Cẩm nang bệnh trĩ

Những loại thuốc Tây chữa bệnh trĩ sử dụng phổ biến hiện nay

Sử dụng thuốc để điều trị bệnh trĩ rất phổ biến và trên thì trường có rất nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, việc lựa chọn sử dụng thuốc gì hiệu quả thì cần có sự chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.Hãy cùng chúng tôi điểm qua những loại thuốc trị bệnh trĩ đang được sử dụng phổ biến hiện này. Mục lụcDấu hiệu nhận biết bệnh trĩBệnh trĩ gây những ảnh hưởng gì?Sử dụng thuốc Tây chữa bệnh trĩ có hiệu quả không?Nhược điểm khi dùng thuốc Tây chữa bệnh trĩThuốc Tây chữa bệnh trĩ sử dụng phổ biếnThuốc uống chữa bệnh trĩThuốc đặt chữa bệnh trĩThuốc bôi chữa bệnh trĩ Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, đứng ngồi lâu, ít vận động, mang thai hay sinh nở,… khiến các tĩnh mạch hậu môn bị chèn ép quá mức, lâu dần hình thành bệnh trĩ. Khi mắc bệnh trĩ, người bệnh thường có những biểu hiện cụ thể như sau: Hậu môn sưng tấy, bề mặt vùng trĩ sưng to. Hậu môn đau rát, ngứa ngáy và tiết dịch nhầy do viêm. Chảy máu mỗi khi đại tiện, máu có thể chảy kín đáo chỉ dính trên giấy vệ sinh, lẫn trong phân, ở giai đoạn nặng hơn thì có thể nhỏ giọt hoặc phun thành tia. Sa búi trĩ mỗi khi đại tiện. Ở giai đoạn đầu, khi đại tiện xong búi trĩ có thể tự co lại vào hậu môn nhưng đến giai đoạn nặng hơn, không cần đi đại tiện chúng cũng sa hẳn ra bên ngoài và không thể dùng tay để đẩy vào trong hậu môn nữa. Bạn có thể tham khảo: 5 triệu chứng và dấu hiệu bệnh trĩ cần nhận biết sớm Bệnh trĩ gây những ảnh hưởng gì? Khi bị bệnh trĩ thường sẽ gây rất nhiều ảnh hưởng đế cuộc sống cũng như sức khỏe của bạn. Những ảnh hưởng này có thể kể đến như sau: Búi trĩ phát triển lớn sẽ chắn khít hậu môn gây ra tình trạng chướng bụng đầy hơi, cản trở quá trình bài tiết. Khi bị trĩ, hậu môn bắt đầu tiết dịch nhầy và luôn ở trong tình trạng ẩm ướt, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển gây viêm nhiễm và có thể lây lan sang cơ quan sinh dục gây viêm nhiễm nam khoa, phụ khoa. Tình trạng đại tiện ra máu do bệnh trĩ gây ra nếu kéo dài sẽ gây thiếu máu, người bệnh phải đối mặt với tình trạng hoa mắt, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu. Các triệu chứng sưng đau, ngứa ngáy khiến người bệnh luôn cảm thấy bứt rứt, khó chịu, mất tập trung, giảm hiệu quả công việc và giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng. Nguy hiểm hơn, các búi trĩ có thể bị hoại tử, nhiễm trùng, thậm chí là biến chứng ung thư trực tràng đe dọa đến tính mạng người bệnh. >>> Tham khảo thêm: Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Sử dụng thuốc Tây chữa bệnh trĩ có hiệu quả không? Việc sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh trĩ có hiệu quả hay không là câu hỏi mà rất nhiều người thường thắc mắc. Để trả lời câu hỏi này thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Có thể kể đến như sau: Cấp độ bệnh: Với những người ở cấp độ 1, 2, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc tây và thuốc bôi bên ngoài được bác sĩ kê đơn hoặc bán lẻ tại các hiệu thuốc. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, bạn cần can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật. Sự kiên trì khi sử dụng thuốc trị bệnh trĩ: Bệnh sẽ không thể khỏi nếu như bạn không kiên trì trong việc điều trị. Nếu bạn đang uống thuốc mà bỏ dở giữa chừng hoặc dùng thuốc không đúng liều lượng thì bệnh sẽ rất khó để chấm dứt. Chế độ sinh hoạt hàng ngày: Việc tuân thủ một chế độ ăn uống và sinh hoạt là yếu tố quyết định đến hiệu quả điều trị bệnh trĩ. Nếu bạn không thay đổi một số thói quen xấu, bệnh sẽ có nguy cơ bị tái phát trở lại. Cơ địa của người bệnh: Có những người hợp cơ địa với thuốc mà họ đang sử dụng, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp có cơ địa của họ không phù hợp nên bệnh rất khó để chấm dứt hoàn toàn. Nhược điểm khi dùng thuốc Tây chữa bệnh trĩ Thuốc Tây chữa bệnh trĩ sẽ mang đến tác dụng rất nhanh nhóng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những mặt hạn chế của nó: Không áp dụng cho các trường hợp trĩ nặng (trĩ độ 3, 4). Thời gian điều trị bệnh kéo dài.` Có thể ảnh hưởng trực tiếp đến gan, thận và dạ dày. Nếu cơ thể không thích ứng, dễ xảy ra tác dụng phụ như nổi mề đay, đi ngoài, hoa mắt, chóng mặt… Bởi vậy, khi bệnh nhân sử dụng thuốc Tây chữa bệnh trĩ thì cần phải có sự hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý mua thuốc bên ngoài về điều trị, tránh tình huống xấu xảy ra. Bên cạnh đó, người bệnh cần xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý, khoa học để làm tăng hiệu quả chữa khỏi bệnh. Bạn có thể quan tâm: Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian Thuốc Tây chữa bệnh trĩ sử dụng phổ biến Để dễ cho các bạn theo dõi thì chúng tôi chia các loại thuốc thành 3 dạng chính như sau: thuốc uống, thuốc đăt và thuốc bôi. Tùy từ loại thuốc mà có những công dụng khác nhau trong việc điều trị bệnh trĩ. Thuốc uống chữa bệnh trĩ Thuốc Forlax Thành phần: Macrogol, Saccharin sodium Công dụng: Thuốc Forlax có tác dụng nhuận tràng, điều trị táo bón. Thuốc được sử dụng để làm tăng lượng nước trong phân, kích thích nhu động ruột hoạt động. Tác dụng phụ: .Khi sử dụng bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, trong một vài trường hiếm gặp có thể xảy ra ngứa, phát ban. Thuốc Daflon Thành phần: diosmin và hesperidin. Công dụng: Thuốc giúp hỗ thuốc trợ tĩnh mạch (tăng trương lực tĩnh mạch máu) và bảo vệ mạch (tăng sức đề kháng của các mạch máu nhỏ). Tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng thuốc có thể gặp một số tác dụng phụ như sau: tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn. Trong một số ít trường hợp có thể gặp tình trạng chóng mặt, đau đầu, phát ban, mẩn ngứa. Trường hợp rất hiếm gặp có thể kể đến như đột ngột sưng vùng mặt,môi, miệng lưỡi hoặc gây khó thở. Thuốc Duphalac Thành phần: Lactulose Công dụng: Sản phẩm giúp làm mềm phân hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hoặc người bệnh sau phẫu thuật kết trang, hậu môn hay những người bị táo bón mãn tính. Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như đầy hơi, bụng sôi, đau bụng hay tiêu chảy. >>> Xem thêm: Tổng hợp 16 cây thuốc Nam chữa bệnh trĩ hiệu quả Thuốc đặt chữa bệnh trĩ Thuốc Healit Rectan Thành phần: Witepsol W25  và Copolymer Công dụng: Thuốc giúp cải thiện các triệu chứng đi cầu ra máu, viêm sưng búi trĩ. Thuốc được chỉ định cho các trường hợp mới làm phẫu thuật cắt trĩ, bệnh nhân bị áp xe hậu môn, rò hậu môn hoặc có vết nứt ở hậu môn. Hỗ trợ cho quá trình đi tiêu bằng cách nhuận tràng, giúp đi ngoài đều đặn, dễ dàng, qua đó làm giảm áp lực lên thành tĩnh mạch, ngăn ngừa sa búi trĩ. Có tác dụng hỗ trợ cho quá trình đi tiêu bằng cách nhuận tràng, giúp đi ngoài đều đặn, dễ dàng, qua đó làm giảm áp lực lên thành tĩnh mạch, ngăn ngừa sa búi trĩ. Tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng bạn có thể gặp như: cảm giác kích ứng nhẹ trên da quanh hậu môn, ngứa hoặc cảm giác xót hậu môn. Thuốc Avenoc Thành phần: Avenoc được bào chế từ các thành phần chất là Lanolin, Vaselin. Công dụng: Có tác dụng bổ sung tinh chất dưỡng ẩm, kích thích tái tạo các tế bào bị tổn thương ở niêm mạc hậu môn trực tràng. Tác dụng bôi trơn ống hậu môn, tạo điều kiện cho phân đi quan một cách dễ dàng hơn, qua đó giảm thiểu được nguy cơ bị đau và chảy máu khi đi cầu. Tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng thuốc Boiron Avenoc, có thể xuất hiện một số tác dụng phụ không mong muốn thường xảy ra trên đường tiêu hóa như cảm giác buồn nôn và nôn, đau bụng, khó chịu ở đường tiêu hóa, đi đại tiện khó khăn, dạ dày khó chịu,…. Thuốc Proctolog Thành phần: thuốc chứa thành phần chính là Trimebutine và Ruscogenin. Công dụng: Có tác dụng làm dịu cơn đau rát, giảm ngứa, chống sưng viêm hậu môn, thu nhỏ búi trĩ và giúp người bệnh đi ngoài dễ dàng hơn. Giúp ổn định nhu động ruột, làm bền chắc thành tĩnh mạch. Tác dụng cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Có khả năng ức chế hoạt động của các cơ co thắt ở hậu môn, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý ở hậu môn trực tràng Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây nên những tác dụng phụ như sau: chóng mặt, rối loạn da và mô dưới da (ví dụ như phát ban) Thông tin thêm cho bạn: Bị trĩ phải làm sao? Cách chữa trị theo từng giai đoạn Thuốc bôi chữa bệnh trĩ Kem bôi kẽm Oxyd 10% Thành phần: Zinc Oxide Công dụng: Giúp làm se, sát khuẩn búi trĩ và các vùng tổn thương quanh hậu môn Tác dụng phụ: Gây dị ứng Kem bôi Xylocaine Jelly 2% Thành phần:Lidocain 2% Công dụng: Làm giảm tình trạng đau rát, ngứa, khó chịu tại vùng hậu môn Tác dụng phụ: Xuất hiện cảm giác đau họng khi dùng bôi trơn ống nội khí quản Dị ừng, mẩn ngứa Gây nhiễm độc cấp tính nếu dùng quá liều Gel CotriPro Gel bôi CotriPro với thành phần tự nhiên, các dược chất được tập trung trọn vẹn tạị trí tổn thương, từ đó giúp giảm nhanh tình trạng đau rát sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co lên hiệu quả. Thành phần: Purified water, Hydroxyethyl Acrylate and Sodium Acryloydimethyl Taurate Copolymer, Artemisia vulgaris extract (cao Ngải cứu), Pluchea indica extract (cao Cúc tần), Piper lolot extract (cao lá Lốt), Ficus glomerata extract (cao lá Sung), Glycerin, PEG-40 hydrogenated castor oil, Phenoxyethanol, Polycrylate crosspolymer-6, Curcuma longa extract (tinh chất Nghệ), Polyacrylate crosspolymer-11. Công dụng: Giúp làm dịu mát và săn se da. Giúp làm dịu da khi bị đau, nóng rát và khó chịu trong các trường hợp viêm, sưng, đau, ngứa, rát, mụn nhọt, rò và nứt hậu môn, đặc biệt trong trường hợp bị Trĩ, táo bón hoặc đau rát hậu môn. Giúp co Trĩ hiệu quả. Cách dùng: Bôi trực tiếp lên phần bị viêm, sưng hoặc bôi lên vùng da ở hậu môn. Khi bị Trĩ, táo bón, đau rát, nứt kẽ hậu môn dùng ngày 2 lần. Bước 1: Rửa sạch tay và vùng da hậu môn bằng nước muối pha loãng (hoặc dùng nước muối sinh lý thì càng tốt). Bước 2: Trong mỗi hộp Cotripro Gel, ngoài tuýp Gel bôi thì đều kèm theo một túi găng ngón tay cao su. Mỗi lần sử dụng bạn đeo 1 chiếc găng cao su rồi kéo đến hết chiều dài ngón tay. Bước 3: Bóp 1 lượng Gel vừa đủ lên đầu ngón tay đã đeo găng cao su. Bước 4: Xoa đều Gel lên vùng da hậu môn đang bị sưng, đau rát. Đối với Trĩ nội, bôi nhẹ nhàng vào cả phía lòng ống hậu môn, cách rìa hậu môn 1-2cm. Chờ 5-10 phút cho gel khô hẳn là được. Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ Thông tin hữu ích cho bạn:  Có nên cắt trĩ không? Khi nào cần phẫu thuật? Chia sẻ

Bật mí 6 cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả mà bạn nên biết

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa trĩ nội được áp dụng, hỗ trợ điều trị triệu chứng và giải quyết dứt điểm căn bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn một số cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả cho mọi giai đoạn, cùng khám phá ngay nhé! Mục lụcBệnh trĩ nội có chữa khỏi được không?Cách chữa trị bệnh trĩ nội theo từng giai đoạnChữa bệnh trĩ nội giai đoạn đầuThực hiện lối sống lành mạnhThiết lập chế độ ăn uống khoa họcSử dụng các bài thuốc dân gianSử dụng gel bôi trĩ CotriproNhững cách chữa bệnh trĩ nội giai đoạn 3 – 4Điều trị nội khoa bằng thuốc TâyChữa bệnh trĩ nội bằng các thủ thuật, phẫu thuậtCần làm gì để ngăn ngừa búi trĩ tái phát sau khi điều trị?Duy trì sinh hoạt và ăn uống khoa họcSử dụng thuốc theo đơn, đúng liều lượng và theo chỉ dẫn của bác sĩGiữ trạng thái tâm lý ổn định, tránh căng thẳng Bệnh trĩ nội có chữa khỏi được không? Trĩ nội được hình thành từ khối tĩnh mạch hậu môn giãn ra và phồng lên, có vị trí phía trong đường lược. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra trĩ nội, bao gồm những thói quen xấu như ngồi nhiều, đứng lâu, táo bón, căng thẳng kéo dài,… Đây cũng chính là lý do mà búi trĩ sau khi điều trị rất dễ tái phát và biến đổi thành những mức độ nặng nề hơn. Vậy bệnh trĩ nội có thể chữa khỏi được không? Câu trả lời là hoàn toàn có nếu được phát hiện sớm và tìm ra phương pháp chữa trị thích hợp. Nếu không có dấu hiệu của bệnh nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ thì bạn cũng nên đi tầm soát, khám sức khỏe định kỳ để kịp thời ngăn chặn sự phát triển bất thường trong cơ thể. Mặt khác, nếu để lâu và không đi khám kể cả khi các dấu hiệu đã rõ ràng thì căn bệnh rất khó chẩn đoán, để lại nhiều hậu quả nguy hiểm cho bạn. ☛Tìm hiểu đầy đủ: Nguyên nhân bệnh trĩ và cách điều trị Cách chữa trị bệnh trĩ nội theo từng giai đoạn Liệu pháp dùng thuốc có thể được sử dụng ở mọi giai đoạn của bệnh trĩ Có rất nhiều phương pháp điều trị trĩ nội mà bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên, mỗi mức độ bệnh sẽ có các cách chữa khác nhau, đánh vào triệu chứng hay giải quyết dứt điểm căn nguyên. Thay đổi chế độ sinh hoạt và dùng thảo dược: Trĩ nội độ 1 là giai đoạn khởi phát của bệnh, có thể chữa khỏi bằng cách đơn giản là thay đổi chế độ sinh hoạt, sử dụng một số bài thuốc dân gian lành tính như nghệ tươi, cúc tần, ngải cứu,… Dùng thuốc Tây: Khi các triệu chứng có thể trở nên rầm rộ hơn, bạn buộc phải điều trị nội khoa dựa trên đơn thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Những loại thuốc này sẽ giảm đau, chống viêm, cầm máu,… chứ không điều trị được triệt để nguyên nhân. Thủ thuật không xâm lấn: Rất có hiệu quả trong điều trị trĩ nội chưa có biến chứng, góp phần loại bỏ hoàn toàn búi trĩ cho người bệnh. Loại bỏ trĩ nội bằng phẫu thuật: Lựa chọn cuối cùng cho những người mắc bệnh trĩ ở mức độ nặng 3 – 4, khi mà búi trĩ kích thước quá lớn sa ra bên ngoài, chảy máu thành tia, đau nhiều, sưng nề,… ☛ Xem đầy đủ: Bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả Chữa bệnh trĩ nội giai đoạn đầu Bệnh trĩ nội độ 1, 2 là giai đoạn hình thành và phát triển đầu tiên, có hiệu quả điều trị rất lớn chỉ bằng những phương pháp được thực hiện tại nhà. Một số cách chữa trĩ nội lúc mới khởi phát có thể kể đến như: Thực hiện lối sống lành mạnh Tập thể dục là phương pháp đơn giản nhất để ngăn ngừa trĩ phát triển Thói quen hằng ngày là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh của bạn. Chính vì vậy, việc xây dựng một lối sống lành mạnh sẽ hạn chế được tốc độ phát triển của búi trĩ, đồng thời cải thiện hệ thống tĩnh mạch bất thường tại hậu môn. Việc vận động đều đặn sẽ làm tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ mạch máu thậm chí cải thiện tâm trạng của bạn. Điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh trĩ nội, ‘cắt bỏ’ căn nguyên gây bệnh ngay từ gốc. Nếu đang hút thuốc lá, bạn nên bỏ càng sớm càng tốt bởi nicotin và hàng ngàn chất hóa học nguy hiểm khác sẽ làm tổn thương mạch máu, dẫn đến biến chứng nghiêm trọng tại hậu môn. Bạn nên tham khảo chỉ số BMI để đánh giá và kiểm soát cân nặng của mình. Nếu có dấu hiệu béo phì, hãy lập tức giảm cân để không tạo quá nhiều áp lực lên hệ tĩnh mạch hậu môn. Hạn chế ngồi nhiều, đứng lâu hay mang vác nặng. Bạn có thể sử dụng tấm bông mềm để đặt dưới mông khi nằm để hạn chế tác động lực lên búi trĩ. Xông hậu môn bằng nước trầu không 15 – 20 phút, ngày 2 – 3 lần có khả năng cải thiện được tình trạng chảy máu, giảm đau hiệu quả. Người bị bệnh trĩ cũng cần chú ý nhiều hơn trong việc giữ vệ sinh cá nhân. Hãy thay khăn tắm thường xuyên và không nên mặc đồ quá chật, quá bó. Tuyệt đối không nên sử dụng nước hoa, chất có cồn cho đồ lót hay vùng nhạy cảm bởi điều này có thể tạo ra môi trường tuyệt vời để vi khuẩn phát triển. Tập đi đại tiện vào một giờ cố định trong ngày cũng là cách hay để tạm biệt táo bón – nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ nội. Thiết lập chế độ ăn uống khoa học Một số thực phẩm mà bạn nên thêm vào bữa ăn để cải thiện tình trạng búi trĩ Bên cạnh việc thực hiện một lối sống lành mạnh, bạn cũng nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh. Một số lưu ý mà bạn nên ghi nhớ có thể kể đến như: Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể từ 1.5 – 2 lít mỗi ngày sẽ làm cho quá trình chuyển hóa hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một số nước ép trái cây từ rau củ để tăng cường hệ miễn dịch và bôi trơn đường tiêu hóa. Ưu tiên lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu, nhuận tràng bao gồm chất xơ có nhiều trong rau xanh, cà chua, khoai tây, ngũ cốc,… và các loại cá vùng lạnh giàu omega – 3 như cá hồi, cá thu,… Một số thức ăn có nhiều vi chất như magie hay sắt cũng rất cần thiết cho người bị bệnh trĩ, có thể tìm thấy trong rau chân vịt, quả bơ, hạt hướng dương, hạt lanh, yến mạch,… Đặc biệt, người bị bệnh trĩ cần kiêng các loại thức uống gây táo bón, kích thích đường ruột như rượu bia, cà phê, chè đặc,… Bạn cần hạn chế tuyệt đối thức ăn nhanh, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ bởi đây là những tác nhân chính khiến cho tình trạng táo bón thêm nặng nề. Khi bị bệnh trĩ, bạn nên kiêng thức uống có gas, thức ăn có nhiều đường, nhiều muối để tránh gây tăng áp lực lên thành ruột vốn đã nhạy cảm. ☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh trĩ cần ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? Sử dụng các bài thuốc dân gian Ngoài việc thay đổi lối sống và cách ăn uống của mình, bạn có thể tham khảo thêm một số bài thuốc dân gian từ các loại thảo dược lành tính giúp co nhỏ búi trĩ. Những thực vật quen thuộc có khả năng đẩy lùi sự phát triển của bệnh có thể kể đến như: Nghệ tươi Nghệ tươi có nhiều công dụng trong điều trị bệnh trĩ nội Thành phần chính của nghệ tươi chủ yếu là curcumin – một hoạt chất có khả năng điều trị viêm loét, tác động tích cực lên hệ tiêu hóa của bạn. Đối với bệnh trĩ, curcumin nổi bật với vai trò như một kháng sinh tự nhiên, ngăn ngừa viêm nhiễm và phù nề một cách hiệu quả. Bài thuốc dân gian chữa trĩ nội từ nghệ tươi được thực hiện như sau: Đầu tiên, rửa sạch một củ nghệ vừa phải, đảm bảo đã loại bỏ được hết bụi bẩn và đất cát. Thái nghệ thành từng khúc sau đó dùng chày hoặc máy xay giã nhuyễn, chắt lọc để thu nước cốt nghệ tươi. Bôi trực tiếp chất lỏng này lên hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ. Khi nghệ đã khô chồng thêm 2 – 3 lớp nghệ mới nữa. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ ngày trong 4 – 6 tuần để thấy kết quả như mong muốn! Ngải cứu Ngải cứu có nhiều tính chất làm co nhỏ búi trĩ Theo Đông Y, lá ngải cứu là một vị thuốc quý có tính ấm, khử hàn, giảm đau và cầm máu. Tận dụng được những đặc tính đáng kinh ngạc này, mẹo chữa bệnh trĩ từ ngải cứu được áp dụng rộng rãi và cho hiệu quả cao. Đầu tiên, bạn cần ngâm rửa một nắm lá ngải cứu cùng với muối biển. Đun sôi 2 lít nước rồi cho lá đã ngâm vào, đun thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp, đổ ra thau sạch và hòa thêm một ít muối nữa. Đợi khi nước ấm thì dùng để ngâm rửa hậu môn từ 5 – 10 phút, mỗi ngày từ 1 – 2 lần và thấm khô bằng khăn sạch. Lá lốt Lá lốt là thực cật quen thuộc có thể tìm thấy ở bất cứ đâu Ít ai biết rằng, ngoài tính cay nồng, tạo được mùi thơm đặc trưng cho món ăn, lá lốt còn có đặc tính ấm, sát trùng và tiêu viêm, giảm đau rõ rệt. Thậm chí, người ta đã phát hiện ra hoạt chất Piperine trong lá lốt có tính kháng khuẩn, tăng độ bền thành mạch và phục hồi tổn thương tại niêm mạc nhanh chóng. Để thực điều trị bệnh trĩ độ 1 từ thảo dược này, bạn hãy chuẩn bị một nắm lá lốt tươi rửa sạch rồi để ráo. Tiếp đó, dùng lá lốt đem đun cùng 2 lít nước sạch khoảng 5 phút, tắt bếp và để nguội. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ rồi dùng dung dịch trên để ngâm rửa từ 10 – 15 phút. Duy trì phương pháp này mỗi ngày để thấy sự thay đổi của búi trĩ bạn nhé! ☛ Xem thêm chi tiết: Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá lốt Cúc tần Cúc tần Ấn Độ là một bài thuốc phổ biến trong điều trị bệnh trĩ nội Y Học Cổ Truyền sử dụng cúc tần như một bài thuốc có tính ấm, vị cay đắng hỗ trợ lợi tiểu, chống viêm, kích thích tiêu hóa, sát trùng… Cũng chính vì những điểm đặc biệt này, việc chữa trị trĩ nội bằng lá cúc tần được nhiều người tin tưởng và thực hiện. Phương pháp hiệu quả nhất là xông hậu môn cùng lá cúc tần kết hợp với một số nguyên liệu khác như lá sung, lá ngải cứu, lá lốt, nghệ vàng… Cách áp dụng cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần làm sạch các loại thảo dược trên rồi cho vào đun cùng 2 lít nước trong vòng 20 phút.  Chắt lấy nước cốt, đổ ra chậu rồi dùng để xông hậu môn khoảng 15 phút. Khi nước đã nguội, bạn có thể dùng dung dịch này để rửa lại hậu môn và thấm khô bằng khăn sạch. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung lá cúc tần vào bữa ăn hằng ngày để các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt. Những phương pháp chữa trĩ nội bằng bài thuốc dân gian không tốn tiền và rất phù hợp với những người có tâm lý nhạy cảm, không muốn đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, cách điều trị này chỉ nên áp dụng cho trường hợp trĩ nhẹ, mới khởi phát. Khi tình trạng bệnh diễn ra phức tạp hơn, bạn cần dừng ngay bài thuốc và tìm đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt. Sử dụng gel bôi trĩ Cotripro Gel bôi trĩ Cotripro kết hợp nhiều thành phần thảo dược lành tính Nhờ công nghệ hiện đại, gel bôi Cotripro đã tổng hợp được những thành phần thảo dược có hiệu quả cao trong điều trị bệnh trĩ. Trong sản phẩm gồm có tinh chất cao diếp cá, cúc tần, đương quy, lá lốt, nghệ vàng,… vô cùng lành tính và phù hợp cả với những người có cơ địa nhạy cảm. Mặt khác, Cotripro dạng gel còn có khả năng thẩm thấu nhanh, tác dụng tại chỗ làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu như đau rát, sưng nóng tại hậu môn. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng hỗ trợ tăng sức bền thành mạch, ngăn ngừa tĩnh mạch giãn quá mức khiến cho bệnh trĩ thêm trầm trọng. Bạn chỉ cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ, bôi gel lên vùng bị tổn thương và chờ trong 5 – 10 phút để gel khô hoàn toàn. Kiên trì sử dụng khoảng 1 tháng bạn sẽ thấy được sự thay đổi tại búi trĩ khi vùng da săn se lại dễ chịu, giảm hẳn đau rát, chảy máu khi đi đại tiện. ☛Thông tin hữu ích: Kem bôi trĩ cotripro có tốt không? Giá cotripro gel Những cách chữa bệnh trĩ nội giai đoạn 3 – 4 Hình ảnh minh họa trĩ độ 3 đã sa hẳn ra ngoài, phải dùng tay để đẩy lên Khi trĩ nội đã tiến triển đến độ 3, độ 4 thì bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa và bắt đầu một kế hoạch chữa trị thực sự. Các phương pháp điều trị trĩ ở giai đoạn này bao gồm: Điều trị nội khoa bằng thuốc Tây Những loại thuốc Tây khác nhau sẽ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu mà bệnh trĩ gây ra. Thế nhưng, khi bệnh đã tiến triển đến mức độ nặng thì bạn cần kết hợp việc dùng thuốc cùng với các phương pháp khác có hiệu quả hơn. Thuốc điều hòa lưu thông ruột: Gồm thuốc nhuận tràng và thuốc chống ỉa chảy, giúp ngăn ngừa táo bón và sự phá hủy tại niêm mạc đường tiêu hóa. Thuốc đạn và thuốc mỡ: Dùng để đặt hay bôi tại hậu môn, có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc khỏi bị nhiễm khuẩn cũng như giúp phân ra ngoài dễ dàng hơn. Thuốc làm tăng cơ lực thành mạch: Làm tăng trương lực mạch máu và ngăn chặn sự giãn rộng của tinh mạch búi trĩ. Thuốc chống viêm: Thông thường sử dụng corticoid dạng bôi làm giảm phù nề, sưng đau tại nơi bị tổn thương. Chữa bệnh trĩ nội bằng các thủ thuật, phẫu thuật Đây là giải pháp cuối cùng để chữa bệnh trĩ nội một cách dứt điểm và triệt để. Theo thống kê, có đến 80 – 90% bệnh nhân điều trị theo phương pháp này và cho hiệu quả khá khả quan. Một số thủ thuật, phẫu thuật hiện đại có thể kể đến như: Tiêm xơ búi trĩ Tiêm xơ búi trĩ là một thủ thuật nhẹ nhàng, ít gây đau cho người bệnh Tiêm xơ búi trĩ là một thủ thuật đơn giản được thực hiện bằng cách đưa thuốc vào tổ chức niêm mạc, kích thích phản ứng xơ hóa tại chỗ khiến cho các lớp niêm mạc dính chặt lại với nhau. Ưu điểm của kỹ thuật này là cho kết quả tốt, nhanh chóng đối với những tình trạng trĩ nội có chảy máu, sa búi trĩ. Tuy nhiên, tiêm xơ búi trĩ chỉ áp dụng cho một số dạng nhất định chứ không thể điều trị triệt để cho mọi loại trĩ. Cắt trĩ bằng laser Không chỉ định hướng chính xác vị trí búi trĩ, tia laser còn hạn chế được tình trạng chả máu cho bệnh nhân Đây là một biện pháp điều trị trĩ không xâm lấn mà vẫn có thể xác định được chính xác vị trí của tổn thương nhờ vào tia laser. Nhờ đặc điểm này, người bệnh có thể ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm xảy ra sau phẫu thuật. Đồng thời, bạn có thể hồi phục sức khỏe và sinh hoạt lại bình thường một cách nhanh chóng. Phẫu thuật LONGO LONGO được đánh giá là phương pháp phẫu thuật trĩ hiệu quả nhất ở hiện tại Nguyên lý của phẫu thuật LONGO đó chính là kéo búi trĩ lên, khoanh vùng và triệt tiêu mạch nuôi trĩ. Theo thời gian, không có nguồn nuôi dưỡng dồi dào thì búi trĩ sẽ tự teo nhỏ và rụng tự nhiên. Điểm mạnh của phương pháp này đó là sử dụng bộ dụng cụ riêng cho từng bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong quá trình phẫu thuật. Bên cạnh đó, vị trí phẫu thuật có rất ít dây thần kinh cảm giác nên bạn sẽ không cảm thấy quá đau đớn như kỹ thuật cắt trĩ bằng phương pháp cổ điển. Phương pháp HCPT Sóng cao tần hỗ trợ cắt búi trĩ một cách triệt để Để điều trị bệnh trĩ bằng HCPT, kỹ thuật viên sẽ sử dụng sóng cao tần tác động trực tiếp vào búi trĩ nhằm làm đông tế bào và hình thành nút thắt mạch máu. Ưu điểm của phương pháp HCPT đó chính là mang đến độ chính xác cao, tránh xuất huyết và giảm thiểu thời gian nằm viện cho bệnh nhân. ☛ Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật? Chi phí mổ trĩ Cần làm gì để ngăn ngừa búi trĩ tái phát sau khi điều trị? Nếu vẫn giữ những thói quen xấu trong sinh hoạt và ăn uống không khoa học, bạn sẽ rất dễ dàng tái phát lại bệnh trĩ sau khi đã điều trị. Đặc biệt, nếu tái phát nhiều lần, trĩ nội có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm trong đó có ung thư. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn hãy lưu ý một số điểm sau: Duy trì sinh hoạt và ăn uống khoa học Hãy luôn giữ một cơ thể tràn đầy năng lượng và sức sống bằng cách tập thể dục mỗi ngày. Nếu công việc của bạn đòi hỏi đứng lâu hay ngồi nhiều, cố gắng dành ra một ít thời gian để vận động nhẹ nhàng, đơn giản. Đồng thời, hãy uống đủ nước và tăng cường chất xơ, vitamin, chất béo lành tính có nhiều trong rau củ quả, hạt có dầu,… để việc tiêu hóa được nhẹ nhàng hơn. Tuy khá khó khăn lúc ban đầu nhưng bạn nên tập đi vệ sinh cố định một giờ trong ngày trừ những đợt đại tiện theo sinh lý. Tất cả những điều này sẽ giảm thiểu nguy cơ táo bón, yếu tố chủ chốt gây tái phát bệnh trĩ nội. Sử dụng thuốc theo đơn, đúng liều lượng và theo chỉ dẫn của bác sĩ Thuốc kê đơn không chỉ giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu mà còn ngăn ngừa búi trĩ tái phát sau khi điều trị. Nhiều người sẽ chủ quan dừng thuốc khi những dấu hiệu đã thuyên giảm, hay thậm chí tự ý tăng liều để kết thúc liệu trình sớm hơn. Những điều này sẽ gây ra hiệu quả ngược, không có tác dụng mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể bạn. Vậy nên, hãy luôn lắng nghe tư vấn của bác sĩ chuyên môn, sử dụng thuốc đầy đủ, đúng liều, đúng lượng trong thời gian chỉ định. Giữ trạng thái tâm lý ổn định, tránh căng thẳng Đọc sách mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe tinh thần của bạn Tâm lý tác động rất lớn đến diễn biến của bệnh bởi sự căng thẳng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong cơ thể. Chính vì thế, hãy luôn duy trì một tinh thần thoải mái, an nhàn, không nên quá lo lắng và suy nghĩ về những vấn đề tiêu cực. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân mắc trĩ nội ở giai đoạn nhẹ nhưng tâm lý khá yếu thì bạn nên tham khảo đến các phương pháp cắt trĩ để loại bỏ hoàn toàn mối lo về một khối bất thường tại hậu môn. Bạn có thể đọc sách, tâm sự với người đáng tin cậy để tìm cách giải quyết mọi rắc rối trong cuộc sống. Lời kết Trên đây là những cách chữa bệnh trĩ nội phổ biến, được áp dụng cho mọi giai đoạn trĩ, mọi cơ sở y tế trên cả nước. Rất mong rằng thông qua những thông tin hữu ích này, bạn sẽ tự đánh giá được tình trạng bệnh của mình để có hướng điều trị phù hợp, nhanh chóng và hiệu quả nhất! Chia sẻ

6 phương pháp phẫu thuật cắt mổ trĩ nội phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay, phẫu thuật cắt trĩ đang là một phương pháp chữa trị khá phổ biến và hiệu quả đối với các loại bệnh trĩ trong đó trĩ nội cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, có nhiều bạn vẫn đang phân vân không biết có những phương pháp cắt trĩ nội nào, ưu nhược điểm ra sao và chi phí hết bao nhiêu? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì có thể tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây nhé. Mục lụcKhi nào cần phẫu thuật cắt mổ trĩ nội?6 phương pháp cắt trĩ nội phổ biến nhất hiện nay1. Phương pháp thắt búi trĩ bằng vòng cao su2. Cắt trĩ nội bằng phương pháp Milligan Morgan3.Thủ thuật cắt trĩ nội bằng laser4. Cắt trĩ nội bằng phương pháp siêu âm Doppler – THD5. Chữa trĩ nội bằng phương pháp PPH6. Cắt trĩ nội bằng phương pháp sử dụng sóng cao tần HCPTHướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt mổ trĩ nộiCotripro – Gel bôi trĩ từ thảo dược thiên nhiên Khi nào cần phẫu thuật cắt mổ trĩ nội? Trĩ nội là bệnh khó phát hiện vì nó phát triển bên trong đường lược hậu môn, giai đoạn đầu các búi trĩ có kích thước khá nhỏ, không gây đau đớn, chảy máu nên khiến người bệnh chủ quan. Tuy nhiên, sau một thời gian các búi trĩ sẽ to dần và có hiện tượng sa ra ngoài thì người bệnh mới lo lắng tìm cách chữa sao cho tốt nhất. Theo các bác sĩ hàng đầu chia sẻ thì không phải trường hợp trĩ nội nào cũng cần phẫu thuật cắt trĩ. Những người bệnh mắc trĩ nội độ 2 trở xuống thì đây vẫn là mức độ nhẹ thường không phải phẫu thuật mà có thể uống thuốc , dùng gel bôi, hoặc sử dụng thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị. Bệnh nhân mắc trĩ nội độ 3 trở nên được chỉ định phẫu thuật cắt trĩ nội. Còn khi bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội từ độ 3 trở lên, búi trĩ to, chảy máu nhiều, huyết khối tắc nghẽn cấp tính thì việc phẫu thuật cắt búi trĩ được các bác sĩ khuyến cáo thực hiện. Bởi nếu không cắt bỏ kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe sau này thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Việc xác định có phẫu thuật hay không cần có sự kiểm tra và kết luận của các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp phù hợp nhật. Bệnh nhân không nên tự ý dùng bất cứ cách điều trị nào khác vì như vậy có thể khiến cho các biểu hiện bệnh ngày một trầm trọng hơn.  6 phương pháp cắt trĩ nội phổ biến nhất hiện nay Với sự phát triển của y học hiện đại, nhiều phương pháp cắt trĩ nội an toàn và hiệu quả ra đời dựa trên nhu cầu của người bệnh. Theo thống kê trên các bệnh viện và cơ sở y tế toàn quốc thì có 6 phương pháp cắt trĩ nội phổ biến nhất. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết dưới đây và sau đó lựa chọn phương pháp phù hợp cho mình. 1. Phương pháp thắt búi trĩ bằng vòng cao su Thắt trĩ bằng vòng cao su là một phương pháp vừa đơn giản vừa có hiệu quả khá cao. Phương pháp này được đánh giá là có thể chữa trị trĩ nội triệt để, tận gốc nhưng chỉ sử dụng cho các búi trĩ có cuống dài để dây chỉ hoặc chun có thể luồn vào được. Nguyên lý hoạt động của phương pháp thắt búi trĩ này là giảm lưu lượng máu, ngăn chặn nguồn máu nuôi dưỡng búi trĩ, tạo mô sẹo xơ dính vào lớp dưới niêm mạc. Các búi trĩ khi không nhận được oxy và chất dinh dưỡng từ máu sẽ bắt đầu teo lại, hoại tử và tự rụng sau vài ngày đến 1 tuần thực hiện thủ thuật. Thắt trĩ bằng vòng cao su là một phương pháp vừa đơn giản vừa có hiệu quả khá cao. Để thực hiện được thủ thuật này, các bác sĩ sẽ dùng ống nội soi đã được bôi trơn đưa dây cao su vào trong hậu môn. Bằng một số thao tác kỹ thuật chuyên môn, vòng cao su sẽ được siết chặt vào đáy búi trĩ. Chi phí của phương pháp thắt búi trĩ bằng vòng cao su thường dao động từ 200.000 – 400.000đ/ búi trĩ tùy từng bệnh viện. Ngoài ra, chi phí phát sinh thêm có thể gồm: phí kiểm tra xét nghiệm, chi phí nằm viện hoặc tiền thuốc men… Ưu điểm: Chi phí rẻ, ít tốn kém hơn so với phương pháp khác. Cách thực hiện đơn giản, không cần các thiết bị hiện đại. Khoảng 70-80% cải thiện triệu chứng nhanh chóng sau khi thắt trĩ. Nhược điểm: Gây đau do cách tiến hành của thủ thuật là thắt búi trĩ chung với da quanh hậu môn nên có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh cảm giác. Chỉ áp dụng với các búi trĩ nội nhỏ và trung bình có cuống dài còn búi trĩ kích thước lớn khó thành công. Vòng cao su có thể bị tuột, không quá chắc chắn và có thể phải thắt lại. Phương pháp này bị hạn chế về số lượng mỗi lần chỉ có thể thắt được từ 1 – 2 búi trĩ, những búi trĩ nội còn lại sẽ được thắt 3 – 5 tuần sau đó. Bệnh nhân còn gặp một số biến chứng như: chảy máu hậu môn, loét tại vị trí thắt, bị sốt do đau nhức… 2. Cắt trĩ nội bằng phương pháp Milligan Morgan Milligan Morgan là phương pháp cắt trĩ kinh điển do 2 bác sĩ người Anh Milligan và Morgan nghiên cứu, được công bố lần đầu vào năm 1937. Cho đến hiện nay nó vẫn được áp dụng và đã được chứng minh về độ hiệu quả. Nguyên tắc của phương pháp Milligan Morgan là tiến hành phân tích các búi trĩ ở vị trí 3 giờ, 8 giờ, 11 giờ sau đó thực hiện mổ hở dưới lớp niêm mạc, cắt riêng từng búi trĩ một, để lại ở giữa các búi trĩ các cầu da niêm mạc và khâu lại. Cắt trĩ nội bằng phương pháp Milligan Morgan vừa hiệu quả vừa hợp túi tiền Nhờ vậy mà đảm bảo được việc chữa trĩ tận gốc, không bỏ sót, bệnh nhân tránh được tình trạng hậu môn bị hẹp và teo sau phẫu thuật. Thông thường phương pháp Milligan Morgan được chỉ định điều trị phẫu thuật đối với các trường hợp trĩ nội độ 2 chảy máu nhiều, trĩ nội độ 3, độ 4 hoặc điều trị nội khoa không hiệu quả. Hiện nay, chi phí để thực hiện một ca mổ trĩ nội theo phương pháp Milligan Morgan tương đối rẻ, hợp túi tiền chỉ khoảng 3 triệu đồng nên được đa số bệnh nhân lựa chọn. Ưu điểm: Chi phí thực hiện thấp, không tốn kém. Quy trình đơn giản, không cần thiết bị y tế quá hiện đại và không yêu cầu đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao. Có thể áp dụng cắt nhiều loại trĩ khác nhau như: trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp. Ít để lại biến chứng sau phẫu thuật. Điều trị bệnh trĩ nội tận gốc, tỷ lệ tái thấp khoảng 4 – 10% sau 5 năm. Nhược điểm: Thời gian thực hiện tương đối dài. Gây đau đớn, khó khăn trong việc đi đại tiện sau phẫu thuật do là kỹ thuật mổ hở, có tác động đến các dây thần kinh cảm giác ở vùng hậu môn tập. Dễ bị nhiễm trùng, lâu lành do các vết thương thường xuyên tiếp xúc với phân, vi khuẩn xâm nhập. Không áp dụng trong các trường hợp bệnh nhân có nhiều búi trĩ, trĩ vòng phức tạp do gặp nhiều khó khăn khi phân tích và cắt từng búi riêng lẻ. 3.Thủ thuật cắt trĩ nội bằng laser Cắt trĩ nội bằng laser là một thủ thuật chữa trĩ tiên tiến và vô cùng phổ biến hiện nay. Phương pháp này có khả năng loại bỏ nhanh chóng các búi trĩ và có độ an toàn cao mà không cần sử dụng dao mổ hay dao điện. Cơ chế hoạt động của thủ thuật là sử dụng chùm tia laser để tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào vùng hậu môn nhanh chóng loại bỏ các búi trĩ nội. Do sử dụng bức xạ ánh sáng nên có mức độ xâm lấn thấp và không gây đau đớn cho bệnh nhân. Thời gian cắt trĩ bằng tia laser ngắn, tiết kiệm thời gian và không mất nhiều thời gian để phục hồi sau phẫu thuật. Có 2 loại laser khác nhau thường được sử dụng phổ biến trong phẫu thuật cắt trĩ nội hiện nay là CO2 và ND. Mỗi loại có những ưu điểm nổi bật riêng và tùy vào tình trạng bệnh lý, sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại laser phù hợp. Tương tự như những phương pháp khác, chi phí cắt trĩ nội bằng phương pháp laser không có mức giá cụ thể vì nó phụ thuộc vào thể trạng, tình trạng bệnh lý,… của người bệnh. Nhưng theo thông tin chúng tôi tổng hợp từ nhiều bệnh viện, hiện tại chi phí đang dao động ở mức 4.000.000 – 5.000.000 VNĐ/ca. Ưu điểm: Thời gian cắt trĩ bằng tia laser ngắn, tiết kiệm thời gian và không mất nhiều thời gian để phục hồi sau phẫu thuật. Ít gây biến chứng, tỷ lệ tái phát thấp. Hạn chế đau đớn hơn so với phương pháp cổ điển. Phương pháp này có thể áp dụng hiệu quả, dứt điểm cho nhiều trĩ nội ở các cấp độ khác nhau như độ 2, độ 3 còn độ 4 phải xem xét. Nhược điểm: Ít hiệu quả với trường hợp sa búi trĩ nặng, trĩ phức tạp. Chi phí thực hiện khá cao. Ngoài ra, một số trường hợp có thể gây chảy máu hoặc đau kéo dài. >>> Xem thêm: Bị đi ngoài ra máu sau cắt trĩ phải làm sao? 4. Cắt trĩ nội bằng phương pháp siêu âm Doppler – THD Phương pháp siêu âm Doppler – THD còn được gọi là phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của chùm siêu âm Doppler. Morinaga là người đầu tiên áp dụng phương pháp này ở Nhật Bản vào năm 1995 và 7 năm sau đó THD đã được các tác giả người Ý cải tiến đem lại hiệu quả cao hơn. Theo đánh giá của các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu trên thế giới, phương pháp siêu âm Doppler – THD là phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trên thế giới như châu Âu, Mỹ và những năm gần đây đang phủ sóng khắp các cơ sở y tế hiện đại ở Việt Nam. Phương pháp siêu âm Doppler – THD còn được gọi là phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của chùm siêu âm Doppler. Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là dùng chùm siêu âm Doppler xác định các động mạch trĩ chính, sau đó tiến hành được khâu thắt lại nhằm giảm lượng máu đến các búi trĩ. Do mất nguồn nuôi dưỡng nên các búi trĩ tự teo nhỏ lại và rụng sau một thời gian. Ưu điểm: Thời gian nằm viện ngắn thông thường 1-2 ngày là có thể xuất viện. Ít bị đau sau mổ do không cắt vào các tổ chức, bảo tồn được đệm hậu môn Hạn chế biến chứng và nhiễm trùng nên việc chăm sóc dễ dàng hơn. Áp dụng được cho các bệnh nhân mắc trĩ nội mức độ nặng (cấp độ 3, 4) Nhược điểm: Thời gian thực hiện phẫu thuật lâu Có thể bị tái phát 5. Chữa trĩ nội bằng phương pháp PPH Một phương pháp hiện đại khác được sử dụng trong việc chữa trĩ nội là phương pháp cắt trĩ PPH. Phương pháp này sử dụng một loại máy khâu chuyên dụng tên là HYG-34 mang lại độ thẩm mỹ cao và có thể loại bỏ tận gốc các búi trĩ nên được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn Nguyên lý làm rụng búi trĩ của phương pháp PPH được giải thích như sau: sau khi đưa máy HYG-34 vào vị trí mắc trĩ nội, máy khâu sẽ siết chặt búi trĩ và phần niêm mạc hậu môn nằm trên đường lược bị sa giãn sau đó loại bỏ chúng, đưa cấu trúc ống hậu môn trở về hình dáng bình thường. Phương pháp cắt trĩ PPH sử dụng một loại máy khâu chuyên dụng tên là HYG-34. Vì phương pháp PPH là một kỹ thuật tiên tiến, sử dụng bộ dụng cụ cắt trĩ chuyên dụng nên chi phí thực hiện cũng cao hơn so với những phương pháp truyền thống. Chi phí hiện nay dao động trong khoảng 6 triệu đến 10 triệu tùy vào cơ sở y tế. Ưu điểm: Có độ an toàn khá cao do phương pháp này chỉ tác động vào búi trĩ chứ không ảnh hưởng đến các mô lành xung quanh. Thời gian thực hiện phẫu thuật nhanh chóng trung bình từ 30-40 phút. Ít gây đau đớn và chảy máu. Hạn chế xâm lấn, diện tích bị tổn thương nhỏ. Khả năng tái phát thấp. Thẩm mỹ cao, không để lại sẹo do công nghệ cắt bỏ bên trong hậu môn, không có vết thương hở. Nhược điểm: Không thể sử dụng để chữa trĩ ngoại, trĩ vòng…. Chi phí cắt trĩ nội bằng phương pháp PPH còn cao. Các cơ sở áp dụng phương pháp PPH chưa nhiều do chi phí đầu tư khá lớn, cần bác sĩ chuyên môn cao với đa số máy móc hiện đại. Theo thống kê tính đến thời điểm này vẫn chưa ghi nhận trường hợp tái phát sau khi tiến hành cắt trĩ nội bằng phương pháp PPH ở trong nước và thế giới. Vì vậy, bạn có thể yên tâm chọn lựa nhé. 6. Cắt trĩ nội bằng phương pháp sử dụng sóng cao tần HCPT Khác với các phương pháp trên, cắt mổ trĩ nội bằng HCPT là phương pháp không cắt búi trĩ bằng dao kéo truyền thống hay bức xạ ánh sáng mà dùng dao cắt điện cao tần để dò vị trí búi trĩ. Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu công nghệ cao, tiên tiến, an toàn và hiệu quả. 5160 Nguyên tắc của phương pháp này là lợi dụng quá trình trao đổi ion mang điện trong tế bào búi trĩ sản sinh ra “nhiệt nội sinh” với nhiệt điện trường tại điểm đốt trung bình 70-80 độ C. Sau đó sử dụng nguồn nhiệt đó tác động lên thành mạch làm đông máu và thắt chặt các mạch máu và dùng dao điện để cắt trĩ. HCPT không cắt búi trĩ bằng dao kéo truyền thống hay bức xạ ánh sáng mà dùng dao cắt điện cao tần để dò vị trí búi trĩ. Chi phí cắt trĩ bằng phương pháp sử dụng sóng cao tần HCPT dao động khoảng 7 – 10 triệu đồng. Bạn hãy lưu ý sao cho phù hợp với nhu cầu của bản thân. Ưu điểm: Sử dụng máy móc hiện đại độ chính xác cao. Thời gian điều trị ngắn, không phải nằm lưu trú. Ít đau, ít chảy máu, không biến chứng. An toàn, hiệu quả cao, không tái phát. Hồi phục nhanh, vết thương nhỏ không ảnh hưởng đến chức năng và ngoại hình của hậu môn. Nhược điểm: Chi phí cắt trĩ nội bằng HPCT tương đối cao. Cần phải có bác sĩ có chuyên môn cao. Cần phải có máy móc, thiết bị hiện đại. Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt mổ trĩ nội Chăm sóc vết mổ theo lời khuyên của bác sĩ và tái khám định kỳ. Người bệnh sau khi phẫu thuật cắt trĩ nội thành công cần lưu ý những gì? là thắc mắc của rất nhiều người. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc và phục hồi vết thương sau phẫu thuật giúp tăng khả năng hồi phục và giảm biến chứng sau này. Trong những ngày đầu sau phẫu thuật, bạn nên ít đi lại, hạn chế vận động mạnh khiến cho vết thương bị sưng viêm, chảy máu, lâu lành. Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày: sau phẫu thuật trĩ việc vệ sinh hết sức quan trọng điều này tránh nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng, hoại tử. Bạn nên rửa hậu môn bằng nước ấm pha muối hoặc dung dịch sát trùng theo lời khuyên của bác sĩ. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn thực phẩm dễ tiêu, bổ sung rau xanh, ăn thực phẩm dạng lỏng như cháo, súp món hầm, uống nhiều nước lọc. Hạn chế ăn thực phẩm giàu tinh bột, dễ gây phù nề niêm mạc đường tiêu hóa. Đặc biệt, tránh đồ cay nóng, chất kích thích. Trong chế độ sinh hoạt: nên ăn ngủ điều độ, không thức quá khuya. Tránh ngồi xổm hoặc đứng quá lâu. Tránh căng thẳng, mệt mỏi: Căng thẳng và mệt mỏi kéo dài được cho là yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tái phát bệnh trĩ. Chính vì thế, sau phẫu thuật cắt trĩ người bệnh cần chú ý giữ cho tinh thần luôn được vui vẻ, thoải mái. Kiêng quan hệ tình dục: các cơ quan sinh dục thường nằm gần vị trí mới phẫu thuật trĩ. Nếu hoạt động tình dục sẽ gây ra áp lực lên các cơ quan ở xung quanh hậu môn làm cho vết mổ bị rách, gây đau nhức, chảy máu, lâu lành. Tốt nhất bạn chỉ nên quan hệ tình dục khi tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn phục hồi hoàn toàn. Uống thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không uống những thuốc không rõ nguồn gốc vì có thể gây tương tác thuốc. Tái khám định kỳ để nắm được khả năng hồi phục và kịp thời phát hiện các biến chứng nếu có. Thông thường sau 2-3 tháng vết mổ lành lại bạn sẽ cảm thấy hết đau. Nhưng nếu bạn không phục hồi tốt thì khả năng tái phát bệnh rất cao, vì vậy một việc cực kỳ quan trọng sau khi cắt mổ trĩ là điều trị ngăn chặn trĩ tái phát, đẩy nhanh quá trình bình phục. ☛ Xem chi tiết tại: Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt mổ trĩ Cotripro – Gel bôi trĩ từ thảo dược thiên nhiên Phẫu thuật cắt búi trĩ nội không phải là phương pháp cuối cùng có thể loại bỏ hoàn toàn búi trĩ. Bởi vì sau khi cắt bỏ búi trĩ nội, nếu bệnh nhân không được chăm sóc sau mổ trĩ đúng cách, có chế độ ăn uống sinh hoạt tốt thì khả năng tái phát bệnh trĩ rất cao. Vì vậy, còn một việc cực kỳ quan trọng là phục hồi chức năng hậu môn và điều trị ngăn chặn trĩ tái phát. Do đó việc thay đổi lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống để phục hồi chức năng hậu môn sau cắt mổ trĩ là việc làm vô cùng quan trọng Trên thị trường hiện nay có sản phẩm Gel bôi trĩ Cotripro được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên như lá lốt, lá sung, ngải cứu, cúc tần, nghệ,… giúp cải thiện triệu chứng đau rát, chảy máu, ngứa hậu môn sau mổ trĩ rất tốt, bạn hoàn toàn có thể sử dụng lâu dài mà vẫn vô cùng an toàn và hiệu quả. Gel bôi trĩ Cotripro giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục và ngăn chặn tái phát hiệu quả. Tiết lộ cho các bạn một bí mật là trong mỗi hộp Gel Cotripro 25g đều có một tem tích điểm. Khi mua 2 tuýp Cotripro 25g và tích được đủ 6 điểm, bạn sẽ được tặng ngay một tuýp Gel Cotripro 10g trị giá 125.000 VNĐ. Lời kết Hy vọng với những chia sẻ ở trên đây đã phần nào giúp bạn lựa chọn được phương pháp cắt trĩ thích hợp nhất. Không có phương pháp nào hoàn hảo 100%, chúng đều có ưu và nhược điểm riêng vì vậy bạn hãy xem xét kỹ trước khi đưa ra quyết định nhé. Tài liệu tham khảo http://benhvienvietduc.org/phau-thuat-dieu-tri-benh-tri-phuong-phap-nao-hieu-qua.html https://suckhoedoisong.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-phuong-phap-dieu-tri-benh-tri-bang-cach-that-vong-cao-su-n134865.html https://vtv.vn/benh-vien-online/cham-soc-dung-cach-cho-benh-nhan-sau-mo-tri-2018032716492535.htm Chia sẻ

10+ cây thuốc nam chữa bệnh trĩ nội và cách sử dụng đúng

Theo thống kê của Hội hậu môn trực tràng Việt Nam có đến 50% dân số nước ta đang mắc căn bệnh trĩ, đặc biệt là trĩ nội. Đáng ngạc nhiên hơn, rất nhiều người bệnh không muốn điều trị bệnh do tâm lý mặc cảm. Do vậy không ít người sử dụng các loại thuốc nam chữa trĩ nội tại nhà. Nhưng việc chữa bệnh bằng thuốc nam tại nhà tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ do sai cây thuốc, sai cách dùng. Hãy cùng đến ngay với bài viết cây thuốc nam chữa bệnh trĩ nội do các bác sĩ của Teotri.vn chuẩn bị cho riêng bạn! Mục lụcCó nên sử dụng thuốc nam để trị trĩ nội?Ưu điểm của thuốc namNhược điểm của thuốc namKhi nào bạn cần sử dụng thuốc nam chữa trĩ nội?10+ cây thuốc nam chữa bệnh trĩ nội1. Lá lốt2. Đương quy hay Sâm đương quy3. Ngải cứu4. Rau diếp cá5. Lá ổi6. Hành tây7. Lá cúc tần8. Cây hoa hòe9. Quả sung10. Trầu không2 cây thuốc nam dùng làm thuốc bôi11. Nha đam12. Dầu dừaMuốn chữa trĩ tại nhà, bạn cần chú ý 2 điều sau4 nhóm thực phẩm nên tránh khi dùng thuốc nam chữa trĩ tại nhàKhi nào cần đi khámCác vị thuốc nam tổng hợp trong 1 sản phẩm duy nhất! Có nên sử dụng thuốc nam để trị trĩ nội? Để cho bạn đọc dễ quyết định có nên sử dụng thuốc nam trị trĩ nội hay không, Teotri xin đưa ra một số ưu điểm và ngược điểm của việc sử dụng thuốc nam như sau. Ưu điểm của thuốc nam Có tính hiệu quả cao: Thuốc nam thường là vị thuốc dân gian được sử dụng lâu đời, do đó việc sử dụng thường dựa theo kinh nghiệm mà thành. Nhờ vậy các vị thuốc nam được đúc kết qua nhiều thế hệ để tạo nên tính hiệu quả và phù hợp với từng căn bệnh Thuốc nam có nguồn gốc từ thiên nhiên: Lành tính chính là ưu điểm lớn nhất khi sử dụng thuốc nam. Do có nguồn gốc từ thiên nhiên nên thuốc nam có thể được sử dụng lâu dài mà ít khi sinh ra tác dụng phụ. Chi phi điều trị thấp: Thuốc nam thường là các vị thuốc có mặt ở trong thiên nhiên, do vậy đa số các loại thuốc nam đều có giá thành thấp. Một số vị thuốc có thể tự trồng tại nhà để thu hoạch và sử dụng. Nhược điểm của thuốc nam Điều trị diện rộng khó khăn: Thường thuốc nam có tính cá nhân rất cao, một số cây thuốc có thể phù hợp để chữa trĩ cho bạn nhưng cũng có thể không hiệu quả với người khác. Thời gian điều trị kéo dài: Đa số các thuốc nam khi sử dụng đều đòi hỏi sự kiên trì của người dùng. Một số vị thuốc có thể cần thừ 30-45 ngày để đạt được hiệu quả tối đa. Không phù hợp điều trị cho trường hợp nặng, chảy máu cấp tính: Khi bệnh đã ở giai đoạn nặng hoặc gặp tổn thương chảy máu cấp tính thì thuốc nam gần như không có hiệu quả trong điều trị. Lúc này thuốc nam chỉ sử dụng như 1 phương pháp hỗ trợ điều trị giảm nhẹ với ít tác dụng phụ. Với các ưu điểm và nhược điểm trên, bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc nam khi điều trị trĩ nội, đặc biệt trong giai đoạn nhẹ, trĩ mới phát triển. Khi đã vào giai đoạn nặng hoặc cấp bạn nên tuân thủ điều trị được chỉ định từ bác sĩ của mình. Khi nào bạn cần sử dụng thuốc nam chữa trĩ nội? Trĩ đơn giản có thể hiểu là 1 dạng búi niêm mạc trực tràng bên trong chứa mạch máu, cơ, và mô liên kết. Búi này thường bị giãn rộng thêm và rất dễ bị viêm sưng. Việc này sẽ khiến bạn cảm nhận cản trở từ búi trĩ ở đường hậu môn, đôi lúc ngứa rát do viêm, đặc biệt còn có thể chảy máu. Trĩ chia làm 3 nhóm chính: Trĩ nội, trĩ ngoại, và trĩ hỗn hợp (ít gặp). Bệnh trĩ có thể có một số nguyên nhân cụ thể gây ra, nhưng thường là không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì trĩ không phải là căn bệnh nặng nề, dù biết hay không biết nguyên nhân gây ra bệnh, việc chữa trị cũng không gặp khó khăn. Cây thuốc nam có thể trị bệnh trĩ nội và ngoại, nhưng nếu bạn bị trĩ mức độ nặng (trên 2 với trĩ nội) chỉ nên cân nhắc cây thuốc nam là một biện pháp điều trị hỗ trợ an toàn. Bạn nên sử dụng các thuốc nam như một thuốc điều trị hỗ trợ, phối hợp dù là trĩ nội hay trĩ ngoại. Chỉ có như vậy mới đạt được hiệu quả điều trị cao nhất! >>> Tham khảo thêm: Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? 10+ cây thuốc nam chữa bệnh trĩ nội Dưới đây là những vị thuốc nam được sử dụng để chữa bệnh trĩ với nhiều tác dụng tốt cho cơ thể và cải thiện tình trạng bệnh. 1. Lá lốt Lá lốt (tên khoa học Piper lolot) là một loại lá rất thông dụng tại nước ta. Lá lốt được dùng để chữa trĩ nội nhờ hoạt động giống như một chất chống viêm sưng (NSAID). Chất kháng viêm từ lá lốt có tác dụng giảm các triệu chứng viêm ở búi trĩ. Qua đó, xoa dịu được các triệu chứng như sưng, đau, ngứa rát vùng hậu môn trực tràng. Lá lốt có chứa nhiều chất kháng viêm rất tốt với bệnh trĩ Tuy rằng, trong nhóm thuốc nam lá lốt không phải là cây thuốc nam điều trị chính của bệnh trĩ, nhưng nhờ độ phân bố rộng rãi và tính kháng viêm mạnh mẽ nên lựa chọn sử dụng lá lốt điều trị trĩ nội cũng là rất hợp lý. Cách sử dụng lá lốt: Lá lốt có thể sử dụng tươi hoặc phơi khổ để dùng, nhưng tốt nhất là nên dùng khi lá còn tươi như vậy đảm bảo được tinh dầu có trong lá ở mức tốt nhất. Có thể dùng lá lốt để ăn sống để đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên sử dụng lá lốt như một món ăn được sơ chế cũng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt chất kháng viêm bên trong lá lốt. Tuyệt đối không dùng lá lốt giã nát ra đắp khi đang có trĩ chảy máu, có thể gây nóng rát thêm vùng hậu môn. 2. Đương quy hay Sâm đương quy Đương quy là một vị thuốc có nguồn gốc từ y học cổ truyền Trung Quốc, nhưng nhờ những tác dụng mà nó mang lại mà được sử dụng rộng rãi cả trong Y học cổ truyền Việt Nam. Thường Đương quy hay sử dụng cho các bệnh phụ nữ tuy nhiên đây cũng là vị thuốc nam rất quan trọng đối với người bị trĩ. Bên trong Đương quy là một chất tạo Proangiogenic (Chất chống ung thư, tăng sinh tế bào) tiêu biểu trong thuốc từ thảo mộc. Nhờ đó có thể thúc đẩy quá trình làm lành vết thương thông qua thúc đẩy tăng sinh mạch máu. Đường Quy là vị thuốc quý đã được sử dụng từ lâu đời trong y học cổ truyền Ngoài ra, Đương quy còn có Axit ferulic với khả năng làm tái tạo lại thành mạch, góp phần giúp co búi trĩ và tránh tái phát trĩ sau này. Cách sử dụng Đương quy: Dùng làm thuốc sắc uống: 15g ngó sen, 10g đương quy, 6g rễ hành, 90g sơn tra. Tất cả cho vào nồi nấu với 500ml nước, sắc lại còn 200ml. Uống 1 ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Dùng làm sâm ngâm rượu: Rửa sạch Đương quy rồi phơi nắng từ 1-2 ngày. Sau đó ngâm toàn bộ Đương quy vào rượu (có thể cắt miếng lớn hoặc ngâm nguyên củ), ủ từ 2-3 tháng là có thể sử dụng. Ngày 1-2 ly trong khi dùng bữa. Do Đương quy có tác dụng tăng sinh mạch máu và co thành mạch, do vậy sẽ dễ gây ra tăng huyết áp khi sử dụng đường uống, nên cẩn trọng liều lượng đúng và chính xác khi sử dụng. 3. Ngải cứu Ngải cứu là vị thuốc cực kì đa năng trong nhóm thuốc nam, từ sử dụng cho các vấn đề sinh sản, đau nhức xương khớp cho đến việc hỗ trợ bệnh nhân bị trĩ đặc biệt là trĩ nội. Sesquiterpene là một nhóm lớn các hợp chất tự nhiên, được tìm thấy chủ yếu trong các loài thực vật thuộc họ Cúc, điển hình trong Ngải cứ có chất yomogin có tác dụng co mạch nhờ đó giúp cầm máu các búi trĩ. Ngải cứu có tác dụng co mạch, giúp cầm máu búi trĩ, tránh tổn thương và chảy máu Ngoài ra nhờ Yomogin ức chế gốc NO- không chỉ ngăn chặn giãn mạch mà còn có khả năng kháng viêm và điều hoà miễn dịch. Nhờ đó, giảm được các triệu chứng viêm sưng, và ngứa ngáy tại búi trĩ. Cách sử dụng Ngải cứu: Bài thuốc nam trị trĩ có chứa ngải cứu: chuẩn bị ngải cứu, lá sung, lá lốt, cúc tần, củ nghệ vàng. Rửa thật sách các vị thuốc (giã nát nghệ để tăng khả năng hấp thụ) rồi cho vào nồi cùng 2 lít nước. Đun sôi cả hỗn hợp này, sau khi sôi để lửa nhỏ thêm 10 phút rồi bắc xuống cho thêm nước mát. Ngâm và rửa hậu môn với dung dịch này trong 15-30 phút. Ngày thực hiện 1 lần trong 1 tháng để đạt hiệu quả cao nhất. Tác dụng của bài thuốc nam có ngải cứu có thời gian tác dụng rất chậm do đó cần kiên trì sử dụng trong ít nhất 1 tháng và nên sử dụng hằng ngày. Xem chi tiết: Sử dụng lá ngải để chữa bệnh trĩ thế nào? 4. Rau diếp cá Nghiên cứu năm 2014 chỉ ra rằng, rau diếp cá vừa có thể kháng viêm và kháng vi khuẩn, với hoạt chất decanonyl acetaldehyde có tác dụng như một chất kháng sinh mạnh giúp đẩy lùi các tác nhân vi sinh ảnh hưởng đến trĩ. Có nhiều cách sử dụng rau diếp cá để chữa trị bệnh trĩ nội Đồng thời trong lá diếp các có chất quercetin làm bền thành ống tiêu hóa, ruột già và giảm tăng sinh tế bào dị dạng nhờ đó giúp búi trĩ không bị sa thêm và to ra. Cách sử dụng rau diếp cá chữa trĩ Ăn sống: Rửa rau thật sạch bằng nước muối và dùng trong bữa cơm. Dùng như trà: Có thể để khô hoặc tán nhuyễn dùng với bạch cập (tỉ lệ 2/1) rồi dùng pha nước uống như trà chỉ nên dùng dưới 6-12g bột như vậy mỗi ngày (theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của PGS Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi). Xông hậu môn: Chuẩn bị rau diếp cá cùng với nghệ tươi, pha kèm 2 lít nước sôi sau đó dùng xông hậu môn trong 15 phút, khi nước nguội nhiều có thể dùng để ngâm trực tiếp trong 15 phút. Rau diếp cá không mang độc chất bất kì, nhưng cây có tính hàn nên bạn đọc cần dùng vừa đủ, khoảng 300-500 gr/ngày, đối với uống hoặc xông chỉ nên dùng 6-12g. Ngoài ra, rau diếp cá có tính lợi tiểu nên một số bạn có bệnh thận cần hạn chế sử dụng, tốt nhất bạn nên xin tư vấn từ bác sĩ điều trị. 5. Lá ổi Bên trong lá ổi có chứa vitamin C, quercetin và lycopene không chỉ làm giảm cảm giác sưng đau, ngứa rát do búi trĩ, mà còn có tác dụng ngắn ngừa phát triển khối u giúp teo nhỏ các phần tế bào bị tăng sinh dư thừa. Đặc biệt, hợp chất quercetin, như đã nói ở phần rau diếp cá, cũng có trong lá ổi đã được nghiên cứu có khả năng giảm thiểu biến chứng chảy máu trĩ. Lá ổi có tác dụng giảm sưng đau do bệnh trĩ Cách dùng lá ổi: Pha trà từ lá ổi tươi: Rửa sạch lá ổi, cho vào nước sôi và đun trong vòng 15p. Sau khi loại bỏ cặn thêm mật ong để tạo vị ngọt thơm. Đắp lá ổi non: Nên sử dụng lá ổi non và búp rửa thật sạch, rồi giã nát cùng với muối. Nên đắp 20-30 phút sau khi đắp rửa sạch lại bằng nước thường. Xông hậu môn: Tương tự như rau diếp cá, xông 1 ngày một lần. Lá ổi đắp không nên sử dụng khi đang chảy máu trĩ, để tránh được các tác nhân nhiễm trùng. Lá ổi tuy có chứa nhiều hợp chất có ích cho bệnh trĩ tuy nhiên các hợp chất này nồng độ rất thấp, bạn đọc nên sử dụng kèm với thuốc điều trị hoặc vị thuốc nam khác kèm theo. 6. Hành tây Teotri.vn tin chắc rằng không nhiều bạn đọc biết hành tây có thể chữa được bệnh trĩ! Hành tây (Allium cepa L.) trong một nghiên cứu mới, chứa tới 4 gốc tự do khác nhau của Quercetin, đồng thời có cả Rutin cũng là chất có khả năng giảm thiểu biến chứng chảy máu. Bên trong hành tây cũng có kháng sinh rất mạnh là Phytoncid có khả năng giảm nhanh các triệu chứng nhiễm trùng như sưng to, đau rát vùng trĩ. (theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của PGS Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi). Hành củ có tác dụng như kháng sinh làm giảm sự viêm nhiễm ở búi trĩ Ngoài ra, hành củ còn có khả năng tiêu trừ các tác nhân nhiễm khuẩn dạ dày và ruột. Cách dùng hành củ làm cây thuốc nam chữa trĩ nội và ngoại: Dùng trong bữa ăn hằng ngày, dùng nấu chín vẫn đảm bảo được tác dụng của hành củ. Pha nước ngâm: sử dụng 30gr hành củ giã nhuyễn ngâm vào nước ấm, sau đó rửa hậu môn Nước ép hành tươi: 200 gram hành tươi, 100gr mật ong, 1 lít rượu nhẹ (nên từ 12-14 độ) ngâm chung với nhau. Ngày dùng 2 lần sáng và tối từ 1-2 cốc nhỏ. Hành củ cũng là một chất lợi tiểu như rau diếp cá, bạn đọc có bệnh thận nên tránh sử dụng. 7. Lá cúc tần Là cây thuốc được sử dụng nhiều ở Thái Lan, với khả năng chữa bệnh trĩ nội và trĩ ngoại đang chảy máu. Đặc biệt, lá cúc tần trong một nghiên cứu của Thái Lan đã cho thấy khả năng kháng viêm vượt trội của mình đặc biệt là trong kháng viêm cấp tính. Ở Việt Nam, lá cúc tần nổi tiếng với bài thuốc chữa trĩ đi kèm với lá lốt, ngải cứu, lá sung và nghệ vàng. Là cúc tần Cách dùng cụ thể theo bài thuốc xông hơi tiêu trĩ: Cúc tần, lá lốt, ngải cứu, lá sung với tỷ lệ bằng nhau, 1 củ nghệ vàng. Nấu cùng 1.5 lít nước, sau đó thêm vài lát nghệ vàng vào nấu cùng. Để nguội tạm sau đó dùng như cách xông rau diếp cá. Nên dùng mỗi tuần 2-3 lần, lá và cành nong của cúc tần cũng có thể dùng làm thuốc cho các bệnh tiêu hóa và lỵ. 8. Cây hoa hòe Bên trong cây hoa hòe chứa Rutin là một chất khắc tinh của bệnh trĩ, Rutin hay còn gọi là vitamin P có khả năng làm bền mao mạch, nhờ vậy, có thể làm giảm sự phình to của búi trĩ. Cây hoa hòe còn là một cây thuốc sử dụng trong dân gian với tác dụng cầm máu, rất tốt khi sử dụng cho các loại trĩ chảy máu. Cây hoa hòe là một trong nhiều cây thuốc nam có tác dụng chữa bệnh trĩ nội Ngoài ra bên trong hoa hòe còn có tác dụng tăng bài tiết đường ruột. Nhờ có chất bài tiết này phân sẽ đi qua dễ dàng hơn giúp giảm thiểu tổn búi trĩ. ( Tạp chí trung nam y học) Cách sử dụng hoa hòe chữa trĩ: Có thể dùng hoa hòe để nấu ăn hằng ngày, hoa hòe có vị đắng tính bình, dùng trong thực phẩm hằng ngày có thể chữa trĩ ra máu. (Theo Sách những cây thuốc vị thuốc Việt Nam) Dùng làm thuốc bột: Hoa hòe 50g, kinh giới 50g, đem xấy khô rồi tán bột, ngày sử dụng 3 lần mỗi lần 5g có thể dùng chung với cơm hoặc cháo. Dùng làm nước thuốc: Hoa hòe 60 sắc nhuyễn lấy nước, dùng 1 phần lớn làm nước uống, phần còn lại có thể dùng làm nước rữa và ngâm trĩ. Hoa hòe có khả năng làm giảm huyết áp rất tốt cho người có bị kèm các vấn đề huyết áp, tuy nhiên đối với người huyết áp thấp hoặc không rõ nên sử dụng ít một và theo dõi huyết áp, nếu có thay đổi tiêu cực thì nên chuyển vị thuốc nam khác. 9. Quả sung Sung là loại quả không quá xạ lạ với chúng ta, loại quả này thường được dùng để chế biến thành nhiều món ăn, không những thế, quả sung còn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh, trong đó có bệnh trĩ. Trong Đông y, sung có tính bình, vị ngọt dịu. Có tác dụng tốt với các bệnh đường tiêu hóa, chống táo bón, làm sạch ruột, giải độc đường ruột. Quả sung là vị thuốc tốt cho người bện trĩ, không khó tìm và dễ dàng sử dụng Các dưỡng chất trong quả sung như: Vitamin nhóm A, B, E, K…các nguyên tố vi lượng như: Sắt, kẽm, kali, photpho, canxi…Cùng với nhiều loại acid hữu cơ khác có tác dụng cầm máu, kháng khuẩn, làm lành nhanh vết thương và phòng chống bệnh ung thư Cách sử dụng quả sung chữa bệnh trĩ Đơn giản nhất là ăn sống, bạn chuẩn bị khoảng 10-15 quả sung, đem rửa sạch, thái nhỏ rồi ngâm trong nước muỗi loãng. Sau khoảng 25 phút là có thể sử dụng. Hoặc ăn kèm với các món khác. Xông, rửa hậu môn: Chuẩn bị 20 quả sung, 1 nắm lá sung, 1 nắm lá lốt, ngải cứu, cúc tần, 1 của nghệ tươi. Đem đun lấy nước thuốc, để nước nguội bớt rồi tiến hành xông. 10. Trầu không Trong lá trầu không có chứa hàm lượng tinh dầu betei-phenol đã được chứng minh tác dụng chữa bệnh trĩ rất tốt. Lá trầu không là vị thuốc tốt có tính kháng sinh, kháng viêm, phục hồi tổn thương nhanh chóng Là loại dược liệu có tính kháng sinh, chống nấm, ức chế và tiêu diệt khuẩn gây bệnh, kháng viêm, giảm đau…Đây đều là nhữn đặc điểm phù hợp để làm thuốc chữa bệnh trĩ. Cách sử dụng tương đối đơn giản Làm nước ngâm hậu môn: 1 nắm lá trầu không, đem rửa sạch, cho một lượng nước vừa phải đun lên cùng chút muối trong khoảng 5 phút lửa nhỏ. Để nước không quá nóng thì ngâm hậu môn trong 30 phút. Ngày thực hiện 2 ngày để có kết quả tốt Kết hợp với vị thuốc khác: Lá trầu không, bồ kết, quả cau, hạt gấc. Mỗi nguyên liệu cho vừa phải, đem đun lấy thuốc, sử dụng nước thuốc này để xông hậu môn. Bạn có thể tham khảo: Chữa bệnh trĩ bằng đu đủ tại nhà hiệu quả 2 cây thuốc nam dùng làm thuốc bôi Ngoài những vị thuốc với nhiều cách sử dụng kể trên còn có những vị thuốc dùng làm thuốc bôi phù hợp với đặc tính của chúng: 11. Nha đam Nha đam là một cây thân mọng nước, với cách sử dụng như một chất dưỡng ẩm. Gel làm từ nha đam có tác dụng giảm kích ứng, chữa lành da. Bên trong nha đam các nhà khoa học tìm thấy glycoprotein và polysacarit, với glycoprotein có khả năng giảm đau và kháng viêm, còn polysacarit có tác dụng tăng sinh tế bào làm mau lành da. Nha đam có tác dụng làm lành nhanh vết thương Cách sử dụng: Dùng làm gel bôi trực tiếp: Nha đam rửa thật sạch, sau đó tách vỏ lấy phần gel bên trong. Thoa trực tiếp gel này lên phần búi trĩ và để trong vòng 15-20 phút rồi rữa sạch. Bạn đọc có thể dùng kèm với dầu oliu nếu muốn. Do là một chất bôi trực tiếp lên trĩ, nếu muốn sử dụng bạn phải đảm bảo không có chất phụ gia trong gel nha đam, các dụng cụ chứa đựng gel này cũng nên giữ thật sạch. 12. Dầu dừa Dầu dừa, cũng như nha đam, là một chất làm ẩm tự nhiên. Với khả năng làm giảm kích ứng và sưng tấy, đồng thời khi gãi sẽ hạn chế được tổn thương gây chảy máu. Dầu dừa có tính dưỡng ẩm tự nhiên, giảm kích ứng, giảm đau, giảm sưng tấy Giống như nha đam dầu dừa cũng có khả năng kháng viêm mạnh mẽ. Ngoài ra, dầu dừa nguyên chất còn có khả năng chống oxy hóa giảm thiểu được tổn hại tế bào. Cách dùng dầu dừa: Sử dụng dầu dừa chữa trĩ nội bằng viên đặt: Sử dụng dầu dừa tạo hình viên nhỏ vừa phải, bỏ tủ lạnh, khi đã đông thành viên thì nhét trực tiếp vào vùng hậu môn. Thực hiện như vậy sẽ làm tăng khả năng bôi trơn ống trực tràng hậu môn bảo vệ búi trĩ, giảm thiểu được phân khô gây tổn thương. Ngâm rửa dầu dừa cùng củ nghệ: đun 2 lít nước, 2 củ nghệ. Sau khi hỗn hợp này sôi bạn nên pha thêm nước mát để giảm nhiệt đồ rồi bỏ 5-6 muỗng lớn dầu dừa. Ngâm rữa mỗi ngày 1 lần trong 15-20 phút. Dầu dừa là một cây thuốc nam chữa trị nội ở mức độ nhẹ. đối với mức độ nặng thì nên sử dụng kèm với thuốc điều trị cần thiệt khác. Bên trên là một số thuốc nam theo Teotri.vn có tác dụng chữa bệnh trĩ, tuy nhiên bạn nên áp dụng như một cách điều trị hỗ trợ và nên tuyệt đối tuân theo chỉ định từ bác sĩ. >>> Tham khảo thêm: Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian Muốn chữa trĩ tại nhà, bạn cần chú ý 2 điều sau Chữa bệnh trĩ bằng cây thuốc nam đòi hỏi bạn phả kiên trì, làm đúng cách thức mới mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý kiêng khem và thăm khám khi cần thiết: 4 nhóm thực phẩm nên tránh khi dùng thuốc nam chữa trĩ tại nhà Bệnh trĩ đôi lúc cũng như một căn bệnh táo bón kinh niên, bạn đọc nên tránh sử dụng một số thực phẩm khiến phân bị rắn, cứng lại. Nếu sử dụng các thực phẩm khiến phân cứng sẽ gây tổn thương rách, trầy búi trĩ, một vấn đề nữa là khi phân rắn, buộc bạn phải tăng áp lực ổ bụng để rặn, đây cũng là một tác nhân khiến trĩ nặng hơn. 04 nhóm thực phẩm nên tránh: Sữa động vật và các sản phẩm từ sữa (bơ, phô mai,…): Dễ khiến phân khô và tổn thương đến các búi trĩ Cà Phê: cũng như các đồ uống kích thích khác sẽ gây kích ứng ruột, khiến phân khô ảnh hưởng tiêu cực đến búi trĩ Thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ: Hàm lượng chất béo cao khó tiêu hóa, và thực phẩm chiên xào có thể gây viêm thành ruột khiến tình trạng trĩ nặng thêm Thực phẩm đóng hộp: Bên trong thường có các chất phụ gia không tốt cho ruột dễ gây khô phân. Bạn nên biết: Bị trĩ có uống bia được hay không? Khi nào cần đi khám Sử dụng các loại thuốc nam chữa trĩ nội và ngoại tại nhà là một lựa tốt. Tuy nhiên bạn nên chú ý một số điểm sau, để đảm bảo không bỏ qua các triệu chứng nặng của bệnh: Trĩ chảy máu cả khi không đi tiêu Cơn đau và khó chịu nhiều ở vùng hậu môn Sử dụng 2-4 tuần các thuốc nam nhưng không giảm triệu chứng nào. Lưu ý màu phân đỏ sậm hoặc đen, có thể việc chạy máu ầm ỉ, và không cầm máu sau hơn 1 tuần. Các vị thuốc nam tổng hợp trong 1 sản phẩm duy nhất! Gel bôi CotriPro tác động trực tiếp lên búi trĩ. Các dược chất được tập trung trọn vẹn tạị trí tổn thương, từ đó giúp giảm nhanh tình trạng đau rát, chảy máu do trĩ gây ra, làm săn se và co hồi búi trĩ. Cụ thể như: Quecerin chiết xuất từ lá Cúc tần có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và chống chảy máu do trĩ. Bổ sung Piperin từ là Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn đến gần trĩ, kèm theo tinh chất từ Nghệ dễ hấp thụ vào cơ thể tăng tốc độ lành da. Kết hợp với chiết xuất từ lá Sung tăng tính bền thành mạch, ngăn chặn sự dãn rộng của mạch máu khiến trĩ to thêm. Hoạt chất sesquiterpen được chiết xuất từ Ngải cứu giúp búi trĩ săn lại và co lại theo thời gian. Tất cả các chất có lợi này đi kèm với công nghệ tạo nhũ tương, cho ra sản phẩm dạng gel Polycrylate crosspolyme dễ thẩm thấu qua niêm mạc và da, nhờ đó có khả năng tác dụng lên bệnh trĩ trong thời gian ngắn nhất. Sản phẩm Cotripro có tác dụng làm co nhỏ búi trĩ Ưu điểm vượt trội của cotripro gel Với thiết kế dạng Gel bôi trực tiếp sẽ giải phóng nhanh các hoạt chất và ngấm trực tiếp vào nơi bị tổn thương. Cotripro nhanh chóng làm dịu mát và săn se da, giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh trĩ. Những trường hợp Trĩ nặng hơn, Trĩ sa…thì sử dụng khoảng 1 tháng (3 tuýp) sẽ thấy búi trĩ dần co lên. Cotripro Gel chiết xuất từ thảo dược, không gây tác dụng phụ. Dạng Gel bôi ngoài da tác động nhanh tại chỗ chứ không gây tác dụng toàn thân như dạng uống, nhờ đó Gel Trĩ rất an toàn cho người sử dụng, đặc biệt là trường hợp phụ nữ có thai hoặc cho con bú có thể yên tâm sử dụng. Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ Tham khảo thêm: Hướng dẫn sử dụng Cotripro gel đúng cách? Cotripro gel có hiệu quả không  Lời kết Trên đây là một số cây thuốc nam chữa bệnh trĩ nội và ngoại mà Teotri.vn đã tổng hợp từ các nguồn nghiên cứu trong và ngoài nước. Vẫn còn rất nhiều cây thuốc nam chữa bệnh trĩ nội khác những nếu muốn sử dụng bất cứ cây thuốc nam nào bạn nên xin ý kiến từ bác sĩ, do có một số loại cây sẽ có ảnh hưởng khác nữa đến cơ thế bạn. Nguồn tham khảo: Sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của PGS Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi: https://drive.google.com/file/d/1GUIsiUYouz5WkfZL8bgCDxvwoUuk6hNm/view Chia sẻ

Cắt trĩ có đau không? Làm gì để giảm đau sau cắt mổ trĩ?

Hiện nay nhiều người có ý định chọn phương pháp cắt trĩ và câu hỏi rất hay được họ thắc mắc là cắt trĩ có đau không? Làm thể nào để giảm đau sau cắt trĩ? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ và giúp bạn giải đáp những thắc mắc nêu trên. Mục lụcKhi nào nên cắt mổ trĩ?Một số phương pháp cắt mổ trĩ hiện nayPhương pháp LongoPhương pháp PPHPhương pháp HCPTPhương pháp cắt bằng LaserCắt mổ trĩ có đau không?Nguyên nhân đau khi cắt trĩMột số dấu hiệu nguy hiểm kèm theo đau sau khi mổ trĩCách giảm đau sau cắt mổ trĩ hiệu quảVệ sinh hậu môn đúng cáchSử dụng thuốc theo đúng chỉ địnhCó chế độ ăn uống phù hợpCó chế độ vận động phù hợpTái khám đúng theo chỉ định Khi nào nên cắt mổ trĩ? Phẫu thuật cắt môt búi trĩ là phương pháp ngoại khoa giúp loại bỏ búi trĩ một cách nhanh chóng, làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào bị trĩ cũng có thể dùng phương pháp này. Đây là phương án điều trị cuối cùng thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp đặc biệt như: Bệnh trĩ cấp độ nặng độ 4, các búi trĩ bị sa ra bên ngoài hậu môn không thể tự co vào Các phương án điều trị nội khoa đều không mang lại tác dụng Trĩ búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, không thể tự co lên được, gây vướng víu, khó chịu cho bệnh nhân Lúc này, các bạn nên đến cơ sở y tế uy tín tiến hành thăm khám, xác định mức độ bệnh trạng. Từ đó các bác sỹ sẽ tư vấn cụ thể các phương pháp cắt mổ trĩ để bạn có thể lựa chọn, tiến hành loại bỏ búi trĩ tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe cũng như hạn chế được những biến chứng có thể xảy ra. Xem chi tiết: Khi nào nên phẫu thuật cắt mổ trĩ Một số phương pháp cắt mổ trĩ hiện nay Phương pháp Longo Longo là phương pháp quen thuộc thường được áp dụng nhất trong các ca phẫu thuật trĩ. Các bác sỹ sẽ tiến hành cắt búi trĩ bằng cách sử dụng máy khâu để khâu những đường vòng trên hậu môn khoảng 4cm. Lúc này, máu sẽ được ngăn không chảy vào búi trĩ khiến búi trĩ không tồn tại được. Phương pháp PPH Nếu tình trạng bệnh trĩ của bạn khá nặng khiến búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn thì có thể sử dụng cách cắt trĩ bằng máy kẹp PPH. Sau khi thực hiện, vùng hậu môn sẽ được máy tạo hình về như cũ. Phương pháp này sẽ không gây đau đớn, rất an toàn cho người bệnh và thời gian lành vết mổ rất nhanh bởi vết mổ khá nhỏ. >>> Tìm hiểu chi tiết: Cắt trĩ bằng phương pháp PPH có an toàn và hiệu quả không? Phương pháp HCPT Khi tiến hành cắt trĩ bằng phương pháp HCPT, bác sỹ sẽ dùng sóng ngắn với tần số cao để có thể cố định và thắt chặt vị trí sẽ loại bỏ búi trĩ. Sau đó, bác sĩ sử dụng dao điện để cắt trĩ. Với phương pháp này, thời gian phẫu thuật diễn ra ngắn, chỉ 20 – 30 phút đã có thể hoàn thành. Hiệu quả điều trị cao, người bệnh sẽ ít gặp đau đớn, thời gian phục hồi sức khỏe nhanh, nguy cơ biến chứng thấp. Phương pháp cắt bằng Laser Phương pháp này thích hợp với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ hỗn hợp. Các búi trĩ sẽ dần được loại bỏ, niêm mạc da được giữ nguyên. Tia laser sẽ nhanh chóng tác động trực tiếp lên búi trĩ để giúp các mô nhanh chóng bị teo nhỏ dần, khả năng tái phát rất thấp. Cách thực hiện này sẽ không mất nhiều thời gian, hiệu quả điều trị bệnh cao và không gây đau đớn. ➤Tham khảo thêm: Tìm hiểu phương pháp cắt trĩ bằng laser Các phương pháp phẫu thuật cắt mổ trĩ này chỉ giúp bạn giảm các triệu chứng mang tính tức thời và bạn vẫn có nguy cơ bị tái phát sau khi cắt mổ trĩ. Do đó bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt từ đó tránh được bệnh trĩ tái phát. Cắt mổ trĩ có đau không? Mỗi phương pháp thực hiện sẽ có được những ưu và nhược điểm riêng. Dù thực hiện bằng phương pháp nào, người bệnh cũng cần phải có sự hỗ trợ của thuốc tê và thuốc giảm đau nên quá trình thực hiện cũng diễn ra dễ dàng hơn. Hầu hết những bệnh nhân tiến hành cắt trĩ đều có cảm giác đau đớn ở vùng hậu môn. Tuy nhiên, mức độ đau nhiều hay ít còn tùy thuộc vào phương pháp thực hiện. Nếu với phương pháp truyền thống cắt búi trĩ thông thường, người bệnh sẽ bị đau đớn nhiều hơn, khả năng xảy ra các biến chứng là rất lớn. Ngược lại, nếu áp dụng phương pháp cắt trĩ hiện đại, với các phương tiện kỹ thuật cao, bệnh nhân chỉ cảm nhận những cơn đau nhẹ, khả năng phục hồi nhanh và hạn chế tình trạng bệnh tái phát. Bên cạnh đó, nếu người bệnh không lựa chọn những địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng hoặc sử dụng những cách cắt trĩ phản khoa học, thì sẽ rất dễ gặp phải nhiều đau đớn. Thậm chí có nhiều trường hợp bệnh không những không khỏi mà còn làm xuất hiện thêm nhiều biến chứng phức tạp sau khi tiến hành các phẫu thuật cắt mổ trĩ. ➤ Bạn tham khảo thêm: Chi phí cắt trĩ hết bao nhiều tiền? Phẫu thuật cắt mổ trĩ ở đâu tốt? Nguyên nhân đau khi cắt trĩ Phẫu thuật cắt trĩ được đánh giá là phương pháp đơn giản nhằm giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng khó chịu do bệnh trĩ gây nên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh gặp phải tình trạng đau sau khi cắt trĩ. Nguyên nhân đau sau cắt trĩ có thể do những nguyên nhân dưới đây: Tay nghề các bác sỹ thực hiện chưa tốt, thực hiện cắt trĩ không triệt để, búi trĩ vẫn còn 1 phần khiến người bệnh bị phù nề hậu môn, tắc mạch máu, hậu môn sưng đỏ và gây đau nhức. Sử dụng các dụng cụ cắt trĩ không đảm bảo khiến vết thương bị mưng mủ, viêm nhiễm, sát khuẩn không đảm bảo an toàn. Vết cắt trĩ quá rộng khi búi trĩ sa ra ngoài nên dẫn đến tình trạng tổn thương, nhiễm trùng. Cơ vòng hậu môn sau khi cắt trĩ bị tắc nghẽn ở phần tĩnh mạch và gây sưng tấy khiến người bệnh bị đau sau phẫu thuật cắt trĩ. Người bệnh không tuân thủ đúng hướng dẫn, chỉ dẫn của bác sỹ về việc dùng thuốc và chăm sóc sau cắt trĩ. Một số dấu hiệu nguy hiểm kèm theo đau sau khi mổ trĩ Thông thường khoảng 7- 10 ngày sau khi cắt mổ trĩ, hậu môn bệnh nhân sẽ hết tiết dịch, bớt đau, đại tiện bình thường. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian trên nếu mà bạn vẫn thấy đau kèm theo những dấu hiệu dưới đây, lúc này bạn cần đi khám bác sỹ ngay để có biện pháp khắc phục kịp thời. Chảy máu nhiều: thông thường sau khi mổ trĩ thì máu sẽ giảm dần trong vài ngay, nhưng nếu bạn vẫn chảy máu thì bạn cần đến cơ sở ý tế để kiểm tra và xử lý. Nhiễm trùng tại vị trí mổ: do hậu môn là nơi đào thải phân nên nếu không được vệ sinh đúng cách rất dễ gây nên hiện tượng nhiễm trùng tại vị trí vết mổ. Khi đó bạn cần đi khám lại ngay để có phương án xử lý kịp thời. Hẹp hậu môn: sau khi mổ trĩ rất có thể bạn bị hẹp hậu môn tạm thời hoặc vĩnh viễn khi các vết sẹo làm ống hậu môn bị co hẹp lại. Lúc này bạn cần tiến hành nong hậu môn trong một khoảng thời gian đến khi hậu môn trở lại bình thường. Mất tự chủ đại tiện: đây là trường hợp có thể xảy ra sau khi mổ trĩ, thông thường thì bạn chỉ bị són phân trong vài ngày đầu, nhưng nhiều trường hợp trong quá trình mổ trĩ làm đứt 1 phần cơ thắt khiến cho bạn bị đại tiện không tự chủ. Tham khảo thêm: Bị đi ngoài ra máu sau cắt trĩ phải làm thế nào? Cách giảm đau sau cắt mổ trĩ hiệu quả Sau khi cắt mổ trĩ để tránh trường hợp bị đau, nhiễm trùng hoặc bị một số biến chứng thì các bạn nên chú ý thực hiện những cách mà chúng tôi sẽ chia sẻ dưới đây: Vệ sinh hậu môn đúng cách Nguyên nhân đau hậu môn sau khi cắt trĩ có thể là do viêm nhiễm hoặc cách chăm sóc hậu môn không đảm bảo. Do đó việc áp dụng các biện pháp vệ sinh hậu môn hàng ngày là hết sức quan trọng. Đây là công việc quan trọng hàng ngày mà bạn cần thực hiện. Để vệ sinh hậu môn sau mổ trĩ đúng cách bạn cần thực hiện như sau: Chuẩn bị: 1 chiếc khăn xô, chậu vừa đủ để ngồi, thuốc Bethadin 10% và băng vệ sinh Cách thực hiện:  Rót vào chậu một lượng nước ấm vửa đủ. Thêm vào nước đó ít thuốc Bethadin 10% và khuấy đều cho đến khi thuốc tan hết, lúc này nước sẽ dần ngả sang màu vàng như nước chè tươi. Sau đó ngồi vào chậu nước ấm pha thuốc đó, đồng thời sử dụng tay nhẹ nhàng vệ sinh khu vực hậu môn trong vòng 10 phút. Tiếp đó bạn sử dụng một chiếc khăn xô nhẹ nhà thấm cho khô khu vực hậu môn. Đặt băng vệ sinh vào quần lót để tránh vết thương ma sát với quần áo và gây chảy máu và mặc quần áo như bình thường. Các bạn nên vệ sinh vùng hậu môn từ 2 – 3 lần/ngày. → Xem chi tiết hơn: Hướng dẫn vệ sinh sau mổ trĩ Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định Sau khi cắt trĩ ở hậu môn người bệnh có thể sẽ cần sử dụng một số loại thuốc như: thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc nhuận tràng, chống táo bón… Các loại thuốc này sẽ giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng, giảm áp lực lên vùng hậu môn, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, giảm đau hậu môn sau khi cắt trĩ. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sỹ về các loại thuốc này, uống thuốc đủ liều đúng thời gian, không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định. Có chế độ ăn uống phù hợp Ăn thức ăn ở dạng lỏng Sau khi cắt trĩ, hậu môn đang bị tổn thương, đau rát. Vì vậy bệnh nhân chỉ nên ăn các thức ăn ở dạng lỏng như: cháo, súp, canh…để hệ tiêu hóa được hoạt động dễ dàng hơn, hạn chế các cơn đau khi đi đại tiện. Ngoài ra, sau phẫu thuật lúc này cơ thể còn yếu, bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, khô miệng, chán ăn. Vì vậy, các thức ăn mềm, dễ nuốt sẽ giúp cơ thể tiếp nạp dễ hơn. Do đó bạn nên ăn cháo, súp trong 2 đến 3 ngày đầu tiên sau phẫu thuật cắt trĩ. Tăng cường bổ sung chất xơ Sau khi cắt trĩ các bác sỹ sẽ luôn khuyên bệnh nhân bổ sung nhiều chất xơ vào trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Các loại ngũ cốc, rau xanh, hoa quả tươi là các thực phẩm cần thiết, bổ sung lượng chất xơ lớn cho cơ thể giúp làm mềm phân, nhuận tràng và hạn chế tình trạng táo bón. Tuy nhiên, nếu cảm thấy chán ăn, người bệnh có thể xay rau hoặc các loại ngũ cốc rồi nấu chung với cháo và ăn hàng ngày. Rau ngót, rau chân vịt, rau mồng tơi, súp lơ xanh… là các loại rau giàu chất xơ mà các bạn có thể thay phiên sử dụng. Tránh đồ ăn cay nóng, các chất kích thích Thực phẩm cay nóng, đồ chứa nhiều dầu mỡ hay sử dụng các chất kích thích sẽ gây rối loạn hệ tiêu hóa, khiến hậu môn bị đau rát, dễ bị chảy máu hậu môn, tổn thương các vết mổ. Ngoài ra, nguy cơ nhiễm trùng hoặc tái phát bệnh trở lại là rất lớn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên ăn các đồ nếp, rau muống, thịt bò… vì có thể để lại sẹo ở hậu môn, làm mất tính thẩm mỹ và gây ra những khó khăn khi đi đại tiện. Cung cấp đủ nước mỗi ngày Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể đào thải các chất độc tố ra ngoài cơ thể được hiệu quả. Đồng thời, khi cơ thể được hấp thụ đủ nước, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động trơn tru hơn, phân cũng sẽ mềm hơn. Điều này sẽ hạn chế khả năng ma sát của phân vào vùng tổn thương, tránh gây đau đớn, chảy máu vùng hậu môn. Sử dụng thực phẩm giảm đau Sau khi cắt trĩ bạn sẽ thường cảm thấy đâu tại khu vực vết mổ. Dưới đây là một số gợi ý về thực phẩm cho bệnh nhân trĩ, giúp giảm đau sau khi cắt trĩ: Nghệ Dân gian xem nghệ như bài thuốc quý trong điều trị vết thương và làm liền da nhanh. Nghệ tươi nên chọn những củ có màu sẫm, giã nát, vắt lấy nước rồi bôi trực tiếp vào vết thương. Ngoài ra, chế biến các thức ăn từ nghệ cũng giúp vết mổ nhanh lành hơn. Xem thêm: Sử dụng nghệ để chữa bệnh trĩ Khoai lang Khoai lang vốn là loại thực phẩm nhiều chất xơ vì thế chống táo bón rất tốt. Bệnh nhân sau khi thực hiện mổ trĩ nên ăn khoai lang để quá trình tiêu hóa được thuận lợi hơn, vết thương từ đó cũng nhanh lành, giảm đau đớn. Canh rau ngót Ăn nhiều canh rau ngót giúp giảm đau, liền da, đặc biệt đối với người mổ trĩ. Ngoài ra, người bệnh có thể thay thế những gợi ý trên bằng các loại rau xanh cùng nhiều thực phẩm giàu chất xơ khác để làm phong phú bữa ăn àm vẫn đảm bảo được mục đích giảm đau sau khi cắt trĩ. Có chế độ vận động phù hợp Sau khoảng 2 đến 3 ngày cắt trĩ bạn có thể vận động nhẹ nhàng, đi bộ để giúp vết thương nhanh hồi phục hơn, tránh không nên tập luyện thể dục thể thao quá sức như đạp xe đạp, bơi lội… Tái khám đúng theo chỉ định Nếu thấy mức độ đau sau khi cắt trĩ gia tăng nhiều hơn thì bạn tái khám bác sỹ ngay. Tuy nhiên nếu mức độ đau giảm dần và không kèm theo những dấu hiệu bất thường thì hãy khám đúng theo lịch hẹn. Việc tái khám đúng theo lịch hẹn sẽ giúp các bác sỹ theo dõi mức độ phục hồi của vết thương sau khi cắt trĩ. Ngoài ra bác sỹ sẽ theo dõi những bất ổn để có biện pháp xử lý tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Phẫu thuật cắt mổ trĩ chỉ là một trong những phương pháp giúp điều trị bệnh trĩ. Bởi sau khi cắt mổ trĩ nếu không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách, chế độ ăn uống không tốt,.. thì bạn có khả năng tái phát bệnh trĩ rất cao. Do đó việc thay đổi lối sống, sinh hoạt, chế độ ăn uống giúp phục hồi chức năng hậu môn sau khi cắt mổ là vô cùng quan trọng. Hiện nay trên thì trường có sản phẩm Gel bôi trĩ Cotripro với thành phần thảo dược tự nhiên như lá lốt, lá sung, ngải cứu, cúc tần, nghệ,… giúp cải thiện triệu chứng đau rát, chảy máu, ngứa hậu môn sau mổ trĩ rất tốt, bạn hoàn toàn có thể sử dụng lâu dài mà vẫn vô cùng an toàn và hiệu quả, đặc biệt Gel Cotripro có thể sử dụng được cho cả phụ nữ mang thai và cho con bú. Vậy là chúng tôi đã chia sẻ với các bạn những thông tin về việc cắt mổ trĩ có đau không? Cần làm gì để giảm đau sau cắt mổ trĩ? Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong việc quyết định lựa chọn phù hợp để việc điều trị bệnh trĩ trở nên hiệu quả hơn và hạn chế đau đớn sau khi mổ. Chia sẻ

anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...