Nên uống gì để phòng tránh và chữa bệnh trĩ tốt nhất
Bị trĩ nên uống gì? luôn là những câu hỏi được nhiều người tìm kiếm để việc điều trị bệnh trĩ gặp thuận lợi hoặc cũng là cách để bạn phòng tránh bệnh tốt nhất. Để giải đáp những thắc mắc này hãy cùng chúng tôi tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết sau để tìm được câu trả lời nhé.
Mục lục
Bị trĩ nên uống gì để phòng và chữa bệnh trĩ
Bệnh trĩ (trĩ nội hay trĩ ngoại) dù là mức độ nào cũng là nỗi ám ảnh về tinh thần đối với người mắc trĩ. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người lại âm thầm chịu đựng và có tâm lý e ngại khi đi khám nên thường để bệnh bị nặng mới đến cơ sở y tế điều trị.
Theo các chuyên gia y tế, việc các búi trĩ hình thành là do khí huyết không lưu thông dẫn đến sự căng giãn quá mức của tĩnh mạch xung quanh hậu môn – trực tràng, tình trạng này kéo dài làm tĩnh mạch căng phồng lên và mỏng đi.
Nếu thực hiện phẫu thuật cắt búi trĩ thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn, không dứt điểm một thời gian sau bệnh trĩ lại tái phát. Để giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra và ngăn ngừa táo bón, người bệnh cần bổ sung một số thực phẩm, nước uống giàu chất xơ như sau:
Bị trĩ nên uống gì?
Nên uống nhiều nước lọc
- Uống từ 2 – 2,5 lít mỗi ngày, chính là cách bạn khôi phục sức khỏe nhanh chóng nhất bởi nước giúp hệ tiêu hóa được cải thiện, phân mềm ra khiến việc đi đại tiện cũng dễ dàng hơn và còn giúp hạn chế nguy cơ bị táo bón và các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa.
Nước uống từ các thực phẩm giàu chất xơ
- Chất xơ có tác dụng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa cũng như giúp cho việc thải phân ra ngoài dễ dàng hơn. Cụ thể chất xơ giúp dự trữ nước trong ruột, làm mềm phân và hạn chế được tình trạng táo bón. Giúp việc đi đại tiện gặp thuận lợi, hạn chế tình trạng sa búi trĩ hay còn gọi là lòi búi trĩ.
- Các thực phẩm có giàu chất xơ như sữa đậu nành, nước rang gạo lứt, yến mạch, ngũ cốc xay, nước ép khoai tây, nước ép hoa atiso, nước ép bắp cải, nước ép bông cải xanh,… và một số loại đậu có hàm lượng chất xơ cao như soup đậu gà, soup đậu thận, nước đậu đen rang,… nước ép trái cây tươi thì có cam, táo, quả mâm xôi, quả dâu tây,…
Hiện nay trên thị trường có cung cấp nhiều thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ khá tốt, tuy nhiên bạn nên bổ sung trực tiếp chất xơ bằng các loại nước ép hay sữa hạt hàng ngày để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng mà không có nguồn gốc, thương hiệu hay hạn sử dụng.
Nước uống từ các thực phẩm nhuận tràng
- Các loại rau nhuận tràng cần chế biến nấu chín như canh rau lang, canh rau đay, canh bí mướp,…
- Một số nước ép từ rau như nước ép rau mồng tơi, nước ép rau diếp cá, nước ép rau cải các loại, nước ép bầu, nước ép măng tây, nước ép xà lách, ép củ cải đỏ (có chứa nhiều vitamin chống táo bón và trĩ cực tốt). Lượng chất xơ có trong củ cải giúp cho các chất thải tống ra ngoài một cách dễ dàng.
- Cần bổ sung thêm các loại trái cây như nước ép cam, sữa hạt điều hạnh nhận, sữa đậu nành, nước ép rau chân vịt, nho khô không hạt, bưởi, quýt, mận, dưa hấu, dâu tây, chuối, táo, kiwi, hải sâm, thanh long, bơ, cà chua, bí đỏ, củ sen, rau mùi, rau má cũng rất có lợi cho người mắc trĩ.
- Trong đó mật ong cũng có tác dụng nhuận tràng tốt.
Nước uống từ các thực phẩm giàu sắt
Theo báo cáo nghiên cứu về dinh dưỡng ở Úc đã khẳng định hàm lượng dinh dưỡng, chất xơ, chất đạm, chát béo có trong các loại sữa hạt ngang hàng với các loại thịt, cá, trứng.
- Người bệnh dễ bị thiếu máu trầm trọng do đại tiện ra máu thì cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như nước vừng (mè đen) rang, nước ép mận, ép mơ khô, ép nho khô, các loại hạt dinh dưỡng như hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, óc chó (có tác dụng nhuận tràng, giảm búi trĩ, làm giảm các hiện tượng đại tiện ra máu, có thể mix thành 1 loại sữa hạt để sử dụng).
Nước uống từ các thực phẩm giàu Vitamin
Vitamin C và Vitamin E rất cần thiết cho việc hình thành và duy trì các mạch máu khỏe mạnh trong cơ thể, nhằm chống lại những nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn. Bạn cần hạn chế ăn đồ ăn vặt có gia vị cay nóng, thực phẩm ăn nhanh không đảm bảo, cảm giác lo âu và căng thẳng cũng là nguyên nhân khiến vitamin C tụt giảm.
- Vitamin C có nhiều trong các loại nước ép từ rau củ quả mà bạn cần bổ sung như dâu tây, cam, đu đủ chín, kiwi, ổi, bông cải xanh,…
- Vitamin E tan trong chất béo rất quan trọng cho màng tế bào, ngăn ngừa viêm nhiễm, chữa lành các mô bị viêm, giúp làm teo nhỏ búi trĩ. Các thực phẩm giàu vitamin E có trong nước ép hạt dẻ, ép rau chân vit, mix sữa hạt và quả bơ, nước ép đu đủ chín, nước ép rau cải xanh.
Uống sữa chua chứa men probiotic
Theo khuyến cáo của Trung tâm Y tế Maryland – Hoa Kỳ, người mắc trĩ nên bổ sung một hũ sữa chua hàng ngày để cung cấp chế phẩm sinh học probiotic có lợi giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa và chức năng miễn dịch.
Probiotic có tác dụng cải thiện chức năng ruột bằng cách tăng cường nhu động ruột, làm mềm phân từ đó có thể giúp điều trị dứt điểm táo bón, ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh trĩ do táo bón gây ra.
Mặc dù vậy, không phải loại sữa chua nào cũng có men Probiotic, nên khi đi tìm mua bạn hãy chọn sản phẩm mà trong thành phần có mẫu men Probiotics như Lactobacillus paracasei, Lactobacillus acidophilus, hay Bifidobacterium.
Mỗi hộp sữa chua khối lượng 100g có chứa vài tỷ men vi sinh Probiotics nên người mắc trĩ chỉ cần dùng 100g sữa chua mỗi ngày là đủ (cũng nên lưu ý là các men này phải “còn sống” vào thời điểm dung nạp, nên các sản phẩm sữa chua phải là loại chưa qua giai đoạn thanh trùng).
Bị trĩ không nên uống gì?
Trong quá trình điều trị bệnh, bạn không nên tự ý dùng thức uống không tốt cho sức khỏe vì có thể làm triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số thức uống mà bạn nên hạn chế uống:
- Không nên uống nước dừa đối với người bị bệnh trĩ cấp độ 3, 4 thường khó tiêu, dễ bị tiêu chảy, chân tay lạnh. Trường hợp thứ hai người bị bệnh trĩ có tiểu sử huyết áp thấp khi uống nước dừa vừa hạ đường huyết vừa tăng nguy cơ táo bón.
- Không nên dùng thức uống có chứa nhiều đường và sữa bởi đây chính là nguyên nhân gây táo bón và kích thích phản ứng viêm phát triển, gây sưng đau búi trĩ và ngứa ngáy ở xung quanh vùng hậu môn, ngay cả khi không đi vệ sinh.
- Không nên uống trà đặc hoặc cà phê bởi có chứa chất caffein có tác dụng khử nước, cơ thể sẽ gặp các vấn đề như khó tiêu, tăng lo âu, ảnh hưởng đến sức khỏe dẫn đến bệnh trĩ tiến triển nặng hơn.
- Không nên uống nước ngọt có ga sẽ gây cản trở hấp thu chất dinh dưỡng có trong thức ăn tăng nguy cơ mắc táo bón vì thành phần trong nước có nhiều đường chính là nguy cơ tăng cân nặng gây áp lực lên hậu môn.
- Không nên uống rượu bia bởi có chứa chất cồn kích thích đi tiểu nhiều lần, khiến cơ thể mất nước, phân khô cứng sau mỗi lần đi đại tiện còn gây ngứa và nóng rát vùng hậu môn. Dễ làm tổn thương niêm mạc và sung huyết, làm quá trình vận chuyển của tĩnh mạch hậu môn bị ứ trệ là thủ phạm gây ra bệnh trĩ.
Ngoài ra, một số loại trái cây mà người bệnh cần thận trọng như quả hồng, ổi xanh, mít, nhãn, xoài,… gây khó tiêu, đầy bụng, làm chậm quá trình đào thải phân phải rặn nhiều khi đi đại tiện dễ gây táo bón. Để càng lâu trĩ càng tiến triển nhanh và có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Bị trĩ uống bài thuốc nam nào chữa trĩ hiệu quả
Từ xa xưa, ông cha ta đã để lại trong dân gian với nhiều bài thuốc nam điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Nguyên liệu chính lại từ các thảo dược dễ trồng dễ kiếm như diếp cá, đương quy, ngải cứu, lá lốt, nghệ tươi, cúc tần, lá thiên lý,…
Một số bài thuốc nam mà bạn có thể tham khảo thêm những cách điều trị bệnh trĩ an toàn, đơn giản và tiết kiệm chi phí như:
Uống nước cốt lá diếp cá chữa bệnh trĩ
Trong nước cốt diếp cá có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, phần lớn là Quercetin – một Flavonoid giúp bảo vệ thành mạch trĩ tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa, hạn chế sự giãn nở các tĩnh mạch trĩ hiệu quả.
Chuẩn bị:
- Lá diếp cá tươi rửa sạch ngâm với nước muối pha loãng rồi để ráo nước.
- 350ml nước ấm.
Cách làm:
- Giã nhuyễn lá diếp cá rồi vắt lấy nước cốt
- Trộn nước cốt diếp cá vào ly nước đã chuẩn bị, rồi thực hiện uống hàng ngày.
Bạn cần duy trì uống nước diếp cá 2 lần mỗi ngày, tốt nhất là sáng và chiều. Trong một thời gian ngắn có thể thấy giảm thiểu táo bón và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh trĩ.
>>> Thông tin thêm cho bạn: Bật mí cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá tại nhà
Uống nước lá cúc tần chữa bệnh trĩ
Theo nghiên cứu khoa học, cúc tần có tên khoa học là Pluchea indica. Thành phần chủ yếu bên trong cúc tần tươi có chứa nhiều dường chất như xenlulozo, canxi, protit, lipit, vitamin C, caroten, Fe,… có khả năng sát trùng, kích thích tiêu hóa ngăn ngừa táo bón, khắc phục các triệu chứng do trĩ gây ra.
Chuẩn bị:
- Rửa sạch 15g lá cúc tần rồi ngâm với nước muối loãng 10 – 15 phút, để ráo nước.
- 1 chiếc ly nhỏ
Cách làm:
- Giã nhuyễn lá cúc tần, rồi vắt kiệt lấy nước cốt, bã đem bỏ đi.
- Cho nước cốt vào chiếc ly rồi uống.
Bạn cần kiên trì uống 1 lần/ ngày, nước cốt cúc tần tuy không dễ uống nhưng nếu duy trì đều đặn trong nhiều ngày sẽ cảm nhận được dấu hiệu tích cực trong quá trình điều trị bệnh trĩ.
Uống nước lá thiên lý chữa bệnh trĩ
Theo nghiên cứu y học hiện đại, lá thiên lý được sử dụng để làm thuốc điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả. Trong thành phàn của lá và thân cây có chứa alcaloid, giàu vitamin C, vitamin B1, vitamin B2 cùng các khoáng chất như phospho, Fe (sắt), calci, Zn (kẽm),… có tác dụng giảm đau rát, sưng viêm vùng hậu môn.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá thiên lý tươi non đem rửa sạch, rồi để ráo nước.
- 1 bộ ấm trà và nước đun sôi.
Cách làm:
- Cho lá thiên lý vào ấm trà rồi cho nước nóng vào hãm như hãm nước chè để uống hàng ngày, chỉ nên hãm mà không nên nấu chín như nước chè xanh. Bởi trong lá thiên lý có tính hàn cao, đối với những người có cơ thể hàn không nên uống.
- Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện giã nhuyễn lá thiên lý, rồi vắt lấy nước cốt pha với 1 ly nước ấm, uống 3 – 4 ly nước hàng ngày.
Bạn cần kiên trì uống theo cách này từ 3 – 5 ngày, có thể nhận thấy các triệu chứng như đau rát, sưng tấy vùng hậu môn, hay búi trĩ teo nhỏ được thuyên giảm. Từ đó bệnh trĩ được cải thiện nhanh chóng hiệu quả.
Một số lưu ý về chế độ ăn uống với người bị trĩ
Trĩ là một bệnh lý có tiến triển kéo dài và dễ tái phát. Để hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh trĩ gây ra, người bệnh cần chú ý và xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen sinh hoạt khoa học. Cụ thể như sau:
- Người bệnh cần duy trì sự đa dạng thực phẩm, bổ sung chất xơ hàng ngày để giữ cơ thể khỏe mạnh và nâng cao hệ miễn dịch.
- Các thói quen ăn uống không đúng giờ, ăn uống nhanh hay ăn quá nhiều dễ gây rối loạn đường ruột, khiến cơ thể thường xuyên bị tiêu chảy, táo bón và nặng hơn là gây tổn thương lên vùng niêm mạc xung quanh hậu môn. Vì vậy, cần lưu ý và tập dần thói quen ăn uống đúng giờ giấc và đủ bữa.
- Thực hiện ăn chín uống sôi, tránh sử dụng các loại thực phẩm nhiễm bẩn hoặc đồ ăn nhanh có chứa độc tính cao như cá nóc, măng,…
- Cần thay đổi các thói quen xấu hàng ngày như nhìn đi vệ sinh, thức đêm, ít vận động, căng thẳng, tập thể dục quá sức, ngồi xổm, ngồi lâu trong nhà vẹ sinh,…
- Khi tập luyện thể thao cần tránh những bộ môn vận động mạnh, thay vào đó lựa chọn những bộ môn có cường độ tập luyện vừa phải như đi bộ, tập yoga, đi xe đạp, hoặc đi bơi nhằm tăng cường sức khỏe dẻo dai cho cơ thể, thúc đẩy lưu thông máu.
- Kiểm soát cân nặng là điều cần thiết giúp giảm sự tác động và ảnh hưởng của bệnh trĩ.
Để ngăn chặn sự phát triển và nguy cơ tái phát của bệnh, bên cạnh việc nắm rõ bệnh trĩ nên và không nên uống gì để giúp mau khỏi bệnh. Người bệnh cũng nên chủ động đến khám và điều trị tại cơ sở y tế gần nhất để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.
Hy vọng, với những giải đáp ở phần trên người bệnh đã có câu trả lời và có thêm kiến thức về việc bị trĩ nên uống gì để khỏi bệnh. Đồng thời tìm được cho mình những thức uống phù hợp tốt tại nhà để hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng của trĩ.
Link tham khảo:
Top 5 loại thực phẩm và đồ uống không nên dùng khi bị trĩ
https://baosonhospital.com/top-5-loai-thuc-pham-do-uong-khong-nen-dung-khi-bi-benh-tri
Người mắc bệnh trĩ nên ăn uống thế nào?
https://baosonhospital.com/nguoi-mac-benh-tri-nen-an-uong-nhu-the-nao
Chế độ dinh dưỡng cho người bị trĩ
https://www.hoanglongclinic.vn/vi/huong-dan-khach-hang/c/che-do-dinh-duong-cho-nguoi-bi-benh-tri-nen-an-gi-va-khong-nen-an-gi.230674.htm
Nên uống gì để phòng tránh và chữa bệnh trĩ tốt nhất
Bị trĩ nên uống gì? luôn là những câu hỏi được nhiều người tìm kiếm để việc điều trị bệnh trĩ gặp thuận lợi hoặc cũng là cách để bạn phòng tránh bệnh tốt nhất. Để giải đáp những thắc mắc này hãy cùng chúng tôi tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết sau để tìm được câu trả lời nhé.
Mục lục
Bị trĩ nên uống gì để phòng và chữa bệnh trĩ
Bệnh trĩ (trĩ nội hay trĩ ngoại) dù là mức độ nào cũng là nỗi ám ảnh về tinh thần đối với người mắc trĩ. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người lại âm thầm chịu đựng và có tâm lý e ngại khi đi khám nên thường để bệnh bị nặng mới đến cơ sở y tế điều trị.
Theo các chuyên gia y tế, việc các búi trĩ hình thành là do khí huyết không lưu thông dẫn đến sự căng giãn quá mức của tĩnh mạch xung quanh hậu môn – trực tràng, tình trạng này kéo dài làm tĩnh mạch căng phồng lên và mỏng đi.
Nếu thực hiện phẫu thuật cắt búi trĩ thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn, không dứt điểm một thời gian sau bệnh trĩ lại tái phát. Để giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra và ngăn ngừa táo bón, người bệnh cần bổ sung một số thực phẩm, nước uống giàu chất xơ như sau:
Bị trĩ nên uống gì?
Nên uống nhiều nước lọc
- Uống từ 2 – 2,5 lít mỗi ngày, chính là cách bạn khôi phục sức khỏe nhanh chóng nhất bởi nước giúp hệ tiêu hóa được cải thiện, phân mềm ra khiến việc đi đại tiện cũng dễ dàng hơn và còn giúp hạn chế nguy cơ bị táo bón và các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa.
Nước uống từ các thực phẩm giàu chất xơ
- Chất xơ có tác dụng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa cũng như giúp cho việc thải phân ra ngoài dễ dàng hơn. Cụ thể chất xơ giúp dự trữ nước trong ruột, làm mềm phân và hạn chế được tình trạng táo bón. Giúp việc đi đại tiện gặp thuận lợi, hạn chế tình trạng sa búi trĩ hay còn gọi là lòi búi trĩ.
- Các thực phẩm có giàu chất xơ như sữa đậu nành, nước rang gạo lứt, yến mạch, ngũ cốc xay, nước ép khoai tây, nước ép hoa atiso, nước ép bắp cải, nước ép bông cải xanh,… và một số loại đậu có hàm lượng chất xơ cao như soup đậu gà, soup đậu thận, nước đậu đen rang,… nước ép trái cây tươi thì có cam, táo, quả mâm xôi, quả dâu tây,…
Hiện nay trên thị trường có cung cấp nhiều thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ khá tốt, tuy nhiên bạn nên bổ sung trực tiếp chất xơ bằng các loại nước ép hay sữa hạt hàng ngày để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng mà không có nguồn gốc, thương hiệu hay hạn sử dụng.
Nước uống từ các thực phẩm nhuận tràng
- Các loại rau nhuận tràng cần chế biến nấu chín như canh rau lang, canh rau đay, canh bí mướp,…
- Một số nước ép từ rau như nước ép rau mồng tơi, nước ép rau diếp cá, nước ép rau cải các loại, nước ép bầu, nước ép măng tây, nước ép xà lách, ép củ cải đỏ (có chứa nhiều vitamin chống táo bón và trĩ cực tốt). Lượng chất xơ có trong củ cải giúp cho các chất thải tống ra ngoài một cách dễ dàng.
- Cần bổ sung thêm các loại trái cây như nước ép cam, sữa hạt điều hạnh nhận, sữa đậu nành, nước ép rau chân vịt, nho khô không hạt, bưởi, quýt, mận, dưa hấu, dâu tây, chuối, táo, kiwi, hải sâm, thanh long, bơ, cà chua, bí đỏ, củ sen, rau mùi, rau má cũng rất có lợi cho người mắc trĩ.
- Trong đó mật ong cũng có tác dụng nhuận tràng tốt.
Nước uống từ các thực phẩm giàu sắt
Theo báo cáo nghiên cứu về dinh dưỡng ở Úc đã khẳng định hàm lượng dinh dưỡng, chất xơ, chất đạm, chát béo có trong các loại sữa hạt ngang hàng với các loại thịt, cá, trứng.
- Người bệnh dễ bị thiếu máu trầm trọng do đại tiện ra máu thì cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như nước vừng (mè đen) rang, nước ép mận, ép mơ khô, ép nho khô, các loại hạt dinh dưỡng như hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, óc chó (có tác dụng nhuận tràng, giảm búi trĩ, làm giảm các hiện tượng đại tiện ra máu, có thể mix thành 1 loại sữa hạt để sử dụng).
Nước uống từ các thực phẩm giàu Vitamin
Vitamin C và Vitamin E rất cần thiết cho việc hình thành và duy trì các mạch máu khỏe mạnh trong cơ thể, nhằm chống lại những nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn. Bạn cần hạn chế ăn đồ ăn vặt có gia vị cay nóng, thực phẩm ăn nhanh không đảm bảo, cảm giác lo âu và căng thẳng cũng là nguyên nhân khiến vitamin C tụt giảm.
- Vitamin C có nhiều trong các loại nước ép từ rau củ quả mà bạn cần bổ sung như dâu tây, cam, đu đủ chín, kiwi, ổi, bông cải xanh,…
- Vitamin E tan trong chất béo rất quan trọng cho màng tế bào, ngăn ngừa viêm nhiễm, chữa lành các mô bị viêm, giúp làm teo nhỏ búi trĩ. Các thực phẩm giàu vitamin E có trong nước ép hạt dẻ, ép rau chân vit, mix sữa hạt và quả bơ, nước ép đu đủ chín, nước ép rau cải xanh.
Uống sữa chua chứa men probiotic
Theo khuyến cáo của Trung tâm Y tế Maryland – Hoa Kỳ, người mắc trĩ nên bổ sung một hũ sữa chua hàng ngày để cung cấp chế phẩm sinh học probiotic có lợi giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa và chức năng miễn dịch.
Probiotic có tác dụng cải thiện chức năng ruột bằng cách tăng cường nhu động ruột, làm mềm phân từ đó có thể giúp điều trị dứt điểm táo bón, ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh trĩ do táo bón gây ra.
Mặc dù vậy, không phải loại sữa chua nào cũng có men Probiotic, nên khi đi tìm mua bạn hãy chọn sản phẩm mà trong thành phần có mẫu men Probiotics như Lactobacillus paracasei, Lactobacillus acidophilus, hay Bifidobacterium.
Mỗi hộp sữa chua khối lượng 100g có chứa vài tỷ men vi sinh Probiotics nên người mắc trĩ chỉ cần dùng 100g sữa chua mỗi ngày là đủ (cũng nên lưu ý là các men này phải “còn sống” vào thời điểm dung nạp, nên các sản phẩm sữa chua phải là loại chưa qua giai đoạn thanh trùng).
Bị trĩ không nên uống gì?
Trong quá trình điều trị bệnh, bạn không nên tự ý dùng thức uống không tốt cho sức khỏe vì có thể làm triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số thức uống mà bạn nên hạn chế uống:
- Không nên uống nước dừa đối với người bị bệnh trĩ cấp độ 3, 4 thường khó tiêu, dễ bị tiêu chảy, chân tay lạnh. Trường hợp thứ hai người bị bệnh trĩ có tiểu sử huyết áp thấp khi uống nước dừa vừa hạ đường huyết vừa tăng nguy cơ táo bón.
- Không nên dùng thức uống có chứa nhiều đường và sữa bởi đây chính là nguyên nhân gây táo bón và kích thích phản ứng viêm phát triển, gây sưng đau búi trĩ và ngứa ngáy ở xung quanh vùng hậu môn, ngay cả khi không đi vệ sinh.
- Không nên uống trà đặc hoặc cà phê bởi có chứa chất caffein có tác dụng khử nước, cơ thể sẽ gặp các vấn đề như khó tiêu, tăng lo âu, ảnh hưởng đến sức khỏe dẫn đến bệnh trĩ tiến triển nặng hơn.
- Không nên uống nước ngọt có ga sẽ gây cản trở hấp thu chất dinh dưỡng có trong thức ăn tăng nguy cơ mắc táo bón vì thành phần trong nước có nhiều đường chính là nguy cơ tăng cân nặng gây áp lực lên hậu môn.
- Không nên uống rượu bia bởi có chứa chất cồn kích thích đi tiểu nhiều lần, khiến cơ thể mất nước, phân khô cứng sau mỗi lần đi đại tiện còn gây ngứa và nóng rát vùng hậu môn. Dễ làm tổn thương niêm mạc và sung huyết, làm quá trình vận chuyển của tĩnh mạch hậu môn bị ứ trệ là thủ phạm gây ra bệnh trĩ.
Ngoài ra, một số loại trái cây mà người bệnh cần thận trọng như quả hồng, ổi xanh, mít, nhãn, xoài,… gây khó tiêu, đầy bụng, làm chậm quá trình đào thải phân phải rặn nhiều khi đi đại tiện dễ gây táo bón. Để càng lâu trĩ càng tiến triển nhanh và có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Bị trĩ uống bài thuốc nam nào chữa trĩ hiệu quả
Từ xa xưa, ông cha ta đã để lại trong dân gian với nhiều bài thuốc nam điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Nguyên liệu chính lại từ các thảo dược dễ trồng dễ kiếm như diếp cá, đương quy, ngải cứu, lá lốt, nghệ tươi, cúc tần, lá thiên lý,…
Một số bài thuốc nam mà bạn có thể tham khảo thêm những cách điều trị bệnh trĩ an toàn, đơn giản và tiết kiệm chi phí như:
Uống nước cốt lá diếp cá chữa bệnh trĩ
Trong nước cốt diếp cá có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, phần lớn là Quercetin – một Flavonoid giúp bảo vệ thành mạch trĩ tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa, hạn chế sự giãn nở các tĩnh mạch trĩ hiệu quả.
Chuẩn bị:
- Lá diếp cá tươi rửa sạch ngâm với nước muối pha loãng rồi để ráo nước.
- 350ml nước ấm.
Cách làm:
- Giã nhuyễn lá diếp cá rồi vắt lấy nước cốt
- Trộn nước cốt diếp cá vào ly nước đã chuẩn bị, rồi thực hiện uống hàng ngày.
Bạn cần duy trì uống nước diếp cá 2 lần mỗi ngày, tốt nhất là sáng và chiều. Trong một thời gian ngắn có thể thấy giảm thiểu táo bón và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh trĩ.
>>> Thông tin thêm cho bạn: Bật mí cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá tại nhà
Uống nước lá cúc tần chữa bệnh trĩ
Theo nghiên cứu khoa học, cúc tần có tên khoa học là Pluchea indica. Thành phần chủ yếu bên trong cúc tần tươi có chứa nhiều dường chất như xenlulozo, canxi, protit, lipit, vitamin C, caroten, Fe,… có khả năng sát trùng, kích thích tiêu hóa ngăn ngừa táo bón, khắc phục các triệu chứng do trĩ gây ra.
Chuẩn bị:
- Rửa sạch 15g lá cúc tần rồi ngâm với nước muối loãng 10 – 15 phút, để ráo nước.
- 1 chiếc ly nhỏ
Cách làm:
- Giã nhuyễn lá cúc tần, rồi vắt kiệt lấy nước cốt, bã đem bỏ đi.
- Cho nước cốt vào chiếc ly rồi uống.
Bạn cần kiên trì uống 1 lần/ ngày, nước cốt cúc tần tuy không dễ uống nhưng nếu duy trì đều đặn trong nhiều ngày sẽ cảm nhận được dấu hiệu tích cực trong quá trình điều trị bệnh trĩ.
Uống nước lá thiên lý chữa bệnh trĩ
Theo nghiên cứu y học hiện đại, lá thiên lý được sử dụng để làm thuốc điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả. Trong thành phàn của lá và thân cây có chứa alcaloid, giàu vitamin C, vitamin B1, vitamin B2 cùng các khoáng chất như phospho, Fe (sắt), calci, Zn (kẽm),… có tác dụng giảm đau rát, sưng viêm vùng hậu môn.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá thiên lý tươi non đem rửa sạch, rồi để ráo nước.
- 1 bộ ấm trà và nước đun sôi.
Cách làm:
- Cho lá thiên lý vào ấm trà rồi cho nước nóng vào hãm như hãm nước chè để uống hàng ngày, chỉ nên hãm mà không nên nấu chín như nước chè xanh. Bởi trong lá thiên lý có tính hàn cao, đối với những người có cơ thể hàn không nên uống.
- Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện giã nhuyễn lá thiên lý, rồi vắt lấy nước cốt pha với 1 ly nước ấm, uống 3 – 4 ly nước hàng ngày.
Bạn cần kiên trì uống theo cách này từ 3 – 5 ngày, có thể nhận thấy các triệu chứng như đau rát, sưng tấy vùng hậu môn, hay búi trĩ teo nhỏ được thuyên giảm. Từ đó bệnh trĩ được cải thiện nhanh chóng hiệu quả.
Một số lưu ý về chế độ ăn uống với người bị trĩ
Trĩ là một bệnh lý có tiến triển kéo dài và dễ tái phát. Để hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh trĩ gây ra, người bệnh cần chú ý và xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen sinh hoạt khoa học. Cụ thể như sau:
- Người bệnh cần duy trì sự đa dạng thực phẩm, bổ sung chất xơ hàng ngày để giữ cơ thể khỏe mạnh và nâng cao hệ miễn dịch.
- Các thói quen ăn uống không đúng giờ, ăn uống nhanh hay ăn quá nhiều dễ gây rối loạn đường ruột, khiến cơ thể thường xuyên bị tiêu chảy, táo bón và nặng hơn là gây tổn thương lên vùng niêm mạc xung quanh hậu môn. Vì vậy, cần lưu ý và tập dần thói quen ăn uống đúng giờ giấc và đủ bữa.
- Thực hiện ăn chín uống sôi, tránh sử dụng các loại thực phẩm nhiễm bẩn hoặc đồ ăn nhanh có chứa độc tính cao như cá nóc, măng,…
- Cần thay đổi các thói quen xấu hàng ngày như nhìn đi vệ sinh, thức đêm, ít vận động, căng thẳng, tập thể dục quá sức, ngồi xổm, ngồi lâu trong nhà vẹ sinh,…
- Khi tập luyện thể thao cần tránh những bộ môn vận động mạnh, thay vào đó lựa chọn những bộ môn có cường độ tập luyện vừa phải như đi bộ, tập yoga, đi xe đạp, hoặc đi bơi nhằm tăng cường sức khỏe dẻo dai cho cơ thể, thúc đẩy lưu thông máu.
- Kiểm soát cân nặng là điều cần thiết giúp giảm sự tác động và ảnh hưởng của bệnh trĩ.
Để ngăn chặn sự phát triển và nguy cơ tái phát của bệnh, bên cạnh việc nắm rõ bệnh trĩ nên và không nên uống gì để giúp mau khỏi bệnh. Người bệnh cũng nên chủ động đến khám và điều trị tại cơ sở y tế gần nhất để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.
Hy vọng, với những giải đáp ở phần trên người bệnh đã có câu trả lời và có thêm kiến thức về việc bị trĩ nên uống gì để khỏi bệnh. Đồng thời tìm được cho mình những thức uống phù hợp tốt tại nhà để hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng của trĩ.
Link tham khảo:
Top 5 loại thực phẩm và đồ uống không nên dùng khi bị trĩ
https://baosonhospital.com/top-5-loai-thuc-pham-do-uong-khong-nen-dung-khi-bi-benh-tri
Người mắc bệnh trĩ nên ăn uống thế nào?
https://baosonhospital.com/nguoi-mac-benh-tri-nen-an-uong-nhu-the-nao
Chế độ dinh dưỡng cho người bị trĩ
https://www.hoanglongclinic.vn/vi/huong-dan-khach-hang/c/che-do-dinh-duong-cho-nguoi-bi-benh-tri-nen-an-gi-va-khong-nen-an-gi.230674.htm