm tĩnh mạch do hóa chất, kết hợp với chèn ép để các tĩnh mạch dính vào nhau. Lúc này, máu không thể tuần hoàn đến búi trĩ, khiến cấu trúc này không được nuôi dưỡng để phát triển và có xu hướng teo, rụng dần theo thời gian.

Trước khi thực hiện tiêm xơ búi trĩ, bác sĩ sẽ gây tê vùng hậu môn nên mức độ đau thường nhẹ hơn các thủ thuật ngoại khoa khác. Hơn nữa, thời gian tiêm búi trĩ rất ngắn nên cơn đau thường không kéo dài. Với những trường hợp đau sau khi tiêm, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được sử dụng các loại thuốc giảm đau toàn thân để cải thiện triệu chứng.

Đối với những người mắc bệnh trĩ nội nhưng ở cấp độ nặng hơn, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả thăm khám thực tế của từng người mà có thể tư vấn phương pháp điều trị tiêm xơ búi trĩ hoặc tư vấn phương pháp chữa trĩ khác. Bên cạnh đó, tuỳ vào mức độ nặng nhẹ khác nhau của mỗi bệnh nhân mà số lần tiêm xơ búi trĩ sẽ thay đổi khác nhau.

Tóm lại, tiêm xơ búi trĩ là phương pháp điều trị dựa trên nguyên lý tiêm xơ trực tiếp vào búi trĩ để ngăn chặn các mạch máu chảy vào nuôi dưỡng búi trĩ làm cho búi trĩ nội dần teo nhỏ và dần rụng đi. Đây là một kỹ thuật được áp dụng ngày càng phổ biến trong điều trị bệnh trĩ nội ngày nay.

Tiêm xơ búi trĩ có đau không? Có khỏi hẳn không?

Thông thường, trước khi tiêm xơ búi trĩ bác sĩ sẽ thực hiện gây tê vùng hậu môn nên mức độ đau thường nhẹ hơn các thủ thuật ngoại khoa khác. Bên cạnh đó, thời gian tiêm búi trĩ rất ngắn nên cơn đau thường không kéo dài. Nếu sau tiêm bạn cảm thấy đau nhức nhiều thì hãy trao đổi với bác sĩ để được có biện pháp can thiệp hoặc sử dụng các loại thuốc giảm đau toàn thân để cải thiện triệu chứng.

Tiêm xơ búi trĩ là thủ thuật được chỉ định cho các trường hợp trĩ nội độ I và độ II. Nếu đáp ứng tốt, phương pháp này có thể làm tiêu búi trĩ và điều trị dứt điểm bệnh. Thực tế thì cũng đã có nhiều bệnh nhân sử dụng phương pháp tiêm xơ búi trĩ mang lại những hiệu quả tích cực như: búi trĩ teo dần và có thể tự rụng hết, cải thiện được tình trạng đi ngoài ra máu, giúp máu chảy ít hơn, giảm bớt triệu chứng ngứa rát và dịch nhày hậu môn khiến cho cuộc sống của người bệnh dễ chịu và thoải mái hơn.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp có đáp ứng kém, tiêm xơ búi trĩ có thể không đem lại cải thiện như mong đợi. Đã có ghi nhận là một số trường hợp bị tái phát lại ngay sau một thời gian ngắn. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và kiên trì tiêm xơ theo đúng lịch hẹn. Ngoài ra, sau khi thực hiện, bạn cần chủ động xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh nhằm giảm nguy cơ tái phát.

Tiêm xơ búi trĩ có thể điều trị bệnh trĩ ngay trong thời điểm hiện tại. Nhưng, bệnh trĩ vẫn có thể tái phát lại nếu người bệnh tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ hoặc không kết hợp thay đổi lối sống và thói quen ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Bởi vậy, có thể nói bệnh trĩ có tái phát lại (sau khi đã chữa trị khỏi) hay không phụ thuộc rất nhiều và thói quen sống của người bệnh hàng ngày.

Quy trình thực hiện tiêm xơ búi trĩ điều trị bệnh trĩ

Quy trình thực hiện tiêm xơ búi trĩ điều trị bệnh trĩ 1

Quy trình thực hiện tiêm xơ búi trĩ khá đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian. Nhưng trước khi tiến hành tiêm thuốc, người bệnh cần kiểm tra sức khỏe tổng quát để kiểm soát tốt trường hợp dị ứng thuốc.

1. Chuẩn bị

Chuyên viên y tế cần chuẩn bị: 5ml dung dịch tiêm (natri tetradecyl sulfate, polidocanol, phenol 5%, urea hydrochloride,…), bộ ống kim tiêm vô trùng và hồ sơ bệnh án của bệnh nhân.

Người bệnh cần chuẩn bị: Trước khi tiến hành điều trị, người bệnh sẽ được yêu cầu đi đại tiện để loại bỏ chất cặn bã trong vùng hậu môn – trực tràng. Tuy lượng phân trong trực tràng không làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc nhưng sau khi tiêm xơ nếu bệnh nhân có nhu cầu đi đại tiện ngay thì có thể làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

2. Quy trình thực hiện tiêm xơ búi trĩ

  • Kiểm tra hồ sơ bệnh án của bệnh nhân để nắm rõ mức độ bệnh lý và tình trạng dị ứng thuốc (nếu có).
  • Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân nằm nghiêng về phía bên trái sao cho để lộ hoàn toàn vùng hậu môn.
  • Sau đó, bác sĩ tiến hành khử vùng và gây tê tại những vị trí xung quanh hậu môn.
  • Sử dụng ống cứng soi vào hậu môn để tìm phần cuống trĩ. Cuống trĩ chỉ được phát hiện trong quá trình rút ống soi ra khỏi hậu môn. Khi rút ống, phần niêm mạc màu hồng chuyển sang màu tím sẫm thì đó chính là cuống trĩ. Đây là vị trí bác sĩ sẽ tiêm thuốc.
  • Tiến hành tiêm thuốc vào cuống trĩ đã được xác định theo hướng nằm nghiêng sâu 1cm. Liều lượng thuốc tiêm được sử dụng dựa vào kích thước của búi trĩ.
  • Sau khi hết thuốc tiêm, bác sĩ sẽ rút kim và sử dụng bông gòn để cầm máu.
  • Cuối cùng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ yêu cầu nằm nghỉ ngơi và tránh vận động khi chưa có sự cho phép.

3. Một số lưu ý sau khi tiêm xơ búi trĩ

Sau khi tiêm xơ búi trĩ, nếu bệnh nhân hoàn toàn bình thường, không có cảm giác đau nhức thì đồng nghĩa với việc tiêm thuốc đúng vị trí (ở giữa phần dưới của niêm mạc và bờ trên búi trĩ). Ngược lại, nếu bệnh nhân có cảm giác đau nặng hoặc có xuất hiện niêm trắng thì có thể là dấu hiệu của viêm loét hay chảy máu. Lúc này, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ để tiêm lại thuốc. Đối với trường hợp bệnh nhân có cảm giác nhói tại vùng ngực, bụng, miệng, cổ thì có thể là dấu hiệu của việc chích thuốc thẳng vào búi trĩ. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được xử lý. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

Thủ thuật tiêm xơ búi trĩ không phải thực hiện một lần duy nhất là có hiệu quả ngay. Người bệnh cần kiên trì thực hiện theo lịch hẹn của bác sĩ để lượng thuốc được dung nạp vào cơ thể sẽ ngăn chặn được tình trạng chảy máu búi trĩ hay gia tăng kích thước. Đồng thời, thăm khám sức khỏe định kỳ để bệnh tình được kiểm soát tốt nhất cũng như phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.

Ưu và nhược điểm của phương pháp tiêm xơ búi trĩ

Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật tiêm xơ búi trĩ luôn tồn tại mặt ưu điểm và nhược điểm. Thông qua những điểm mạnh và điểm yếu đó, người bệnh có thể hình dung, nhận xét và đưa ra quyết định đúng đắn phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như mức độ bệnh lý hiện tại.

Ưu điểm

  • Chi phí điều trị tương đối thấp;
  • Quy trình thực hiện không mất quá nhiều thời gian;
  • Bệnh nhân có thể về nhà ngay sau khi tiêm xơ búi trĩ từ 3 – 5 giờ đồng hồ;
  • Người bệnh nhanh chóng trở lại với cuộc sống thường ngày chỉ sau 1 ngày điều trị;
  • Tỷ lệ gặp biến chứng thấp.

Nhược điểm

  • Bác sĩ khó có thể kiểm soát được lượng thuốc tiêm vào trong cơ thể;
  • Nếu không cẩn thận trong quá trình chăm sóc bệnh, một số biến chứng có thể khởi phát;
  • Tỷ lệ tái phát bệnh cao;
  • Một số trường hợp không đáp ứng.

Tiêm xơ búi trĩ hết bao nhiêu tiền?

Hiện nay, theo mặt bằng chung tại các bệnh viện thì chi phí tiêm xơ búi trĩ giao động trong khoảng từ 200.000 – 350.000 VNĐ/lần thực hiện. So với các phương pháp phẫu thuật bệnh trĩ hiện đại khác thì đây có thể coi là “chi phí mềm” cho việc điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này chỉ phù hợp với những bệnh nhân mắc trĩ ở cấp độ 2,3. Các trường hợp mắc bệnh trĩ nặng ở cấp độ 3, cấp độ 4 thì nên lựa chọn các phương pháp tiên tiến như: phương pháp Longo, phương pháp PPH, dùng sóng cao tần HCTP cắt trĩ… để mang lại hiệu quả tốt nhất

Các biến chứng hoặc rủi ro sau khi tiêm xơ búi trĩ

Các biến chứng hoặc rủi ro sau khi tiêm xơ búi trĩ 1

Người bệnh có thể bị sốt cao sau tiêm xơ búi trĩ

Hầu như các phương pháp điều trị ngoại khoa nào cũng tiềm ẩn các rủi ro và biến chứng, tiêm xơ búi trĩ chữa bệnh trĩ cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Do đó, khi áp dụng thủ thuật điều trị này, người bệnh có khả năng gặp phải một số biến chứng sau:

  • Trực tràng bị tác động có thể gây đau nhức kèm sốt cao, tiểu ra máu, thậm chí viêm viêm tuyến tiền liệt;
  • Cơ thể phản ứng với thuốc tiêm có thể dẫn đến biểu hiện da nhợt nhạt, tím tái;
  • Chảy máu nhiều, khó cầm máu khi tiêm thuốc vào cuống trĩ làm tác động đến động mạch chủ;
  • Ở các đối tượng bị trĩ nội độ 3 thường xuyên có cảm giác buồn đại tiện;
  • Nhiễm trùng có thể xảy ra nếu tiến hành tiêm búi trĩ tại một vị trí quá nhiều lần;
  • Áp xe niêm mạc tại vị trí tiêm thuốc;
  • Áp xe tuyến tiền liệt.
Mặc dù thủ thuật tiêm xơ búi trĩ có thể gây biến chứng và rủi ro nhưng phương pháp điều trị này vẫn được đánh giá là thủ thuật ngoại khoa an toàn đối với người bệnh. Đa phần những biến chứng khi tiêm xơ búi trĩ thường khó lường trước. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng khi mắc phải bởi các bác sĩ chuyên khoa đều có những giải pháp phù hợp để khắc phục.

Hướng dẫn chăm sóc người bệnh sau tiêm chích xơ búi trĩ

Cùng teotri.vn tham khảo một số cách chăm sóc bệnh nhân sau khi thực hiện tiêm chích xơ giúp người bệnh hỗ trợ điều trị bệnh và sức khỏe nhanh phục hồi hơn nhé:

Chế độ ăn uống hợp lí: đối với người mắc bệnh trĩ nói chung và người điều trị trĩ bằng chích xơ búi trĩ nói riêng, chế độ ăn uống hàng ngày rất quan trọng. Bệnh nhân phục hồi nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào việc ăn uống hàng ngày. Sau khi tiến hành tiểu phẫu, người bệnh nên ăn các loại thức ăn mềm, nhừ dễ tiêu hóa như: cháo, súp, đồ ăn xay nhuyễn… giúp hệ tiêu hóa dễ tiêu thụ thức ăn, ngăn ngừa và điều trị chứng táo bón – nguyên nhân bên ngoài tác động gây ra bệnh trĩ.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh trĩ cần ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Uống đủ nước lước lọc hàng ngày (từ 1,5l – 2 lit/ngày). Ngoài ra, cũng có thể thay thế bằng các loại nước ép trái cây, nước ép rau củ giúp thức uống đa dạng, không bị nhàm chán mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuyệt đối không dùng các đồ uống chứa chất kích thích, chứa cồn như: bia, rượu, cafe, thuốc lá…

Vận động nhẹ nhàng: Sau khi tiêm xơ búi trĩ, người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh đặc biệt là trường hợp bệnh nhân phải thắt búi trĩ bằng dây thun do các lỗi kĩ thuật trong quá trình tiêm. Việc vận động mạnh có thể làm tuột dây thun hoặc gây ảnh hưởng đến búi trĩ.

Vệ sinh sạch sẽ búi trĩ và vùng hậu môn: Người bệnh có thể dùng nước ấm pha muối loãng vệ sinh vùng hậu môn và búi trĩ hàng ngày (hoặc cả sau mỗi lần đi đại tiện) để đảm bảo búi trĩ luôn được sạch sẽ, tránh trường hợp nhiễm trùng có thể xảy ra.

Kiêng “chuyện ấy”: Người bệnh nhớ tránh, kiêng “chuyện ấy” cho đến khi búi trĩ teo rụng nhé. Việc không kiêng kị chuyện ấy có thể tác động các mô tế bào bên trong trực tràng – hậu môn bị tổn thương hoặc có thể làm dây thun bị tuột trong trường hợp phải thắt búi trĩ bằng dây thun. Ngoài ra người bệnh có thể bị đau đớn do bị va chạm từ bên ngoài sau khi tiến hành chích xơ.

Tái khám theo lịch bác sĩ: Dùng thuốc điều trị bệnh bổ sung và tái khám định kì theo lịch của bác sĩ để điều trị dứt điểm bệnh, tránh bệnh tái phát sau khi đã khỏi.

Tiêm xơ búi trĩ là phương pháp điều trị ngoại khoa được chỉ định cho các trường hợp mắc trĩ nội độ 1 và độ 2 do việc điều trị thuốc không mang lại kết quả khả quan. Mặc dù, thủ thuật này được đánh giá tương đối an toàn và hiệu quả cao, cách điều trị này vẫn có những nhược điểm chưa thể khắc phục như: nhiễm trùng búi trĩ, gây cảm giác đau, có thể tái phát bệnh sau khi điều trị khỏi… Vì vậy, người bệnh nên tìm hiểu, cân nhắc trước khi lựa chọn phương pháp điều trị bệnh trĩ. Tốt hơn hết, người bệnh nên tìm hiểu thêm thông tin về phương pháp này, có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có những lời giải đáp cụ thể.

☛ Tham khảo thêm tại: Tổng hợp cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...