Bệnh trĩ nội là gì? Mọi điều cần biết khi bị trĩ nội

Trĩ là một căn bệnh phổ biến có thể bắt gặp ở mọi đối tượng, giới tính, đặc biệt là những người ở tuổi trung niên. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh trĩ sẽ gây ra rất nhiều khó khăn, bất tiện trong đời sống của mỗi người. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về trĩ nội, cùng tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội là gì? 1
Hình ảnh trĩ nội nằm giữa đường lược và niêm mạc hậu môn

Bệnh trĩ nội được hình thành do sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng. Ở thời kỳ khởi phát, búi trĩ chỉ là cục thịt nhỏ nằm phía trên đường lược. Tuy nhiên, theo thời gian khối này sẽ giãn to đến mức sa ra ngoài hậu môn, gây nên những triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Dựa vào vị trí xuất hiện mà người ta có thể chia bệnh trĩ thành 2 loại là trĩ nộitrĩ ngoại. Trĩ nội nằm ở phía trên đường lược, ngay trong ống hậu môn và thường không gây đau cho bệnh nhân bởi không có dây thần kinh chi phối. Bạn chỉ có thể nghi ngờ và phát hiện búi trĩ khi kích thước đã lớn và sa ra ngoài, kèm những dấu hiệu quan trọng như chảy máu khi đi đại tiện, sưng nề và nóng rát vùng hậu môn.

Tùy thuộc vào tình trạng sa ra ngoài của búi trĩ mà chúng ta có thể phân biệt trĩ nội ở 4 giai đoạn khác nhau. Mức độ 1 và 2 có thể chữa trị dứt điểm hoàn toàn bằng thuốc và thay đổi lối sống, cách sinh hoạt. Thế nhưng, trĩ nội độ 3 – 4 có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm buộc người bệnh phải lựa chọn những phương pháp điều trị phức tạp hơn.

Tham khảo thêm: Trĩ nội và trĩ ngoại trĩ nào nguy hiểm hơn?

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội 1
Sử dụng đồ ăn cay nóng dẫn đến hàng loạt rắc rối về đường tiêu hóa, trong đó có bệnh trĩ

Bệnh trĩ nội do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu xuất phát từ chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh và chế độ ăn uống không khoa học. Một số nguyên nhân mà bạn có thể phòng tránh và thay đổi bao gồm:

  • Các vấn đề về rối loạn tiêu hóa như táo bón, hội chứng lỵ, tiêu chảy… làm cho áp lực trong hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Hành động rặn gắng sức còn khiến cho máu ứ đọng ở đám rối tĩnh mạch tăng lên và búi trĩ sa ra ngoài.
  • Do tính chất công việc ngồi nhiều, đứng lâu như nhân viên văn phòng, điều dưỡng,.. dẫn đến gia tăng sức ép lên các dây thần kinh. Lâu dần, các búi tĩnh mạch tại vị trí này sẽ bị căng phồng và sưng nề hình thành bệnh trĩ.
  • Thói quen sinh hoạt, ăn nhiều đồ cay nóng, lười vận động, căng thẳng,… xuất hiện rất nhiều ở giới trẻ. Đây cũng là lý do mà bệnh trĩ ngày càng trẻ hóa và mang đến không ít phiền toái cho người bệnh.
  • Một số nguyên nhân khác như mang thai, xuất hiện khối u vùng tiểu khung cũng là yếu tố nguy cơ gây cản trở tĩnh mạch hồi lưu, lâu dần hình thành bệnh trĩ.

Tìm hiểu chi tiết tại: Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ

Triệu chứng của bệnh trĩ nội

Thông thường, ở giai đoạn sớm, người mắc bệnh trĩ sẽ không có triệu chứng gì rõ rệt. Tuy nhiên, nếu để ý, bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu quan trọng sau:

Đau rát vùng hậu môn

Đau là một dấu hiệu quan trọng giúp người bệnh phát hiện bất thường của cơ thể. Cảm giác đau có thể tăng lên sau mỗi lần đại tiện do sự ma sát vào lớp niêm mạc vùng hậu môn.

Bên cạnh đó, một khi bệnh trĩ đã xuất hiện biến chứng như tắc mạch, áp xe thì tình trạng đau đớn lại càng trở nên dữ dội hơn.

Ngứa hậu môn

Do sự tăng sản quá mức khối tĩnh mạch mà ống hậu môn có thể tiết dịch nhiều hơn bình thường, gây viêm da khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy ẩm ướt và ngứa ngáy khó chịu.

Không chỉ vậy, để giảm triệu chứng này, nhiều người còn dùng giấy chà xát mạnh làm cho vùng niêm mạc bị tổn thương, tình trạng ngứa lại trở nên trầm trọng hơn.

Chảy máu khi đi đại tiện

Đây là một triệu chứng của bệnh trĩ nội mà bạn dễ dàng nhận ra bởi dấu hiệu này xuất hiện ngay cả ở giai đoạn sớm nhất. Người bệnh có thể nghĩ ngay đến bệnh trĩ nếu sau khi đại tiện thấy một ít máu dính trong phân hoặc dây ra giấy vệ sinh.

Ban đầu, lượng máu chỉ xuất hiện khi táo bón hay rặn gắng sức. Càng về sau, máu có thể chảy nhiều thậm chí nhỏ giọt, thành tia.

Thông tin thêm cho bạn: Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Xuất hiện khối bất thường vùng hậu môn

Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh có thể không chú ý đến búi tĩnh mạch bất thường do lúc này kích thước còn nhỏ và không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày.

Tuy nhiên, khi búi trĩ đã phát triển lớn hơn thì bạn hoàn toàn dễ dàng nhận ra sự có mặt của một khối bất thường tại hậu môn. Điều này sẽ khiến cho nhiều người lo lắng và e ngại, không dám đi khám bệnh.

Hình ảnh bệnh trĩ nội qua các mức độ khác nhau

Từ những triệu chứng điển hình đã kể ở trên, ta có thể chia trĩ nội thành 4 mức độ khác nhau, bao gồm:

Trĩ nội độ 1 – giai đoạn khởi phát của bệnh

Trĩ nội độ 1 – giai đoạn khởi phát của bệnh 1
Hình ảnh mô tả vị trí của trĩ nội độ I

Trĩ cấp độ 1 vì là giai đoạn khởi phát của bệnh nên ở giai đoạn đầu tiên, những dấu hiệu thường không rõ ràng và thường bị bỏ qua. Điều khiến người bệnh bận tâm là có máu lúc đại tiện, nhưng lượng máu không nhiều và có khi dính theo phân nên bạn sẽ không chú ý.

Ở mức độ 1, búi trĩ được sinh sôi và phát triển nhờ dòng máu giàu dinh dưỡng đi qua lỗ hổng bên trong.

Động tác rặn gắng sức trong lúc đi cầu sẽ khiến cho mạch máu tăng áp lực, máu tươi trong các khoang trĩ chảy ra ngoài theo phân.

Bệnh trĩ nội độ 1 không dễ phát hiện, trong khi các nguyên nhân gây bệnh vẫn còn đó khiến cho búi tĩnh mạch phát triển nhanh chóng đến những giai đoạn tiếp theo.

Trĩ nội độ 2 – các triệu chứng bắt đầu rõ rệt

Trĩ nội độ 2 – các triệu chứng bắt đầu rõ rệt 1
Trĩ nội độ 2 đã sa ra ngoài hậu môn

Trĩ nội độ 2, búi trĩ có kích thước lớn hơn ở giai đoạn đầu, đồng nghĩa với việc những triệu chứng cũng trở nên rõ rệt mà người bệnh có thể cảm nhận được đó là:

  • Búi trĩ bị xa ra ngoài: Nếu để ý mỗi lần đi đại tiện gắng sức bạn sẽ thấy có‘cục thịt’ màu hồng sa ra ngoài hậu môn. Cục thịt hồng này chính là các búi trĩ nội (búi dom) phát triển trong đường lược trong vùng trực tràng – hậu môn. Khi đi đại tiện xong búi trĩ có thể tự co lại mà không cần phải dùng tay đẩy vào
  • Đi ngoài ra máu thường xuyên hơn:  Búi trĩ nội độ 2 kích thước búi trĩ lớn hơn, tích nhiều máu tươi khiến máu chảy ra nhiều hơn và thường xuyên hơn so với với trĩ nội độ 1. Máu có thể chảy nhỏ giọt hoặc dính vào phân và không lẫn vào phân. Bệnh nhân có thể phát hiện bệnh qua mắt thường hoặc thông qua giấy vệ sinh.
  • Dịch nhầy và cảm giác đau: có cảm giác hơi nhói đau, hơi rát khi người bệnh đi đại tiện. Đồng thời quanh vùng hậu môn bắt đầu xuất hiện các dịch nhầy ẩm ướt.

Thông tin thêm cho bạn: Bệnh trĩ độ 2 có chữa dứt điểm được không?

Trĩ nội độ 3 – giai đoạn phát triển thần tốc của bệnh

Trĩ nội độ 3 – giai đoạn phát triển thần tốc của bệnh 1
Búi trĩ nội độ III rất điển hình, sa ra ngoài với kích thước lớn

Nếu ở giai đoạn 1 và 2, người bệnh chưa thực sự cảm nhận và lo lắng về triệu chứng của bệnh thì trĩ độ 3 sẽ thực sự khiến cuộc sống của bạn bị đảo lộn! Những dấu hiệu bệnh trĩ sẽ xuất hiện rõ rệt nhất như như đi ngoài ra máu ồ ạt hơn, máu có thể chảy thành tia. Đi kèm với triệu chứng đi ngoài ra máu tươi, búi trĩ nội sa to hơn, ra ngoài và không thể co lại vào bên trong hậu môn, người bệnh phải dùng tay nhét vào mới đẩy được búi trĩ vào trong.

Tình trạng sa búi trĩ xảy ra thường xuyên hơn khi người bệnh vận động mạnh hoặc lao động quá sức, kèm theo phải chịu cảm giác đau đớn, vướng víu khó chịu… ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, cuộc sống hàng ngày.

Trĩ nội độ 3 nếu không chữa trị kịp thời bạn sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề khác về sức khỏe như thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể, luôn cảm thấy người mệt mỏi, sút cân…… Điều này tác động trực tiếp đến sinh hoạt và công việc hằng ngày của mỗi người.

Trĩ nội độ 4 – mức độ cuối cùng của bệnh

Trĩ nội độ 4 – mức độ cuối cùng của bệnh 1
Trĩ nội độ IV không thể co lại mặc dù người bệnh đã cố dùng tay đẩy lên

Trĩ nội độ 4 là giai đoạn nặng nhất của bệnh trĩ, những triệu chứng điển hình sẽ trở nên trầm trọng và nguy hiểm hơn cả. Lượng máu chảy mỗi khi đi đại tiện tăng dần lên, thậm chí phun thành tia khiến cho người bệnh có thể mất máu cấp tính.

Búi trĩ độ 4 phát triển với kích thước quá lớn khiến chúng lòi hẳn ra bên ngoài hậu môn và không thể co lại bên trong kể cả khi người bệnh dùng tay tác động trực tiếp. Búi trĩ nội sa ra còn ngoài ma sát vào quần áo gây ra cảm giác ngứa ngáy, đau rát khiến búi trĩ sưng, đỏ có thể bị nhiễm khuẩn và gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Ngoài ra, lượng dịch nhầy vùng hậu môn tiết ra nhiều hơn tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, rất dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm hay áp xe cạnh hậu môn.

Bệnh trĩ ở mức độ 4 có thể gây ra nhiều biến chứng khó điều trị. Chính vì vậy, dường như các phương pháp nội khoa không còn hiệu quả, cần sử dụng một số phương pháp phẫu thuật để chữa trị dứt điểm bệnh trĩ.

Bệnh trĩ nội có gây nguy hiểm không?

Bệnh trĩ nội có gây nguy hiểm không? 1

Bệnh trĩ nội không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh, nhưng có thể gây ra những vấn đề cực kỳ nguy hiểm, rất khó điều trị về sau. Một số hậu quả thường gặp của bệnh trĩ có thể kể đến như:

Sa nghẹt hậu môn

Đây là tình trạng trĩ nội ơ giai đoạn nặng khiến búi trĩ có kích thước lớn gây chèn ép làm tắc ống hậu môn. Tình trạng sa nghẹt hậu môn này khiến cho người bệnh gặp khó mỗi khi đi đại tiện, làm ảnh hưởng rất lớn khiến người bệnh gặp phải nhiều đau đớn và khó chịu. Ngoài ra tình trạng này còn khiến cho nguy cơ bị viêm nhiễm, tổn thương hay hoại tử tăng lên nếu không được điều trị kịp thời.

Gây nứt kẽ hậu môn

Tình trạng này thường xuất hiện ở vị trí khe rãnh hậu môn gần với bộ phận sinh dục. Nứt kẽ hậu môn khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, chảy máu khi đi đại tiện. Đặc biệt, tình trạng nứt kẽ hậu môn rất dễ gây nhiễm trùng hậu môn từ đó dãn đến áp xe hậu môn hay rò hậu môn.

Gây thiếu máu

Tình trạng đi ngoài ra máu là một trong những triệu chứng đầu tiên cũng như phổ biến của bệnh trĩ nội. Do đó nếu bạn không được điều trị sớm để cho tình trạng chảy máu kèo dài sẽ khiến cơ thể mất máu nhiều gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tình trạng thiếu máu khiến người bệnh thường bị hoa mắt, chóng mặt, cơ thể bị suy nhược, xanh xao, cơ thể thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi,…

Bị nhiễm khuẩn

Khi bệnh trĩ nội ở mức độ nặng (trĩ nội độ 4) khi không được điều trị sớm thì búi trĩ sẽ bị sa ra ngoài, đây chính là cơ hội khiến cho vi khuẩn tấn công gây tình trạng bị nhiễm khuẩn búi trĩ. Tình trạng nhiễm khuẩn này khi để phát triển nặng sẽ gây nên rất nhiều nguy hiểm có thể kể đến như bị hoại tử búi trĩ.

Bị nhiễm trùng máu

Đây biến chứng khá nguy hiểm của bệnh trĩ nội, khi mà tình trạng viêm nhiễm nặng từ đó dẫn đến tình trạng bị nhiễm trùng máu. Khi mà bệnh trĩ nội không được điều trị dứt điểm búi trĩ bị lở loét, viêm nhiễm nặng làm chi vi khuẩn có cơ hội tấn công vào máu. Nhiễm trùng máu có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng lúc này người bệnh cần được tiến hành phẫu thuật hay lọc máu trong trường hợp cần thiết.

Gây ung thư trực tràng

Đây là mối lo cũng là nguy hiểm nhất đối với người bị bệnh trĩ nội nặng nếu không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân dẫn đến ưng thư trực tràng đó là khi tình trạng viêm nhiễm búi trĩ lâu này khiến cho vi khuẩn đi sâu vào trực tràng và tình trạng viêm nhiễm nặng dần lên hình thành nên những tế bào ác tính từ đó gây bệnh ung thư trực tràng. Ưng thư trực tràng được cho là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu thế giới, tỉ lệ tư vong cao chỉ sau ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư gan.

Bạn có thể quan tâm: Trĩ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Trĩ nội có thể chữa dứt điểm được hay không?

Bệnh trĩ có thể chữa được và dễ dàng trị dứt điểm hoàn toàn ngay khi mới khởi phát. Thế nhưng, thông thường những bệnh nhân đi khám và bước vào giai đoạn điều trị thì trĩ đã ở độ 3, độ 4.

Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho bệnh trĩ dễ gây ra biến chứng, tái phát nhanh và khó kiểm soát.

Đối với trĩ ở mức độ nhẹ

Điều trị bệnh trĩ nội độ 1 có thể dùng các bài thuốc dân gian như lá lốt, ngải cứu, cúc tần, nghệ,… để đắp trực tiếp hoặc xông hậu môn.

Thay đổi chế độ ăn uống: Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ và làm tình trạng trĩ nặng thêm. Vì vậy khi bị trĩ nội việc đầu tiên bạn cần làm là thay đổi chế độ ăn uống bằng các thực phẩm nhiều chất xơ. Chất xơ sẽ làm mềm phân, kích thích ruột co bóp và chống táo bón. Các thực phẩm nhiều chất xơ gồm rau xanh, ngũ cốc, trái cây

Ngâm hậu môn trong nước ấm: Ngâm vùng hậu môn của bạn trong nước ấm từ 10 đến 15 phút  và 2-3 một ngày sẽ giảm đau cho những người bị đau, viêm, sưng hoặc kích thích ở hậu môn do trĩ gây ra. Ngoài ra, ngâm hậu môn với nước ấm cũng giúp  thúc đẩy lưu lượng máu đến khu vực hậu môn làm dịu các kích ứng.

Vệ sinh hậu môn bằng khăn mềm. Khi rửa, vệ sinh hậu môn bạn cần rửa sạch hậu môn bằng nước sạch rồi dùng khăn bông mềm nhẹ nhàng lau khô vùng hậu môn. Tuyệt đối không dùng giấy vệ sinh thường để vệ sinh hậu môn vì loại giấy này thô, chứa nhiều hóa chất tẩy trắng sẽ làm trầy xước niêm mạc hậu môn.

Chườm lạnh: Đây cũng là cách giúp giảm đau trong điều trị bệnh trĩ. Bạn có thể đặt một túi nước đá chườm nhiều lần mỗi ngày giúp giảm đau, sưng. Nếu những cách giảm đau nói trên không hiệu quả bạn cần tìm đến gặp bác sĩ.

Bài thuốc dân gian chữa trĩ từ lá lốt

Đối với trĩ ở mức độ nhẹ 1
Lá lốt là một trong những thảo dược quen thuộc dùng để chữa trĩ nội

Lá lốt được biết đến với công dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau do búi trĩ một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, trong lá lốt còn chứa nhiều hoạt chất flavonoid giúp hỗ trợ cải thiện kích thước búi trĩ ở giai đoạn sớm, giảm áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng.

Xông hơi bằng lá lốt là một phương pháp đơn giản và an toàn mà ai cũng có thể thực hiện. Bạn chỉ cần chuẩn bị một nắm lá lốt tươi đem rửa sạch với muối. Đun sôi lá lốt cùng 2 lít nước trong khoảng 15 phút, tắt bếp và đổ ra chậu lớn. Xông hậu môn với dung dịch tầm 10 phút, đều đặn 1 – 2 lần/ ngày để đạt được kết quả như mong muốn.

Ngải cứu giúp teo nhỏ búi trĩ

Đối với trĩ ở mức độ nhẹ 2
Ngải cứu là một dược liệu quý có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian

Theo Đông Y, ngải cứu được đánh giá là một thảo dược có nhiều công dụng tuyệt vời như giảm đau, cầm máu,…  cải thiện đáng kể triệu chứng của bệnh trĩ nội. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả của bài thuốc, bạn nên kết hợp ngải cứu cùng với một số thực vật lành tính khác như lá sung, lá lốt, cúc tần, nghệ vàng, bồ kết.

Đầu tiên, bạn cần cắt nhỏ toàn bộ nguyên liệu, nghệ tươi giã nhuyễn và bồ kết nấu thành nước đặc. Đun sôi toàn bộ thảo dược trên cùng 2 lít nước trong khoảng 10 phút, chắt lấy nước và đổ ra chậu. Hãy sử dụng bài thuốc này để xông hậu môn và rửa lại khi nước đã nguội. Nhớ dùng khăn sạch, mềm để nhẹ nhàng thấm khô hậu môn bạn nhé!

Xem chi tiết hướng dẫn: Cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngải cứu

Chữa trị nội bằng cúc tần

Đối với trĩ ở mức độ nhẹ 3
Cúc tần có tác dụng chống viêm và săn se vô cùng tốt

Cúc tần là bài thuốc được người bệnh tìm kiếm và tin dùng nhờ khả năng chống viêm, giảm đau, kích thích hệ tiêu hóa.

Ngoài các phương pháp truyền thống như xông hay ngâm rửa hậu môn, bạn cũng có thể dùng lá cúc tần theo đường uống để cải thiện triệu chứng mỗi ngày. Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị một nắm lá cúc tần rửa sạch với nước, giã nhuyễn bằng chày hoặc máy say sinh tố. Lọc lấy nước cốt, sử dụng mỗi ngày một lần để teo nhỏ búi trĩ một cách tự nhiên.

Khi thực hiện chữa bệnh trĩ nội bằng các bài thuốc dân gian, bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ để hiểu rõ hơn về liều lượng, cách dùng và cả khả năng kích ứng đối với cơ thể mình. Đặc biệt, nếu búi trĩ không teo nhỏ thậm chí càng lớn hơn, cộng thêm nhiều dấu hiệu bất thường thì bạn nên dừng thuốc và tìm đến cơ sở y tế gần nhất.

Trĩ ở mức độ nhẹ như độ 1 và độ 2 còn có thể chữa dứt điểm bằng cách dùng thuốc. Một số loại thuốc Tây thường được dùng trong điều trị trĩ nội bao gồm:

  • Thuốc gây tê, giảm đau tại chỗ: Giảm thiểu các triệu chứng khó chịu như đau rát, ngứa ngáy tại hậu môn.
  • Thuốc co mạch, chống viêm: Thường ở dạng gel bôi hoặc thuốc đặt, ngăn ngừa tình trạng chảy máu do trĩ cũng như hiện tượng sưng nề, viêm nhiễm tại vùng tổn thương.
  • Thuốc tăng cường hệ tĩnh mạch: Bao gồm hoạt chất flavonoids có nhiều trong thực vật, điển hình là rutin, quercetin,…Tác dụng của chất này đó là bền thành mạch, tăng trương lực mạch máu nhằm giảm thiểu sự phát triển của búi trĩ.
  • Thuốc nhuận tràng: Chấm dứt hiện tượng táo bón – yếu tố chính gây nên bệnh trĩ nội.
  • Dùng kem bôi trĩ: Bác sĩ có thể đề nghị các loại kem không kê đơn, thuốc mỡ, thuốc đạn hoặc miếng lót. Những sản phẩm này có chứa các thành phần, chẳng hạn như hazel hazel, hoặc hydrocortison và lidocaine, có thể làm giảm đau và ngứa tạm thời. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng kem chứa steroid không kê đơn trong hơn một tuần trừ khi có chỉ định của bác sĩ vì nó có thể khiến da vùng hậu môn bị mỏng đi, dễ gây chảy máu. Hãy sử dụng các kem bôi thành phần thảo dược thiên nhiên, lành tính.

Tham khảo sử dụng sản phẩm kem bôi CotriPro Gel

Sản phẩm sử dụng công nghệ cũng như các thành phần dược liệu để sản xuất nên sản phẩm dạng kem bôi CotriPro Gel tiện dụng, sử dụng hiệu quả giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu như đau rát, ngứa ngáy, kháng khuẩn giúp chống bội nhiễm ở tổn thương búi trĩ. Loại gel bôi này có chứa thành phần có khả năng phục hồi thương tổn như (Tinh Nghệ, Cao Lá Sung) giúp làm dịu mát và săn se da, cùng với đó tác dụng co mạch nhẹ (Cao Ngải Cứu) giúp bớt bị đau và nóng rát, ngăn chảy máu hiệu quả ở người bị trĩ.

Đối với trĩ ở mức độ nhẹ 4
Gel bôi trĩ CotriPro giúp co búi trĩ nhanh, hiệu quả và an toàn

Cotripro gel được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP. Giúp giảm đau rát, săn se và co búi trĩ sau khoảng 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp trĩ sa, trĩ lâu ngày nên kiên trì sử dụng đều trong 1-2 tháng để búi trĩ co lên dần.

Với các thành phần thảo dược:

  • Cúc tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm.
  • Lá lốt tiêu diệt vi khuẩn, hết sưng đau.
  • Đặc biệt Sesquiterpen trong Ngải cứu giúp co mạch, cầm máu từ đó săn se búi trĩ, tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.

Cotripro còn có dạng viên uống tiện dụng

Dùng Cotripro hỗ trợ giảm trĩ nhanh gọn và tiện lợi hơn 2

Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa  các nguy cơ tái phát.

Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY

Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ

Điều trị trĩ nội ở mức độ nặng

Khi các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng ở giai đoạn trĩ độ 3 – 4, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đề cập cho bạn đến những thủ thuật xâm lấn tối thiểu và phẫu thuật khi cần thiết. Một số kỹ thuật hiện đại thường được sử dụng nhiều tại các cơ sở y tế lớn nhỏ có thể kể đến như:

Tiêm xơ búi trĩ

Điều trị trĩ nội ở mức độ nặng 1
Thủ thuật tiêm xơ búi trĩ ít xâm lấn, rất đơn giản và nhanh gọn

Tiêm xơ búi trĩ được tiến hành bằng cách đưa thuốc gây xơ vào tĩnh mạch hậu môn nhằm kích thích phản ứng viêm, chèn ép các mạch máu dính chặt vào nhau. Lúc này, tuần hoàn máu tại vùng tổn thương sẽ không lưu thông được khiến cho búi trĩ tự teo nhỏ và rụng đi.

Ưu điểm của phương pháp này là điều trị  nhanh chóng, ít gây đau, chi phí thấp, có thể thực hiện tại phòng khám mà không cần gây mê toàn thân. Tuy nhiên, do chỉ tiêm 1 lần nên tỷ lệ tái phát khá cao và việc kiểm soát lượng thuốc tiêm vào cũng trở nên khó khăn hơn.

Phương pháp phẫu thuật LONGO

Điều trị trĩ nội ở mức độ nặng 2
Phẫu thuật LONGO đem lại hiệu quả cao đối với trĩ nội mức độ nặng

Phẫu thuật LONGO dựa trên nguyên lý kéo búi trĩ về vị trí bình thường, triệt tiêu mạch nuôi để búi trĩ nội rụng một cách tự nhiên.

Do mỗi bệnh nhân sẽ được sử dụng một bộ dụng cụ riêng nên khả năng viêm nhiễm là rất thấp. Ngoài ra, phương pháp này còn giảm tỷ lệ tái phát, giảm đau và đảm bảo tính thẩm mỹ về sau. Nhược điểm của phẫu thuật LONGO này đó chính là chi phí cao, rất dễ để lại biến chứng nếu kỹ thuật viên không có kinh nghiệm.

Phương pháp Milligan – Morgan

Điều trị trĩ nội ở mức độ nặng 3
Milligan – Morgan là phương pháp điều trị triệt để búi trĩ nội

Ngoài phẫu thuật LONGO thì Milligan – Morgan cũng là một phương pháp được chỉ định trong phác đồ điều trị của Bộ Y Tế. Đây là thủ thuật xâm lấn tối thiểu tại hậu môn, cắt riêng lẻ từng búi trĩ và chỉ để lại mảnh da và niêm mạc rồi khâu lại như bình thường.

Điểm đặc biệt của kỹ thuật này đó là xử lý triệt để búi trĩ, an toàn và hạn chế được nguy cơ tái phát. Mặt khác, do phẫu thuật dưới lớp niêm mạc tại vị trí nhạy cảm nên vết thương rất lâu lành, cần có chế độ sinh hoạt khoa học để tránh nhiễm khuẩn.

Xem đầy đủ: 6 phương pháp cắt mổ trĩ nội phổ biến

Cần làm gì để phòng ngừa bệnh trĩ nội?

Cần làm gì để phòng ngừa bệnh trĩ nội? 1
Chất xơ được xem như ‘khắc tinh’ của mọi loại bệnh trĩ

Bệnh trĩ nội không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh, thế nhưng lại tạo nên nhiều vấn đề lớn trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Từ những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, bạn hoàn toàn có thể phòng bệnh cũng như ngăn ngừa trĩ tái phát bằng cách thay đổi một số thói quen từ ngay bây giờ.

  • Chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh trĩ. Bạn nên hạn chế sử dụng thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Hãy bổ sung thêm rau xanh, hoa quả sữa chua và uống đủ nước mỗi ngày để ngăn ngừa táo bón, tăng cường hệ miễn dịch của mình.
  • Luôn dành thời gian để vận động ngay cả khi bận rộn nhất. Bạn nên xây dựng một bài tập phù hợp với bản thân để rèn luyện đều đặn hằng ngày.
  • Giữ một trạng thái tâm lý ổn định, yêu đời cũng là cách ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Luôn giữ cho vùng hậu môn sạch sẽ, tránh kích thích tại vị trí nhạy cảm bằng nước hoa hay chất chứa cồn.

Lời kết

Bệnh trĩ nội ngày càng trẻ hóa và có tỷ lệ gia tăng cao gấp nhiều lần so với trước đây. Chính vì thế, mỗi người cần có một cái nhìn tổng quan về bệnh để có thể ngăn ngừa và phát hiện, điều trị trong thời gian sớm nhất. Hy vọng rằng, bạn sẽ luôn duy trì được lối sống lành mạnh và chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân!

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bệnh trĩ nội là gì? Mọi điều cần biết khi bị trĩ nội

Trĩ là một căn bệnh phổ biến có thể bắt gặp ở mọi đối tượng, giới tính, đặc biệt là những người ở tuổi trung niên. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh trĩ sẽ gây ra rất nhiều khó khăn, bất tiện trong đời sống của mỗi người. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về trĩ nội, cùng tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội là gì? 1
Hình ảnh trĩ nội nằm giữa đường lược và niêm mạc hậu môn

Bệnh trĩ nội được hình thành do sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng. Ở thời kỳ khởi phát, búi trĩ chỉ là cục thịt nhỏ nằm phía trên đường lược. Tuy nhiên, theo thời gian khối này sẽ giãn to đến mức sa ra ngoài hậu môn, gây nên những triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Dựa vào vị trí xuất hiện mà người ta có thể chia bệnh trĩ thành 2 loại là trĩ nộitrĩ ngoại. Trĩ nội nằm ở phía trên đường lược, ngay trong ống hậu môn và thường không gây đau cho bệnh nhân bởi không có dây thần kinh chi phối. Bạn chỉ có thể nghi ngờ và phát hiện búi trĩ khi kích thước đã lớn và sa ra ngoài, kèm những dấu hiệu quan trọng như chảy máu khi đi đại tiện, sưng nề và nóng rát vùng hậu môn.

Tùy thuộc vào tình trạng sa ra ngoài của búi trĩ mà chúng ta có thể phân biệt trĩ nội ở 4 giai đoạn khác nhau. Mức độ 1 và 2 có thể chữa trị dứt điểm hoàn toàn bằng thuốc và thay đổi lối sống, cách sinh hoạt. Thế nhưng, trĩ nội độ 3 – 4 có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm buộc người bệnh phải lựa chọn những phương pháp điều trị phức tạp hơn.

Tham khảo thêm: Trĩ nội và trĩ ngoại trĩ nào nguy hiểm hơn?

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội 1
Sử dụng đồ ăn cay nóng dẫn đến hàng loạt rắc rối về đường tiêu hóa, trong đó có bệnh trĩ

Bệnh trĩ nội do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu xuất phát từ chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh và chế độ ăn uống không khoa học. Một số nguyên nhân mà bạn có thể phòng tránh và thay đổi bao gồm:

  • Các vấn đề về rối loạn tiêu hóa như táo bón, hội chứng lỵ, tiêu chảy… làm cho áp lực trong hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Hành động rặn gắng sức còn khiến cho máu ứ đọng ở đám rối tĩnh mạch tăng lên và búi trĩ sa ra ngoài.
  • Do tính chất công việc ngồi nhiều, đứng lâu như nhân viên văn phòng, điều dưỡng,.. dẫn đến gia tăng sức ép lên các dây thần kinh. Lâu dần, các búi tĩnh mạch tại vị trí này sẽ bị căng phồng và sưng nề hình thành bệnh trĩ.
  • Thói quen sinh hoạt, ăn nhiều đồ cay nóng, lười vận động, căng thẳng,… xuất hiện rất nhiều ở giới trẻ. Đây cũng là lý do mà bệnh trĩ ngày càng trẻ hóa và mang đến không ít phiền toái cho người bệnh.
  • Một số nguyên nhân khác như mang thai, xuất hiện khối u vùng tiểu khung cũng là yếu tố nguy cơ gây cản trở tĩnh mạch hồi lưu, lâu dần hình thành bệnh trĩ.

Tìm hiểu chi tiết tại: Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ

Triệu chứng của bệnh trĩ nội

Thông thường, ở giai đoạn sớm, người mắc bệnh trĩ sẽ không có triệu chứng gì rõ rệt. Tuy nhiên, nếu để ý, bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu quan trọng sau:

Đau rát vùng hậu môn

Đau là một dấu hiệu quan trọng giúp người bệnh phát hiện bất thường của cơ thể. Cảm giác đau có thể tăng lên sau mỗi lần đại tiện do sự ma sát vào lớp niêm mạc vùng hậu môn.

Bên cạnh đó, một khi bệnh trĩ đã xuất hiện biến chứng như tắc mạch, áp xe thì tình trạng đau đớn lại càng trở nên dữ dội hơn.

Ngứa hậu môn

Do sự tăng sản quá mức khối tĩnh mạch mà ống hậu môn có thể tiết dịch nhiều hơn bình thường, gây viêm da khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy ẩm ướt và ngứa ngáy khó chịu.

Không chỉ vậy, để giảm triệu chứng này, nhiều người còn dùng giấy chà xát mạnh làm cho vùng niêm mạc bị tổn thương, tình trạng ngứa lại trở nên trầm trọng hơn.

Chảy máu khi đi đại tiện

Đây là một triệu chứng của bệnh trĩ nội mà bạn dễ dàng nhận ra bởi dấu hiệu này xuất hiện ngay cả ở giai đoạn sớm nhất. Người bệnh có thể nghĩ ngay đến bệnh trĩ nếu sau khi đại tiện thấy một ít máu dính trong phân hoặc dây ra giấy vệ sinh.

Ban đầu, lượng máu chỉ xuất hiện khi táo bón hay rặn gắng sức. Càng về sau, máu có thể chảy nhiều thậm chí nhỏ giọt, thành tia.

Thông tin thêm cho bạn: Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Xuất hiện khối bất thường vùng hậu môn

Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh có thể không chú ý đến búi tĩnh mạch bất thường do lúc này kích thước còn nhỏ và không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày.

Tuy nhiên, khi búi trĩ đã phát triển lớn hơn thì bạn hoàn toàn dễ dàng nhận ra sự có mặt của một khối bất thường tại hậu môn. Điều này sẽ khiến cho nhiều người lo lắng và e ngại, không dám đi khám bệnh.

Hình ảnh bệnh trĩ nội qua các mức độ khác nhau

Từ những triệu chứng điển hình đã kể ở trên, ta có thể chia trĩ nội thành 4 mức độ khác nhau, bao gồm:

Trĩ nội độ 1 – giai đoạn khởi phát của bệnh

Trĩ nội độ 1 – giai đoạn khởi phát của bệnh 1
Hình ảnh mô tả vị trí của trĩ nội độ I

Trĩ cấp độ 1 vì là giai đoạn khởi phát của bệnh nên ở giai đoạn đầu tiên, những dấu hiệu thường không rõ ràng và thường bị bỏ qua. Điều khiến người bệnh bận tâm là có máu lúc đại tiện, nhưng lượng máu không nhiều và có khi dính theo phân nên bạn sẽ không chú ý.

Ở mức độ 1, búi trĩ được sinh sôi và phát triển nhờ dòng máu giàu dinh dưỡng đi qua lỗ hổng bên trong.

Động tác rặn gắng sức trong lúc đi cầu sẽ khiến cho mạch máu tăng áp lực, máu tươi trong các khoang trĩ chảy ra ngoài theo phân.

Bệnh trĩ nội độ 1 không dễ phát hiện, trong khi các nguyên nhân gây bệnh vẫn còn đó khiến cho búi tĩnh mạch phát triển nhanh chóng đến những giai đoạn tiếp theo.

Trĩ nội độ 2 – các triệu chứng bắt đầu rõ rệt

Trĩ nội độ 2 – các triệu chứng bắt đầu rõ rệt 1
Trĩ nội độ 2 đã sa ra ngoài hậu môn

Trĩ nội độ 2, búi trĩ có kích thước lớn hơn ở giai đoạn đầu, đồng nghĩa với việc những triệu chứng cũng trở nên rõ rệt mà người bệnh có thể cảm nhận được đó là:

  • Búi trĩ bị xa ra ngoài: Nếu để ý mỗi lần đi đại tiện gắng sức bạn sẽ thấy có‘cục thịt’ màu hồng sa ra ngoài hậu môn. Cục thịt hồng này chính là các búi trĩ nội (búi dom) phát triển trong đường lược trong vùng trực tràng – hậu môn. Khi đi đại tiện xong búi trĩ có thể tự co lại mà không cần phải dùng tay đẩy vào
  • Đi ngoài ra máu thường xuyên hơn:  Búi trĩ nội độ 2 kích thước búi trĩ lớn hơn, tích nhiều máu tươi khiến máu chảy ra nhiều hơn và thường xuyên hơn so với với trĩ nội độ 1. Máu có thể chảy nhỏ giọt hoặc dính vào phân và không lẫn vào phân. Bệnh nhân có thể phát hiện bệnh qua mắt thường hoặc thông qua giấy vệ sinh.
  • Dịch nhầy và cảm giác đau: có cảm giác hơi nhói đau, hơi rát khi người bệnh đi đại tiện. Đồng thời quanh vùng hậu môn bắt đầu xuất hiện các dịch nhầy ẩm ướt.

Thông tin thêm cho bạn: Bệnh trĩ độ 2 có chữa dứt điểm được không?

Trĩ nội độ 3 – giai đoạn phát triển thần tốc của bệnh

Trĩ nội độ 3 – giai đoạn phát triển thần tốc của bệnh 1
Búi trĩ nội độ III rất điển hình, sa ra ngoài với kích thước lớn

Nếu ở giai đoạn 1 và 2, người bệnh chưa thực sự cảm nhận và lo lắng về triệu chứng của bệnh thì trĩ độ 3 sẽ thực sự khiến cuộc sống của bạn bị đảo lộn! Những dấu hiệu bệnh trĩ sẽ xuất hiện rõ rệt nhất như như đi ngoài ra máu ồ ạt hơn, máu có thể chảy thành tia. Đi kèm với triệu chứng đi ngoài ra máu tươi, búi trĩ nội sa to hơn, ra ngoài và không thể co lại vào bên trong hậu môn, người bệnh phải dùng tay nhét vào mới đẩy được búi trĩ vào trong.

Tình trạng sa búi trĩ xảy ra thường xuyên hơn khi người bệnh vận động mạnh hoặc lao động quá sức, kèm theo phải chịu cảm giác đau đớn, vướng víu khó chịu… ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, cuộc sống hàng ngày.

Trĩ nội độ 3 nếu không chữa trị kịp thời bạn sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề khác về sức khỏe như thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể, luôn cảm thấy người mệt mỏi, sút cân…… Điều này tác động trực tiếp đến sinh hoạt và công việc hằng ngày của mỗi người.

Trĩ nội độ 4 – mức độ cuối cùng của bệnh

Trĩ nội độ 4 – mức độ cuối cùng của bệnh 1
Trĩ nội độ IV không thể co lại mặc dù người bệnh đã cố dùng tay đẩy lên

Trĩ nội độ 4 là giai đoạn nặng nhất của bệnh trĩ, những triệu chứng điển hình sẽ trở nên trầm trọng và nguy hiểm hơn cả. Lượng máu chảy mỗi khi đi đại tiện tăng dần lên, thậm chí phun thành tia khiến cho người bệnh có thể mất máu cấp tính.

Búi trĩ độ 4 phát triển với kích thước quá lớn khiến chúng lòi hẳn ra bên ngoài hậu môn và không thể co lại bên trong kể cả khi người bệnh dùng tay tác động trực tiếp. Búi trĩ nội sa ra còn ngoài ma sát vào quần áo gây ra cảm giác ngứa ngáy, đau rát khiến búi trĩ sưng, đỏ có thể bị nhiễm khuẩn và gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Ngoài ra, lượng dịch nhầy vùng hậu môn tiết ra nhiều hơn tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, rất dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm hay áp xe cạnh hậu môn.

Bệnh trĩ ở mức độ 4 có thể gây ra nhiều biến chứng khó điều trị. Chính vì vậy, dường như các phương pháp nội khoa không còn hiệu quả, cần sử dụng một số phương pháp phẫu thuật để chữa trị dứt điểm bệnh trĩ.

Bệnh trĩ nội có gây nguy hiểm không?

Bệnh trĩ nội có gây nguy hiểm không? 1

Bệnh trĩ nội không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh, nhưng có thể gây ra những vấn đề cực kỳ nguy hiểm, rất khó điều trị về sau. Một số hậu quả thường gặp của bệnh trĩ có thể kể đến như:

Sa nghẹt hậu môn

Đây là tình trạng trĩ nội ơ giai đoạn nặng khiến búi trĩ có kích thước lớn gây chèn ép làm tắc ống hậu môn. Tình trạng sa nghẹt hậu môn này khiến cho người bệnh gặp khó mỗi khi đi đại tiện, làm ảnh hưởng rất lớn khiến người bệnh gặp phải nhiều đau đớn và khó chịu. Ngoài ra tình trạng này còn khiến cho nguy cơ bị viêm nhiễm, tổn thương hay hoại tử tăng lên nếu không được điều trị kịp thời.

Gây nứt kẽ hậu môn

Tình trạng này thường xuất hiện ở vị trí khe rãnh hậu môn gần với bộ phận sinh dục. Nứt kẽ hậu môn khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, chảy máu khi đi đại tiện. Đặc biệt, tình trạng nứt kẽ hậu môn rất dễ gây nhiễm trùng hậu môn từ đó dãn đến áp xe hậu môn hay rò hậu môn.

Gây thiếu máu

Tình trạng đi ngoài ra máu là một trong những triệu chứng đầu tiên cũng như phổ biến của bệnh trĩ nội. Do đó nếu bạn không được điều trị sớm để cho tình trạng chảy máu kèo dài sẽ khiến cơ thể mất máu nhiều gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tình trạng thiếu máu khiến người bệnh thường bị hoa mắt, chóng mặt, cơ thể bị suy nhược, xanh xao, cơ thể thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi,…

Bị nhiễm khuẩn

Khi bệnh trĩ nội ở mức độ nặng (trĩ nội độ 4) khi không được điều trị sớm thì búi trĩ sẽ bị sa ra ngoài, đây chính là cơ hội khiến cho vi khuẩn tấn công gây tình trạng bị nhiễm khuẩn búi trĩ. Tình trạng nhiễm khuẩn này khi để phát triển nặng sẽ gây nên rất nhiều nguy hiểm có thể kể đến như bị hoại tử búi trĩ.

Bị nhiễm trùng máu

Đây biến chứng khá nguy hiểm của bệnh trĩ nội, khi mà tình trạng viêm nhiễm nặng từ đó dẫn đến tình trạng bị nhiễm trùng máu. Khi mà bệnh trĩ nội không được điều trị dứt điểm búi trĩ bị lở loét, viêm nhiễm nặng làm chi vi khuẩn có cơ hội tấn công vào máu. Nhiễm trùng máu có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng lúc này người bệnh cần được tiến hành phẫu thuật hay lọc máu trong trường hợp cần thiết.

Gây ung thư trực tràng

Đây là mối lo cũng là nguy hiểm nhất đối với người bị bệnh trĩ nội nặng nếu không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân dẫn đến ưng thư trực tràng đó là khi tình trạng viêm nhiễm búi trĩ lâu này khiến cho vi khuẩn đi sâu vào trực tràng và tình trạng viêm nhiễm nặng dần lên hình thành nên những tế bào ác tính từ đó gây bệnh ung thư trực tràng. Ưng thư trực tràng được cho là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu thế giới, tỉ lệ tư vong cao chỉ sau ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư gan.

Bạn có thể quan tâm: Trĩ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Trĩ nội có thể chữa dứt điểm được hay không?

Bệnh trĩ có thể chữa được và dễ dàng trị dứt điểm hoàn toàn ngay khi mới khởi phát. Thế nhưng, thông thường những bệnh nhân đi khám và bước vào giai đoạn điều trị thì trĩ đã ở độ 3, độ 4.

Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho bệnh trĩ dễ gây ra biến chứng, tái phát nhanh và khó kiểm soát.

Đối với trĩ ở mức độ nhẹ

Điều trị bệnh trĩ nội độ 1 có thể dùng các bài thuốc dân gian như lá lốt, ngải cứu, cúc tần, nghệ,… để đắp trực tiếp hoặc xông hậu môn.

Thay đổi chế độ ăn uống: Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ và làm tình trạng trĩ nặng thêm. Vì vậy khi bị trĩ nội việc đầu tiên bạn cần làm là thay đổi chế độ ăn uống bằng các thực phẩm nhiều chất xơ. Chất xơ sẽ làm mềm phân, kích thích ruột co bóp và chống táo bón. Các thực phẩm nhiều chất xơ gồm rau xanh, ngũ cốc, trái cây

Ngâm hậu môn trong nước ấm: Ngâm vùng hậu môn của bạn trong nước ấm từ 10 đến 15 phút  và 2-3 một ngày sẽ giảm đau cho những người bị đau, viêm, sưng hoặc kích thích ở hậu môn do trĩ gây ra. Ngoài ra, ngâm hậu môn với nước ấm cũng giúp  thúc đẩy lưu lượng máu đến khu vực hậu môn làm dịu các kích ứng.

Vệ sinh hậu môn bằng khăn mềm. Khi rửa, vệ sinh hậu môn bạn cần rửa sạch hậu môn bằng nước sạch rồi dùng khăn bông mềm nhẹ nhàng lau khô vùng hậu môn. Tuyệt đối không dùng giấy vệ sinh thường để vệ sinh hậu môn vì loại giấy này thô, chứa nhiều hóa chất tẩy trắng sẽ làm trầy xước niêm mạc hậu môn.

Chườm lạnh: Đây cũng là cách giúp giảm đau trong điều trị bệnh trĩ. Bạn có thể đặt một túi nước đá chườm nhiều lần mỗi ngày giúp giảm đau, sưng. Nếu những cách giảm đau nói trên không hiệu quả bạn cần tìm đến gặp bác sĩ.

Bài thuốc dân gian chữa trĩ từ lá lốt

Đối với trĩ ở mức độ nhẹ 1
Lá lốt là một trong những thảo dược quen thuộc dùng để chữa trĩ nội

Lá lốt được biết đến với công dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau do búi trĩ một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, trong lá lốt còn chứa nhiều hoạt chất flavonoid giúp hỗ trợ cải thiện kích thước búi trĩ ở giai đoạn sớm, giảm áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng.

Xông hơi bằng lá lốt là một phương pháp đơn giản và an toàn mà ai cũng có thể thực hiện. Bạn chỉ cần chuẩn bị một nắm lá lốt tươi đem rửa sạch với muối. Đun sôi lá lốt cùng 2 lít nước trong khoảng 15 phút, tắt bếp và đổ ra chậu lớn. Xông hậu môn với dung dịch tầm 10 phút, đều đặn 1 – 2 lần/ ngày để đạt được kết quả như mong muốn.

Ngải cứu giúp teo nhỏ búi trĩ

Đối với trĩ ở mức độ nhẹ 2
Ngải cứu là một dược liệu quý có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian

Theo Đông Y, ngải cứu được đánh giá là một thảo dược có nhiều công dụng tuyệt vời như giảm đau, cầm máu,…  cải thiện đáng kể triệu chứng của bệnh trĩ nội. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả của bài thuốc, bạn nên kết hợp ngải cứu cùng với một số thực vật lành tính khác như lá sung, lá lốt, cúc tần, nghệ vàng, bồ kết.

Đầu tiên, bạn cần cắt nhỏ toàn bộ nguyên liệu, nghệ tươi giã nhuyễn và bồ kết nấu thành nước đặc. Đun sôi toàn bộ thảo dược trên cùng 2 lít nước trong khoảng 10 phút, chắt lấy nước và đổ ra chậu. Hãy sử dụng bài thuốc này để xông hậu môn và rửa lại khi nước đã nguội. Nhớ dùng khăn sạch, mềm để nhẹ nhàng thấm khô hậu môn bạn nhé!

Xem chi tiết hướng dẫn: Cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngải cứu

Chữa trị nội bằng cúc tần

Đối với trĩ ở mức độ nhẹ 3
Cúc tần có tác dụng chống viêm và săn se vô cùng tốt

Cúc tần là bài thuốc được người bệnh tìm kiếm và tin dùng nhờ khả năng chống viêm, giảm đau, kích thích hệ tiêu hóa.

Ngoài các phương pháp truyền thống như xông hay ngâm rửa hậu môn, bạn cũng có thể dùng lá cúc tần theo đường uống để cải thiện triệu chứng mỗi ngày. Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị một nắm lá cúc tần rửa sạch với nước, giã nhuyễn bằng chày hoặc máy say sinh tố. Lọc lấy nước cốt, sử dụng mỗi ngày một lần để teo nhỏ búi trĩ một cách tự nhiên.

Khi thực hiện chữa bệnh trĩ nội bằng các bài thuốc dân gian, bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ để hiểu rõ hơn về liều lượng, cách dùng và cả khả năng kích ứng đối với cơ thể mình. Đặc biệt, nếu búi trĩ không teo nhỏ thậm chí càng lớn hơn, cộng thêm nhiều dấu hiệu bất thường thì bạn nên dừng thuốc và tìm đến cơ sở y tế gần nhất.

Trĩ ở mức độ nhẹ như độ 1 và độ 2 còn có thể chữa dứt điểm bằng cách dùng thuốc. Một số loại thuốc Tây thường được dùng trong điều trị trĩ nội bao gồm:

  • Thuốc gây tê, giảm đau tại chỗ: Giảm thiểu các triệu chứng khó chịu như đau rát, ngứa ngáy tại hậu môn.
  • Thuốc co mạch, chống viêm: Thường ở dạng gel bôi hoặc thuốc đặt, ngăn ngừa tình trạng chảy máu do trĩ cũng như hiện tượng sưng nề, viêm nhiễm tại vùng tổn thương.
  • Thuốc tăng cường hệ tĩnh mạch: Bao gồm hoạt chất flavonoids có nhiều trong thực vật, điển hình là rutin, quercetin,…Tác dụng của chất này đó là bền thành mạch, tăng trương lực mạch máu nhằm giảm thiểu sự phát triển của búi trĩ.
  • Thuốc nhuận tràng: Chấm dứt hiện tượng táo bón – yếu tố chính gây nên bệnh trĩ nội.
  • Dùng kem bôi trĩ: Bác sĩ có thể đề nghị các loại kem không kê đơn, thuốc mỡ, thuốc đạn hoặc miếng lót. Những sản phẩm này có chứa các thành phần, chẳng hạn như hazel hazel, hoặc hydrocortison và lidocaine, có thể làm giảm đau và ngứa tạm thời. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng kem chứa steroid không kê đơn trong hơn một tuần trừ khi có chỉ định của bác sĩ vì nó có thể khiến da vùng hậu môn bị mỏng đi, dễ gây chảy máu. Hãy sử dụng các kem bôi thành phần thảo dược thiên nhiên, lành tính.

Tham khảo sử dụng sản phẩm kem bôi CotriPro Gel

Sản phẩm sử dụng công nghệ cũng như các thành phần dược liệu để sản xuất nên sản phẩm dạng kem bôi CotriPro Gel tiện dụng, sử dụng hiệu quả giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu như đau rát, ngứa ngáy, kháng khuẩn giúp chống bội nhiễm ở tổn thương búi trĩ. Loại gel bôi này có chứa thành phần có khả năng phục hồi thương tổn như (Tinh Nghệ, Cao Lá Sung) giúp làm dịu mát và săn se da, cùng với đó tác dụng co mạch nhẹ (Cao Ngải Cứu) giúp bớt bị đau và nóng rát, ngăn chảy máu hiệu quả ở người bị trĩ.

Đối với trĩ ở mức độ nhẹ 4
Gel bôi trĩ CotriPro giúp co búi trĩ nhanh, hiệu quả và an toàn

Cotripro gel được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP. Giúp giảm đau rát, săn se và co búi trĩ sau khoảng 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp trĩ sa, trĩ lâu ngày nên kiên trì sử dụng đều trong 1-2 tháng để búi trĩ co lên dần.

Với các thành phần thảo dược:

  • Cúc tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm.
  • Lá lốt tiêu diệt vi khuẩn, hết sưng đau.
  • Đặc biệt Sesquiterpen trong Ngải cứu giúp co mạch, cầm máu từ đó săn se búi trĩ, tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.

Cotripro còn có dạng viên uống tiện dụng

Dùng Cotripro hỗ trợ giảm trĩ nhanh gọn và tiện lợi hơn 2

Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa  các nguy cơ tái phát.

Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY

Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ

Điều trị trĩ nội ở mức độ nặng

Khi các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng ở giai đoạn trĩ độ 3 – 4, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đề cập cho bạn đến những thủ thuật xâm lấn tối thiểu và phẫu thuật khi cần thiết. Một số kỹ thuật hiện đại thường được sử dụng nhiều tại các cơ sở y tế lớn nhỏ có thể kể đến như:

Tiêm xơ búi trĩ

Điều trị trĩ nội ở mức độ nặng 1
Thủ thuật tiêm xơ búi trĩ ít xâm lấn, rất đơn giản và nhanh gọn

Tiêm xơ búi trĩ được tiến hành bằng cách đưa thuốc gây xơ vào tĩnh mạch hậu môn nhằm kích thích phản ứng viêm, chèn ép các mạch máu dính chặt vào nhau. Lúc này, tuần hoàn máu tại vùng tổn thương sẽ không lưu thông được khiến cho búi trĩ tự teo nhỏ và rụng đi.

Ưu điểm của phương pháp này là điều trị  nhanh chóng, ít gây đau, chi phí thấp, có thể thực hiện tại phòng khám mà không cần gây mê toàn thân. Tuy nhiên, do chỉ tiêm 1 lần nên tỷ lệ tái phát khá cao và việc kiểm soát lượng thuốc tiêm vào cũng trở nên khó khăn hơn.

Phương pháp phẫu thuật LONGO

Điều trị trĩ nội ở mức độ nặng 2
Phẫu thuật LONGO đem lại hiệu quả cao đối với trĩ nội mức độ nặng

Phẫu thuật LONGO dựa trên nguyên lý kéo búi trĩ về vị trí bình thường, triệt tiêu mạch nuôi để búi trĩ nội rụng một cách tự nhiên.

Do mỗi bệnh nhân sẽ được sử dụng một bộ dụng cụ riêng nên khả năng viêm nhiễm là rất thấp. Ngoài ra, phương pháp này còn giảm tỷ lệ tái phát, giảm đau và đảm bảo tính thẩm mỹ về sau. Nhược điểm của phẫu thuật LONGO này đó chính là chi phí cao, rất dễ để lại biến chứng nếu kỹ thuật viên không có kinh nghiệm.

Phương pháp Milligan – Morgan

Điều trị trĩ nội ở mức độ nặng 3
Milligan – Morgan là phương pháp điều trị triệt để búi trĩ nội

Ngoài phẫu thuật LONGO thì Milligan – Morgan cũng là một phương pháp được chỉ định trong phác đồ điều trị của Bộ Y Tế. Đây là thủ thuật xâm lấn tối thiểu tại hậu môn, cắt riêng lẻ từng búi trĩ và chỉ để lại mảnh da và niêm mạc rồi khâu lại như bình thường.

Điểm đặc biệt của kỹ thuật này đó là xử lý triệt để búi trĩ, an toàn và hạn chế được nguy cơ tái phát. Mặt khác, do phẫu thuật dưới lớp niêm mạc tại vị trí nhạy cảm nên vết thương rất lâu lành, cần có chế độ sinh hoạt khoa học để tránh nhiễm khuẩn.

Xem đầy đủ: 6 phương pháp cắt mổ trĩ nội phổ biến

Cần làm gì để phòng ngừa bệnh trĩ nội?

Cần làm gì để phòng ngừa bệnh trĩ nội? 1
Chất xơ được xem như ‘khắc tinh’ của mọi loại bệnh trĩ

Bệnh trĩ nội không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh, thế nhưng lại tạo nên nhiều vấn đề lớn trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Từ những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, bạn hoàn toàn có thể phòng bệnh cũng như ngăn ngừa trĩ tái phát bằng cách thay đổi một số thói quen từ ngay bây giờ.

  • Chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh trĩ. Bạn nên hạn chế sử dụng thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Hãy bổ sung thêm rau xanh, hoa quả sữa chua và uống đủ nước mỗi ngày để ngăn ngừa táo bón, tăng cường hệ miễn dịch của mình.
  • Luôn dành thời gian để vận động ngay cả khi bận rộn nhất. Bạn nên xây dựng một bài tập phù hợp với bản thân để rèn luyện đều đặn hằng ngày.
  • Giữ một trạng thái tâm lý ổn định, yêu đời cũng là cách ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Luôn giữ cho vùng hậu môn sạch sẽ, tránh kích thích tại vị trí nhạy cảm bằng nước hoa hay chất chứa cồn.

Lời kết

Bệnh trĩ nội ngày càng trẻ hóa và có tỷ lệ gia tăng cao gấp nhiều lần so với trước đây. Chính vì thế, mỗi người cần có một cái nhìn tổng quan về bệnh để có thể ngăn ngừa và phát hiện, điều trị trong thời gian sớm nhất. Hy vọng rằng, bạn sẽ luôn duy trì được lối sống lành mạnh và chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân!

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...