Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không? Có tự lành không?

Nứt kẽ hậu môn là căn bệnh xảy ra ở vùng tế nhị nên chúng ta thường âm thầm chịu đựng và không đi khám kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về căn bệnh nhằm đưa ra hướng giải quyết hợp lý, cùng tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

Nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn là gì? 1
Hình ảnh vết nứt hậu môn nằm ở bờ ngoài

Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng xuất hiện vết rách khoảng 0.5 – 1cm tại niêm mạc hậu môn, gây ra nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Đây là một bệnh lý phổ biến, thường xảy ra khi bạn gặp phải tình trạng táo bón, rặn gắng sức lúc đại tiện.

Nứt hậu môn là căn bệnh hay gặp ở tuổi trung niên, tuy nhiên có thể xuất hiện ở cả thanh thiếu niên, thậm chí trẻ nhỏ do một vài nguyên nhân khác nhau. Bệnh có thể chữa khỏi trong vòng một vài tuần nếu cải thiện được hiện tượng táo bón. Ngược lại, nếu để nứt kẽ hậu môn mạn tính dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm có thể sẽ phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Nguyên nhân gây ra bệnh nứt kẽ hậu môn

Nguyên nhân gây ra bệnh nứt kẽ hậu môn 1
Cục phân cứng khiến cho niêm mạc hậu môn bị tổn thương

Sau khi đã hiểu được nứt kẽ hậu môn là bệnh gì, bạn dễ dàng tìm ra được nguyên nhân gây ra tình trạng này.

  • Táo bón thường là ‘thủ phạm’ chính khiến cho hậu môn bị căng giãn quá mức mỗi khi đi đại tiện. Lúc này, người bệnh phải dặn mạnh để đẩy những cục phân rắn ra ngoài làm tổn thương lớp niêm mạc bên trong hậu môn. Không chỉ vậy, táo bón lâu ngày cũng làm cho cơ thắt hậu môn rối loạn, hậu quả là vùng bị tổn thương thiếu máu nuôi dưỡng. Chính vì thế, vết nứt ngày càng lớn và lâu lành, tạo điều kiện cho nhiều biến chứng nguy hiểm về sau.
  • Nứt kẽ hậu môn khi mang thai: Trong thời kì mang thai, trọng lượng ổ bụng gia tăng gây áp lực lên vùng xương chậu gây nứt kẽ hậu môn. Ngoài ra, khi mang thai, thai phụ thường phải bổ sung nhiều loại khoáng chất như canxi, sắt nên dễ gây táo bón. Táo bón kéo dài khiến mẹ bầu đại tiện phải dùng sức rặn làm cho niêm mạc vùng hậu môn bị tổn thương, gây nứt kẽ hậu môn.
  • Viêm nhiễm vùng hậu môn – trực tràng sau phẫu thuật cắt trĩ, quan hệ tình dục đường hậu môn… khiến cho các tế bào viêm tiết ra men phân hủy, giảm sức bền tổ chức và lớp niêm mạc dễ dàng bị bong rách tạo ổ loét.
  • Rối loạn tiêu hóa và một số bệnh về ruột như Corn, viêm đại tràng… cũng là nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn.
  • Một số bệnh gồm HIV, giang mai, herpes và yếu tố cơ địa do cơ vòng hậu môn của một số người nhỏ hơn bình thường.

>>> Thông tin thêm cho bạn: Nứt kẽ hậu môn sau sinh có nguy hiểm không?

Các dấu hiệu nhận biết nứt kẽ hậu môn

Các dấu hiệu nhận biết nứt kẽ hậu môn 1
Tính chất cơn đau là dấu hiệu đặc biệt để phân biệt nứt kẽ hậu môn với các bệnh khác

Triệu chứng của nứt kẽ hậu môn rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Thế nhưng, nếu để ý thì bạn có thể chữa bệnh một cách kịp thời và hiệu quả. Một số dấu hiệu thường xuyên xuất hiện bao gồm:

Đau hậu môn

Cảm giác đau trong bệnh nứt hậu môn được mô tả là cơn đau dữ dội, nóng rát trong và sau khi đi đại tiện. Tình trạng này có thể kéo dài tận vài giờ, nhất là những lúc có hiện tượng táo bón kèm theo. Đặc biệt, cơn đau diễn biến qua ba giai đoạn liên tiếp nhau:

  • Lúc khối phân đi qua hậu môn
  • Cơn đau giảm dần và biến mất trong vòng vài phút
  • Đau trở lại dữ dội hơn trước và đột ngột ngừng lại

Có máu đỏ tươi khi đi đại tiện

Đây là dấu hiệu dễ nhận biết của một tổn thương tại niêm mạc hậu môn, thường xuất hiện mỗi khi đi đại tiện. Bạn có thể phát hiện thấy máu tươi lẫn với một ít phân kèm đau rát cực kỳ rõ ràng. Nếu vết nứt lớn, đôi khi máu còn chảy thành tia khiến cho bệnh nhân sợ hãi mỗi khi đi cầu.

Cảm giác ngứa ngáy, sưng viêm tại hậu môn

Vết nứt tại kẽ hậu môn sẽ thông với môi trường ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển hình thành nên những ổ viêm. Bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy và sưng, nóng tại vùng bị tổn thương. Đôi khi vị trí này còn tiết ra dịch bất thường khiến cho bệnh nhân vô cùng bứt rứt và khó chịu.

Vết rách và da thừa, nhú hậu môn phì đại

Triệu chứng này không dễ phát hiện, thế nhưng bạn có thể cảm nhận được vết rách hay sờ thấy u nhú hậu môn phì đại. Các mẩu da thừa sẽ xuất hiện xung quanh vết nứt, thường là phần thấp nhất của tổn thương. Bên cạnh đó, u nhú lại lại có ở đầu trên, cần phân biệt với một số bệnh như ung thư, tổn thương ban đầu của lao, giang mai,…

Ngoài các dấu hiệu điển hình như trên, nứt kẽ hậu môn còn gây ra những tình trạng toàn thân bao gồm mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, da xanh xao,… nên bạn phải cực kỳ lưu ý và đi khám ngay khi có triệu chứng bất thường.

Phân biệt nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ

Phân biệt nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ 1
Sự khác nhau cơ bản giữa nứt kẽ hậu môn và trĩ cùng một số căn bệnh thường gặp khác

Những dấu hiệu của bệnh nứt kẽ hậu môn tương tự với bệnh trĩ ( đặc biệt là trĩ ngoại) nên nếu không có kinh nghiệm, bạn rất dễ nhầm lẫn và điều trị sai lầm. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và không bỏ lỡ giai đoạn chữa trị hiệu quả nhất của bệnh.

  • Trĩ có bản chất là các khối tĩnh mạch căng phồng và sưng viêm trong hoặc ngoài ống hậu môn. Nứt hậu môn lại biểu hiện bằng các vết rách và phần da thừa xung quanh vùng bị tổn thương.
  • Trong bệnh trĩ, búi tĩnh mạch sẽ lồi ra ngoài trong khi hậu môn bị nứt sẽ tạo ra lỗ hẹp, phần da xung quanh có thể tự phân hủy.
  • Bệnh trĩ có dấu hiệu đặc trưng là sa búi trĩ, chảy mủ. Ở giai đoạn đầu, bệnh trĩ ít khi gây đau, chỉ khi búi tĩnh mạch đã sưng tấy, viêm nhiễm mới gây đau nhức. Với bệnh nứt kẽ hậu môn, bạn sẽ cảm thấy vô cùng đau rát, nhất là lúc đại tiện phân cứng và kéo dài suốt cả ngày.

>>> Bạn có thể tham khảo: Búi trĩ bị sa ra ngoài phải làm sao?

Nứt kẽ hậu môn có tự lành không?

Nứt kẽ hậu môn có tự lành không? 1
Hình ảnh vết nứt tại hậu môn gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân

Nứt hậu môn là một dạng tổn thương niêm mạc ở bên ngoài, thường được chia làm 2 giai đoạn khác nhau bao gồm:

  • Giai đoạn cấp tính không kéo dài quá 6 tuần: Thường là những vết nứt nông và có kích thước nhỏ, người bệnh cảm nhận rõ được những cơn đau rát, có khi kéo dài cả ngày. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh tuy nhiên có thể tự lành nếu bạn phát hiện sớm và có một chế độ sinh hoạt lành mạnh.
  • Giai đoạn mạn tính kéo dài hơn 6 tuần, khi mà các vết nứt sâu và rộng hơn, thậm chí còn xuất hiện tình trạng viêm nhiễm. Bên cạnh những cơn đau nhức dai dẳng, bệnh nhân còn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút cân. Lúc này, vết nứt không thể tự lành mà cần phải có phương pháp điều trị đúng đắn, kịp thời.
Nứt kẽ hậu môn bao lâu mới lành là câu hỏi của rất nhiều người. Thông thường, vết nứt sẽ lành trong 6 – 8 tuần nếu bạn giải quyết được tình trạng táo bón của bản thân. Nếu kéo dài nhiều hơn khoảng thời gian này, bạn cần tìm đến một vài cách chữa trị khác để thúc đẩy quá trình lành bệnh cũng như giảm bớt các triệu chứng khó chịu.

Điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn như thế nào?

Nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng nứt kẽ hậu môn làm sao hết và có cách nào để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm hay không. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh, bác sĩ chuyên môn sẽ đưa ra một số phương pháp điều trị bao gồm:

Phương pháp nội khoa

Ở giai đoạn đầu của bệnh, khi mà vết nứt vừa xuất hiện, bạn hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ.

Thay đổi lối sống

Phương pháp nội khoa 1
Chất xơ chính là vũ khí hiệu quả giúp ‘đánh bại’ hiện tượng táo bón

Là yếu tố quan trọng và cần thiết bậc nhất trong quá trình điều trị nứt kẽ hậu môn. Bạn cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh bằng cách tập thể dục thường xuyên, uống nhiều nước và cung cấp đầy đủ chất xơ. Một vài thực phẩm lành mạnh giúp bạn ‘đánh bay’ hiện tượng táo bón có thể kể đến như rau xanh, cà rốt, khoai lang, hạt mè,…

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh xa những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ cũng như đồ uống kích thích gồm cà phê, trà xanh, rượu bia,… Bỏ thuốc lá và giảm cân là rất cần thiết để giảm bớt các yếu tố nguy cơ gây ra nứt kẽ hậu môn.

Ngâm hậu môn

Ngâm hậu môn là phương pháp giảm đau, chống viêm vô cùng đơn giản và hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 2 lít nước ấm và ngâm hậu môn sau mỗi lần đại tiện, trung bình 10 – 20 phút. Nhiệt độ vừa phải sẽ làm thư giãn cơ thắt đồng thời ngăn ngừa sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn có hại.

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế sử dụng xà phòng gây kích thích hậu môn. Ưu tiên lựa chọn những sản phẩm lành tính, an toàn và dùng giấy mềm để vệ sinh sạch sẽ sau khi ngâm rửa hậu môn.

Điều trị bằng thuốc

Để giảm bớt các triệu chứng khó chịu và giúp vết thương nhanh lành, bạn có thể tham khảo một số thuốc như:

  • Thuốc làm mềm phân: Bisacodyl, Duphalac,… cải thiện táo bón, giúp nhuận tràng và bôi trơn đường tiêu hóa.
  • Thuốc giảm đau chứa hoạt chất paracetamol: Anusol-HC, Oxit kẽm,… thường ở dạng kem, làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh.
  • Thuốc chẹn kênh calci: Nifedipin, Amlodipin,… có tác dụng giãn cơ thắt hậu môn một cách hiệu quả.
  • Thuốc kháng sinh: Cefadroxil, Cephalexin,… ngăn ngừa vi khuẩn đường tiêu hóa trong trường hợp có nhiễm khuẩn.

Gel bôi Cotripro

Phương pháp nội khoa 2
Cotripro gel có tác dụng giảm đau, chống viêm rõ rệt chỉ sau 1 liệu trình

Được chiết xuất từ nhiều thành phần thảo dược lành tính như cúc tần, nghệ tươi, quả sung,… gel bôi Cotripro là lựa chọn hoàn hảo cho bệnh nhân nứt kẽ hậu môn. Không chỉ làm dịu mát nơi tổn thương, Cotripro gel còn có khả năng chống viêm, tiêu sưng nhằm giảm bớt các cơn đau rát dai dẳng cho bạn.

Đặc biệt, nhờ các hoạt chất lành tính, sản phẩm không gây ra tác dụng phụ, đặc biệt phù hợp với những đối tượng nhạy cảm như phụ nữ có thai, trẻ em,… Dùng Cotripro gel bằng cách bôi trực tiếp lên vùng tổn thương 3 – 5 lần mỗi ngày, các triệu chứng sẽ được cải thiện rõ rệt chỉ trong một liệu trình.

Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY

Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ

Phương pháp ngoại khoa

Phương pháp ngoại khoa 1
Phẫu thuật là giải pháp cuối cùng để điều trị nứt kẽ hậu môn

Nếu điều trị nứt kẽ hậu môn bằng nội khoa không có hiệu quả, bệnh nhân buộc phải can thiệp ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật. Những kỹ thuật hiện đại được áp dụng nhiều tại cơ sở y tế có thể kể đến như:

Nong hậu môn: Chỉ định trong những trường hợp bệnh nhân có hậu môn nhỏ hoặc chít hẹp gây khó khăn khi đi đại tiện.

Bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ như ống nội soi, que nong để nới rộng ống hậu môn trong thời gian dài. Ưu điểm của phương pháp này là khôi phục lại chức năng của hậu môn, ít gây đau và chi phí không quá cao.

Cắt cơ vòng hậu môn: Là kỹ thuật mở rộng hậu môn bằng cách rạch một đường ngay tại vết nứt. Tuy thực hiện khá đơn giản nhưng phương pháp này lại gây đau nhiều cho bệnh nhân và tăng nguy cơ nhiễm trùng sau mổ.

Thủ thuật STARR: Thường được áp dụng cho những trường hợp táo bón lâu ngày gây rách hậu môn. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ cắt mô thừa trong trực tràng bằng 2 máy khâu bấm chuyên dụng.

Điểm cộng của thủ thuật là tỷ lệ thành công cao, bệnh nhân nhanh xuất viện. Thế nhưng, cũng cần chú ý đến những biến chứng sớm như xuất huyết, rò trực tràng,…

Các phương pháp ngoại khoa là lựa chọn cuối cùng để điều trị cho trường hợp nứt kẽ hậu môn nặng, chảy máu nhiều và đau rát không thuyên giảm. Những kỹ thuật này tuy hiệu quả nhưng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, chỉ 20% bệnh nhân cần phẫu thuật khi bệnh không đáp ứng với cách chữa trị trước đó.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là một căn bệnh rất dễ tái phát nếu bạn không giải quyết được tình trạng táo bón. Vậy nên, kể cả khi đã điều trị khỏi thì bạn cũng nên duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để ngăn ngừa táo bón. Một số biện pháp đơn giản mà bạn có thể tham khảo bao gồm:

  • Có chế độ dinh dưỡng cân bằng và phù hợp, bổ sung chất xơ từ khoai môn, khoai lang, cà rốt,… Hạn chế tối đa thức ăn nhanh, rượu bia, thuốc lá,… và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Bạn nên tập thói quen đi cầu ít nhất mỗi ngày một lần vào giờ cố định để tránh hiện tượng táo bón.
  • Tập thể dục mỗi ngày để nâng cao hệ miễn dịch cũng như cải thiện hệ tiêu hóa của bạn.
  • Sau khi đại tiện, hãy sử dụng nước để vệ sinh sạch sẽ đồng thời dùng khăn giấy mềm lau khô hậu môn. Môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển dẫn đến sưng nề, viêm nhiễm.
  • Nếu phát hiện viêm hậu môn hoặc viêm đại tràng, bạn cần đến cơ sở y tế để chữa trị kịp thời trước khi chúng gây ra những biến chứng nặng nề hơn như nứt hậu môn, rò hậu môn.

Lời kết

Bài viết trên đây đã phần nào giải đáp cho bạn những thắc mắc về bệnh nứt kẽ hậu môn. Hy vọng rằng bạn sẽ có được kiến thức tổng quan để tìm ra phương pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả căn bệnh khó chịu này!

 

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không? Có tự lành không?

Nứt kẽ hậu môn là căn bệnh xảy ra ở vùng tế nhị nên chúng ta thường âm thầm chịu đựng và không đi khám kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về căn bệnh nhằm đưa ra hướng giải quyết hợp lý, cùng tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

Nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn là gì? 1
Hình ảnh vết nứt hậu môn nằm ở bờ ngoài

Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng xuất hiện vết rách khoảng 0.5 – 1cm tại niêm mạc hậu môn, gây ra nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Đây là một bệnh lý phổ biến, thường xảy ra khi bạn gặp phải tình trạng táo bón, rặn gắng sức lúc đại tiện.

Nứt hậu môn là căn bệnh hay gặp ở tuổi trung niên, tuy nhiên có thể xuất hiện ở cả thanh thiếu niên, thậm chí trẻ nhỏ do một vài nguyên nhân khác nhau. Bệnh có thể chữa khỏi trong vòng một vài tuần nếu cải thiện được hiện tượng táo bón. Ngược lại, nếu để nứt kẽ hậu môn mạn tính dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm có thể sẽ phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Nguyên nhân gây ra bệnh nứt kẽ hậu môn

Nguyên nhân gây ra bệnh nứt kẽ hậu môn 1
Cục phân cứng khiến cho niêm mạc hậu môn bị tổn thương

Sau khi đã hiểu được nứt kẽ hậu môn là bệnh gì, bạn dễ dàng tìm ra được nguyên nhân gây ra tình trạng này.

  • Táo bón thường là ‘thủ phạm’ chính khiến cho hậu môn bị căng giãn quá mức mỗi khi đi đại tiện. Lúc này, người bệnh phải dặn mạnh để đẩy những cục phân rắn ra ngoài làm tổn thương lớp niêm mạc bên trong hậu môn. Không chỉ vậy, táo bón lâu ngày cũng làm cho cơ thắt hậu môn rối loạn, hậu quả là vùng bị tổn thương thiếu máu nuôi dưỡng. Chính vì thế, vết nứt ngày càng lớn và lâu lành, tạo điều kiện cho nhiều biến chứng nguy hiểm về sau.
  • Nứt kẽ hậu môn khi mang thai: Trong thời kì mang thai, trọng lượng ổ bụng gia tăng gây áp lực lên vùng xương chậu gây nứt kẽ hậu môn. Ngoài ra, khi mang thai, thai phụ thường phải bổ sung nhiều loại khoáng chất như canxi, sắt nên dễ gây táo bón. Táo bón kéo dài khiến mẹ bầu đại tiện phải dùng sức rặn làm cho niêm mạc vùng hậu môn bị tổn thương, gây nứt kẽ hậu môn.
  • Viêm nhiễm vùng hậu môn – trực tràng sau phẫu thuật cắt trĩ, quan hệ tình dục đường hậu môn… khiến cho các tế bào viêm tiết ra men phân hủy, giảm sức bền tổ chức và lớp niêm mạc dễ dàng bị bong rách tạo ổ loét.
  • Rối loạn tiêu hóa và một số bệnh về ruột như Corn, viêm đại tràng… cũng là nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn.
  • Một số bệnh gồm HIV, giang mai, herpes và yếu tố cơ địa do cơ vòng hậu môn của một số người nhỏ hơn bình thường.

>>> Thông tin thêm cho bạn: Nứt kẽ hậu môn sau sinh có nguy hiểm không?

Các dấu hiệu nhận biết nứt kẽ hậu môn

Các dấu hiệu nhận biết nứt kẽ hậu môn 1
Tính chất cơn đau là dấu hiệu đặc biệt để phân biệt nứt kẽ hậu môn với các bệnh khác

Triệu chứng của nứt kẽ hậu môn rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Thế nhưng, nếu để ý thì bạn có thể chữa bệnh một cách kịp thời và hiệu quả. Một số dấu hiệu thường xuyên xuất hiện bao gồm:

Đau hậu môn

Cảm giác đau trong bệnh nứt hậu môn được mô tả là cơn đau dữ dội, nóng rát trong và sau khi đi đại tiện. Tình trạng này có thể kéo dài tận vài giờ, nhất là những lúc có hiện tượng táo bón kèm theo. Đặc biệt, cơn đau diễn biến qua ba giai đoạn liên tiếp nhau:

  • Lúc khối phân đi qua hậu môn
  • Cơn đau giảm dần và biến mất trong vòng vài phút
  • Đau trở lại dữ dội hơn trước và đột ngột ngừng lại

Có máu đỏ tươi khi đi đại tiện

Đây là dấu hiệu dễ nhận biết của một tổn thương tại niêm mạc hậu môn, thường xuất hiện mỗi khi đi đại tiện. Bạn có thể phát hiện thấy máu tươi lẫn với một ít phân kèm đau rát cực kỳ rõ ràng. Nếu vết nứt lớn, đôi khi máu còn chảy thành tia khiến cho bệnh nhân sợ hãi mỗi khi đi cầu.

Cảm giác ngứa ngáy, sưng viêm tại hậu môn

Vết nứt tại kẽ hậu môn sẽ thông với môi trường ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển hình thành nên những ổ viêm. Bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy và sưng, nóng tại vùng bị tổn thương. Đôi khi vị trí này còn tiết ra dịch bất thường khiến cho bệnh nhân vô cùng bứt rứt và khó chịu.

Vết rách và da thừa, nhú hậu môn phì đại

Triệu chứng này không dễ phát hiện, thế nhưng bạn có thể cảm nhận được vết rách hay sờ thấy u nhú hậu môn phì đại. Các mẩu da thừa sẽ xuất hiện xung quanh vết nứt, thường là phần thấp nhất của tổn thương. Bên cạnh đó, u nhú lại lại có ở đầu trên, cần phân biệt với một số bệnh như ung thư, tổn thương ban đầu của lao, giang mai,…

Ngoài các dấu hiệu điển hình như trên, nứt kẽ hậu môn còn gây ra những tình trạng toàn thân bao gồm mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, da xanh xao,… nên bạn phải cực kỳ lưu ý và đi khám ngay khi có triệu chứng bất thường.

Phân biệt nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ

Phân biệt nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ 1
Sự khác nhau cơ bản giữa nứt kẽ hậu môn và trĩ cùng một số căn bệnh thường gặp khác

Những dấu hiệu của bệnh nứt kẽ hậu môn tương tự với bệnh trĩ ( đặc biệt là trĩ ngoại) nên nếu không có kinh nghiệm, bạn rất dễ nhầm lẫn và điều trị sai lầm. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và không bỏ lỡ giai đoạn chữa trị hiệu quả nhất của bệnh.

  • Trĩ có bản chất là các khối tĩnh mạch căng phồng và sưng viêm trong hoặc ngoài ống hậu môn. Nứt hậu môn lại biểu hiện bằng các vết rách và phần da thừa xung quanh vùng bị tổn thương.
  • Trong bệnh trĩ, búi tĩnh mạch sẽ lồi ra ngoài trong khi hậu môn bị nứt sẽ tạo ra lỗ hẹp, phần da xung quanh có thể tự phân hủy.
  • Bệnh trĩ có dấu hiệu đặc trưng là sa búi trĩ, chảy mủ. Ở giai đoạn đầu, bệnh trĩ ít khi gây đau, chỉ khi búi tĩnh mạch đã sưng tấy, viêm nhiễm mới gây đau nhức. Với bệnh nứt kẽ hậu môn, bạn sẽ cảm thấy vô cùng đau rát, nhất là lúc đại tiện phân cứng và kéo dài suốt cả ngày.

>>> Bạn có thể tham khảo: Búi trĩ bị sa ra ngoài phải làm sao?

Nứt kẽ hậu môn có tự lành không?

Nứt kẽ hậu môn có tự lành không? 1
Hình ảnh vết nứt tại hậu môn gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân

Nứt hậu môn là một dạng tổn thương niêm mạc ở bên ngoài, thường được chia làm 2 giai đoạn khác nhau bao gồm:

  • Giai đoạn cấp tính không kéo dài quá 6 tuần: Thường là những vết nứt nông và có kích thước nhỏ, người bệnh cảm nhận rõ được những cơn đau rát, có khi kéo dài cả ngày. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh tuy nhiên có thể tự lành nếu bạn phát hiện sớm và có một chế độ sinh hoạt lành mạnh.
  • Giai đoạn mạn tính kéo dài hơn 6 tuần, khi mà các vết nứt sâu và rộng hơn, thậm chí còn xuất hiện tình trạng viêm nhiễm. Bên cạnh những cơn đau nhức dai dẳng, bệnh nhân còn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút cân. Lúc này, vết nứt không thể tự lành mà cần phải có phương pháp điều trị đúng đắn, kịp thời.
Nứt kẽ hậu môn bao lâu mới lành là câu hỏi của rất nhiều người. Thông thường, vết nứt sẽ lành trong 6 – 8 tuần nếu bạn giải quyết được tình trạng táo bón của bản thân. Nếu kéo dài nhiều hơn khoảng thời gian này, bạn cần tìm đến một vài cách chữa trị khác để thúc đẩy quá trình lành bệnh cũng như giảm bớt các triệu chứng khó chịu.

Điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn như thế nào?

Nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng nứt kẽ hậu môn làm sao hết và có cách nào để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm hay không. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh, bác sĩ chuyên môn sẽ đưa ra một số phương pháp điều trị bao gồm:

Phương pháp nội khoa

Ở giai đoạn đầu của bệnh, khi mà vết nứt vừa xuất hiện, bạn hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ.

Thay đổi lối sống

Phương pháp nội khoa 1
Chất xơ chính là vũ khí hiệu quả giúp ‘đánh bại’ hiện tượng táo bón

Là yếu tố quan trọng và cần thiết bậc nhất trong quá trình điều trị nứt kẽ hậu môn. Bạn cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh bằng cách tập thể dục thường xuyên, uống nhiều nước và cung cấp đầy đủ chất xơ. Một vài thực phẩm lành mạnh giúp bạn ‘đánh bay’ hiện tượng táo bón có thể kể đến như rau xanh, cà rốt, khoai lang, hạt mè,…

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh xa những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ cũng như đồ uống kích thích gồm cà phê, trà xanh, rượu bia,… Bỏ thuốc lá và giảm cân là rất cần thiết để giảm bớt các yếu tố nguy cơ gây ra nứt kẽ hậu môn.

Ngâm hậu môn

Ngâm hậu môn là phương pháp giảm đau, chống viêm vô cùng đơn giản và hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 2 lít nước ấm và ngâm hậu môn sau mỗi lần đại tiện, trung bình 10 – 20 phút. Nhiệt độ vừa phải sẽ làm thư giãn cơ thắt đồng thời ngăn ngừa sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn có hại.

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế sử dụng xà phòng gây kích thích hậu môn. Ưu tiên lựa chọn những sản phẩm lành tính, an toàn và dùng giấy mềm để vệ sinh sạch sẽ sau khi ngâm rửa hậu môn.

Điều trị bằng thuốc

Để giảm bớt các triệu chứng khó chịu và giúp vết thương nhanh lành, bạn có thể tham khảo một số thuốc như:

  • Thuốc làm mềm phân: Bisacodyl, Duphalac,… cải thiện táo bón, giúp nhuận tràng và bôi trơn đường tiêu hóa.
  • Thuốc giảm đau chứa hoạt chất paracetamol: Anusol-HC, Oxit kẽm,… thường ở dạng kem, làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh.
  • Thuốc chẹn kênh calci: Nifedipin, Amlodipin,… có tác dụng giãn cơ thắt hậu môn một cách hiệu quả.
  • Thuốc kháng sinh: Cefadroxil, Cephalexin,… ngăn ngừa vi khuẩn đường tiêu hóa trong trường hợp có nhiễm khuẩn.

Gel bôi Cotripro

Phương pháp nội khoa 2
Cotripro gel có tác dụng giảm đau, chống viêm rõ rệt chỉ sau 1 liệu trình

Được chiết xuất từ nhiều thành phần thảo dược lành tính như cúc tần, nghệ tươi, quả sung,… gel bôi Cotripro là lựa chọn hoàn hảo cho bệnh nhân nứt kẽ hậu môn. Không chỉ làm dịu mát nơi tổn thương, Cotripro gel còn có khả năng chống viêm, tiêu sưng nhằm giảm bớt các cơn đau rát dai dẳng cho bạn.

Đặc biệt, nhờ các hoạt chất lành tính, sản phẩm không gây ra tác dụng phụ, đặc biệt phù hợp với những đối tượng nhạy cảm như phụ nữ có thai, trẻ em,… Dùng Cotripro gel bằng cách bôi trực tiếp lên vùng tổn thương 3 – 5 lần mỗi ngày, các triệu chứng sẽ được cải thiện rõ rệt chỉ trong một liệu trình.

Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY

Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ

Phương pháp ngoại khoa

Phương pháp ngoại khoa 1
Phẫu thuật là giải pháp cuối cùng để điều trị nứt kẽ hậu môn

Nếu điều trị nứt kẽ hậu môn bằng nội khoa không có hiệu quả, bệnh nhân buộc phải can thiệp ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật. Những kỹ thuật hiện đại được áp dụng nhiều tại cơ sở y tế có thể kể đến như:

Nong hậu môn: Chỉ định trong những trường hợp bệnh nhân có hậu môn nhỏ hoặc chít hẹp gây khó khăn khi đi đại tiện.

Bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ như ống nội soi, que nong để nới rộng ống hậu môn trong thời gian dài. Ưu điểm của phương pháp này là khôi phục lại chức năng của hậu môn, ít gây đau và chi phí không quá cao.

Cắt cơ vòng hậu môn: Là kỹ thuật mở rộng hậu môn bằng cách rạch một đường ngay tại vết nứt. Tuy thực hiện khá đơn giản nhưng phương pháp này lại gây đau nhiều cho bệnh nhân và tăng nguy cơ nhiễm trùng sau mổ.

Thủ thuật STARR: Thường được áp dụng cho những trường hợp táo bón lâu ngày gây rách hậu môn. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ cắt mô thừa trong trực tràng bằng 2 máy khâu bấm chuyên dụng.

Điểm cộng của thủ thuật là tỷ lệ thành công cao, bệnh nhân nhanh xuất viện. Thế nhưng, cũng cần chú ý đến những biến chứng sớm như xuất huyết, rò trực tràng,…

Các phương pháp ngoại khoa là lựa chọn cuối cùng để điều trị cho trường hợp nứt kẽ hậu môn nặng, chảy máu nhiều và đau rát không thuyên giảm. Những kỹ thuật này tuy hiệu quả nhưng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, chỉ 20% bệnh nhân cần phẫu thuật khi bệnh không đáp ứng với cách chữa trị trước đó.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là một căn bệnh rất dễ tái phát nếu bạn không giải quyết được tình trạng táo bón. Vậy nên, kể cả khi đã điều trị khỏi thì bạn cũng nên duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để ngăn ngừa táo bón. Một số biện pháp đơn giản mà bạn có thể tham khảo bao gồm:

  • Có chế độ dinh dưỡng cân bằng và phù hợp, bổ sung chất xơ từ khoai môn, khoai lang, cà rốt,… Hạn chế tối đa thức ăn nhanh, rượu bia, thuốc lá,… và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Bạn nên tập thói quen đi cầu ít nhất mỗi ngày một lần vào giờ cố định để tránh hiện tượng táo bón.
  • Tập thể dục mỗi ngày để nâng cao hệ miễn dịch cũng như cải thiện hệ tiêu hóa của bạn.
  • Sau khi đại tiện, hãy sử dụng nước để vệ sinh sạch sẽ đồng thời dùng khăn giấy mềm lau khô hậu môn. Môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển dẫn đến sưng nề, viêm nhiễm.
  • Nếu phát hiện viêm hậu môn hoặc viêm đại tràng, bạn cần đến cơ sở y tế để chữa trị kịp thời trước khi chúng gây ra những biến chứng nặng nề hơn như nứt hậu môn, rò hậu môn.

Lời kết

Bài viết trên đây đã phần nào giải đáp cho bạn những thắc mắc về bệnh nứt kẽ hậu môn. Hy vọng rằng bạn sẽ có được kiến thức tổng quan để tìm ra phương pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả căn bệnh khó chịu này!

 

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...