Cẩm nang bệnh trĩ

Tổng hợp 16 cây thuốc Nam chữa bệnh trĩ hiệu quả

Từ lâu trong dân gian đã lưu truyền rất nhiều những bài thuốc Nam sử dụng cây chữa bệnh trĩ rất hiệu quả. Tuy nhiên khi sử dụng những loại cây này bạn cần phải kiên trì thực hiện trong một thời gian dài mới thấy được hiệu quả. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp và chia sẻ đến với các bạn những cây thước chữa bệnh trĩ đơn giản, dễ thực hiện để bạn cùng tham khảo. Mục lụcCây thuốc Nam chữa bệnh trĩ có hiệu quả không?Tổng hợp những cây chữa bệnh trĩ hiệu quảCây rau diếp cáCây rau lá lốtLá trầu khôngCây cúc tầnCây ngải cứuNghệ tươiQuả sungCây lược vàngCây rau máCây lá bỏngCây nhọ nồiCây vông nemCây dầu tíaCây cối xayCây rau mùiCây thiên lýNhững lưu ý khi sử dụng những cây thuốc chữa bệnh trĩSử dụng cây thuốc nam kết hợp ăn uống, sinh hoạt giúp nhanh khỏiSử dụng kem bôi Cotripro Cây thuốc Nam chữa bệnh trĩ có hiệu quả không? Bệnh trĩ là bệnh xảy ra ở vùng trực tràng – hậu môn do sự giãn nở quá mức của đám rối tĩnh mạch trĩ tạo thành. Bệnh nhân mắc trĩ thường chỉ đi khám và điều trị bệnh khi bệnh tình đã khá nặng gây đau đớn và rất phức tạp. Bởi họ vẫn có tâm lý e ngại và chỉ đến khi bệnh nặng mới đến các cơ sở y tế. Bệnh trĩ thường khiến bạn luôn trong cảm giác khó chịu, đau đớn mỗi khi đi đại tiện gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày. Tuy bệnh này không gây nguy hiểm nhưng nếu bạn để lâu rất dễ xuất hiện những biến chứng khó lường như mất máu, nhiễm trùng hậu môn hay nguy hiểm hơn là ung thư trực tràng… Vì vậy bạn cần phát hiện sớm và điệu trị ngay từ khi bệnh còn nhẹ. Khi bệnh còn nhẹ (trong giai đoạn 1, 2) thì một phương pháp hiệu quả mà bạn có thể tham khảo đó là dùng một số cây thuốc Nam để chữa bệnh trĩ. Tuy nhiên phương pháp này có cũng có những ưu điểm và nhược điểm như sau: Ưu điểm: khi sử dụng những cây thuốc này được đánh giá khá lành tính, an toàn. Hơn nữa những loại cây này thường là các loại cây rất dễ kiếm nên bạn có thể chủ động trong việc sử dụng. Những cây này thường phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau có thể sử dụng một cách an toàn trong một khoảng thời gian dài mà không lo có những tác dụng phụ. Nhược điểm: nhược điểm lớn nhất khi sử dụng phương pháp này là bạn cần kiên trì thực hiện trong một khoảng thời gian dài mới thấy được tác dụng và tác dụng của những bài thuốc này nhanh hay chậm lại phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Và phương pháp này chỉ áp dụng được với bệnh trĩ còn trong giai đoạn nhẹ còn khi bệnh nặng hơn bạn cần lựa chọn cách khác hiệu quả hơn. Dưới đây là tổng hợp những cây chữa bệnh trĩ hiệu quả để các bạn cùng tham khảo. >>> Bạn có thể quan tâm: Có nên cắt trĩ không? Khi nào cần phẫu thuật? Tổng hợp những cây chữa bệnh trĩ hiệu quả Cây rau diếp cá Rau diếp cá là loại rau được dùng rất phổ biến đối với mỗi gia đình người Việt. Ngoài dùng trong ẩm thực thì loại rau này còn sử dụng chữa bệnh trĩ rất hiệu quả. Bởi loại rau này có vị chua, tính mát, giảm tiểu độc, tiêu sưng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng búi trĩ. Cách thực hiện: Chuẩn bị một nắm diếp cá tươi đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng. Sau đó cho vào cối giã nát cùng với một ít muối hạt để dùng đắp trực tiếp lên cùng hậu môn. Trước khi đắp bạn cần vệ sinh thật sạch trước khi đắp. Cây rau lá lốt Lá lốt là loại lá có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn nhờ có hoạt chất Piperine nên loại lá này rất hay được sử dụng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa và cũng dùng để chữa bệnh trĩ tại nhà cũng rất tốt. Cách thực hiện: Đầu tiên bạn cần làm sạch lá lốt và ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn. Tiếp đến bạn cho lá lốt vào ấm và đun với 2 lít nước đến khi nào sôi thì tắt bếp. Rồi bạn vệ sinh thật sạch khu cực hậu môn sau đó tiến hành xông trong khoảng 10 phút mỗi ngày. ⇒ Xem thêm: 5 mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá lốt đơn giản tại nhà Lá trầu không Lá trầu không có khả năng sát khuẩn, chống viêm nên có tác dụng rất tốt nhắm tránh nhiễm khuẩn với búi trĩ, ngoài ra lá trầu không còn có tác dụng làm giảm cảm giác đau rát. Do đó việc sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ mang lại hiệu quả khá tốt. Cách thực hiện: Cho 25 lá trầu không và 1 thìa muối tinh đun cùng với 1 lit nước. Khi nồi sôi thì vặn nhỏ lửa và đun tiếp khoảng 10 phút. Sau đó tiến hành sông hơi vùng hậu môn. Cây cúc tần Cây cúc tần được biết đến là một cây thuốc Nam có khả năng sát trùng, giảm sưng và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động. Khi kết hợp thêm với 4 vị thuốc khác như lá sung, lá lốt, ngải cứu, nghệ sẽ mang lại tác dụng tốt trong việc chữa trị bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ. Cách thực hiện: Bạn cần chuẩn bị cúc tần, lá sung, lá ngải cứu, lá lốt mỗi loại 300g và 3g nghệ tươi, sau đó bạn tiến hành rửa sạch. Tiếp đến bạn cho 4 loại lá vào một nồi. Còn nghệ bạn thái lát mỏng rồi cho vào nồi, thêm vào đó 3 lít nước rồi đun đến khi nào sôi thì bạn giảm nhỏ lửa đun thêm tầm 10 phút nữ thì tắt bếp. Bạn có thể sử dụng để xông hơi búi trĩ, hậu môn khi nước còn nóng. Và khi nước đã nguội thì có thể sử dụng nước đó để rửa hậu môn. Cây ngải cứu Đây là loại cây sử dụng để giảm đau, kháng khuẩn rất tốt. Đặc biệt trong lá ngải cứu có chứa chất Yomogin có tác dụng co mạch và co búi trĩ. Cách thực hiện: Bạn chuẩn bị lá ngải cứu và lá lốt, rồi bạn tiến hành rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng. Rồi sau đó bạn đêm đi giã nhỏ và đắp trực tiếp lên hậu môn sẽ giúp co búi trĩ rất hiệu quả. Thông tin thêm cho bạn: Cách dùng lá ngải cứu chữa bệnh trĩ như thế nào? Nghệ tươi Trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin trong nghệ tươi là một chất kháng sinh có tác dụng ngăn nừa viêm búi trĩ, làm giảm sưng búi trĩ và vùng hậu môn hiệu quả. Cách thực hiện: Bạn chuẩn bị 1 củ nghệ tươi, rửa sạch đất dính trên thân củ nghệ. Sau đó thái nghệ thành từng khúc và giã nát đến khi thấy nước cốt nghệ thì dừng. Rồi bạn cho chỗ vừa giã vào miếng vải sạch để vắt lọc lấy phần nước cốt. Trước khi sử dụng nước cốt nghệ đó để bôi bạn cần vệ sinh thật sạch hậu môn và búi trĩ. Mỗi ngày bạn thực hiện 2-3 lần kiên trì trong 1 tháng sẽ thấy các triệu chứng của bện sẽ giảm dần. Quả sung Quả sung là loại quả có tính ngọt, ôn, chát và hay được sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến đương tiêu hóa, đặc biệt là chữa bệnh trĩ cũng rất tốt. Cách thực hiện: Chuẩn bị 10 quả sung tươi rồi bạn rửa sạch đêm cho vào nồi nấu với 2 lít nước cho đến khi nước sôi là bạn có thể bắc ra dùng. Khi nước đang còn nóng thì bạn có thể sử dụng nước đó để xông hậu môn, còn khi nước đã nguội thì bạn dùng nước đó để rửa trực tiếp vùng trĩ. Cây lược vàng Cây lược vàng có tính mát, mang tới tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường được sử dụng trong cách bài thuốc giúp tiêu viêm, cầm máu do bệnh trĩ gây ra. Bên trong cây lược vàng có hoạt chất quercetin, giúp làm bền thành mạch, diệt khuẩn, kháng khuẩn, ngừa nguy cơ nhiễm trùng và đào thải độc tố. Do đó, việc sử dụng cây lược vàng sẽ giúp bệnh nhân trĩ nhanh lành vết thương, tránh các cảm giác đau rát, khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Cách thực hiện: Chuẩn bị lá lược vàng đã rửa sạch, ngâm nước muối loãng và để ráo nước. Cắt khúc lá ngắn sau đó giã nát. Đắp lá lược vàng lên vùng hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ. Dùng gạc cố định và rửa sạch vào sáng hôm sau. Sau 3-5 ngày thực hiệ sẽ thấy bệnh trĩ được cải thiện. Tìm hiểu chi tiết: Cách chữa bệnh trĩ bằng cây lược vàng Cây rau má Cây rau má có vị đắng ngọt, tính bình có tác dụng giải độc, giải nhiệt nên có tác dụng trong việc chữa các bệnh như thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới. Cách thực hiện: Bạn chuẩn bị rau má, cỏ mưc mỗi loại 1 nắm, đậu đen 1 bát. Sau đó bạn đi rửa tất cả nguyên liệu cho sạch bụi bẩn, tiếp đến bạn đi sao cỏ mực và đậu đen. Sau khi đã xong thì cho hết nguyên liệu vào sắc đặc để uống. Cây lá bỏng Cây lá bỏng theo nghiên cứu có chứ các hoạt chất như phenolic, glycosid flavonoid do đó rất tốt cho người bị bệnh trĩ. Các chất này có tác dụng giảm đau, chống sưng nên dùng để chữa bệnh trĩ sẽ mang lại hiệu quả. Cách thực hiện: Bạn cần chuẩn bị 50g lá bỏng và 50g cây rau sam đem rửa sạch rồi cho 2 nguyên liêu này vào may xay sinh tố lọc lấy nước uống chia làm 2 lần mỗi ngày. Còn lại phần bã có thể dùng để đắp vào hậu môn có tác dụng sát trùng rất tốt. Cây nhọ nồi Cây nhọ nồi có tác dụng cầm máu và chống chảy máu rất tốt nên trong dân gian đã được ông cha ta sử dụng trong việc chữa bệnh trĩ rất tốt. Ngoài ra, trong cây nhọ nồi có còn có chứa tanin, caroten và ancaloid giúp chống sưng viêm, là nhỏ búi trĩ. Cách thực hiện: Bạn chuẩn bị cây nhọ nồi rồi rửa sạch sau đó sao khô. Tiếp đó bạn nghiền thành bột min và cắt vào lọ thủy tinh. Mỗi lần dùng bạn lấy 10g ra hòa với nước uống. Bạn uống 3 lần vào buổi sáng, trưa và tối. Bạn có thể quan tâm: Cây cỏ mực (nhọ nồi) chữa bệnh trĩ hiệu quả Cây vông nem Cây vông nem còn có tên gọi khác là thích đồng bì, thuộc họ nhà đậu. Cây thường được người dân ở các vùng nông thôn trồng làm hàng rào, lá dùng để nấu canh hoặc dùng làm thuốc chữa bệnh. Lá vông nem có tính bình, vị hơi đắng, có tác dụng an thần, có tác dụng an thần, sát trùng nên được sử dụng làm thuốc trị bệnh trĩ. Ngoài ra hoạt chất saponin được tìm thấy trong lá vông nem còn có tác dụng giảm đau, phục hồi nhanh các tế bào bị tổn thương ở thành hậu môn và tĩnh mạch trĩ. Cách thực hiện: Chuẩn bị một nắm lá vông nem còn tươi, đem đi rửa sạch với nước muối loãng. Rồi bạn cho vào cối giã nát và đắp trực tiếp vào hậu môn trong 30 phút. Mỗi ngày bạn nên thực hiện 2 lần vào sáng và tối để giúp cải thiện bệnh trĩ hiệu quả. Bạn có thể tham khảo: Hướng dẫn 6 cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông Cây dầu tía Cây dầu tía còn có tên gọi khác là tỳ ma tử thường được tận dụng trong điều trị bệnh trĩ. Theo ghi chép Y học cổ truyền, cây thuốc nam này có tính bình, vị ngọt, tác dụng tiêu thũng, chống ngứa và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Cách thực hiện: Chuẩn bị khoảng 1 nắm dầu tía, mang đi ngâm rửa sạch với nước muối và vớt ra để ráo. Sau đó cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước trong khoảng 10 phút. Rồi  thêm một ít muối hạt vào và tắt bếp. Sau khi vệ sinh vùng hậu môn với nước muối sinh lý thì tiến hành xông hơi. Áp dụng đều đặn mỗi lần đến khi các triệu chứng bệnh trĩ sẽ dần thuyên giảm. >>> Bạn có thể tham khảo thêm: Chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía Cây cối xay Cây cối xay là dược liệu có tính bình, giúp sát trùng, tiêu thũng, ngăn ngừa nhiễm trùng. Cây được thu hoạch cả rễ đem về chặt nhỏ, phơi khô làm thuốc chữa bệnh trĩ. Cách thực hiện: Chuẩn bị khoảng 200g cây cối xay đã phơi khô bỏ vào ấm sắc với 300ml nước. Đun cho đến khi nước cô đặc lại còn khoảng một bát con thì ngưng. Gạn nước ra để uống sau bữa ăn. Mỗi ngày bạn uống 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất. Cây rau mùi Rau mùi có tính ấm, vị cay nhẹ, mùi thơm đặc trưng. Với tác dụng kích thích hoạt động tiêu hóa nên thường được tận dụng trong cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Trong khi đó, những nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, hàm lượng tinh dầu coriander dồi dào trong dược liệu này có tác dụng giảm chướng bụng, đau rát khó chịu ở vùng hậu môn. Cách thực hiện: Chuẩn bị khoảng 1 nắm cây rau mùi tươi, sau khi ngâm rửa với nước muối thì vớt ra để ráo. Dùng dao thái nhỏ ra mùi và đun sôi với một ít giấm khoảng 7 phút. Sau khi rửa hậu môn với nước muối sinh lý thì lấy tăm bông thấm vào hỗn hợp và thoa đều lên cùng hậu môn. Để khoảng 15 phút thì rửa lại với nước ấm Cây thiên lý Không chỉ được chế biến làm những món ăn rất thơm ngon và bổ dưỡng mà cây thiên lý còn là một vị thảo dược có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ cũng như điều trị bệnh trĩ. Cách thực hiện: Bạn lấy 100g lá cây thiên lý rửa sạch giã nát với 5g muối ăn rồi thêm khoảng 30ml nước rồi lọc qua vải màn, tẩm vào bông, đắp lên hậu môn. Thực hiện 1- 2 lần/ngày sẽ có kết quả điều trị. Những lưu ý khi sử dụng những cây thuốc chữa bệnh trĩ Để có thể sử dụng những cây thuốc nam chữa bệnh trĩ mang lại hiệu quả nhất các bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây: Những phương pháp sử dụng cây thuốc Nam thường chỉ phù hợp với những trường hợp bị trĩ còn trong giai đoạn nhẹ, còn đối với bệnh nặng thì bạn nên chọn phương pháp điều trị khác phù hợp hơn. Những loại cây thuốc này thường khá phổ biến, dễ kiếm tại Việt Nam, tuy nhiên bạn cũng lưu ý chọn nguồn nguyên liệu sạch. Khi dùng cây thuốc Nam chữa bệnh trĩ thì tùy theo cơ địa của từng người mà có hiệu quả nhanh, chậm khác nhau. Do các hoạt chất có trong các loại cây này đều là chất tự nhiên nên thường có tác dụng từ từ, vì vậy trong quá trình điều trị bạn cần kiên trì thực hiện thì mới mang lại hiệu quả. Trước khi có ý định sử dụng những loại thảo dược này để điều trị bệnh trĩ bạn cần tham khảo hỏi ý kiến của bác sỹ chuyên môn trước khi sử dụng. Trong quá trình sử dụng bạn nên tuân thủ đúng theo các mà các bác sỹ chỉ dẫn về liều lượng, không nên uống quá nhiều hoặc quá ít. Tuy sử dụng phương pháp này khá an toàn và không tác dụng phụ tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng dùng trong một thời gian quá dài, bạn chỉ nên dùng trong khoảng 2 tháng nếu bệnh không thuyên giảm thì bạn nên ngứng sử dụng. Thông tin thêm cho bạn: Bệnh trĩ có chữa khỏi dứt điểm được không? Sử dụng cây thuốc nam kết hợp ăn uống, sinh hoạt giúp nhanh khỏi Ngoài việc bạn sử dụng những cây thuốc nam để điều trị bệnh trĩ, thì một trong những vấn để có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả điều trị bệnh đó là thói quen ăn uống, sinh hoạt. Bỏi bệnh trĩ là bệnh có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống sinh hoạt, do đó để giúp quá trình điều trị được nhanh chóng và tránh tái phát bạn cần thay đổi có một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hợp lý, cụ thể như sau: Bổ sung thêm đủ chất xơ: chất xơ là chất quan trọng và cần thiết với người bệnh trĩ, bởi chất xơ sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quá ngăn ngừa tình trạng táo bón, một nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh trĩ. Mỗi ngày nên cung cấp từ 25-30 gram cho cơ thể, chất xơ thường gặp trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau xanh. Không uống các chất kích thích: Đồ uống có chứa các chất kích thích như rượu, bia,… có ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa, dẫn đến nguy cơ cao bạn bị táo bón. Do đó, các bạn bị trĩ không nên sử dụng đồ uống có chất kích thích. Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng: những đồ ăn có nhiều dầu mỡ khiến cho bạn khó tiêu và gây táo bón. Vậy nên bạn nên hạn chế tối đa những loại thức ăn nhanh, đồ chiên rán hay sử dụng nhiều gia vị có tính cay nóng như ớt, tỏi, tiêu,… Uống đủ nước: uống nước phần rất quan trọng giúp thanh lọc cơ thểm hỗ trợ trao đổi chất giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Theo khuyến cáo thì mỗi ngày bạn nên uống lượng nước từ 1,5 đến 2 lít. Thường xuyên tập thể dục: tập thể dục đều đặn rất tốt với quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp cải thiện quá trình lưu thông và tuần hoàn máu, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng và trơn tru hơn. Do đó bạn cần dành ra khoảng 30-45 phút mỗi ngày sẽ có lợi trong quá trình điều trị bệnh trĩ. Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ: đi đại tiện vào một khung giờ cố định mỗi ngày là biện pháp quan trọng giúp ngăn ngừa táo bón và nguy cơ mắc bệnh trĩ hiệu quả. Hạn chế giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài: bạn không nên ngồi, đứng trong một thời gian quá dài, nên khoảng từ 1-2 tiếng bạn nên đứng dậy đi lại vận động một chút sẽ giúp máu dễ lưu thông hạn chế được những áp lực lên cho hậu môn. ☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh trĩ cần ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? Sử dụng kem bôi Cotripro Bạn có thể tham khảo sử dụng các loại kem bôi thảo dược đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, vừa an toàn lại hiệu quả nhanh. Cotripro sẽ giúp chấm dứt tình trạng chảy máu do bệnh nhân bị trĩ nhanh chóng khoảng 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp trĩ sa, trĩ lâu năm thì  nên kiên trì dùng đều đặn từ 1-2 tháng để búi trĩ co dần lên. Với các thành phần thảo dược: Cúc tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm, nhiễm trùng. Lá lốt tiêu diệt vi khuẩn, hết sưng đau Đặc biệt sesquiterpen trong Ngải cứu giúp co mạch, cầm máu, từ đó săn se búi trĩ, tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn quá mức từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát. Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ Trên đây là tổng hợp những loại cây giúp điều trị bệnh trĩ hiệu quả, an toàn mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn điều trị bệnh trĩ thật hiệu quả. Tham khảo thêm: Hướng dẫn sử dụng Cotripro gel đúng cách? Cotripro gel có hiệu quả không  Chia sẻ

Lòi dom là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Lòi dom là tên gọi dân gian của bệnh sa trực tràng đây thuộc nhóm bệnh về hậu môn trực tràng. Đây là căn bệnh tương đối ít gặp và không quá nguy hiểm nhưng khiến cho người bệnh thấy xấu hổ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về bệnh lòi dom là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả nhé. Mục lụcBệnh lòi dom là gì?Phân biệt với bệnh trĩCác cấp độ của bệnh lòi domSa niêm mạc trực tràngSa toàn bộ trực tràngNguyên nhân gây lòi domTriệu chứng phổ biến của bệnh lòi domBệnh lòi dom có nguy hiểm không?Cách chữa lòi dom hiệu quảĐiều trị nội khoaĐiều trị ngoại khoaSử dụng CotriPro Những lưu ý dành cho người bệnh lòi dom Bệnh lòi dom là gì? Bệnh lòi dom hay có tên gọi khác là bệnh sa trực tràng. Bệnh này là tình trạng trực tràng chui qua lỗ hậu môn ra năm ngoài hậu môn, hay có thể hiểu là tình trạng trực tràng thoát ra khỏi cơ thắt hậu môn. Bệnh lòi dom hay sa trực tràng là bệnh lý ít gặp, không gây ra nhiều biến chứng nặng. Bệnh lòi dom này thường gặp ở người lớn trên 50 tuổi. Bệnh lòi dom (sa trực tràng) có 3 loại: Sa niêm mạc hậu môn: là tình trạng niêm mạc hậu môn bị sa ra ngoài, nhưng trực tràng vẫn nằm bên trong Sa trực tràng: là tình trạng trực tràng bị sa ra ngoài còn hậu môn vẫn ở vị trí cũ tạo nên rãnh vòng tròn sâu ở giữa. Sa hậu môn trực tràng: đây là tình trạng cả trực tràng và hậu môn đều bị sa ra ngoài và giữa hậu môn và trực tràng không có rãnh vòng tròn. Phân biệt với bệnh trĩ Lòi dom (sa trực tràng) và trĩ đều là 2 bệnh lý của vùng hậu môn – trực tràng. Người bệnh đều cảm thấy rất khó chịu và thường bị rối loạn đại tiện.Tuy nhiên đây là 2 bệnh khác nhau cần được phân biệt chính xác: Trĩ là bệnh của các mạch máu. Dấu hiệu có thể gồm: đau, ngứa, máu dính trên giấy vệ sinh. Lòi dom (Sa trực tràng) là bệnh của cơ và niêm mạc. Bệnh này liên quan đến chuyển động của chính trực tràng – nhu động ruột. ☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh trĩ là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về bệnh trĩ Các cấp độ của bệnh lòi dom Bệnh lòi dom (sa trực tràng) thường được chia thành những cấp độ bệnh tùy thuộc vào từng loại bệnh như sau: Sa niêm mạc trực tràng Đối với bệnh sa niêm mạc trực tràng thì được chia làm 3 cấp độ như sau: Sa niêm mạc sau rặn đại tiện rồi co lên Sa sau khi rặn đại tiện phải dùng tay đẩy lên Sa khi gắng sức nhẹ như ngồi xổm đi bộ, ho, hắt hơi Sa toàn bộ trực tràng Tình trạng sa toàn bộ trực tràng bao gồm tình trạng sa trực tràng đơn thuần và sa trực tràng hậu môn. Đối với sa toàn bộ trực tràng được chia làm 4 cấp độ. Cụ thể sư sau: Mức độ 1: trực tràng chỉ sa khi gắng sức mạnh, khi rặn đại tiện sau đó tự co lại nhanh chóng. Mức độ 2: trực tràng luôn sa khi đại tiện tự co lên rất chậm phải lấy tay đẩy vào, có các vết trợt ở niêm mạc gây ra phù nề, hậu môn bị lõm vào. Mức độ 3: trực tràng sa khi gắng sức nhẹ và không tự co vào được. Niêm mạc tuyến của trực tràng bị hoại tử, một vài nơi có sẹo làm cho hậu môn không co thắt được làm niêm mạc chảy máu, mất tự chủ đi đại tiện. Mức độ 4: ruột bắt đầu sa liên tục khi đi bộ hay cả khi đứng, ruột không còn giữ được bình thường. Niêm mạc tuyết bị loét, cơ thắt mất lực. Lúc này đại tiện và tiểu tiện mất tự chủ đi liên tục không kiểm soát. Nguyên nhân gây lòi dom Bệnh lòi dom có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau và cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một vài nguyên có thể kể đến như sau: Táo bón: tình trạng táo bón lâu ngày là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng bị bệnh lòi dom. Táo bón khiến bạn phải rặn nhiều từ đó tạo áp lực lên các tĩnh mạch vùng hậu môn khiến các tĩnh mạch ở vùng trực tràng bị giãn ra quá mức gây nứt kẽ hoặc rách hậu môn. Theo thống kê thì có đến 70% người bị bệnh lòi dom là do tình trạng táo bón kéo dài này. Tiêu chảy mãn tính: Chế độ ăn uống hàng ngày của bạn không hợp lý dẫn đến những ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa làm bạn bị tiêu chảy. Nếu bạn không kịp thời điều trị sớm sẽ khiến cho các tĩnh mạch ở trực tràng bị tổn thương dẫn đến bệnh lòi dom. Uống ít nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Do đó nếu bạn uống ít nước thì quá trình tiêu hóa sẽ gặp nhiều khó khăn, phân cứng lại từ đó gây nên tình trạng táo bón. Tình trạng này để lâu sẽ dẫn đến bị lòi dom. Do đặc thù công việc: do công việc mà bạn phải thường xuyên giữ nguyên một vị trí trong một thời gian dài như công nhân trong các nhà máy, nhân viên văn phòng, tái xế lái xe hay thường xuyên phải làm các công việc bê vác nặng nhọc. Khi đó sẽ làm tăng áp lực trong bài một gian dài lên các tĩnh mạch và từ đó xuất hiện bệnh lòi dom. Phụ nữ mang thai: phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh lòi dom bởi do áp lực của thai nhi tác động lên trực tràng. Do tuổi tác: khi tuổi các bắt đầu cao thì rất nhiều các cơ quan trong cơ thể bắt đầu quá trình bị lão hóa, lúc này các cơ và dây chằng ở vùng trực trang bị suy yếu, từ đó mà xuất hiện bệnh lòi dom. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Cách chữa lòi dom sau sinh an toàn và hiệu quả Triệu chứng phổ biến của bệnh lòi dom Để giúp bạn dễ dàng nhận biết thì chúng tôi sẽ nêu ra những triệu chứng phổ biến của bệnh lòi dom như sau: Ngứa hậu môn: Đây là triệu chứng xảy ra phổ biến ở người bị lòi dom, do dịch nhầy tiết ra ẩm ướt vùng hậu môn khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy. Gây chảy máu khi đi đại tiện: Chảy máu là hiện tượng xảy ra do sự cọ sát của phân với tĩnh mạch. Vì vậy chúng ta thường thấy máu lẫn ở phân hoặc thấm vào giấy ăn. Khi búi trĩ lớn, máu có thể chảy ồ ạt thành tia do vỡ tĩnh mạch. Đau rát vùng hậu môn: Khi bị lòi dom, người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác đau rát vùng hậu môn. Cơn đau sẽ có mức độ nghiêm trọng hơn khi bạn đi đại tiện, khi ngồi nhiều, đứng lâu hoặc có áp lực lên vùng hậu môn. Có dịch xuất hiện: Có dịch nhày xuất hiện ở vùng hậu môn. Mức độ lòi dom càng nặng thì lượng dịch nhầy xuất hiện càng nhiều. ➤ Bạn có thể tham khảo: Hình ảnh bệnh trĩ qua các cấp độ Bệnh lòi dom có nguy hiểm không? Bệnh lòi dom ban đầu thường chỉ gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và làm chất lượng cuộc sống. Khi để lâu không được chữa trị kịp thời thì bệnh nặng lên sẽ gây nên những biến chứng như đã nêu ở phần trên. Còn bản thân bệnh lòi dom sẽ gây nên những cho người bệnh những vấn đề nguy hiểm như sau: Gây hoại tử hậu môn: trực tràng bị sa ra ngoài hậu môn là điệu kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Từ đó bạn không chỉ khó chịu mà còn nguy cơ viêm nhiễm và tình trạng này kéo dài lâu hậu môn sẽ có nguy cơ bị hoại tử. Giảm ham muốn tình dục: Cảm giác đau nhức vùng hậu môn khiến cho cả nam giới lẫn nữ giới cảm thấy không có hứng thú quan hệ tình dục. Điều này gây ảnh hưởng tới chất lượng đời sống chăn gối của người bệnh. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến hạnh phúc gia đinh bị ảnh hưởng và nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến tình trạng vô sinh hiếm muộn. Gây thiếu máu: Chảy máu hậu môn là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh lòi dom. Và khi bệnh nặng lượng máu bị chảy nhiều, người bệnh dễ rơi vào tình trạng thiếu máu. Khi bị thiếu máu thường khiến cho người bệnh có biểu hiện xanh xao, mệt mỏi, căng thẳng, mất tập trung,… gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Vỡ trực tràng: Trực tràng bị sa xuống rất dễ bị tổn thương khi có tác động mạnh, thậm chí bị vỡ. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì Cách chữa lòi dom hiệu quả Đối với bệnh lòi dom (sa trực tràng) người bệnh ngay khi thấy những dấu hiệu của bệnh hãy nhanh chóng đi đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ khám và tư vấn cách điều trị phù hợp. Hiện nay bệnh lòi dom (sa trực tràng) thường có 2 cách điều trị chính đó là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Bạn có thể tham khảo chi tiết dưới đây. Điều trị nội khoa Phương pháp này chủ yếu được sử dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của bệnh nhân và kê đơn thuốc. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định kết hợp thuốc uống với thuốc bôi với tác dụng giúp nhuận tràng, làm mềm phân, chống co thắt, chống nhiễm trùng và giảm đau. Trong thời gian điều trị bệnh, người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý để bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Việc chữa bệnh bằng phương pháp nội khoa tuy rất thuận lợi nhưng lại có một nhược điểm là không thể chữa khỏi hoàn toàn và dễ phát bệnh. tái phát sau khi ngưng thuốc. Điều trị ngoại khoa Đối với những trường hợp nặng mà uống thuốc không mang lại hiệu quả thì các phương pháp điều trị ngoại khoa sẽ được các bác sĩ cân nhắc. Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau tùy theo mức độ bệnh của từng bệnh nhân. Trong đó, có thể kể đến một số phẫu thuật phổ biến như: Cắt bỏ phần hậu môn đáy chậu: Phẫu thuật này giúp cắt bỏ phần trực tràng bị sa ra ngoài. Có hai phẫu thuật được lựa chọn gồm Altemeier và Delorme. Cắt đại tràng xích ma và cố định trực tràng: Khi tiến hành phương pháp này, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần đại tràng xích ma (đoạn gần trực tràng và hậu môn nhất). Sau đó, bác sĩ tiền hành cố định trực tràng vào cấu trúc xương để không cho nó sa xuống nữa. Cố định trực tràng: Ở trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ cố định trực tràng mà không cần cắt đi phần đại tràng xích ma. Sử dụng CotriPro Ngoài các cách trên, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Gel bôi trĩ CotriPro được sản xuất theo dây chuyền hiện đại chuẩn GMP. CotriPro Gel được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như: Ngải cứu và lá sung: Làm săn se và co búi trĩ, tăng sức bền thành mạch. Cúc tần: Giúp chống viêm, tiêu sưng, bảo vệ búi trĩ khỏi sự tấn công của vi sinh vật gây hại. Nghệ và lá lốt: Hiệp đồng tác dụng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Nhờ các thảo dược này, sản phẩm có khả năng tác động trực tiếp lên búi trĩ, đem lại nhiều công dụng tốt cho bệnh nhân trĩ như: Làm dịu mát và săn se da. Giúp làm dịu da khi bị đau, nóng rát và khó chịu. Giúp co búi trĩ hiệu quả. Vừa an toàn, tiện dụng, vừa đem lại hiệu quả nhanh chỉ sau 3 – 5 tuýp sử dụng, CotriPro Gel nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ bệnh nhân và các chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm viên uống CotriPro để tăng hiệu quả điều trị từ bên trong. Sản phẩm được bổ sung hoạt chất Slippery Elm nhập khẩu từ Hoa Kỳ, đem lại tác dụng tăng sức bền thành mạch, hỗ trợ co búi trĩ và phòng ngừa trĩ tái phát hiệu quả. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán CotriPro, bạn hãy xem TẠI ĐÂY Hoặc đặt mua trực tiếp TẠI ĐÂY (giao hàng thanh toán tại nhà) Những lưu ý dành cho người bệnh lòi dom Đối với những người bị bệnh lòi dom thì cần lưu ý một số điều sau đây sẽ giúp các bạn phòng ngừa cũng như tăng hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh: Uống nhiều nước, tăng cường uống các loại nước ép trái cây nhắm hạn chế tạo áp lực lên vùng trực tràng Bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày nhiều rau xanh, chất xơ giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng táo bón xảy ra. Không nên đứng, ngồi quá lâu tại một tư thế, hoặc thường xuyên lao động bê vác nặng Không sử dụng các chất, đồ uống kích thích, đồ uống có chứa cồn như: rượu, bia, nước ngọt, thuốc lá, cà phê,… Tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ và tránh ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh Tăng cường hoạt động thể thao nhằm tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể cũng như làm tăng tuần hoàn máu với những bài tập nhẹ hàng như yoga, đi bộ,… Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về căn bệnh lòi dom đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ tốt nhất. Chia sẻ

Bị trĩ có nội soi đại tràng được không?

Trĩ là một trong số những bệnh lý có ảnh hưởng trực tiếp tới nội soi đại tràng, bởi đây là thủ thuật can thiệp thông qua đường hậu môn. Vì vậy bị trĩ có nội soi đại tràng được không luôn là nỗi lo lắng của nhiều bệnh nhân đang bị bệnh trĩ. Để giải đáp được thông tin này của người bệnh, teotri.vn sẽ trả lời bạn đọc qua bài viết dưới đây Mục lục1. Nội soi đại tràng là gì?2. Bị bệnh trĩ có nội soi đại tràng được không?3. Nội soi đại tràng khi bị trĩ có đau không?4. Các bước nội soi đại tràng khi bị trĩ4.1. Bước 1. Khám lâm sàng và cận lâm sàng để biết tình trạng bệnh trĩ4.2. Bước 2. Chuẩn bị tâm lý nội soi đại tràng4.3. Bước 3. Thực hiện nội soi đại tràng với bệnh trĩ nhẹ4.4. Bước 4. Chờ kết quả5. Lưu ý người bệnh trĩ cần biết khi nội soi đại tràng5.1. Trước khi nội soi đại tràng cần ghi nhớ:5.2. Trong khi nội soi đại tràng cần ghi nhớ:5.3. Sau khi nội soi đại tràng cần ghi nhớ:5.4. Một số trường hợp cần thận trọng hoặc hỏi bác sĩ khi nội soi: Nội soi đại tràng là gì? Nội soi đại tràng là phương pháp để bác sĩ chẩn đoán và phát hiện những bất thường ở đại tràng như loét đại tràng, pô-líp, khối u và những vùng bị viêm hay chảy máu, bằng cách sử dụng một ống mềm dài có đèn và camera nhỏ gắn ngay đầu ống và đưa vào hậu môn để đến đại tràng. Qua hình ảnh của camera, bác sĩ sẽ biết được một cách chính xác những tổn thương bên đại tràng. Mục đích chính của nội soi đại tràng là dùng để sàng lọc và phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến đại trực tràng như ung thư đại trực tràng, polyp đại tràng (có thể là tổn thương lành tính hoặc ác tính). Vì vậy nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị đúng cách thì tỉ lệ khỏi bệnh có thể trên 90%. Ngoài ra, có thể kết hợp sinh thiết lấy mẫu tế bào nếu phát hiện có khối tổn thương bất thường (có thể là polyp đại tràng hoặc khối tế bào ung thư…) trong quá trình nội soi. Thiết bị chuyên dụng để nội soi đại tràng. Bị bệnh trĩ có nội soi đại tràng được không? Bệnh Trĩ là tình trạng tĩnh mạch xung quanh vùng hậu môn bị căng phồng, sa giãn quá mức và tạo thành các búi trĩ do liên tục chịu nhiều áp lực hoặc các dây thần kinh của hậu môn chèn ép quá nhiều từ bên trong dẫn đến việc bị xung huyết, chảy máu, hoặc có lúc bị sa ra ngoài. Nhiều bệnh nhân bị trĩ và mắc cả bệnh đại tràng nên cần được nội soi. Tuy nhiên bị trĩ có nội soi đại tràng được không còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh trĩ. Do ống nội soi sẽ được đưa trực tiếp vào hậu môn của bệnh nhân nên có thể gây ra những tổn thương cho vùng hậu môn như vỡ búi trĩ, đau hoặc thậm trí là chảy máu. Ngoài ra, trước khi nội soi đại tràng, bệnh nhân sẽ được yêu cầu uống thuốc nhuận tràng trong vòng 30- 60 phút trước khi bắt đầu nội soi để làm sạch hoàn toàn đại tràng..Điều này sẽ khiến bệnh nhân phải đi đại tiện nhiều lần nên có thể gây đau rát và chảy máu búi trĩ nên nội soi đại tràng chỉ được chỉ định cho những trường hợp trĩ nhẹ. Chính vì vậy, có thể trả lời câu hỏi bệnh trĩ có nội soi đại tràng được không là tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ cân nhắc quyết định để tránh những biến chứng có thể xảy ra với búi trĩ. Nếu bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể được chỉ định và ngược lại với bệnh trĩ nặng thì sẽ không được chỉ định nội soi đại tràng mà dùng các phương pháp thay thế như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, chụp x – quang, siêu âm,…). Hệ thống dây dẫn truyền tín hiệu của nội soi >>> Bạn có thể quan tâm: 5 triệu chứng và dấu hiệu bệnh trĩ Nội soi đại tràng khi bị trĩ có đau không? Nội soi đại tràng khi bị trĩ có đau không là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Do nội soi đại tràng chỉ được thực hiện với trường hợp trĩ nhẹ nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm camera sẽ không làm ảnh hưởng gì nhiều nên không gây đau đớn trong quá trình nội soi đại tràng.Người bệnh chỉ có những ghi nhận sau: Cảm giác căng tức, bụng phình to, đầy hơi và muốn xì hơi ngay lúc đó hoặc có cảm giác mót đi cầu do việc bơm hơi vào bên trong đại tràng điều này là hoàn toàn bình thường. Một số trường hợp sẽ thấy hơi đau khi ống nội soi đi qua các nếp gấp khúc đường ruột. Khi quá đau bác sĩ sẽ rút bớt hơi hoặc thay đổi tư thế nằm của người bệnh. Nếu thực hiện nội soi gây mê, bạn sẽ không còn phải lo lắng về điều này. Tóm lại nội soi đại tràng khi bị trĩ ít khi gây ra cảm giác đau đớn mà chỉ là cảm giác khó chịu, đặc biệt là lúc mới đưa máy soi vào vùng hậu môn. Người bệnh có thể cảm thấy áp lực, căng tức bụng hoặc co rút cơ tại một vài thời điểm trong quá trình nội soi. Người bệnh cũng có thể bị đầy bụng do không khí được bơm vào làm đại tràng phồng to để camera quan sát rõ hơn. Tuy nhiên, tình trạng đầy bụng sẽ giảm nhanh chóng sau khi thủ thuật nội soi kết thúc, lúc này khí trong đại tràng được hút ra hoặc được thoát ra khi người bệnh xì hơi. Bị trĩ nội soi đại tràng có đau không >>> Bạn có thể tham khảo: Cắt mổ trĩ có nguy hiểm gì không? Các bước nội soi đại tràng khi bị trĩ Bước 1. Khám lâm sàng và cận lâm sàng để biết tình trạng bệnh trĩ Người bệnh sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tiến hành khám lâm sàng (thông qua quan sát hậu môn và nhìn búi trĩ bằng mắt thường) Ngoài ra, có thể kết hợp kỹ thuật y khoa cận lâm sàng (chụp CT, chụp X-quang, siêu âm…) nếu cần thiết, từ các kết quả đó mới có thể đánh giá hiệu quả điều trị và chỉ định có nên nội soi đại tràng khi bị trĩ hay không? Bước 2. Chuẩn bị tâm lý nội soi đại tràng Trước khi nội soi, người bệnh cần chuẩn bị tâm lý, chủ động lên lịch và đặt khám trước với bác sĩ. Nếu có chỉ định tiến hành nội soi đại tràng, người bệnh cần thực hiện những quy chuẩn sau để quá trình được nhanh hơn, hiệu quả hơn. Điều chỉnh chế độ ăn uống: Để giúp đại tràng sạch hơn, trước 3 – 4 ngày nội soi nên ăn thức ăn nhẹ, đồng thời dừng sử dụng vitamin, chất bổ và nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ. Chuẩn bị trước ngày nội soi: Người bệnh cần uống nhiều nước lọc, tránh ăn thực phẩm cứng, rắn. Làm sạch ruột: Nếu có chỉ định tiến hành nội soi đại tràng, người bệnh sẽ phải uống thuốc xổ để loại bỏ các chất thải còn tồn đọng trong đại trực tràng, hoặc thụt nước kết hợp với thụt thuốc thông qua đường hậu môn. Bước 3. Thực hiện nội soi đại tràng với bệnh trĩ nhẹ Để kiểm tra bên ngoài cơ vòng và bên trong đường lực hậu môn, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân nằm ở tư thế nằm ngửa (tư thế này giúp bác sĩ dễ nhìn thấy ánh sáng qua thành bụng) và giúp người bệnh dễ thở hơn. Với tư thế nằm nghiêng trái sẽ giúp việc đưa đèn qua đoạn nối trực tràng – đại tràng sigma tốt hơn. Bước 4. Chờ kết quả Dựa vào các hình ảnh bên trong hậu môn, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chính xác tình trạng bệnh đồng thời giúp người bệnh theo dõi diễn biến, đánh giá hiệu quả quá trình điều trị rồi đưa ra một số giải pháp tích cực nhằm chăm sóc sức khỏe người bệnh phù hợp. Kết luận từ bác sĩ sau khi nội soi Lưu ý người bệnh trĩ cần biết khi nội soi đại tràng Trước khi nội soi đại tràng cần ghi nhớ: Người bệnh cần uống nhiều nước lọc để thanh lọc ruột, cũng như giảm mệt mỏi khi uống thuốc xổ. Ngoài ra không được ăn gì trong khoảng 8 giờ trước khi nội soi. Không ăn các thực phẩm giàu chất xơ trước ngày nội soi, cần bổ sung ăn thực phẩm dễ tiêu hóa, mềm, lỏng như : cháo, soup, ninh hầm… Tránh ăn những món ăn hoặc đồ uống có màu hồng, đỏ, tím… điều này khiến bác sĩ gặp khó khăn khi quan sát bằng mắt thường màu sắc niêm mạc đại tràng. Tuyệt đối không uống sữa, trà đặc, các chất kích thích và đồ uống có gas sau 20 giờ tối ngày hôm trước. Bạn nên thông báo bác sĩ để nắm được loại thuốc bạn đang dùng có nên sử dụng hay tạm ngừng. Thời điểm tốt để nội soi đại tràng là lúc sáng sớm, lúc này cơ thể đã đáp ứng đủ yêu cầu như trên nhờ quá trình đào thải các chất dư thừa và cặn bã ra ngoài. Trong khi nội soi đại tràng cần ghi nhớ: Bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn bệnh nhân nằm nghiêng người qua bên trái, rồi đưa ống nội soi qua ống hậu môn, vào trực tràng, rồi bơm hơi vào đại tràng của bệnh nhân (giúp bác sĩ dễ dàng quan sát hết các tổn thương). Bệnh nhân có thể có cảm giác đau tức bụng, trướng bụng hoặc mót rặn nhưng không đi cầu được. Bệnh nhân cần giữ bình tĩnh, không nên quá lo lắng, nằm im và thông báo với bác sĩ nếu như mình bị quá đau (nhân viên điều dưỡng sẽ ấn vào vùng bụng để điều hướng cho ống soi đi đúng đường). Cảm giác đau tức bụng sẽ hết sau khi quá trình nội soi kết thúc. Sau khi nội soi đại tràng cần ghi nhớ: Cảm giác tức nhẹ và khó chịu vùng bụng (thường biến mất sau khoảng 2 giờ). Sau khi nội soi xong bạn nên nằm nghỉ ngơi, thư giãn cho đến khi hết cảm giác trướng bụng. Thường xuyên có cảm giác mót đi cầu sau khi nội soi, nhưng không thể đi được. Những cảm giác này sẽ sớm biến mất và hồi phục trong 1 vài ngày tới. Bác sĩ chuyên khoa phát hiện ra dấu hiệu bất thường và thực hiện sinh thiết để kiểm tra. Người bệnh có thể sẽ đi đại tiện ra máu và không nên lo lắng vì triệu chứng này chỉ kéo dài 1 vài hôm (nhanh thì 1-2 giờ) >>> Bạn có thể quan tâm: Nội soi bệnh trĩ – Quy trình và những điều cần lưu ý Một số trường hợp cần thận trọng hoặc hỏi bác sĩ khi nội soi: Phụ nữ có thai (đặc biệt là những tháng đầu thai kỳ), phụ nữ đến ngày đèn đỏ. Bệnh nhân cao huyết áp, hậu môn hẹp hay bị dị dạng, mắc bệnh động mạch vành… Người bệnh quá già và yếu. Bệnh nhân bị suy tim, loạn nhịp tim. Các trường hợp viêm cấp nặng, có sự cản trở không đưa ống soi vào được. Người bệnh bị nhiễm độc (kiết, lỵ), viêm loét kết tràng nhiễm độc (người bệnh cần xử lý dứt điểm bệnh mới có thể thực hiện nội soi) Tránh ăn những món ăn hoặc đồ uống có màu hồng, đỏ, tím trước khi nội soi. Vậy là băn khoăn của nhiều độc giả về việc “bị trĩ có nội soi đại tràng được không? và nội soi đại tràng khi bị trĩ có đau không?” chúng tôi xin được giải đáp như trên. Để bệnh nhân (hoặc người nhà) bị trĩ không quá lo lắng, hãy tới bệnh viện thăm khám bệnh trĩ và kiểm tra đại tràng khi cần thiết. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn và đưa ra chỉ định phù hợp nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe tối đa cho người bệnh. Thông tin hữu ich cho bạn: Cách chữa bệnh trĩ theo từng giai đoạn Chia sẻ

Hướng dẫn vệ sinh sau mổ trĩ đúng cách bạn cần biết

Vệ sinh sau mổ trĩ đúng cách là rất cần thiết giúp bạn tránh được tình trạng viêm nhiễm, phù nề vùng hậu môn và một số biến chứng khác. Vậy, bạn đã biết cách vệ sinh hậu môn sau khi cắt trĩ để tránh bệnh tái phát và giúp vết cắt nhanh lành hay chưa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này. Mục lụcVì sao cần vệ sinh hậu môn sau mổ trĩ?Hướng dẫn cách vệ sinh hậu môn sau mổ trĩNhững lưu ý sau mổ trĩ người bệnh nên biếtGiữ vệ sinh sạch sẽVận động nhẹ nhàngXây dựng thói quen ăn uống khoa họcTái khám đúng lịch và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩKhông đại tiện quá lâuKiêng quan hệ vợ chồngTránh căng thẳng, mệt mỏi Vì sao cần vệ sinh hậu môn sau mổ trĩ? Khi bệnh trĩ phát triển nặng, các búi trí sa ra ngoài hậu môn và không thể tự phục hồi, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng biện pháp phẫu thuật ngoại khoa. Can thiệp ngoại khoa cắt trĩ giúp loại bỏ búi trĩ, tránh được những biến chứng nguy hiểm, giảm thiểu đau đớn. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc và vệ sinh hậu môn sau mổ trĩ người bệnh có thể gặp phải những vấn đề tiềm ẩn và rủi ro nhất định có thể kể đến như: Đau sau khi cắt trĩ: Đây là biểu hiện thường thấy ngay sau khi bệnh nhân thực hiện phẫu thuật mổ trĩ. Bình thường thì đau dát sẽ chỉ kéo dài đến vài ngày và biến mất nếu người bệnh vệ sinh hậu môn sạch sẽ và chăm sóc đúng cách. Xuất huyết: Xuất huyết cũng là môt trong những biến chứng thường gặp sau mổ trĩ do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân có thể là do các búi trĩ không được cắt bỏ một cách triệt để, làm sót trĩ, các khe hở trĩ có thể khiến hậu môn bị chảy máu. Hoặc cũng có thể do phân khô, táo bón dễ gây tổn thương cho vùng niêm mạc hoặc cũng có thể do tình trạng bệnh tái phát sau phẫu thuật. Nhiễm trùng tại chỗ: Nguy cơ nhiễm trùng tại chỗ sau mổ trĩ có thể phát sinh khá cao nếu không biết cách chăm sóc. Nhiễm trùng còn có thể khiến các tế bào ung thư phát triển và gây tác động tiêu cực đến sức khỏe. Do đó, sau khi áp dụng bất cứ phẫu thuật xâm lấn nào, người bệnh nên lưu ý giữ gìn vệ sinh sau khi đi tiêu bằng cách rửa sạch hậu môn bằng nước. Tuyệt đối không nên dùng giấy hoặc khăn giấy gây cọ xát, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hẹp hậu môn: Phẫu thuật cắt trĩ có thể sẽ khiến bạn bị hẹp hậu môn tạm thời hay vĩnh viễn. Hẹp hậu môn tạm thời là do các cơ khống chế của hậu môn bị tê liệt sau khi phẫu thuật và chúng có thể tự phục hồi sau một thời gian. Còn tình trạng hẹp hậu môn vĩnh viễn là biến chứng sau mổ trĩ đáng lưu tâm vì nếu không được can thiệp kịp thời sẽ để lại vết sẹo làm hẹp ống hậu môn, gây khó khăn cho việc đại tiện về sau. Do đó, sau khi loại bỏ búi trĩ bằng các phương pháp phẫu thuật người bệnh nên có biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp. Xem chi tiết: Các biến chứng thường gặp sau mổ trĩ Những biến chứng có thể xảy ra sau mổ trĩ do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể do kỹ thuật hạn chế khi thực hiện tiểu phẫu hoặc việc chăm sóc sau phẫu thuật, vệ sinh không đúng cách. Chính vì thế, để ngăn ngừa biến chứng hậu phẫu, bạn cần phải thực hiện tốt chế độ chăm sóc và dự phòng biến chứng. Hướng dẫn cách vệ sinh hậu môn sau mổ trĩ Sau phẫu thuật cắt trĩ cần thực hiện việc chăm sóc đúng cách để nhanh chóng phục hồi Nếu vệ sinh hậu môn sau cắt trĩ không đúng, bệnh trĩ vẫn có khả năng tái phát trở lại, người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Giữ vệ sinh sạch sẽ vết thương sau phẫu thuật cắt trĩ có tác dụng giúp vết thương nhanh phục hồi. Điều này còn giúp người bệnh phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra sau khi thực hiện cắt trĩ. Chuẩn bị: một chậu rửa lớn đã rửa sạch, đảm bảo người bị bệnh trĩ có thể ngồi vào được, vải mềm hoặc khăn xô (loại khăn mềm và mịn hay dùng cho trẻ sơ sinh), băng vệ sinh. Cách vệ sinh hậu môn sau khi cắt trĩ được thực hiện theo các bước như sau: +) Bước 1: Sau khi đại tiện xong, người bệnh không dùng giấy lau để tránh vết thương bị cọ sát gây thương tổn và vụn giấy có thể dính vào hậu môn. Khi đó, người bệnh hãy dùng vòi hoa sen xịt, rửa sạch hậu môn và người bệnh nên để gần nhằm giảm áp lực từ vòi nước vào vết thương. +) Bước 2: Dùng chậu đã chuẩn bị, lấy lượng nước ấm vừa đủ để có thể ngâm rửa hậu môn. Bạn hãy cho thuốc Bethadin 10% vào chậu khoắng đều nhìn giống màu nước chè tươi. Nếu có điều kiện, người bệnh có thể rửa bằng nước lá đun sôi để nguội như lá trầu không hay lá chè càng tốt. +) Bước 3: Ngồi vào chậu, dùng tay rửa sạch hậu môn nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương và bị đau hậu môn. +) Bước 4: Dùng khăn xô mềm đã chuẩn bị lau khô và sát khuẩn lại bằng dung dịch betadine 10% hoặc dung dịch xanh methylen,… Ở giai đoạn lành vết thương, có thể bạn cảm thấy ngứa nhẹ hậu môn, nên dùng dung dịch xanh methylen sẽ giúp bớt ngứa. +) Bước 5: Giữ khô vết thương bằng cách lót giấy thấm hoặc băng. Lưu ý với cách vệ sinh hậu môn sau khi cắt trĩ như sau: – Không chỉ sau khi đi đại tiện, những ngày đầu sau phẫu thuật nếu cảm thấy hậu môn bị nhờn bẩn thì người bệnh có thể thực hiện cách vệ sinh sau mổ trĩ như trên. – Trong những ngày đầu sau phẫu thuật, thông thường vết thương có thể thấm dịch màu hồng. Nếu vết thương ra máu cục, dùng gạc hay giấy thấm tẩm ôxy già ép vào vết thương và báo cho bác sĩ biết để có hướng dẫn chăm sóc sau mổ trĩ cụ thể. Bạn có thể quan tâm: Cắt trĩ xong có bị tái phát lại không? Những lưu ý sau mổ trĩ người bệnh nên biết Bên cạnh tìm hiểu cách vệ sinh hậu môn sau khi cắt trĩ, để hạn chế những biến chứng chảy máu, hẹp hậu môn, nhiễm trùng, khó khăn trong việc đại tiện… sau khi phẫu thuật cắt bỏ trĩ, người bệnh nên lưu ý những biện pháp phòng tránh sau đây: Giữ vệ sinh sạch sẽ Vệ sinh hậu môn sạch sẽ là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ mỗi ngày bằng nước ấm, sau khi rửa cần lấy khăn mềm để lau khô tránh cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm. Người bệnh cần lưu ý không thụt rửa vào sâu bên trong trực tràng và không sử dụng các sản phẩm tẩy rửa mạnh. Để giúp làm giảm cảm giác đau rát, bạn có thể ngâm thân dưới trong chậu nước ấm khoảng 5 – 10 phút mỗi ngày. Vận động nhẹ nhàng Hoạt động mạnh có thể làm vết mổ bị chảy máu bên trong, gây đau đớn, vết mổ lâu lành và có thể nhiễm trùng. Vì vậy, sau khi phẫu thuật, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng và tránh các hoạt động mạnh như: chạy, nhảy, đi nhanh,… Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tránh việc nằm nhiều hay không vận động sẽ là thói quen không tốt khiến vết thương lâu lành và cơ thể hay mệt mỏi. Xây dựng thói quen ăn uống khoa học Một chế độ ăn uống điều độ, lối sinh hoạt hợp lý sẽ giúp tăng khả năng hồi phục nhanh hơn, hạn chế nguy cơ tái phát. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cũng là vấn đề cần được lưu tâm sau khi thực hiện phẫu thuật cắt trĩ. Xây dựng thói quen ăn uống khoa học không chỉ giúp cho vết mổ mau chóng lành mà còn giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát. Chuyên gia khuyên rằng, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh, tăng cường bổ sung chất xơ và uống đủ nước giúp làm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa. Đồng thời cần tránh các thực phẩm có khả năng gây táo bón khiến tĩnh mạch trực tràng bị chèn ép. Người bị bệnh trĩ hãy xây dựng thói quen ăn uống khoa học bằng cách ăn đúng giờ và không được bỏ bữa. Nhóm thực phẩm nên bổ sung sau mổ trĩ bao gồm: Rau xanh giàu chất xơ, có tác dụng nhuận tràng: Rau xanh là nhóm thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa, chúng chứa một lượng lớn vitamin, khoáng chất và nước. Các thành phần trong nhóm thực phẩm này giúp làm mềm phân, hạn chế táo bón giúp làm giảm mức độ chèn ép lên tĩnh mạch trực tràng và hậu môn. Sau khi mổ trĩ người bệnh nên ăn rau như: rau lang, rau mồng tơi, rau chân vịt, súp lơ xanh, rau cải… Sữa – Thuận lợi cho hệ tiêu hóa: Sữa chính là nhóm thực phẩm lỏng có chứa rất nhiều các thành phần dưỡng chất, dễ dàng tiêu hóa tránh gâu kích thích làm tổn thương đến tĩnh mạch trực tràng. Mỗi ngày, người bệnh chỉ nên uống khoảng 2 ly sữa vào mỗi buổi sáng và mỗi tối. Không nên lạm dụng bổ sung quá nhiều sữa sẽ khiến cho dạ dày tăng tiết acid gây trào ngược thực quản. Ăn thịt trắng thay thịt đỏ: Tuy giàu protein nhưng thịt đỏ lại khó tiêu và dễ gây táo bón khiến cho vùng trực tràng bị đau rát khi đi đại tiện và đồng thời làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Chính vì vậy, để đảm bảo cung cấp đủ protein cho cơ thể, người bệnh có thể thay thế bằng cách bổ sung thịt trắng: thịt gà, cá, thịt vịt sẽ giúp người bệnh dễ tiêu hóa hơn. ⇒ Thông tin thêm cho bạn: Người bị bệnh trĩ có ăn được thịt gà không? Nhóm thực phẩm không nên bổ sung sau mổ trĩ bao gồm: Bên cạnh thực phẩm tốt cho quá trình hồi phục sau phẫu thuật cắt trĩ thì một số nhóm thực phẩm lại làm cho tình hình trở nên xấu đi. Các đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, rượu bia và chất kích thích,… là thực phẩm mà bạn cần tránh. Cụ thể: Thực phẩm chiên xào: Những thực phẩm này chứa rất nhiều dầu mỡ có khả năng gây viêm tại vết thương. Đặc biệt, chúng còn làm gia tăng áp lực lên hệ tiêu hóa gây ra tính trạng đầy bụng, khó tiêu. Thức ăn cay nóng: Thực phẩm cay nóng dễ gây kích thích niêm mạc khiến dạ dày bị chảy máu và thường khiến cho trực tràng, hậu môn bị đau rát khi đại tiện. Rượu bia: Khi dung nạp rượu bia vào cơ thể sẽ làm gia tăng áp lực lên cơ quan tiêu hóa. Đồng thời, các thành phần có trong rượu bia còn có khả năng hình thành huyết khối, gây tắc tĩnh mạch ở trực tràng. Lưu ý về nguyên tắc ăn uống: Để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, người bệnh cần chế biến các món ăn chín hoàn toàn. Các món ăn nên chế biến ở dạng hấp, luộc, nấu canh hay súp để tiêu hóa dễ dàng hơn. Không nên hấp thu các loại thực phẩm ở dạng chiên, sấy khô hay nướng vì nó làm giảm giá trị dinh dưỡng. Ngoài ra, chúng còn tăng nguy cơ phát sinh các phản ứng viêm nhiễm tại vết mổ. Chú ý ăn chậm, nhai kỹ, bổ sung nước đầy đủ để giúp phân lỏng, giảm được căng thẳng khi đại tiện. >>> Bạn có thể tham khảo: Sau khi mổ trĩ nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏe? Tái khám đúng lịch và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ Sau khi phẫu thuật trĩ, bác sĩ thường kê cho người bệnh một số loại thuốc giảm đau, chống viêm. Người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và thay đổi liều lượng thuốc uống khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Bên cạnh đó, tái khám định kỳ theo lịch hẹn để bác sĩ giúp theo dõi và đánh giá kết quả phẫu thuật. Từ đó có biện pháp xử lý kịp thời nếu vết mổ gây biến chứng. Nếu người bệnh thấy có những biểu hiện bệnh thường như: chảy máu, ra dịch trong thời gian lâu (nhiều hơn 10 – 15 ngày), vết mổ bị đau lâu,… thì cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa điều trị để có hướng khắc phục bất ổn kịp thời. Không đại tiện quá lâu Ngồi đại tiện quá lâu sẽ gây áp lực mạnh đến vùng ổ bụng và trực tràng làm ảnh hưởng xấu đến vết thương cũng như dễ làm bệnh trĩ tái phát. Vì vậy, người bệnh nên tập thói quen đi đại tiện trong thời gian ngắn và không nên sử dụng các thiết bị trong khi đi đại tiện. Sau khi đi đại tiện, bạn cũng hãy nhớ cách vệ sinh hậu môn sau khi cắt trĩ để bệnh nhanh chóng khỏi. Kiêng quan hệ vợ chồng Hoạt động tình dục thường tạo áp lực lên các cơ quan ở xung quanh hậu môn làm cho tình trạng đau nhức nghiêm trọng sau khi phẫu thuật cắt trĩ. Bạn chỉ nên quan hệ tình dục khi tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn phục hồi hoàn toàn. Bạn có thể quan tâm: Bệnh trĩ có cần kiêng quan hệ không và lưu ý gì? Tránh căng thẳng, mệt mỏi Căng thẳng và mệt mỏi kéo dài có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ tái phát bệnh trĩ. Chính vì thế, sau phẫu thuật cắt trĩ người bệnh cần chú ý giữ cho tinh thần luôn được vui vẻ, thoải mái. Người bệnh nên sắp xếp công việc hợp lý và dành thời gian nghỉ ngơi. Buổi tối không nên thức quá khuya hay ngủ thiếu giấc. Đây chính là những vấn đề quan trọng để bạn chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe tinh thần. Mổ trĩ là phương pháp điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả nhưng nếu không được chăm sóc phù hợp bệnh vẫn có nguy cơ tái phát cao. Để phòng ngừa các biến chứng bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Đồng thời, kết hợp với biện pháp chăm sóc cũng như vệ sinh sau mổ trĩ đúng cách giúp vết thương mau chóng lành lại và phục hồi sức khỏe cho cơ thể. Tham khảo chi tiết: Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật mổ trĩ Chia sẻ

Phẫu thuật Longo chữa bệnh trĩ - Ưu, nhược điểm, chi phí

Phương pháp phẫu thuật Longo là một trong những kỹ thuật cắt trĩ tối ưu, mang lại hiệu quả cao. Phương pháp phẫu thuật này có khả năng điều trị dứt điểm và mang đến các ưu điểm vượt bậc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trang bị thêm một số thông tin cần thiết về phương pháp phẫu thuật bệnh trĩ này. Mục lụcPhương pháp phẫu thuật Longo cắt trĩ là gì?Khi nào phải cắt trĩ bằng phương pháp Longo?Đối tượng chỉ địnhĐối tượng chống chỉ địnhƯu nhược điểm của phẫu thuật Longo chữa bệnh trĩƯu điểmNhược điểmQuy trình thực hiện phẫu thuật Longo cắt trĩ1. Chuẩn bị cho bệnh nhân2. Bác sĩ và nhân viên y tế thực hiện3. Tiến hành phẫu thuậtSau khi mổ trĩ bằng Longo bệnh nhân cần lưu ý gì? Phương pháp phẫu thuật Longo cắt trĩ là gì? Trước khi lựa chọn áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào, bệnh nhân bị trĩ cũng cần hiểu và nắm rõ được các khái niệm cơ bản của phương pháp. Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ Longo được một phẫu thuật viên người Ý tên là Antonio Longo sáng tạo ra vào năm 1993. Ban đầu, phương pháp này được áp dụng ở Châu Âu và sau đó được lan rộng ra nhiều nơi trên thế giới. Phương pháp Longo là sự kết hợp đồng thời giữa máy cắt và khâu nối. Phương pháp phẫu thuật dựa trên nguyên lý kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường, sau đó tiến hành cắt và khâu phần mạch máu cung cấp cho búi trĩ, làm cho búi trĩ co và nhỏ lại. Mục đích của phương pháp phẫu thuật Longo là loại bỏ nguồn máu di chuyển từ dưới niêm mạc đến các búi trĩ bằng cách cắt và khâu phần mạch máu cung cấp. Từ đó khiến búi trĩ co nhỏ lại. Vết cắt và khâu sau khi thực hiện sẽ nằm trên đường lược (vùng ít cảm giác của ống hậu môn) tức là nơi tập trung ít dây thần kinh. Điều này giúp cho bệnh nhân giảm bớt được cảm giác đau đáng kể sau phẫu thuật. Đồng thời quá trình làm lành vết thương nhanh chóng thúc đẩy phục hồi nhanh, việc đại tiện sau mổ cũng nên dễ dàng hơn. >>> Bạn có thể tham khảo: Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT có hiệu quả không? Khi nào phải cắt trĩ bằng phương pháp Longo? Bệnh trĩ được chia thành 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp tùy thuộc vào vị trí hình thành búi trĩ. Và ở mỗi loại trĩ, bệnh sẽ được phân thành bốn cấp độ khác nhau, mức độ tổn thương cũng như mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Đối tượng chỉ định Phương pháp cắt trĩ bằng kỹ thuật Longo thường được chỉ định điều trị cho những trường hợp bị bệnh trĩ vòng, trĩ nội độ 2, 3, 4 Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ Longo thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị cho những trường hợp sau: Mắc bệnh trĩ vòng (trĩ viền), có thể áp dụng cho cả trĩ độ II hoặc độ III Bệnh trĩ nội cấp độ III Sa niêm mạc trực tràng độ I- II Cho các trường hợp trĩ nội độ II không đáp ứng điều trị nội hoặc thủ thuật Việc áp dụng phương pháp điều trị này sẽ giúp bệnh nhân sẽ giải quyết được những vấn đề khó chịu và cảm giác đau đớn do bệnh trĩ gây ra. Đối tượng chống chỉ định Những đối tượng được liệt kê dưới đây không được khuyến cáo cắt trĩ bằng phương pháp phẫu thuật Longo: Người bệnh đang gặp phải một số vấn đề như liên quan đến hậu môn trực tràng như: áp xe cạnh hậu môn, hẹp ống hậu môn, sa toàn bộ trực tràng, viêm loét trực tràng Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông, có vấn đề liên quan đến rối loạn đông máu, trĩ triệu chứng do tăng áp cửa, bệnh Crohn Bệnh nhân có bệnh nội khoa, tim mạch nặng mà chưa điều trị ổn định Bệnh nhân bị các bệnh lý có liên quan đến tim mạch hoặc bệnh nội khoa nặng mà chưa tiến hành điều trị triệt để nên không thể chịu đựng cuộc phẫu thuật. >>> Bạn cần quan tâm: Có nên cắt trĩ không? Khi nào cần phẫu thuật? Ưu nhược điểm của phẫu thuật Longo chữa bệnh trĩ Ở mỗi phương pháp cắt trĩ hiện nay thì để có những điểm mạnh và hạn chế khác nhau. Cắt trĩ bằng phương pháp Longo cũng không ngoại lệ, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn thực hiện điều trị. Ưu điểm Thời gian thực hiện phẫu thuật nhanh chóng Hiện nay phẫu thuật Longo đang là một trong những phương pháp điều trị bệnh trĩ nặng được áp dụng phổ biến. Nguyên nhân là do phương pháp điều trị này chiếm nhiều ưu điểm vượt trội, bao gồm: Cắt trĩ theo phương pháp Longo, bệnh nhân chỉ cần sử dụng thuốc giảm đau đường uống, chỉ cảm thấy sự khó chịu nhẹ ở vùng hậu môn Ít đau: Với những phương pháp điều trị trước đây, bệnh nhân rất đau, phải dùng thuốc giảm đau đường tiêm. Bệnh nhân sẽ phải chịu đựng sự đau đớn khoảng 4-5 tuần, đi lại khó khăn. Phải vệ sinh mỗi ngày 2 lần tránh nhiễm trùng vết mổ. Tuy nhiên cắt trĩ theo phương pháp Longo, bệnh nhân chỉ cần sử dụng thuốc giảm đau đường uống, chỉ cảm thấy sự khó chịu nhẹ ở vùng hậu môn. Khoảng 85% bệnh nhân có thể đi lại bình thường, tự phục vụ bản thân trong ngày. Thời gian xuất viện nhanh: Sau phẫu thuật bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt bình thường sớm nhất. Phương pháp cắt trĩ Longo có tỷ lệ chảy máu sau mổ khoảng 1% cần theo dõi. Bởi vậy sau mổ khoảng 6 giờ là thời gian theo dõi vấn đề chảy máu, 10 – 24 giờ để theo dõi vấn đề gây mê, thoát mê, thoát tê thì bệnh nhân có thể ra viện được. Vậy thời gian nằm viện trung bình của phẫu thuật trĩ theo phương pháp Longo là 10 – 24 giờ sau mổ. Tỷ lệ tái phát sau mổ là rất ít vì cắt trĩ theo phương pháp Longo đã cắt nguồn cung cấp máu đến các búi trĩ đồng thời sửa chữa cấu trúc ống hậu môn trở về gần như bình thường. Do đó việc tái phát ít gặp. Là phương pháp mổ trĩ an toàn, áp dụng cho cả người lớn tuổi, giảm đau hơn nhiều so với phương pháp cắt trĩ kinh điển Thời gian thực hiện phẫu thuật nhanh chóng: Thông thường phẫu thuật Longo chỉ diễn ra trong khoảng từ 20 đến 30 phút. Nhờ đó mà bệnh nhân không phải mất quá nhiều thời gian cho quá trình phẫu thuật và không gây ra hiện tượng suy nhược hay mệt mỏi. Rút ngắn thời gian nằm viện và đảm bảo tính thẩm mỹ, không có biến chứng hẹp hậu môn do sẹo, xơ. Được đánh giá có nhiều ưu điểm như an toàn, hiệu quả, kỹ thuật dễ thực hiện. Đặc biệt, vết cắt và khâu nằm trên vùng ít cảm giác của vùng hậu môn – trực tràng, vì thế, bệnh nhân ít đau sau mổ và nhanh chóng đưa trở về sinh hoạt bình thường. Chính vì vậy, phẫu thuật Longo được áp dụng ở hầu hết các trung tâm phẫu thuật tại các nước có nền kinh tế phát triển và trở thành biện pháp vô cùng thích hợp để phẫu thuật bệnh trĩ. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm mà phương pháp cắt trĩ bằng longo mang lại thì nó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: Chi phí phẫu thuật khá cao, yêu cầu được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn. Ngoài ra, với phương pháp phẫu thuật Longo mỗi máy cắt trĩ chỉ dùng được cho một bệnh nhân mà giá thành máy cắt trĩ cao nên phương pháp chữa bệnh này đòi hỏi bệnh nhân cần phải tốn nhiều chi phí. Một số trường hợp có thể xảy ra các biến chứng như: thủng trực tràng, viêm phúc mạc, sa niêm mạc, nhiễm trùng, gây hẹ lỗn trong hậu môn,… Đối tượng áp dụng phương pháp này còn nhiều hạn chế, chỉ thực hiện cho các trường hợp bị trĩ nội độ 2, 3 và trĩ vòng. Không áp dụng đối với các trường hợp trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. >>> Bạn có thể quan tâm: Cắt trĩ có đau không? Làm gì để giảm đau sau cắt mổ trĩ Quy trình thực hiện phẫu thuật Longo cắt trĩ Trước khi tiến hành phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo, người bệnh cần hiểu và nắm rõ quy trình thực hiện phương pháp điều trị này. 1. Chuẩn bị cho bệnh nhân Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ chuyên khoa tư vấn và giải đáp cho bệnh nhân về những thông tin, vấn đề có liên quan đến quá trình phẫu thuật Longo và những vấn đề sau khi mổ trĩ bằng longo. Bệnh nhân cần giữ tâm lý thoải mái nhất, nằm trên giường phẫu thuật với tư thế nằm ngửa. 2. Bác sĩ và nhân viên y tế thực hiện Bác sĩ và nhân viên y tế cần chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ để phục vụ cho quá trình phẫu thuật. Lưu ý, các trang thiết bị cần được vô trùng sạch sẽ trước khi thực hiện phẫu thuật. Bác sĩ chuyên khoa đứng chính giữa hai chân của bệnh nhân. Phụ phẫu thuật đứng bên cạnh bác sĩ chuyên khoa để hỗ trợ phẫu thuật. 3. Tiến hành phẫu thuật Quy trình thực hiện phương pháp phẫu thuật Longo Khi tiến hành cắt trĩ bằng phương pháp Longo, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ khâu nối để thực hiện cắt khoanh niêm mạc, làm cho lượng máu lưu thông đến các búi trĩ giảm. Sau đó búi trĩ sẽ bị teo dần, được khâu treo trên niêm mạc hậu môn, trở thành tấm nệm hậu môn. Phương pháp này sử dụng các dụng cụ chính là ống nong hậu môn, vòng nhựa, dụng cụ soi hậu môn, dụng cụ móc chỉ khâu và máy PPH. Các bước tiến hành cắt trĩ bằng phương pháp Longo được tiến hành như sau: Bước 1: Thăm khám lại hậu môn Để xác định được chính xác vị trí, tình trạng và kích thước của búi trĩ với những cấu trúc tồn tại xung quanh vùng hậu môn, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám lại hậu môn. Bước 2: Tiến hành đưa búi trĩ vào trong ống hậu môn Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành đưa búi trĩ vào trong hậu môn giúp dễ dàng hơn trong việc quan sát đường lược. Bác sĩ sẽ sử dụng bộ dụng cụ nong hậu môn để lấy búi trĩ lên, làm giảm sa hậu môn. Lúc này, toàn bộ búi trĩ sa sẽ được kéo vào ông hậu môn, dễ dàng quan sát đường lượt, tiến hành dùng mũi chỉ hoặc kẹp khâu cố định vào đáy chậu. Sau đó sử dụng kẹp hoặc mũi chỉ để khâu cố định vào đáy hậu môn. Bước 3: Nong ống hậu môn Thực hiện nong ống hậu môn bằng cách dùng chỉ Prolene 2.0 để khâu từ 6 đến 8 mũi cách đường lược, ít nhất 3 đến 4 cm. Chỉ khâu lớp niêm mạc và ngoài niêm mạc, không đi vào quá sâu làm tổn thương hậu môn. Bước 4: Thực hiện khâu mũi túi Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ hỗ trợ để tiến hành mở đầu anvil hết cỡ. Tiếp tục buộc sợi chỉ của mũi túi vào nút đóng. Các dụng cụ kéo chỉ sẽ giúp buộc chỉ vòng qua 2 lỗ nằm trên thân dụng cụ một cách dễ dàng để thực hiện khâu mũi túi. Bước 5: Sử dụng máy khâu nối để bấm cắt Bác sĩ sẽ buộc cố định chỉ vào thân dụng cụ. Sau đó dùng dụng cụ hỗ trợ đưa búi trĩ vào gọn trong khoang chứa mô của máy, thực hiện bấm cắt búi trĩ bằng máy khâu nối. Bước 6: Kiểm tra lại đường khâu nối Cuối cùng, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra lại các đường dây nối bằng cách sử dụng lực từ tay để kéo chỉ với mục đích đưa búi trĩ vào phần mô của máy. Thông thường, vị trí 4cm của máy sẽ đặt sát bờ hậu môn. Nếu bệnh nhân là nữ, dùng tay kiểm tra thành âm đạo để ngăn ngừa nguy cơ rò âm đạo. Phẫu thuật Longo là phương pháp khá đơn giản. Tuy nhiên, phương pháp chữa bệnh này đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao, có nhiều năm kinh nghiệm. Đồng thời phải thực hiện bằng các trang thiết bị hiện đại. Vì vậy, nếu muốn thực hiện điều trị bằng phương pháp này, bạn nên đến bệnh viện lớn để được tư vấn và sử dụng các dịch vụ tốt nhất. ➤Xem chi tiết: Video cận cảnh ca phẫu thuật Longo chữa bệnh trĩ Sau khi mổ trĩ bằng Longo bệnh nhân cần lưu ý gì? Để rút ngắn thời gian phục hồi và ngăn chặn các biến chứng sau phẫu thuật cắt trĩ, bệnh nhân cần phải lưu ý một số vấn để dưới đây: +) Vận động nhẹ nhàng: tránh vận động mạnh, mang vác quá nặng làm cho búi trĩ không có cơ hội phục hồi, tăng cường nghỉ ngơi để đẩy nhanh thời gian hồi phục +) Vệ sinh hậu môn đúng cách: Thường xuyên vệ sinh vùng hậu môn đặc biệt là sau khi đi vệ sinh để tránh nhiễm trùng và viêm nhiễm ở vùng trĩ được phẫu thuật. >>> Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh sau mổ trĩ đúng cách +) Thay đổi chế độ sinh hoạt: Giữ cho tinh thần thật sự thoải mái, đừng quá căng thẳng mệt mỏi làm cho các biểu hiện ngày càng trầm trọng hơn. Hạn chế việc ngồi nhiều đứng lâu có thể làm gia tăng áp lực cho hậu môn. Tập thói quen đi vệ sinh vào một giờ cố định trong ngày, không nên nhịn đi vệ sinh. Đồng thời chú ý không xem điện thoại, xem phim, xem báo… trong suốt quá trình đi vệ sinh. +) Thay đổi chế độ ăn uống: Bổ sung nhiều loại rau xanh, hoa quả tươi để tăng cường chất xơ, vitamin cần thiết cho cơ thể, ngăn chặn tình trạng táo bón. Ăn uống cần bổ sung vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bệnh nhân nên tăng cường ăn nhiều rau xanh cũng như các loại trái cây tươi. Bên cạnh đó nên hạn chế ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích… khiến cho bệnh khó được phục hồi. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, chất kích thích sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của vết thương và làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa… để hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. >>> Thông tin bạn có thể tham khảo: Sau khi mổ trĩ nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏe? + Uống đủ nước: Tăng cường uống nước để tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp làm mềm phân hạn chế bệnh táo bón. Nhờ đó mà bệnh trĩ cũng được đẩy lùi. +) Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra hiệu quả của phương pháp điều trị. Phát hiện các biến chứng để có biện pháp can thiệp sớm, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trên đây là tất cả những thông tin cần biết về phương pháp phẫu thuật Longo cắt trĩ. Hy vọng, bạn có thể hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị bệnh trĩ này và đưa ra được lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý của bản thân, giúp mang lại hiệu quả điều trị cao, chấm dứt các triệu chứng khó chịu do trĩ gây ra. Thông tin hữu ích cho bạn: Review kinh nghiệm đi cắt trĩ từ A – Z Chia sẻ

anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...