5 dấu hiệu bệnh trĩ cần nhận biết sớm
Dấu hiệu bệnh trĩ được nhận biết sớm là yếu tố quan trọng giúp người bệnh có hướng điều trị phù hợp, rút ngắn được thời gian điều trị và tỷ lệ thành công cũng cao hơn. Vì vậy, hãy lưu ý khi gặp những biểu hiện của bệnh trĩ dưới đây bạn không nên chủ quan mà nên đi thăm khám để hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Mục lục
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh trĩ đang không ngừng gia tăng bởi thói quen ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt kém khoa học. Bệnh sẽ gây ra hàng loạt những biểu hiện ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh. Tuy là căn bệnh phổ biến nhưng những hiểu biết của người bệnh về căn bệnh này vẫn còn rất hạn chế. Để nhận biện bệnh trĩ các bạn có thể nhận ra thông ra những dấu hiệu chung như sau:
Biểu hiện bị bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là căn bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng có thể gặp ở mọi lứa tuổi bất kể là người lớn hay trẻ em. Bệnh này xảy ra khi các đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị co giãn quá mức. Bình thường, các mô này có nhiệm vụ kiểm soát lượng phân thải ra, nhưng khi mô này bị sưng hoặc viêm thì gọi là bệnh trĩ. Khi mắc bệnh, chúng ta sẽ có những biểu hiện như sau:
Đau rát, sưng phù hậu môn
Đau rát hậu môn là một trong những dấu hiệu của bệnh trĩ thường gặp nhất nhưng cũng khiến nhiều người dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở vùng hậu môn. Mới đầu, người mắc bệnh trĩ chỉ có cảm giác ngứa rát đôi chút nhưng lâu dần khi bệnh phát triển nặng lên, cảm giác đau rõ ràng hơn với mức độ dày hơn, đi kèm với đó là cảm giác buốt, rát, nhói đau, khó chịu và có vùng hậu môn có thể sưng tấy, phù nề.
Nguyên nhân dẫn đến biểu hiện này là do cơ vòng ở vùng hậu môn co thắt mạnh làm cho các tổ chức viêm của hậu môn, các tổ chức tổn thương bị co bóp, đè ép mạnh nên gây ra đau rát. Và thứ hai, hậu môn là nơi dễ nhiễm bẩn do thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều loại chất thải nên hậu môn rất dễ bị viêm và nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm nặng hơn. Cả hai yếu tố này đều gây ra cơn đau rát và ngứa vùng hậu môn.
Trong một số trường hợp khác, cơn đau rát hậu môn diễn ra rất đau buốt, nhất là vào ban đêm. Khi có những biểu hiện này, bệnh nhân cần phải liên hệ ngay với bác sĩ để được chăm sóc và cấp thuốc cấp tốc để xoa dịu tình tình cơn đau rát cấp này.
Ngoài ra, khi mắc bệnh trĩ, kích thước của các tĩnh mạch trĩ sưng to dần nên khi ngồi xổm, đi đại tiện hoặc vận động có thể làm cọ xát vào thành hậu môn dẫn đến tình trạng đau rát. Đồng thời, việc dùng sức quá mạnh có thể làm rách niêm mạc hậu môn cũng làm bệnh nhân có cảm giác đau kèm theo ngứa rát khó chịu. Biểu hiện này của bệnh trĩ không chỉ khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu mà còn gây ảnh hưởng lớn đến chế độ sinh hoạt hàng ngày, chất lượng cuộc sống và tiến độ làm việc.
☛ Xem thêm: 13 Cách chữa đau rát hậu môn tại nhà
Đi ngoài ra máu
Chảy máu cũng được xem là một trong những dấu hiệu sớm và điển hình để nhận biết bệnh trĩ, nó thường xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu. Lúc đầu, chảy máu có thể xáy ra kín đáo, có thể là vài tia máu nhỏ dính vào phân, sau đó bạn có thể dễ dàng phát hiện khi quan sát vào giấy vệ sinh.
Ban đầu, lượng máu chảy ra chỉ là một lượng nhỏ và chảy thành từng giọt, sau lượng máu tăng dần và có thể chảy thành tia. Nặng hơn, lượng máu chảy ra rất nhiều sau mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm. Máu chảy khi bị trĩ thường có màu đỏ tươi, không thực sự là máu tĩnh mạch, các khảo sát đã cho thấy máu có hàm lượng oxy khá cao.
Dấu hiệu đi ngoài ra máu xảy ra theo từng cấp độ như sau:
➤ Đi ngoài ra máu ở giai đoạn đầu của bệnh trĩ (trĩ độ 1):
Ở giai đoạn đầu, các biểu hiện bị bệnh trĩ còn chưa rõ ràng và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, ở giai đoạn đầu người bệnh rất khó có thể phát hiện được mình bị bệnh trĩ.
Với biểu hiện đi ngoài ra máu, ở giai đoạn đầu (hay còn gọi là bệnh trĩ cấp độ 1) lượng máu chảy rất ít, thường chỉ chảy bên trong hoặc lẫn bên trong phân và không chảy thường xuyên. Khi đó, phải quan sát kỹ lắm người bệnh mới nhận thấy trong phân có máu tươi hoặc có vệt máu nhỏ thấm qua giấy vệ sinh. Do lượng máu chảy ra không nhiều và mức độ không thường xuyên nên người bệnh thường chủ quan và không quan tâm tới bệnh, “để mặc” cho bệnh tự khỏi.
➤ Đi ngoài ra máu ở trĩ độ 2:
Khi phát triển đến giai đoạn thứ 2, búi trĩ phát triển nhanh hơn nên lượng máu chảy ra cũng nhiều hơn. Ở cấp độ 2, máu chảy thường xuyên hơn và người bệnh cũng dễ dàng phát hiện có máu đỏ tươi khi đi đại tiện (máu không lẫn vào phân). Tùy vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà máu có thể chảy ít hoặc chảy liên tục thành giọt.
➤ Đi ngoài ra máu ở trĩ cấp độ 3:
Bước sang giai đoạn 3, kích thước của các búi trĩ phát triển lớn dần nên lượng máu đọng lại trong các búi trĩ nhiều hơn. Vì vậy, khi đi đại tiện lượng máu chảy ra ngoài với mức độ nhiều hơn và có thể phun ra thành tia.
➤ Đi ngoài ra máu ở bệnh trĩ cấp độ 4:
Lượng máu chảy ra nhiều hơn, mức độ thường xuyên và liên tục khiến cho cơ thể người bệnh bị mất máu nhanh chóng và gây ra nhiều biểu hiện như mệt mỏi, suy nhược cơ thể, hoa mắt chóng mặt, ốm yếu…
Chảy máu là biểu hiện sớm nhất của bệnh trĩ, nhưng cũng dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý về đường tiêu hóa. Tuy nhiên, đi ngoài ra máu chính là biểu hiện bất thường do đó người bệnh không nên chủ quan và cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám sớm cũng như can thiệp điều trị kịp thời.
Đi ngoài ra máu sẽ khiến cho hệ thống thần kinh quanh khu vực hậu môn bị mẫn cảm nên dẫn đến hiện tượng đau rát vùng hậu môn. Tình trạng này kéo dài sẽ dễ dẫn tới hiện tượng mất máu, làm cơ thể suy nhược và mệt mỏi. Đồng thời, khi búi trĩ chảy máu mà không được kiểm soát sẽ làm mạch máu vỡ, dẫn đến xuất huyết ồ ạt, rất nguy hiểm thậm chí có thể làm bệnh nhân tử vong.
☛ Đọc thêm: Cách chữa đi ngoài ra máu hiệu quả
Bị sa búi trĩ
Trước hết, bạn nên hiểu búi trĩ là gì? Búi trĩ chính là những nếp da thừa có hình dạng ngoằn ngoèo nằm phía trên hậu môn. Kích thước của búi trĩ sẽ phát triển to dần và có dấu hiệu sa ra bên ngoài hậu môn theo từng cấp độ. Sa búi trĩ hình thành do đám rối tĩnh mạch trĩ bị giãn nở quá mức trong thời gian dài tạo thành các búi trĩ trên đường lược bên trong khu vực trực tràng – hậu môn. Theo thời gian, búi trĩ phát triển to dần và sa ra ngoài khi người bệnh rặn đại tiện nên gọi là hiện tượng sa búi trĩ.
Sa búi trĩ là biểu hiện thường gặp ở bệnh trĩ nội. Búi trĩ thường sa ra ngoài sau một thời gian đi cầu ra máu. Ở giai đoạn đầu, búi trĩ chỉ sa ra ngoài khi bệnh nhân đi đại tiện và sẽ tự tụt vào trong. Khi bệnh phát triển nặng hơn, búi trĩ sa ra ngoài và cần phải lấy tay đẩy vào mới tụt vào trong. Nghiêm trọng nhất là búi trĩ nằm bên ngoài ống hậu môn không thể đẩy vào được nữa dễ bị nhiễm khuẩn gây phù nề, lở loét.
Dựa vào biểu hiện của bệnh trĩ này, chúng ta có thể dễ dàng xác định được tình trạng bệnh, từ đó đề ra phương án chữa trị bệnh hiệu quả hơn. Sa búi trĩ bắt đầu xuất hiện và người bệnh có thể nhận từ giai đoạn trĩ độ 2, chúng phát triển nặng dần theo từng cấp độ bệnh trĩ. Cụ thể:
- Trĩ độ 1: Búi trĩ còn nhỏ, chưa có biểu hiện sa ra bên ngoài, chỉ có thể quan sát khi sử dụng các thiết bị y tế.
- Trĩ độ 2: Búi trĩ phát triển to hơn và thường lòi ra bên ngoài khi người bệnh rặn đại tiện, búi trĩ lòi ra ngoài và tự co lại vào bên trong ngay sau đó.
- Trĩ độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài và không thể co lại vào bên trong hậu môn. Người bệnh cần dùng tay ấn, nhét, đẩy vào thì các búi trĩ mới co vào bên trong hậu môn. Ở giai đoạn 3, hiện tượng sa búi trĩ có thể xảy ra bất chợt, khi người bệnh đứng hoặc ngồi quá lâu, khi vận động mạnh hoặc lao động quá sức.
- Trĩ độ 4: Sa búi trĩ biến chứng nặng. Búi trĩ phát triển với kích thước lớn sa ra ngoài và không thể co vào hậu môn ngay cả khi người bệnh dùng tay ấn, nhét vào. Lúc này, các biện pháp điều trị nội khoa đều không có tác dụng, người bệnh nên tham khảo một số phương pháp phẫu thuật cắt trĩ để ngăn ngừa biến chứng và điều trị bệnh nhanh chóng.
☛ Tìm hiểu thêm: Chữa bệnh trĩ cấp độ 3 có cần phẫu thuật không?
Bị viêm nhiễm hậu môn
Đây là một biểu hiện bệnh trĩ khá nguy hiểm cần phải đề phòng. Vì khi búi trĩ bị lòi ra thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến khu vực hậu môn. Lúc này các loại vi khuẩn dễ tấn công làm cho hậu môn dễ bị viêm nhiễm. Lúc này hậu môn không chỉ đau mà còn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Biểu hiện ngứa có thể kéo dài làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của bệnh nhân, trong đó có giấc ngủ vào buổi tối.
Hiện tượng này còn nguy hiểm hơn với bệnh nhân nữ, vì hậu môn và cơ quan sinh dục nữ rất gần nhau, tình trạng viêm nhiễm nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến nguy cơ vô sinh.
Xuất hiện dịch nhầy quanh hậu môn
Khi mắc bệnh trĩ nếu chịu khó để ý bệnh nhân sẽ thấy hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt. Đồng thời với hiện tượng sa búi trĩ thì hậu môn cũng tiết ra một lượng dịch nhầy rất lớn. Nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ dễ gây ngứa ngáy khó chịu và nhanh chóng lan rộng sang các vùng xung quanh. Đồng thời lượng dịch nhầy này có mùi hôi làm cho nhiều bệnh nhân lo lắng, có cảm giác ngại ngùng khi tiếp xúc với người khác và khi quan hệ tình dục.
Ban đầu, chất nhầy xuất hiện ít, không đáng kể. Bệnh phát triển đến giai đoạn 2, giai đoạn 3, dịch nhầy xuất hiện nhiều gây cảm giác nhờn, khó chịu cho người bệnh. Khi đến cấp độ 4, dịch nhầy xuất hiện nhiều liên tục khiến vùng hậu môn luôn bị ẩm ướt. Đây cũng là nguyên nhân khiến búi trĩ dễ bị viêm, nhiễm khuẩn, có thể gây hoại tử búi trĩ.
☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì
Biểu hiện của bệnh trĩ theo từng loại trĩ
Nhìn chung, bệnh trĩ được chia thành 3 loại chính là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trị nội với búi trĩ xuất hiện ở phía bên trong trực tràng, ngược lại, trĩ ngoại với búi trĩ hình thành ở dưới trực tràng. Còn trĩ hỗn hợp, thực chất là sự kết hợp giữa trĩ nội giai đoạn cuối và bệnh trĩ ngoại.
Tùy thuộc vào vị trí và loại bệnh trĩ mà bệnh có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Cụ thể:
- Bệnh trĩ nội: Các búi trĩ thường nằm bên trong trực tràng, người bệnh không thể nhìn thấy búi trĩ và cũng không cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, khi đại tiện, phân được đẩy ra ngoài có thể gây kích thích và làm tổn thương bề mặt của búi trĩ gây chảy máu. Trong một số trường hợp, búi trĩ nội có thể bị đẩy ra ngoài hậu môn, gây đau rát.
- Bệnh trĩ ngoại: Búi trĩ mọc bên ngoài hậu môn. Khi bị kích thích, trĩ ngoại có thể gây ngứa hoặc chảy máu. Thậm chí, một số trường hợp, búi trĩ bị viêm loét, nhiễm trùng.
- Bệnh trĩ hỗn hợp: Người bệnh gặp phải bệnh với các biểu hiện như đau nhức, căng tức và khó chịu ở hậu môn. Xuất hiện một khối thịt ẩm có màu hồng nhô ra từ hậu môn nhưng đôi khi bũi trĩ có thể hiện diện với màu xanh hay tím. Vùng hậu môn bị ngứa, đỏ hoặc sưng.
Dấu hiệu bệnh trĩ thông qua hình ảnh
Nhận biết bệnh trĩ nội cấp độ 1 và 2 qua hình ảnh
Hình ảnh về bệnh trĩ nội ở cấp độ 3 và 4 với búi trĩ sa ra ngoài hậu môn mỗi khi đại tiện và không tự thụt vào trong
Nhận biết bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 và 2
Nhận biết bệnh trĩ ngoại cấp độ 3 và 4 qua hình ảnh
Hình ảnh bệnh trĩ hỗn hợp
Thông tin thêm cho bạn: Hình ảnh thực tế bệnh trĩ nội, trĩ ngoại theo từng cấp độ
Nên làm gì khi phát hiện mình bị trĩ?
Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh rất phổ biến hiện nay, một phần cũng là do thói quen ăn uống và sinh hoạt kém khoa học của chúng ta. Chính vì vậy mà khi mắc bệnh, bạn không nên cảm thấy quá lo lắng mà hãy thực hiện theo những điều mà chúng tôi hướng dẫn ngay dưới đây:
Thăm khám tại các trung tâm y tế càng sớm càng tốt
Khi bạn có những dấu hiệu trên nên đến ngay các trung tâm y tế để được kiểm tra và chẩn đoán tình trạng bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ ra hướng đi hiệu quả cho việc điều trị. Bệnh càng để lâu sẽ càng nặng và việc điều trị sẽ càng gặp khó khăn hơn. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp hơn. Bệnh trĩ có thể điều trị bằng phương pháp điều trị nội khoa (sử dụng thuốc) và nặng hơn thì điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ.
Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp
Chế độ ăn uống trong giai đoạn này cũng đóng vai trò rất quan trọng. Người bệnh cần tăng cường bổ sung các chất xơ trong bữa ăn hàng ngày bằng cách ăn nhiều rau xanh hoa quả tươi và uống nhiều nước tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Đồng thời, người bệnh nên hạn chế dùng thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích không có lợi cho hệ tiêu hóa và làm cho bệnh trĩ ngày càng trầm trọng hơn.
Vệ sinh hậu môn thường xuyên
Như chúng ta đã biết hậu môn là một trong một trong những bộ phận thường rất dễ bị gây viêm nhiễm. Chính vì vậy người bệnh khi bị trĩ cần chú ý giữ gìn và vệ sinh sạch sẽ vùng này để tránh viêm nhiễm. Đồng thời tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ để tránh dồn phân, hạn chế tình trạng táo bón.
Rèn luyện sức khỏe và nghỉ ngơi hợp lý
- Sắp xếp công việc hợp lý để tránh áp lực căng thẳng. Đồng thời hạn chế ngồi nhiều, đứng lâu điều này có thể làm gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch trĩ.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng cường hoạt động của nhu động ruột giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.
- Tập cho mình thói quen đi đại tiện vào một khung giờ cố định hàng ngày, không ngồi đại tiện quá 5 phút, tránh rặn mạnh hoặc ngồi lâu trên bồn cầu khiến cho búi trĩ sưng đau nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, để hỗ trợ đi ngoài dễ dàng hơn, bạn nên xoa bụng vòng theo khung đại tràng.
- Chườm đá lạnh vài lần trong ngày cũng giúp giảm sưng đau búi trĩ.
Những dấu hiệu bệnh trĩ cần đi khám ngay
Bệnh trĩ nặng có thể gây chảy nhiều máu khi đi cầu
Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể áp dụng thực hiện các biện pháp ăn uống, chăm sóc và điều trị tại nhà. Nhưng với trường hợp bệnh phát triển nặng, các biểu hiện trở nên nghiêm trọng hơn cũng như tần suất xuất hiện nhiều hơn thì cần đi khám sớm để bác sĩ tư vấn cho cách chữa bệnh hiệu quả, để các biểu hiện không trầm trọng hơn. Cụ thể, bạn hãy đến ngay bệnh viện để gặp bác sĩ trong những trường hợp sau:
- Máu chảy quá nhiều khi đi đại tiện: Nếu lượng máu chảy quá nhiều, máu có thể nhỏ giọt lớn hoặc phun thành tia ra ngoài sẽ dẫn đến tình trạng mất máu, làm cơ thể mệt mỏi, suy nhược và ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, người bệnh cần phải có sự can thiệp sớm, tránh những trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra.
- Hậu môn ngứa ngáy, sưng đau trong thời gian dài: do dịch nhầy xuất hiện nhiều, cộng với búi trĩ lòi ra ngoài tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Nếu không can thiệp sớm sẽ rất dễ lân lan qua bộ phận sinh dục như môi âm hộ, bìu dương vật.
- Búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên làm người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Trường hợp này không thể cải thiện bằng các biện pháp tại nhà mà cần phải gặp bác sĩ. Thậm chí phải sử dụng các biện pháp phẫu thuật.
- Một số trường hợp thì búi trĩ sưng to đến nỗi nghẹt luôn ở bên ngoài không đẩy vào được.
- Cảm giác đau đớn xuất hiện thường trực. Đau nặng hơn sau khi đi cầu. Nếu búi trĩ nằm thường trực bên ngoài hậu môn thì người bệnh có thể bị đau ngay cả khi đứng lẫn khi ngồi hay nằm.
Thông tin bạn có thể quan tâm: Top 8 bệnh viện khám và điều trị trĩ tốt hiện nay
Trên đây là những dấu hiệu của bệnh trĩ điển hình mà người bệnh trĩ thường gặp phải. Khi xuất hiện các dấu hiệu này bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và tuyệt đối không được chủ quan vì bệnh sẽ trầm trọng và gây ra nhiều biến chứng nếu chúng ta điều trị quá muộn.
5 dấu hiệu bệnh trĩ cần nhận biết sớm
Dấu hiệu bệnh trĩ được nhận biết sớm là yếu tố quan trọng giúp người bệnh có hướng điều trị phù hợp, rút ngắn được thời gian điều trị và tỷ lệ thành công cũng cao hơn. Vì vậy, hãy lưu ý khi gặp những biểu hiện của bệnh trĩ dưới đây bạn không nên chủ quan mà nên đi thăm khám để hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Mục lục
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh trĩ đang không ngừng gia tăng bởi thói quen ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt kém khoa học. Bệnh sẽ gây ra hàng loạt những biểu hiện ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh. Tuy là căn bệnh phổ biến nhưng những hiểu biết của người bệnh về căn bệnh này vẫn còn rất hạn chế. Để nhận biện bệnh trĩ các bạn có thể nhận ra thông ra những dấu hiệu chung như sau:
Biểu hiện bị bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là căn bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng có thể gặp ở mọi lứa tuổi bất kể là người lớn hay trẻ em. Bệnh này xảy ra khi các đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị co giãn quá mức. Bình thường, các mô này có nhiệm vụ kiểm soát lượng phân thải ra, nhưng khi mô này bị sưng hoặc viêm thì gọi là bệnh trĩ. Khi mắc bệnh, chúng ta sẽ có những biểu hiện như sau:
Đau rát, sưng phù hậu môn
Đau rát hậu môn là một trong những dấu hiệu của bệnh trĩ thường gặp nhất nhưng cũng khiến nhiều người dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở vùng hậu môn. Mới đầu, người mắc bệnh trĩ chỉ có cảm giác ngứa rát đôi chút nhưng lâu dần khi bệnh phát triển nặng lên, cảm giác đau rõ ràng hơn với mức độ dày hơn, đi kèm với đó là cảm giác buốt, rát, nhói đau, khó chịu và có vùng hậu môn có thể sưng tấy, phù nề.
Nguyên nhân dẫn đến biểu hiện này là do cơ vòng ở vùng hậu môn co thắt mạnh làm cho các tổ chức viêm của hậu môn, các tổ chức tổn thương bị co bóp, đè ép mạnh nên gây ra đau rát. Và thứ hai, hậu môn là nơi dễ nhiễm bẩn do thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều loại chất thải nên hậu môn rất dễ bị viêm và nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm nặng hơn. Cả hai yếu tố này đều gây ra cơn đau rát và ngứa vùng hậu môn.
Trong một số trường hợp khác, cơn đau rát hậu môn diễn ra rất đau buốt, nhất là vào ban đêm. Khi có những biểu hiện này, bệnh nhân cần phải liên hệ ngay với bác sĩ để được chăm sóc và cấp thuốc cấp tốc để xoa dịu tình tình cơn đau rát cấp này.
Ngoài ra, khi mắc bệnh trĩ, kích thước của các tĩnh mạch trĩ sưng to dần nên khi ngồi xổm, đi đại tiện hoặc vận động có thể làm cọ xát vào thành hậu môn dẫn đến tình trạng đau rát. Đồng thời, việc dùng sức quá mạnh có thể làm rách niêm mạc hậu môn cũng làm bệnh nhân có cảm giác đau kèm theo ngứa rát khó chịu. Biểu hiện này của bệnh trĩ không chỉ khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu mà còn gây ảnh hưởng lớn đến chế độ sinh hoạt hàng ngày, chất lượng cuộc sống và tiến độ làm việc.
☛ Xem thêm: 13 Cách chữa đau rát hậu môn tại nhà
Đi ngoài ra máu
Chảy máu cũng được xem là một trong những dấu hiệu sớm và điển hình để nhận biết bệnh trĩ, nó thường xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu. Lúc đầu, chảy máu có thể xáy ra kín đáo, có thể là vài tia máu nhỏ dính vào phân, sau đó bạn có thể dễ dàng phát hiện khi quan sát vào giấy vệ sinh.
Ban đầu, lượng máu chảy ra chỉ là một lượng nhỏ và chảy thành từng giọt, sau lượng máu tăng dần và có thể chảy thành tia. Nặng hơn, lượng máu chảy ra rất nhiều sau mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm. Máu chảy khi bị trĩ thường có màu đỏ tươi, không thực sự là máu tĩnh mạch, các khảo sát đã cho thấy máu có hàm lượng oxy khá cao.
Dấu hiệu đi ngoài ra máu xảy ra theo từng cấp độ như sau:
➤ Đi ngoài ra máu ở giai đoạn đầu của bệnh trĩ (trĩ độ 1):
Ở giai đoạn đầu, các biểu hiện bị bệnh trĩ còn chưa rõ ràng và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, ở giai đoạn đầu người bệnh rất khó có thể phát hiện được mình bị bệnh trĩ.
Với biểu hiện đi ngoài ra máu, ở giai đoạn đầu (hay còn gọi là bệnh trĩ cấp độ 1) lượng máu chảy rất ít, thường chỉ chảy bên trong hoặc lẫn bên trong phân và không chảy thường xuyên. Khi đó, phải quan sát kỹ lắm người bệnh mới nhận thấy trong phân có máu tươi hoặc có vệt máu nhỏ thấm qua giấy vệ sinh. Do lượng máu chảy ra không nhiều và mức độ không thường xuyên nên người bệnh thường chủ quan và không quan tâm tới bệnh, “để mặc” cho bệnh tự khỏi.
➤ Đi ngoài ra máu ở trĩ độ 2:
Khi phát triển đến giai đoạn thứ 2, búi trĩ phát triển nhanh hơn nên lượng máu chảy ra cũng nhiều hơn. Ở cấp độ 2, máu chảy thường xuyên hơn và người bệnh cũng dễ dàng phát hiện có máu đỏ tươi khi đi đại tiện (máu không lẫn vào phân). Tùy vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà máu có thể chảy ít hoặc chảy liên tục thành giọt.
➤ Đi ngoài ra máu ở trĩ cấp độ 3:
Bước sang giai đoạn 3, kích thước của các búi trĩ phát triển lớn dần nên lượng máu đọng lại trong các búi trĩ nhiều hơn. Vì vậy, khi đi đại tiện lượng máu chảy ra ngoài với mức độ nhiều hơn và có thể phun ra thành tia.
➤ Đi ngoài ra máu ở bệnh trĩ cấp độ 4:
Lượng máu chảy ra nhiều hơn, mức độ thường xuyên và liên tục khiến cho cơ thể người bệnh bị mất máu nhanh chóng và gây ra nhiều biểu hiện như mệt mỏi, suy nhược cơ thể, hoa mắt chóng mặt, ốm yếu…
Chảy máu là biểu hiện sớm nhất của bệnh trĩ, nhưng cũng dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý về đường tiêu hóa. Tuy nhiên, đi ngoài ra máu chính là biểu hiện bất thường do đó người bệnh không nên chủ quan và cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám sớm cũng như can thiệp điều trị kịp thời.
Đi ngoài ra máu sẽ khiến cho hệ thống thần kinh quanh khu vực hậu môn bị mẫn cảm nên dẫn đến hiện tượng đau rát vùng hậu môn. Tình trạng này kéo dài sẽ dễ dẫn tới hiện tượng mất máu, làm cơ thể suy nhược và mệt mỏi. Đồng thời, khi búi trĩ chảy máu mà không được kiểm soát sẽ làm mạch máu vỡ, dẫn đến xuất huyết ồ ạt, rất nguy hiểm thậm chí có thể làm bệnh nhân tử vong.
☛ Đọc thêm: Cách chữa đi ngoài ra máu hiệu quả
Bị sa búi trĩ
Trước hết, bạn nên hiểu búi trĩ là gì? Búi trĩ chính là những nếp da thừa có hình dạng ngoằn ngoèo nằm phía trên hậu môn. Kích thước của búi trĩ sẽ phát triển to dần và có dấu hiệu sa ra bên ngoài hậu môn theo từng cấp độ. Sa búi trĩ hình thành do đám rối tĩnh mạch trĩ bị giãn nở quá mức trong thời gian dài tạo thành các búi trĩ trên đường lược bên trong khu vực trực tràng – hậu môn. Theo thời gian, búi trĩ phát triển to dần và sa ra ngoài khi người bệnh rặn đại tiện nên gọi là hiện tượng sa búi trĩ.
Sa búi trĩ là biểu hiện thường gặp ở bệnh trĩ nội. Búi trĩ thường sa ra ngoài sau một thời gian đi cầu ra máu. Ở giai đoạn đầu, búi trĩ chỉ sa ra ngoài khi bệnh nhân đi đại tiện và sẽ tự tụt vào trong. Khi bệnh phát triển nặng hơn, búi trĩ sa ra ngoài và cần phải lấy tay đẩy vào mới tụt vào trong. Nghiêm trọng nhất là búi trĩ nằm bên ngoài ống hậu môn không thể đẩy vào được nữa dễ bị nhiễm khuẩn gây phù nề, lở loét.
Dựa vào biểu hiện của bệnh trĩ này, chúng ta có thể dễ dàng xác định được tình trạng bệnh, từ đó đề ra phương án chữa trị bệnh hiệu quả hơn. Sa búi trĩ bắt đầu xuất hiện và người bệnh có thể nhận từ giai đoạn trĩ độ 2, chúng phát triển nặng dần theo từng cấp độ bệnh trĩ. Cụ thể:
- Trĩ độ 1: Búi trĩ còn nhỏ, chưa có biểu hiện sa ra bên ngoài, chỉ có thể quan sát khi sử dụng các thiết bị y tế.
- Trĩ độ 2: Búi trĩ phát triển to hơn và thường lòi ra bên ngoài khi người bệnh rặn đại tiện, búi trĩ lòi ra ngoài và tự co lại vào bên trong ngay sau đó.
- Trĩ độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài và không thể co lại vào bên trong hậu môn. Người bệnh cần dùng tay ấn, nhét, đẩy vào thì các búi trĩ mới co vào bên trong hậu môn. Ở giai đoạn 3, hiện tượng sa búi trĩ có thể xảy ra bất chợt, khi người bệnh đứng hoặc ngồi quá lâu, khi vận động mạnh hoặc lao động quá sức.
- Trĩ độ 4: Sa búi trĩ biến chứng nặng. Búi trĩ phát triển với kích thước lớn sa ra ngoài và không thể co vào hậu môn ngay cả khi người bệnh dùng tay ấn, nhét vào. Lúc này, các biện pháp điều trị nội khoa đều không có tác dụng, người bệnh nên tham khảo một số phương pháp phẫu thuật cắt trĩ để ngăn ngừa biến chứng và điều trị bệnh nhanh chóng.
☛ Tìm hiểu thêm: Chữa bệnh trĩ cấp độ 3 có cần phẫu thuật không?
Bị viêm nhiễm hậu môn
Đây là một biểu hiện bệnh trĩ khá nguy hiểm cần phải đề phòng. Vì khi búi trĩ bị lòi ra thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến khu vực hậu môn. Lúc này các loại vi khuẩn dễ tấn công làm cho hậu môn dễ bị viêm nhiễm. Lúc này hậu môn không chỉ đau mà còn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Biểu hiện ngứa có thể kéo dài làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của bệnh nhân, trong đó có giấc ngủ vào buổi tối.
Hiện tượng này còn nguy hiểm hơn với bệnh nhân nữ, vì hậu môn và cơ quan sinh dục nữ rất gần nhau, tình trạng viêm nhiễm nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến nguy cơ vô sinh.
Xuất hiện dịch nhầy quanh hậu môn
Khi mắc bệnh trĩ nếu chịu khó để ý bệnh nhân sẽ thấy hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt. Đồng thời với hiện tượng sa búi trĩ thì hậu môn cũng tiết ra một lượng dịch nhầy rất lớn. Nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ dễ gây ngứa ngáy khó chịu và nhanh chóng lan rộng sang các vùng xung quanh. Đồng thời lượng dịch nhầy này có mùi hôi làm cho nhiều bệnh nhân lo lắng, có cảm giác ngại ngùng khi tiếp xúc với người khác và khi quan hệ tình dục.
Ban đầu, chất nhầy xuất hiện ít, không đáng kể. Bệnh phát triển đến giai đoạn 2, giai đoạn 3, dịch nhầy xuất hiện nhiều gây cảm giác nhờn, khó chịu cho người bệnh. Khi đến cấp độ 4, dịch nhầy xuất hiện nhiều liên tục khiến vùng hậu môn luôn bị ẩm ướt. Đây cũng là nguyên nhân khiến búi trĩ dễ bị viêm, nhiễm khuẩn, có thể gây hoại tử búi trĩ.
☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì
Biểu hiện của bệnh trĩ theo từng loại trĩ
Nhìn chung, bệnh trĩ được chia thành 3 loại chính là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trị nội với búi trĩ xuất hiện ở phía bên trong trực tràng, ngược lại, trĩ ngoại với búi trĩ hình thành ở dưới trực tràng. Còn trĩ hỗn hợp, thực chất là sự kết hợp giữa trĩ nội giai đoạn cuối và bệnh trĩ ngoại.
Tùy thuộc vào vị trí và loại bệnh trĩ mà bệnh có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Cụ thể:
- Bệnh trĩ nội: Các búi trĩ thường nằm bên trong trực tràng, người bệnh không thể nhìn thấy búi trĩ và cũng không cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, khi đại tiện, phân được đẩy ra ngoài có thể gây kích thích và làm tổn thương bề mặt của búi trĩ gây chảy máu. Trong một số trường hợp, búi trĩ nội có thể bị đẩy ra ngoài hậu môn, gây đau rát.
- Bệnh trĩ ngoại: Búi trĩ mọc bên ngoài hậu môn. Khi bị kích thích, trĩ ngoại có thể gây ngứa hoặc chảy máu. Thậm chí, một số trường hợp, búi trĩ bị viêm loét, nhiễm trùng.
- Bệnh trĩ hỗn hợp: Người bệnh gặp phải bệnh với các biểu hiện như đau nhức, căng tức và khó chịu ở hậu môn. Xuất hiện một khối thịt ẩm có màu hồng nhô ra từ hậu môn nhưng đôi khi bũi trĩ có thể hiện diện với màu xanh hay tím. Vùng hậu môn bị ngứa, đỏ hoặc sưng.
Dấu hiệu bệnh trĩ thông qua hình ảnh
Nhận biết bệnh trĩ nội cấp độ 1 và 2 qua hình ảnh
Hình ảnh về bệnh trĩ nội ở cấp độ 3 và 4 với búi trĩ sa ra ngoài hậu môn mỗi khi đại tiện và không tự thụt vào trong
Nhận biết bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 và 2
Nhận biết bệnh trĩ ngoại cấp độ 3 và 4 qua hình ảnh
Hình ảnh bệnh trĩ hỗn hợp
Thông tin thêm cho bạn: Hình ảnh thực tế bệnh trĩ nội, trĩ ngoại theo từng cấp độ
Nên làm gì khi phát hiện mình bị trĩ?
Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh rất phổ biến hiện nay, một phần cũng là do thói quen ăn uống và sinh hoạt kém khoa học của chúng ta. Chính vì vậy mà khi mắc bệnh, bạn không nên cảm thấy quá lo lắng mà hãy thực hiện theo những điều mà chúng tôi hướng dẫn ngay dưới đây:
Thăm khám tại các trung tâm y tế càng sớm càng tốt
Khi bạn có những dấu hiệu trên nên đến ngay các trung tâm y tế để được kiểm tra và chẩn đoán tình trạng bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ ra hướng đi hiệu quả cho việc điều trị. Bệnh càng để lâu sẽ càng nặng và việc điều trị sẽ càng gặp khó khăn hơn. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp hơn. Bệnh trĩ có thể điều trị bằng phương pháp điều trị nội khoa (sử dụng thuốc) và nặng hơn thì điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ.
Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp
Chế độ ăn uống trong giai đoạn này cũng đóng vai trò rất quan trọng. Người bệnh cần tăng cường bổ sung các chất xơ trong bữa ăn hàng ngày bằng cách ăn nhiều rau xanh hoa quả tươi và uống nhiều nước tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Đồng thời, người bệnh nên hạn chế dùng thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích không có lợi cho hệ tiêu hóa và làm cho bệnh trĩ ngày càng trầm trọng hơn.
Vệ sinh hậu môn thường xuyên
Như chúng ta đã biết hậu môn là một trong một trong những bộ phận thường rất dễ bị gây viêm nhiễm. Chính vì vậy người bệnh khi bị trĩ cần chú ý giữ gìn và vệ sinh sạch sẽ vùng này để tránh viêm nhiễm. Đồng thời tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ để tránh dồn phân, hạn chế tình trạng táo bón.
Rèn luyện sức khỏe và nghỉ ngơi hợp lý
- Sắp xếp công việc hợp lý để tránh áp lực căng thẳng. Đồng thời hạn chế ngồi nhiều, đứng lâu điều này có thể làm gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch trĩ.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng cường hoạt động của nhu động ruột giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.
- Tập cho mình thói quen đi đại tiện vào một khung giờ cố định hàng ngày, không ngồi đại tiện quá 5 phút, tránh rặn mạnh hoặc ngồi lâu trên bồn cầu khiến cho búi trĩ sưng đau nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, để hỗ trợ đi ngoài dễ dàng hơn, bạn nên xoa bụng vòng theo khung đại tràng.
- Chườm đá lạnh vài lần trong ngày cũng giúp giảm sưng đau búi trĩ.
Những dấu hiệu bệnh trĩ cần đi khám ngay
Bệnh trĩ nặng có thể gây chảy nhiều máu khi đi cầu
Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể áp dụng thực hiện các biện pháp ăn uống, chăm sóc và điều trị tại nhà. Nhưng với trường hợp bệnh phát triển nặng, các biểu hiện trở nên nghiêm trọng hơn cũng như tần suất xuất hiện nhiều hơn thì cần đi khám sớm để bác sĩ tư vấn cho cách chữa bệnh hiệu quả, để các biểu hiện không trầm trọng hơn. Cụ thể, bạn hãy đến ngay bệnh viện để gặp bác sĩ trong những trường hợp sau:
- Máu chảy quá nhiều khi đi đại tiện: Nếu lượng máu chảy quá nhiều, máu có thể nhỏ giọt lớn hoặc phun thành tia ra ngoài sẽ dẫn đến tình trạng mất máu, làm cơ thể mệt mỏi, suy nhược và ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, người bệnh cần phải có sự can thiệp sớm, tránh những trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra.
- Hậu môn ngứa ngáy, sưng đau trong thời gian dài: do dịch nhầy xuất hiện nhiều, cộng với búi trĩ lòi ra ngoài tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Nếu không can thiệp sớm sẽ rất dễ lân lan qua bộ phận sinh dục như môi âm hộ, bìu dương vật.
- Búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên làm người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Trường hợp này không thể cải thiện bằng các biện pháp tại nhà mà cần phải gặp bác sĩ. Thậm chí phải sử dụng các biện pháp phẫu thuật.
- Một số trường hợp thì búi trĩ sưng to đến nỗi nghẹt luôn ở bên ngoài không đẩy vào được.
- Cảm giác đau đớn xuất hiện thường trực. Đau nặng hơn sau khi đi cầu. Nếu búi trĩ nằm thường trực bên ngoài hậu môn thì người bệnh có thể bị đau ngay cả khi đứng lẫn khi ngồi hay nằm.
Thông tin bạn có thể quan tâm: Top 8 bệnh viện khám và điều trị trĩ tốt hiện nay
Trên đây là những dấu hiệu của bệnh trĩ điển hình mà người bệnh trĩ thường gặp phải. Khi xuất hiện các dấu hiệu này bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và tuyệt đối không được chủ quan vì bệnh sẽ trầm trọng và gây ra nhiều biến chứng nếu chúng ta điều trị quá muộn.