Dấu hiệu và cách chữa bệnh trĩ ở bà bầu

Trĩ là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ mang thai và đặc biệt trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ. Bệnh trĩ đem đến cho phụ nữ mang thai nhiều đau đớn, khó chịu không chỉ trong thai kỳ mà nó còn có thể kéo dài và ảnh hưởng đến giai đoạn sau sinh. Chính vì vậy, mẹ bầu cần phòng tránh ngay từ khi chưa xuất hiện bệnh để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Bệnh trĩ khi mang thai là gì?

Bệnh trĩ khi mang thai là gì?Bệnh trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch ở trực tràng. Hiểu một cách đơn giản là c? 1

Bệnh trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch ở trực tràng. Hiểu một cách đơn giản là các tĩnh mạch bên trong hoặc bên ngoài hậu môn của bạn đã trở nên lớn và sưng lên. Chúng thường có kích thước từ nhỏ bằng hạt đậu đến lớn bằng quả nho và chúng có thể phát triển bên trong trực tràng (trĩ nội) hoặc nhô ra ngoài qua hậu môn (trĩ ngoại). Và bệnh trĩ khi mang thai cũng không khác gì những bệnh trĩ mà bạn có thể gặp phải khi chưa mang thai. Mang thai có xu hướng làm trầm trọng hơn các triệu chứng nếu bạn bị trĩ từ trước khi mang thai.

Bệnh trĩ ở bà bầu có thể biến mất hoàn toàn sau khi sinh nở mà không cần điều trị gì vì nồng độ hormone, lượng máu và áp lực trong ổ bụng giảm sau khi sinh. Bệnh trĩ phát triển thường xuyên trong thai kỳ, đặc biệt phổ biến vào 3 tháng giữa đến 3 tháng cuối của thai kỳ và ngay sau khi sinh con.

Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai

Bệnh trĩ thường được chia thành hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội và trĩ ngoại sẽ khác nhau ở vị trí hình thành búi trĩ. Khi mắc bệnh trĩ ngoại, búi trĩ sẽ thò ra ngoài hậu môn còn trĩ nội là búi trĩ sẽ nằm ở bên trong hậu môn. Triệu chứng của bệnh ở hai loại này sẽ có đôi chút khác biệt. Người bị trĩ ngoại có nhiều khả năng bị chảy máu và ngứa hơn, trong khi trĩ nội thường đau hơn và có thể bị chảy một ít máu. Tuy nhiên, cả hai loại bệnh trĩ đều có những biểu hiện chung như sau:

Đại tiện ra máu

Bệnh trĩ khi mang thai là gì?Bệnh trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch ở trực tràng. Hiểu một cách đơn giản là c? 2

Nguyên nhân là do tình trạng căng giãn quá mức của các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng, gây viêm sưng và dẫn đến chảy máu. Tình trạng xuất huyết thường kéo dài dai dẳng và khi chuyển biến nặng máu có thể chảy ra ồ ạt thành giọt hoặc phun thành tia. Nếu không điều trị, bạn có thể bị thiếu máu.

Phụ nữ bị giãn tĩnh mạch âm hộ thường dễ bị bệnh trĩ hơn. Thừa cân trước khi mang thai, đa thai; thừa nhiều nước hoặc ít vận động, tất cả sẽ góp phần gây nguy cơ bị trĩ khi mang thai.bà bầu bị bệnh trĩ

  • Đại tiện ra máu, thường là máu có màu đỏ tươi và xảy ra trong hoặc ngay sau khi đại tiện.
  • Phân có máu
  • Sau khi quan hệ có cảm giác đau nhói vùng đáy

Tham khảo thêm: Bà bầu bị trĩ đi ngoài ra máu phải làm sao?

Đau rát và ngứa hậu môn

Tình trạng đau rát thường xuất hiện kèm với triệu chứng đại tiện ra máu, nhất là khi bạn rặn nhiều, phân to cứng do táo bón. Khi rửa bằng nước hoặc lau bằng giấy vệ sinh bạn có cảm giác đau rát.

Tình trạng ngứa hậu môn thường diễn ra sau khi bạn cảm thấy đau rát. Nguyên nhân là do hậu môn bị trầy xước, nứt khi rặn đại tiện, khiến vùng da ở xung quanh hậu môn của bạn ẩm ướt và bị viêm, dẫn đến ngứa ngáy khó chịu.

Triệu chứng này thường xuất hiện ngắt quãng nên bạn dễ nhầm sang táo bón hay nứt kẽ hậu môn. Thực chất đây là lúc búi trĩ đang phát triển ngày một to lên, sau một thời gian sẽ lòi ra ngoài.

Cảm giác như đại tiện chưa hết

Tình trạng này là khi bạn đi đại tiện và cảm thấy như chưa đi hết nên lại cố gắng rặn nhưng không được. Không ít người dùng đến dung dịch bơm hỗ trợ tống phân hoặc tự móc phân để giải tỏa bức bối khiến hậu môn bị tổn thương làm bệnh thêm trầm trọng.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do lớp mô ở bên trong hậu môn bị phù nề hoặc búi trĩ xuất hiện chèn ép, làm hẹp đường ra của phân khiến bạn không đi đại tiện hết.

Sa búi trĩ

Sa búi trĩ là tình trạng khi đi đại tiện bạn sẽ sờ thấy một túi nhỏ “thò” ra ngoài (trĩ nội) hoặc phồng lên ở hậu môn (trĩ ngoại).

Lúc đầu, búi trĩ chỉ thò ra ngoài khi đi đại tiện, sau đó có thể tự thụt vào trong hoặc xẹp xuống. Tuy nhiên, càng về sau thì búi trĩ càng sa ra ngoài nhiều hơn và thường xuyên bị sưng phồng, chảy máu, rỉ dịch khiến bạn cảm thấy đau rát, nhất là khi ngồi.

Ở giai đoạn đầu, bệnh trĩ xuất hiện các triệu chứng điển hình như đại tiện ra máu, đau, ngứa hậu môn và cảm giác đại tiện chưa hết rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở đại – trực tràng như viêm đại tràng, táo bón, nứt kẽ hậu môn. Hoặc những bệnh lý nguy hiểm khác như ung thư đại tràng, ung thư hậu môn. Vì vậy, ngay từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, bạn nên đi khám để rà soát bệnh và chữa trị kịp thời.

Ngoài ra, khi bị bệnh trĩ bạn còn gặp các dấu hiệu sau:

  • Nhu động ruột (hội chứng ruột kích thích)
  • Một vùng da nổi lên gần hậu môn
  • Ngứa
  • Nóng
  • Sưng tấy

Búi trĩ lòi ra kèm chảy máu, khó chịu nếu bệnh nặng. Bệnh trĩ còn có thể biểu hiện dưới dạng cục máu đông, được gọi là bệnh trĩ huyết khối. Loại bệnh trĩ này thường có tình trạng hậu môn bị cứng, viêm và đau đớn.

☛ Tham khảo tại: Sa búi trĩ khi mang thai và cách điều trị

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ khi mang thai

Có khoảng 50% phụ nữ bị trĩ khi mang thai, tình trạng này có thể do một số nguyên nhân sau:

Tử cung ngày càng lớn: Khi mang thai, lượng máu của phụ nữ cũng sẽ tăng lên đáng kể, khoảng 50%. Điều đó có nghĩa là có nhiều máu và chất lỏng lưu thông hơn bên trong các tĩnh mạch – vì vậy các tĩnh mạch sẽ lớn hơn ngay từ khi mang thai. Vấn đề nghiêm trọng hơn là lưu lượng máu từ nửa dưới của cơ thể có xu hướng chậm và bị cản trở do tử cung mở rộng – và em bé đang lớn càng gây nhiều áp lực lên các tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng kết quả là các tĩnh mạch này có thể bị giãn ra, gây sưng, phồng và ngứa. Trọng lượng của em bé và tử cung lên trực tràng giúp đẩy búi trĩ ra ngoài. Đó là lý do tại sao khi các bà mẹ sắp sinh bị trĩ, họ thường có những triệu chứng tồi tệ nhất vào cuối tam cá nguyệt thứ ba.

Táo bón (một vấn đề phổ biến khác trong thời kỳ mang thai) cũng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh trĩ. Bởi vì, khi bị táo bón phân sẽ cứng và bạn phải rặn nhiều hơn nên sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng trực tràng khiến cho chúng sưng và phồng lên và dẫn đến bệnh trĩ.

Sự gia tăng hormone progesterone trong thời kỳ mang thai cũng có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh trĩ, vì nó làm giãn thành tĩnh mạch, khiến chúng dễ bị sưng hơn. Sự gia tăng lượng máu, làm giãn nở các tĩnh mạch, cũng có thể góp phần gây ra bệnh trĩ khi mang thai. Các hormone thai kỳ cũng có thể làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa, khiến tình trạng táo bón dễ xảy ra.

☛ Tham khảo thêm tại: Bị bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không?

Cách điều trị bệnh trĩ khi mang thai

Biện pháp khắc phục tại nhà

Bệnh trĩ khi mang thai là gì?Bệnh trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch ở trực tràng. Hiểu một cách đơn giản là c? 3

Có nhiều biện pháp điều trị tại nhà và thay đổi lối sống mà bạn có thể thử để giảm bệnh trĩ. Bạn không nên bỏ qua chúng, vì bệnh trĩ không được điều trị có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian và có thể gây ra các biến chứng như đau tăng hoặc trong một số trường hợp hiếm hoi là thiếu máu do chảy máu. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp khắc phục tại nhà như sau:

+) Giảm áp lực: Không ngồi hoặc đứng trong thời gian dài bởi nó sẽ tạo áp lực lên các tĩnh mạch ở phần dưới của cơ thể. Nếu công việc của bạn là làm việc ở văn phòng, tính chất công việc ngồi lâu một chỗ thì hãy đứng dậy và đi lại trong vài phút mỗi giờ hoặc bạn có thể thêm một chiếc đệm dưới mông để giảm áp lực lên các tĩnh mạch giúp các triệu chứng của bệnh thuyên giảm hơn.

+) Ngăn ngừa táo bón: Tránh bị táo bón bằng cách ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ (bao gồm nhiều ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trái cây tươi và rau xanh), và uống khoảng 1,5 lít nước mỗi ngày. Nếu như bạn vẫn bị táo bón thì hãy nói chuyện với bác sĩ để có lời khuyên phù hợp với bản thân.

+) Làm dịu kích ứng

  • Chườm lạnh: Liệu pháp lạnh có thể làm giảm sưng và khó chịu. Chườm một túi đá (có lớp bọc mềm) lên vùng bị ảnh hưởng nhiều lần mỗi ngày. Một số phụ nữ cũng thấy gạc lạnh thấm đẫm nước cây phỉ rất dễ chịu.
  • Sử dụng nhiệt: Ngâm mông trong bồn nước ấm từ 10 đến 15 phút vài lần mỗi ngày. Nếu không có bồn tắm, bạn có thể mua bồn tắm ngồi ở hiệu thuốc. (Đây là một cái chậu nhựa nhỏ mà bạn đổ đầy nước và đặt trên bồn cầu để bạn có thể ngồi xuống và ngâm vùng trực tràng của mình.)
  • Giữ sạch sẽ: Làm sạch khu vực bị ảnh hưởng một cách nhẹ nhàng nhưng kỹ lưỡng sau mỗi lần đi tiêu. Sử dụng khăn giấy vệ sinh mềm, không mùi, ít gây kích ứng hơn các loại khác.

+) Thực hiện các bài tập Kegel: Các bài tập này tăng cường cơ sàn chậu của bạn và có thể giúp giảm bớt bệnh trĩ. Bạn thực hiện chúng bằng cách siết chặt và thả lỏng các cơ ở vùng âm đạo và trực tràng.

+) Thay đổi tư thế ngủ của bạn: Nằm nghiêng khi ngủ, chân co về phía đầu có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ. Và, nằm nghiêng về bên trái cũng giúp cải thiện lưu lượng máu và cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi.

☛ Tham khảo thêm tại: Bà bầu bị trĩ sau sinh có tự khỏi và hết không?

Điều trị y tế

Trong khi mang thai, hãy luôn nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả những loại thuốc bạn bôi lên da. Điều này sẽ đảm bảo các phương pháp điều trị không gây rủi ro cho em bé của bạn.

Bác sĩ có thể giới thiệu thuốc nhuận tràng an toàn hoặc thuốc để giảm táo bón và cả những loại thuốc mà bạn có thể sử dụng để bôi lên da. Các loại kem và thuốc mỡ cung cấp một lớp bảo vệ làm dịu mô và giúp thu nhỏ vết sưng, ít nhất là tạm thời. Dù là bất cứ loại thuốc nào bạn cũng cần hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo các phương pháp điều trị không gây rủi ro cho em bé của bạn.

Cách giúp ngăn ngừa bệnh trĩ khi mang thai?

Tránh táo bón là chìa khóa để ngăn ngừa bệnh trĩ khi mang thai. Dưới đây là một số mẹo để ngăn ngừa táo bón:

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Bổ sung chất xơ là cách tốt nhất giúp bạn ngăn ngừa được tình trạng táo bón. Bạn có thể bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống của mình bằng cách:

  • Thường xuyên ăn các loại trái cây giàu chất xơ bao gồm: lê, bơ và quả mọng…
  • Ăn các loại rau như bông cải xanh, rau cải…
  • Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, gạo lứt,bỏng ngô; các loại đậu bao gồm các loại đậu, đậu lăng và đậu xanh; và các loại hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó…)

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bà bầu bị bệnh trĩ nên ăn gì kiêng gì?

Uống nhiều nước

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơBổ sung chất xơ là cách tốt nhất giúp bạn ngăn ngừa được tình trạng táo b 1

Mỗi ngày, mẹ bầu nên uống khoảng 2,5 – 3 lít nước để thanh lọc cơ thể và giảm nguy cơ bị táo bón. Tốt hơn hết là mẹ nên uống sau hoặc giữa các bữa ăn. Ngoài việc bổ sung nước bằng nước lọc, mẹ bầu cũng có thể bổ sung thêm nước từ sữa và các loại nước ép rau củ quả.

Ăn nhiều sữa chua

Sữa chua giàu vi khuẩn probiotic giúp trị chứng táo bón, kích thích đường tiêu hóa và giúp mọi thứ di chuyển dễ dàng. Những vi khuẩn trong sữa chua giúp cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng, đặc biệt quan trọng trong thai kỳ.

Chịu khó vận động

Thường xuyên tập thể dục mỗi ngày không chỉ giúp Khi mang bầu, do sức nặng của thai nhi thường khiến cho chị em ngại vận động hơn, điều này thực sự không tốt cho sức khỏe và có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Vì vậy, khi mang thai chị em nên chịu khó vận động, cứ 1 tiếng nên đi lại, vận động tay chân sẽ giúp cho máu lưu thông dễ dàng hơn, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Việc tập thể dục, vận động thường xuyên không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hạn chế tối đa việc hình thành các búi trĩ. Các bài tập vận động nhẹ nhàng sẽ giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, đồng thời giúp các cơ co thắt và đào thải phân dễ dàng hơn.

Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu trong thời gian dài. Nếu công việc văn phòng phải thường xuyên ngồi trước máy vi tính, hãy cố gắng dừng lại sau 30 phút, vận động nhẹ nhàng cơ thể bằng cách đi bộ (khoảng vài phút) để làm giảm áp lực lên khu vực hậu môn

Tiêu tiểu đúng giờ

Hạn chế việc nhịn đi tiêu khi có nhu cầu bởi có thể gây ra tình trạng táo bón, là nguyên nhân gây bệnh trĩ ở bà bầu. Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh trĩ khi mang bầu hiệu quả chị em nên thực hiện một số biện pháp khác như: vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, tránh ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ, dùng giấy mềm để lau trùi sau mỗi lần đi vệ sinh…

Các thói quen có lợi

  • Tránh bưng bê hoặc nâng vật nặng vì sẽ làm tăng áp lực lên vùng bụng và hông chậu.
  • Nếu bị ngứa, nên tránh làm trầy xước da vì có thể ảnh hưởng đến thành tĩnh mạch.
  • Tránh tăng cân quá nhiều, gây áp lực lên trực tràng, làm tăng nguy cơ bệnh trĩ ở bà bầu.

Khám thai định kì

Nếu thường xuyên bị táo bón và tình trạng này không cải thiện, nên hỏi ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc nhuận tràng mà thai phụ có thể dung. Khi mang thai, mẹ bầu không thể tùy tiện sử dụng các loại thuốc mà cần phải có chỉ định của bác sĩ. Do đó, tốt nhất là mẹ nên thăm khám bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

Để có một thai kì khỏe mạnh, việc khám và chăm sóc thai kì là hoàn toàn cần thiết. Vì vậy bạn nếu có vấn đề hay đến gặp bác sĩ của mình nhé. Những lời khuyên hữu ích sẽ phù hợp cho tình trạng cụ thể của chính bạn và an toàn cho bé.

☛ Tham khảo thêm tại: Chia sẻ mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu

Bệnh trĩ khi mang thai rất phổ biến. Tìm cách điều trị ngay nếu bạn phát hiện ra bệnh trĩ vì chúng có thể trở nên tồi tệ hơn. Bạn có thể thử nhiều phương pháp điều trị tại nhà, nhưng cũng có thể cần điều trị y tế. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về bất kỳ phương pháp điều trị nào có thể ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn.

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Dấu hiệu và cách chữa bệnh trĩ ở bà bầu

Trĩ là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ mang thai và đặc biệt trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ. Bệnh trĩ đem đến cho phụ nữ mang thai nhiều đau đớn, khó chịu không chỉ trong thai kỳ mà nó còn có thể kéo dài và ảnh hưởng đến giai đoạn sau sinh. Chính vì vậy, mẹ bầu cần phòng tránh ngay từ khi chưa xuất hiện bệnh để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Bệnh trĩ khi mang thai là gì?

Bệnh trĩ khi mang thai là gì?Bệnh trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch ở trực tràng. Hiểu một cách đơn giản là c? 1

Bệnh trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch ở trực tràng. Hiểu một cách đơn giản là các tĩnh mạch bên trong hoặc bên ngoài hậu môn của bạn đã trở nên lớn và sưng lên. Chúng thường có kích thước từ nhỏ bằng hạt đậu đến lớn bằng quả nho và chúng có thể phát triển bên trong trực tràng (trĩ nội) hoặc nhô ra ngoài qua hậu môn (trĩ ngoại). Và bệnh trĩ khi mang thai cũng không khác gì những bệnh trĩ mà bạn có thể gặp phải khi chưa mang thai. Mang thai có xu hướng làm trầm trọng hơn các triệu chứng nếu bạn bị trĩ từ trước khi mang thai.

Bệnh trĩ ở bà bầu có thể biến mất hoàn toàn sau khi sinh nở mà không cần điều trị gì vì nồng độ hormone, lượng máu và áp lực trong ổ bụng giảm sau khi sinh. Bệnh trĩ phát triển thường xuyên trong thai kỳ, đặc biệt phổ biến vào 3 tháng giữa đến 3 tháng cuối của thai kỳ và ngay sau khi sinh con.

Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai

Bệnh trĩ thường được chia thành hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội và trĩ ngoại sẽ khác nhau ở vị trí hình thành búi trĩ. Khi mắc bệnh trĩ ngoại, búi trĩ sẽ thò ra ngoài hậu môn còn trĩ nội là búi trĩ sẽ nằm ở bên trong hậu môn. Triệu chứng của bệnh ở hai loại này sẽ có đôi chút khác biệt. Người bị trĩ ngoại có nhiều khả năng bị chảy máu và ngứa hơn, trong khi trĩ nội thường đau hơn và có thể bị chảy một ít máu. Tuy nhiên, cả hai loại bệnh trĩ đều có những biểu hiện chung như sau:

Đại tiện ra máu

Bệnh trĩ khi mang thai là gì?Bệnh trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch ở trực tràng. Hiểu một cách đơn giản là c? 2

Nguyên nhân là do tình trạng căng giãn quá mức của các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng, gây viêm sưng và dẫn đến chảy máu. Tình trạng xuất huyết thường kéo dài dai dẳng và khi chuyển biến nặng máu có thể chảy ra ồ ạt thành giọt hoặc phun thành tia. Nếu không điều trị, bạn có thể bị thiếu máu.

Phụ nữ bị giãn tĩnh mạch âm hộ thường dễ bị bệnh trĩ hơn. Thừa cân trước khi mang thai, đa thai; thừa nhiều nước hoặc ít vận động, tất cả sẽ góp phần gây nguy cơ bị trĩ khi mang thai.bà bầu bị bệnh trĩ

  • Đại tiện ra máu, thường là máu có màu đỏ tươi và xảy ra trong hoặc ngay sau khi đại tiện.
  • Phân có máu
  • Sau khi quan hệ có cảm giác đau nhói vùng đáy

Tham khảo thêm: Bà bầu bị trĩ đi ngoài ra máu phải làm sao?

Đau rát và ngứa hậu môn

Tình trạng đau rát thường xuất hiện kèm với triệu chứng đại tiện ra máu, nhất là khi bạn rặn nhiều, phân to cứng do táo bón. Khi rửa bằng nước hoặc lau bằng giấy vệ sinh bạn có cảm giác đau rát.

Tình trạng ngứa hậu môn thường diễn ra sau khi bạn cảm thấy đau rát. Nguyên nhân là do hậu môn bị trầy xước, nứt khi rặn đại tiện, khiến vùng da ở xung quanh hậu môn của bạn ẩm ướt và bị viêm, dẫn đến ngứa ngáy khó chịu.

Triệu chứng này thường xuất hiện ngắt quãng nên bạn dễ nhầm sang táo bón hay nứt kẽ hậu môn. Thực chất đây là lúc búi trĩ đang phát triển ngày một to lên, sau một thời gian sẽ lòi ra ngoài.

Cảm giác như đại tiện chưa hết

Tình trạng này là khi bạn đi đại tiện và cảm thấy như chưa đi hết nên lại cố gắng rặn nhưng không được. Không ít người dùng đến dung dịch bơm hỗ trợ tống phân hoặc tự móc phân để giải tỏa bức bối khiến hậu môn bị tổn thương làm bệnh thêm trầm trọng.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do lớp mô ở bên trong hậu môn bị phù nề hoặc búi trĩ xuất hiện chèn ép, làm hẹp đường ra của phân khiến bạn không đi đại tiện hết.

Sa búi trĩ

Sa búi trĩ là tình trạng khi đi đại tiện bạn sẽ sờ thấy một túi nhỏ “thò” ra ngoài (trĩ nội) hoặc phồng lên ở hậu môn (trĩ ngoại).

Lúc đầu, búi trĩ chỉ thò ra ngoài khi đi đại tiện, sau đó có thể tự thụt vào trong hoặc xẹp xuống. Tuy nhiên, càng về sau thì búi trĩ càng sa ra ngoài nhiều hơn và thường xuyên bị sưng phồng, chảy máu, rỉ dịch khiến bạn cảm thấy đau rát, nhất là khi ngồi.

Ở giai đoạn đầu, bệnh trĩ xuất hiện các triệu chứng điển hình như đại tiện ra máu, đau, ngứa hậu môn và cảm giác đại tiện chưa hết rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở đại – trực tràng như viêm đại tràng, táo bón, nứt kẽ hậu môn. Hoặc những bệnh lý nguy hiểm khác như ung thư đại tràng, ung thư hậu môn. Vì vậy, ngay từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, bạn nên đi khám để rà soát bệnh và chữa trị kịp thời.

Ngoài ra, khi bị bệnh trĩ bạn còn gặp các dấu hiệu sau:

  • Nhu động ruột (hội chứng ruột kích thích)
  • Một vùng da nổi lên gần hậu môn
  • Ngứa
  • Nóng
  • Sưng tấy

Búi trĩ lòi ra kèm chảy máu, khó chịu nếu bệnh nặng. Bệnh trĩ còn có thể biểu hiện dưới dạng cục máu đông, được gọi là bệnh trĩ huyết khối. Loại bệnh trĩ này thường có tình trạng hậu môn bị cứng, viêm và đau đớn.

☛ Tham khảo tại: Sa búi trĩ khi mang thai và cách điều trị

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ khi mang thai

Có khoảng 50% phụ nữ bị trĩ khi mang thai, tình trạng này có thể do một số nguyên nhân sau:

Tử cung ngày càng lớn: Khi mang thai, lượng máu của phụ nữ cũng sẽ tăng lên đáng kể, khoảng 50%. Điều đó có nghĩa là có nhiều máu và chất lỏng lưu thông hơn bên trong các tĩnh mạch – vì vậy các tĩnh mạch sẽ lớn hơn ngay từ khi mang thai. Vấn đề nghiêm trọng hơn là lưu lượng máu từ nửa dưới của cơ thể có xu hướng chậm và bị cản trở do tử cung mở rộng – và em bé đang lớn càng gây nhiều áp lực lên các tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng kết quả là các tĩnh mạch này có thể bị giãn ra, gây sưng, phồng và ngứa. Trọng lượng của em bé và tử cung lên trực tràng giúp đẩy búi trĩ ra ngoài. Đó là lý do tại sao khi các bà mẹ sắp sinh bị trĩ, họ thường có những triệu chứng tồi tệ nhất vào cuối tam cá nguyệt thứ ba.

Táo bón (một vấn đề phổ biến khác trong thời kỳ mang thai) cũng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh trĩ. Bởi vì, khi bị táo bón phân sẽ cứng và bạn phải rặn nhiều hơn nên sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng trực tràng khiến cho chúng sưng và phồng lên và dẫn đến bệnh trĩ.

Sự gia tăng hormone progesterone trong thời kỳ mang thai cũng có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh trĩ, vì nó làm giãn thành tĩnh mạch, khiến chúng dễ bị sưng hơn. Sự gia tăng lượng máu, làm giãn nở các tĩnh mạch, cũng có thể góp phần gây ra bệnh trĩ khi mang thai. Các hormone thai kỳ cũng có thể làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa, khiến tình trạng táo bón dễ xảy ra.

☛ Tham khảo thêm tại: Bị bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không?

Cách điều trị bệnh trĩ khi mang thai

Biện pháp khắc phục tại nhà

Bệnh trĩ khi mang thai là gì?Bệnh trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch ở trực tràng. Hiểu một cách đơn giản là c? 3

Có nhiều biện pháp điều trị tại nhà và thay đổi lối sống mà bạn có thể thử để giảm bệnh trĩ. Bạn không nên bỏ qua chúng, vì bệnh trĩ không được điều trị có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian và có thể gây ra các biến chứng như đau tăng hoặc trong một số trường hợp hiếm hoi là thiếu máu do chảy máu. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp khắc phục tại nhà như sau:

+) Giảm áp lực: Không ngồi hoặc đứng trong thời gian dài bởi nó sẽ tạo áp lực lên các tĩnh mạch ở phần dưới của cơ thể. Nếu công việc của bạn là làm việc ở văn phòng, tính chất công việc ngồi lâu một chỗ thì hãy đứng dậy và đi lại trong vài phút mỗi giờ hoặc bạn có thể thêm một chiếc đệm dưới mông để giảm áp lực lên các tĩnh mạch giúp các triệu chứng của bệnh thuyên giảm hơn.

+) Ngăn ngừa táo bón: Tránh bị táo bón bằng cách ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ (bao gồm nhiều ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trái cây tươi và rau xanh), và uống khoảng 1,5 lít nước mỗi ngày. Nếu như bạn vẫn bị táo bón thì hãy nói chuyện với bác sĩ để có lời khuyên phù hợp với bản thân.

+) Làm dịu kích ứng

  • Chườm lạnh: Liệu pháp lạnh có thể làm giảm sưng và khó chịu. Chườm một túi đá (có lớp bọc mềm) lên vùng bị ảnh hưởng nhiều lần mỗi ngày. Một số phụ nữ cũng thấy gạc lạnh thấm đẫm nước cây phỉ rất dễ chịu.
  • Sử dụng nhiệt: Ngâm mông trong bồn nước ấm từ 10 đến 15 phút vài lần mỗi ngày. Nếu không có bồn tắm, bạn có thể mua bồn tắm ngồi ở hiệu thuốc. (Đây là một cái chậu nhựa nhỏ mà bạn đổ đầy nước và đặt trên bồn cầu để bạn có thể ngồi xuống và ngâm vùng trực tràng của mình.)
  • Giữ sạch sẽ: Làm sạch khu vực bị ảnh hưởng một cách nhẹ nhàng nhưng kỹ lưỡng sau mỗi lần đi tiêu. Sử dụng khăn giấy vệ sinh mềm, không mùi, ít gây kích ứng hơn các loại khác.

+) Thực hiện các bài tập Kegel: Các bài tập này tăng cường cơ sàn chậu của bạn và có thể giúp giảm bớt bệnh trĩ. Bạn thực hiện chúng bằng cách siết chặt và thả lỏng các cơ ở vùng âm đạo và trực tràng.

+) Thay đổi tư thế ngủ của bạn: Nằm nghiêng khi ngủ, chân co về phía đầu có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ. Và, nằm nghiêng về bên trái cũng giúp cải thiện lưu lượng máu và cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi.

☛ Tham khảo thêm tại: Bà bầu bị trĩ sau sinh có tự khỏi và hết không?

Điều trị y tế

Trong khi mang thai, hãy luôn nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả những loại thuốc bạn bôi lên da. Điều này sẽ đảm bảo các phương pháp điều trị không gây rủi ro cho em bé của bạn.

Bác sĩ có thể giới thiệu thuốc nhuận tràng an toàn hoặc thuốc để giảm táo bón và cả những loại thuốc mà bạn có thể sử dụng để bôi lên da. Các loại kem và thuốc mỡ cung cấp một lớp bảo vệ làm dịu mô và giúp thu nhỏ vết sưng, ít nhất là tạm thời. Dù là bất cứ loại thuốc nào bạn cũng cần hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo các phương pháp điều trị không gây rủi ro cho em bé của bạn.

Cách giúp ngăn ngừa bệnh trĩ khi mang thai?

Tránh táo bón là chìa khóa để ngăn ngừa bệnh trĩ khi mang thai. Dưới đây là một số mẹo để ngăn ngừa táo bón:

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Bổ sung chất xơ là cách tốt nhất giúp bạn ngăn ngừa được tình trạng táo bón. Bạn có thể bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống của mình bằng cách:

  • Thường xuyên ăn các loại trái cây giàu chất xơ bao gồm: lê, bơ và quả mọng…
  • Ăn các loại rau như bông cải xanh, rau cải…
  • Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, gạo lứt,bỏng ngô; các loại đậu bao gồm các loại đậu, đậu lăng và đậu xanh; và các loại hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó…)

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bà bầu bị bệnh trĩ nên ăn gì kiêng gì?

Uống nhiều nước

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơBổ sung chất xơ là cách tốt nhất giúp bạn ngăn ngừa được tình trạng táo b 1

Mỗi ngày, mẹ bầu nên uống khoảng 2,5 – 3 lít nước để thanh lọc cơ thể và giảm nguy cơ bị táo bón. Tốt hơn hết là mẹ nên uống sau hoặc giữa các bữa ăn. Ngoài việc bổ sung nước bằng nước lọc, mẹ bầu cũng có thể bổ sung thêm nước từ sữa và các loại nước ép rau củ quả.

Ăn nhiều sữa chua

Sữa chua giàu vi khuẩn probiotic giúp trị chứng táo bón, kích thích đường tiêu hóa và giúp mọi thứ di chuyển dễ dàng. Những vi khuẩn trong sữa chua giúp cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng, đặc biệt quan trọng trong thai kỳ.

Chịu khó vận động

Thường xuyên tập thể dục mỗi ngày không chỉ giúp Khi mang bầu, do sức nặng của thai nhi thường khiến cho chị em ngại vận động hơn, điều này thực sự không tốt cho sức khỏe và có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Vì vậy, khi mang thai chị em nên chịu khó vận động, cứ 1 tiếng nên đi lại, vận động tay chân sẽ giúp cho máu lưu thông dễ dàng hơn, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Việc tập thể dục, vận động thường xuyên không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hạn chế tối đa việc hình thành các búi trĩ. Các bài tập vận động nhẹ nhàng sẽ giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, đồng thời giúp các cơ co thắt và đào thải phân dễ dàng hơn.

Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu trong thời gian dài. Nếu công việc văn phòng phải thường xuyên ngồi trước máy vi tính, hãy cố gắng dừng lại sau 30 phút, vận động nhẹ nhàng cơ thể bằng cách đi bộ (khoảng vài phút) để làm giảm áp lực lên khu vực hậu môn

Tiêu tiểu đúng giờ

Hạn chế việc nhịn đi tiêu khi có nhu cầu bởi có thể gây ra tình trạng táo bón, là nguyên nhân gây bệnh trĩ ở bà bầu. Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh trĩ khi mang bầu hiệu quả chị em nên thực hiện một số biện pháp khác như: vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, tránh ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ, dùng giấy mềm để lau trùi sau mỗi lần đi vệ sinh…

Các thói quen có lợi

  • Tránh bưng bê hoặc nâng vật nặng vì sẽ làm tăng áp lực lên vùng bụng và hông chậu.
  • Nếu bị ngứa, nên tránh làm trầy xước da vì có thể ảnh hưởng đến thành tĩnh mạch.
  • Tránh tăng cân quá nhiều, gây áp lực lên trực tràng, làm tăng nguy cơ bệnh trĩ ở bà bầu.

Khám thai định kì

Nếu thường xuyên bị táo bón và tình trạng này không cải thiện, nên hỏi ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc nhuận tràng mà thai phụ có thể dung. Khi mang thai, mẹ bầu không thể tùy tiện sử dụng các loại thuốc mà cần phải có chỉ định của bác sĩ. Do đó, tốt nhất là mẹ nên thăm khám bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

Để có một thai kì khỏe mạnh, việc khám và chăm sóc thai kì là hoàn toàn cần thiết. Vì vậy bạn nếu có vấn đề hay đến gặp bác sĩ của mình nhé. Những lời khuyên hữu ích sẽ phù hợp cho tình trạng cụ thể của chính bạn và an toàn cho bé.

☛ Tham khảo thêm tại: Chia sẻ mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu

Bệnh trĩ khi mang thai rất phổ biến. Tìm cách điều trị ngay nếu bạn phát hiện ra bệnh trĩ vì chúng có thể trở nên tồi tệ hơn. Bạn có thể thử nhiều phương pháp điều trị tại nhà, nhưng cũng có thể cần điều trị y tế. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về bất kỳ phương pháp điều trị nào có thể ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn.

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...