Trĩ độ 4: Điều trị như thế nào để ngăn ngừa biến chứng?

Trĩ độ 4 là mức độ nặng nhất của bệnh trĩ, có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời. Vậy làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu quan trọng của bệnh? Cần điều trị và chăm sóc như thế nào để ngăn ngừa biến chứng? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây ngay bây giờ nhé!

Tổng quan về trĩ độ 4

Tổng quan về trĩ độ 4 1
Hình ảnh trĩ độ 4 với kích thước lớn sa hẳn ra bên ngoài

Trĩ ở mức độ 4 là giai đoạn cuối cùng của bệnh trĩ nội, được hình thành từ búi trĩ không được điều trị triệt để trước đó. Lúc này, búi tĩnh mạch hậu môn đã sa ra ngoài hoàn toàn và không thể nào tự đẩy lên được, gây ra nhiều đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân.

Không chỉ đối mặt với những cơn đau kéo dài, bạn còn có khả năng gặp phải nhiều triệu chứng nguy hiểm như chảy máu kéo dài, nhiễm trùng, nghẹt búi trĩ,… Mặt khác, cơ vòng hậu môn sẽ mất khả năng khép lại do búi trĩ sưng to, tiết nhiều dịch nhầy khiến cho bệnh nhân cảm thấy ngứa ngáy, rất bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.

Những triệu chứng quan trọng để nhận biết trĩ độ 4

Những triệu chứng quan trọng để nhận biết trĩ độ 4 1
Ở bệnh trĩ độ 4, các triệu chứng đã trở nên trầm trọng và người bệnh có thể phát hiện dễ dàng

Khác với những giai đoạn trĩ trước đó, trĩ độ 4 biểu hiện rất rõ ràng thông qua những dấu chứng quan trọng mà bạn có thể dễ dàng nhận ra, bao gồm:

Đi đại tiện ra máu

Ở giai đoạn cuối cùng, tình trạng đại tiện ra máu của bệnh nhân trở nên trầm trọng hơn cả. Máu không lẫn với phân mà thường bọc ngoài lẫn với chất nhầy, người bệnh có thể phát hiện ngay cả khi không chú ý. Bạn sẽ thấy máu chảy nhiều bất thường, thành dòng hoặc có thể thành tia trong trường hợp nặng. Hiện tượng mất máu cấp tính nếu để lâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.

Đau nhức và bít tắc vùng hậu môn

Đau là cảm giác chủ quan mà bạn dễ dàng nhận thấy mỗi khi đi đại tiện. Triệu chứng đau có thể kèm theo ngứa rát và sưng nề, nóng đỏ vùng hậu môn. Hơn thế nữa, búi trĩ phình to nhưng không tự đẩy lên được còn làm tắc nghẽn ống hậu môn, khiến cho việc đại tiện trở thành nỗi khiếp sợ của người bệnh.

Sa búi trĩ ra ngoài

Đối với dấu hiệu này, bạn cần phân biệt với hiện tượng sa trực tràng để có cách xử lý phù hợp nhất. Búi trĩ thường chỉ là khối tĩnh mạch, không kèm niêm mạc phát triển với kích thước lớn khiến chúng lòi ra ngoài hậu môn. Mặt khác, tình trạng sa búi trĩ còn khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi mặc quần áo vì sự ma sát có thể khiến cho cảm giác đau tăng lên gấp nhiều lần.

Xuất hiện dịch nhầy vùng hậu môn

Hiện tượng viêm nhiễm khiến cho dịch nhầy xuất hiện nhiều hơn, đồng nghĩa với việc búi trĩ luôn ở trong tình trạng ẩm ướt. Đây là môi trường tuyệt vời để vi khuẩn phát triển, càng làm cho vùng tĩnh mạch bội nhiễm hơn nữa. Tình trạng này dẫn tới búi trĩ càng thêm sưng tấy, đau đớn khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

Xem thêm: Hình ảnh bệnh trĩ qua 4 cấp độ

Trĩ nội độ 4 nguy hiểm như thế nào? Biến chứng trĩ độ 4

Trĩ nội độ 4 nguy hiểm như thế nào? Biến chứng trĩ độ 4 1
Hình ảnh về huyết khối búi trĩ gây ra nhiều đau đớn cho bệnh nhân

Từ những triệu chứng điển hình của bệnh, chắc chắn rằng bạn cũng đã phần nào hình dung ra được mức độ nguy hiểm ở mức độ nặng nhất của trĩ. Nếu không được chẩn đoán và điều trị trĩ độ 4 đúng cách, người bệnh sẽ gặp phải những biến chứng khôn lường, có thể kể đến như:

Thiếu máu do mất máu

Do búi trĩ phát triển lớn dần cho đến lúc sa khỏi hậu môn khiến cho niêm mạc của vùng này bị bong tróc và tổn thương nghiêm trọng. Đặc biệt, mỗi khi vận động mạnh hay ma sát tức là bạn đã tạo thêm một vết thương mới trong lòng ống tiêu hóa. Điều này khiến cho tình trạng chảy máu xảy ra lâu dài, rất khó để cầm máu dẫn đến hiện tượng thiếu máu ở người mắc bệnh trĩ.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng 1
Búi trĩ tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh

Búi trĩ có nguồn gốc từ bên trong hậu môn nhưng lòi ra ngoài, là cầu nối thông thương giữa hai môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Mặt khác, quá trình đại tiện khó khăn khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây nhiễm trùng búi trĩ. Đặc biệt, đây có thể là một ‘cửa ngõ cơ hội’ gây ra tình trạng nhiễm trùng máu cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh.

Sa nghẹt búi trĩ

Không chỉ đơn thuần là gây nên những cảm giác khó chịu cho người bệnh, hiện tượng sa nghẹt búi trĩ còn hình thành nên cục máu đông càng làm cho bạn thêm đau đớn hơn nữa. Bên cạnh đó, nếu nghẹt búi trĩ trong thời gian dài, tỷ lệ nhiễm khuẩn sẽ tăng lên. Thậm chí, bạn có thể gặp phải tình trạng ‘hoại thư sinh hơi’ khiến người bệnh đối diện với tình trạng hoại tử hậu môn.

Ung thư trực tràng

Bất cứ một biến đổi nào về cấu trúc giải phẫu và sinh lý của cơ thể cũng đều có khả năng tiến triển thành ung thư. Chính vì vậy, bạn không nên chủ quan với bệnh trĩ, nhất là bệnh ở mức độ nặng cần can thiệp kịp thời và nhanh chóng. Trĩ ở giai đoạn 4 có khả năng phát triển thành ung thư vùng hậu môn và trực tràng, là một biến chứng nguy hiểm nhất mà người bệnh phải đối mặt.

Rối loạn về tâm – thần kinh

Sự thiếu hiểu biết về bệnh cũng như những hoang mang, lo lắng rằng điều trị trĩ độ 4 như thế nào để ngăn ngừa biến chứng khiến cho tinh thần của bạn luôn ở trong trạng thái căng thẳng kéo dài. Bên cạnh đó, bạn còn cảm nhận được rõ ràng sự đau đớn và búi tĩnh mạch ngày càng to, tác động lớn đến hệ thần kinh vốn nhạy cảm.

Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh có thể mắc phải chứng rối loạn lo âu, suy giảm trí nhớ do sự suy thoái các tế bào thần kinh, rất khó để chữa trị khỏi hoàn toàn.

☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì

Những phương pháp điều trị dứt điểm trĩ độ 4

Những phương pháp điều trị dứt điểm trĩ độ 4 1
Phẫu thuật là cách tối ưu nhất để chữa dứt điểm trĩ độ 4

Để điều trị dứt điểm trĩ khi đã ở độ 4, những phương pháp như sử dụng bài thuốc dân gian hay nội khoa sẽ không có hiệu quả vì búi trĩ đã tiến triển đến mức cao nhất. Giải pháp duy nhất mà bạn phải lựa chọn đó là phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm. Một số cách thức điều trị ngoại khoa được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

Phẫu thuật LONGO triệt mạch nuôi trĩ

Phẫu thuật LONGO triệt mạch nuôi trĩ 1
LONGO là một phương pháp phổ biến, được áp dụng tại nhiều cơ sở y tế trên cả nước

Có thể khẳng định rằng, phẫu thuật LONGO là một trong những phương pháp triệt tiêu búi trĩ hiệu quả và an toàn nhất tại các bệnh viện hiện nay. Nguyên lý chữa trị của LONGO đó chính là dùng dụng cụ cắt nối để cắt bớt phần niêm mạc bị sa ra ngoài, đồng thời kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường.

Khi không có nguồn tĩnh mạch dồi dào nuôi dưỡng, búi trĩ sẽ tự động co nhỏ lại trong vòng 4 – 6 tuần sau phẫu thuật. Ưu điểm của phương pháp này là rất ít đau, giảm thiểu được thời gian gây mê và phẫu thuật, không để lại sẹo xấu sau mổ. Thậm chí, bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày nếu có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Phẫu thuật longo chữa bệnh trĩ

Cắt trĩ bằng phương pháp Milligan – Morgan

Bên cạnh phẫu thuật LONGO, Milligan – Morgan là một phương pháp được đề cập trong phác đồ điều trị của Bộ Y Tế. Đây là thủ thuật xâm chiếm mổ mở dưới lớp niêm mạc, cắt tách riêng lẻ từng búi trĩ chỉ chừa lại lớp da và niêm mạc.

Chính vì thế, ưu điểm của phương pháp này đó chính là giảm thiểu được tình trạng hẹp hậu môn thường gặp khi phẫu thuật ống tiêu hóa. Bên cạnh đó, Milligan – Morgan cắt bỏ nút thắt tận gốc búi trĩ nên tỷ lệ tái phát sau mổ là rất thấp, chỉ 1 – 5%.

Thế nhưng, vị trí vết mổ khá nhạy cảm nên rất dễ bị nhiễm trùng nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng. Thông thường, sau 2 – 3 tháng thì vết mổ mở sẽ lành hoàn toàn, bạn cần tích cực điều trị sau khi phẫu thuật để có kết quả tốt nhất.

Loại bỏ búi trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II

Loại bỏ búi trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II 1
Loại bỏ trĩ bằng sóng cao tần là phương án hiện đại, giảm thiểu được nhiều biến chứng sau mổ cho người bệnh

Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II là phương pháp điều trị trĩ độ 4 tối ưu và vượt trội. Bản chất của kỹ thuật này là sử dụng sóng cao tần để tạo ra nhiệt độ cũng như kích thích tạo ra từ trường chứa ion mang điện. Dòng điện này sẽ loại bỏ các mạch máu dư thừa, đốt cầm máu nhanh chóng, hạn chế được tình trạng đau đớn và chảy máu sau mổ cho bệnh nhân.

Đây là một kỹ thuật hiện đại được thực hiện nhanh chóng, hạn chế tổn thương da xung quanh, ngăn ngừa chảy máu và đảm bảo an toàn cho bạn. Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật phức tạp đòi hỏi sự cẩn thận và khéo léo của kỹ thuật viên nên bạn nên lựa chọn những địa điểm uy tín, đáng tin cậy để thực hiện.

Tất cả mọi phương pháp phẫu thuật đều mang đến hiệu quả và giải quyết dứt điểm vấn đề của người bệnh. Tuy nhiên, các kỹ thuật hiện đại này đòi hỏi chi phí cao và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không biết cách chăm sóc vết thương sau mổ.

Cần lưu ý những gì sau khi phẫu thuật trĩ?

Cần lưu ý những gì sau khi phẫu thuật trĩ? 1
Ngâm hậu môn là cách đơn giản để giảm đau, chống viêm sau mổ

Thông thường, trong khoảng 1 tuần sau khi phẫu thuật thì vùng hậu môn sẽ tăng tiết dịch và bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, khó chịu. Bạn nên thực hiện ngâm rửa hậu môn bằng chè xanh hoặc lá trầu không 2 lần/ ngày, mỗi lần từ 10 – 15 phút. Không chỉ có tác dụng chống viêm, các chất oxy hóa có trong chè xanh và trầu không còn hỗ trợ giảm tiết dịch, giảm đau cho bạn.

Quy trình ngâm rửa hậu môn vô cùng đơn giản: Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 chậu nước ấm pha dung dịch sát khuẩn Bethadin 10% vào khoắng đều nhìn như màu nước chè tươi là được, sau đó bạn ngồi hẳn vào chậu và dùng tay để rửa hậu môn. Dùng khăn vải xô nhẹ nhàng thấm hết nước, đặt băng (nếu cần) và mặc lại quần.

Mặt khác, tư thế ngồi hậu phẫu cắt trĩ cũng cực kỳ quan trọng mà mỗi người nên lưu ý. Bạn có thể cảm thấy đau nhiều khi cúi người, ngồi xổm, hay chuyển từ động tác này sang động tác khác. Hãy giảm thiểu các hoạt động này càng nhiều càng tốt, thay vào đó, nên đặt một tấm bông lót mềm khi ngồi hoặc nằm. Kết hợp với đi bộ nhẹ nhàng và tránh làm gắng sức, rặn khi đi đại tiện.

Bạn sẽ trải qua những ngày cực kỳ khó chịu và đau đớn sau khi phẫu thuật. Thế nhưng, đừng quá lo lắng vì tình trạng này chỉ kéo dài từ 7 – 10 ngày mà thôi!

☛ Tham khảo thêm: Sau cắt trĩ bị đi ngoài ra máu phải làm gì?

Làm sao để ngăn ngừa biến chứng sau khi phẫu thuật loại bỏ trĩ độ 4?

Làm sao để ngăn ngừa biến chứng sau khi phẫu thuật loại bỏ trĩ độ 4? 1
Người bệnh cần đảm bảo được sự cân bằng trong việc sử dụng thuốc và chế độ ăn uống – sinh hoạt để hồi phục nhanh chóng

Sau khi phẫu thuật điều trị trĩ độ 4, quá trình hậu phẫu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lành vết thương và hạn chế những biến chứng sau này. Dưới đây là một số lời khuyên mà bạn nên lưu ý để tránh được các tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hay bục vết mổ:

Điều trị nội khoa theo chỉ định của bác sĩ

Sau khi phẫu thuật loại bỏ búi trĩ, bạn sẽ phải tiếp tục ở lại viện để theo dõi cũng như bổ sung điện giải, kháng sinh đầy đủ. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê thêm cho bạn một số thuốc như thuốc giảm đau, chống viêm, cầm máu,… nhằm thúc đẩy quá trình lành vết thương tự nhiên một cách nhanh chóng.

Kể cả khi đã được xuất viện, bạn cũng nên tuân thủ uống thuốc theo đơn, không nên tự ý giảm hay tăng liều. Mọi sự thay đổi về thuốc đều cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Cân bằng dinh dưỡng sau khi phẫu thuật

Cân bằng dinh dưỡng sau khi phẫu thuật 1
Bảng dinh dưỡng mà bệnh nhân trĩ nên tham khảo sau khi phẫu thuật

Nhiều người có quan niệm rằng nên ăn những chất có nhiều năng lượng ngay sau khi phẫu thuật để hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, đối với bệnh trĩ, bạn cần có một chế độ ăn cân bằng và hợp lý, bổ sung nhiều chất xơ và uống đủ nước mỗi ngày. Vitamin và các khoáng chất cũng được ưu tiên hơn cả, được tìm thấy rất nhiều trong rau củ quả và trái cây.

Mặt khác, bạn cũng nên tránh xa những loại thực phẩm kích thích như đồ cay nóng, cà phê, trà,… có thể gây táo bón và làm cho vết mổ trở nên sưng, nóng, đỏ, đau nhiều.

Xem thêm: Bị bệnh trĩ có uống bia được hay không?

Vận động nhẹ nhàng và sinh hoạt khoa học

Vết thương sau khi phẫu thuật trĩ rất dễ bị bục (trừ các phương pháp mổ mở), đặc biệt là khi bệnh nhân thực hiện những động tác gắng sức như rặn, ho, chạy nhảy,… Chính vì thế, cách tốt nhất là bạn nên nghỉ ngơi hoàn toàn trong ngày đầu tiên sau mổ. Bắt đầu từ ngày thứ hai, hãy tập đi lại nhẹ nhàng rồi dần dần tăng cường độ hoạt động lên.

Căn nguyên của bệnh trĩ là sự tăng áp lực ở ổ bụng, bạn cần giải quyết tận gốc nguyên nhân để hạn chế búi trĩ tái phát trong tương lai. Vậy nên, hãy hạn chế ngồi nhiều, đứng lâu hay thói quen nhịn đại tiện, uống ít nước. Cách tốt nhất là mỗi người nên có bài tập thư giãn sau khoảng 15 phút làm việc, rèn luyện việc đi cầu vào một giờ cố định hằng ngày.

Tái khám theo đúng lịch hẹn

Tái khám sau khi phẫu thuật cũng là một trong những lưu ý quan trọng để bác sĩ đánh giá đúng tình trạng lành vết thương của bạn. Hơn thế nữa, các bất thường tại vết mổ sẽ được phát hiện kịp thời, ngăn ngừa được biến chứng nguy hiểm.

Do phẫu thuật tại vùng thấp hậu môn, không đặt dẫn lưu nên lượng dịch tiết ra có thể sẽ bị ứ động lại, không thay băng cẩn thận rất dễ bị nhiễm trùng. Đó là lý do mà bạn nên gặp bác sĩ sau 7 – 10 ngày để được thăm khám và chữa trị hiệu quả nhất.

Lời kết

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải quyết được phần nào thắc mắc về việc điều trị trĩ độ 4 như thế nào để ngăn ngừa biến chứng. Có thể khẳng định rằng, quá trình phẫu thuật và hậu phẫu đều có vai trò quan trọng và cần được chú ý cẩn thận. Hy vọng rằng, bạn sẽ có được một kiến thức toàn diện để chăm sóc và bảo vệ bản thân mình từ ngay bây giờ!

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Trĩ độ 4: Điều trị như thế nào để ngăn ngừa biến chứng?

Trĩ độ 4 là mức độ nặng nhất của bệnh trĩ, có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời. Vậy làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu quan trọng của bệnh? Cần điều trị và chăm sóc như thế nào để ngăn ngừa biến chứng? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây ngay bây giờ nhé!

Tổng quan về trĩ độ 4

Tổng quan về trĩ độ 4 1
Hình ảnh trĩ độ 4 với kích thước lớn sa hẳn ra bên ngoài

Trĩ ở mức độ 4 là giai đoạn cuối cùng của bệnh trĩ nội, được hình thành từ búi trĩ không được điều trị triệt để trước đó. Lúc này, búi tĩnh mạch hậu môn đã sa ra ngoài hoàn toàn và không thể nào tự đẩy lên được, gây ra nhiều đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân.

Không chỉ đối mặt với những cơn đau kéo dài, bạn còn có khả năng gặp phải nhiều triệu chứng nguy hiểm như chảy máu kéo dài, nhiễm trùng, nghẹt búi trĩ,… Mặt khác, cơ vòng hậu môn sẽ mất khả năng khép lại do búi trĩ sưng to, tiết nhiều dịch nhầy khiến cho bệnh nhân cảm thấy ngứa ngáy, rất bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.

Những triệu chứng quan trọng để nhận biết trĩ độ 4

Những triệu chứng quan trọng để nhận biết trĩ độ 4 1
Ở bệnh trĩ độ 4, các triệu chứng đã trở nên trầm trọng và người bệnh có thể phát hiện dễ dàng

Khác với những giai đoạn trĩ trước đó, trĩ độ 4 biểu hiện rất rõ ràng thông qua những dấu chứng quan trọng mà bạn có thể dễ dàng nhận ra, bao gồm:

Đi đại tiện ra máu

Ở giai đoạn cuối cùng, tình trạng đại tiện ra máu của bệnh nhân trở nên trầm trọng hơn cả. Máu không lẫn với phân mà thường bọc ngoài lẫn với chất nhầy, người bệnh có thể phát hiện ngay cả khi không chú ý. Bạn sẽ thấy máu chảy nhiều bất thường, thành dòng hoặc có thể thành tia trong trường hợp nặng. Hiện tượng mất máu cấp tính nếu để lâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.

Đau nhức và bít tắc vùng hậu môn

Đau là cảm giác chủ quan mà bạn dễ dàng nhận thấy mỗi khi đi đại tiện. Triệu chứng đau có thể kèm theo ngứa rát và sưng nề, nóng đỏ vùng hậu môn. Hơn thế nữa, búi trĩ phình to nhưng không tự đẩy lên được còn làm tắc nghẽn ống hậu môn, khiến cho việc đại tiện trở thành nỗi khiếp sợ của người bệnh.

Sa búi trĩ ra ngoài

Đối với dấu hiệu này, bạn cần phân biệt với hiện tượng sa trực tràng để có cách xử lý phù hợp nhất. Búi trĩ thường chỉ là khối tĩnh mạch, không kèm niêm mạc phát triển với kích thước lớn khiến chúng lòi ra ngoài hậu môn. Mặt khác, tình trạng sa búi trĩ còn khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi mặc quần áo vì sự ma sát có thể khiến cho cảm giác đau tăng lên gấp nhiều lần.

Xuất hiện dịch nhầy vùng hậu môn

Hiện tượng viêm nhiễm khiến cho dịch nhầy xuất hiện nhiều hơn, đồng nghĩa với việc búi trĩ luôn ở trong tình trạng ẩm ướt. Đây là môi trường tuyệt vời để vi khuẩn phát triển, càng làm cho vùng tĩnh mạch bội nhiễm hơn nữa. Tình trạng này dẫn tới búi trĩ càng thêm sưng tấy, đau đớn khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

Xem thêm: Hình ảnh bệnh trĩ qua 4 cấp độ

Trĩ nội độ 4 nguy hiểm như thế nào? Biến chứng trĩ độ 4

Trĩ nội độ 4 nguy hiểm như thế nào? Biến chứng trĩ độ 4 1
Hình ảnh về huyết khối búi trĩ gây ra nhiều đau đớn cho bệnh nhân

Từ những triệu chứng điển hình của bệnh, chắc chắn rằng bạn cũng đã phần nào hình dung ra được mức độ nguy hiểm ở mức độ nặng nhất của trĩ. Nếu không được chẩn đoán và điều trị trĩ độ 4 đúng cách, người bệnh sẽ gặp phải những biến chứng khôn lường, có thể kể đến như:

Thiếu máu do mất máu

Do búi trĩ phát triển lớn dần cho đến lúc sa khỏi hậu môn khiến cho niêm mạc của vùng này bị bong tróc và tổn thương nghiêm trọng. Đặc biệt, mỗi khi vận động mạnh hay ma sát tức là bạn đã tạo thêm một vết thương mới trong lòng ống tiêu hóa. Điều này khiến cho tình trạng chảy máu xảy ra lâu dài, rất khó để cầm máu dẫn đến hiện tượng thiếu máu ở người mắc bệnh trĩ.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng 1
Búi trĩ tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh

Búi trĩ có nguồn gốc từ bên trong hậu môn nhưng lòi ra ngoài, là cầu nối thông thương giữa hai môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Mặt khác, quá trình đại tiện khó khăn khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây nhiễm trùng búi trĩ. Đặc biệt, đây có thể là một ‘cửa ngõ cơ hội’ gây ra tình trạng nhiễm trùng máu cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh.

Sa nghẹt búi trĩ

Không chỉ đơn thuần là gây nên những cảm giác khó chịu cho người bệnh, hiện tượng sa nghẹt búi trĩ còn hình thành nên cục máu đông càng làm cho bạn thêm đau đớn hơn nữa. Bên cạnh đó, nếu nghẹt búi trĩ trong thời gian dài, tỷ lệ nhiễm khuẩn sẽ tăng lên. Thậm chí, bạn có thể gặp phải tình trạng ‘hoại thư sinh hơi’ khiến người bệnh đối diện với tình trạng hoại tử hậu môn.

Ung thư trực tràng

Bất cứ một biến đổi nào về cấu trúc giải phẫu và sinh lý của cơ thể cũng đều có khả năng tiến triển thành ung thư. Chính vì vậy, bạn không nên chủ quan với bệnh trĩ, nhất là bệnh ở mức độ nặng cần can thiệp kịp thời và nhanh chóng. Trĩ ở giai đoạn 4 có khả năng phát triển thành ung thư vùng hậu môn và trực tràng, là một biến chứng nguy hiểm nhất mà người bệnh phải đối mặt.

Rối loạn về tâm – thần kinh

Sự thiếu hiểu biết về bệnh cũng như những hoang mang, lo lắng rằng điều trị trĩ độ 4 như thế nào để ngăn ngừa biến chứng khiến cho tinh thần của bạn luôn ở trong trạng thái căng thẳng kéo dài. Bên cạnh đó, bạn còn cảm nhận được rõ ràng sự đau đớn và búi tĩnh mạch ngày càng to, tác động lớn đến hệ thần kinh vốn nhạy cảm.

Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh có thể mắc phải chứng rối loạn lo âu, suy giảm trí nhớ do sự suy thoái các tế bào thần kinh, rất khó để chữa trị khỏi hoàn toàn.

☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì

Những phương pháp điều trị dứt điểm trĩ độ 4

Những phương pháp điều trị dứt điểm trĩ độ 4 1
Phẫu thuật là cách tối ưu nhất để chữa dứt điểm trĩ độ 4

Để điều trị dứt điểm trĩ khi đã ở độ 4, những phương pháp như sử dụng bài thuốc dân gian hay nội khoa sẽ không có hiệu quả vì búi trĩ đã tiến triển đến mức cao nhất. Giải pháp duy nhất mà bạn phải lựa chọn đó là phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm. Một số cách thức điều trị ngoại khoa được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

Phẫu thuật LONGO triệt mạch nuôi trĩ

Phẫu thuật LONGO triệt mạch nuôi trĩ 1
LONGO là một phương pháp phổ biến, được áp dụng tại nhiều cơ sở y tế trên cả nước

Có thể khẳng định rằng, phẫu thuật LONGO là một trong những phương pháp triệt tiêu búi trĩ hiệu quả và an toàn nhất tại các bệnh viện hiện nay. Nguyên lý chữa trị của LONGO đó chính là dùng dụng cụ cắt nối để cắt bớt phần niêm mạc bị sa ra ngoài, đồng thời kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường.

Khi không có nguồn tĩnh mạch dồi dào nuôi dưỡng, búi trĩ sẽ tự động co nhỏ lại trong vòng 4 – 6 tuần sau phẫu thuật. Ưu điểm của phương pháp này là rất ít đau, giảm thiểu được thời gian gây mê và phẫu thuật, không để lại sẹo xấu sau mổ. Thậm chí, bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày nếu có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Phẫu thuật longo chữa bệnh trĩ

Cắt trĩ bằng phương pháp Milligan – Morgan

Bên cạnh phẫu thuật LONGO, Milligan – Morgan là một phương pháp được đề cập trong phác đồ điều trị của Bộ Y Tế. Đây là thủ thuật xâm chiếm mổ mở dưới lớp niêm mạc, cắt tách riêng lẻ từng búi trĩ chỉ chừa lại lớp da và niêm mạc.

Chính vì thế, ưu điểm của phương pháp này đó chính là giảm thiểu được tình trạng hẹp hậu môn thường gặp khi phẫu thuật ống tiêu hóa. Bên cạnh đó, Milligan – Morgan cắt bỏ nút thắt tận gốc búi trĩ nên tỷ lệ tái phát sau mổ là rất thấp, chỉ 1 – 5%.

Thế nhưng, vị trí vết mổ khá nhạy cảm nên rất dễ bị nhiễm trùng nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng. Thông thường, sau 2 – 3 tháng thì vết mổ mở sẽ lành hoàn toàn, bạn cần tích cực điều trị sau khi phẫu thuật để có kết quả tốt nhất.

Loại bỏ búi trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II

Loại bỏ búi trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II 1
Loại bỏ trĩ bằng sóng cao tần là phương án hiện đại, giảm thiểu được nhiều biến chứng sau mổ cho người bệnh

Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II là phương pháp điều trị trĩ độ 4 tối ưu và vượt trội. Bản chất của kỹ thuật này là sử dụng sóng cao tần để tạo ra nhiệt độ cũng như kích thích tạo ra từ trường chứa ion mang điện. Dòng điện này sẽ loại bỏ các mạch máu dư thừa, đốt cầm máu nhanh chóng, hạn chế được tình trạng đau đớn và chảy máu sau mổ cho bệnh nhân.

Đây là một kỹ thuật hiện đại được thực hiện nhanh chóng, hạn chế tổn thương da xung quanh, ngăn ngừa chảy máu và đảm bảo an toàn cho bạn. Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật phức tạp đòi hỏi sự cẩn thận và khéo léo của kỹ thuật viên nên bạn nên lựa chọn những địa điểm uy tín, đáng tin cậy để thực hiện.

Tất cả mọi phương pháp phẫu thuật đều mang đến hiệu quả và giải quyết dứt điểm vấn đề của người bệnh. Tuy nhiên, các kỹ thuật hiện đại này đòi hỏi chi phí cao và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không biết cách chăm sóc vết thương sau mổ.

Cần lưu ý những gì sau khi phẫu thuật trĩ?

Cần lưu ý những gì sau khi phẫu thuật trĩ? 1
Ngâm hậu môn là cách đơn giản để giảm đau, chống viêm sau mổ

Thông thường, trong khoảng 1 tuần sau khi phẫu thuật thì vùng hậu môn sẽ tăng tiết dịch và bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, khó chịu. Bạn nên thực hiện ngâm rửa hậu môn bằng chè xanh hoặc lá trầu không 2 lần/ ngày, mỗi lần từ 10 – 15 phút. Không chỉ có tác dụng chống viêm, các chất oxy hóa có trong chè xanh và trầu không còn hỗ trợ giảm tiết dịch, giảm đau cho bạn.

Quy trình ngâm rửa hậu môn vô cùng đơn giản: Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 chậu nước ấm pha dung dịch sát khuẩn Bethadin 10% vào khoắng đều nhìn như màu nước chè tươi là được, sau đó bạn ngồi hẳn vào chậu và dùng tay để rửa hậu môn. Dùng khăn vải xô nhẹ nhàng thấm hết nước, đặt băng (nếu cần) và mặc lại quần.

Mặt khác, tư thế ngồi hậu phẫu cắt trĩ cũng cực kỳ quan trọng mà mỗi người nên lưu ý. Bạn có thể cảm thấy đau nhiều khi cúi người, ngồi xổm, hay chuyển từ động tác này sang động tác khác. Hãy giảm thiểu các hoạt động này càng nhiều càng tốt, thay vào đó, nên đặt một tấm bông lót mềm khi ngồi hoặc nằm. Kết hợp với đi bộ nhẹ nhàng và tránh làm gắng sức, rặn khi đi đại tiện.

Bạn sẽ trải qua những ngày cực kỳ khó chịu và đau đớn sau khi phẫu thuật. Thế nhưng, đừng quá lo lắng vì tình trạng này chỉ kéo dài từ 7 – 10 ngày mà thôi!

☛ Tham khảo thêm: Sau cắt trĩ bị đi ngoài ra máu phải làm gì?

Làm sao để ngăn ngừa biến chứng sau khi phẫu thuật loại bỏ trĩ độ 4?

Làm sao để ngăn ngừa biến chứng sau khi phẫu thuật loại bỏ trĩ độ 4? 1
Người bệnh cần đảm bảo được sự cân bằng trong việc sử dụng thuốc và chế độ ăn uống – sinh hoạt để hồi phục nhanh chóng

Sau khi phẫu thuật điều trị trĩ độ 4, quá trình hậu phẫu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lành vết thương và hạn chế những biến chứng sau này. Dưới đây là một số lời khuyên mà bạn nên lưu ý để tránh được các tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hay bục vết mổ:

Điều trị nội khoa theo chỉ định của bác sĩ

Sau khi phẫu thuật loại bỏ búi trĩ, bạn sẽ phải tiếp tục ở lại viện để theo dõi cũng như bổ sung điện giải, kháng sinh đầy đủ. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê thêm cho bạn một số thuốc như thuốc giảm đau, chống viêm, cầm máu,… nhằm thúc đẩy quá trình lành vết thương tự nhiên một cách nhanh chóng.

Kể cả khi đã được xuất viện, bạn cũng nên tuân thủ uống thuốc theo đơn, không nên tự ý giảm hay tăng liều. Mọi sự thay đổi về thuốc đều cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Cân bằng dinh dưỡng sau khi phẫu thuật

Cân bằng dinh dưỡng sau khi phẫu thuật 1
Bảng dinh dưỡng mà bệnh nhân trĩ nên tham khảo sau khi phẫu thuật

Nhiều người có quan niệm rằng nên ăn những chất có nhiều năng lượng ngay sau khi phẫu thuật để hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, đối với bệnh trĩ, bạn cần có một chế độ ăn cân bằng và hợp lý, bổ sung nhiều chất xơ và uống đủ nước mỗi ngày. Vitamin và các khoáng chất cũng được ưu tiên hơn cả, được tìm thấy rất nhiều trong rau củ quả và trái cây.

Mặt khác, bạn cũng nên tránh xa những loại thực phẩm kích thích như đồ cay nóng, cà phê, trà,… có thể gây táo bón và làm cho vết mổ trở nên sưng, nóng, đỏ, đau nhiều.

Xem thêm: Bị bệnh trĩ có uống bia được hay không?

Vận động nhẹ nhàng và sinh hoạt khoa học

Vết thương sau khi phẫu thuật trĩ rất dễ bị bục (trừ các phương pháp mổ mở), đặc biệt là khi bệnh nhân thực hiện những động tác gắng sức như rặn, ho, chạy nhảy,… Chính vì thế, cách tốt nhất là bạn nên nghỉ ngơi hoàn toàn trong ngày đầu tiên sau mổ. Bắt đầu từ ngày thứ hai, hãy tập đi lại nhẹ nhàng rồi dần dần tăng cường độ hoạt động lên.

Căn nguyên của bệnh trĩ là sự tăng áp lực ở ổ bụng, bạn cần giải quyết tận gốc nguyên nhân để hạn chế búi trĩ tái phát trong tương lai. Vậy nên, hãy hạn chế ngồi nhiều, đứng lâu hay thói quen nhịn đại tiện, uống ít nước. Cách tốt nhất là mỗi người nên có bài tập thư giãn sau khoảng 15 phút làm việc, rèn luyện việc đi cầu vào một giờ cố định hằng ngày.

Tái khám theo đúng lịch hẹn

Tái khám sau khi phẫu thuật cũng là một trong những lưu ý quan trọng để bác sĩ đánh giá đúng tình trạng lành vết thương của bạn. Hơn thế nữa, các bất thường tại vết mổ sẽ được phát hiện kịp thời, ngăn ngừa được biến chứng nguy hiểm.

Do phẫu thuật tại vùng thấp hậu môn, không đặt dẫn lưu nên lượng dịch tiết ra có thể sẽ bị ứ động lại, không thay băng cẩn thận rất dễ bị nhiễm trùng. Đó là lý do mà bạn nên gặp bác sĩ sau 7 – 10 ngày để được thăm khám và chữa trị hiệu quả nhất.

Lời kết

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải quyết được phần nào thắc mắc về việc điều trị trĩ độ 4 như thế nào để ngăn ngừa biến chứng. Có thể khẳng định rằng, quá trình phẫu thuật và hậu phẫu đều có vai trò quan trọng và cần được chú ý cẩn thận. Hy vọng rằng, bạn sẽ có được một kiến thức toàn diện để chăm sóc và bảo vệ bản thân mình từ ngay bây giờ!

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...