Dấu hiệu nhận biết trĩ độ 1 và cách điều trị dứt điểm
Trĩ độ 1 là giai đoạn trĩ mới hình thành, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng chữa khỏi dứt điểm rất cao và không bị tái phát. Vì vậy, nhận biết sớm và điều trị trĩ ngay từ cấp độ 1 là việc làm cần thiết để tránh những biến chứng nguy hiểm do trĩ gây ra. Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Bệnh trĩ cấp độ 1 là gì?
Ở hậu môn có hệ thống đám rối tĩnh mạch cực kỳ phong phú có vai trò như một lớp đệm để hậu môn được khép kín. Đây chính là những búi trĩ tự nhiên của cơ thể, giúp chúng ta đảm bảo quá trình sinh lý bình thường.
Một số nguyên nhân sẽ khiến cho hệ thống tĩnh mạch (trĩ) bị sa giãn, căng phồng quá mức làm máu bị ứ đọng bất thường, búi trĩ sa ra ngoài. Bệnh nhân đi đại tiện phân cứng sẽ tác động lực gây vỡ thành mạch mỏng, chảy máu và đau nhức.
Dựa theo vị trí tổn thương, bệnh trĩ được phân thành hai loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội nằm ở giữa niêm mạc hậu môn và đường lược, được bao bọc bởi niêm mạc xung quanh. Trĩ ngoại hoàn toàn nằm ngoài ống hậu môn, xuất hiện khi đám rối tĩnh mạch quanh hậu môn bị giãn quá mức.
Trĩ cấp độ 1 là mức độ nhẹ nhất của bệnh trĩ, được mô tả là búi trĩ vừa hình thành, tuy vẫn nằm trong ống hậu môn nhưng đã sa xuống thấp dưới đường lược.
Đây là giai đoạn sớm nhất của bệnh trĩ, khi mà mạch máu nằm ở khu vực hậu môn bắt đầu sưng giãn, kích thước nhỏ khiến người bệnh không nhận ra bất thường. Bên cạnh đó, búi trĩ còn chưa sa hẳn ra ngoài mà vẫn được bọc bởi lớp niêm mạc hậu môn.
Còn trĩ ngoại không phân độ, nhưng cũng gây ra rất nhiều tác hại nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Tham khảo thêm tại: Cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại
Bệnh trĩ cấp độ 1 xuất hiện do đâu?
Bệnh trĩ cấp độ 1 có rất nhiều nguyên nhân gây nên. Có thể kể đến như sau:
- Do chế độ ăn uống thiếu khoa học, khi trong chế độ ăn hàng ngày thiếu chất xơ, uống ít nước, thường xuyên ăn thực phẩm cay nóng, chiên xào, nhiều dầu mỡ.
- Do bị táo bón hay bị tiêu chảy mãn tính.
- Do có thói quen hay đi đại tiện lâu hay thường xuyên nhịn đi đại tiện
- Do thường xuyên ngồi yên một chỗ do lười vận động hoặc do đặc thù công việc phải ngồi trong thời gian dài.
- Do làm những công việc nặng nhọc hay phải mang vác vật nặng.
- Do phụ nữ trong gian đoạn mang thai hoặc sau khi sinh con.
- Do cơ thể bị thừa cân béo phì làm cho tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng phải chịu nhiều áp lực.
Dấu hiệu nhận biết trĩ cấp độ 1
Bệnh trĩ thường có 4 dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là đi ngoài ra máu, tăng tiết dịch nhầy, đau ngứa hậu môn và cuối cùng là sa búi trĩ. Nếu như trĩ ngoại có thể nhìn thấy búi trĩ bằng mắt thường ở vùng rìa hậu môn thì với trĩ nội dấu hiệu ở cấp độ 1 rất khó phát hiện vì chúng nằm sau bên trong trực tràng. Bệnh nhân thường phát hiện trĩ tình cờ khi đi nội soi đại tràng. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ một thời gian bạn có thể thấy một số triệu chứng điển hình sau.
Đi ngoài ra máu nhưng không đau
Đi ngoài ra máu là triệu chứng đầu tiên và dễ nhận biết nhất ở bệnh trĩ. Máu thường xuất hiện khi người bệnh rặn mạnh khi đi đại tiện khiến phân chà sát vào các búi trĩ nội và gây chảy máu. Chảy máu ở bệnh trĩ thường là máu đỏ tươi, lượng máu chảy trong mỗi lần rất ít, và máu không lẫn vào phân nên người bệnh vô tình phát hiện được qua mắt thường hoặc giấy vệ sinh.
Cảm giác khó chịu và đau khi đi đại tiện
Trĩ độ 1 là giai đoạn đầu hình thành sự bất thường tại các mạch máu, đồng nghĩa với việc phình to và xâm lấn vào lòng hậu môn. Khối choán chỗ này có thể chèn ép các dây thần kinh tại đây tạo nên cảm giác đau đớn cho bệnh nhân.
Đôi khi người bệnh cảm thấy một vài cơn đau không rõ ràng, thể hiện rõ nhất lúc táo bón, bắt buộc phải rặn nhiều. Mặt khác, trĩ độ 1 còn mang đến sự vướng víu, khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày. Đối với trĩ ngoại, cơn đau tăng dần khiến cho bệnh nhân cảm thấy sợ hãi mỗi khi đi đại tiện.
Tăng tiết dịch, ngứa hậu môn
Để bảo vệ cơ thể, hậu môn sẽ tiết ra chất dịch để việc đi đại tiện được dễ dàng hơn. Trong trường hợp bệnh lý, búi trĩ sa xuống làm cơ vòng tại đây bị hở, khiến dịch chảy ra ngoài.
Bên cạnh đó, việc tiếp xúc của búi trĩ với môi trường ngoài dẫn đến sự xâm nhập của vi khuẩn, có thể gây viêm (với 4 dấu hiệu chính là sưng – nóng – đỏ – đau) và kích ứng gây ngứa ngáy, khó chịu cho bệnh nhân.
Mặc dù có những triệu chứng rất mơ hồ nhưng nếu để ý, bạn có thể phát hiện trĩ ngay từ sớm để có kết quả điều trị hiệu quả nhất.
Những nguy hiểm do bệnh trĩ cấp độ 1 gây nên
Bệnh trĩ độ 1 là giai đoạn khởi phát, ít có biểu hiện rõ rệt nên bệnh nhân thường không cảm thấy đau hay khó chịu ngay cả khi có máu chảy trong lúc đại tiện. Tuy là một bệnh lành tính nhưng gây nhiều khó khăn vì bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường bỏ qua những triệu chứng nhẹ và tâm lý thường ngại khi đi khám vùng kín.
Mặc dù trĩ độ 1 không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng nếu để trĩ phát triển đến các cấp độ nặng như trĩ độ 2, 3, 4 gây nhiều biến chứng như sa nghẹt búi trĩ, hoại tử, nhiễm khuẩn thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, giảm năng suất lao động, chất lượng giấc ngủ, tác động tiêu cực đến tâm sinh lý.
Bạn có thể quan tâm: Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì
Bệnh trĩ cấp độ 1 có tự khỏi được không?
Bệnh trĩ nhẹ hay còn gọi là bệnh trĩ độ 1 có thể cải thiện được bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà nhưng không thể tự khỏi được nếu không áp dụng bất cứu biện pháp điều trị hoặc chăm sóc nào.
Bệnh trĩ độ 1 có thể khỏi nếu người bệnh chăm sóc và cải thiện chế độ sinh hoạt lành mạnh. Nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp bệnh sẽ phát triển sang cấp độ 2, 3 hoặc cấp độ 4 và có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Không những thế, nếu người bệnh tiếp tục những thói quen xấu như: ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, ngồi quá lâu khi đi đại tiện, rặn mạnh khi đi đại tiện, đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu… có thể khiến cho bệnh nghiêm trọng hơn.
Cách điều trị bệnh trĩ cấp độ 1
Ngay khi xuất hiện một trong các triệu chứng đã nêu ở trên tức là bạn đang có khả năng bị bệnh trĩ rất cao. Tất nhiên, một số căn bệnh khác cũng có dấu hiệu tương tự, thông báo rằng cơ thể của bạn đã mất đi hoạt động sinh lý bình thường. Chính vì thế, bạn nên đến các bệnh viện, cơ sở y tế sớm nhất để được thăm khám và tư vấn hiệu quả.
Bạn có thể tham khảo: Top 8 bệnh viện khám và điều trị trĩ tốt hiện nay
Trên thực tế, đa số chúng ta lại lựa chọn phương pháp ‘chịu đựng’ hay tìm kiếm các bài thuốc cổ truyền trên mạng để tự chữa trị cho mình. Đây là cách làm cực kỳ nguy hiểm có thể khiến cho vết thương bị nhiễm trùng. Đồng thời việc đánh giá mức độ bệnh không đúng dẫn đến chữa trị sai lầm, gây ra những biến chứng không thể lường trước được.
Tất cả các cách chữa bệnh đều cần sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị, bao gồm:
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bệnh trĩ độ 1. Chỉ cần thay đổi những thói quen xấu và tập duy trì lối sống lành mạnh là bạn đã hạn chế cũng như cải thiện được rất nhiều tình trạng bệnh. Bằng cách:
- Hãy giảm cân nếu thừa cân, béo phì (BMI>=25): Giảm áp lực lên các tế bào và mạch máu vùng hậu môn – trực tràng.
- Tăng cường lưu thông máu bằng cách vận động, tập thể dục đều đặn, ngâm hậu môn bằng nước ấm mỗi ngày.
- Hạn chế ngồi xổm vì đây là tư thế làm giảm tuần hoàn tại khung xương chậu, gây ứ máu tạo nên búi trĩ. Không ngồi nhiều trên bề mặt cứng, tránh tác động, chèn ép tăng cơn đau trong bệnh trĩ.
- Tạo thói quen đi cầu đều đặn, vào một giờ nhất định trong ngày. Nếu khó đi tiêu, phân rắn thì chia ra đi 2 lần 1 ngày để giảm áp lực cho các tĩnh mạch quanh hậu môn.
- Tuyệt đối không nhịn đại tiện, vì đây là thói quen xấu dẫn đến tình trạng táo bón.
- Nên sử dụng bồn vệ sinh ngồi bệt, tránh đi cầu quá lâu. Khi ngồi đi cầu, bạn nên đặt chân trên một chiếc ghế cao tầm 15cm để giúp bạn giảm bớt sức căng cho trĩ. Không nên ngồi vệ sinh lâu hơn 5 phút.
- Ngồi quá lâu trong một thời gian dài sẽ gây áp lực lên các búi tĩnh mạch trĩ, gây giãn quá mức và gia tặng bệnh trĩ. Nên thường xuyên thay đổi tư thế, nghỉ ngơi đi lại vận động hơn.
- Giấy vệ sinh thô có thể làm trầy xước và gây kích ứng da nhiều hơn. Để làm dịu cơn đau và giảm kích ứng, hãy sử dụng khăn ẩm hoặc khăn ướt y tế để vệ sinh vùng hậu môn.
- Tuyệt đối không gãi mạnh dù bị ngứa hậu môn . Vì gãi chỉ làm tăng chảy máu và kích thích, gây thêm áp lực lên cho búi trĩ vốn đã mềm và dễ bị tổn thương, chảy máu. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn.
Xem thêm: Tư thế sinh hoạt khoa học đối với người bị trĩ
Chế độ ăn uống khoa học
Ngoài chế độ sinh hoạt thì việc ăn uống khoa học cũng là một yếu tố giúp điều trị bệnh trĩ cấp độ 1 mang lại hiệu quả cao. Cụ thể như sau:
- Uống nhiều nước, nước trái cây để tạo khuôn và làm mềm phân, dễ đi cầu.
- Ăn nhiều trái cây, rau xanh nhằm bổ sung chất xơ. Chất xơ có đặc tính hút nước, làm phân xốp và mềm hơn.
- Nếu có tình trạng táo bón, hãy sử dụng thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ. Luôn cố gắng tự đi đại tiện để ngắt thuốc trong thời gian ngắn.
- Tránh xa các loại thực phẩm cay nóng, khó tiêu hóa, đồ uống chứa nồng độ caffein cao như cà phê, trà xanh,… có thể gây táo bón.
- Bệnh nhân bị trĩ luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu máu do xuất huyết dài ngày. Hãy bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều sắt như gan động vật, thịt bò, cá, rau bina, hạt điều,..
Thông tin thêm cho bạn: Thực đơn hàng ngày cho người bị trĩ
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Trĩ cấp độ 1 là giai đoạn bệnh ở mức độ nhẹ sẽ được cải thiện nhờ việc áp dụng các bài thuốc dân gian. Một số nguyên liệu tự nhiên mà bạn có thể tìm thấy để loại bỏ búi trĩ có thể kể đến như:
Sử dụng rau diếp cá
Diếp cá được xem là “khắc tinh” của bệnh trĩ vì trong rau diếp cá có 1 thành phần là Quercetin có tác dụng bảo vệ thành mạch trĩ, hạn chế sự giãn nở các tĩnh mạch trĩ hiệu quả.
Ngoài ra, trong tinh dầu diếp cá có chứa decanonyl acetaldehyde có tác dụng như một loại kháng sinh mạnh, tiêu diệt cả trực khuẩn mủ xanh, chống viêm nhiễm hậu môn rất hiệu quả.
Tuy nhiên, diếp cá chỉ dùng khi bạn bị trĩ ở giai đoạn nhẹ, và cần kiên trì áp dụng kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý thì hiệu quả điều trị mới cao. Dưới đây là một số cách dùng rau diếp cá để chữa bệnh trĩ mà nhiều người đã áp dụng hiệu quả
- Ăn sống trực tiếp rau diếp cá: Dùng rau diếp cá đã chuẩn bị ăn sống trực tiếp (có thể ăn tối đa theo khả năng bản thân ăn được). Tuy nhiên, cách làm này hơi khó thực hiện với những người bệnh không thích vị mát và mùi tanh đặc trưng của rau diếp cá.
- Đắp rau diếp cá lên búi trĩ: Dùng diếp cá đã chuẩn bị mang giã nát hoặc xay nhỏ. Lấy thành phẩm đắp vào vùng hậu môn. Dùng miếng vải mềm sạch hoặc bông gạc để cố định rau. Để khoảng 1 tiếng thì tháo ra. Ngày thực hiện 2 lần sáng – tối.
- Làm nước rau diếp cá uống hàng ngày: Cho khoảng 300g rau diếp cá đã chuẩn bị vào máy xay xay nhuyễn sau đó cho thêm khoảng 500ml nước lọc vào nguấy đều. Dùng dây lọc lọc bỏ bã và uống nước. Có thể pha thêm một chút đường hoặc mật ong để có thức uống thơm ngon hơn.
- Ngâm rửa, xông hơi búi trĩ bằng rau diếp cá: Cho rau vào nồi đun cùng khoảng 1 lit nước và 1 thìa muối tinh. Khi nồi sôi tiếp tục đun thêm khoảng 15 phút. Dùng nồi nước lá diếp cá còn nóng xông vùng hậu môn và búi dom cho tới khi nước ấm có thể tiếp tục dùng nước này ngâm, rửa vùng hậu môn và búi dom giúp giảm bớt cảm giác ngứa, khó chịu và làm teo búi dom khá hiệu quả.
Tham khảo đầy đủ tại: Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
Sử dụng quả sung
Trong quả sung có chứa hàm lượng chất xơ cao cùng một số hoạt tính có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm chứng sa búi trĩ giúp điều trị bệnh trĩ giai đoạn đầu. Đây cũng là loại quả dân gian dễ tìm, khá phổ biến ở nước ta. Vì vậy, điều trị bệnh trĩ độ 1 bằng sung quả là một phương pháp dân gian người bệnh trĩ có thể tham khảo thêm.
Cách dùng
- Ăn trực tiếp sung hàng ngày. Một ngày nên ăn dưới 500g và có thể chia ra nhiều lần ăn trong ngày.
- Dùng lá sung ngâm hậu môn . Bạn dùng các loại lá như cúc tần, lá lốt, lá ngải cứu, lá sung: mỗi loại 300g và 1 củ nghệ tươi. Rửa sạch các loại lá và nghệ tươi (đã thái lát) đã chuẩn bị, sau đó cho vào nồi to đun cùng 3 lit nước sạch. Khi nồi sôi, bắc ra và tiến hành xông hơi búi trĩ và vùng hậu môn. Khi nồi nước xông chỉ còn ấm nóng đem chắt nước rau chậu nhựa. Để nước lắng xuống và gạn lấy nước trong. Sau đó tiến hành ngâm vùng hậu môn trong khoảng 15 – 20 phút.
Xem hướng dẫn đầy đủ tại: Cách chữa bệnh trĩ bằng lá sung
Sử dụng lá lốt
Lá lốt còn là vị thuốc có nhiều tác dụng dược lý, được sử dụng làm thuốc khá phổ biến ở nhiều nước như Ấn Độ, Thái Lan. Dân gian thường dùng lá lốt kết hợp với lá cúc tần, lá ngải cứu, lá sung, nghệ để chữa trĩ bằng cách rửa sạch, đun sôi với nước, sau đó để nguội bớt, và xông ngâm hậu môn.
- Đem các loại thảo dược lá cúc tần, lá ngải cứu, lá sung, nghệ rửa sạch, để loại bỏ bụi bẩn trên lá. Nên rửa sạch bằng nước muối pha loãng.
- Vò nát các nguyên liệu, đun sôi với 1,5 – 2 lít nước sạch. Tiến hành đun sôi hỗn hợp nước này lên trong khoảng từ 1 đến 2 phút thì cho thêm một thìa muối hạt vào. Sau đó, đun sôi trong khoảng 10 phút, cho nốt 2 lát nghệ vào. Tiếp tục đun sôi khoảng 2 phút nữa thì tắt bếp, nhấc xuống để cho để nguội khoảng 30 – 40 độ C.
Xem chi tiết tại: Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt
Sử dụng Cotripro để điều trị bệnh trĩ cấp độ 1
Sớm nhìn ra được tiềm năng chữa bệnh của các loại cây thuốc nam quanh ta, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu thành công quy trình chiết tách cao dược liệu Ngải cứu, Cúc Tần, Lá lốt, Lá Sung, Nghệ…để ứng dụng sản xuất sản phẩm có tác dụng nhanh và mạnh hơn gấp nhiều lần có tên là Gel bôi CotriPro.
Với bệnh trĩ cấp độ 1, bạn có thể dùng gel bôi Cotripro bôi trực tiếp vào búi trĩ giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa rát, chảy máu, sưng viêm chỉ sau 3 -5 ngày sử dụng. Kiên trì sử dụng sau 3 -5 tuýp, bạn sẽ thấy búi trĩ săn se và co rõ rệt. Ngoài ra, trong mỗi hộp sản phẩm đều có túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi vào phía trong hậu môn trong các trường hợp trĩ nội, đảm bảo an toàn và vệ sinh.
Tác dụng chuyên biệt của các hoạt chất có trong Gel bôi Cotripro:
- Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm.
- Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương.
- Hoạt chất Yomogin (Sesquiterpen) trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ. Kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.
- Đặc biệt hệ Gel Polycrylate crosspolymer giúp các dược chất giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả.
Sản phẩm còn có thêm dạng Viên uống Cotripro tác dụng cho hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa nguy cơ tái phát hiệu quả vì tác động sâu vào bên trong thành mạch.
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán CotriPro, bạn hãy xem TẠI ĐÂY
Hoặc đặt mua trực tiếp từ công ty TẠI ĐÂY (giao hàng thanh toán tại nhà)
Bệnh trĩ cấp độ 1 có cần phẫu thuật hay không?
Bệnh trĩ cấp độ 1 là giai đoạn nhẹ, có thể chữa trị một cách dứt điểm bằng cách thay đổi sinh hoạt, ăn uống và sử dụng các bài thuốc dân gian như đã nêu ở phần trên.
Phẫu thuật loại bỏ búi trĩ là phương pháp cuối cùng để điều trị trĩ ở mức độ nặng, có nhiều biến chứng. Bên cạnh đó, đây là cách chữa trị xâm lấn, khá tốn kém và gây đau nhiều cho bệnh nhân. Do đó đối với bệnh trĩ độ 1, tình trạng bệnh còn đang khá nhẹ thì phương pháp phẫu thuật không phải là lựa chọn để điều trị.
Thông tin thêm cho bạn: Tổng hợp cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay
Lời kết
Trên đây là một số thông tin hữu ích mà bạn cần biết về dấu hiệu nhận biết trĩ cấp độ 1 và cách điều trị dứt điểm. Hãy đừng quá lo lắng mà chỉ cần quan tâm bản thân mình nhiều hơn một chút, bạn sẽ dễ dàng giải quyết được những rắc rối mà bệnh trĩ gây ra!
Dấu hiệu nhận biết trĩ độ 1 và cách điều trị dứt điểm
Trĩ độ 1 là giai đoạn trĩ mới hình thành, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng chữa khỏi dứt điểm rất cao và không bị tái phát. Vì vậy, nhận biết sớm và điều trị trĩ ngay từ cấp độ 1 là việc làm cần thiết để tránh những biến chứng nguy hiểm do trĩ gây ra. Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Bệnh trĩ cấp độ 1 là gì?
Ở hậu môn có hệ thống đám rối tĩnh mạch cực kỳ phong phú có vai trò như một lớp đệm để hậu môn được khép kín. Đây chính là những búi trĩ tự nhiên của cơ thể, giúp chúng ta đảm bảo quá trình sinh lý bình thường.
Một số nguyên nhân sẽ khiến cho hệ thống tĩnh mạch (trĩ) bị sa giãn, căng phồng quá mức làm máu bị ứ đọng bất thường, búi trĩ sa ra ngoài. Bệnh nhân đi đại tiện phân cứng sẽ tác động lực gây vỡ thành mạch mỏng, chảy máu và đau nhức.
Dựa theo vị trí tổn thương, bệnh trĩ được phân thành hai loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội nằm ở giữa niêm mạc hậu môn và đường lược, được bao bọc bởi niêm mạc xung quanh. Trĩ ngoại hoàn toàn nằm ngoài ống hậu môn, xuất hiện khi đám rối tĩnh mạch quanh hậu môn bị giãn quá mức.
Trĩ cấp độ 1 là mức độ nhẹ nhất của bệnh trĩ, được mô tả là búi trĩ vừa hình thành, tuy vẫn nằm trong ống hậu môn nhưng đã sa xuống thấp dưới đường lược.
Đây là giai đoạn sớm nhất của bệnh trĩ, khi mà mạch máu nằm ở khu vực hậu môn bắt đầu sưng giãn, kích thước nhỏ khiến người bệnh không nhận ra bất thường. Bên cạnh đó, búi trĩ còn chưa sa hẳn ra ngoài mà vẫn được bọc bởi lớp niêm mạc hậu môn.
Còn trĩ ngoại không phân độ, nhưng cũng gây ra rất nhiều tác hại nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Tham khảo thêm tại: Cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại
Bệnh trĩ cấp độ 1 xuất hiện do đâu?
Bệnh trĩ cấp độ 1 có rất nhiều nguyên nhân gây nên. Có thể kể đến như sau:
- Do chế độ ăn uống thiếu khoa học, khi trong chế độ ăn hàng ngày thiếu chất xơ, uống ít nước, thường xuyên ăn thực phẩm cay nóng, chiên xào, nhiều dầu mỡ.
- Do bị táo bón hay bị tiêu chảy mãn tính.
- Do có thói quen hay đi đại tiện lâu hay thường xuyên nhịn đi đại tiện
- Do thường xuyên ngồi yên một chỗ do lười vận động hoặc do đặc thù công việc phải ngồi trong thời gian dài.
- Do làm những công việc nặng nhọc hay phải mang vác vật nặng.
- Do phụ nữ trong gian đoạn mang thai hoặc sau khi sinh con.
- Do cơ thể bị thừa cân béo phì làm cho tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng phải chịu nhiều áp lực.
Dấu hiệu nhận biết trĩ cấp độ 1
Bệnh trĩ thường có 4 dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là đi ngoài ra máu, tăng tiết dịch nhầy, đau ngứa hậu môn và cuối cùng là sa búi trĩ. Nếu như trĩ ngoại có thể nhìn thấy búi trĩ bằng mắt thường ở vùng rìa hậu môn thì với trĩ nội dấu hiệu ở cấp độ 1 rất khó phát hiện vì chúng nằm sau bên trong trực tràng. Bệnh nhân thường phát hiện trĩ tình cờ khi đi nội soi đại tràng. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ một thời gian bạn có thể thấy một số triệu chứng điển hình sau.
Đi ngoài ra máu nhưng không đau
Đi ngoài ra máu là triệu chứng đầu tiên và dễ nhận biết nhất ở bệnh trĩ. Máu thường xuất hiện khi người bệnh rặn mạnh khi đi đại tiện khiến phân chà sát vào các búi trĩ nội và gây chảy máu. Chảy máu ở bệnh trĩ thường là máu đỏ tươi, lượng máu chảy trong mỗi lần rất ít, và máu không lẫn vào phân nên người bệnh vô tình phát hiện được qua mắt thường hoặc giấy vệ sinh.
Cảm giác khó chịu và đau khi đi đại tiện
Trĩ độ 1 là giai đoạn đầu hình thành sự bất thường tại các mạch máu, đồng nghĩa với việc phình to và xâm lấn vào lòng hậu môn. Khối choán chỗ này có thể chèn ép các dây thần kinh tại đây tạo nên cảm giác đau đớn cho bệnh nhân.
Đôi khi người bệnh cảm thấy một vài cơn đau không rõ ràng, thể hiện rõ nhất lúc táo bón, bắt buộc phải rặn nhiều. Mặt khác, trĩ độ 1 còn mang đến sự vướng víu, khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày. Đối với trĩ ngoại, cơn đau tăng dần khiến cho bệnh nhân cảm thấy sợ hãi mỗi khi đi đại tiện.
Tăng tiết dịch, ngứa hậu môn
Để bảo vệ cơ thể, hậu môn sẽ tiết ra chất dịch để việc đi đại tiện được dễ dàng hơn. Trong trường hợp bệnh lý, búi trĩ sa xuống làm cơ vòng tại đây bị hở, khiến dịch chảy ra ngoài.
Bên cạnh đó, việc tiếp xúc của búi trĩ với môi trường ngoài dẫn đến sự xâm nhập của vi khuẩn, có thể gây viêm (với 4 dấu hiệu chính là sưng – nóng – đỏ – đau) và kích ứng gây ngứa ngáy, khó chịu cho bệnh nhân.
Mặc dù có những triệu chứng rất mơ hồ nhưng nếu để ý, bạn có thể phát hiện trĩ ngay từ sớm để có kết quả điều trị hiệu quả nhất.
Những nguy hiểm do bệnh trĩ cấp độ 1 gây nên
Bệnh trĩ độ 1 là giai đoạn khởi phát, ít có biểu hiện rõ rệt nên bệnh nhân thường không cảm thấy đau hay khó chịu ngay cả khi có máu chảy trong lúc đại tiện. Tuy là một bệnh lành tính nhưng gây nhiều khó khăn vì bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường bỏ qua những triệu chứng nhẹ và tâm lý thường ngại khi đi khám vùng kín.
Mặc dù trĩ độ 1 không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng nếu để trĩ phát triển đến các cấp độ nặng như trĩ độ 2, 3, 4 gây nhiều biến chứng như sa nghẹt búi trĩ, hoại tử, nhiễm khuẩn thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, giảm năng suất lao động, chất lượng giấc ngủ, tác động tiêu cực đến tâm sinh lý.
Bạn có thể quan tâm: Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì
Bệnh trĩ cấp độ 1 có tự khỏi được không?
Bệnh trĩ nhẹ hay còn gọi là bệnh trĩ độ 1 có thể cải thiện được bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà nhưng không thể tự khỏi được nếu không áp dụng bất cứu biện pháp điều trị hoặc chăm sóc nào.
Bệnh trĩ độ 1 có thể khỏi nếu người bệnh chăm sóc và cải thiện chế độ sinh hoạt lành mạnh. Nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp bệnh sẽ phát triển sang cấp độ 2, 3 hoặc cấp độ 4 và có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Không những thế, nếu người bệnh tiếp tục những thói quen xấu như: ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, ngồi quá lâu khi đi đại tiện, rặn mạnh khi đi đại tiện, đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu… có thể khiến cho bệnh nghiêm trọng hơn.
Cách điều trị bệnh trĩ cấp độ 1
Ngay khi xuất hiện một trong các triệu chứng đã nêu ở trên tức là bạn đang có khả năng bị bệnh trĩ rất cao. Tất nhiên, một số căn bệnh khác cũng có dấu hiệu tương tự, thông báo rằng cơ thể của bạn đã mất đi hoạt động sinh lý bình thường. Chính vì thế, bạn nên đến các bệnh viện, cơ sở y tế sớm nhất để được thăm khám và tư vấn hiệu quả.
Bạn có thể tham khảo: Top 8 bệnh viện khám và điều trị trĩ tốt hiện nay
Trên thực tế, đa số chúng ta lại lựa chọn phương pháp ‘chịu đựng’ hay tìm kiếm các bài thuốc cổ truyền trên mạng để tự chữa trị cho mình. Đây là cách làm cực kỳ nguy hiểm có thể khiến cho vết thương bị nhiễm trùng. Đồng thời việc đánh giá mức độ bệnh không đúng dẫn đến chữa trị sai lầm, gây ra những biến chứng không thể lường trước được.
Tất cả các cách chữa bệnh đều cần sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị, bao gồm:
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bệnh trĩ độ 1. Chỉ cần thay đổi những thói quen xấu và tập duy trì lối sống lành mạnh là bạn đã hạn chế cũng như cải thiện được rất nhiều tình trạng bệnh. Bằng cách:
- Hãy giảm cân nếu thừa cân, béo phì (BMI>=25): Giảm áp lực lên các tế bào và mạch máu vùng hậu môn – trực tràng.
- Tăng cường lưu thông máu bằng cách vận động, tập thể dục đều đặn, ngâm hậu môn bằng nước ấm mỗi ngày.
- Hạn chế ngồi xổm vì đây là tư thế làm giảm tuần hoàn tại khung xương chậu, gây ứ máu tạo nên búi trĩ. Không ngồi nhiều trên bề mặt cứng, tránh tác động, chèn ép tăng cơn đau trong bệnh trĩ.
- Tạo thói quen đi cầu đều đặn, vào một giờ nhất định trong ngày. Nếu khó đi tiêu, phân rắn thì chia ra đi 2 lần 1 ngày để giảm áp lực cho các tĩnh mạch quanh hậu môn.
- Tuyệt đối không nhịn đại tiện, vì đây là thói quen xấu dẫn đến tình trạng táo bón.
- Nên sử dụng bồn vệ sinh ngồi bệt, tránh đi cầu quá lâu. Khi ngồi đi cầu, bạn nên đặt chân trên một chiếc ghế cao tầm 15cm để giúp bạn giảm bớt sức căng cho trĩ. Không nên ngồi vệ sinh lâu hơn 5 phút.
- Ngồi quá lâu trong một thời gian dài sẽ gây áp lực lên các búi tĩnh mạch trĩ, gây giãn quá mức và gia tặng bệnh trĩ. Nên thường xuyên thay đổi tư thế, nghỉ ngơi đi lại vận động hơn.
- Giấy vệ sinh thô có thể làm trầy xước và gây kích ứng da nhiều hơn. Để làm dịu cơn đau và giảm kích ứng, hãy sử dụng khăn ẩm hoặc khăn ướt y tế để vệ sinh vùng hậu môn.
- Tuyệt đối không gãi mạnh dù bị ngứa hậu môn . Vì gãi chỉ làm tăng chảy máu và kích thích, gây thêm áp lực lên cho búi trĩ vốn đã mềm và dễ bị tổn thương, chảy máu. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn.
Xem thêm: Tư thế sinh hoạt khoa học đối với người bị trĩ
Chế độ ăn uống khoa học
Ngoài chế độ sinh hoạt thì việc ăn uống khoa học cũng là một yếu tố giúp điều trị bệnh trĩ cấp độ 1 mang lại hiệu quả cao. Cụ thể như sau:
- Uống nhiều nước, nước trái cây để tạo khuôn và làm mềm phân, dễ đi cầu.
- Ăn nhiều trái cây, rau xanh nhằm bổ sung chất xơ. Chất xơ có đặc tính hút nước, làm phân xốp và mềm hơn.
- Nếu có tình trạng táo bón, hãy sử dụng thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ. Luôn cố gắng tự đi đại tiện để ngắt thuốc trong thời gian ngắn.
- Tránh xa các loại thực phẩm cay nóng, khó tiêu hóa, đồ uống chứa nồng độ caffein cao như cà phê, trà xanh,… có thể gây táo bón.
- Bệnh nhân bị trĩ luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu máu do xuất huyết dài ngày. Hãy bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều sắt như gan động vật, thịt bò, cá, rau bina, hạt điều,..
Thông tin thêm cho bạn: Thực đơn hàng ngày cho người bị trĩ
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Trĩ cấp độ 1 là giai đoạn bệnh ở mức độ nhẹ sẽ được cải thiện nhờ việc áp dụng các bài thuốc dân gian. Một số nguyên liệu tự nhiên mà bạn có thể tìm thấy để loại bỏ búi trĩ có thể kể đến như:
Sử dụng rau diếp cá
Diếp cá được xem là “khắc tinh” của bệnh trĩ vì trong rau diếp cá có 1 thành phần là Quercetin có tác dụng bảo vệ thành mạch trĩ, hạn chế sự giãn nở các tĩnh mạch trĩ hiệu quả.
Ngoài ra, trong tinh dầu diếp cá có chứa decanonyl acetaldehyde có tác dụng như một loại kháng sinh mạnh, tiêu diệt cả trực khuẩn mủ xanh, chống viêm nhiễm hậu môn rất hiệu quả.
Tuy nhiên, diếp cá chỉ dùng khi bạn bị trĩ ở giai đoạn nhẹ, và cần kiên trì áp dụng kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý thì hiệu quả điều trị mới cao. Dưới đây là một số cách dùng rau diếp cá để chữa bệnh trĩ mà nhiều người đã áp dụng hiệu quả
- Ăn sống trực tiếp rau diếp cá: Dùng rau diếp cá đã chuẩn bị ăn sống trực tiếp (có thể ăn tối đa theo khả năng bản thân ăn được). Tuy nhiên, cách làm này hơi khó thực hiện với những người bệnh không thích vị mát và mùi tanh đặc trưng của rau diếp cá.
- Đắp rau diếp cá lên búi trĩ: Dùng diếp cá đã chuẩn bị mang giã nát hoặc xay nhỏ. Lấy thành phẩm đắp vào vùng hậu môn. Dùng miếng vải mềm sạch hoặc bông gạc để cố định rau. Để khoảng 1 tiếng thì tháo ra. Ngày thực hiện 2 lần sáng – tối.
- Làm nước rau diếp cá uống hàng ngày: Cho khoảng 300g rau diếp cá đã chuẩn bị vào máy xay xay nhuyễn sau đó cho thêm khoảng 500ml nước lọc vào nguấy đều. Dùng dây lọc lọc bỏ bã và uống nước. Có thể pha thêm một chút đường hoặc mật ong để có thức uống thơm ngon hơn.
- Ngâm rửa, xông hơi búi trĩ bằng rau diếp cá: Cho rau vào nồi đun cùng khoảng 1 lit nước và 1 thìa muối tinh. Khi nồi sôi tiếp tục đun thêm khoảng 15 phút. Dùng nồi nước lá diếp cá còn nóng xông vùng hậu môn và búi dom cho tới khi nước ấm có thể tiếp tục dùng nước này ngâm, rửa vùng hậu môn và búi dom giúp giảm bớt cảm giác ngứa, khó chịu và làm teo búi dom khá hiệu quả.
Tham khảo đầy đủ tại: Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
Sử dụng quả sung
Trong quả sung có chứa hàm lượng chất xơ cao cùng một số hoạt tính có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm chứng sa búi trĩ giúp điều trị bệnh trĩ giai đoạn đầu. Đây cũng là loại quả dân gian dễ tìm, khá phổ biến ở nước ta. Vì vậy, điều trị bệnh trĩ độ 1 bằng sung quả là một phương pháp dân gian người bệnh trĩ có thể tham khảo thêm.
Cách dùng
- Ăn trực tiếp sung hàng ngày. Một ngày nên ăn dưới 500g và có thể chia ra nhiều lần ăn trong ngày.
- Dùng lá sung ngâm hậu môn . Bạn dùng các loại lá như cúc tần, lá lốt, lá ngải cứu, lá sung: mỗi loại 300g và 1 củ nghệ tươi. Rửa sạch các loại lá và nghệ tươi (đã thái lát) đã chuẩn bị, sau đó cho vào nồi to đun cùng 3 lit nước sạch. Khi nồi sôi, bắc ra và tiến hành xông hơi búi trĩ và vùng hậu môn. Khi nồi nước xông chỉ còn ấm nóng đem chắt nước rau chậu nhựa. Để nước lắng xuống và gạn lấy nước trong. Sau đó tiến hành ngâm vùng hậu môn trong khoảng 15 – 20 phút.
Xem hướng dẫn đầy đủ tại: Cách chữa bệnh trĩ bằng lá sung
Sử dụng lá lốt
Lá lốt còn là vị thuốc có nhiều tác dụng dược lý, được sử dụng làm thuốc khá phổ biến ở nhiều nước như Ấn Độ, Thái Lan. Dân gian thường dùng lá lốt kết hợp với lá cúc tần, lá ngải cứu, lá sung, nghệ để chữa trĩ bằng cách rửa sạch, đun sôi với nước, sau đó để nguội bớt, và xông ngâm hậu môn.
- Đem các loại thảo dược lá cúc tần, lá ngải cứu, lá sung, nghệ rửa sạch, để loại bỏ bụi bẩn trên lá. Nên rửa sạch bằng nước muối pha loãng.
- Vò nát các nguyên liệu, đun sôi với 1,5 – 2 lít nước sạch. Tiến hành đun sôi hỗn hợp nước này lên trong khoảng từ 1 đến 2 phút thì cho thêm một thìa muối hạt vào. Sau đó, đun sôi trong khoảng 10 phút, cho nốt 2 lát nghệ vào. Tiếp tục đun sôi khoảng 2 phút nữa thì tắt bếp, nhấc xuống để cho để nguội khoảng 30 – 40 độ C.
Xem chi tiết tại: Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt
Sử dụng Cotripro để điều trị bệnh trĩ cấp độ 1
Sớm nhìn ra được tiềm năng chữa bệnh của các loại cây thuốc nam quanh ta, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu thành công quy trình chiết tách cao dược liệu Ngải cứu, Cúc Tần, Lá lốt, Lá Sung, Nghệ…để ứng dụng sản xuất sản phẩm có tác dụng nhanh và mạnh hơn gấp nhiều lần có tên là Gel bôi CotriPro.
Với bệnh trĩ cấp độ 1, bạn có thể dùng gel bôi Cotripro bôi trực tiếp vào búi trĩ giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa rát, chảy máu, sưng viêm chỉ sau 3 -5 ngày sử dụng. Kiên trì sử dụng sau 3 -5 tuýp, bạn sẽ thấy búi trĩ săn se và co rõ rệt. Ngoài ra, trong mỗi hộp sản phẩm đều có túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi vào phía trong hậu môn trong các trường hợp trĩ nội, đảm bảo an toàn và vệ sinh.
Tác dụng chuyên biệt của các hoạt chất có trong Gel bôi Cotripro:
- Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm.
- Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương.
- Hoạt chất Yomogin (Sesquiterpen) trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ. Kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.
- Đặc biệt hệ Gel Polycrylate crosspolymer giúp các dược chất giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả.
Sản phẩm còn có thêm dạng Viên uống Cotripro tác dụng cho hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa nguy cơ tái phát hiệu quả vì tác động sâu vào bên trong thành mạch.
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán CotriPro, bạn hãy xem TẠI ĐÂY
Hoặc đặt mua trực tiếp từ công ty TẠI ĐÂY (giao hàng thanh toán tại nhà)
Bệnh trĩ cấp độ 1 có cần phẫu thuật hay không?
Bệnh trĩ cấp độ 1 là giai đoạn nhẹ, có thể chữa trị một cách dứt điểm bằng cách thay đổi sinh hoạt, ăn uống và sử dụng các bài thuốc dân gian như đã nêu ở phần trên.
Phẫu thuật loại bỏ búi trĩ là phương pháp cuối cùng để điều trị trĩ ở mức độ nặng, có nhiều biến chứng. Bên cạnh đó, đây là cách chữa trị xâm lấn, khá tốn kém và gây đau nhiều cho bệnh nhân. Do đó đối với bệnh trĩ độ 1, tình trạng bệnh còn đang khá nhẹ thì phương pháp phẫu thuật không phải là lựa chọn để điều trị.
Thông tin thêm cho bạn: Tổng hợp cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay
Lời kết
Trên đây là một số thông tin hữu ích mà bạn cần biết về dấu hiệu nhận biết trĩ cấp độ 1 và cách điều trị dứt điểm. Hãy đừng quá lo lắng mà chỉ cần quan tâm bản thân mình nhiều hơn một chút, bạn sẽ dễ dàng giải quyết được những rắc rối mà bệnh trĩ gây ra!