Bị trĩ có nội soi đại tràng được không?

Trĩ là một trong số những bệnh lý có ảnh hưởng trực tiếp tới nội soi đại tràng, bởi đây là thủ thuật can thiệp thông qua đường hậu môn. Vì vậy bị trĩ có nội soi đại tràng được không luôn là nỗi lo lắng của nhiều bệnh nhân đang bị bệnh trĩ. Để giải đáp được thông tin này của người bệnh, teotri.vn sẽ trả lời bạn đọc qua bài viết dưới đây

Nội soi đại tràng là gì?

Nội soi đại tràng là gì? 1

Nội soi đại tràng là phương pháp để bác sĩ chẩn đoán và phát hiện những bất thường ở đại tràng như loét đại tràng, pô-líp, khối u và những vùng bị viêm hay chảy máu, bằng cách sử dụng một ống mềm dài có đèn và camera nhỏ gắn ngay đầu ống và đưa vào hậu môn để đến đại tràng. Qua hình ảnh của camera, bác sĩ sẽ biết được một cách chính xác những tổn thương bên đại tràng.

Mục đích chính của nội soi đại tràng là dùng để sàng lọc và phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến đại trực tràng như ung thư đại trực tràng, polyp đại tràng (có thể là tổn thương lành tính hoặc ác tính). Vì vậy nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị đúng cách thì tỉ lệ khỏi bệnh có thể trên 90%.

Ngoài ra, có thể kết hợp sinh thiết lấy mẫu tế bào nếu phát hiện có khối tổn thương bất thường (có thể là polyp đại tràng hoặc khối tế bào ung thư…) trong quá trình nội soi.

Nội soi đại tràng là gì? 2
Thiết bị chuyên dụng để nội soi đại tràng.

Bị bệnh trĩ có nội soi đại tràng được không?

Bệnh Trĩ là tình trạng tĩnh mạch xung quanh vùng hậu môn bị căng phồng, sa giãn quá mức và tạo thành các búi trĩ do liên tục chịu nhiều áp lực hoặc các dây thần kinh của hậu môn chèn ép quá nhiều từ bên trong dẫn đến việc bị xung huyết, chảy máu, hoặc có lúc bị sa ra ngoài.

Nhiều bệnh nhân bị trĩ và mắc cả bệnh đại tràng nên cần được nội soi. Tuy nhiên bị trĩ có nội soi đại tràng được không còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh trĩ. Do ống nội soi sẽ được đưa trực tiếp vào hậu môn của bệnh nhân nên có thể gây ra những tổn thương cho vùng hậu môn như vỡ búi trĩ, đau hoặc thậm trí là chảy máu.

Ngoài ra, trước khi nội soi đại tràng, bệnh nhân sẽ được yêu cầu uống thuốc nhuận tràng trong vòng 30- 60 phút trước khi bắt đầu nội soi để làm sạch hoàn toàn đại tràng..Điều này sẽ khiến bệnh nhân phải đi đại tiện nhiều lần nên có thể gây đau rát và chảy máu búi trĩ nên nội soi đại tràng chỉ được chỉ định cho những trường hợp trĩ nhẹ.

Chính vì vậy, có thể trả lời câu hỏi bệnh trĩ có nội soi đại tràng được không là tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ cân nhắc quyết định để tránh những biến chứng có thể xảy ra với búi trĩ.

Nếu bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể được chỉ định và ngược lại với bệnh trĩ nặng thì sẽ không được chỉ định nội soi đại tràng mà dùng các phương pháp thay thế như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, chụp x – quang, siêu âm,…).

Bị bệnh trĩ có nội soi đại tràng được không? 1
Hệ thống dây dẫn truyền tín hiệu của nội soi

>>> Bạn có thể quan tâm: 5 triệu chứng và dấu hiệu bệnh trĩ

Nội soi đại tràng khi bị trĩ có đau không?

Nội soi đại tràng khi bị trĩ có đau không là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Do nội soi đại tràng chỉ được thực hiện với trường hợp trĩ nhẹ nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm camera sẽ không làm ảnh hưởng gì nhiều nên không gây đau đớn trong quá trình nội soi đại tràng.Người bệnh chỉ có những ghi nhận sau:

  • Cảm giác căng tức, bụng phình to, đầy hơi và muốn xì hơi ngay lúc đó hoặc có cảm giác mót đi cầu do việc bơm hơi vào bên trong đại tràng điều này là hoàn toàn bình thường.
  • Một số trường hợp sẽ thấy hơi đau khi ống nội soi đi qua các nếp gấp khúc đường ruột. Khi quá đau bác sĩ sẽ rút bớt hơi hoặc thay đổi tư thế nằm của người bệnh.

Nếu thực hiện nội soi gây mê, bạn sẽ không còn phải lo lắng về điều này.

Tóm lại nội soi đại tràng khi bị trĩ ít khi gây ra cảm giác đau đớn mà chỉ là cảm giác khó chịu, đặc biệt là lúc mới đưa máy soi vào vùng hậu môn. Người bệnh có thể cảm thấy áp lực, căng tức bụng hoặc co rút cơ tại một vài thời điểm trong quá trình nội soi.

Người bệnh cũng có thể bị đầy bụng do không khí được bơm vào làm đại tràng phồng to để camera quan sát rõ hơn. Tuy nhiên, tình trạng đầy bụng sẽ giảm nhanh chóng sau khi thủ thuật nội soi kết thúc, lúc này khí trong đại tràng được hút ra hoặc được thoát ra khi người bệnh xì hơi.

Nội soi đại tràng khi bị trĩ có đau không? 1
Bị trĩ nội soi đại tràng có đau không

>>> Bạn có thể tham khảo: Cắt mổ trĩ có nguy hiểm gì không?

Các bước nội soi đại tràng khi bị trĩ

Bước 1. Khám lâm sàng và cận lâm sàng để biết tình trạng bệnh trĩ

  • Người bệnh sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tiến hành khám lâm sàng (thông qua quan sát hậu môn và nhìn búi trĩ bằng mắt thường)
  • Ngoài ra, có thể kết hợp kỹ thuật y khoa cận lâm sàng (chụp CT, chụp X-quang, siêu âm…) nếu cần thiết, từ các kết quả đó mới có thể đánh giá hiệu quả điều trị và chỉ định có nên nội soi đại tràng khi bị trĩ hay không?

Bước 2. Chuẩn bị tâm lý nội soi đại tràng

Trước khi nội soi, người bệnh cần chuẩn bị tâm lý, chủ động lên lịch và đặt khám trước với bác sĩ. Nếu có chỉ định tiến hành nội soi đại tràng, người bệnh cần thực hiện những quy chuẩn sau để quá trình được nhanh hơn, hiệu quả hơn.

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Để giúp đại tràng sạch hơn, trước 3 – 4 ngày nội soi nên ăn thức ăn nhẹ, đồng thời dừng sử dụng vitamin, chất bổ và nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ.
  • Chuẩn bị trước ngày nội soi: Người bệnh cần uống nhiều nước lọc, tránh ăn thực phẩm cứng, rắn.
  • Làm sạch ruột: Nếu có chỉ định tiến hành nội soi đại tràng, người bệnh sẽ phải uống thuốc xổ để loại bỏ các chất thải còn tồn đọng trong đại trực tràng, hoặc thụt nước kết hợp với thụt thuốc thông qua đường hậu môn.

Bước 3. Thực hiện nội soi đại tràng với bệnh trĩ nhẹ

  • Để kiểm tra bên ngoài cơ vòng và bên trong đường lực hậu môn, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân nằm ở tư thế nằm ngửa (tư thế này giúp bác sĩ dễ nhìn thấy ánh sáng qua thành bụng) và giúp người bệnh dễ thở hơn.
  • Với tư thế nằm nghiêng trái sẽ giúp việc đưa đèn qua đoạn nối trực tràng – đại tràng sigma tốt hơn.

Bước 4. Chờ kết quả

  • Dựa vào các hình ảnh bên trong hậu môn, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chính xác tình trạng bệnh đồng thời giúp người bệnh theo dõi diễn biến, đánh giá hiệu quả quá trình điều trị rồi đưa ra một số giải pháp tích cực nhằm chăm sóc sức khỏe người bệnh phù hợp.
Bước 4. Chờ kết quả 1
Kết luận từ bác sĩ sau khi nội soi

Lưu ý người bệnh trĩ cần biết khi nội soi đại tràng

Trước khi nội soi đại tràng cần ghi nhớ:

  • Người bệnh cần uống nhiều nước lọc để thanh lọc ruột, cũng như giảm mệt mỏi khi uống thuốc xổ. Ngoài ra không được ăn gì trong khoảng 8 giờ trước khi nội soi.
  • Không ăn các thực phẩm giàu chất xơ trước ngày nội soi, cần bổ sung ăn thực phẩm dễ tiêu hóa, mềm, lỏng như : cháo, soup, ninh hầm…
  • Tránh ăn những món ăn hoặc đồ uống có màu hồng, đỏ, tím… điều này khiến bác sĩ gặp khó khăn khi quan sát bằng mắt thường màu sắc niêm mạc đại tràng.
  • Tuyệt đối không uống sữa, trà đặc, các chất kích thích và đồ uống có gas sau 20 giờ tối ngày hôm trước.
  • Bạn nên thông báo bác sĩ để nắm được loại thuốc bạn đang dùng có nên sử dụng hay tạm ngừng.
  • Thời điểm tốt để nội soi đại tràng là lúc sáng sớm, lúc này cơ thể đã đáp ứng đủ yêu cầu như trên nhờ quá trình đào thải các chất dư thừa và cặn bã ra ngoài.

Trong khi nội soi đại tràng cần ghi nhớ:

  • Bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn bệnh nhân nằm nghiêng người qua bên trái, rồi đưa ống nội soi qua ống hậu môn, vào trực tràng, rồi bơm hơi vào đại tràng của bệnh nhân (giúp bác sĩ dễ dàng quan sát hết các tổn thương).
  • Bệnh nhân có thể có cảm giác đau tức bụng, trướng bụng hoặc mót rặn nhưng không đi cầu được.
  • Bệnh nhân cần giữ bình tĩnh, không nên quá lo lắng, nằm im và thông báo với bác sĩ nếu như mình bị quá đau (nhân viên điều dưỡng sẽ ấn vào vùng bụng để điều hướng cho ống soi đi đúng đường). Cảm giác đau tức bụng sẽ hết sau khi quá trình nội soi kết thúc.

Sau khi nội soi đại tràng cần ghi nhớ:

  • Cảm giác tức nhẹ và khó chịu vùng bụng (thường biến mất sau khoảng 2 giờ).
  • Sau khi nội soi xong bạn nên nằm nghỉ ngơi, thư giãn cho đến khi hết cảm giác trướng bụng.
  • Thường xuyên có cảm giác mót đi cầu sau khi nội soi, nhưng không thể đi được. Những cảm giác này sẽ sớm biến mất và hồi phục trong 1 vài ngày tới.
  • Bác sĩ chuyên khoa phát hiện ra dấu hiệu bất thường và thực hiện sinh thiết để kiểm tra. Người bệnh có thể sẽ đi đại tiện ra máu và không nên lo lắng vì triệu chứng này chỉ kéo dài 1 vài hôm (nhanh thì 1-2 giờ)

>>> Bạn có thể quan tâm: Nội soi bệnh trĩ – Quy trình và những điều cần lưu ý

Một số trường hợp cần thận trọng hoặc hỏi bác sĩ khi nội soi:

  • Phụ nữ có thai (đặc biệt là những tháng đầu thai kỳ), phụ nữ đến ngày đèn đỏ.
  • Bệnh nhân cao huyết áp, hậu môn hẹp hay bị dị dạng, mắc bệnh động mạch vành…
  • Người bệnh quá già và yếu.
  • Bệnh nhân bị suy tim, loạn nhịp tim.
  • Các trường hợp viêm cấp nặng, có sự cản trở không đưa ống soi vào được.
  • Người bệnh bị nhiễm độc (kiết, lỵ), viêm loét kết tràng nhiễm độc (người bệnh cần xử lý dứt điểm bệnh mới có thể thực hiện nội soi)
Một số trường hợp cần thận trọng hoặc hỏi bác sĩ khi nội soi: 1
Tránh ăn những món ăn hoặc đồ uống có màu hồng, đỏ, tím trước khi nội soi.

Vậy là băn khoăn của nhiều độc giả về việc “bị trĩ có nội soi đại tràng được không? và nội soi đại tràng khi bị trĩ có đau không?” chúng tôi xin được giải đáp như trên.

Để bệnh nhân (hoặc người nhà) bị trĩ không quá lo lắng, hãy tới bệnh viện thăm khám bệnh trĩ và kiểm tra đại tràng khi cần thiết.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn và đưa ra chỉ định phù hợp nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe tối đa cho người bệnh.

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bị trĩ có nội soi đại tràng được không?

Trĩ là một trong số những bệnh lý có ảnh hưởng trực tiếp tới nội soi đại tràng, bởi đây là thủ thuật can thiệp thông qua đường hậu môn. Vì vậy bị trĩ có nội soi đại tràng được không luôn là nỗi lo lắng của nhiều bệnh nhân đang bị bệnh trĩ. Để giải đáp được thông tin này của người bệnh, teotri.vn sẽ trả lời bạn đọc qua bài viết dưới đây

Nội soi đại tràng là gì?

Nội soi đại tràng là gì? 1

Nội soi đại tràng là phương pháp để bác sĩ chẩn đoán và phát hiện những bất thường ở đại tràng như loét đại tràng, pô-líp, khối u và những vùng bị viêm hay chảy máu, bằng cách sử dụng một ống mềm dài có đèn và camera nhỏ gắn ngay đầu ống và đưa vào hậu môn để đến đại tràng. Qua hình ảnh của camera, bác sĩ sẽ biết được một cách chính xác những tổn thương bên đại tràng.

Mục đích chính của nội soi đại tràng là dùng để sàng lọc và phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến đại trực tràng như ung thư đại trực tràng, polyp đại tràng (có thể là tổn thương lành tính hoặc ác tính). Vì vậy nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị đúng cách thì tỉ lệ khỏi bệnh có thể trên 90%.

Ngoài ra, có thể kết hợp sinh thiết lấy mẫu tế bào nếu phát hiện có khối tổn thương bất thường (có thể là polyp đại tràng hoặc khối tế bào ung thư…) trong quá trình nội soi.

Nội soi đại tràng là gì? 2
Thiết bị chuyên dụng để nội soi đại tràng.

Bị bệnh trĩ có nội soi đại tràng được không?

Bệnh Trĩ là tình trạng tĩnh mạch xung quanh vùng hậu môn bị căng phồng, sa giãn quá mức và tạo thành các búi trĩ do liên tục chịu nhiều áp lực hoặc các dây thần kinh của hậu môn chèn ép quá nhiều từ bên trong dẫn đến việc bị xung huyết, chảy máu, hoặc có lúc bị sa ra ngoài.

Nhiều bệnh nhân bị trĩ và mắc cả bệnh đại tràng nên cần được nội soi. Tuy nhiên bị trĩ có nội soi đại tràng được không còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh trĩ. Do ống nội soi sẽ được đưa trực tiếp vào hậu môn của bệnh nhân nên có thể gây ra những tổn thương cho vùng hậu môn như vỡ búi trĩ, đau hoặc thậm trí là chảy máu.

Ngoài ra, trước khi nội soi đại tràng, bệnh nhân sẽ được yêu cầu uống thuốc nhuận tràng trong vòng 30- 60 phút trước khi bắt đầu nội soi để làm sạch hoàn toàn đại tràng..Điều này sẽ khiến bệnh nhân phải đi đại tiện nhiều lần nên có thể gây đau rát và chảy máu búi trĩ nên nội soi đại tràng chỉ được chỉ định cho những trường hợp trĩ nhẹ.

Chính vì vậy, có thể trả lời câu hỏi bệnh trĩ có nội soi đại tràng được không là tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ cân nhắc quyết định để tránh những biến chứng có thể xảy ra với búi trĩ.

Nếu bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể được chỉ định và ngược lại với bệnh trĩ nặng thì sẽ không được chỉ định nội soi đại tràng mà dùng các phương pháp thay thế như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, chụp x – quang, siêu âm,…).

Bị bệnh trĩ có nội soi đại tràng được không? 1
Hệ thống dây dẫn truyền tín hiệu của nội soi

>>> Bạn có thể quan tâm: 5 triệu chứng và dấu hiệu bệnh trĩ

Nội soi đại tràng khi bị trĩ có đau không?

Nội soi đại tràng khi bị trĩ có đau không là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Do nội soi đại tràng chỉ được thực hiện với trường hợp trĩ nhẹ nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm camera sẽ không làm ảnh hưởng gì nhiều nên không gây đau đớn trong quá trình nội soi đại tràng.Người bệnh chỉ có những ghi nhận sau:

  • Cảm giác căng tức, bụng phình to, đầy hơi và muốn xì hơi ngay lúc đó hoặc có cảm giác mót đi cầu do việc bơm hơi vào bên trong đại tràng điều này là hoàn toàn bình thường.
  • Một số trường hợp sẽ thấy hơi đau khi ống nội soi đi qua các nếp gấp khúc đường ruột. Khi quá đau bác sĩ sẽ rút bớt hơi hoặc thay đổi tư thế nằm của người bệnh.

Nếu thực hiện nội soi gây mê, bạn sẽ không còn phải lo lắng về điều này.

Tóm lại nội soi đại tràng khi bị trĩ ít khi gây ra cảm giác đau đớn mà chỉ là cảm giác khó chịu, đặc biệt là lúc mới đưa máy soi vào vùng hậu môn. Người bệnh có thể cảm thấy áp lực, căng tức bụng hoặc co rút cơ tại một vài thời điểm trong quá trình nội soi.

Người bệnh cũng có thể bị đầy bụng do không khí được bơm vào làm đại tràng phồng to để camera quan sát rõ hơn. Tuy nhiên, tình trạng đầy bụng sẽ giảm nhanh chóng sau khi thủ thuật nội soi kết thúc, lúc này khí trong đại tràng được hút ra hoặc được thoát ra khi người bệnh xì hơi.

Nội soi đại tràng khi bị trĩ có đau không? 1
Bị trĩ nội soi đại tràng có đau không

>>> Bạn có thể tham khảo: Cắt mổ trĩ có nguy hiểm gì không?

Các bước nội soi đại tràng khi bị trĩ

Bước 1. Khám lâm sàng và cận lâm sàng để biết tình trạng bệnh trĩ

  • Người bệnh sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tiến hành khám lâm sàng (thông qua quan sát hậu môn và nhìn búi trĩ bằng mắt thường)
  • Ngoài ra, có thể kết hợp kỹ thuật y khoa cận lâm sàng (chụp CT, chụp X-quang, siêu âm…) nếu cần thiết, từ các kết quả đó mới có thể đánh giá hiệu quả điều trị và chỉ định có nên nội soi đại tràng khi bị trĩ hay không?

Bước 2. Chuẩn bị tâm lý nội soi đại tràng

Trước khi nội soi, người bệnh cần chuẩn bị tâm lý, chủ động lên lịch và đặt khám trước với bác sĩ. Nếu có chỉ định tiến hành nội soi đại tràng, người bệnh cần thực hiện những quy chuẩn sau để quá trình được nhanh hơn, hiệu quả hơn.

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Để giúp đại tràng sạch hơn, trước 3 – 4 ngày nội soi nên ăn thức ăn nhẹ, đồng thời dừng sử dụng vitamin, chất bổ và nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ.
  • Chuẩn bị trước ngày nội soi: Người bệnh cần uống nhiều nước lọc, tránh ăn thực phẩm cứng, rắn.
  • Làm sạch ruột: Nếu có chỉ định tiến hành nội soi đại tràng, người bệnh sẽ phải uống thuốc xổ để loại bỏ các chất thải còn tồn đọng trong đại trực tràng, hoặc thụt nước kết hợp với thụt thuốc thông qua đường hậu môn.

Bước 3. Thực hiện nội soi đại tràng với bệnh trĩ nhẹ

  • Để kiểm tra bên ngoài cơ vòng và bên trong đường lực hậu môn, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân nằm ở tư thế nằm ngửa (tư thế này giúp bác sĩ dễ nhìn thấy ánh sáng qua thành bụng) và giúp người bệnh dễ thở hơn.
  • Với tư thế nằm nghiêng trái sẽ giúp việc đưa đèn qua đoạn nối trực tràng – đại tràng sigma tốt hơn.

Bước 4. Chờ kết quả

  • Dựa vào các hình ảnh bên trong hậu môn, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chính xác tình trạng bệnh đồng thời giúp người bệnh theo dõi diễn biến, đánh giá hiệu quả quá trình điều trị rồi đưa ra một số giải pháp tích cực nhằm chăm sóc sức khỏe người bệnh phù hợp.
Bước 4. Chờ kết quả 1
Kết luận từ bác sĩ sau khi nội soi

Lưu ý người bệnh trĩ cần biết khi nội soi đại tràng

Trước khi nội soi đại tràng cần ghi nhớ:

  • Người bệnh cần uống nhiều nước lọc để thanh lọc ruột, cũng như giảm mệt mỏi khi uống thuốc xổ. Ngoài ra không được ăn gì trong khoảng 8 giờ trước khi nội soi.
  • Không ăn các thực phẩm giàu chất xơ trước ngày nội soi, cần bổ sung ăn thực phẩm dễ tiêu hóa, mềm, lỏng như : cháo, soup, ninh hầm…
  • Tránh ăn những món ăn hoặc đồ uống có màu hồng, đỏ, tím… điều này khiến bác sĩ gặp khó khăn khi quan sát bằng mắt thường màu sắc niêm mạc đại tràng.
  • Tuyệt đối không uống sữa, trà đặc, các chất kích thích và đồ uống có gas sau 20 giờ tối ngày hôm trước.
  • Bạn nên thông báo bác sĩ để nắm được loại thuốc bạn đang dùng có nên sử dụng hay tạm ngừng.
  • Thời điểm tốt để nội soi đại tràng là lúc sáng sớm, lúc này cơ thể đã đáp ứng đủ yêu cầu như trên nhờ quá trình đào thải các chất dư thừa và cặn bã ra ngoài.

Trong khi nội soi đại tràng cần ghi nhớ:

  • Bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn bệnh nhân nằm nghiêng người qua bên trái, rồi đưa ống nội soi qua ống hậu môn, vào trực tràng, rồi bơm hơi vào đại tràng của bệnh nhân (giúp bác sĩ dễ dàng quan sát hết các tổn thương).
  • Bệnh nhân có thể có cảm giác đau tức bụng, trướng bụng hoặc mót rặn nhưng không đi cầu được.
  • Bệnh nhân cần giữ bình tĩnh, không nên quá lo lắng, nằm im và thông báo với bác sĩ nếu như mình bị quá đau (nhân viên điều dưỡng sẽ ấn vào vùng bụng để điều hướng cho ống soi đi đúng đường). Cảm giác đau tức bụng sẽ hết sau khi quá trình nội soi kết thúc.

Sau khi nội soi đại tràng cần ghi nhớ:

  • Cảm giác tức nhẹ và khó chịu vùng bụng (thường biến mất sau khoảng 2 giờ).
  • Sau khi nội soi xong bạn nên nằm nghỉ ngơi, thư giãn cho đến khi hết cảm giác trướng bụng.
  • Thường xuyên có cảm giác mót đi cầu sau khi nội soi, nhưng không thể đi được. Những cảm giác này sẽ sớm biến mất và hồi phục trong 1 vài ngày tới.
  • Bác sĩ chuyên khoa phát hiện ra dấu hiệu bất thường và thực hiện sinh thiết để kiểm tra. Người bệnh có thể sẽ đi đại tiện ra máu và không nên lo lắng vì triệu chứng này chỉ kéo dài 1 vài hôm (nhanh thì 1-2 giờ)

>>> Bạn có thể quan tâm: Nội soi bệnh trĩ – Quy trình và những điều cần lưu ý

Một số trường hợp cần thận trọng hoặc hỏi bác sĩ khi nội soi:

  • Phụ nữ có thai (đặc biệt là những tháng đầu thai kỳ), phụ nữ đến ngày đèn đỏ.
  • Bệnh nhân cao huyết áp, hậu môn hẹp hay bị dị dạng, mắc bệnh động mạch vành…
  • Người bệnh quá già và yếu.
  • Bệnh nhân bị suy tim, loạn nhịp tim.
  • Các trường hợp viêm cấp nặng, có sự cản trở không đưa ống soi vào được.
  • Người bệnh bị nhiễm độc (kiết, lỵ), viêm loét kết tràng nhiễm độc (người bệnh cần xử lý dứt điểm bệnh mới có thể thực hiện nội soi)
Một số trường hợp cần thận trọng hoặc hỏi bác sĩ khi nội soi: 1
Tránh ăn những món ăn hoặc đồ uống có màu hồng, đỏ, tím trước khi nội soi.

Vậy là băn khoăn của nhiều độc giả về việc “bị trĩ có nội soi đại tràng được không? và nội soi đại tràng khi bị trĩ có đau không?” chúng tôi xin được giải đáp như trên.

Để bệnh nhân (hoặc người nhà) bị trĩ không quá lo lắng, hãy tới bệnh viện thăm khám bệnh trĩ và kiểm tra đại tràng khi cần thiết.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn và đưa ra chỉ định phù hợp nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe tối đa cho người bệnh.

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...