Có nên cắt trĩ không? Khi nào cần phẫu thuật?

Phẫu thuật cắt trĩ được coi là phương pháp tối ưu nhất trong điều trị bệnh trĩ bệnh hiệu quả. Vậy có nên cắt trĩ không? Khi nào cần phẫu thuật cắt trĩ? Cùng lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia.

Tại sao phải phẫu thuật cắt trĩ?

Tại sao phải phẫu thuật cắt trĩ? 1

Với những trường hợp bị trĩ nặng (búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, không thể tự co lên được, gây vướng víu, khó chịu) hoặc áp dụng tất cả các biện pháp điều trị nội khoa mà không mang đến hiệu quả bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật cắt trĩ. Nếu bệnh trĩ không được điều trị kịp thời, để lâu ngày bệnh trĩ sẽ phát triển nặng hơn, khi búi trĩ phát triển lớn rất nguy hiểm và có thể gây những biến chứng nguy hiểm dưới đây:

  • Biểu hiện máu chảy nhiều và diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi
  • Sa trực tràng, trĩ nghẹt
  • Huyết khối búi trĩ, đôi khi huyết khối cả tĩnh mạch trĩ
  • Rối loạn chức năng cơ thắt (Cơ thắt yếu, không giữ được phân và hơi, co cơ thắt)
  • Vỡ búi trĩ ngoại
  • Gây các bệnh thứ phát kèm theo như: Nứt kẽ hậu môn, viêm ngứa hậu môn – trực tràng, viêm hốc, gây áp xe, rò quanh hậu môn – trực tràng
  • Biến chứng nặng nề: Có thể gây huyết khối di chuyển lên mạc treo gây nghẽn mạch, nhiễm khuẩn máu,…

Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các biểu hiện của bệnh có thể gây ảnh hưởng là nỗi ám ảnh thường ngày của rất nhiều người, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống.Vì vậy người bệnh nên tìm đến những phương pháp điều trị an toàn mà hiệu quả, cần điều trị sớm ngay từ những dáu hiệu nhẹ đầu tiên.

>>> Thông tin thêm cho bạn: Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Có nên phẫu thuật cắt trĩ không?

Trĩ hay còn được gọi với tên gọi dân gian là bệnh lòi dom, bệnh hình thành do đám rối tĩnh mạch trĩ dãn quá mức (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn gây nên bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong trạng thái bình thường, các mô này giúp kiểm soát phân thải ra. Khi các mô này phồng lên do sưng hoặc viêm thì gọi là trĩ.

Bệnh trĩ nếu được phát hiện và điều trị từ sớm sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng và gây ra các biến chứng khó lường.

Đầu tiên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất. Tùy theo tình trạng, mức độ tiến triển và giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp nhất.

Không chỉ riêng bệnh trĩ, tất cả các bệnh lý đều được ưu tiên sử dụng các phương pháp điều trị nội khoa với các loại thuốc phù hợp. Phẫu thuật luôn là biện pháp điều trị được cân nhắc sử dụng sau cùng khi mà bệnh phát triển nặng hoặc các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả. Tương tự như các phương pháp phẫu thuật khác, phẫu thuật cắt trĩ cũng có một số rủi ro và nguy cơ nhất định nếu không được thực hiện và chăm sóc theo chỉ định.

Phẫu thuật cắt trĩ được đánh giá là phương pháp điều trị triệt để nhất. Chỉ sau một ca mổ là bạn đã nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh trĩ đeo bám gây khổ sở.

Tóm lại, việc cân nhắc xem có nên cắt trĩ hay không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và cần có sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng trường hợp cụ thể. Sẽ không có trường hợp bệnh trĩ nào cũng lựa chọn phương pháp điều trị giống nhau hoàn toàn.

Khi nào nên thực hiện phẫu thuật cắt mổ trĩ?

Khi nào nên thực hiện phẫu thuật cắt mổ trĩ? 1

Không phải bệnh nhân trĩ nào cũng cần phải thực hiện biện páp phẫu thuật cắt trĩ. Bởi phẫu thuật xong vẫn có khả năng bị trĩ tái phát. Cũng như các phương pháp điều trị khác, cắt trĩ vẫn có thể xảy ra những rủi ro nhất định với người bệnh như:

  • Bệnh nhân có thể gặp phải vấn đề dị ứng chỗ cắt trĩ, sốc thuốc trong quá trình gây mê.
  • Nguy cơ nhiễm trùng hoặc biến chứng sau phẫu thuật nếu không được chăm sóc vệ sinh phù hợp. Búi trĩ hoàn toàn có thể hình thành lại do tiểu phẫu chỉ cắt bỏ được phần ngọn, chứ không loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh.
Khi nào nên thực hiện cắt trĩ sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Việc này cần dựa trên tình trạng bệnh thực tế và sức khỏe, thể trạng của bệnh nhân để quyết định.

Như đã đề cập ở trên, đầu tiên bác sĩ sẽ ưu tiên chỉ định các phương pháp điều trị nội khoa trước, hạn chế các phẫu thuật cắt trĩ nếu không cần thiết. Còn những trường hợp bệnh nhân được chỉ định cắt trĩ phần lớn là liên quan đến một số yếu tố sau:

  • Các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả như mong đợi, việc điều trị bằng thuốc không đáp ứng, tình trạng trĩ không được cải thiện.
  • Bệnh nhân bị trĩ nội nhưng búi trĩ sa ra ngoài. Tại vị trí bị trĩ có dấu hiệu đau ngứa, rát, khó chịu ở hậu môn. Mức độ sa trĩ đã tương đối, cần can thiệp.
  • Tình trạng chảu máu kéo dài tại vị trí trĩ, gây ra thiếu máu.
  • Bệnh nhân mắc bệnh trĩ có biến chứng yếu cơ thắt hậu môn cần can thiệp.
  • Bệnh trĩ có kèm theo tình trạng nứt, dò, viêm xung quanh hậu môn.
  • Vị trí bệnh trĩ có biến chứng huyết khối. Có dấu hiệu bệnh viêm, phù nề, nghẹt và hoại tử.
  • Người mắc bệnh trĩ kết hợp cùng với tình trạng sa niêm mạc trực tràng (hay còn gọi là tình trạng trĩ vòng).

Ở mỗi cấp độ của bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Phẫu thuật cắt trĩ thường áp dụng cho những trường hợp bị trĩ cấp độ 3 và 4, còn với những trường hợp ở cấp độ 1 và 2 thường sử dụng các phương pháp điều trị nội khoa. Bác sĩ sẽ là người đưa ra chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị bệnh phù hợp với thể trạng của từng bệnh nhân.

Khi nào nên thực hiện phẫu thuật cắt mổ trĩ? 2

Trĩ cấp độ 1 và 2 – Có nên cắt trĩ không?

Những người mắc bệnh trĩ ở cấp độ 1 và 2 thường không nên sử dụng phẫu thuật cắt trĩ mà được bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa bằng dùng thuốc để làm teo búi trĩ. Bởi ở giai đoạn này, khả năng teo búi trĩ nhờ dùng thuốc là rất cao.

Bệnh nhân có thể điều trị nội khoa bằng thuốc Tây y hoặc Đông y.

  • Với Tây y: Bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân chủ yếu là các loại thuốc có thành phần kháng sinh để kháng viêm, giảm triệu chứng đau nhức, ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Một số loại thuốc bôi trĩ nhằm vững thành mạch, tăng sức bền tĩnh mạch, giảm đau tức thì cho người bệnh.
  • Với Đông y: Các bài thuốc Đông y có tác dụng lưu thông khí huyết cho cơ thể, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, phục hồi thể trạng từ bên trong. Đồng thời tác động trực tiếp để làm mềm, co và teo búi trĩ giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra.

>>> Bạn có thể quan tâm: Những loại thuốc Tây trị bệnh trĩ phổ biến hiện nay

Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả điều trị, người bệnh nên kết hợp chế độ sinh hoạt hợp lý, xây dựng chế độ ăn uống khoa học dành cho người bị trĩ và thiết lập thói quen khi đi vệ sinh phù hợp. Ngoài ra, điều trị nội khoa còn bao gồm cách ngâm hậu môn trong nước ấm để cải thiện triệu chứng đau rát và sưng vùng hậu môn.

Trong một số trường hợp nhất định, người mắc bệnh trĩ ở cấp độ 1 và 2 có nguy cơ tiến triển nặng có thể được chỉ định sử dụng thủ thuật thắt búi trĩ bằng dây thun hoặc chích xơ mạch máu.

Tác dụng của phương pháp điều trị này là không cho máu đi nuôi dưỡng các búi trĩ. Theo thời gian, các búi trĩ sẽ teo lại và rụng đi. Từ đó ngăn chặn bệnh phát triển nặng hơn. Khi thực hiện các phương pháp này, bệnh nhân thường được điều trị ngoại trú (không cần nằm viện).

Phẫu thuật cắt trĩ cấp độ 3 và 4

Khi bước sang cấp độ 3 và 4, người bệnh thường được chỉ định phẫu thuật. Nếu như người bệnh không được điều trị kịp thời búi trĩ sẽ phát triển nặng hơn và có thể gây nghẹt, hoại tử hậu môn. Ngoài ra, khi bệnh phát triển đến cấp độ 3 và 4 thì vùng hậu môn cũng sẽ bị ngứa rát nhiều hơn, sưng phồng và kèm theo tình trạng chảy máu nhiều gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ. Chính vì vậy, phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ là phương pháp can thiệp giúp người bệnh nhanh chóng giảm thiểu được nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, có không ít người bệnh băn khoan với phương pháp phẫu thuật vì sợ đau đơn. Thế nhưng, nhờ có sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành y đã có nhiều máy móc hiện đại cùng với sự hỗ trợ của thuốc mê người bệnh sẽ ít bị đau đơn hơn.

Phẫu thuật cắt trĩ cấp độ 3 và 4 1

Một số phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ phổ biến hiện nay có thể kể đến như: PPH (được tiến hành bằng máy khâu nối tự động); Longo (khâu đường vòng quanh búi trĩ trước khi cắt bỏ); sóng cao tần HCPT (áp dụng nguyên tắc nhiệt nội sinh); tia Laser (một loại thủ thuật ngoại trú)…

Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng về thời gian lành bệnh, mức độ gây đau đớn, biến chứng và chi phí thực hiện. Người bệnh sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc tình hình tài chính có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với mình.

Việc cắt trĩ sẽ không có nguy hiểm nếu người bệnh lựa chọn đúng phương pháp, được thực hiện bởi bệnh viện hoặc cơ sở uy tín và đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tay nghề giỏi.

Tham khảo chi tiết: Các phương pháp phẫu thuật trĩ tốt nhất hiện nay

Việc điều trị bệnh kéo dài nhưng bệnh vẫn tái đi tái lại nhiều lần không khỏi, hoặc khi ngừng dùng thuốc là bệnh trĩ lại phát triển với mức độ nhanh hơn; sự mệt mỏi, chán nản trong quá trình dùng thuốc mà không mang lại kết quả điều trị mong muốn… Đó là những lí do chủ yếu khiến người mắc bệnh trĩ lâu năm, người bị bệnh trĩ độ 3 và độ 4 muốn tìm đến phương pháp phẫu thuật với mong muốn chữa trị tận gốc bệnh trĩ.

Vì vậy, các lời khuyên phẫu thuật trĩ được đưa ra khi bệnh nhân đã mắc bệnh trĩ ở cấp độ 4 – cấp độ nguy hiểm. Lúc này, các búi trĩ phát triển với kích thước quá lớn bị sa ra bên ngoài hậu môn và mất khả năng co lại bên trong nên việc áp dụng chữa trị bằng phương pháp nội khoa dùng thuốc điều trị bệnh là hoàn toàn không có tác dụng. Không chỉ vậy, trĩ độ 4 cũng là thời điểm mà bệnh trĩ có thể gây biến chứng bất kì lúc nào nên việc phẫu thuật cắt trĩ là biện pháp khẩn thiết giúp điều trị nhanh chóng để đảm bảo sự an toàn, sức khỏe của bệnh nhân.

Đối với bệnh trĩ độ 3, các búi trĩ chưa mất khả năng co vào hậu môn hoàn toàn nên việc điều trị bệnh bằng các phương pháp nội khoa như: kết hợp dùng thuốc bôi điều trị tại chỗ và uống thuốc điều trị bên trong vẫn có thể giúp người bệnh kiểm soát và điều trị bệnh. Tuy nhiên, trĩ độ 3 cũng là một cấp độ nặng của bệnh trĩ nên việc điều trị đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại từ người bệnh mới đem lại hiệu quả như mong muốn.

Ngoài ra các bác sĩ cũng có thể chỉ định phẫu thuật với các trường hợp như trĩ vòng sa, trĩ lớn bị sa, chảy máu đáng kể, hoặc khi tất cả các phương pháp điều trị khác thất bại.

Có nên cắt trĩ không, bị trĩ ngoại có nên cắt không là những câu hỏi nhiều người muốn biết. Trĩ là căn bệnh ám ảnh của nhiều người, phổ biến và nguy hiểm đứng đầu trong các bệnh hậu môn trực tràng. Vây khi nào cần phẫu thuật cắt trĩ, phương pháp chữa trĩ dứt điểm là gì thì hãy tham khảo trong bài viết dưới đây.

 

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Có nên cắt trĩ không? Khi nào cần phẫu thuật?

Phẫu thuật cắt trĩ được coi là phương pháp tối ưu nhất trong điều trị bệnh trĩ bệnh hiệu quả. Vậy có nên cắt trĩ không? Khi nào cần phẫu thuật cắt trĩ? Cùng lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia.

Tại sao phải phẫu thuật cắt trĩ?

Tại sao phải phẫu thuật cắt trĩ? 1

Với những trường hợp bị trĩ nặng (búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, không thể tự co lên được, gây vướng víu, khó chịu) hoặc áp dụng tất cả các biện pháp điều trị nội khoa mà không mang đến hiệu quả bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật cắt trĩ. Nếu bệnh trĩ không được điều trị kịp thời, để lâu ngày bệnh trĩ sẽ phát triển nặng hơn, khi búi trĩ phát triển lớn rất nguy hiểm và có thể gây những biến chứng nguy hiểm dưới đây:

  • Biểu hiện máu chảy nhiều và diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi
  • Sa trực tràng, trĩ nghẹt
  • Huyết khối búi trĩ, đôi khi huyết khối cả tĩnh mạch trĩ
  • Rối loạn chức năng cơ thắt (Cơ thắt yếu, không giữ được phân và hơi, co cơ thắt)
  • Vỡ búi trĩ ngoại
  • Gây các bệnh thứ phát kèm theo như: Nứt kẽ hậu môn, viêm ngứa hậu môn – trực tràng, viêm hốc, gây áp xe, rò quanh hậu môn – trực tràng
  • Biến chứng nặng nề: Có thể gây huyết khối di chuyển lên mạc treo gây nghẽn mạch, nhiễm khuẩn máu,…

Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các biểu hiện của bệnh có thể gây ảnh hưởng là nỗi ám ảnh thường ngày của rất nhiều người, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống.Vì vậy người bệnh nên tìm đến những phương pháp điều trị an toàn mà hiệu quả, cần điều trị sớm ngay từ những dáu hiệu nhẹ đầu tiên.

>>> Thông tin thêm cho bạn: Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Có nên phẫu thuật cắt trĩ không?

Trĩ hay còn được gọi với tên gọi dân gian là bệnh lòi dom, bệnh hình thành do đám rối tĩnh mạch trĩ dãn quá mức (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn gây nên bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong trạng thái bình thường, các mô này giúp kiểm soát phân thải ra. Khi các mô này phồng lên do sưng hoặc viêm thì gọi là trĩ.

Bệnh trĩ nếu được phát hiện và điều trị từ sớm sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng và gây ra các biến chứng khó lường.

Đầu tiên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất. Tùy theo tình trạng, mức độ tiến triển và giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp nhất.

Không chỉ riêng bệnh trĩ, tất cả các bệnh lý đều được ưu tiên sử dụng các phương pháp điều trị nội khoa với các loại thuốc phù hợp. Phẫu thuật luôn là biện pháp điều trị được cân nhắc sử dụng sau cùng khi mà bệnh phát triển nặng hoặc các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả. Tương tự như các phương pháp phẫu thuật khác, phẫu thuật cắt trĩ cũng có một số rủi ro và nguy cơ nhất định nếu không được thực hiện và chăm sóc theo chỉ định.

Phẫu thuật cắt trĩ được đánh giá là phương pháp điều trị triệt để nhất. Chỉ sau một ca mổ là bạn đã nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh trĩ đeo bám gây khổ sở.

Tóm lại, việc cân nhắc xem có nên cắt trĩ hay không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và cần có sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng trường hợp cụ thể. Sẽ không có trường hợp bệnh trĩ nào cũng lựa chọn phương pháp điều trị giống nhau hoàn toàn.

Khi nào nên thực hiện phẫu thuật cắt mổ trĩ?

Khi nào nên thực hiện phẫu thuật cắt mổ trĩ? 1

Không phải bệnh nhân trĩ nào cũng cần phải thực hiện biện páp phẫu thuật cắt trĩ. Bởi phẫu thuật xong vẫn có khả năng bị trĩ tái phát. Cũng như các phương pháp điều trị khác, cắt trĩ vẫn có thể xảy ra những rủi ro nhất định với người bệnh như:

  • Bệnh nhân có thể gặp phải vấn đề dị ứng chỗ cắt trĩ, sốc thuốc trong quá trình gây mê.
  • Nguy cơ nhiễm trùng hoặc biến chứng sau phẫu thuật nếu không được chăm sóc vệ sinh phù hợp. Búi trĩ hoàn toàn có thể hình thành lại do tiểu phẫu chỉ cắt bỏ được phần ngọn, chứ không loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh.
Khi nào nên thực hiện cắt trĩ sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Việc này cần dựa trên tình trạng bệnh thực tế và sức khỏe, thể trạng của bệnh nhân để quyết định.

Như đã đề cập ở trên, đầu tiên bác sĩ sẽ ưu tiên chỉ định các phương pháp điều trị nội khoa trước, hạn chế các phẫu thuật cắt trĩ nếu không cần thiết. Còn những trường hợp bệnh nhân được chỉ định cắt trĩ phần lớn là liên quan đến một số yếu tố sau:

  • Các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả như mong đợi, việc điều trị bằng thuốc không đáp ứng, tình trạng trĩ không được cải thiện.
  • Bệnh nhân bị trĩ nội nhưng búi trĩ sa ra ngoài. Tại vị trí bị trĩ có dấu hiệu đau ngứa, rát, khó chịu ở hậu môn. Mức độ sa trĩ đã tương đối, cần can thiệp.
  • Tình trạng chảu máu kéo dài tại vị trí trĩ, gây ra thiếu máu.
  • Bệnh nhân mắc bệnh trĩ có biến chứng yếu cơ thắt hậu môn cần can thiệp.
  • Bệnh trĩ có kèm theo tình trạng nứt, dò, viêm xung quanh hậu môn.
  • Vị trí bệnh trĩ có biến chứng huyết khối. Có dấu hiệu bệnh viêm, phù nề, nghẹt và hoại tử.
  • Người mắc bệnh trĩ kết hợp cùng với tình trạng sa niêm mạc trực tràng (hay còn gọi là tình trạng trĩ vòng).

Ở mỗi cấp độ của bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Phẫu thuật cắt trĩ thường áp dụng cho những trường hợp bị trĩ cấp độ 3 và 4, còn với những trường hợp ở cấp độ 1 và 2 thường sử dụng các phương pháp điều trị nội khoa. Bác sĩ sẽ là người đưa ra chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị bệnh phù hợp với thể trạng của từng bệnh nhân.

Khi nào nên thực hiện phẫu thuật cắt mổ trĩ? 2

Trĩ cấp độ 1 và 2 – Có nên cắt trĩ không?

Những người mắc bệnh trĩ ở cấp độ 1 và 2 thường không nên sử dụng phẫu thuật cắt trĩ mà được bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa bằng dùng thuốc để làm teo búi trĩ. Bởi ở giai đoạn này, khả năng teo búi trĩ nhờ dùng thuốc là rất cao.

Bệnh nhân có thể điều trị nội khoa bằng thuốc Tây y hoặc Đông y.

  • Với Tây y: Bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân chủ yếu là các loại thuốc có thành phần kháng sinh để kháng viêm, giảm triệu chứng đau nhức, ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Một số loại thuốc bôi trĩ nhằm vững thành mạch, tăng sức bền tĩnh mạch, giảm đau tức thì cho người bệnh.
  • Với Đông y: Các bài thuốc Đông y có tác dụng lưu thông khí huyết cho cơ thể, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, phục hồi thể trạng từ bên trong. Đồng thời tác động trực tiếp để làm mềm, co và teo búi trĩ giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra.

>>> Bạn có thể quan tâm: Những loại thuốc Tây trị bệnh trĩ phổ biến hiện nay

Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả điều trị, người bệnh nên kết hợp chế độ sinh hoạt hợp lý, xây dựng chế độ ăn uống khoa học dành cho người bị trĩ và thiết lập thói quen khi đi vệ sinh phù hợp. Ngoài ra, điều trị nội khoa còn bao gồm cách ngâm hậu môn trong nước ấm để cải thiện triệu chứng đau rát và sưng vùng hậu môn.

Trong một số trường hợp nhất định, người mắc bệnh trĩ ở cấp độ 1 và 2 có nguy cơ tiến triển nặng có thể được chỉ định sử dụng thủ thuật thắt búi trĩ bằng dây thun hoặc chích xơ mạch máu.

Tác dụng của phương pháp điều trị này là không cho máu đi nuôi dưỡng các búi trĩ. Theo thời gian, các búi trĩ sẽ teo lại và rụng đi. Từ đó ngăn chặn bệnh phát triển nặng hơn. Khi thực hiện các phương pháp này, bệnh nhân thường được điều trị ngoại trú (không cần nằm viện).

Phẫu thuật cắt trĩ cấp độ 3 và 4

Khi bước sang cấp độ 3 và 4, người bệnh thường được chỉ định phẫu thuật. Nếu như người bệnh không được điều trị kịp thời búi trĩ sẽ phát triển nặng hơn và có thể gây nghẹt, hoại tử hậu môn. Ngoài ra, khi bệnh phát triển đến cấp độ 3 và 4 thì vùng hậu môn cũng sẽ bị ngứa rát nhiều hơn, sưng phồng và kèm theo tình trạng chảy máu nhiều gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ. Chính vì vậy, phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ là phương pháp can thiệp giúp người bệnh nhanh chóng giảm thiểu được nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, có không ít người bệnh băn khoan với phương pháp phẫu thuật vì sợ đau đơn. Thế nhưng, nhờ có sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành y đã có nhiều máy móc hiện đại cùng với sự hỗ trợ của thuốc mê người bệnh sẽ ít bị đau đơn hơn.

Phẫu thuật cắt trĩ cấp độ 3 và 4 1

Một số phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ phổ biến hiện nay có thể kể đến như: PPH (được tiến hành bằng máy khâu nối tự động); Longo (khâu đường vòng quanh búi trĩ trước khi cắt bỏ); sóng cao tần HCPT (áp dụng nguyên tắc nhiệt nội sinh); tia Laser (một loại thủ thuật ngoại trú)…

Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng về thời gian lành bệnh, mức độ gây đau đớn, biến chứng và chi phí thực hiện. Người bệnh sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc tình hình tài chính có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với mình.

Việc cắt trĩ sẽ không có nguy hiểm nếu người bệnh lựa chọn đúng phương pháp, được thực hiện bởi bệnh viện hoặc cơ sở uy tín và đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tay nghề giỏi.

Tham khảo chi tiết: Các phương pháp phẫu thuật trĩ tốt nhất hiện nay

Việc điều trị bệnh kéo dài nhưng bệnh vẫn tái đi tái lại nhiều lần không khỏi, hoặc khi ngừng dùng thuốc là bệnh trĩ lại phát triển với mức độ nhanh hơn; sự mệt mỏi, chán nản trong quá trình dùng thuốc mà không mang lại kết quả điều trị mong muốn… Đó là những lí do chủ yếu khiến người mắc bệnh trĩ lâu năm, người bị bệnh trĩ độ 3 và độ 4 muốn tìm đến phương pháp phẫu thuật với mong muốn chữa trị tận gốc bệnh trĩ.

Vì vậy, các lời khuyên phẫu thuật trĩ được đưa ra khi bệnh nhân đã mắc bệnh trĩ ở cấp độ 4 – cấp độ nguy hiểm. Lúc này, các búi trĩ phát triển với kích thước quá lớn bị sa ra bên ngoài hậu môn và mất khả năng co lại bên trong nên việc áp dụng chữa trị bằng phương pháp nội khoa dùng thuốc điều trị bệnh là hoàn toàn không có tác dụng. Không chỉ vậy, trĩ độ 4 cũng là thời điểm mà bệnh trĩ có thể gây biến chứng bất kì lúc nào nên việc phẫu thuật cắt trĩ là biện pháp khẩn thiết giúp điều trị nhanh chóng để đảm bảo sự an toàn, sức khỏe của bệnh nhân.

Đối với bệnh trĩ độ 3, các búi trĩ chưa mất khả năng co vào hậu môn hoàn toàn nên việc điều trị bệnh bằng các phương pháp nội khoa như: kết hợp dùng thuốc bôi điều trị tại chỗ và uống thuốc điều trị bên trong vẫn có thể giúp người bệnh kiểm soát và điều trị bệnh. Tuy nhiên, trĩ độ 3 cũng là một cấp độ nặng của bệnh trĩ nên việc điều trị đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại từ người bệnh mới đem lại hiệu quả như mong muốn.

Ngoài ra các bác sĩ cũng có thể chỉ định phẫu thuật với các trường hợp như trĩ vòng sa, trĩ lớn bị sa, chảy máu đáng kể, hoặc khi tất cả các phương pháp điều trị khác thất bại.

Có nên cắt trĩ không, bị trĩ ngoại có nên cắt không là những câu hỏi nhiều người muốn biết. Trĩ là căn bệnh ám ảnh của nhiều người, phổ biến và nguy hiểm đứng đầu trong các bệnh hậu môn trực tràng. Vây khi nào cần phẫu thuật cắt trĩ, phương pháp chữa trĩ dứt điểm là gì thì hãy tham khảo trong bài viết dưới đây.

 

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...