Bật mí 6 cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả mà bạn nên biết
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa trĩ nội được áp dụng, hỗ trợ điều trị triệu chứng và giải quyết dứt điểm căn bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn một số cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả cho mọi giai đoạn, cùng khám phá ngay nhé!
Mục lục
Bệnh trĩ nội có chữa khỏi được không?
Trĩ nội được hình thành từ khối tĩnh mạch hậu môn giãn ra và phồng lên, có vị trí phía trong đường lược. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra trĩ nội, bao gồm những thói quen xấu như ngồi nhiều, đứng lâu, táo bón, căng thẳng kéo dài,… Đây cũng chính là lý do mà búi trĩ sau khi điều trị rất dễ tái phát và biến đổi thành những mức độ nặng nề hơn.
Vậy bệnh trĩ nội có thể chữa khỏi được không? Câu trả lời là hoàn toàn có nếu được phát hiện sớm và tìm ra phương pháp chữa trị thích hợp.
Nếu không có dấu hiệu của bệnh nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ thì bạn cũng nên đi tầm soát, khám sức khỏe định kỳ để kịp thời ngăn chặn sự phát triển bất thường trong cơ thể.
Mặt khác, nếu để lâu và không đi khám kể cả khi các dấu hiệu đã rõ ràng thì căn bệnh rất khó chẩn đoán, để lại nhiều hậu quả nguy hiểm cho bạn.
☛Tìm hiểu đầy đủ: Nguyên nhân bệnh trĩ và cách điều trị
Cách chữa trị bệnh trĩ nội theo từng giai đoạn
Có rất nhiều phương pháp điều trị trĩ nội mà bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên, mỗi mức độ bệnh sẽ có các cách chữa khác nhau, đánh vào triệu chứng hay giải quyết dứt điểm căn nguyên.
- Thay đổi chế độ sinh hoạt và dùng thảo dược: Trĩ nội độ 1 là giai đoạn khởi phát của bệnh, có thể chữa khỏi bằng cách đơn giản là thay đổi chế độ sinh hoạt, sử dụng một số bài thuốc dân gian lành tính như nghệ tươi, cúc tần, ngải cứu,…
- Dùng thuốc Tây: Khi các triệu chứng có thể trở nên rầm rộ hơn, bạn buộc phải điều trị nội khoa dựa trên đơn thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Những loại thuốc này sẽ giảm đau, chống viêm, cầm máu,… chứ không điều trị được triệt để nguyên nhân.
- Thủ thuật không xâm lấn: Rất có hiệu quả trong điều trị trĩ nội chưa có biến chứng, góp phần loại bỏ hoàn toàn búi trĩ cho người bệnh.
- Loại bỏ trĩ nội bằng phẫu thuật: Lựa chọn cuối cùng cho những người mắc bệnh trĩ ở mức độ nặng 3 – 4, khi mà búi trĩ kích thước quá lớn sa ra bên ngoài, chảy máu thành tia, đau nhiều, sưng nề,…
☛ Xem đầy đủ: Bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả
Chữa bệnh trĩ nội giai đoạn đầu
Bệnh trĩ nội độ 1, 2 là giai đoạn hình thành và phát triển đầu tiên, có hiệu quả điều trị rất lớn chỉ bằng những phương pháp được thực hiện tại nhà. Một số cách chữa trĩ nội lúc mới khởi phát có thể kể đến như:
Thực hiện lối sống lành mạnh
Thói quen hằng ngày là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh của bạn. Chính vì vậy, việc xây dựng một lối sống lành mạnh sẽ hạn chế được tốc độ phát triển của búi trĩ, đồng thời cải thiện hệ thống tĩnh mạch bất thường tại hậu môn.
- Việc vận động đều đặn sẽ làm tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ mạch máu thậm chí cải thiện tâm trạng của bạn. Điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh trĩ nội, ‘cắt bỏ’ căn nguyên gây bệnh ngay từ gốc.
- Nếu đang hút thuốc lá, bạn nên bỏ càng sớm càng tốt bởi nicotin và hàng ngàn chất hóa học nguy hiểm khác sẽ làm tổn thương mạch máu, dẫn đến biến chứng nghiêm trọng tại hậu môn.
- Bạn nên tham khảo chỉ số BMI để đánh giá và kiểm soát cân nặng của mình. Nếu có dấu hiệu béo phì, hãy lập tức giảm cân để không tạo quá nhiều áp lực lên hệ tĩnh mạch hậu môn.
- Hạn chế ngồi nhiều, đứng lâu hay mang vác nặng. Bạn có thể sử dụng tấm bông mềm để đặt dưới mông khi nằm để hạn chế tác động lực lên búi trĩ.
- Xông hậu môn bằng nước trầu không 15 – 20 phút, ngày 2 – 3 lần có khả năng cải thiện được tình trạng chảy máu, giảm đau hiệu quả.
- Người bị bệnh trĩ cũng cần chú ý nhiều hơn trong việc giữ vệ sinh cá nhân. Hãy thay khăn tắm thường xuyên và không nên mặc đồ quá chật, quá bó.
- Tuyệt đối không nên sử dụng nước hoa, chất có cồn cho đồ lót hay vùng nhạy cảm bởi điều này có thể tạo ra môi trường tuyệt vời để vi khuẩn phát triển.
- Tập đi đại tiện vào một giờ cố định trong ngày cũng là cách hay để tạm biệt táo bón – nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ nội.
Thiết lập chế độ ăn uống khoa học
Bên cạnh việc thực hiện một lối sống lành mạnh, bạn cũng nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh. Một số lưu ý mà bạn nên ghi nhớ có thể kể đến như:
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể từ 1.5 – 2 lít mỗi ngày sẽ làm cho quá trình chuyển hóa hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một số nước ép trái cây từ rau củ để tăng cường hệ miễn dịch và bôi trơn đường tiêu hóa.
- Ưu tiên lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu, nhuận tràng bao gồm chất xơ có nhiều trong rau xanh, cà chua, khoai tây, ngũ cốc,… và các loại cá vùng lạnh giàu omega – 3 như cá hồi, cá thu,…
- Một số thức ăn có nhiều vi chất như magie hay sắt cũng rất cần thiết cho người bị bệnh trĩ, có thể tìm thấy trong rau chân vịt, quả bơ, hạt hướng dương, hạt lanh, yến mạch,…
- Đặc biệt, người bị bệnh trĩ cần kiêng các loại thức uống gây táo bón, kích thích đường ruột như rượu bia, cà phê, chè đặc,…
- Bạn cần hạn chế tuyệt đối thức ăn nhanh, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ bởi đây là những tác nhân chính khiến cho tình trạng táo bón thêm nặng nề.
- Khi bị bệnh trĩ, bạn nên kiêng thức uống có gas, thức ăn có nhiều đường, nhiều muối để tránh gây tăng áp lực lên thành ruột vốn đã nhạy cảm.
☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh trĩ cần ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Ngoài việc thay đổi lối sống và cách ăn uống của mình, bạn có thể tham khảo thêm một số bài thuốc dân gian từ các loại thảo dược lành tính giúp co nhỏ búi trĩ. Những thực vật quen thuộc có khả năng đẩy lùi sự phát triển của bệnh có thể kể đến như:
Nghệ tươi
Thành phần chính của nghệ tươi chủ yếu là curcumin – một hoạt chất có khả năng điều trị viêm loét, tác động tích cực lên hệ tiêu hóa của bạn. Đối với bệnh trĩ, curcumin nổi bật với vai trò như một kháng sinh tự nhiên, ngăn ngừa viêm nhiễm và phù nề một cách hiệu quả.
Bài thuốc dân gian chữa trĩ nội từ nghệ tươi được thực hiện như sau: Đầu tiên, rửa sạch một củ nghệ vừa phải, đảm bảo đã loại bỏ được hết bụi bẩn và đất cát.
Thái nghệ thành từng khúc sau đó dùng chày hoặc máy xay giã nhuyễn, chắt lọc để thu nước cốt nghệ tươi.
Bôi trực tiếp chất lỏng này lên hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ. Khi nghệ đã khô chồng thêm 2 – 3 lớp nghệ mới nữa. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ ngày trong 4 – 6 tuần để thấy kết quả như mong muốn!
Ngải cứu
Theo Đông Y, lá ngải cứu là một vị thuốc quý có tính ấm, khử hàn, giảm đau và cầm máu. Tận dụng được những đặc tính đáng kinh ngạc này, mẹo chữa bệnh trĩ từ ngải cứu được áp dụng rộng rãi và cho hiệu quả cao.
Đầu tiên, bạn cần ngâm rửa một nắm lá ngải cứu cùng với muối biển. Đun sôi 2 lít nước rồi cho lá đã ngâm vào, đun thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp, đổ ra thau sạch và hòa thêm một ít muối nữa.
Đợi khi nước ấm thì dùng để ngâm rửa hậu môn từ 5 – 10 phút, mỗi ngày từ 1 – 2 lần và thấm khô bằng khăn sạch.
Lá lốt
Ít ai biết rằng, ngoài tính cay nồng, tạo được mùi thơm đặc trưng cho món ăn, lá lốt còn có đặc tính ấm, sát trùng và tiêu viêm, giảm đau rõ rệt.
Thậm chí, người ta đã phát hiện ra hoạt chất Piperine trong lá lốt có tính kháng khuẩn, tăng độ bền thành mạch và phục hồi tổn thương tại niêm mạc nhanh chóng.
Để thực điều trị bệnh trĩ độ 1 từ thảo dược này, bạn hãy chuẩn bị một nắm lá lốt tươi rửa sạch rồi để ráo.
Tiếp đó, dùng lá lốt đem đun cùng 2 lít nước sạch khoảng 5 phút, tắt bếp và để nguội. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ rồi dùng dung dịch trên để ngâm rửa từ 10 – 15 phút. Duy trì phương pháp này mỗi ngày để thấy sự thay đổi của búi trĩ bạn nhé!
☛ Xem thêm chi tiết: Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá lốt
Cúc tần
Y Học Cổ Truyền sử dụng cúc tần như một bài thuốc có tính ấm, vị cay đắng hỗ trợ lợi tiểu, chống viêm, kích thích tiêu hóa, sát trùng… Cũng chính vì những điểm đặc biệt này, việc chữa trị trĩ nội bằng lá cúc tần được nhiều người tin tưởng và thực hiện.
Phương pháp hiệu quả nhất là xông hậu môn cùng lá cúc tần kết hợp với một số nguyên liệu khác như lá sung, lá ngải cứu, lá lốt, nghệ vàng…
Cách áp dụng cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần làm sạch các loại thảo dược trên rồi cho vào đun cùng 2 lít nước trong vòng 20 phút. Chắt lấy nước cốt, đổ ra chậu rồi dùng để xông hậu môn khoảng 15 phút.
Khi nước đã nguội, bạn có thể dùng dung dịch này để rửa lại hậu môn và thấm khô bằng khăn sạch. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung lá cúc tần vào bữa ăn hằng ngày để các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.
Sử dụng gel bôi trĩ Cotripro
Nhờ công nghệ hiện đại, gel bôi Cotripro đã tổng hợp được những thành phần thảo dược có hiệu quả cao trong điều trị bệnh trĩ. Trong sản phẩm gồm có tinh chất cao diếp cá, cúc tần, đương quy, lá lốt, nghệ vàng,… vô cùng lành tính và phù hợp cả với những người có cơ địa nhạy cảm.
Mặt khác, Cotripro dạng gel còn có khả năng thẩm thấu nhanh, tác dụng tại chỗ làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu như đau rát, sưng nóng tại hậu môn.
Bên cạnh đó, sản phẩm cũng hỗ trợ tăng sức bền thành mạch, ngăn ngừa tĩnh mạch giãn quá mức khiến cho bệnh trĩ thêm trầm trọng.
Bạn chỉ cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ, bôi gel lên vùng bị tổn thương và chờ trong 5 – 10 phút để gel khô hoàn toàn. Kiên trì sử dụng khoảng 1 tháng bạn sẽ thấy được sự thay đổi tại búi trĩ khi vùng da săn se lại dễ chịu, giảm hẳn đau rát, chảy máu khi đi đại tiện.
☛Thông tin hữu ích: Kem bôi trĩ cotripro có tốt không? Giá cotripro gel
Những cách chữa bệnh trĩ nội giai đoạn 3 – 4
Khi trĩ nội đã tiến triển đến độ 3, độ 4 thì bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa và bắt đầu một kế hoạch chữa trị thực sự. Các phương pháp điều trị trĩ ở giai đoạn này bao gồm:
Điều trị nội khoa bằng thuốc Tây
Những loại thuốc Tây khác nhau sẽ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu mà bệnh trĩ gây ra. Thế nhưng, khi bệnh đã tiến triển đến mức độ nặng thì bạn cần kết hợp việc dùng thuốc cùng với các phương pháp khác có hiệu quả hơn.
- Thuốc điều hòa lưu thông ruột: Gồm thuốc nhuận tràng và thuốc chống ỉa chảy, giúp ngăn ngừa táo bón và sự phá hủy tại niêm mạc đường tiêu hóa.
- Thuốc đạn và thuốc mỡ: Dùng để đặt hay bôi tại hậu môn, có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc khỏi bị nhiễm khuẩn cũng như giúp phân ra ngoài dễ dàng hơn.
- Thuốc làm tăng cơ lực thành mạch: Làm tăng trương lực mạch máu và ngăn chặn sự giãn rộng của tinh mạch búi trĩ.
- Thuốc chống viêm: Thông thường sử dụng corticoid dạng bôi làm giảm phù nề, sưng đau tại nơi bị tổn thương.
Chữa bệnh trĩ nội bằng các thủ thuật, phẫu thuật
Đây là giải pháp cuối cùng để chữa bệnh trĩ nội một cách dứt điểm và triệt để. Theo thống kê, có đến 80 – 90% bệnh nhân điều trị theo phương pháp này và cho hiệu quả khá khả quan. Một số thủ thuật, phẫu thuật hiện đại có thể kể đến như:
Tiêm xơ búi trĩ
Tiêm xơ búi trĩ là một thủ thuật đơn giản được thực hiện bằng cách đưa thuốc vào tổ chức niêm mạc, kích thích phản ứng xơ hóa tại chỗ khiến cho các lớp niêm mạc dính chặt lại với nhau.
Ưu điểm của kỹ thuật này là cho kết quả tốt, nhanh chóng đối với những tình trạng trĩ nội có chảy máu, sa búi trĩ. Tuy nhiên, tiêm xơ búi trĩ chỉ áp dụng cho một số dạng nhất định chứ không thể điều trị triệt để cho mọi loại trĩ.
Cắt trĩ bằng laser
Đây là một biện pháp điều trị trĩ không xâm lấn mà vẫn có thể xác định được chính xác vị trí của tổn thương nhờ vào tia laser. Nhờ đặc điểm này, người bệnh có thể ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm xảy ra sau phẫu thuật. Đồng thời, bạn có thể hồi phục sức khỏe và sinh hoạt lại bình thường một cách nhanh chóng.
Phẫu thuật LONGO
Nguyên lý của phẫu thuật LONGO đó chính là kéo búi trĩ lên, khoanh vùng và triệt tiêu mạch nuôi trĩ. Theo thời gian, không có nguồn nuôi dưỡng dồi dào thì búi trĩ sẽ tự teo nhỏ và rụng tự nhiên.
Điểm mạnh của phương pháp này đó là sử dụng bộ dụng cụ riêng cho từng bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong quá trình phẫu thuật. Bên cạnh đó, vị trí phẫu thuật có rất ít dây thần kinh cảm giác nên bạn sẽ không cảm thấy quá đau đớn như kỹ thuật cắt trĩ bằng phương pháp cổ điển.
Phương pháp HCPT
Để điều trị bệnh trĩ bằng HCPT, kỹ thuật viên sẽ sử dụng sóng cao tần tác động trực tiếp vào búi trĩ nhằm làm đông tế bào và hình thành nút thắt mạch máu.
Ưu điểm của phương pháp HCPT đó chính là mang đến độ chính xác cao, tránh xuất huyết và giảm thiểu thời gian nằm viện cho bệnh nhân.
☛ Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật? Chi phí mổ trĩ
Cần làm gì để ngăn ngừa búi trĩ tái phát sau khi điều trị?
Nếu vẫn giữ những thói quen xấu trong sinh hoạt và ăn uống không khoa học, bạn sẽ rất dễ dàng tái phát lại bệnh trĩ sau khi đã điều trị. Đặc biệt, nếu tái phát nhiều lần, trĩ nội có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm trong đó có ung thư.
Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn hãy lưu ý một số điểm sau:
Duy trì sinh hoạt và ăn uống khoa học
Hãy luôn giữ một cơ thể tràn đầy năng lượng và sức sống bằng cách tập thể dục mỗi ngày. Nếu công việc của bạn đòi hỏi đứng lâu hay ngồi nhiều, cố gắng dành ra một ít thời gian để vận động nhẹ nhàng, đơn giản.
Đồng thời, hãy uống đủ nước và tăng cường chất xơ, vitamin, chất béo lành tính có nhiều trong rau củ quả, hạt có dầu,… để việc tiêu hóa được nhẹ nhàng hơn. Tuy khá khó khăn lúc ban đầu nhưng bạn nên tập đi vệ sinh cố định một giờ trong ngày trừ những đợt đại tiện theo sinh lý. Tất cả những điều này sẽ giảm thiểu nguy cơ táo bón, yếu tố chủ chốt gây tái phát bệnh trĩ nội.
Sử dụng thuốc theo đơn, đúng liều lượng và theo chỉ dẫn của bác sĩ
Thuốc kê đơn không chỉ giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu mà còn ngăn ngừa búi trĩ tái phát sau khi điều trị. Nhiều người sẽ chủ quan dừng thuốc khi những dấu hiệu đã thuyên giảm, hay thậm chí tự ý tăng liều để kết thúc liệu trình sớm hơn.
Giữ trạng thái tâm lý ổn định, tránh căng thẳng
Tâm lý tác động rất lớn đến diễn biến của bệnh bởi sự căng thẳng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong cơ thể. Chính vì thế, hãy luôn duy trì một tinh thần thoải mái, an nhàn, không nên quá lo lắng và suy nghĩ về những vấn đề tiêu cực.
Đặc biệt, đối với những bệnh nhân mắc trĩ nội ở giai đoạn nhẹ nhưng tâm lý khá yếu thì bạn nên tham khảo đến các phương pháp cắt trĩ để loại bỏ hoàn toàn mối lo về một khối bất thường tại hậu môn. Bạn có thể đọc sách, tâm sự với người đáng tin cậy để tìm cách giải quyết mọi rắc rối trong cuộc sống.
Lời kết
Trên đây là những cách chữa bệnh trĩ nội phổ biến, được áp dụng cho mọi giai đoạn trĩ, mọi cơ sở y tế trên cả nước. Rất mong rằng thông qua những thông tin hữu ích này, bạn sẽ tự đánh giá được tình trạng bệnh của mình để có hướng điều trị phù hợp, nhanh chóng và hiệu quả nhất!
Bật mí 6 cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả mà bạn nên biết
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa trĩ nội được áp dụng, hỗ trợ điều trị triệu chứng và giải quyết dứt điểm căn bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn một số cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả cho mọi giai đoạn, cùng khám phá ngay nhé!
Mục lục
Bệnh trĩ nội có chữa khỏi được không?
Trĩ nội được hình thành từ khối tĩnh mạch hậu môn giãn ra và phồng lên, có vị trí phía trong đường lược. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra trĩ nội, bao gồm những thói quen xấu như ngồi nhiều, đứng lâu, táo bón, căng thẳng kéo dài,… Đây cũng chính là lý do mà búi trĩ sau khi điều trị rất dễ tái phát và biến đổi thành những mức độ nặng nề hơn.
Vậy bệnh trĩ nội có thể chữa khỏi được không? Câu trả lời là hoàn toàn có nếu được phát hiện sớm và tìm ra phương pháp chữa trị thích hợp.
Nếu không có dấu hiệu của bệnh nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ thì bạn cũng nên đi tầm soát, khám sức khỏe định kỳ để kịp thời ngăn chặn sự phát triển bất thường trong cơ thể.
Mặt khác, nếu để lâu và không đi khám kể cả khi các dấu hiệu đã rõ ràng thì căn bệnh rất khó chẩn đoán, để lại nhiều hậu quả nguy hiểm cho bạn.
☛Tìm hiểu đầy đủ: Nguyên nhân bệnh trĩ và cách điều trị
Cách chữa trị bệnh trĩ nội theo từng giai đoạn
Có rất nhiều phương pháp điều trị trĩ nội mà bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên, mỗi mức độ bệnh sẽ có các cách chữa khác nhau, đánh vào triệu chứng hay giải quyết dứt điểm căn nguyên.
- Thay đổi chế độ sinh hoạt và dùng thảo dược: Trĩ nội độ 1 là giai đoạn khởi phát của bệnh, có thể chữa khỏi bằng cách đơn giản là thay đổi chế độ sinh hoạt, sử dụng một số bài thuốc dân gian lành tính như nghệ tươi, cúc tần, ngải cứu,…
- Dùng thuốc Tây: Khi các triệu chứng có thể trở nên rầm rộ hơn, bạn buộc phải điều trị nội khoa dựa trên đơn thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Những loại thuốc này sẽ giảm đau, chống viêm, cầm máu,… chứ không điều trị được triệt để nguyên nhân.
- Thủ thuật không xâm lấn: Rất có hiệu quả trong điều trị trĩ nội chưa có biến chứng, góp phần loại bỏ hoàn toàn búi trĩ cho người bệnh.
- Loại bỏ trĩ nội bằng phẫu thuật: Lựa chọn cuối cùng cho những người mắc bệnh trĩ ở mức độ nặng 3 – 4, khi mà búi trĩ kích thước quá lớn sa ra bên ngoài, chảy máu thành tia, đau nhiều, sưng nề,…
☛ Xem đầy đủ: Bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả
Chữa bệnh trĩ nội giai đoạn đầu
Bệnh trĩ nội độ 1, 2 là giai đoạn hình thành và phát triển đầu tiên, có hiệu quả điều trị rất lớn chỉ bằng những phương pháp được thực hiện tại nhà. Một số cách chữa trĩ nội lúc mới khởi phát có thể kể đến như:
Thực hiện lối sống lành mạnh
Thói quen hằng ngày là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh của bạn. Chính vì vậy, việc xây dựng một lối sống lành mạnh sẽ hạn chế được tốc độ phát triển của búi trĩ, đồng thời cải thiện hệ thống tĩnh mạch bất thường tại hậu môn.
- Việc vận động đều đặn sẽ làm tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ mạch máu thậm chí cải thiện tâm trạng của bạn. Điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh trĩ nội, ‘cắt bỏ’ căn nguyên gây bệnh ngay từ gốc.
- Nếu đang hút thuốc lá, bạn nên bỏ càng sớm càng tốt bởi nicotin và hàng ngàn chất hóa học nguy hiểm khác sẽ làm tổn thương mạch máu, dẫn đến biến chứng nghiêm trọng tại hậu môn.
- Bạn nên tham khảo chỉ số BMI để đánh giá và kiểm soát cân nặng của mình. Nếu có dấu hiệu béo phì, hãy lập tức giảm cân để không tạo quá nhiều áp lực lên hệ tĩnh mạch hậu môn.
- Hạn chế ngồi nhiều, đứng lâu hay mang vác nặng. Bạn có thể sử dụng tấm bông mềm để đặt dưới mông khi nằm để hạn chế tác động lực lên búi trĩ.
- Xông hậu môn bằng nước trầu không 15 – 20 phút, ngày 2 – 3 lần có khả năng cải thiện được tình trạng chảy máu, giảm đau hiệu quả.
- Người bị bệnh trĩ cũng cần chú ý nhiều hơn trong việc giữ vệ sinh cá nhân. Hãy thay khăn tắm thường xuyên và không nên mặc đồ quá chật, quá bó.
- Tuyệt đối không nên sử dụng nước hoa, chất có cồn cho đồ lót hay vùng nhạy cảm bởi điều này có thể tạo ra môi trường tuyệt vời để vi khuẩn phát triển.
- Tập đi đại tiện vào một giờ cố định trong ngày cũng là cách hay để tạm biệt táo bón – nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ nội.
Thiết lập chế độ ăn uống khoa học
Bên cạnh việc thực hiện một lối sống lành mạnh, bạn cũng nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh. Một số lưu ý mà bạn nên ghi nhớ có thể kể đến như:
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể từ 1.5 – 2 lít mỗi ngày sẽ làm cho quá trình chuyển hóa hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một số nước ép trái cây từ rau củ để tăng cường hệ miễn dịch và bôi trơn đường tiêu hóa.
- Ưu tiên lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu, nhuận tràng bao gồm chất xơ có nhiều trong rau xanh, cà chua, khoai tây, ngũ cốc,… và các loại cá vùng lạnh giàu omega – 3 như cá hồi, cá thu,…
- Một số thức ăn có nhiều vi chất như magie hay sắt cũng rất cần thiết cho người bị bệnh trĩ, có thể tìm thấy trong rau chân vịt, quả bơ, hạt hướng dương, hạt lanh, yến mạch,…
- Đặc biệt, người bị bệnh trĩ cần kiêng các loại thức uống gây táo bón, kích thích đường ruột như rượu bia, cà phê, chè đặc,…
- Bạn cần hạn chế tuyệt đối thức ăn nhanh, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ bởi đây là những tác nhân chính khiến cho tình trạng táo bón thêm nặng nề.
- Khi bị bệnh trĩ, bạn nên kiêng thức uống có gas, thức ăn có nhiều đường, nhiều muối để tránh gây tăng áp lực lên thành ruột vốn đã nhạy cảm.
☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh trĩ cần ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Ngoài việc thay đổi lối sống và cách ăn uống của mình, bạn có thể tham khảo thêm một số bài thuốc dân gian từ các loại thảo dược lành tính giúp co nhỏ búi trĩ. Những thực vật quen thuộc có khả năng đẩy lùi sự phát triển của bệnh có thể kể đến như:
Nghệ tươi
Thành phần chính của nghệ tươi chủ yếu là curcumin – một hoạt chất có khả năng điều trị viêm loét, tác động tích cực lên hệ tiêu hóa của bạn. Đối với bệnh trĩ, curcumin nổi bật với vai trò như một kháng sinh tự nhiên, ngăn ngừa viêm nhiễm và phù nề một cách hiệu quả.
Bài thuốc dân gian chữa trĩ nội từ nghệ tươi được thực hiện như sau: Đầu tiên, rửa sạch một củ nghệ vừa phải, đảm bảo đã loại bỏ được hết bụi bẩn và đất cát.
Thái nghệ thành từng khúc sau đó dùng chày hoặc máy xay giã nhuyễn, chắt lọc để thu nước cốt nghệ tươi.
Bôi trực tiếp chất lỏng này lên hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ. Khi nghệ đã khô chồng thêm 2 – 3 lớp nghệ mới nữa. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ ngày trong 4 – 6 tuần để thấy kết quả như mong muốn!
Ngải cứu
Theo Đông Y, lá ngải cứu là một vị thuốc quý có tính ấm, khử hàn, giảm đau và cầm máu. Tận dụng được những đặc tính đáng kinh ngạc này, mẹo chữa bệnh trĩ từ ngải cứu được áp dụng rộng rãi và cho hiệu quả cao.
Đầu tiên, bạn cần ngâm rửa một nắm lá ngải cứu cùng với muối biển. Đun sôi 2 lít nước rồi cho lá đã ngâm vào, đun thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp, đổ ra thau sạch và hòa thêm một ít muối nữa.
Đợi khi nước ấm thì dùng để ngâm rửa hậu môn từ 5 – 10 phút, mỗi ngày từ 1 – 2 lần và thấm khô bằng khăn sạch.
Lá lốt
Ít ai biết rằng, ngoài tính cay nồng, tạo được mùi thơm đặc trưng cho món ăn, lá lốt còn có đặc tính ấm, sát trùng và tiêu viêm, giảm đau rõ rệt.
Thậm chí, người ta đã phát hiện ra hoạt chất Piperine trong lá lốt có tính kháng khuẩn, tăng độ bền thành mạch và phục hồi tổn thương tại niêm mạc nhanh chóng.
Để thực điều trị bệnh trĩ độ 1 từ thảo dược này, bạn hãy chuẩn bị một nắm lá lốt tươi rửa sạch rồi để ráo.
Tiếp đó, dùng lá lốt đem đun cùng 2 lít nước sạch khoảng 5 phút, tắt bếp và để nguội. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ rồi dùng dung dịch trên để ngâm rửa từ 10 – 15 phút. Duy trì phương pháp này mỗi ngày để thấy sự thay đổi của búi trĩ bạn nhé!
☛ Xem thêm chi tiết: Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá lốt
Cúc tần
Y Học Cổ Truyền sử dụng cúc tần như một bài thuốc có tính ấm, vị cay đắng hỗ trợ lợi tiểu, chống viêm, kích thích tiêu hóa, sát trùng… Cũng chính vì những điểm đặc biệt này, việc chữa trị trĩ nội bằng lá cúc tần được nhiều người tin tưởng và thực hiện.
Phương pháp hiệu quả nhất là xông hậu môn cùng lá cúc tần kết hợp với một số nguyên liệu khác như lá sung, lá ngải cứu, lá lốt, nghệ vàng…
Cách áp dụng cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần làm sạch các loại thảo dược trên rồi cho vào đun cùng 2 lít nước trong vòng 20 phút. Chắt lấy nước cốt, đổ ra chậu rồi dùng để xông hậu môn khoảng 15 phút.
Khi nước đã nguội, bạn có thể dùng dung dịch này để rửa lại hậu môn và thấm khô bằng khăn sạch. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung lá cúc tần vào bữa ăn hằng ngày để các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.
Sử dụng gel bôi trĩ Cotripro
Nhờ công nghệ hiện đại, gel bôi Cotripro đã tổng hợp được những thành phần thảo dược có hiệu quả cao trong điều trị bệnh trĩ. Trong sản phẩm gồm có tinh chất cao diếp cá, cúc tần, đương quy, lá lốt, nghệ vàng,… vô cùng lành tính và phù hợp cả với những người có cơ địa nhạy cảm.
Mặt khác, Cotripro dạng gel còn có khả năng thẩm thấu nhanh, tác dụng tại chỗ làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu như đau rát, sưng nóng tại hậu môn.
Bên cạnh đó, sản phẩm cũng hỗ trợ tăng sức bền thành mạch, ngăn ngừa tĩnh mạch giãn quá mức khiến cho bệnh trĩ thêm trầm trọng.
Bạn chỉ cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ, bôi gel lên vùng bị tổn thương và chờ trong 5 – 10 phút để gel khô hoàn toàn. Kiên trì sử dụng khoảng 1 tháng bạn sẽ thấy được sự thay đổi tại búi trĩ khi vùng da săn se lại dễ chịu, giảm hẳn đau rát, chảy máu khi đi đại tiện.
☛Thông tin hữu ích: Kem bôi trĩ cotripro có tốt không? Giá cotripro gel
Những cách chữa bệnh trĩ nội giai đoạn 3 – 4
Khi trĩ nội đã tiến triển đến độ 3, độ 4 thì bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa và bắt đầu một kế hoạch chữa trị thực sự. Các phương pháp điều trị trĩ ở giai đoạn này bao gồm:
Điều trị nội khoa bằng thuốc Tây
Những loại thuốc Tây khác nhau sẽ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu mà bệnh trĩ gây ra. Thế nhưng, khi bệnh đã tiến triển đến mức độ nặng thì bạn cần kết hợp việc dùng thuốc cùng với các phương pháp khác có hiệu quả hơn.
- Thuốc điều hòa lưu thông ruột: Gồm thuốc nhuận tràng và thuốc chống ỉa chảy, giúp ngăn ngừa táo bón và sự phá hủy tại niêm mạc đường tiêu hóa.
- Thuốc đạn và thuốc mỡ: Dùng để đặt hay bôi tại hậu môn, có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc khỏi bị nhiễm khuẩn cũng như giúp phân ra ngoài dễ dàng hơn.
- Thuốc làm tăng cơ lực thành mạch: Làm tăng trương lực mạch máu và ngăn chặn sự giãn rộng của tinh mạch búi trĩ.
- Thuốc chống viêm: Thông thường sử dụng corticoid dạng bôi làm giảm phù nề, sưng đau tại nơi bị tổn thương.
Chữa bệnh trĩ nội bằng các thủ thuật, phẫu thuật
Đây là giải pháp cuối cùng để chữa bệnh trĩ nội một cách dứt điểm và triệt để. Theo thống kê, có đến 80 – 90% bệnh nhân điều trị theo phương pháp này và cho hiệu quả khá khả quan. Một số thủ thuật, phẫu thuật hiện đại có thể kể đến như:
Tiêm xơ búi trĩ
Tiêm xơ búi trĩ là một thủ thuật đơn giản được thực hiện bằng cách đưa thuốc vào tổ chức niêm mạc, kích thích phản ứng xơ hóa tại chỗ khiến cho các lớp niêm mạc dính chặt lại với nhau.
Ưu điểm của kỹ thuật này là cho kết quả tốt, nhanh chóng đối với những tình trạng trĩ nội có chảy máu, sa búi trĩ. Tuy nhiên, tiêm xơ búi trĩ chỉ áp dụng cho một số dạng nhất định chứ không thể điều trị triệt để cho mọi loại trĩ.
Cắt trĩ bằng laser
Đây là một biện pháp điều trị trĩ không xâm lấn mà vẫn có thể xác định được chính xác vị trí của tổn thương nhờ vào tia laser. Nhờ đặc điểm này, người bệnh có thể ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm xảy ra sau phẫu thuật. Đồng thời, bạn có thể hồi phục sức khỏe và sinh hoạt lại bình thường một cách nhanh chóng.
Phẫu thuật LONGO
Nguyên lý của phẫu thuật LONGO đó chính là kéo búi trĩ lên, khoanh vùng và triệt tiêu mạch nuôi trĩ. Theo thời gian, không có nguồn nuôi dưỡng dồi dào thì búi trĩ sẽ tự teo nhỏ và rụng tự nhiên.
Điểm mạnh của phương pháp này đó là sử dụng bộ dụng cụ riêng cho từng bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong quá trình phẫu thuật. Bên cạnh đó, vị trí phẫu thuật có rất ít dây thần kinh cảm giác nên bạn sẽ không cảm thấy quá đau đớn như kỹ thuật cắt trĩ bằng phương pháp cổ điển.
Phương pháp HCPT
Để điều trị bệnh trĩ bằng HCPT, kỹ thuật viên sẽ sử dụng sóng cao tần tác động trực tiếp vào búi trĩ nhằm làm đông tế bào và hình thành nút thắt mạch máu.
Ưu điểm của phương pháp HCPT đó chính là mang đến độ chính xác cao, tránh xuất huyết và giảm thiểu thời gian nằm viện cho bệnh nhân.
☛ Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật? Chi phí mổ trĩ
Cần làm gì để ngăn ngừa búi trĩ tái phát sau khi điều trị?
Nếu vẫn giữ những thói quen xấu trong sinh hoạt và ăn uống không khoa học, bạn sẽ rất dễ dàng tái phát lại bệnh trĩ sau khi đã điều trị. Đặc biệt, nếu tái phát nhiều lần, trĩ nội có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm trong đó có ung thư.
Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn hãy lưu ý một số điểm sau:
Duy trì sinh hoạt và ăn uống khoa học
Hãy luôn giữ một cơ thể tràn đầy năng lượng và sức sống bằng cách tập thể dục mỗi ngày. Nếu công việc của bạn đòi hỏi đứng lâu hay ngồi nhiều, cố gắng dành ra một ít thời gian để vận động nhẹ nhàng, đơn giản.
Đồng thời, hãy uống đủ nước và tăng cường chất xơ, vitamin, chất béo lành tính có nhiều trong rau củ quả, hạt có dầu,… để việc tiêu hóa được nhẹ nhàng hơn. Tuy khá khó khăn lúc ban đầu nhưng bạn nên tập đi vệ sinh cố định một giờ trong ngày trừ những đợt đại tiện theo sinh lý. Tất cả những điều này sẽ giảm thiểu nguy cơ táo bón, yếu tố chủ chốt gây tái phát bệnh trĩ nội.
Sử dụng thuốc theo đơn, đúng liều lượng và theo chỉ dẫn của bác sĩ
Thuốc kê đơn không chỉ giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu mà còn ngăn ngừa búi trĩ tái phát sau khi điều trị. Nhiều người sẽ chủ quan dừng thuốc khi những dấu hiệu đã thuyên giảm, hay thậm chí tự ý tăng liều để kết thúc liệu trình sớm hơn.
Giữ trạng thái tâm lý ổn định, tránh căng thẳng
Tâm lý tác động rất lớn đến diễn biến của bệnh bởi sự căng thẳng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong cơ thể. Chính vì thế, hãy luôn duy trì một tinh thần thoải mái, an nhàn, không nên quá lo lắng và suy nghĩ về những vấn đề tiêu cực.
Đặc biệt, đối với những bệnh nhân mắc trĩ nội ở giai đoạn nhẹ nhưng tâm lý khá yếu thì bạn nên tham khảo đến các phương pháp cắt trĩ để loại bỏ hoàn toàn mối lo về một khối bất thường tại hậu môn. Bạn có thể đọc sách, tâm sự với người đáng tin cậy để tìm cách giải quyết mọi rắc rối trong cuộc sống.
Lời kết
Trên đây là những cách chữa bệnh trĩ nội phổ biến, được áp dụng cho mọi giai đoạn trĩ, mọi cơ sở y tế trên cả nước. Rất mong rằng thông qua những thông tin hữu ích này, bạn sẽ tự đánh giá được tình trạng bệnh của mình để có hướng điều trị phù hợp, nhanh chóng và hiệu quả nhất!