Lý do ngồi nhiều bị trĩ? Cách khắc phục ra sao?

Công việc của tôi là nhân viên văn phòng, phải ngồi liên tục trước máy tính trong nhiều giờ. Thời gian gần đây, tối có một số biểu hiện của bệnh trĩ: ngứa rát hậu môn, thỉnh thoảng đi vệ sinh có chảy máu và khi dặn mạnh tôi thấy có cục thịt lòi ra ngoài sau đó tự co lên. Chuyên gia cho tôi hỏi, có phải do tôi ngồi nhiều trong thời gian dài nên bị trĩ hay không? Tôi cần làm gì để cải thiện tình trạng khi tính chất công việc của tôi như vậy?

Nguyễn Thị Ngọc Anh (Ngọc Thụy, Gia Lâm, Hà Nội)

Trả lời

Chào chị Ngọc Anh, về thắc mắc của chị, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết ngay trong nội dung dưới đây:

Tại sao ngồi nhiều lại bị trĩ?

Theo một số thống kê, nhân viên văn phòng nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc bệnh trĩ do phải ngồi nhiều và ít vận động. Bệnh hình thành khi các tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn bị co giãn quá mức gây sưng phồng và tạo thành búi trĩ.
Tham khảo chi tiết: Tất cả những thông tin cần biết về bệnh trĩ
Ngồi nhiều sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng. Nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cho tĩnh mạch vùng hậu môn căng giãn quá mức và làm giảm lưu thông máu đến bộ phận này và từ đó tạo thành búi trĩ. Người ta lý giải tình trạng này là do:

Gây cản trở quá trình lưu thông máu

Nhân viên văn phòng thường phải ngồi từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày. Ngồi nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp, tiêu hóa, vùng kín và hậu môn và gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Nguyên nhân là do, ngồi nhiều khiến cho máu và khí huyết lưu thông chậm chạp hơn, đình trệ hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể (đặc biệt là với nửa phần thân dưới). Không những thế, tình trạng máu huyết lưu thông chậm chạp và ứ tắc tại hậu môn sẽ làm tăng áp lực cho trực tràng. Đây là điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý về đường tiêu hóa phát triển, trong đó có bệnh trĩ. Ngoài ra, tình trạng máu huyết không lưu thông điều độ trong thời gian dài còn dẫn đến tình trạng chân phù nề, di chuyển kém linh hoạt.

Hệ thống tiêu hóa hoạt động kém

Ngồi nhiều làm cho hệ thống tiêu hóa bị trì trệ, hoạt động kém

Vận động sẽ giúp cho cơ thể lưu thông khí huyết tốt hơn, tăng khả tăng bài tiết. Còn ngồi nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Cụ thể là gây suy giảm chức năng nhu động ruột, dạ dày không co bóp như bình thường. Khi nhu động ruột và dạ dày bị suy giảm chức năng kéo theo hiện tượng chướng, đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa… Từ đó, khiến người bệnh chán ăn hoặc ăn không thấy ngon làm cho cho cơ thể thiếu hụt dưỡng chất. Nhân cơ hội này, các bệnh về đường tiêu hóa sẽ được “dịp” tấn công cơ thể.

Tăng nguy cơ táo bón

Ngồi nhiều khiến cho cơ thể bị đình trệ, gây suy giảm chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Kết hợp với tình trạng máu huyết lưu thông kém và hệ thống tiêu hóa bị rối loạn khiến nhiều người gặp phải hiện tượng táo bón. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương hậu môn, dẫn đến bệnh trĩ.

Tạo căng thẳng, mệt mỏi

Ngồi nhiều khiến cho cơ thể trở nên kém linh hoạt hơn. Ngày qua ngày sẽ hình thành lên tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Theo các chuyên gia, người thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác. Trong đó, bệnh trĩ là căn bệnh điển hình ở người có đặc thù công việc phải ngồi nhiều hoặc đứng lâu trong thời gian dài.
Đây là những lý giải cho câu hỏi: “Vì sao ngồi nhiều bị trĩ?” mà chị Ngọc Anh thắc mắc. Để phòng tránh căn bệnh này, chị cần điều chỉnh một số thói quen sống hàng ngày để giúp cơ thể linh hoạt hơn, tăng cường lưu thông máu đến tất cả các vùng trên cơ thể, nhất là hậu môn.
➤ Tham khảo thêm: 9 nguyên nhân gây bệnh trĩ mà bạn không nên chủ quan

Giải pháp cho người bệnh trĩ khi phải ngồi nhiều

Nguyên nhân gây trĩ chủ yếu là do xuất phát từ các thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày như: chế độ ăn uống nghèo dưỡng chất, đặc biệt là thiếu chất xơ, ngồi nhiều, thói quen lười vận động, đi vệ sinh không đúng cách (ngồi quá lâu, rặn mạnh khi đi vệ sinh)… Do đó, để ngăn ngừa bệnh hình thành cũng như giúp cho bệnh không phát triển nghiêm trọng, chị có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa tại nhà và nơi làm việc sau đây:

Nên tạo thói quen vận động

Do đặc thù công việc của chị là phải ngồi nhiều nên chị có thể ưu tiên thay đổi thói quen làm việc. Cứ khoảng 40 phút - 1 tiếng, chị đứng lên đi lại để lấy nước, đi vệ sinh hoặc vận động nhẹ khoảng 5 phút. Việc làm này sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến hậu môn tốt hơn. Từ đó giúp làm giảm áp lực lên tĩnh mạch và ngăn sự tạo thành cũng như phát triển búi trĩ. Thường xuyên vận động còn giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh táo bón. Đồng thời còn giúp kiểm soát cân nặng phù hợp cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc một số bệnh lý về xương khớp. Do đó, khi ở nhà, chị cần tạo thói quen tập thể dục khoảng 30 - 40 phút mỗi ngày. Tùy vào sức khỏe, thể trạng mà chị có thể lựa chọn những bộ môn thể thao phù hợp. Các bộ môn thể thao giúp phòng tránh trĩ có thể kể tên như đi bộ, chạy bộ, yoga hoặc nhảy dây,…

Điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp

Do tính chất công việc nên ngồi nhiều là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu biết cách kiểm soát tốt, điều chỉnh tư thế ngồi hợp lý cũng có thể giúp người bệnh giảm nguy cơ đau rát hậu môn hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý về tư thế ngồi giúp cơ thể được thoải mái, tránh cơn đau rát do bệnh trĩ hoành hành: +) Tư thế ngồi làm việc Vì phải ngồi làm việc trong thời gian dài nên chị sử dụng thêm một chiếc gối mềm mại kê dưới mông sẽ là biện pháp hữu hiệu giúp giảm đau rát hậu môn. Bên cạnh đó, chị cũng nên sắp xếp, lựa chọn bàn và ghế có chiều cao cân đối để tư thế ngồi làm việc thoải mái nhất. +) Tư thế khi đi đại tiện Ngồi bệt là tư thế đi đại tiện phổ biến nhưng nó không được phù hợp với người bệnh trĩ. Ngồi xổm được coi là tư thế ngồi hoàn hảo giúp cho nhu động ruột hoạt động tốt hơn, làm cho việc đại tiện trở nên “trơn tru”, dễ dàng hơn. Đặc biệt, tư thế này giúp cho bệnh trĩ không phát triển theo chiều hướng xấu. Nếu không quen, chị có thể ngồi bệt và sử dụng ghế để kê hai chân, người hơi nghiêng về phía trước. Đồng thời, lúc này hai đầu gối sẽ chạm vào ngực, tạo nên tư thế tương tự như hình chữ V. Các chuyên gia cho rằng, tư thế ngồi này sẽ giúp liên kết bên trong cơ thể hoạt động tốt hơn, tạo điều kiện để phân thoát ra ngoài dễ dàng, giảm áp lực cho hậu môn. Bên cạnh đó, chị cũng cần lưu ý một số vấn đề khi đi vệ sinh để ngăn ngừa bệnh phát triển nặng hơn:
  • Nên tạo thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ trong ngày.
  • Không đi vệ sinh quá lâu, từ bỏ thói quen sử dụng điện thoại, đọc sách báo trong lúc đi vệ sinh (nếu có) để tập trung vào việc đại tiện.
  • Khi có nhu cầu đi vệ sinh, không nên nhịn đại tiện sẽ làm cho tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng.
  • Không rặn quá mạnh khi đi đại tiện sẽ làm tăng áp lực lên hậu môn.
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đi đại tiện bằng giấy mềm hoặc sử dụng nước. Tránh sử dụng các loại giấy thô ráp gây đau rát hậu môn nhiều hơn.
>>> Bạn có thể quan tâm: Tư thế sinh hoạt tốt cho người bị trĩ

Chế độ ăn uống lành mạnh

Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, giàu chất xơ và ít chất béo để tránh tình trạng táo bón, làm mềm phân, giúp cơ thể đào thải phân ra ngoài tốt hơn. Tuân thủ đúng nguyên tắc ăn, ăn đúng bữa, ăn chậm và nhai kỹ sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Nếu vì công việc bận rộn mà chị ăn qua loa hoặc không đúng giờ gây sẽ gây tác động tiêu cực đến dạ dày. Đồng thời gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của nhu động ruột khiến thức ăn bị lắng đọng và hình thành bệnh trĩ. Chị nên ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm chống táo bón như: rau mồng tơi, rau khoai lang, các loại rau họ cải có màu xanh đậm, rau diếp cá... đồng thời cần cân bằng chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, để bệnh không phát triển trầm trọng hơn, chị nên tránh sử dụng các đồ ăn thức uống chứa chất kích thích như cà phê, rượu, thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ… ➤ Tham khảo chi tiết: Bệnh trĩ nên ăn gì và kiềng ăn gì để mau khỏi bệnh?

Uống nhiều nước mỗi ngày

Nước giúp thanh lọc, giải độc cơ thể, giúp cho quá trình đào thải độc tố trong cơ thể diễn ra tốt hơn. Theo các chuyên gia, dù không khát nước cũng cần phải bổ sung một lượng nước vừa đủ cho cơ thể (bổ sung khoảng 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày). Nước giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh táo bón và trĩ. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý rằng, người bệnh không nên uống nhiều nước đá vì chúng khiến máu lưu thông kém và tác động xấu đến hệ tiêu hóa, làm tăng khả năng hình thành búi trĩ. Mặt khác, bệnh nhân cũng không nên uống nhiều nước vào buổi tối tránh trường hợp ảnh hưởng xấu đến thận. >>> Thông tin thêm cho bạn: Nên uống gì để chữa bệnh trĩ hiệu quả Ngồi nhiều bị trĩ nếu không được điều trị sớm sẽ khiến cho kích thước búi trĩ tăng dần gây đau nhức và nóng rát ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt khi bệnh chuyển nặng có thể gây biến chứng nguy hiểm. Do đó, đầu tiên chị nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị càng sớm càng tốt để nhanh chóng đẩy lùi bệnh. Đồng thời, chị cũng nên thực hiện các thói quen giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả do tính chất công việc ngồi nhiều của mình. Chúc chị sớm khỏi bệnh!

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Câu hỏi liên quan

Xem thêm »
Loading...