Cẩm nang bệnh trĩ

Tìm hiểu phương pháp cắt trĩ bằng laser và lưu ý sau khi cắt trĩ

Cắt trĩ bằng laser là một trong những phương pháp điều trị ngoại khoa phổ biến được áp dụng cho nhiều trường hợp. Các chuyên gia bệnh trĩ đánh giá cao về phương pháp điều trị này vì nó mang lại hiệu quả rất tốt, ít gây đau đớn và hạn chế được tình trạng bệnh tái phát. Vậy cắt trĩ bằng laser là gì, chi phí điều trị là bao nhiêu tiền và cần lưu ý những điều gì để kết quả điều trị tối ưu nhất? Mục lụcCắt trĩ bằng laser là gì?Các phương pháp cắt trĩ bằng laserPhương pháp cắt trĩ bằng Laser CO2Cắt trĩ bằng laser ND – Phương pháp can thiệp gián tiếpCắt trĩ bằng tia laser ND – Can thiệp trực tiếpQuy trình thực hiện phẫu thuật cắt trĩ bằng laserƯu nhược điểm của phương pháp cắt trĩ bằng LaserCắt trĩ bằng laser bao nhiêu tiền?Mức độ nặng nhẹ của bệnhPhụ thuộc vào phương pháp tiến hànhPhụ thuộc vào địa chỉ y tếNên cắt trĩ bằng laser ở đâu tốt nhất?Cách chăm sóc sau phẫu thuật cắt trĩ bằng laserSử dụng thuốc theo đúng toa của bác sĩXây dựng thực đơn ăn uống khoa họcDành đủ thời gian để nghỉ ngơiVận động cơ thể nhẹ nhàng   Cắt trĩ bằng laser là gì? Cắt trĩ bằng laser là kỹ thuật cắt búi trĩ ở vùng hậu môn không cần sử dụng dao kéo trong quá trình phẫu thuật. Phương pháp này hoạt động dựa trên nguyên lý khuếch đại quang học của chùm tia laser để tiêu diệt những mô tế bào gây bệnh nằm bên trong búi trĩ. Đây đang là phương pháp được áp dụng phổ biến tại các cơ sở y tế và hiệu quả mang lại rất tích cực. Bên cạnh đó, ngay trong lần thực hiện cắt trĩ bằng Laser đầu tiên, người bệnh sẽ khắc phục được những triệu chứng khó chịu như: Sưng vùng quanh hậu môn, ngứa ngáy và kích thích vùng hậu môn do dịch nhầy, chảy máu nhưng không đau trong quá trình đi tiêu, khó chịu, đau rát do hậu môn tắc nghẹt hoặc bị nứt hậu môn… Phương pháp cắt trĩ bằng laser thường được chỉ định trong trường hợp hầu hết các biện pháp điều trị như sử dụng thuốc, thay đổi các thói quen sinh hoạt không đạt được kết quả như mong muốn và bệnh có xu hứng chuyển biến nặng hơn. Ngoài ra, phương pháp điều trị này còn được cân nhắc chỉ định cho những người mắc bệnh trĩ ở cấp độ 2, 3, 4 khi mà các búi trĩ bị sa ra ngoài mà không thể tự thụt vào trong được. >>> Bạn có thể tham khảo: Phẫu thuật Longo chữa bệnh trĩ Các phương pháp cắt trĩ bằng laser Hiện nay, cắt trĩ bằng laser được chia thành nhiều loại khác nhau, người bệnh nên tìm hiểu kỹ đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ y khoa để lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất. Các phương pháp cắt trĩ bằng laser có thể kể đến như: Phương pháp cắt trĩ bằng Laser CO2 Phương pháp này sử dụng tia laser CO2 là cách sử dụng dòng điện mạnh tạo ra chùm tia laser, dòng điện này sẽ thông qua hệ thống ống kính có chứa CO2 giúp làm giảm diện tích của các búi trĩ, đồng thời ngăn ngừa hiện tượng bệnh trĩ phát lại. Việc sử dụng phương pháp cắt trĩ bằng Laser CO2 tồn tại hai chế độ: Chế độ cắt với chùm tia laser nhỏ: Chùm tia laser nhỏ sẽ tác động và chia nhỏ các mô của búi trĩ rồi cắt búi trĩ một cách nhẹ nhàng, không gây đau đớn và không làm tổn thương cho các vùng mô ở xung quanh. Chế độ bay hơi với chùm tia laser lớn hơn: Sau khi sử dụng chế độ cắt với chùm tia laser nhỏ, chế độ bay hơi với chùm tia laser lớn hơn sẽ góp phần tác động. Đồng thời làm bay hơi những búi trĩ chứa nước. Nhờ đó làm giảm diện tích và kích thước của các búi trĩ. Đồng thời giúp người bệnh ngăn ngừa hiện tượng các búi trĩ quay trở lại. Tia laser tiến hành chia nhỏ các búi trĩ và làm bốc hơi các búi trĩ chứa nước Cắt trĩ bằng laser ND – Phương pháp can thiệp gián tiếp Cắt trĩ bằng Laser ND – can thiệp gián tiếp có khả năng loại bỏ được các búi trĩ bằng cách xuyên thấu vào vùng hậu môn mà không cần phải tác động hoặc tiếp xúc trực tiếp với các búi trĩ. Do không can thiệp trực tiếp, phương pháp cắt trĩ này có khả năng cầm máu trong phẫu thuật tương đối cao so với các phương pháp cắt trĩ khác. Tuy nhiên, phương pháp này không thể xác định chính xác các búi trĩ khác nên độ chính xác không cao, có khả năng tái phát bệnh. Cắt trĩ bằng tia laser ND – Can thiệp trực tiếp Phương pháp cắt trĩ bằng tia laser ND can thiệp trực tiếp giúp bác sĩ có thể xác định được chính xác vị trí cắt trĩ. Phương pháp  không gây ra những tác động hay tổn thương đến các mô xung quanh. Cắt trĩ bằng laser là phương pháp được đánh giá cao về hiệu quả, ít gây cảm giác đau đớn hơn so với các phương pháp như dùng dao mổ hay phẫu thuật bằng quang điện, ngăn chặn bệnh phát triển nặng và có thời gian thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm thì phương pháp này cũng tồn tại một vài nhược điểm như có thể gây ra biến chứng và có thể tái phát bệnh nếu không chăm sóc kỹ lưỡng. >>> Bạn có thể tham khảo: Có nên cắt trĩ không? Khi nào cần phẫu thuật? Quy trình thực hiện phẫu thuật cắt trĩ bằng laser Trước khi tiến hành phẫu thuật cắt trĩ, bệnh nhân sẽ được tiến hành gây tê cục bộ khu vực trực tràng hậu môn với liều lượng đủ để người bệnh không có cảm giác đau đớn. Khi tiến hành cắt trĩ, bệnh nhân sẽ được đặt ở tư thế nằm ngửa và tiến hành loại bỏ búi trĩ bằng tia laser thích hợp. Sau khi bũi trĩ được cắt bỏ, các tia này chỉ để lại dấu tích rất nhỏ bên trong ống hậu môn, người bệnh được chuyển tời phòng lưu bệnh mà không cần phải thực hiện khâu vết mổ. Cắt trĩ bằng tia laser không sử dụng đến dao kéo nên không cần thực hiện khâu vết mổ Với các búi trĩ lớn, bác sĩ sẽ cài đặt ở chế độ bốc hơi làm búi trĩ teo nhỏ, chỉ để lại vết sẹo nhỏ không gây đau và có thể lành nhanh chóng. Sau khi tỉnh lại sức khỏe bệnh nhận ổn định có thể xuất viện về nhà nếu không xày ra biểu hiện bất thường. Bạn có thể quan tâm: Thắt búi trĩ bằng vòng cao su có hiệu quả không? Ưu nhược điểm của phương pháp cắt trĩ bằng Laser Tương tự như các phương pháp cắt trĩ khác, phương pháp cắt trĩ bằng Laser tuy mang hiệu quả cao và an toàn nhưng cũng có những tồn đọng không ít nhược điểm. Ưu nhược điểm của phương pháp cắt trĩ bằng Laser như sau: Ưu điểm: Mang lại hiệu quả cao, có khả năng điều trị bệnh triệt để và phòng ngừa nguy cơ tái phát rất cao nếu tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thời gian thực hiện phẫu thuật tương đối nhanh và ít gây biến chứng ngay cả trong thời gian phẫu thuật cũng như hậu phẫu. Cắt trĩ bằng phương pháp Laser áp dụng cho những trường hợp mắc bệnh trĩ cấp độ 2, bệnh trĩ cấp độ 3, 4. Thời gian phục hồi sau phẫu thuật cắt trĩ tương đối ngắn nên không phải tốn quá nhiều thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi. Người bệnh có thể phục hồi ngay sau vài ngày phẫu thuật và có thể sinh hoạt như bình thường. Người bệnh cũng không cần chăm sóc sau phẫu thuật quá cầu kỳ như những phương pháp truyền thống khác. Nhược điểm: Chi phí thực hiện tương đối cao. Một số trường hợp vẫn có thể gây chảy máu và đau đớn. Chỉ có một số rất ít bệnh nhân bị trĩ cấp độ 4 có thể phù hợp với phương pháp cắt trĩ bằng Laser. Các biến chứng có thể xảy ra: Sau phẫu thuật có thể xảy ra biến chứng chảy máu nhẹ nhưng không kéo dài quá 10 ngày, rất ít trường hợp bị chảy máu nặng phải cấp cứu. Nam giới có tiền sử bị tuyến tiền liệt sẽ có biến chứng bí tiểu sau phẫu thuật. Một số trường hợp bị đau rát vài ngày, cần được kê thuốc giảm đau tại nhà. Nếu không được chăm sóc và kiêng cữ cẩn thận sau phẫu thuật người bệnh có thể bị nhiễm trùng. >>> Tìm hiểu thêm: Những biến chứng thường gặp sau mổ trĩ Cắt trĩ bằng laser bao nhiêu tiền? Chi phí cắt trĩ bằng tia laser còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Về chi phí thực hiện cắt trĩ bằng laser thực chất không có một con số cụ thể và chính xác. Bởi nó còn phụ thuộc vào thể trạng của từng người, mức độ nghiêm trọng của bệnh là nặng hay nhẹ, cơ sở vật chất của bệnh viện và các chi phí phát sinh khác nhiều hay ít. Thông thường, người bệnh phải chi trả chi phí cắt trĩ bằng laser trong khoảng từ 5 – 10 triệu đồng. Một số yếu tố gây ảnh hưởng đến chi phí cắt trĩ bằng laser bao gồm: Mức độ nặng nhẹ của bệnh Nếu người bệnh trĩ ở mức độ càng nhẹ (giai đoạn vừa khởi phát độ 1 hay độ 2) thì chi phí phẫu thuật sẽ thấp hơn do quy trình thực hiện nhanh và dễ dàng hơn so với những người bệnh mắc bệnh trĩ ở cấp độ 3 hoặc cấp độ 4. Những người mắc bệnh trĩ ở cấp độ nặng hơn bác sĩ cần thực hiện kết hợp tiêu viêm trước khi cắt trĩ để hạn chế biến chứng hoặc viêm nhiễm nặng. Tuy nhiên, khi bệnh trĩ ở mức độ nhẹ thì người bệnh thường áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa như dùng thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt hậu môn… chứ chưa cần phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ. Ngoài ra, chi phí cắt trĩ bằng laser đối với trĩ nội cũng khác xa so với bệnh trĩ ngoại. Phụ thuộc vào phương pháp tiến hành Phương pháp cắt trĩ cũng ảnh hưởng đến chi phí cắt trĩ. Phương pháp cắt trĩ bằng laser được chia ra làm 3 loại với những ưu nhược điểm riêng biệt như đã chia sẻ ở phía trên nên mức chi phí cũng khác nhau. Đối với những phương pháp càng mới, càng mang lại độ chính xác và hiệu quả chữa bệnh cao, chi phí sẽ được tăng lên. Tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn chọn cắt trĩ bằng phương pháp phù hợp nhất. Phụ thuộc vào địa chỉ y tế Ở mỗi cơ sở y tế chi phí thực hiện cắt trĩ là khác nhau. Những cơ sở y tế đầu tư máy móc, trang thiết bị càng hiện đại, có đội ngũ y bác sĩ giỏi, có kinh nghiệm và nổi tiếng thì chắc chắn hiệu quả cắt trĩ sẽ cao hơn chắc chắn chi phí sẽ cao hơn so với mức trung bình thông thường. Nếu thực hiện cắt trĩ ở bệnh viện công, nếu người bệnh có bảo hiểm y tế thì chi phí sẽ thấp hơn so với những người không có thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên lựa chọn những cơ sở y tế có uy tín, các bệnh viện lớn có chuyên khoa trĩ để điều trị bệnh, tránh gây biến chứng. Có thể chi phí điều trị sẽ cao hơn một chút nhưng nó sẽ đảm bảo an toàn khi thực hiện. Lưu ý: Để có thể xác định được chính xác chi phí cắt trĩ bằng phương pháp Laser, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra mức độ phát triển bệnh lý, tư vấn phương pháp. Đồng thời xác định chính xác mức chi phí cụ thể của bạn. Để tiết kiệm được tối đa mức chi phí phẫu thuật cắt trĩ thì người bệnh nên thực hiện thăm khám càng sớm càng tốt để được tư vấn điều trị ngay từ đầu, khi bệnh chưa phát sinh biến chứng thì việc điều trị cũng khá đơn giản, hiệu quả và đỡ tốn kém hơn. Sau khi phẫu thuật nếu xuất hiện các biến chứng bất thường (như xuất huyết kéo dài, nhiễm trùng…) thì cần báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để được khắc phục kịp thời. Nên cắt trĩ bằng laser ở đâu tốt nhất? Người bệnh cần lựa chọn những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín và đáng tin cậy để đảm bảo được độ an toàn Hiện tại, sử dụng phương pháp cắt trĩ bằng Laser đang là phương pháp chữa bệnh khá phổ biến và được nhiều người bệnh lựa chọn nên cũng được áp dụng phổ biến ở nhiều cơ sở y tế. Vì thế, người bệnh có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một địa chỉ chữa bệnh phù hợp. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý lựa chọn những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín và đáng tin cậy để đảm bảo được độ an toàn cao cũng như khả năng phục hồi sau phẫu thuật. Dưới đây, teotri.vn sẽ gợi ý một vài bệnh viện lớn, uy tín bạn có thể tham khảo và cân nhắc chọn lựa để điều trị bệnh trĩ: Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Gia Định, bệnh viện Vạn Hạnh, bệnh viện An Sinh… Tại Hà Nội: Bệnh viện Thanh Nhàn, bệnh viện 108, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội… Đây đều là những bệnh viện có chuyên khoa trĩ, có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và đã thực hiện thành công nhiều ca bệnh trĩ từ nhẹ đến nặng nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Bạn có thể tham khảo: Top 8 bệnh viện điều trị bệnh trĩ tốt nhất ở TPHCM Cách chăm sóc sau phẫu thuật cắt trĩ bằng laser Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng có tỷ lệ rủi ro và nguy cơ tái phát. Vì vậy, sau khi phẫu thuật cắt trĩ bằng laser, người bệnh cần phải thực hiện các bước chăm sóc kỹ lưỡng để nhanh chóng hồi phục dứt điểm đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, khiến bệnh tái phát. Trong số đó, người bệnh nên chú ý tập trung vào các yếu tố sau đây: Sử dụng thuốc theo đúng toa của bác sĩ Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ có cảm giác đau rát và xót ở vùng hậu môn trong vài ngày đầu. Mức độ đau còn phụ thuộc vào cơ địa cũng như mức độ chịu đựng của mỗi người. Vì vậy, bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn một số các loại thuốc NSAIDs có tác dụng kháng viêm để sử dụng trong giai đoạn sau phẫu thuật. Nếu như sau phẫu thuật, bạn cảm thấy quá khó chịu, ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày thì có thể sử dụng một số loại thuốc chống viêm không có steroid như ibuprofen, naproxen hay paracetamol. Đồng thời, để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng vết thương, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm một số loại thuốc kháng sinh như amoxicillin hay penicillin. Các loại thuốc kháng sinh mang lại hiệu quả rất tốt nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng quá nhiều sẽ khiến các thành phần trong thuốc tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa gây táo bón hoặc đi ngoài ra phân lỏng trong nhiều ngày liền. Vì vậy, bạn cần đảm bảo tuân thủ đúng theo chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ để tránh tuyệt đối các rủi ro có thể xảy ra. Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học Chế độ dinh dưỡng là đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ cũng như giúp bệnh hồi phục nhanh sau quá trình phẫu thuật. Bởi những thực phẩm, thức ăn mà bạn bổ sung vào trong cơ thể đều sẽ được dạ dày hấp thu, còn chất cặn bã sẽ được bài tiết ra ngoài qua hậu môn. Chính vì vậy, bạn nên bổ sung những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu chất xơ như trái cây tươi, rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc… sẽ rất tốt cho việc bài tiết. Chú ý, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để xây dựng một thực đơn ăn uống khoa học. Ngoài ra, bạn nên tránh xa các loại thực phẩm không tốt như đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh, thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ… ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày. Để bổ sung chế độ ăn uống phù hợp bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây: Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Dành đủ thời gian để nghỉ ngơi Để góp phần giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và bệnh được điều trị khỏi dứt điểm, ngăn ngừa nguy cơ tái phát lại thì người bệnh cần nghỉ ngơi đầy đủ. Thói quen này sẽ giúp cho cơ thể được thư giãn, dung nạp đầy đủ năng lượng giúp cho các cơ vòng quanh hậu môn cũng được thả lỏng, giảm áp lực lên hậu môn, trực tràng. Sau phẫu thuật, bạn nên sử dụng thêm một tấm nệm mềm để lót bên dưới mông nhằm hạn chế sự khó chịu, dễ ngủ hơn. Vận động cơ thể nhẹ nhàng Thường xuyên luyện tập các bài tập thể dục thể thao với cường độ nhẹ, phù hợp với sức khỏe không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hỗ trợ rất tốt trong việc đẩy lùi bệnh trĩ. Quá trình vận động nhẹ nhàng giúp kích thích quá trình lưu thông máu, cơ thể được đốt cháy lượng mỡ thừa, giảm áp lực lên vùng hậu môn, đánh bay những sự khó chịu, đau đớn cho người bệnh. Lưu ý, bạn nên lựa chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng và không gây kích thích quá lớn như đi bộ, bơi lội, tập yoga hay đơn giản là đi lên xuống cầu thang trong nhà hay thường xuyên đi lại tại văn phòng trong mỗi lần đi lấy nước, đi vệ sinh vừa hiệu quả vừa tiết kiệm thời gian. Trên đây, bài viết đã chia sẻ những thông tin cần thiết về phương pháp cắt trĩ bằng Laser. Để biết được mình có phù hợp với phương pháp điều trị này hay không bạn nên nên lựa chọn cho mình một cơ sở y tế uy tín để kiểm tra mức độ phát triển của bệnh. Đồng thời, bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về mức độ an toàn, hiệu quả điều trị và chi phí phẫu thuật với tình trạng bệnh của mình, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả sau điều trị. Bên cạnh đó, bạn cũng nên có các biện pháp chăm sóc đúng cách, ngăn ngừa các biến chứng sau phẫu thuật. Thông tin thêm cho bạn: Hướng dẫn cách xử lý vết mổ trĩ khi bị nhiễm trùng Chia sẻ

Mổ trĩ bao lâu thì lành, hết dịch và hết đau?

Mổ trĩ bao lâu thì lành luôn là câu hỏi mà rất nhiều người đang hoặc chuẩn bị mổ trĩ quan tâm. Bởi mọi người thường có tâm lý chung là sợ mà không dám đi phẫu thuật mổ trĩ. Vậy để giải đáp câu hỏi đó và cũng để bạn có thể yên tâm mổ trĩ thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Mục lụcKhi nào nên phẫu thuật mổ trĩ?Mỗ trĩ bao lâu thì hết dịch và hết đau?Phẫu thuật mổ trĩ bao lâu thì khỏi?Phụ thuộc vào phương pháp mổ trĩTình trạng nghiêm trọng của bệnhTình trạng sức khỏe của người bệnhPhụ thuộc vào tay nghề, trình độ của bác sỹPhụ thuộc vào điều kiện chăm sóc hậu phẫu thuậtLưu ý giúp vết thương sau mổ trĩ nhanh lành Khi nào nên phẫu thuật mổ trĩ? Bệnh trĩ là tình trạng các mạch ở vùng hậu môn – trực tràng bị phình, giãn gây ứ đọng máu từ đó tạo nên các búi trĩ. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ có thể đến từ nhiều vấn đề khác nhau nhưng chủ yếu là do hậu môn phải chịu sức ép trong một khoảng thời gian dài. Đây là một căn bệnh khá phổ biến đặc biệt với phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và những người công việc hay phải ngồi hoặc đứng lâu. Bệnh này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây nên rất nhiều những ảnh hưởng từ tâm lý cho đến sức khỏe của người bệnh. Việc khi nào cần phẫu thuật mổ trĩ phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nếu bệnh của bạn đang ở mức độ 1, 2 thì lúc này bạn chỉ cần sử dụng thuốc bôi, uống thuốc và thay đổi chế độ sinh hoặt là bệnh có thể dần dần thuyên giảm. Còn khi bệnh nặng hơn đang ở độ 3, 4 thì lúc này bệnh đã khá nghiêm trọng và có nguy cơ lớn biến chứng có thể xảy ra. Lúc này thì phẫu thuật mổ trĩ là phương pháp tối ưu nhất giúp loại trừ bệnh một cách triệt để và nhanh chóng. Bạn có thể quan tâm: 9 Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ Mỗ trĩ bao lâu thì hết dịch và hết đau? Theo như các bác sỹ có chuyên môn thì thời gian để vết mổ hết chảy dịch và hết đau thì sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng thông thường thì sau khi môt trĩ thì thời gian khô dịch và hết đau sẽ trong khoảng hơn một tuần, nhưng cũng có những trường hợp thời gian này có thể lâu hơn trong khoảng dưới 2 tuần đổ lại. Nếu như sau thời gian trên mà bạn vẫn thấy dịch chảy nhiều và tại khu vực vết mổ vẫn còn đau thì lúc này bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được các bác sỹ kiểm tra vết mổ và có những phương pháp giúp giải quyết vấn đề. Tránh để lâu có thể sẽ gây nên nhiều những biến chứng có thể xảy ra. Bạn có thể tham khảo: Những biến chứng thường gặp sau mổ trĩ Phẫu thuật mổ trĩ bao lâu thì khỏi? Một câu hỏi nữa mà được rất nhiều quan tâm nên chúng tôi sẽ dành riêng phần này để giải đáp cho các bạn đó là “phẫu thuật mổ trĩ bao lâu thì khỏi?”. Để đưa ra một con số chính xác cho câu hỏi này thì rất khó bởi không có một con số cố định nào cả. Tùy theo những trường hợp khác nhau mà thời gian hỏi cũng sẽ khác nhau có thể từ 1-2 tuần và cũng có thể lâu hơn là 4-5 tuần. Bởi thời gian khỏi, hồi phục sau mổ trĩ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể những yếu tố đó như sau: Phụ thuộc vào phương pháp mổ trĩ Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp sóng cao tần HCPT, phương pháp PPH, phương pháp Longo, phương pháp mổ trĩ truyền thống,… Đối với phương pháp truyền thống thì sau phẫu thuật bạn sẽ thấy đau hơn và thời gian khỏi, hồi phục cũng sẽ lâu hơn. Còn đối với những phương pháp mới như PPH, HCPT hay Longo thì sẽ khắc phục được những nhược điểm các phương truyền thống như cảm giác đau kéo dài, chảy nhiều máu,… Do đó, khi sử dụng những phương pháp này thì bạn sẽ ít đau hơn, giảm tỉ lệ xảy ra những biến chứng và thời gian khỏi sẽ nhanh hơn. Từng phương pháp mổ trĩ lại có quy trình khác nhau. Vì vậy mức độ xâm lấn, kích thước vết mổ và thời gian hồi phục khác nhau. Trung bình sau khoảng 1-2 tuần là bạn đã khỏi hoàn toàn và trở lại cuộc sống bình thường Tuy nhiên, chi phí để điều trị theo những phương pháp này cũng sẽ có hơn so với phương pháp truyền thống. Tình trạng nghiêm trọng của bệnh Bệnh trĩ có nhiều cấp độ nặng nhẹ khác nhau tùy thuộc vào từng người. Tùy theo từng mức độ mà thời gian khỏi cũng khác nhau. Nếu bênh ở mức độ 3 thì thời gian khỏi bệnh sẽ nhanh hơn còn với mức độ 4 thì thời gian này cũng tăng lên. Ngoài ra việc cắt một búi trĩ thì sẽ nhanh khỏi hơi nhiều so với việc phải phẫu thuật mổ cắt từ 2 búi trĩ trở lên. Do đó các bạn hãy cần đi mổ cắt trĩ sớm khi đã có sự chỉ định của bác sỹ. Bởi càng để lâu thì việc mổ trĩ sẽ càng đau đớn, tốn kém và thời gian khỏi, hồi phục sẽ lâu hơn. Tình trạng sức khỏe của người bệnh Tình trạng sức khỏe của người bệnh là yếu tố quyết định rất nhiều đến thời gian hồi phục sau phẫu thuật. Nếu người bệnh có hệ miễn dịch tốt, không mắc cùng lúc các bệnh lý khác thì vết mổ sẽ nhanh lành hơn các trường hợp người bệnh có sức đề kháng kèm. Người có thể chất tốt thì việc tái tạo mô cơ diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, có trường hợp diễn ra chậm hơn. Đây là vấn đề liên quan tới bẩm sinh, mã gen, di truyền. Phụ thuộc vào tay nghề, trình độ của bác sỹ Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng sử thành công của ca phẫu thuật cũng như thời gian khỏi bệnh. Do đó, trước khi quyết định tiến hành phẫu thuật bạn cần tìm hiểu thật kỹ cơ sở uy tín và đáng tin cậy. Cần tìm hiểu rõ các thông tin liên quan đến cơ sở đó như: bác sĩ chuyên môn nào giỏi , trình độ tay nghề ra sao, phẫu thuật bằng phương pháp gì, có đầy đủ cơ sở vật chất hay không, đặc biệt là hiệu quả của những người từng cắt trĩ ở đó ra sao. Nếu bạn chọn các bác sỹ giỏi thì quá trình thực hiện cắt trĩ sẽ diễn ra thuận lợi hơn, hạn chế biến chứng, thời gian khỏi bệnh, hết dịch và hết đau cũng sẽ nhanh chóng hơn. Bạn có nên tham khảo: Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu? Phẫu thuật mổ trĩ ở đâu tốt? Phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc hậu phẫu thuật Mổ trĩ bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào việc chăm sóc sau mổ. Chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp bệnh hoặc là mau lành hoặc là lâu lành bệnh, thậm chí gây biến chứng, nhiễm trùng. Nếu chăm sóc không đúng cách, người bệnh sau phẫu thuật có thể bị chảy máu nhiều ở hậu môn, tụ máu trong khu vực phẫu thuật, mất khả năng kiểm soát bàng quang, mắc kẹt phân trong ống hậu môn. Nặng hơn, người bệnh có thể bị thu hẹp ống hậu môn, sa trực tràng và tái phát bệnh trĩ. Lưu ý giúp vết thương sau mổ trĩ nhanh lành Sau khi mổ trĩ để giúp về mổ nhanh lành và hạn chế được những biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật thì người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây: Tuyệt đối không tự ý sử dụng những loại thuốc khác so với chỉ định của bác sỹ Dùng thức ăn lỏng (như súp, cháo hay canh) trong những ngày đầu tiên. Bổ sung chất xơ từ trái cây và rau xanh vào chế độ ăn hàng ngày để tránh tình trạng táo bón Uống nhiều nước (từ 1,5 đến 2 lít mỗi ngày) để thanh lọc cơ thể và đi đại tiện dễ dàng hơn. Có thể bổ sung thêm nghệ tươi vào khẩu phần ăn để nhanh hồi phục các vết thương hở. Tránh những đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ cay nóng. Không dùng các chất kích thích như bia, rượu hoặc đồ uống có gas để tránh gây táo bón. Tuyệt đối không nhịn đại tiện. Tốt nhất là tạo thói quen đi đại tiện vào khung giờ nhất định trong ngày. Tránh làm việc nặng để không gây pháp lực lên hậu môn. Hạn chế va chạm hoặc cọ xát hậu môn. Tốt nhất đừng đi xe máy trong những ngày đầu tiên sau phẫu thuật. Không quan hệ tình dục cho đến khi vết thương lành hẳn. Tái khám đúng ngày theo đung như sự chỉ định của bác sỹ hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong thời gian hậu phẫu thuật. Thông tin hữu ích dành cho bạn: Hưỡng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật mổ trĩ Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn gửi đến các bạn về câu hỏi “Mổ trĩ bao lâu thì khỏi, hết dịch và hết đau?“. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ thì các sẽ yên tâm hơn và không còn quá lo lắng khi thực hiện mổ trĩ. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ tốt nhất. Chia sẻ

Cách chữa bệnh trĩ bằng cây lược vàng

Theo các nghiên cứu y khoa hiện đại, cây lược vàng từ lâu đã được mọi người biết đến là thảo dược quý trong thiên nhiên và có tác dụng “thần kỳ” chữa được nhiều bệnh khác nhau. Nhưng dạo gần đây một số người còn cho rằng, cây lược vàng chữa bệnh trĩ rất hiệu quả. Vậy thực hư về việc cây lược vàng chữa bệnh trĩ như thế nào, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây. Mục lụcTác dụng của cây lược vàng trong việc chữa bệnh trĩCây lược vàng là cây gì?Tác dụng của cây lược vàng trong việc chữa bệnh trĩCác giải pháp dùng cây lược vàng chữa bệnh trĩDùng lá cây lược vàng đắp trực tiếp lên búi trĩNgâm rượu cây lược vàng để chữa bệnh trĩÉp lá cây lược vàng thành nước uống trực tiếpKết hợp lá cúc tần, lá lốt, lá lược vàng để xông, ngâm búi trĩLưu ý khi dùng cây lược vàng chữa bệnh trĩNhững thói quen tốt giúp hạn chế bệnh trĩ bị tái phátSử dụng Cotripro Gel trong điều trị bệnh trĩ Tác dụng của cây lược vàng trong việc chữa bệnh trĩ Cây lược vàng là cây gì? Cây Lược Vàng có tên khoa học là Callisia fragrans, thuộc họ Thài lài (Commelinaceae). Cây có xuất xứ từ Nam Mỹ, di thực ở Nga và có mặt ở Việt nam chủ yếu là ở Hà Nội. Cây lược vàng là loại thảo dược quý có tên trong sách y học cổ truyền. Lá cây lược vàng chứa flavonoid có hoạt tính sinh học, glycol và phospholipids trung tính và các thành phần axit béo của chúng. C. Fragrans được xem như một loại thuốc chống virus và kháng khuẩn điều trị rất tốt cho bệnh trĩ. Tác dụng của cây lược vàng trong việc chữa bệnh trĩ Theo nhiều nghiên cứu Y học hiện đại, cây lược vàng có chứa hai hoạt chất chính có trong Flavonoid là Quercetin và Kaempferol có tác dụng chống oxy hóa và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp mang lại nhiều lợi ích tích cực đối với bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Cụ thể: Quercetin: Có tác dụng làm gia tăng nồng độ chất chống oxy hóa nội sinh trong tế bào Glutathione (GSH), là hoạt chất chống oxy hóa mạnh. Chúng giúp tạo rào bảo vệ chống lại sự tấn công của gốc tự do, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng ở hậu môn, ngăn ngừa ung thư. Hoạt chất Quercetin còn làm giảm đau nhức và sưng, cầm máu ở búi trĩ khi viêm. Kaempferol: Có công dụng đào thải độc tố và giúp củng cố, làm bền mao mạch ở hậu môn. Hoạt chất Kaempferol có tác dụng kháng viêm và diệt khuẩn, giúp cải thiện tình tạng viêm nhiễm ở hậu môn do búi trĩ vỡ chảy máu. Cây lược vàng mang lại nhiều lợi ích tích cực đối với bệnh nhân mắc bệnh trĩ Ngoài ra, trong cây lược vàng còn chứa các thành phần như acid hữu cơ, nhóm liquid, vitamin PP, B2, nhóm acid béo, … Những chất này giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra như sưng tấy, phù nề, đau rát. Đối với bệnh trĩ, ngoài hoạt tính flavonoid thì trong cây lược vàng còn có chứa các thành phần khác như steroid và nhiều khoáng tố vi lượng có tác dụng giảm đau, tăng sức bền thành mạch, sát khuẩn, và ngăn ngừa chảy máu do trĩ gây ra. Do đó, nếu bạn đang mắc bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ mà ngại gặp bác sĩ thì hoàn toàn có thể dùng cây lược vàng để chữa bệnh trĩ. Bạn có thể quan tâm: 16 cây thuốc Nam chữa bệnh trĩ hiệu quả Các giải pháp dùng cây lược vàng chữa bệnh trĩ Dùng lá cây lược vàng đắp trực tiếp lên búi trĩ Chữa bệnh trĩ bằng cách dùng lá cây lược vàng đắp trực tiếp lên búi trĩ là một giải pháp rất đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiểu quả giảm đau, giảm sưng nhanh chóng. Bạn có thể áp dụng như sau: Nguyên liệu cần: Chuẩn bị 3 – 5 lá lược vàng (loại già, to và tươi) đã rửa sạch. 1 thìa cà phê nhỏ muối tinh. 1 túi băng gạc y tế (hoặc mảnh vải mềm). Cách thực hiện: Ngâm lá lược vàng vào nước để ngập mặt lá, sau đó hòa muối tinh vào khuấy đều tay làm tan lượng muối và ngâm ít nhất 20 phút rồi để ráo nước. Tiếp theo bạn cần thái lá lược vàng thành đoạn nhỏ, rồi cho 1 thìa nhỏ lượng muối tinh giã nhuyễn với nhau để tạo độ sệt. Lúc này bạn dùng gạc y tế trải rộng và cho một lượng hỗn hợp theo chiều dọc rồi đắp theo khe hậu môn và búi trĩ. Nằm xấp và giữ tư thế đó từ 30 – 45 phút, rồi tiếp thục thay lần 2 để đắp. Trước khi đắp lá lược vàng lên búi trĩ, bạn cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng cách rửa bằng nước muối pha loãng, lau khô bằng vải mềm rồi kiên trì thực hiện cách này 1 – 2 lần mỗi ngày, và thực hiện trước lúc đi ngủ ít nhất 1 tuần. Với cách làm này có thể bạn sẽ cảm nhận sự hồi phục và cải thiện triệu chứng đau nhức, ngứa rát, phù nề và giúp búi trĩ co lại hiệu quả. Cách dùng lá cây lược vàng đắp trực tiếp lên búi trĩ đơn giản chữa bệnh trĩ Ngâm rượu cây lược vàng để chữa bệnh trĩ Ngâm rượu cây lược vàng để làm thuốc chữa bệnh trĩ là giải pháp phù hợp với người bệnh có thể uống được rượu,. Vì thế, để cách này mang lại hiệu quả nhanh chóng, bạn có thể thực hiện: Nguyên liệu cần: Chuẩn bị 1 kg cây lược vàng, rửa sạch và ngâm nước muối. Bình thủy tinh loại lớn có nắp (hoặc chum sành). Kèm 6 lít rượu nếp (hoặc rượu trắng 38 – 42 độ). Cách thực hiện: Bước đầu tiên, bạn cần cắt từng khúc thân và lá cây lược vàng khoảng 2cm rồi cho lá cây vào đáy bình rồi cho thân cây vào bình thủy tinh. Tiếp theo bạn thực hiện đổ rượu vào ngâm và đảm bảo đã đổ ngập rượu toàn bộ thân cây thái khúc trong bình rồi bịt kín nắp lại. Sau đó giữ bình rượu ở nơi râm mát không có ánh sáng trực tiếp của nắng. Ngâm từ 40 – 60 ngày là có thể dùng (với rượu ngâm cây lược vàng để càng lâu thì hiệu quả chữa trĩ càng cao). Ngoài ra có thể thực hiện quá trình chôn rượu, nhiệt độ ngoài trời từ 20 – 25 độ (bịt kín nắp để tránh đất rơi vào trong), cách này ủ càng lâu sẽ giảm lượng andehit trong rượu giúp không đau đầu và cảm giác dịu hơn khi uống. Bạn cần kiên trì uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 50ml và dùng trước bữa ăn. Cần duy trì uống trong 1 tuần có thể thấy các triệu chứng bệnh trĩ thuyên giảm đáng kể, giúp giảm đau, hoạt huyết, kháng viêm hiệu quả. Cây lược vàng ngâm rượu để chữa bệnh trĩ Ép lá cây lược vàng thành nước uống trực tiếp Ngoài cách chôn ủ rượu hạ thổ hoặc ngâm rượu ở bình thủy tinh như trên thì uống nước ép lá lược vàng đơn giản mà nhiều người bệnh không uống được rượu có thể áp dụng để chữa bệnh trĩ. Nguyên liệu cần: Chuẩn bị 50g lá lược vàng tươi, loại lá to rồi rửa sạch. 1 thìa nhỏ cà phê muối tinh. 5 ml giấm chuối. 1 gói băng gạc Y tế (hoặc sử dụng vải mềm sạch). Cách thực hiện: Bước đầu tiên, bạn cần ngâm lá lược vàng với muối tinh pha loãng để sát khuẩn. Ngâm từ 20 – 30 phút rồi vớt ra vẩy ráo nước. Tiếp theo, giã nhuyễn lá lược vàng xuất hiện nước cốt thì dùng miếng vải mềm vắt lọc vụn lá lược vàng để lấy nước cốt. Dùng 350ml nước ấm trộn đều với nước cốt lá lược vàng, pha thêm 3 – 5 giọt giấm chuối rồi dùng uống trực tiếp. Bạn cần kiên trì uống mỗi ngày 1 lần sau bữa ăn tối 45 phút. Sử dụng liên tục trong 7 ngày thì dừng uống trong 5 ngày, rồi tiếp tục sử dụng theo quy trình đó từ 4 – 8 tuần sẽ cảm nhận được hiệu quả như giảm đau và sưng ở hậu môn. Uống nước ép lá lược vàng để điều trị bệnh trĩ Kết hợp lá cúc tần, lá lốt, lá lược vàng để xông, ngâm búi trĩ Theo Y học cổ truyền (YHCT) lá cây cúc tần là thảo dược quý có thể chữa lành các bệnh như ho, cảm, sốt, đau đầu, xương khớp, nhiễm khuẩn,… đặc biệt là bệnh trĩ. Một vài nghiên cứu của Y học hiện đại cũng công nhận nhiều công dụng của lá lốt với bệnh trĩ. Hoạt chất piperin trong lá lốt giúp chống viêm sưng, kháng khuẩn, kháng viêm, ngứa búi trĩ, phục hồi niêm mạc bị tổn thương tăng sức bền thành mạch.  Nguyên liệu cần: Chuẩn bị 200g lá lược vàng tươi đã rửa sạch Lá cúc tần: 80g đã rửa sạch Lá lốt: 80g đã rửa sạch 1 thìa nhỏ cà phê muối tinh Cách thực hiện: Đầu tiên bạn thực hiện vò 3 loại lá và đun cùng với 2 lít nước. Khi nồi đun sôi thì cho nhỏ lửa 10 – 15 phút, và hòa vào 1 thìa cà phê muối tinh. Bạn cần vệ sinh sạch hậu môn trước khi xông, mở hé nắp nồi đun thực hiện xông búi trĩ, tuy nhiên nên thực hiện xa để tránh bị hơi nóng áp vào búi trĩ gây bỏng và tổn thương. Khi hết hơi, nước chỉ còn hơi ấm ấm, chắt lượng nước còn lại cho vào chậu sạch rồi ngâm hậu môn và búi trĩ trong khoảng 15 – 20 phút. Trước khi xông, bạn cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng cách rửa bằng nước muối pha loãng, lau khô bằng vải mềm rồi duy trì cách này hàng ngày 1 lần, nên xông sau khi tắm hoặc trước khi đi ngủ. Bạn có thể cảm nhận sự thay đổi và các biểu hiện thuyên giảm của bệnh trĩ Kết hợp 3 thảo dược: Lá cúc tần, lá lốt, lá lược vàng xông hơi, ngâm búi trĩ. Xem thêm: Lá mơ lông chữa bệnh trĩ có hiệu quả không? Lưu ý khi dùng cây lược vàng chữa bệnh trĩ Để tận dụng được tối đa dược tính của cây lược vàng, nắm bắt được cách sử dụng là điều rất cần thiết. Dưới đây là một số điều mà người bệnh cần lưu ý và nên thận trọng: Cây lược vàng chỉ có tác dụng chữa bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ, đối với người bệnh nặng không nên áp dụng các giải pháp này. Trước khi áp dụng chữa bệnh trĩ từ cây lược vàng, người bệnh cần hỏi thêm ý kiến của bác sĩ Là giải pháp được đánh giá và áp dụng nhiều trong đời sống mỗi gia đình. Tuy nhiên, tùy vào từng cơ địa mỗi người mà cây lược vàng mới phát huy được tác dụng chữa bệnh trĩ. Các hoạt chất kháng sinh trong cây lược vàng là chất tự nhiên nên có tác dụng rất chậm với người bị trĩ nặng. (người bị trĩ nặng không nên áp dụng với cây lược vàng) Chỉ nên áp dụng dùng trong 2 tháng đổ lại với bệnh nhân bị trĩ. Sau 2 tháng không thuyên giảm nên ngừng sử dụng, bởi trong 1 vài hoạt chất có tiết ra độc tố xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Những trường hợp cần thận trọng không nên sử dụng cây lược vàng để chữa bệnh trĩ gồm: Trẻ em, phụ nữ mang bầu và cho con bú; người bị huyết áp thấp, người có tiền sử bệnh liên quan đến thanh quản. Cách sử dụng cây lược vàng chữa bệnh trĩ là giải pháp đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng đây chỉ là giải pháp hỗ trợ khi bệnh còn nhẹ, một trong số các giải pháp này có thể áp dụng cho cả trĩ nội và trĩ ngoại. Những thói quen tốt giúp hạn chế bệnh trĩ bị tái phát Bổ sung cho cơ thể thêm thực phẩm giàu chất xơ, ăn nhiều trái cây tươi để tăng cường đề kháng, thúc đẩy hệ tiêu hóa. Loại bỏ những thực phẩm có hại, tránh đồ ăn cay nóng, đồ ngọt và nhiều dầu mỡ. Uống đủ nước mỗi ngày, bạn nên uống từ  2 – 2.5 lít nước ngoài ra có thể bổ sung bằng các loại nước ép để vừa bổ sung nước vừa bổ sung lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Loại bỏ thói quen sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích. Thường xuyên tập thể dục, thể thao giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ thống miễn dịch và sức đề kháng. Tập thói quen đi đại tiện vào cùng một thời gian trong ngày, tốt nhất là nên đi vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy. Không nên ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, tránh việc vừa đi vệ sinh vừa đọc sách hay dùng điệnt thoại. Ngoài ra bạn cần có thêm một chiếc ghế đặt dưới chân để giúp có tư thế đi vệ sinh đúng. Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng lạ hoặc bệnh có nguy cơ nặng hơn sau khi sử dụng các bài thuốc, người bệnh cần chủ động đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Bạn có thể tham khảo: Bệnh trĩ cần ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? Sử dụng Cotripro Gel trong điều trị bệnh trĩ Cotripro thấm trực tiếp vào búi trĩ làm giảm nhanh các triệu chứng đau rát, chảy máu, sưng viêm ở vùng hậu môn sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp Trĩ sa, Trĩ lâu năm nên bôi đều đặn từ 1-2 tháng để búi Trĩ co dần lên. Với các thành phần thảo dược: Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm. Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương. Hoạt chất Yomogin (Sesquiterpen) trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ. Kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát. Đặc biệt hệ Gel Polycrylate crosspolymer giúp các dược chất giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả. Ngoài ra, vì là dạng Gel bôi nên CotriPro tác động trực tiếp lên vùng hậu môn, an toàn không tác dụng phụ. Trong mỗi hộp sản phẩm đều có túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi vào phía trong hậu môn trong các trường hợp trĩ nội, đảm bảo an toàn và vệ sinh. Nên sử dụng đều đặn 2 lần/ngày để nhanh chóng thoát khỏi những phiền toái do bệnh trĩ gây ra. Cotripro còn có dạng viên uống tiện dụng Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa  các nguy cơ tái phát. Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ Tham khảo thêm: Hướng dẫn sử dụng Cotripro gel đúng cách? Cotripro gel có hiệu quả không Hy vọng với những giải pháp trên sẽ giúp bạn thêm trong quá trình hồi phục và phòng ngừa bệnh trĩ tái phát. Chúc bạn mau sớm khỏi bệnh, trở lại cuộc sống vui vẻ và thoải mái. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ tốt nhất. Chia sẻ

Thắt búi trĩ bằng vòng cao su có hiệu quả không? Có đau không?

Thắt búi trĩ bằng vòng cao su là thủ thật thường được sử dụng cho những người mắc bệnh trĩ nội và búi trĩ ở độ 1, độ 2. Tuy nhiên, phương pháp thắt búi trĩ bằng vòng cao su có hiệu quả không, có đau không? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Mục lụcTìm hiều về phương pháp thắt búi trĩ bằng vòng cao su1/ Thắt búi trĩ bằng vòng cao su là gì?2/ Các trường hợp được chỉ định3/ Chống chỉ định với các trường hợpThắt búi trĩ bằng vòng cao su có hiệu quả không?Ưu điểmNhược điểmThắt búi trĩ bằng vòng cao su có đau không?Quy trình thực hiện thắt búi trĩ bằng vòng cao suChăm sóc sau thắt búi trĩ bằng vòng cao su Tìm hiều về phương pháp thắt búi trĩ bằng vòng cao su Thường thì khi được chẩn đoán mắc bệnh trĩ, bác sĩ sẽ ưu tiên chỉ định áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa bằng cách sử dụng một số loại thuốc giúp giảm thiểu các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, với những trường hợp có biểu hiện búi trĩ bị sa ra ngoài, có kích thước sưng to thì bác sĩ sẽ bắt buộc phải điều trị ngoại khoa. Thắt búi trĩ bằng vòng cao su là một trong những phương pháp ngoại khoa có khả năng khắc phục tốt bệnh trĩ và tình trạng sa búi trĩ. 1/ Thắt búi trĩ bằng vòng cao su là gì? Thắt búi trĩ bằng vòng cao su là thủ thuật sử dụng một vòng/ sợi cao su để thắt đáy búi trĩ nhằm cắt nguồn máu nuôi búi trĩ. Phương pháp điều trị này giúp ức chế cũng như ngăn chặn quá trình lưu thông máu nhờ đó mà kích thước của búi trĩ dần thu nhỏ lại, tạo thành mô sẹo xơ cứng nằm phía dưới lớp dưới niêm mạc. Điều này giúp cố định búi trĩ vào vùng hậu môn và tạo thành lớp đệm hậu môn sẽ được bảo tồn nhờ quá trình cố định ống hậu môn. Khi thực hiện thắt búi trĩ bằng vòng cao su, bác sĩ sẽ làm sạch vùng hậu môn trực tràng cho người bệnh rồi  sử dụng một ống nội soi đã được làm ấm và bôi trơn để đưa vào hậu môn nhằm đánh giá tình trạng của búi trĩ. Đáy búi trĩ sẽ được siết chặt bằng vòng cao su khi bác sĩ thực hiện một số thao tác chuyên môn. Việc búi trĩ không thể tiếp nhận được oxy từ máu, chúng sẽ bắt đầu teo lại. Đồng thời hoại tử trong vài tuần sau khi thắt búi trĩ. 2/ Các trường hợp được chỉ định Phương pháp thắt búi trĩ bằng vòng cao su được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị cho các trường hợp sau: Những người mắc bệnh trĩ nội Người bị bệnh trĩ nội cấp độ 2, 3 và không đáp ứng được với các phương pháp nội khoa Bệnh nhân có búi trĩ nội độ 1 (búi trĩ vẫn ở bên trong hậu môn, búi trĩ sa xuống đường lược) Người mắc bệnh trĩ nội độ 2, có búi trĩ sa xuống dưới nhưng vẫn có thể tự tụt vào trong Bệnh nhân có biến chứng xuất huyết tại hậu môn 3/ Chống chỉ định với các trường hợp Phương pháp này chống chỉ định với các trường hợp sau: Người mắc bệnh trĩ ngoại Người mắc bệnh trĩ nội kèm dấu hiệu nứt kẽ hậu môn mãn tính Người mắc bệnh trĩ nội có thuyên tắc cấp Người bệnh trĩ có biểu hiện nhiễm khuẩn trực tràng – hậu môn Người bị bệnh trĩ đang sử dụng một số loại thuốc kháng đông Bệnh nhân có búi trĩ cấp độ 3, có búi trĩ sa ra ngoài nhưng không tự tụt được mà phải dùng tay đẩy vào trong khi đi nặng Người bị trĩ cấp độ 4 có búi trĩ sa ra ngoài vĩnh viễn Trĩ nội kèm nứt hậu môn mãn tính >>>  Bạn có thể tham khảo: 5 Dấu hiệu bệnh trĩ cần nhận biết sớm Thắt búi trĩ bằng vòng cao su có hiệu quả không? Để giải đáp được thắc mắc “thắt búi trĩ bằng vòng cao su có hiệu quả không” hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chính xác ưu nhược điểm của phương pháp này để có hướng lựa chọn phù hợp. Ưu điểm Thắt búi trĩ bằng vòng cao su hiện đang được đánh giá cao bởi những ưu điểm sau đây: Phương pháp này có thể cải thiện đến 80% những trường hợp mắc bệnh trĩ với các tình trạng trĩ nội độ 1, 2, 3, các búi trĩ có kích thước trung bình. Nó giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ gây ra Đây là phương pháp điều trị bệnh đơn giản, chi phí điều trị không quá cao, khi tiến hành thủ thuật không cần gây mê Đem lại kết quả tuyệt vời cho những người có búi trĩ với kích thước trung bình, đặc biệt là trĩ nội độ 1, 2. Hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát Duy trì được kết quả lâu dài hơn hẳn so với các phương pháp như chích xơ (injection sclerotherapy) hay quang đông bằng tia hồng ngoại (infrared photocoagulation therapy). Hạn chế sự xâm lấn, không cần dùng dùng đến các loại thuốc mê hay thuốc tê nên không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh lâu dài Có thể phù hợp với nhiều đối tượng trị bệnh Thời gian phục hồi nhanh chóng, sau 4- 5 ngày bệnh nhân có thể vận động nhẹ nhàng và sau 7- 10 ngày búi trĩ rụng có thể tham gia vận động như bình thường Thời gian phẫu thuật khá nhanh chóng, Có thể nói, hiệu quả mang lại của phương pháp thắt búi trĩ bằng vòng cao su còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, dạng trĩ hay kích thước búi trĩ. Phương pháp điều trị này chỉ mang đến hiệu quả với những trường hợp mắc bệnh trĩ nội độ 1, 2, 3, búi trĩ có kích thước trung bình chứ không dành cho những trường hoặc mắc bệnh trĩ độ 4 hoặc những trường hợp mắc bệnh trĩ độ 3 nhưng búi trĩ không tự co lên được.  Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm kể trên. Thắt búi trĩ bằng vòng cao su cũng có một số hạn chế mà người bệnh cần phải chú ý như như sau: Hầu hết chỉ phù hợp cho các búi trĩ nhỉ, với những bệnh nhân có trĩ nội độ 3 hay độ 4 có kích thước quá to hầu như không đem lại tác dụng khả quan Có thể bị tụt do vòng cao su không thắt được toàn bộ mô trĩ, tuy nhiên hầu hết chỉ xảy ra nếu cố gắng thực hiện với các búi trĩ quá to. Thắt búi trĩ quá sát với hậu môn có thể khiến người bệnh gặp những cơn đau nặng nề trong ống hậu môn, đặc biệt là sau khi phẫu thuật từ 2- 3 ngày đầu. Những cơn đau này có thể không đáp ứng với cả các loại thuốc giảm đau được chỉ định Hầu như không dùng gây mê hay gây tê nên người bệnh sẽ chịu cảm giác khá đau đớn khó chịu trong lúc phẫu thuật Một số biến chứng có thể xảy ra trong khi phẫu thuật như nhiễm trùng hậu môn, bí tiểu, sốt cao sau phẫu thuật do cảm giác đau nhức Thông kê cho thấy có khoảng 5% bệnh nhân sau phẫu thuật có hình thành cục máu đông và tiến hành phẫu thuật cắt bỏ lần nữa 1% nứt hậu môn do nứt búi trĩ. Loét sau khi thắt hậu môn do bác sĩ có tay nghề kém hoặc do chế độ chăm sóc không đảm bảo gây nhiễm trùng tại hậu môn. Với trường hợp nhẹ có thể tiến hành điều trị bằng kháng sinh nhưng với triệu chứng nguy hiểm hơn có thể phải tiến hành can thiệp ngoại khoa tiếp tục. Có thể để lại sẹo sau khi phẫu thuật Tuy nhiên hầu hết các biến chứng nguy hiểm chỉ xảy ra do bác sĩ có tay nghề kém, kết quả kiểm tra chuẩn đoán thiếu chính xác, quá trình thực hiện phẫu thuật không đảm bảo các yếu tố vô cùng sát khuẩn hoặc cũng có thể do chế độ chăm sóc hậu phẫu không được đảm bảo. Tỷ lệ xảy ra các biến chứng thường không quá cao nên biện pháp này vẫn đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay. >>> Bạn nên có thể tham khảo thêm: Tiêm xơ búi trĩ là gì? Thắt búi trĩ bằng vòng cao su có đau không? Theo chuyên gia, thủ thuật thắt búi trĩ bằng vòng cao su là cách cột búi trĩ chung với da quanh hậu môn nên sau khi tiến hành thường rất đau. Những trường hợp bị ngứa hậu môn kèm theo các cơn đau kéo dài do co thắt gần đường lược hay thắt nhiều phần hậu môn và da nhạy cảm thì bệnh nhân phải đi cắt bỏ vòng cao su, tiến hành thắt lại ngay. Thắt búi trĩ bằng vòng cao su là một thủ thuật tác động trực tiếp nên thời gian đầu mới thực hiện người bệnh sẽ cực kỳ đau đớn, nhất là những lúc ngồi lâu hoặc đi vệ sinh. Tuy nhiên khi phương pháp này phát huy hiệu quả, các búi cơ thừa dần dần bị xơ hóa, hoại tử thì những cơn đau cũng giảm bớt dần. Chính vì lý do trên mà nhiều người ái ngại trong việc quyết định thực hiện cách chữa này. Nhưng vì tiết kiệm chi phí và hiệu quả của nó đối với quá trình chữa bệnh của những bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ nên bác sĩ vẫn khuyến khích người bệnh hãy cân nhắc sử dụng phương pháp này. Quy trình thực hiện thắt búi trĩ bằng vòng cao su Sau khi làm đầy đủ các kiểm tra chẩn đoán để đảm bảo người bệnh hoàn toàn phù hợp để tiến hành thắt búi trĩ bằng vòng cao su, bác sĩ sẽ đưa người bệnh vào phòng mổ đã được vô trùng đúng quy chuẩn để tiến hành thực hiện. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn mặc trang phục phẫu thuật phù hợp để mổ trĩ. Quy trình thắt búi trĩ bằng vòng cao su cần thực hiện đảm bảo an toàn để ngăn ngừa biến chứng Bước 1: Bệnh nhân sẽ được bác sĩ tiến hàng vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và nằm theo đúng tư thế được bác sĩ chỉ định. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc bôi khử khuẩn Betadine để vệ sinh, nếu có ít phân có thể sử dụng thêm đặt một miếng gạc đẩy về phía trực tràng để ngăn phân dinh vào, sau đó sẽ lấy ra sau khi xong thủ thuật. Bước 2: Bác sĩ bắt đầu đưa ống nội soi vào bên trong nhằm xác định kiểm tra lại chính xác tình trạng và vị trí búi trĩ cần thắt lại. Bước 3: Bác sĩ sẽ đưa những dụng cụ chuyên dụng như kìm hoặc là máy hút để kéo búi trĩ vào ống hình trục, đồng thời kết hợp bật lẫy cho vòng cao su vào đến gốc búi trĩ va thắt lại. Có thể tiến hành thắt 1- 3 búi trĩ cùng lúc. Bác sĩ sẽ tiến thành hắt trên đường lược ít nhất 5mm để tránh gây đau đớn chp người bệnh. Bước 4: Trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định chích xơ thêm ở trên và ở dưới vòng cao su nhằm giúp siết chặt vòng cao su hơn. Bước 5: Kiểm tra lại tình trạng và đưa người bệnh đến phòng hồi sức để tiện theo dõi. Trong trường hợp người bệnh có nhiều búi trĩ và không thể thắt lại cùng lúc có thể chỉ định quay lại sau 3 tuần để thắt các búi trĩ còn lại. >>> Bạn có thể quan tâm: Những biến chứng thường gặp sau mổ trĩ Chăm sóc sau thắt búi trĩ bằng vòng cao su Để ngăn ngừa nguy cơ gặp các biến chứng hay để lại sẹo sau khi thắt búi trĩ, người bệnh nên có biện pháp chăm sóc phù hợp. Tốt nhất bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi trong vài ngày để cơ thể dần phục hồi, sức khỏe dần ổn định rồi mới tiến hành làm việc hoạt động lại như bình thường. Một số chú ý sau hậu phẫu mà người bệnh cần chú ý như sau Sau 2- 3 ngày phẫu thuật người bệnh có thể cảm thấy đau nhức tại hậu môn, tuy nhiên không nên cọ xát quá nhiều vào vết thương sẽ dễ gây xước hay nhiễm trùng. Bạn có thể dùng một số loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ hoặc ngâm hậu môn với nước ấm hoặc pha với cồn Iod Betadin 15 phút để giảm sự khó chịu. Nếu có cảm giác buồn rặn cũng thực hiện tương tự Nếu cảm thấy đau nhiều có thê dùng propoxyphen nhưng không nên lạm dụng quá nhiều Không nên tự ý sử dụng Aspirin, Warfarin…trong khoảng từ 4 – 5 ngày trước và sau thắt trĩ để hạn chế nguy cơ chảy máu. Hạn chế vận động quá mạnh sau khi cắt trĩ, nên dành thời gian nghỉ ngơi trong 3- 5 ngày đầu Sau 7- 10 ngày trĩ sẽ rụng và phục hồi ổn định, người bệnh có thể tham gia các hoạt động như bình thường Ưu tiên ăn các món ăn mềm lỏng như cháo súp tuy nhiên nên hạn chế nêm nếm nhiều, chỉ nên cho một chút muối để bổ sung các khoáng chất Hạn chế ăn các đồ ăn khô cứng, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ có thể gây kích ứng dạ dày gây khó tiêu Uống từ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày để làm mềm phân, đại tiện dễ dàng hơn và giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động ổn định Mặc đồ thoải mái thông thoáng, tránh mặc các đồ quá bó sát dễ gây kích ứng tai vị trí phẫu thuật Đảm bảo dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Kiểm soát tình trạng hồi phục và thông báo ngay cho bác sĩ nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường Thắt búi trĩ bằng vòng cao su là một trong những phương pháp được đánh giá cao với những tình trạng trĩ nội nhẹ. Người bệnh nên nhanh chóng thăm khám và liên hệ với bác sĩ để sớm có biện pháp điều trị phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm khác. Thông tin thêm cho bạn: Cách chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ Chia sẻ

Bệnh trĩ có chữa khỏi dứt điểm được không? Chữa bao lâu thì khỏi?

Hiện nay, tỷ lệ số người mắc bệnh trĩ đang ngày một gia tăng nên rất nhiều người có thắc mắc không biết bệnh trĩ có tự khỏi được không, chữa bao lâu thì khỏi. Vấn đề này không có một lời giải đáp chính xác vì nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng thế nào, trĩ ở cấp độ mấy. Nếu như bệnh trĩ không được điều trị sớm sẽ có nguy cơ tái phát cao và có nguy cơ bị nhiễm trùng và những biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra. Mục lụcBệnh trĩ có tự khỏi được không?Các cấp độ của bệnh trĩYếu tố tác động đến hiệu quả trị bệnhBệnh trĩ chữa bao lâu thì khỏi?Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ1. Biện pháp chăm sóc tại nhà2. Điều trị y tế3. Thủ tục xâm lấn tối thiểu4. Phẫu thuật điều trị bệnh trĩSử dụng Cotripro Gel trong điều trị bệnh trĩ Bệnh trĩ có tự khỏi được không? Khi bị bệnh trĩ, người bệnh thường có chung các biểu hiện như: chảy máu, ngứa rát hậu môn, khó khăn trong việc đại tiện gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lý của người bệnh. Táo bón là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ, ngoài ra, bệnh còn hình thành do một số thói quen xấu gây áp lực lên hậu môn như: lười vận động, ngồi quá nhiều, đi vệ sinh lâu… Tuy bệnh trĩ được đánh giá là khá lành tính, không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu bệnh không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm như hoạt tử hậu môn hay nhiễm trùng máu. Vậy bệnh trĩ có tự khỏi được không? Bệnh có tự khỏi được hay phải điều trị bằng thuốc còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh thế nào. Trên thực tế bệnh trĩ được chia làm hai dạng trĩ nội và trĩ ngoại với mức độ nguy hiểm khác nhau và được chia thành 4 cấp độ. ☛ Tham khảo thêm: Nguyên nhân gây bệnh trĩ Các cấp độ của bệnh trĩ ➽ Trĩ cấp độ 1 Các đám rối tĩnh mạch trĩ trong và trĩ ngoài giãn nở chính là sự đánh dấu bệnh trĩ độ 1 được hình thành. Và đi ngoài ra máu là triệu chứng đầu tiên “đại diện” bệnh trĩ đang “gõ cửa” hỏi thăm sức khỏe của bạn. Bạn có thể thấy máu chảy sau phân và không lẫn vào phân khi đi đại tiện (nhìn được bằng mắt thường qua giấy vệ sinh) và có cảm giác đau, rát. ➽ Trĩ cấp độ 2 Khi đi đại tiện, máu chảy với mật độ nhiều hơn, chảy thành giọt, người bệnh bắt đầu có cảm giác khó chịu. Các đám rối tĩnh mạch trĩ giãn nhiều hơn gây ra hiện tượng sa búi trĩ (Trĩ nội) hoặc bệnh Trĩ ngoại. Sa búi trĩ nội: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi người bệnh rặn đại tiện (có thể nhìn thấy bằng mắt thường) . Nhưng ngay sau đó lập tức co lại vào bên trong ống hậu môn. Người bệnh bị sưng hoặc phù nề trong thành hậu môn. Bệnh trĩ ngoại: Quan sát bằng mắt thường có thể thấy xuất hiện các nốt tròn có kích thước nhỏ, căng mọng ở rìa hậu môn, làm hậu môn mất đi các nếp nhăn bình thường. ➽ Trĩ cấp độ 3 Máu bắt đầu chảy rất nhiều khi người bệnh đi đại tiện, có trường hợp máu phun thành tia. Nếu không ngăn chặn kịp thời người bệnh có thể bị mất máu, thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi… Các búi trĩ phát triển với kích thước to do các đám rối tĩnh mạch trĩ bị giãn quá mức Sa búi trĩ nội: Ở cấp độ 3, khi người bệnh đi đại tiện búi trĩ nội sa ra khỏi hậu môn và không thể tự co lại. Người bệnh phải dùng tay tác động (ấn) thì búi trĩ mới thụt vào được bên trong hậu môn. Xảy ra hiện tượng sa búi trĩ nội mất kiểm soát: ngoài đi đại tiện, người bệnh có thể bị sa búi trĩ khi ngồi quá lâu, đứng quá lâu hoặc vận động mạnh. Bệnh trĩ ngoại: Kích thước búi trĩ ngoại tăng lên, các nốt tròn và căng bóng quanh rìa hậu môn. ➽ Trĩ cấp độ 4 Máu chảy nhiều, người bệnh có cảm giác đau, rát khó chịu và tình trạng sa búi trĩ ngày càng nghiêm trọng: Sa búi trĩ nội: Máu chảy nhiều, búi trĩ lòi ra ngoài ống hậu môn và không thể tự co lại được cho dù người bệnh có tác động (Cũng có trường hợp Trĩ độ 4 không bị chảy máu hoặc không có triệu chứng, tuy nhiên búi Trĩ đã sa hẳn ra ngoài nên rất dễ bị viêm nhiễm gây biến chứng nguy hiểm). Sa búi trĩ ngoại: Búi trĩ ngoại tăng kích thước nhanh chóng và có thể xuất hiện thêm nhiều búi trĩ khác quanh rìa hậu môn gây ra sự vướng víu, khó chịu, đau rát khi có va chạm. Qua các giai đoạn hình thành và phát triển bệnh trĩ, có thể khẳng định: Bệnh trĩ không thể tự khỏi và thậm chí bệnh trĩ khi để lâu sẽ phát triển nhanh và biến chứng gây ra các bệnh khác ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt người bệnh. Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không? Các chuyên gia về bệnh hậu môn – trực tràng cho biết, bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp ở những người làm việc ngồi hoặc đứng quá lâu, người bị chứng táo bón kéo dài hoặc phụ nữ mang thai, người cao tuổi… Đây là bệnh lý mang nhiều bất tiện, cảm giác đau buốt cho người bệnh, đe dọa đến sức khỏe và xuất hiện các biến chứng khôn lường. Vậy, bệnh trĩ nội có thể chữa dứt điểm được không? Về câu hỏi này, chúng tôi cho rằng, việc chữa dứt điểm bệnh trĩ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động. ☛ Tìm hiểu chi tiết: Bệnh trĩ để lâu có sao không? Yếu tố tác động đến hiệu quả trị bệnh ➽ TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ Bệnh trĩ nội nếu phát hiện ngay từ giai đoạn đầu, điều trị kịp thời, đúng cách với uống thuốc, thuốc đặt hoặc thuốc bôi thì búi trĩ sẽ dần co lại . Bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn nặng thì việc điều trị trở nên phức tạp hơn. ➽ CHĂM SÓC TRONG VÀ SAU ĐIỀU TRỊ Việc chăm sóc sức khỏe bản thân trong và sau quá trình điều trị sẽ góp phần quan trọng để hiệu quả tốt nhất. Người bệnh cần tuân thủ phác đồ chữa trị mà bác sĩ đưa ra. Đồng thời, chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vận động hàng ngày, hạn chế làm những công việc nặng nhọc… là những yếu tố quan trọng chữa dứt điểm bệnh trĩ. Tham khảo: Cách chăm sóc người bệnh sau mổ trĩ ➽ PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH Nhân tố góp phần tích cực trong điều trị bệnh trĩ hiệu quả là phương pháp điều trị. Tại những cơ sở chuyên khoa uy tín, việc đưa ra được những cách chữa trị đều căn cứ vào kết quả kiểm tra. Nếu bệnh đang ở giai đoạn đầu, thường sẽ được bác sĩ chuyên khoa kê đơn thuốc dạng thuốc đặt, thuốc uống hoặc thuốc bôi để làm nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng phương pháp can thiệp ngoại khoa HCPT. Đây là thiết bị chuyên dụng đặc trị bệnh trĩ nội ở giai đoạn nặng, mang lại hiệu quả cao và an toàn cho bệnh nhân. ➽ CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ Có thể nói rằng, bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không phụ thuộc lớn vào cơ sở điều trị. Cụ thể, nếu lựa chọn đúng địa chỉ chuyên khoa uy tín, có bác sĩ giỏi, máy móc thiết bị hiện đại thì kết quả sẽ được đánh giá cao. Ngược lại, khi chọn cơ sở không chất lượng, tay nghề bác sĩ yếu, vệ sinh không đảm bảo thì bệnh không được chữa dứt mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí tính mạng.. Chính vì lẽ đó, muốn chữa dứt điểm bệnh trĩ và không phải nhận lấy những hậu quả đáng tiếc do bệnh mang lại, người bệnh cần có sự cân nhắc, chọn lựa kỹ lưỡng để không phải lâm vào tình cảnh “tiền mất tật mang”. Đọc thêm: Khám trĩ ở đâu tốt nhất? Bệnh trĩ chữa bao lâu thì khỏi? Thông thường, ở một số đối tượng bệnh, các triệu chứng bệnh trĩ có thể được cải thiện sau vài tuần kể từ lúc được chăm sóc, điều trị phù hợp. Tuy nhiên, ở một số người bệnh, các dấu hiệu có thể không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu không được điều trị phù hợp, bệnh trĩ có thể gây đau, ngứa nghiêm trọng và gây áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn, dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu. Đôi khi người bệnh có thể cần phẫu thuật để ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Thời gian điều trị bệnh trĩ phụ thuộc vào mức độ bệnh trĩ và các yếu tố khác nhau, cụ thể như sau: Bệnh trĩ nội hoặc ngoại ở mức độ nhẹ có thể được chữa lành trong vòng vài tuần đến một tháng. Tuy nhiên, tình trạng sa búi trĩ nội hoặc bệnh trĩ ngoại huyết khối (trĩ huyết khối) có thể mất ít nhất vài tháng để cải thiện các triệu chứng. Bệnh trĩ xuất hiện lần đầu tiên có thể được chữa lành nhanh chóng. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh trĩ tái phát, người bệnh có thể mất nhiều thời gian hơn để chữa lành các triệu chứng. Bệnh trĩ trong thai kỳ có thể không thể được chữa khỏi cho đến khi thai kỳ kết thúc. Bên cạnh đó, nếu không có biện pháp hỗ trợ và kiểm soát các triệu chứng, bệnh trĩ trong thai kỳ có thể trở nên nghiêm trọng và khó điều trị. ☛ Tìm hiểu thêm: 9 biến chứng nguy hiểm bệnh trĩ Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ Sau khi giải đáp thắc mắc bệnh trĩ có tự khỏi không, người bệnh nên tìm hiểu các biện pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng này. Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, việc điều trị bệnh trĩ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Cụ thể, các biện pháp điều trị bệnh trĩ phổ biến bao gồm: 1. Biện pháp chăm sóc tại nhà Ngoài việc dùng lá diếp cá, một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần giảm bớt các triệu chứng bệnh. Trong trường hợp các triệu chứng bệnh trĩ nhẹ, không nghiêm trọng, người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để cải thiện các triệu chứng. Bên cạnh đó, một số biện pháp có thể cải thiện bệnh trĩ tại nhà bao gồm: Cách chữa bệnh trĩ tại nhà Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ tại nhà Ngâm hậu môn trong nước ấm 20 phút mỗi lần, ít nhất 3 lần mỗi ngày có thể hỗ trợ giảm viêm và ngăn ngừa các cơn đau. Tuy nhiên, người bệnh cần đảm bảo làm khô và sạch hậu môn ngay sau khi ngâm nước ấm để tránh các kích ứng không mong muốn. Uống nhiều nước lọc và bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn uống. Điều này có thể hỗ trợ ngăn ngừa táo bón, tránh tình trạng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, bổ sung chất xơ có thể hạn chế tình trạng gây áp lực lên trực tràng, hậu môn và cải thiện tình trạng sưng, khó chịu và chảy máu trực tràng. Sử dụng chất làm mềm phân để ngăn ngừa tình trạng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tiêu chảy, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể. Đi ngoài phân lỏng có thể dẫn đến nhiễm trùng và viêm hậu môn. Hạn chế tình trạng ngồi lâu hoặc kém hoạt động trong thời gian dài. Người bệnh cần duy trì hoạt động thể chất và tập thể dục thường xuyên để giảm táo bón và cải thiện lưu thông máu. Đi đại tiện ngay khi có nhu động ruột. Việc trì hoãn nhu động ruột có thể gây căng thẳng lên các tĩnh mạch trĩ, gây táo bón hoặc khiến các triệu chứng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc đạn, kem hoặc thuốc mỡ để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Tuy nhiên, các loại thuốc này không thể chữa khỏi bệnh trĩ cũng như một số loại thuốc có thể khiến tình trạng trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu các biện pháp chăm sóc tại nhà không mang lại hiệu quả điều trị, người bệnh nên đến bệnh viện và cân nhắc các liệu pháp điều trị y tế. Áp dụng các bài thuốc dân gian Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc đơn giản có thể hỗ trợ loại bỏ các búi trĩ trong giai đoạn đầu mà không cần dùng đến thuốc. Các bài thuốc này đều lấy từ các thảo dược tự nhiên xung quanh nên có độ an toàn rất cao, không gây ra tác dụng phụ, có thể sử dụng cho nhiều đối tượng kể cả bà bầu hay trẻ nhỏ. Thực hiện đúng cách kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng không cần thuốc. Người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp sau: Dùng trầu không: trầu không có tính kháng khuẩn rất cao có thể giúp ngăn ngừa viêm nhiễm xuất hiện tại hậu môn hiệu quả. Người bệnh có thể giã trầu không cùng một chút muối rồi đắp lên búi trĩ khoảng 15 phút. Ngoài ra cũng có thể nấu nước với trầu không rồi dùng xông hơi mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn tối đa. Dùng diếp cá: không chỉ có tính kháng khuẩn chống viêm mà diếp cá còn giúp thanh nhiệt giải độc, đào thải độc tố nhanh chóng đồng thời rất tốt cho hệ tiêu hoá. Các bác sĩ cũng thường xuyên khuyến người bệnh trĩ uống nước diếp cá hằng ngày để cải thiện bệnh. Ngoài ra cũng có thể áp dụng các phương pháp tương tự như lá lốt. Lá hẹ: trên cạnh các phương pháp trên, bạn có thể dùng lá hẹ sao khô trên chảo, có thể cho thêm một chút muối sau đó bọc trong một tấm vải sạch đợi nguột bớt để đắp lên búi trĩ. Phương pháp này không chỉ giúp ngăn ngừa viêm nhiễm mà còn giúp làm teo búi trĩ nhanh chóng hơn. Trong trường hợp trĩ giai đoạn nặng người bệnh vẫn có thể kết hợp các phương pháp này cùng phác đồ điều trị của bác sĩ để đẩy lùi bệnh tốt hơn. Tuy nhiên chú ý các phương pháp này mang đến hiệu quả còn phụ thuộc vào từng cơ địa nên không được chủ quan. 2. Điều trị y tế Một số loại thuốc mỡ, kem thoa không kê đơn có thể được chỉ định để điều trị bệnh trĩ. Các loại thuốc điều trị bệnh trĩ thường có chứa các thành phần như hydrocortison, lidocain và witch hazel. Theo các chuyên gia, thuốc có thể làm tê, giảm sưng, giảm đau và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Tuy nhiên, một số loại thuốc không nên sử dụng kéo dài hơn một tuần. Ngoài ra, một số thuốc điều trị bệnh trĩ có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm viêm, phát ban da và gây mỏng da. 3. Thủ tục xâm lấn tối thiểu Thắt trĩ bằng vòng cao su là một phương pháp vừa đơn giản vừa có hiệu quả khá cao. Trong một số trường hợp như hình thành cục máu đông ở búi trĩ ngoại (trĩ huyết khối) bác sĩ có thể đề nghị các thủ tục xâm lấn tối thiểu để loại bỏ các triệu chứng. Thủ tục xâm lấn tối thiểu thường được thực hiện ngoại trú và không cần gây mê. Các thủ tục phổ biến bao gồm: Thắt dây cao su: Bác sĩ có thể đặt một vài dải dây cao su nhỏ xung quanh gốc búi trĩ và thắt chặt lại. Điều này có thể cắt đứt nguồn máu cung cấp và búi trĩ có thể tự rơi ra trong vòng một tuần. Tiêm thuốc xơ cứng vào búi trĩ: Bác sĩ có thể tiêm một loại thuốc đặc hiệu vào búi trĩ và làm theo các mô trĩ. Đông máu: Liệu pháp này liên quan đến việc sử dụng nguồn ánh sáng hồng ngoại hoặc laser để kiến búi trĩ co cứng lại và tự rơi ra. 4. Phẫu thuật điều trị bệnh trĩ Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Phẫu thuật có thể yêu cầu người bệnh nhập viện trong vài ngày để theo dõi và ngăn ngừa các biến chứng. Các lựa chọn phẫu thuật phổ biến có thể bao gồm: Cắt bỏ búi trĩ: Đây là phẫu thuật hiệu quả được sử dụng để loại bỏ các mô trĩ, hạn chế tình trạng chảy máu và ngăn ngừa các biến chứng. Bác sĩ có thể đề nghị gây tê cục bộ kết hợp thuốc an thần hoặc chỉ định thuốc gây mê trước khi phẫu thuật. Mặc dù mang lại hiệu quả cao nhưng phẫu thuật thường dẫn đến một số biến chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu, gây khó khăn cho việc làm trống bàng quang và đại tràng. Cắt trĩ bằng kẹp: Đây là một thủ thuật điều trị bệnh trĩ khác có thể ngăn chặn lưu lượng máu đến mô trĩ. Đây là một thuật ít đau đớn và xâm lấn so với phẫu thuật cắt trĩ. Tuy nhiên, liệu pháp cắt trĩ bằng kẹp có thể tăng nguy cơ sa trực tràng, là tình trạng một phần hoặc toàn bộ trực tràng sa ra khỏi hậu môn. Thông tin hữu ích:  Các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ hiện nay Sử dụng Cotripro Gel trong điều trị bệnh trĩ Cotripro thấm trực tiếp vào búi trĩ làm giảm nhanh các triệu chứng đau rát, chảy máu, sưng viêm ở vùng hậu môn sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp Trĩ sa, Trĩ lâu năm nên bôi đều đặn từ 1-2 tháng để búi Trĩ co dần lên. Với các thành phần thảo dược: Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm. Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương. Hoạt chất Yomogin (Sesquiterpen) trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ. Kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát. Đặc biệt hệ Gel Polycrylate crosspolymer giúp các dược chất giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả. Ngoài ra, vì là dạng Gel bôi nên CotriPro tác động trực tiếp lên vùng hậu môn, an toàn không tác dụng phụ. Trong mỗi hộp sản phẩm đều có túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi vào phía trong hậu môn trong các trường hợp trĩ nội, đảm bảo an toàn và vệ sinh. Nên sử dụng đều đặn 2 lần/ngày để nhanh chóng thoát khỏi những phiền toái do bệnh trĩ gây ra. Cotripro còn có dạng viên uống tiện dụng Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa  các nguy cơ tái phát. Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel BẤM TẠI ĐÂY Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ Chia sẻ

anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...