Bật mí 13 cách chữa đau rát hậu môn tại nhà

Đau rát hậu môn là biểu hiện rất khó chịu của một số bệnh lý vùng hậu môn hoặc do thói quen sinh hoạt, vệ sinh không sạch sẽ. Tình trạng này khiến người bệnh gặp khá nhiều bất tiện trong sinh hoạt, đặc biệt là khi ngồi và khi đi đại tiện. Nhanh chóng thực hiện các biện pháp giảm đau tại nhà sau đó tiến hành thăm khám y khoa để giải quyết nhanh chóng tình trạng đau rát hậu môn.

Bật mí 13 cách chữa đau rát hậu môn tại nhà 1

Nguyên nhân gây đau rát hậu môn

Đau rát hậu môn là tình trạng vùng da xung quanh hậu môn bị kích ứng dẫn tới ngứa rát, đau đớn, khó chịu. Ban đầu, hiện tượng ngứa rát ở mức độ nhẹ, xảy ra ở vùng nhỏ. Sau một thời gian, hiện tượng đau rát càng dữ dội, tái phát không ít lần và lây nhiễm nhanh sang các vùng xung nói quanh nói quẩn. Đi kèm với đó là các triệu chứng như chảy dịch, mủ, nổi mẩn đỏ,..

Đau rát hậu môn có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và lứa tuổi, thế nhưng ít ai biết nguyên nhân đằng sau gây nên triệu chứng này. Đau rát vùng hậu môn có thể sẽ khiến người bệnh luôn trong trạng thái đau nhức, bất tiện trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Đau rát hậu môn do một số nguyên nhân sau:

Do các bệnh lý ở vùng hậu môn, trực tràng

  • Bệnh trĩ: Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ là do sự căng giãn quá mức của đám tĩnh mạch vùng hậu môn. Các búi trĩ có thể ở bên trong hoặc bên ngoài hậu môn, tùy vị trí xuất hiện mà sẽ chia bệnh trĩ thành các loại khác nhau. Các triệu chứng kèm theo khi mắc bệnh trĩ sẽ là sưng quanh lỗ hậu môn, ngứa ngáy hậu môn, chảy máu chảy dịch ở hậu môn…
  • Nứt kẽ hậu môn: Hậu môn bị nứt kẽ là tình trạng hậu môn xuất hiện 1 vết cắt nhỏ cũng có thể là 1 vết rách thẳng. Nguyên nhân có thể là do mắc bệnh táo bón hoặc do sinh con. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như: đau rát hậu môn, đau nhiều hơn mỗi khi đi đại tiện, trong phân có lẫn máu…
  • Áp xe hậu môn: Áp xe hậu môn là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở hậu môn làm xuất hiện các ổ mủ ở bên trong niêm mạc hoặc vùng da xung quanh hậu môn. Người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng như: hậu môn sưng nóng, đau rát, đau hậu môn gia tăng khi vận động mạnh hoặc khi đi đại tiện.
  • Rò hậu môn: Bệnh rò hậu môn hay còn được gọi là bệnh mạch lươn. Đây là bệnh do tình trạng biến chứng khi áp xe hậu môn bị vỡ và làm xuất hiện các đường rò ở bên trong niêm mạc. Khi bị rò hậu môn người bệnh sẽ thấy đau rát, sưng nóng ở hậu môn kèm theo tình trạng chảy mủ ở xung quanh các lỗ rò.
  • Co thắt cơ trực tràng: Trực tràng cũng có thể bị co thắt và gây nên những cơn đau ở hậu môn. Thông thường những cơn co thắt có thể kéo dài trong thời gian từ 1 đến vài phút. Nguyên nhân có thể do quan hệ bằng đường hậu môn, táo bón, nhu động ruột tăng cao. Một vài trường hợp không có lý do. Các triệu chứng thường là đau trực tràng đột ngột, đau rát hậu môn khi ngồi.

Do các bệnh lý ở vùng hậu môn, trực tràng 1

Do táo bón

Những người bị táo bón thường sẽ phải dùng cố sức rặn mạnh để thải phân ra ngoài khi đi đại tiện. Thế nhưng phân cứng khó có thể thoát ra ngoài hậu môn khiến vùng hậu môn bị giãn tĩnh mạch. Những người bị táo bón thường xuyên sẽ gặp phải tình trạng đau nhức hậu môn do đó cần chế độ ăn uống hợp lý và bổ sung thêm nhiều rau xanh.

Vệ sinh không đúng cách

Vệ sinh không đúng cách cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa ngáy và đau rát ở hậu môn. Sau khi đi đại tiện nếu không vệ sinh sạch sẽ hậu môn sẽ khiến vi khuẩn ở trong phân tích tụ và gây kích ứng khiến bạn sẽ bị viêm nhiễm và đau rát ở hậu môn.

Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên, đau rát hậu môn còn do một số nguyên nhân sau:

  • Mặc quần quá chật, bó sát làm cọ xát vào vùng da hậu môn
  • Quan hệ bằng đường hậu môn cũng có thể gây tổn thương vùng hậu môn
  • Do một số bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục: sùi mào gà, mụn cóc sinh dục, herpes sinh dục… cũng gây nóng rát hậu môn

Thông tin cho bạn: 9 Nguyên nhân gây bệnh trĩ

15 cách chữa đau rát hậu môn tại nhà hiệu quả

Tình trạng đau rát hậu môn chắc chắn sẽ khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Để giảm bớt các triệu chứng này, song song với điều trị theo phác đồ, bạn có thể áp dụng các cách chữa tại nhà sau:

1. Ngâm hậu môn với nước ấm

1. Ngâm hậu môn với nước ấm 1

Nước ấm được các bác sĩ khuyên dùng để điều trị bệnh trĩ. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một chậu nông, sạch để có thể ngâm ngập toàn bộ phần hậu môn trong nước ấm.
  • Đổ vào chậu nước vừa đủ ấm, nhưng không quá nóng để gây bỏng hoặc khó chịu. Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cách đặt một hoặc hai giọt nước trên cổ tay. Khi nhiệt độ đã phù hợp, hãy thêm bất kỳ chất nào mà bác sĩ khuyên dùng vào bồn tắm.
  • Ngâm hậu môn từ 15 đến 20 phút.
  • Nhẹ nhàng lau khô hậu môn bằng khăn sạch, không được chà xát mạnh để tránh tổn thương búi trĩ.
  • Sau đó bạn cần vệ sinh bồn tắm thật kỹ và cất nơi khô ráo để dùng cho lần sau.

2. Xông hơi vùng hậu môn

Việc xông trị áp xe hậu môn sẽ có tác dụng hấp thu các tinh chất của dược liệu tác động vào vùng áp xe giúp tiêu viêm, chống nhiễm trùng, kích thích khả năng lưu thông khí huyết ở vùng hậu môn.

  • Cách 1: dùng lá tía tô, rau kinh giới, lá trầu đem rửa sạch rồi cho vào ấm đun với khoảng 500ml nước. Sau đó đổ ra chậu ngồi xông vùng hậu môn, đến khi nước ấm thì dùng nước vệ sinh lại hậu môn một lần nữa và dùng khăn mềm lau khô. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng hỗn hợp các loại lá này giã nhuyễn rồi đắp lên khối áp xe nhằm giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, và giảm triệu chứng của bệnh.
  • Cách 2: Sử dụng lá sung, lá ngải cứu, cúc tần, lá lốt, củ nghệ và bồ kết. Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi lên. Sau khi nước sôi thì cho bồ kết vào đun thêm khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Đổ nước ra chậu sạch rồi ngồi xông hơi hậu môn vùng áp xe khoảng 15 phút.

Có thể bạn sẽ cần: Mẹo sử dụng cúc tần chữa bệnh trĩ hiệu quả

3. Chườm lạnh

3. Chườm lạnh 1

Các mạch máu trĩ sưng phồng lên và gây cảm giác đau đớn. Chườm đá giúp thu nhỏ các mạch máu và giúp giảm đau. Đặt túi nước đá trong tủ đá cho đến khi nó đông cứng hoàn toàn. Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên búi trĩ. Thay vào đó, bọc túi đá trong một chiếc khăn hoặc vải sạch trước khi ấn nhẹ vào búi trĩ.

Chườm đá tốt nhất trong vài phút, 3-4 lần mỗi ngày, không để trong thời gian dài vì nó sẽ làm hỏng vùng da của bạn. Tốt nhất là chườm đá trong vài phút, sau đó bỏ ra cho đến khi da ấm lại bặng nhiệt độ của phòng, lặp lại tiếp tục bằng túi đá chườm.

Lau khô bằng khăn mềm, hoặc dùng máy sấy tóc để sấy sau khi chườm lạnh.

4. Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ

Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc giữ vệ sinh vùng hậu môn luôn sạch sẽ, khô ráo sẽ tránh được các nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Sau mỗi lần đi vệ sinh, người bệnh bị áp xe hậu môn không nên sử dụng giấy vệ sinh để lau mà cần sử dụng nước muối ấm pha loãng để rửa. Như vậy sẽ có thể loại bỏ được các vi khuẩn có hại và hạn chế gây tổn thương đến vùng hậu môn.

Không sử dụng xà phòng hoặc khăn lau có cồn hoặc nước hoa khi vệ sinh vùng hậu môn. Vì nó có thể làm cho bệnh trĩ tồi tệ hơn. Ngâm hậu môn trong nước ấm vẫn đủ giúp bạn sạch sẽ mà không cần dùng các sản phẩm xà phòng tẩy rửa mạnh.

Khi bạn vệ sinh xong, hãy sử dụng máy sấy tóc, hoặc khăn mềm để làm khô một cách nhẹ nhàng.

5. Sử dụng giấy vệ sinh mềm hoặc vòi xịt

Sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng, khô cứng là nguyên nhân khiến cho hậu môn bị tổn thương, trầy xước. Do đó, bạn nên chú ý đến vấn đề này. Lựa chọn lại giấy vệ sinh, đồng thời chỉnh lại vòi xịt. Tránh sử dụng vòi xịt quá mạnh làm ảnh hưởng đến các búi trĩ.

Trường hợp sử dụng vòi xịt, sau khi đi đại tiện xong bạn nên sử dụng khăn mềm để thấm khô hậu môn. Không nên cọ xát mạnh khiến các tổn thương nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, việc để hậu môn bị ẩm ướt cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn tấn công, dẫn đến bệnh ngày càng trầm trọng.

6. Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp

6. Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp 1
Chế độ ăn giàu chất xơ giúp phòng ngừa táo bón

Theo các chuyên gia, một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học sẽ giúp hạn chế tình trạng táo bón, đại tiện khó khăn. Theo đó người bị đau rát hậu môn nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, nước ép hoa quả tươi, thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa, giúp cải thiện tình trạng táo bón khi đi đại tiện. Không nên có thói quen ăn mặn kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ. Cần chú ý bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin. Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

Thực phẩm giàu chất xơ, nhuận tràng tự nhiên gồm có:

  • Các loại rau quả: cà rốt, mướp đắng súp lơ, khoai lang
  • Các loại ngũ cốc: đậu phụ, ngũ cốc xay, gạo lứt, yến mạch nguyên cám
  • Các loại rau nhuận tràng: rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền, rau cải các loại, bầu bí mướp, măng, xà lách, củ cải đỏ. Củ cải đỏ là loài chống táo bón và trĩ cực tốt. Lượng chất xơ giàu có trong củ cải giúp cho các chất thải tống ra khỏi ruột dễ dàng hơn.
  • Các loại quả: cam, quýt, bưởi, mận, dâu tay, dưa hấu tránh ăn các loại quả có tính nóng như mít, nhãn, xoài… có giá trị nhuận tràng, chống táo bón tốt.

Tham khảo thêm: Sử dụng đu đủ chữa bệnh trĩ thế nào?

7. Tránh ngồi lâu

Nếu công việc của bạn đặc thù là phải ngồi lâu, hãy đi bộ khoảng năm phút ít nhất một lần một giờ, để giảm áp lực trực tràng lên búi trĩ. Tại phòng tập thể dục, tránh các hoạt động như đạp xe và nâng tạ, vì chúng gia tăng áp lực lên búi trĩ. Thay vào đó, hãy thử đi bộ nhanh trong 20 đến 30 phút để khuyến khích chức năng ruột hoạt động được thuận lợi và trơn tru hơn, giúp bạn đi tiêu dễ dàng hơn.

8. Nằm xuống nghỉ ngơi khi thấy đau

8. Nằm xuống nghỉ ngơi khi thấy đau 1

Một cách đơn giản để làm giảm đau một búi trĩ là chỉ cần giảm áp lực khỏi vùng hậu môn đang đau nhức của bạn, bằng cách nằm duỗi người trên một chiếc ghế dài với hai chân co lên trong khoảng nửa giờ. Bạn cũng sẽ cải thiện lưu thông máu đến lưng của bạn, và tất nhiên, cải thiện cơn đau từ bệnh trĩ.

9. Đi đại tiện ngay khi có nhu cầu

Việc nín nhịn đại tiện trong thời gian dài có thể dẫn đến táo bón, có nghĩa là bạn cần phải rặn mạnh hơn khi bạn đi. Điều đó có thể gây ra áp lực ở vùng bụng của bạn và làm nặng hơn tình trạng bệnh trĩ. Thay vì tập trung vào nhiều cách điều trị bệnh trĩ khác nhau, hãy bắt đầu bằng cách đơn giản là tìm một phòng vệ sinh ngay khi bạn có nhu cầu đi đại tiện.

10. Sử dụng lá trầu không

Lá trầu không có lẽ đã không còn xa lạ với nhiều người. Nó được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, một trong số đó là điều trị các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra. Bởi vì, theo dân gian, lá cây này có tính ấm, vị cay nồng có thể kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả. Phù hợp cho người đang bị bệnh trĩ, táo bón khiến hậu môn đau rát khó chịu.

Trong 100g lá trầu không, có đến 2,4% tinh dầu betel phenol. Chất này có công dụng cầm máu, sát khuẩn, giúp các búi trĩ có cơ hội co lại. Sử dụng trầu không chữa đau rát hậu môn tại nhà là biện pháp được khá nhiều người bệnh áp dụng. Các hoạt chất trong lá trầu hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề mà người bệnh trĩ, táo bón đang gặp.

10. Sử dụng lá trầu không 1

Cách thực hiện:

  • Hái một nắm lá trầu không, rửa và ngâm vài phút với nước muối pha loãng. Rửa lá trầu lại một lần nữa với nước sạch, sau đó để cho ráo nước.
  • Lấy lá trầu giã nát cùng với một ít muối.
  • Lọc lấy nước cốt, sau đó lấy bông y tế thấm và thoa lên búi trĩ, vùng hậu môn đang bị đau.
  • Phần bã có thể tận dụng để đắp lên da xung quanh hậu môn.
  • Giữ yên trong 20 phút, sau đó rửa lại với nước sạch.
  • Mỗi ngày có thể thực hiện 1 – 2 lần, kiên trì để giảm đau rát hậu môn.

Bạn có thể tham khảo: Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không?

11. Chữa đau rát hậu môn bằng tỏi

Tỏi không chỉ là nguyên liệu nhà bếp mà còn có mặt trong nhiều bài thuốc khác nhau. Trong đó, sử dụng tỏi để điều trị đau rát ở vùng hậu môn cũng được rất nhiều người biết đến.

Lý do là trong tỏi có chứa một hàm lượng kháng sinh tự nhiên với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm khá tốt. Nhờ vậy, tỏi giúp giảm ngứa và ngăn chặn viêm nhiễm hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị vài tép tỏi tươi, đem bóc vỏ rồi giã nhuyễn để lấy nước
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, dùng khăn sạch lau khô
  • Dùng bông y tế thấm vào nước tỏi rồi thực hiện bôi trực tiếp lên ở vùng hậu môn bị tổn thương
  • Để cố định bông y tế 15-20 phút để tinh chất từ tỏi thấm vào da

Bạn tham khảo thêm: Sử dụng dầu mù u điều trị bệnh trĩ thế nào?

12. Chữa đau rát hậu môn bằng nha đam

Nhựa nha đam có thể xoa dịu nhanh cơn đau rát cũng như trị lành thương tổn da. Đồng thời cải thiện một số dấu hiệu đi kèm khác như sưng viêm nhiễm hay đau rát ở hậu môn.

Ngoài ra, các thành phần vitamin cũng như khoáng chất có trong gel nha đam còn giúp kích thích phục hồi một số tế bào bị tổn thương. đồng thời còn có tác dụng chống nhiễm trùng, kháng khuẩn giúp hạn chế hiện trạng sưng viêm hay viêm nhiễm lúc bạn gãi ngứa quá khá nhiều.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 lá nha đam lớn, rửa sạch, gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài
  • Dùng dao cạo để lấy phần thịt trong suốt bên trong.
  • Vệ sinh sạch sẽ và lau khô hậu môn, sau đó dùng nha đam đắp lên
  • Giữ nguyên trong khoảng 15 phút rồi tiến hành rửa sạch lại với nước.

13. Chữa đau rát hậu môn bằng rau diếp cá

13. Chữa đau rát hậu môn bằng rau diếp cá 1

 

Rau diếp cá cũng chính là một phương thức điều trị đau rát ở vùng hậu môn tại nhà. Lý do là rau diếp cá có công dụng chống viêm nhiễm, sát trùng hiệu quả. Nguyên liệu này có khả năng giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy tại vùng hậu môn.

Thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá diếp cá tươi đem rửa sạch,  để ráo nước
  • Đun sôi là diếp cá với khoảng 500ml nước rồi sử dụng nước này để xông vùng hậu môn.
  • Xông trong khoảng 10 phút đến lúc nước hết ấm, sau đó dùng nước này để rửa hậu môn.

Thông tin thêm cho bạn: Bí mật cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá tại nhà

Một vài lưu ý khi áp dụng cách giảm đau rát hậu môn tại nhà

Bên cạnh những vấn đề nêu trên, để bảo vệ sức khỏe cho hệ tiêu hóa, bài tiết, bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:

  • Không sử dụng xà bông, xà phòng tắm chứa nhiều thành phần hóa chất tẩy mạnh. Sử dụng giấy vệ sinh mềm mại, tránh cọ xát khu vực bị tổn thương.
  • Giữ hậu môn sạch sẽ, không sử dụng tay hoặc vật cứng cào gãi hậu môn. Việc này có thể làm cho hậu môn bị trầy xước, thậm chí dẫn đến nứt rách nguy hiểm.
  • Lựa chọn quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt. Hạn chế mặc đồ bó sát, chất liệu cứng có thể làm gia tăng áp lực, gây đau rát kéo dài và nặng nề hơn.
  • Nếu áp dụng các cách giảm đau rát hậu môn kể trên không mang lại hiệu quả, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị.

Những cách giảm đau rát hậu môn do trĩ, táo bón trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc lựa chọn được phương pháp khắc phục tại nhà hiệu quả. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, ngay khi cơn đau rát khó chịu qua đi, bạn nên sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Kiểm tra và áp dụng đúng biện pháp điều trị sẽ giúp bệnh cải thiện nhanh chóng hơn, tránh xảy ra các nguy cơ không mong muốn.

Thông tin hữu ích cho bạn: Tổng hợp cách chữa bệnh trĩ hiệu quả hiện nay

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bật mí 13 cách chữa đau rát hậu môn tại nhà

Đau rát hậu môn là biểu hiện rất khó chịu của một số bệnh lý vùng hậu môn hoặc do thói quen sinh hoạt, vệ sinh không sạch sẽ. Tình trạng này khiến người bệnh gặp khá nhiều bất tiện trong sinh hoạt, đặc biệt là khi ngồi và khi đi đại tiện. Nhanh chóng thực hiện các biện pháp giảm đau tại nhà sau đó tiến hành thăm khám y khoa để giải quyết nhanh chóng tình trạng đau rát hậu môn.

Bật mí 13 cách chữa đau rát hậu môn tại nhà 1

Nguyên nhân gây đau rát hậu môn

Đau rát hậu môn là tình trạng vùng da xung quanh hậu môn bị kích ứng dẫn tới ngứa rát, đau đớn, khó chịu. Ban đầu, hiện tượng ngứa rát ở mức độ nhẹ, xảy ra ở vùng nhỏ. Sau một thời gian, hiện tượng đau rát càng dữ dội, tái phát không ít lần và lây nhiễm nhanh sang các vùng xung nói quanh nói quẩn. Đi kèm với đó là các triệu chứng như chảy dịch, mủ, nổi mẩn đỏ,..

Đau rát hậu môn có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và lứa tuổi, thế nhưng ít ai biết nguyên nhân đằng sau gây nên triệu chứng này. Đau rát vùng hậu môn có thể sẽ khiến người bệnh luôn trong trạng thái đau nhức, bất tiện trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Đau rát hậu môn do một số nguyên nhân sau:

Do các bệnh lý ở vùng hậu môn, trực tràng

  • Bệnh trĩ: Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ là do sự căng giãn quá mức của đám tĩnh mạch vùng hậu môn. Các búi trĩ có thể ở bên trong hoặc bên ngoài hậu môn, tùy vị trí xuất hiện mà sẽ chia bệnh trĩ thành các loại khác nhau. Các triệu chứng kèm theo khi mắc bệnh trĩ sẽ là sưng quanh lỗ hậu môn, ngứa ngáy hậu môn, chảy máu chảy dịch ở hậu môn…
  • Nứt kẽ hậu môn: Hậu môn bị nứt kẽ là tình trạng hậu môn xuất hiện 1 vết cắt nhỏ cũng có thể là 1 vết rách thẳng. Nguyên nhân có thể là do mắc bệnh táo bón hoặc do sinh con. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như: đau rát hậu môn, đau nhiều hơn mỗi khi đi đại tiện, trong phân có lẫn máu…
  • Áp xe hậu môn: Áp xe hậu môn là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở hậu môn làm xuất hiện các ổ mủ ở bên trong niêm mạc hoặc vùng da xung quanh hậu môn. Người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng như: hậu môn sưng nóng, đau rát, đau hậu môn gia tăng khi vận động mạnh hoặc khi đi đại tiện.
  • Rò hậu môn: Bệnh rò hậu môn hay còn được gọi là bệnh mạch lươn. Đây là bệnh do tình trạng biến chứng khi áp xe hậu môn bị vỡ và làm xuất hiện các đường rò ở bên trong niêm mạc. Khi bị rò hậu môn người bệnh sẽ thấy đau rát, sưng nóng ở hậu môn kèm theo tình trạng chảy mủ ở xung quanh các lỗ rò.
  • Co thắt cơ trực tràng: Trực tràng cũng có thể bị co thắt và gây nên những cơn đau ở hậu môn. Thông thường những cơn co thắt có thể kéo dài trong thời gian từ 1 đến vài phút. Nguyên nhân có thể do quan hệ bằng đường hậu môn, táo bón, nhu động ruột tăng cao. Một vài trường hợp không có lý do. Các triệu chứng thường là đau trực tràng đột ngột, đau rát hậu môn khi ngồi.

Do các bệnh lý ở vùng hậu môn, trực tràng 1

Do táo bón

Những người bị táo bón thường sẽ phải dùng cố sức rặn mạnh để thải phân ra ngoài khi đi đại tiện. Thế nhưng phân cứng khó có thể thoát ra ngoài hậu môn khiến vùng hậu môn bị giãn tĩnh mạch. Những người bị táo bón thường xuyên sẽ gặp phải tình trạng đau nhức hậu môn do đó cần chế độ ăn uống hợp lý và bổ sung thêm nhiều rau xanh.

Vệ sinh không đúng cách

Vệ sinh không đúng cách cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa ngáy và đau rát ở hậu môn. Sau khi đi đại tiện nếu không vệ sinh sạch sẽ hậu môn sẽ khiến vi khuẩn ở trong phân tích tụ và gây kích ứng khiến bạn sẽ bị viêm nhiễm và đau rát ở hậu môn.

Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên, đau rát hậu môn còn do một số nguyên nhân sau:

  • Mặc quần quá chật, bó sát làm cọ xát vào vùng da hậu môn
  • Quan hệ bằng đường hậu môn cũng có thể gây tổn thương vùng hậu môn
  • Do một số bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục: sùi mào gà, mụn cóc sinh dục, herpes sinh dục… cũng gây nóng rát hậu môn

Thông tin cho bạn: 9 Nguyên nhân gây bệnh trĩ

15 cách chữa đau rát hậu môn tại nhà hiệu quả

Tình trạng đau rát hậu môn chắc chắn sẽ khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Để giảm bớt các triệu chứng này, song song với điều trị theo phác đồ, bạn có thể áp dụng các cách chữa tại nhà sau:

1. Ngâm hậu môn với nước ấm

1. Ngâm hậu môn với nước ấm 1

Nước ấm được các bác sĩ khuyên dùng để điều trị bệnh trĩ. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một chậu nông, sạch để có thể ngâm ngập toàn bộ phần hậu môn trong nước ấm.
  • Đổ vào chậu nước vừa đủ ấm, nhưng không quá nóng để gây bỏng hoặc khó chịu. Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cách đặt một hoặc hai giọt nước trên cổ tay. Khi nhiệt độ đã phù hợp, hãy thêm bất kỳ chất nào mà bác sĩ khuyên dùng vào bồn tắm.
  • Ngâm hậu môn từ 15 đến 20 phút.
  • Nhẹ nhàng lau khô hậu môn bằng khăn sạch, không được chà xát mạnh để tránh tổn thương búi trĩ.
  • Sau đó bạn cần vệ sinh bồn tắm thật kỹ và cất nơi khô ráo để dùng cho lần sau.

2. Xông hơi vùng hậu môn

Việc xông trị áp xe hậu môn sẽ có tác dụng hấp thu các tinh chất của dược liệu tác động vào vùng áp xe giúp tiêu viêm, chống nhiễm trùng, kích thích khả năng lưu thông khí huyết ở vùng hậu môn.

  • Cách 1: dùng lá tía tô, rau kinh giới, lá trầu đem rửa sạch rồi cho vào ấm đun với khoảng 500ml nước. Sau đó đổ ra chậu ngồi xông vùng hậu môn, đến khi nước ấm thì dùng nước vệ sinh lại hậu môn một lần nữa và dùng khăn mềm lau khô. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng hỗn hợp các loại lá này giã nhuyễn rồi đắp lên khối áp xe nhằm giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, và giảm triệu chứng của bệnh.
  • Cách 2: Sử dụng lá sung, lá ngải cứu, cúc tần, lá lốt, củ nghệ và bồ kết. Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi lên. Sau khi nước sôi thì cho bồ kết vào đun thêm khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Đổ nước ra chậu sạch rồi ngồi xông hơi hậu môn vùng áp xe khoảng 15 phút.

Có thể bạn sẽ cần: Mẹo sử dụng cúc tần chữa bệnh trĩ hiệu quả

3. Chườm lạnh

3. Chườm lạnh 1

Các mạch máu trĩ sưng phồng lên và gây cảm giác đau đớn. Chườm đá giúp thu nhỏ các mạch máu và giúp giảm đau. Đặt túi nước đá trong tủ đá cho đến khi nó đông cứng hoàn toàn. Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên búi trĩ. Thay vào đó, bọc túi đá trong một chiếc khăn hoặc vải sạch trước khi ấn nhẹ vào búi trĩ.

Chườm đá tốt nhất trong vài phút, 3-4 lần mỗi ngày, không để trong thời gian dài vì nó sẽ làm hỏng vùng da của bạn. Tốt nhất là chườm đá trong vài phút, sau đó bỏ ra cho đến khi da ấm lại bặng nhiệt độ của phòng, lặp lại tiếp tục bằng túi đá chườm.

Lau khô bằng khăn mềm, hoặc dùng máy sấy tóc để sấy sau khi chườm lạnh.

4. Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ

Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc giữ vệ sinh vùng hậu môn luôn sạch sẽ, khô ráo sẽ tránh được các nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Sau mỗi lần đi vệ sinh, người bệnh bị áp xe hậu môn không nên sử dụng giấy vệ sinh để lau mà cần sử dụng nước muối ấm pha loãng để rửa. Như vậy sẽ có thể loại bỏ được các vi khuẩn có hại và hạn chế gây tổn thương đến vùng hậu môn.

Không sử dụng xà phòng hoặc khăn lau có cồn hoặc nước hoa khi vệ sinh vùng hậu môn. Vì nó có thể làm cho bệnh trĩ tồi tệ hơn. Ngâm hậu môn trong nước ấm vẫn đủ giúp bạn sạch sẽ mà không cần dùng các sản phẩm xà phòng tẩy rửa mạnh.

Khi bạn vệ sinh xong, hãy sử dụng máy sấy tóc, hoặc khăn mềm để làm khô một cách nhẹ nhàng.

5. Sử dụng giấy vệ sinh mềm hoặc vòi xịt

Sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng, khô cứng là nguyên nhân khiến cho hậu môn bị tổn thương, trầy xước. Do đó, bạn nên chú ý đến vấn đề này. Lựa chọn lại giấy vệ sinh, đồng thời chỉnh lại vòi xịt. Tránh sử dụng vòi xịt quá mạnh làm ảnh hưởng đến các búi trĩ.

Trường hợp sử dụng vòi xịt, sau khi đi đại tiện xong bạn nên sử dụng khăn mềm để thấm khô hậu môn. Không nên cọ xát mạnh khiến các tổn thương nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, việc để hậu môn bị ẩm ướt cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn tấn công, dẫn đến bệnh ngày càng trầm trọng.

6. Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp

6. Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp 1
Chế độ ăn giàu chất xơ giúp phòng ngừa táo bón

Theo các chuyên gia, một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học sẽ giúp hạn chế tình trạng táo bón, đại tiện khó khăn. Theo đó người bị đau rát hậu môn nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, nước ép hoa quả tươi, thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa, giúp cải thiện tình trạng táo bón khi đi đại tiện. Không nên có thói quen ăn mặn kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ. Cần chú ý bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin. Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

Thực phẩm giàu chất xơ, nhuận tràng tự nhiên gồm có:

  • Các loại rau quả: cà rốt, mướp đắng súp lơ, khoai lang
  • Các loại ngũ cốc: đậu phụ, ngũ cốc xay, gạo lứt, yến mạch nguyên cám
  • Các loại rau nhuận tràng: rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền, rau cải các loại, bầu bí mướp, măng, xà lách, củ cải đỏ. Củ cải đỏ là loài chống táo bón và trĩ cực tốt. Lượng chất xơ giàu có trong củ cải giúp cho các chất thải tống ra khỏi ruột dễ dàng hơn.
  • Các loại quả: cam, quýt, bưởi, mận, dâu tay, dưa hấu tránh ăn các loại quả có tính nóng như mít, nhãn, xoài… có giá trị nhuận tràng, chống táo bón tốt.

Tham khảo thêm: Sử dụng đu đủ chữa bệnh trĩ thế nào?

7. Tránh ngồi lâu

Nếu công việc của bạn đặc thù là phải ngồi lâu, hãy đi bộ khoảng năm phút ít nhất một lần một giờ, để giảm áp lực trực tràng lên búi trĩ. Tại phòng tập thể dục, tránh các hoạt động như đạp xe và nâng tạ, vì chúng gia tăng áp lực lên búi trĩ. Thay vào đó, hãy thử đi bộ nhanh trong 20 đến 30 phút để khuyến khích chức năng ruột hoạt động được thuận lợi và trơn tru hơn, giúp bạn đi tiêu dễ dàng hơn.

8. Nằm xuống nghỉ ngơi khi thấy đau

8. Nằm xuống nghỉ ngơi khi thấy đau 1

Một cách đơn giản để làm giảm đau một búi trĩ là chỉ cần giảm áp lực khỏi vùng hậu môn đang đau nhức của bạn, bằng cách nằm duỗi người trên một chiếc ghế dài với hai chân co lên trong khoảng nửa giờ. Bạn cũng sẽ cải thiện lưu thông máu đến lưng của bạn, và tất nhiên, cải thiện cơn đau từ bệnh trĩ.

9. Đi đại tiện ngay khi có nhu cầu

Việc nín nhịn đại tiện trong thời gian dài có thể dẫn đến táo bón, có nghĩa là bạn cần phải rặn mạnh hơn khi bạn đi. Điều đó có thể gây ra áp lực ở vùng bụng của bạn và làm nặng hơn tình trạng bệnh trĩ. Thay vì tập trung vào nhiều cách điều trị bệnh trĩ khác nhau, hãy bắt đầu bằng cách đơn giản là tìm một phòng vệ sinh ngay khi bạn có nhu cầu đi đại tiện.

10. Sử dụng lá trầu không

Lá trầu không có lẽ đã không còn xa lạ với nhiều người. Nó được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, một trong số đó là điều trị các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra. Bởi vì, theo dân gian, lá cây này có tính ấm, vị cay nồng có thể kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả. Phù hợp cho người đang bị bệnh trĩ, táo bón khiến hậu môn đau rát khó chịu.

Trong 100g lá trầu không, có đến 2,4% tinh dầu betel phenol. Chất này có công dụng cầm máu, sát khuẩn, giúp các búi trĩ có cơ hội co lại. Sử dụng trầu không chữa đau rát hậu môn tại nhà là biện pháp được khá nhiều người bệnh áp dụng. Các hoạt chất trong lá trầu hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề mà người bệnh trĩ, táo bón đang gặp.

10. Sử dụng lá trầu không 1

Cách thực hiện:

  • Hái một nắm lá trầu không, rửa và ngâm vài phút với nước muối pha loãng. Rửa lá trầu lại một lần nữa với nước sạch, sau đó để cho ráo nước.
  • Lấy lá trầu giã nát cùng với một ít muối.
  • Lọc lấy nước cốt, sau đó lấy bông y tế thấm và thoa lên búi trĩ, vùng hậu môn đang bị đau.
  • Phần bã có thể tận dụng để đắp lên da xung quanh hậu môn.
  • Giữ yên trong 20 phút, sau đó rửa lại với nước sạch.
  • Mỗi ngày có thể thực hiện 1 – 2 lần, kiên trì để giảm đau rát hậu môn.

Bạn có thể tham khảo: Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không?

11. Chữa đau rát hậu môn bằng tỏi

Tỏi không chỉ là nguyên liệu nhà bếp mà còn có mặt trong nhiều bài thuốc khác nhau. Trong đó, sử dụng tỏi để điều trị đau rát ở vùng hậu môn cũng được rất nhiều người biết đến.

Lý do là trong tỏi có chứa một hàm lượng kháng sinh tự nhiên với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm khá tốt. Nhờ vậy, tỏi giúp giảm ngứa và ngăn chặn viêm nhiễm hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị vài tép tỏi tươi, đem bóc vỏ rồi giã nhuyễn để lấy nước
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, dùng khăn sạch lau khô
  • Dùng bông y tế thấm vào nước tỏi rồi thực hiện bôi trực tiếp lên ở vùng hậu môn bị tổn thương
  • Để cố định bông y tế 15-20 phút để tinh chất từ tỏi thấm vào da

Bạn tham khảo thêm: Sử dụng dầu mù u điều trị bệnh trĩ thế nào?

12. Chữa đau rát hậu môn bằng nha đam

Nhựa nha đam có thể xoa dịu nhanh cơn đau rát cũng như trị lành thương tổn da. Đồng thời cải thiện một số dấu hiệu đi kèm khác như sưng viêm nhiễm hay đau rát ở hậu môn.

Ngoài ra, các thành phần vitamin cũng như khoáng chất có trong gel nha đam còn giúp kích thích phục hồi một số tế bào bị tổn thương. đồng thời còn có tác dụng chống nhiễm trùng, kháng khuẩn giúp hạn chế hiện trạng sưng viêm hay viêm nhiễm lúc bạn gãi ngứa quá khá nhiều.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 lá nha đam lớn, rửa sạch, gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài
  • Dùng dao cạo để lấy phần thịt trong suốt bên trong.
  • Vệ sinh sạch sẽ và lau khô hậu môn, sau đó dùng nha đam đắp lên
  • Giữ nguyên trong khoảng 15 phút rồi tiến hành rửa sạch lại với nước.

13. Chữa đau rát hậu môn bằng rau diếp cá

13. Chữa đau rát hậu môn bằng rau diếp cá 1

 

Rau diếp cá cũng chính là một phương thức điều trị đau rát ở vùng hậu môn tại nhà. Lý do là rau diếp cá có công dụng chống viêm nhiễm, sát trùng hiệu quả. Nguyên liệu này có khả năng giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy tại vùng hậu môn.

Thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá diếp cá tươi đem rửa sạch,  để ráo nước
  • Đun sôi là diếp cá với khoảng 500ml nước rồi sử dụng nước này để xông vùng hậu môn.
  • Xông trong khoảng 10 phút đến lúc nước hết ấm, sau đó dùng nước này để rửa hậu môn.

Thông tin thêm cho bạn: Bí mật cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá tại nhà

Một vài lưu ý khi áp dụng cách giảm đau rát hậu môn tại nhà

Bên cạnh những vấn đề nêu trên, để bảo vệ sức khỏe cho hệ tiêu hóa, bài tiết, bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:

  • Không sử dụng xà bông, xà phòng tắm chứa nhiều thành phần hóa chất tẩy mạnh. Sử dụng giấy vệ sinh mềm mại, tránh cọ xát khu vực bị tổn thương.
  • Giữ hậu môn sạch sẽ, không sử dụng tay hoặc vật cứng cào gãi hậu môn. Việc này có thể làm cho hậu môn bị trầy xước, thậm chí dẫn đến nứt rách nguy hiểm.
  • Lựa chọn quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt. Hạn chế mặc đồ bó sát, chất liệu cứng có thể làm gia tăng áp lực, gây đau rát kéo dài và nặng nề hơn.
  • Nếu áp dụng các cách giảm đau rát hậu môn kể trên không mang lại hiệu quả, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị.

Những cách giảm đau rát hậu môn do trĩ, táo bón trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc lựa chọn được phương pháp khắc phục tại nhà hiệu quả. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, ngay khi cơn đau rát khó chịu qua đi, bạn nên sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Kiểm tra và áp dụng đúng biện pháp điều trị sẽ giúp bệnh cải thiện nhanh chóng hơn, tránh xảy ra các nguy cơ không mong muốn.

Thông tin hữu ích cho bạn: Tổng hợp cách chữa bệnh trĩ hiệu quả hiện nay

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...