Cẩm nang bệnh trĩ

6 mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá lốt đơn giản, hiệu quả tại nhà

Từ lâu đời, lá lốt luôn được biết đến là một loại gia vị phổ biến trong mỗi bữa ăn của những gia đình người Việt. Nhưng có một công dụng của lá lốt mà rất ít người biết đến đó chính là dùng để chữa bệnh trĩ. Vậy do đâu mà lá lốt có thể chữa được bệnh trĩ? Cách thức chữa như thế nào để có được kết quả tốt nhất? Nếu bạn còn chưa biết hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đấy. Mục lụcLý giải công dụng của lá lốt trong việc chữa bệnh trĩKhi nào có thể chữa trĩ bằng lá lốt?6 cách chữa trĩ bằng lá lốt hiệu quả tại nhà1. Xông hoặc ngâm rửa với lá lốt2. Uống nước sắc lá lốt chữa bệnh trĩ3. Kết hợp lá lốt với muối chữa trĩ4. Kết hợp lá lốt với nghệ tươi để chữa trĩ5. Chữa trĩ bằng việc kết hợp lá lốt và ngải cứu6. Kết hợp lá lốt với trầu khôngNhững lưu ý trong việc sử dụng lá lốt để chữa trĩGel Cotripro với thành phần chiết xuất từ lá lốtTác dụng chuyên biệt của các hoạt chất trong CotriPro:Ưu điểm của Gel bôi trĩ CotriproTác dụng của các hoạt chất có trong Gel bôi trĩ CotriproNhững ưu điểm của Gel bôi trĩ Cotripro Lý giải công dụng của lá lốt trong việc chữa bệnh trĩ Lá lốt giúp tiêu viêm, giảm đau, hồi phục các niêm mạc bị tổn thương Lá lốt, còn được gọi bằng tên khoa học là Piper lolot là một cây thuộc họ Hồ Tiêu (Piperaceae) với 2 thành phần chính là tinh dầu và alkaloid bao gồm piperin và piperidin thể hiện hoạt tính sinh học của cây. Theo các thầy thuốc Đông Y thì lá lốt là vị thuốc có tính ấm, cay với công dụng sát khuẩn, giảm đau và kháng viêm nên thường được sử dụng trong các bệnh mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm nhiễm… Cũng chính vì vậy mà trong bệnh trĩ, lá lốt giúp tiêu viêm, giảm tình trạng đau rát do búi trí. Còn theo các nghiên cứu của các nhà khoa học ngày nay thì thành phần Piperin có trong lá lốt có tác dụng chống hiện tượng nhiễm khuẩn, viêm, sưng, tình trạng nhiễm trùng búi trĩ, giúp cải thiện, phục hồi lại phần niêm mạc đã bị tổn thương. Ngoài ra khi bị trĩ, do máu bị ứ lại quá nhiều khiến thành tĩnh mạch bị giãn, căng phồng thì chính Piperin lại có tác dụng nâng cao sức bền thành mạch. Không chỉ vậy trong lá lốt còn có flavonoid giúp giảm sưng, ứ máu; chất xơ, vitamin, sắt…cũng rất cần thiết cho người bị trĩ. Chính vì những lý do trên mà lá lốt là một phương thuốc được nhiều người áp dụng khi mắc bệnh trĩ. Khi nào có thể chữa trĩ bằng lá lốt? Lá lốt có công dụng rất tốt trong việc chữa bệnh trĩ tuy nhiên không phải trong trường hợp nào chúng ta cũng có thể áp dụng được phương pháp này. Dựa vào hình thái, vị trí và mức độ tổn thương mà người ta chia bệnh trĩ thành các cấp độ 1,2,3,4 Đối với trĩ nội thì ở cấp độ 1 và 2 búi trĩ còn nằm trong hậu môn, bình thường bạn không thể nhìn hay sờ thấy chúng. Độ 3,4 mức độ tổn thương tăng lên, búi trĩ hoàn toàn sa ra ngoài, riêng cấp độ 4 thì không thể can thiệp bằng việc dùng tay Tương tự với trĩ ngoại cũng có 4 cấp độ. Ở cấp độ 1, bạn sẽ thấy vướng ở vùng hậu môn, đi ngoài có thể có máu nhưng không nhiều. Sang trĩ ngoại độ 2, các tĩnh mạch đã phát triển tạo thành các búi thịt thừa, cảm giác ngứa ngáy, đau rát tăng lên. Cấp độ 3 bệnh bắt đầu nặng lên, búi trĩ to, nhiều, bít hậu môn khiến chảy máu nhiều mỗi khi đi ngoài. Nặng nhất là ở giai đoạn 4, các tĩnh mạch giãn nở quá mức, dễ vỡ gây chảy máu, khả năng hoại tử là rất lớn. Chữa trĩ bằng lá lốt quả thực có hiệu quả nhưng chỉ trong các trường hợp bệnh đang ở mức độ nhẹ là cấp độ 1 và 2 của bệnh. Còn ở các giai đoạn nặng, phải kết hợp thêm việc dùng thuốc bôi, thuốc uống thậm chí là phẫu thuật thì mới có thể trị dứt điểm được. 6 cách chữa trĩ bằng lá lốt hiệu quả tại nhà Có rất nhiều cách để sử dụng lá lốt trong điều trị trĩ. Tùy vào điều kiện cũng như thời gian mà mỗi người sẽ có một cách chữa trị riêng. Dưới đây là một số cách chữa trĩ bằng lá lốt tại nhà vô cùng đơn giản và hiệu quả. 1. Xông hoặc ngâm rửa với lá lốt Xông bằng lá lốt giúp giảm các triệu chứng và tiêu diệt vi khuẩn Cách này vừa giúp giảm các triệu chứng đau rát, khó chịu do trĩ gây ra vừa tiêu diệt được các loại vi khuẩn, nấm ký sinh ở vùng hậu môn. Cách làm của phương pháp này cũng vô cùng đơn giản, dễ thực hiện. Bước 1: Chuẩn bị lá lốt, đem đi rửa sạch với nước muối pha loãng, đem đi để ráo. Bước 2: Đun sôi lá với 2 lít nước, sôi khoảng 5 đến 10 phút thì tắt bếp. Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước lạnh trước khi xông. Nhớ là đợi nước bớt nóng rồi mới xông nhé không là dễ phỏng lắm đấy. Bước 4: Xông trong khoảng 10-15 phút, phần nước xông sau khi nguội bạn có thể dùng để rửa vùng hậu môn. Mỗi ngày duy trì rửa từ 1 đến 2 lần, trước khi đi ngủ hoặc sau khi đi đại tiện. Phương pháp này đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh, sau một thời gian mới thấy rõ được hiệu quả. 2. Uống nước sắc lá lốt chữa bệnh trĩ Đây cũng là một phương pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Bên cạnh tác dụng chống viêm, giảm đau rát búi trĩ, uống nước lá lốt còn giúp kích thích hệ thống tiêu hóa, hỗ trợ phòng ngừa táo bón, từ đó ngăn ngừa bệnh trĩ phát triển nặng hơn. Để thực hiện phương pháp này bạn cần thực hiện như sau: Lấy 9 – 12g lá lốt khô còn nếu bạn sử dụng lá lốt tươi thì tăng liều lượng lên gấp đôi. Rửa sạch lá lốt rồi đun với 500ml nước đến khi sôi rồi hạ nhỏ lửa, đun đến khi nước cạn lại thì lọc lấy nước. Phần nước sắc thu được chia thành 3 lần sử dụng uống sau mỗi bữa ăn. 3. Kết hợp lá lốt với muối chữa trĩ Muối biển là loại gia vị nổi tiếng với khả năng sát trùng và kháng viêm hiệu quả. Khi kết hợp lá lốt cùng với muối biển sẽ có tác dụng loại bỏ những vi khuẩn, viêm nhiễm ở hậu môn, từ đó giúp làm sạch hậu môn, giảm tình trạng phù nề, nứt rách, chảy máu hậu môn. Cách thực hiện: Lá lốt đem rửa sạch và ngâm với nước muối để loại bỏ vi khuẩn và để ráo nước Cho lá lốt đun với nước. Khi nước sôi thì cho nhỏ lửa rồi đun thêm khoảng 10 phút để các dưỡng chất trong loại thảo dược này đều vào nước. Để nước ấm lại rồi đổ ra chậu và cho thêm 1 thìa muối biển vào. Dùng nước lá lốt này ngâm rửa hậu môn hằng ngày, tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ. 4. Kết hợp lá lốt với nghệ tươi để chữa trĩ Lá lốt kết hợp với nghệ tươi chống viêm, tăng sức bền thành mạch Trong nghệ có chứa các chất có tác dụng chống oxy hóa giúp phục hồi những niêm mạc bị tổn thương, tăng sức bền thành mạch. Ngoài ra nghệ còn ngăn ngừa nấm, vi khuẩn rất tốt, tránh tình trạng viêm nhiễm. Cách làm: Chuẩn bị sẵn lá lốt và 1 củ nghệ tươi. Lá lốt đem rửa sạch với nước muối, nghệ sau khi rửa sạch đem thái thành những lát mỏng. Đem nguyên liệu đi đun sôi với 2 lít nước sau đó thực hiện như cách xông với lá lốt, sôi 5-10 phút thì tắt bếp. Xông hậu môn trong 10 đến 15 phút xong rửa lại bằng hỗn hợp nước đó. >>> Tham khảo thêm: 6 cách chưa bệnh trĩ bằng nghệ tại nhà 5. Chữa trĩ bằng việc kết hợp lá lốt và ngải cứu Lá lốt và ngải cứu giúp cầm máu, giảm các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát Trong việc chữa trĩ, ngải cứu là vị thuốc có tác dụng cầm máu, làm bền thành mạch, giảm các triệu chứng do trĩ gây ra như sưng phù, ngứa ngáy, đau rát. Cách thực hiện: Chuẩn bị ngải cứu và lá lốt, rửa sạch, để ráo. Đem nguyên liệu đi đun sôi với 2 lít nước, đun sôi từ 5 đến 10 phút thì tắt bếp, nhấc xuống, để nguội. Vớt bỏ bã, cho phần nước đun ra chậu, thêm nước cho bớt nóng. Tiến hành ngâm rửa hậu môn, 1-2 lần 1 ngày. Để thấy được kết quả rõ rệt, cần thực hiện liên tục trong một khoảng thời gian dài, kết quả thể hiện sẽ rõ ràng hơn. 6. Kết hợp lá lốt với trầu không Lá lốt kết hợp với trầu không phù hợp với trĩ ngoại, có tác dụng giảm đau, sát trùng Sự kết hợp này có tác dụng tốt nhất với các trường hợp trĩ ngoại. Trong lá trầu không có chứa hoạt chất Eugenol có tác dụng sát trùng, gây tê, giảm đau vô cùng tốt. Mặt khác, các tinh chất có trong lá trầu không cũng giúp chống lại các loại vi khuẩn như: tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn…Chính những lý do trên mà lá lốt kết hợp với trầu không có tác dụng kháng viêm, giảm đau vô cùng hiệu quả. Cách làm: Chuẩn bị lá lốt với 5-7 lá trầu không, rửa sạch với nước muối, lấy ra để ráo. Đem đi đun với 1,5 lít nước; đun sôi trong khoảng 10-20 phút. Vớt bỏ bã, đổ nước đun ra chậu, pha thêm nước để tránh quá nóng rồi dùng phần nước này để ngâm rửa hậu môn. >>> Tham khảo thêm: Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không Những lưu ý trong việc sử dụng lá lốt để chữa trĩ Lá lốt là bài thuốc chữa trĩ tại nhà vô cùng đơn giản và hiệu quả nhưng nếu không biết áp dụng đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Một số chú ý bạn cần phải nhớ khi thực hiện những phương pháp này là: Do lá lốt có tính cay, nóng nên bạn tuyệt đối không được giã, đắp trực tiếp lá lốt nên vùng hậu môn nếu không có thể gây kích ứng, nóng rát. Đảm bảo các nguyên liệu được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, tốt nhất nên đảm bảo nguồn nguyên liệu, không phun thuốc trừ sâu Bạn cũng nên vệ sinh phần hậu môn thật sạch sẽ trước khi xông. Để thấy được hiệu quả một cách rõ ràng, bạn nên kiên trì sử dụng các phương pháp này hằng ngày, liên tục từ 1 đến 3 tháng. Để chữa trị hoàn toàn, sử dụng lá lốt là không đủ. Kết hợp thêm phương pháp điều trị của bác sĩ cũng như chế độ ăn uống hợp lý thì bệnh mới có kết quả tốt. Chữa trị bằng lá lốt chỉ thích hợp với các trường hợp trĩ nhẹ nên nếu bạn đang ở các trường hợp trĩ giai đoạn nặng nên đến các phòng khám để có phác đồ điều trị rõ ràng, tránh các biến chứng. Nếu có bất kỳ biểu hiện nào bất thường, dừng ngay phương pháp, liên hệ với bác sĩ để biết thêm thông tin. ☛Tham khảo thêm: Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian Gel Cotripro với thành phần chiết xuất từ lá lốt Lá lốt đã được chứng minh có nhiều công dụng với những người bị trĩ. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ điều kiện, đủ thời gian kiên trì để có thực hiện hết các bước này. Gel bôi trĩ Cotripro với thành phần là các dược liệu thiên nhiên giúp thấm trực tiếp vào búi trĩ, giảm đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co lên hiệu quả. Tác dụng chuyên biệt của các hoạt chất trong CotriPro: Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm. Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương. Hoạt chất Yomogin (Sesquiterpen) trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ. Kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát. Đặc biệt hệ Gel Polycrylate crosspolymer giúp các dược chất giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả. Chuyên gia nói về tác dụng và tính an toàn của các thảo dược có trong Gel bôi CotriPro – trên chương trình Mỗi ngày một niềm vui (là chương trình được phát sóng trên VTV3 lúc 8h30 sáng hàng ngày) Ưu điểm của Gel bôi trĩ Cotripro Hiệu quả nhanh: Gel bôi thấm trực tiếp vào búi Trĩ làm giảm triệu chứng đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp có búi trĩ nên dùng 3-5 tuýp để búi trĩ săn se và co dần lên. An toàn: Cotripro Gel chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, đường dùng tác dụng tại chỗ nên an toàn và không gây tác dụng toàn thân. Gel bôi CotriPro dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú. Tiện dụng: Trong mỗi hộp sản phẩm đều có túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi vào phía trong hậu môn trong các trường hợp trĩ nội, đảm bảo an toàn và vệ sinh. Ngày dùng bôi 2 lần sau khi vệ sinh sạch sẽ. Trong quá trình sử dụng bạn sẽ được tư vấn kỹ lưỡng về cách bôi Gel, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học giúp đạt hiệu quả nhanh và phòng ngừa trĩ tái phát qua tổng đài  tư vấn 1800 6293.(miễn cước gọi) Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ Gel bôi trĩ Cotripro giúp búi trĩ săn và co lại Gel bôi trĩ Cotripro là gel bôi chính hãng của Việt Nam, được nghiên cứu và chuyển giao từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, giảm đau chỉ sau 3 đến 5 ngày dùng, giúp búi trĩ săn và co lại hiệu quả. >>> Xem đầy đủ bài viết: Hướng dẫn cách sử dụng cotripro gel Tác dụng của các hoạt chất có trong Gel bôi trĩ Cotripro Gel bôi trĩ Cotripro là sự kết hợp giữa: Quercetin có trong Cúc Tần có tác dụng trong việc kháng viêm, khử khuẩn. Sự kết hợp giữa tinh chất Nghệ và Piperin có trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, mau lành vết thương. Hoạt chất Yomogin của Ngải cứu vừa giúp làm se búi trĩ, vừa kết hợp với lá Sung giúp làm tăng sức bền cho thành mạch, ngăn ngừa việc trĩ tái phát. Đặc biệt trong Gel bôi trĩ Cotripro có chứa hệ Gel Polycrylate crosspolymer hỗ trợ cho các dược chất trên thấm sâu hiệu quả hơn. Những ưu điểm của Gel bôi trĩ Cotripro Tác dụng nhanh: giúp làm giảm tình trạng đau rát chỉ sau 3 đến 5 ngày sử dụng. Về độ an toàn, do Gel bôi trĩ Cotripro được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên nên vô cùng an toàn, thậm chí là cho phụ nữ có thai và cho con bú. Tiện dụng: Gel bôi trĩ Cotripro được thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng mang theo. Trong mỗi sản phẩm đều được chuẩn bị 1 đôi găng tay cao su giúp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho người dùng. Tham khảo: Cotripro có tốt không? Ai nên dùng cotripro Lời kết Trên đây là những phương pháp chữa bệnh trĩ bằng lá lốt tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất. Mong rằng bạn sẽ chọn được phương pháp phù hợp nhất cho bản thân. Hãy nhớ phải luôn kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý thì kết quả đạt được mới là tốt nhất. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe tốt nhất. Chia sẻ

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi mà được rất nhiều người quan tâm. Vậy để giải đáp cho bạn một cách kỹ lưỡng câu hỏi đó thì hãy cùng với chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây. Mục lụcTổng quan về bệnh trĩBệnh trĩ có nguy hiểm không?Gây thiếu máu, nhiễm trùng máuGây bội nhiễmTắc mạch búi trĩRối loạn chức năng co thắtSa nghẹt búi trĩHoại tử búi trĩCách bệnh phụ khoa ở nữ giớiViêm hậu mônUng thư trực tràngCách điều trị bệnh trĩ hiệu quảĐi khám và điều trịThay đổi chế độ ăn uống sinh hoạtSử dụng các phương pháp dân gianSử dụng kem bôi Cotripro gel Tổng quan về bệnh trĩ Bệnh trĩ (lòi dom) là tình trạng phồng lên của một hay hiều tĩnh mạch tại hậu môn. Tình trạng này xảy ra khi ổ bụng phải chịu áp lực liên tục khiến mác đến các tĩnh mạnh của hậu môn bị ứ đọng. Và nếu để xảy ra trong một thời gian dài sẽ làm cho tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị sưng phông lên tạo thành búi trĩ. Theo số liệu ghi lại thì số lượng người bị bệnh trĩ  ở nước ta đang ngày càng tăng nhanh với khoảng 55% dân số bị trĩ, và tỉ lệ người mắc bệnh trĩ ở độ tuổi trên 50 lên đến hơn 70%. Điều này làm đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của cộng động. Những đối tượng có nguy cơ bị cao là những người thường xuyên phải ngồi hay đứng trong một thời gian dài có thể kể đến như nhân viên văn phòng, lái xe, người hay phải khuân vác nặng…. Bệnh trĩ ở giai đoạn đầu thì không có biểu hiện rõ rệt, bệnh tình chỉ có những biểu hiện như chảy máu khi đi đại tiện, đau rát vùng hậu môn,… khi mà bệnh tiến triển trong một thời gian. Bệnh trĩ thực ra không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên bệnh trĩ thực sự sẽ gây nguy hiểm cho các bạn khi mà bệnh không được điều trị kịp thời dẫn đến những biến chứng. Lúc này các biến chứng mới thực sự gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe của bạn. >>> Bạn có thể quan tâm: 5 dấu hiệu bệnh trĩ dễ nhận biết nhất Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Theo như ý kiến của các bác sỹ có kinh nghiệm thì bệnh trĩ không phải là một căn bệnh có thể lây nghiễm và nó cũng không làm đe dọa tới tính mạng của người bệnh nên được đánh giá là một bệnh khá lành. Tuy nhiên, cũng có những ghi nhận do chủ quan mà dẫn đến việc chậm trễ trong quá trình điều trị dẫn đến hiện tượng chảy máu cấp, thậm chí là gây nên tử vong. Ngoài ra nếu để bệnh tình diễn biến nặng mà không kịp thời điều trị thì có thể dẫn đến những biến chứng cũng gây rất nhiều nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Có thể kể ra một vài những biến chứng như sau: Gây thiếu máu, nhiễm trùng máu Trĩ thường xuất hiện triệu chứng là đi đại tiện bị ra máu, ban đầu sẽ chỉ có một ít máu dính trên giấy vệ sinh nhưng lâu dần bệnh phát triển nặng kèm theo lượng máu mất cũng nhiều hơn. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn gặp phải vấn đề thiếu máu. Hơn nữa, khi bệnh trĩ đang trong giai đoạn áp xe hậu môn sẽ rất dễ gây nên tình trạng chảy mủ gây nhiễm trùng máu xảy ra là rất cao. Gây bội nhiễm Bội nhiễm là tình trạng bị vi khuẩn tấn công trong một thời gian dài khi búi trĩ thò ra ngoài lâu đồng thời gây mất máu liên tục. Hơn nữa hậu môn còn là đường ra của phân nên chứa rất nhiều vi khuẩn vì thế nếu để lâu ngày không điều trị dứt điểm sẽ tạo điệu khiện để vi khuẩn tấn công có nguy cơ cao gây bội nhiễm làm viêm khe, viêm nhú. Tắc mạch búi trĩ Tắc mạch búi trĩ là hiện tượng mà các mạch máu bên trong búi trĩ hình thành các cục máu đông, khiến cho việc lưu thông máu gặp nhiều khó khăn, gây ra tình trạng đau rát hậu môn. Đối với trị ngoại thì khi bị tắc mạch búi trĩ sẽ khiến vùng rìa hậu môn xuất hiện các khối phòng nhỏ cứng màu xanh, khi sờ vào sẽ có cảm giác đau rát. Còn với người bị trĩ nội thì tắc mạch búi trĩ sẽ gây đau, cộm bên trong hậu môn, do búi trĩ hình thành bên trong nên rất khó để bạn có thể bạn nhân ra như với trị ngoại. Rối loạn chức năng co thắt Bệnh trĩ gây ra nhiều ảnh hưởng đến hoạt động co thắt của hậu môn. Điều này khiế cho những cơ quan khác của hậu môn bị chèn ép gây cản trở khiến cho việc đi đại tiện gặp nhiều khó khăn. Nguy hiểm hơn là sẽ gây nên tình trạng mất tự chủ trong việc đi đại tiện. Sa nghẹt búi trĩ Khi búi trĩ sa ra ngoài sẽ chịu ảnh hưởng của cơ vòng hậu môn, gây ra tình trạng bị nghẹt búi trĩ, ngăn cản sự lưu thông tại các tính mạch. Biến chứng này thường gặp nhiều ở những trường hợp bị mắc bệnh trĩ nội búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Khi bị tình trạng sa nghẹt búi trĩ này phát triển quá mức sẽ làm nghẹt cửa hậu môn khiến cho bạn khó đi đại tiện và cảm thấy đau đớn dữ dội khi đi đại tiện và hoạt động mạnh. Hoại tử búi trĩ Đây là một trong những vấn đề rất nguy hiểm đối với người bị bệnh trĩ. Bệnh hoại tử búi trĩ  khiến cho bạn luôn có cảm giác đau rát hậu hôn, hơn nữa việc búi trĩ bị hoại tử còn gây nên những hệ lụy nguy hiểm khác cho bạn như thiếu máu, lở loét hậu môn,… Do đó để tránh bị hoại tử búi trĩ, khi nhận thấy những dấu hiệu bị trĩ bạn nên nhanh chóng đi khám để được điều trị kịp thời. >>> Bạn có thể tham khảo: Cách giảm sưng búi trĩ đơn giản hiệu quả Cách bệnh phụ khoa ở nữ giới Ở nữ giới, cấu tạo hậu môn và bộ phận sinh dục có vị trí tương đối gần nhau. Vì lý do này mà khiến cho vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để lan rộng từ hậu môn sang. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới. Viêm hậu môn Khi búi trĩ sa ra ngoài mà không được vệ sinh đúng cách thì đây chính là điều kiện thích hợp để các vi khuẩn phát triển ra khu vực hậu môn gây viêm nhiễm hậu môn. Đây là biến chứng nguy hiểm của quá trình sa búi trĩ mà không được điều trị kịp thời. Ung thư trực tràng Ung thư trực tràng là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ khi mà bạn để lâu bệnh trĩ phát triển đến giai đoạn cuối. Đây là căn bệnh gây nên bởi sự phát triển bất thường của các tế bào ung thư, nó có khả năng lan rộng sang các tế bào lành xung quanh khác. Khi mà bạn để bệnh trĩ kéo dài và gây biến chứng thành ung thư trực tràng sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bạn. Theo một thống kê thì căn bệnh ung thư trực tràng này có tỉ lệ tử vong cao thứ 4 chỉ sau ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư gan. Khi bị ung thu trực tràng sẽ xuất hiện các triệu chứng như: táo bón kéo dài, đau bụng, đi ngoài ra máu, xuất hiện các cơn co thắt dạ dày, buồn nôn và sụt cân nhanh… Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả Đi khám và điều trị Để có phương án điều trị phù hợp thì đầu tiên bạn nên đi khám sớm tại các cơ sở y tế có uy tín. Ở đây các bác sỹ sẽ tư vấn xem tình trạng bệnh của bạn đang ở mức độ thế nào mà có đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Sử dụng thuốc Trong trường hợp mắc bệnh trĩ cấp độ nhẹ, bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định dùng thuốc đặc trị. Theo đó, các bạn sẽ được kê một số loại thuốc có tác dụng kháng sinh, chống viêm, giảm đau rát, giảm ngứa và hỗ trợ co búi trĩ. Thuốc thường ở dạng uống, dạng bôi hoặc dạng đặt hậu môn. Nhìn chung, việc dùng thuốc cần phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ về loại và liều lượng dùng. Việc tự ý mua và dùng thuốc bên ngoài sẽ khiến bệnh phát triển nặng hơn, gây khó khăn trong việc điều trị. Can thiệp bằng phẫu thuật Nếu khi áp dụng những phươn pháp trên mà bệnh tình không có nhiều biến chuyển tích cực thì phương pháp can thiệp bằng phẫu thuật có thể được cân nhắc sử dụng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau như điều trị bằng phương pháp PPH (phương pháp Longo), phương pháp HCPT, phương pháp Miligan Morgan,… Tuy nhiên, các bác sỹ sẽ phải cân nhắc rất nhiều yếu tố liên quan như mức độ hiệu quả, tuổi tác, tiểu sử bệnh và tình hình sức khỏe chung cùng với các rủi ro trước khi quyết định xem có sử dụng phương pháp phẫu thuật này hay không? Và sử dụng phương pháp nào để đặt được kết quả tối ưu nhất. ☛ Tham khảo thêm tại: Tổng hợp cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay Thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt Một cách giúp điều trị bệnh trĩ hiệu quả và lâu dài nhất chính là việc thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt một cách khoa và hợp lý nhất. Các bạn có thể tham khảo áp dụng những cách sau: Uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày Bổ cung nhiều chất xơ, vitamin, hoa quả tươi vào chế độ ăn hàng ngày Không sử dụng đồ cay nóng, nước có gas, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…. Tập thói quen không giữ nguyên một tư thế quá lâu để làm giảm áp lực lên hậu môn Hạn chế bưng bê, khuân vác nặng Không rặn quá mạnh khi đi đại tiện Tạo một thói quen đi đại tiện đúng giờ và không ngồi bồn cầu quá lâu Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày để tăng cường sức khỏe ☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh trĩ cần ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? Sử dụng các phương pháp dân gian Nếu bệnh tình của bạn đang ở mức độ nhẹ thì có thể sử dụng phương pháp dân gian để điều trị rất lành tính và hiệu quả. Bạn có thể sử dụng lá cây thiên lý non, lá cây bỏng hoặc lá trầu không rửa sạch, giã nát rồi đắp trực tiếp lên khu vực hậu môn trong khoảng 30 phút. Hoặc bạn có thể sử dụng những loại lá trên để uống hàng ngày. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 16 cây thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả Sử dụng kem bôi Cotripro gel Bạn có thể tham khảo sử dụng các loại kem bôi thảo dược đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, vừa an toàn lại hiệu quả nhanh.   Cotripro sẽ giúp chấm dứt tình trạng chảy máu do bệnh nhân bị trĩ nhanh chóng khoảng 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp trĩ sa, trĩ lâu năm thì  nên kiên trì dùng đều đặn từ 1-2 tháng để búi trĩ co dần lên. Với các thành phần thảo dược: Cúc tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm, nhiễm trùng. Lá lốt tiêu diệt vi khuẩn, hết sưng đau Đặc biệt sesquiterpen trong Ngải cứu giúp co mạch, cầm máu, từ đó săn se búi trĩ, tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn quá mức từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát. Nội dung trên đây hy vọng đã giúp bạn có được câu trả lời cho câu hỏi Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Từ đó hiểu hơn về căn bệnh trĩ này và có được phương pháp điều trị sơm và phù hợp nhất. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào đừng đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ tốt nhất. Chia sẻ

Điều trị bệnh trĩ có đắt không? Chi phí cho từng phương pháp cụ thể

Chi phí chữa bệnh trĩ hết bao nhiêu tiền? Điều trị bệnh trĩ có đắt không? Cắt trĩ, phẫu thuật trĩ bao nhiêu tiền? là những điều mà bệnh nhân mắc bệnh trĩ rất quan tâm. Bởi vì đây là bệnh lý vùng kín nên có rất nhiều người ngại đến gặp bác sỹ mà tự đi mua thuốc hay dùng các bài thuốc theo kinh nghiệm để điều trị tại nhà. Tuy nhiên, mọi người chưa nhận thức được việc tự ý điều trị như thế không những bệnh không khỏi mà còn gây hậu quả nghiêm trọng hơn. Để không còn lo lắng hay thắc mắc về vấn đề chi phí điều trị mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây. Mục lụcBệnh trĩ có nguy hiểm không? Có cần điều trị không?Hậu quả gặp phải nếu không được chữa trị kịp thờiNhiễm khuẩn trĩTắc mạch trĩHoại tử hậu mônNghẹt búi trĩUng thư trực tràngChi phí điều trị bệnh trĩ có đắt không?Với trường hợp thuộc trĩ độ 1 và 2Với trường hợp thuộc trĩ độ 3 và độ 4Cotripro – sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quảCotripro dạng gel bôi trĩCotripro dưới dạng viên Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Có cần điều trị không? Bệnh trĩ hay còn gọi bệnh lòi dom là tình trạng các búi tĩnh mạch xung quanh hậu môn bị giãn ra hoặc căng phồng lên gây ứ máu làm cho thành tĩnh mạch mỏng và độ đàn hồi kém nên dễ bị chảy máu. Tùy theo vị trí mà chia bệnh trĩ thành 2 loại: trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ ngoại: Khi búi trĩ xuất hiện phía dưới đường hậu môn – trực tràng. Lúc này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm bên dưới lớp da bao quanh SsShậu môn. Trĩ nội: Trường hợp búi trĩ xuất hiện phía trên đường hậu môn – trực tràng và búi trĩ sẽ được bao phủ bởi biểu mô chuyển tiếp và niêm mạc. Dựa vào vị trí của búi trí mà bệnh trĩ được chia thành trĩ nội và trĩ ngoại Tùy theo tình trạng bệnh nhân là trĩ nội hay trĩ ngoại mà chia thành các mức độ khác nhau: Đối với bệnh trĩ nội  Trĩ độ 1: Đây là cấp độ nhẹ nhất trong bệnh trĩ, ở giai đoạn này búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn. Trĩ độ 2: Bình thường búi trĩ sẽ nằm phía trong hậu môn chỉ khi đi đại tiện thì mới lòi ra. Khi đại tiện xong thì búi trĩ lại thụt vào trong. Trĩ độ 3: Khi bệnh nhân đi lại nhiều, làm việc nặng hoặc ngồi xổm thì búi trĩ sa ra ngoài, phải nghỉ ngơi lâu hoặc lấy tay đẩy vào thì búi trí mới thụt vào trong. Trĩ độ 4: đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất, búi trĩ bị sa hoàn toàn ra ngoài ống hậu môn. Đối với bệnh trĩ ngoại Trĩ độ 1: Giai đoạn này búi trĩ hình thành xung quanh hậu môn và sưng lên làm mất các nếp nhăn xung quanh hậu môn. Trĩ độ 2: Búi trĩ phồng to và phát triển dần thành các cục máu đông bên trong gây cảm giác đau đớn và chảy máu cho bệnh nhân. Trĩ độ 3 và độ 4: là giai đoạn nặng, các búi trĩ bị viêm nhiễm, gây ngứa ngáy, đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân. Bệnh trĩ khá phổ biến và thường gặp ở tất cả các đối tượng từ già tới trẻ. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân không hợp lý và bệnh không có nguy cơ lây nhiễm. Bệnh được xem là khá lành vì không đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh trĩ có thể chuyễn thành trĩ huyết khối rất nguy hiểm bởi vì nó gây viêm nhiễm, lở loét, chảy máu. Do đó khi người bị bệnh trĩ gặp phải một trong các dấu hiệu dưới đây thì cần nhanh chóng đến gặp các bác sỹ hoặc chuyên gia để được điều trị kịp thời tránh nguy hiểm đến sức khỏe: Cảm thấy đau đớn ở hậu môn Buồn nôn, nôn, đau bụng Sốt, đau đầu, chóng mặt, loạng choạng Đi đại tiện phân quá lỏng hoặc rắn, màu sắc phân thay đổi Đi đại tiện quá nhiều hoặc quá ít Hậu quả gặp phải nếu không được chữa trị kịp thời Bệnh trĩ tuy là bệnh lành tính, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân nhưng nếu không điều trị kịp thời cũng sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Bệnh trĩ nếu không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng Nhiễm khuẩn trĩ Bệnh nhân sẽ có cảm giác nóng rát và ngứa ngáy vùng hậu môn. Khi tiến hành nội soi thì thấy hiện tượng các nhú sung to, phù nề màu trắng, các khe giữa các búi trĩ loét, màu đỏ. Tắc mạch trĩ Với các trường hợp bị trĩ ngoại, tắc mạch trĩ do vỡ tĩnh mạch sẽ tạo thành bọc máu dính vào da phía ngoài hậu môn khó bóc tách gây đau đớn và hoại tử phần da gây rỉ máu. Còn với các trường hợp trĩ nội tắc mạch sẽ gây cảm giác vướng như có một vật thể lạ trong ống hậu môn. Khi nội soi hậu môn trực tràng sẽ thấy các búi trĩ phồng lên 1 cục màu xanh lơ, rạch nhẹ thì sẽ có máu đông ứa ra. Hoại tử hậu môn Trong trường hợp trĩ sa ra ngoài lâu và chảy máu liên tục rất dễ gây bội nhiễm vi khuẩn. Nguy hiểm hơn là hiện tượng nhiễm trùng ngược vào máu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng bệnh nhân. Nghẹt búi trĩ Nghẹt búi trĩ là biến chứng của bệnh trĩ. Bệnh trĩ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến lở loét, hoại tử hoặc là nhiễm khuẩn. Ung thư trực tràng Là biến chứng nguy hiểm nhất có thể gặp, cần được phát hiện sớm kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Chỉ phát hiện được ung thư trực tràng khi tiến hành nội soi Chi phí điều trị bệnh trĩ có đắt không? Với các giai đoạn của bệnh trĩ khác nhau thì việc điều trị cũng khác nhau. Do đó chi phí điều trị cho mỗi giai đoạn cũng khác nhau. Với trường hợp thuộc trĩ độ 1 và 2 Ưu tiên áp dụng phương pháp điều trị nội khoa và sử dụng 1 số các thủ thuật ngoại khoa Điều trị nội khoa Chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý rất quan trọng đối với người bị bệnh trĩ Có chế độ ăn uống giàu chất xơ (rau xanh, ngũ cốc,…) và sử dụng các chất giúp làm mềm phân, uống nhiều nước. Ngâm hậu môn trong nước ấm 2 -3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 10 phút. Sử dụng các thuốc đặt hậu môn phòng ngừa nhiễm khuẩn và các thuốc tăng sức bền thành mạch. Sử dụng các thuốc điều trị bệnh trĩ giúp làm giảm đau, chống chảy máu, chữa bệnh trĩ hay một số bệnh hậu môn trực tràng khác như: Daflon, Proctoloc. Khi đi đại tiện không rặn mạnh để tránh hiện tượng sa búi trĩ. Có thể sử dụng một số bài thuốc đông y để điều trị: rau má, cỏ nhọ nồi, hạt cau, hoàng bá, hoàng đản,… Các thuốc đông y có ưu điểm là sử dụng các loại cây cỏ, giá thành rẻ, dễ tìm. Cần đến gặp bác sỹ để nội soi hậu môn trực tràng để loại trừ khả năng ung thư trực tràng trước khi điều trị. Thủ thuật ngoại khoa Tiêm xơ: được chỉ định cho trĩ độ 1 và 2, đặc biệt với các bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc có kèm theo bệnh đông máu. Bệnh nhân sẽ được tiêm 1 – 2 ml chất làm xơ bao gồm: phenol 5%, polidocanol , quinine, urea hydrochloride hay natri tetradecyl sulfate vào dưới lớp niêm mạc của búi trĩ. Giá tiêm xơ búi trĩ có giá dao động khoảng từ 200.000 – 300.000 đồng. Thắt dây chun: chỉ dung cho trĩ nội độ 1 và 2, không dung cho trĩ ngoại. Với phương pháp này khi trĩ rụng, bệnh nhân có thể bị chảy máu nhẹ trong 6 – 10 ngày. Nếu bạn bị sốt hay bí tiểu thì cần đến gặp bác sỹ để được thăm khám lại. Thắt dây chun búi trĩ có giá khoảng 2 triệu đồng. Đốt lase búi trĩ áp dụng trong trường hợp trĩ độ 2. Để thực hiện thủ thuật này, người bệnh phải chi trả khoảng từ 5 – 10 triệu đồng. Với trường hợp thuộc trĩ độ 3 và độ 4 Phẫu thuật cắt bỏ trĩ là phương án được sử dụng nhiều nhất. Việc phẫu thuật cắt bỏ những búi trĩ giúp loại bỏ triệt để được cả trĩ nội và trĩ ngoại. Việc phẫu thuật được tiến hành khi bệnh nhân được gây tê (gây tê tại chỗ hoặc gây tê tủy sống) hay gây mê. Một số phương pháp phẫu thuật Cắt trĩ bằng phương pháp Longo hiện nay thường được sử dụng Cắt bỏ búi trĩ: phương pháp Phẫu thuật Miligan Morgan, Phẫu thuật Ferguson, Phẫu thuật Whitehead,…Các phương pháp này để lại vết thương trực tiếp tại vùng hậu môn bởi vì cắt trực tiếp vào búi trĩ, khiến bệnh nhân đau đớn, để lại sẹo ở vùng hậu môn và nguy cơ hẹp hậu môn sau mổ. Cắt bỏ búi trĩ bằng các phương pháp phẫu thuật Miligan Morgan, phẫu thuật Ferguson, phẫu thuật Whitehead mất chi phí khoảng 2,5 triệu đồng. Phẫu thuật Longo: Cắt bỏ vòng niêm mạc trĩ trên đường lược và khâu nối tự động bằng máy PPH. Phương pháp giúp cắt bỏ nguồn mạch máu đến các búi trĩ và kéo niêm mạc trực tràng bị sa lên phía trên. Phương pháp này có thể gây tai biến chảy máu, hẹp hậu môn sau mổ và tỷ lệ tái phát khá cao. Chi phí cắt trĩ theo phương pháp Longo khoảng 5 triệu đồng. Phương pháp khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm kết hợp với khâu treo niêm mạc trĩ sa dựa trên nguyên lý xác định động mạch trĩ bằng siêu âm Doppler (HCPT) để thắt ở trên đường lược. Kỹ thuật này được xem là an toàn cho bệnh nhân vì ít xâm lấn vào tổ chức, ít đau và ít gây biến chứng, bệnh nhân có thể ra viện trong ngày. Phương pháp này sử dụng công nghệ hiện đại hơn và ít gây biến chứng cho bệnh nhân hơn nên chi phí khoảng từ 7 – 10 triệu đồng. Ngoài ra còn có một số phương pháp cắt trĩ khác ít sử dụng hơn như: Phẫu thuật cắt trĩ bỏ vòng khoảng 4 triệu đồng, phẫu thuật thắt trĩ kèm bóc tách, cắt một bó trĩ chi phí hơn 2 triệu đồng, cắt trĩ truyền thống và nút hậu mô khoảng 3 triệu đồng. Cotripro – sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả Đối với những bệnh nhân đang điều trị trĩ ngoài việc tuân thủ chế độ ăn uống và các thói quen khoa học thì việc sử dụng thêm các sản phẩm thuốc hỗ trợ điều trị khác là cần thiết để tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Cotripro dạng gel bôi trĩ Cotripro dạng gel bôi trực tiếp vào búi trĩ giúp làm giảm sưng, viêm, nóng rát sau 3 – 5 ngày sử dụng. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp làm săn se niêm mạc và làm búi trĩ co lên hiệu quả. Tác dụng chuyên biệt của các thành phần có trong gel Cotripro: Cúc tần có tác dụng chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm Lá lốt, tinh chất nghệ: tiêu diệt vi khuẩn, làm hết sưng đau Sesquiterpen trong ngải cứu làm săn se búi trĩ nhờ tác dụng co mạch. Tác dụng này kết hợp với tác dụng làm tăng sức bền thành mạch của lá Sung giúp ngăn chặn thành mạch giãn ra quá mức, từ đó giúp ngăn ngừa trĩ tái phát. Đặc biệt trong thành phần có chứa gel Polycrylate crosspolymer có tác dụng làm cho các dược chất được giải phóng nhanh và thấm sâu nên phát huy tác dụng hiệu quả hơn. Cotripro dưới dạng viên Cotripro bào chế dưới dạng viên uống được bổ sung thêm 2 thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Tumeropine tác động sâu vào bên trong giúp làm tăng sức bền thành mạch, giảm các triệu chứng của trĩ và giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Viên uống cotripro giúp làm tăng sức bền thành mạch, giảm các triệu chứng của bệnh Lời kết Chi phí điều trị của bệnh trĩ sẽ không quá đắt nếu bạn được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm. Do đó, để có được hiệu quả điều trị tốt nhất và tốn ít chi phí nhất có thể, bạn cần đến gặp bác sỹ sớm nhất có thể để được bác sỹ chẩn đoán chính xác về mức độ bệnh của bạn để từ đó có được giải pháp điều trị kịp thời và hợp lý nhất. Tài liệu tham khảo Bệnh học nội khoa – Đại học Y Hà Nội https://drive.google.com/file/d/0Bw0Y1kRVykxmaTY0TjJEaEhpbUE/view https://www.medicinenet.com/hemorrhoids_piles/article.htm Chia sẻ

[Giải đáp thắc mắc] Bệnh trĩ có di truyền không?

Chào bác sĩ, Em bị bệnh trĩ được một thời gian rồi và vừa mới phát hiện mình có thai. Bệnh trĩ xuất hiện những triệu chứng khó chịu làm cho em bị hoang mang lo lắng, đặc biệt là khi đi đại tiện. Vì vậy, em rất lo lắng không biết bệnh trĩ có di truyền không? Con của em sinh ra có bị mắc phải căn bệnh này không ạ? Em xin cảm ơn! (Nguyên Nhung, Bắc Ninh) Trả lời: Chào bạn Nguyên Nhung, đầu tiên Teotri.vn xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và chuyển thắc mắc đến đội ngũ tư vấn của chúng tôi. Với câu hỏi “bệnh trĩ có di truyền không?” của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau: Bệnh trĩ có di truyền không? Trĩ là một trong những bệnh lý ở vùng hậu môn – trực tràng và được bao bọc dưới lớp da, làm hậu môn căng mọng, mất đi các nếp nhăn bình thường. Đây là căn bệnh khá phổ biến và có thể gặp ở mọi đối tượng. Bệnh hình thành khi các đám rối tĩnh mạch bị giãn ra quá mức dẫn đến tình trạng sưng phồng, đau rát, tạo ra các búi trĩ, sa ra ngoài hậu môn. Người mắc bệnh trĩ thường có hàng loạt các triệu chứng bất thường như: ngứa rát vùng hậu môn, hậu môn ẩm ướt, chảy máu hậu môn, ngứa rát búi trĩ… Những biểu hiện này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý và hàng loạt những ảnh hưởng xấu về mặt sức khỏe. Dựa vào các đám rối tĩnh mạch mà người ta chia bệnh trĩ thành 2 dạng thường gặp nhất là bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Khi đám rối tĩnh mạch trĩ trong được gọi là bệnh trĩ nội và trĩ ngoại là đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài gây ra, thường xảy ra ở vùng rìa ngoài hậu môn. Theo các chuyên gia, bệnh trĩ không có tính di truyền. Tức là nếu mẹ mắc bệnh thì khả năng con cái sinh ra mắc bệnh là không cao, vì bệnh trĩ không được truyền lại qua gen. Nếu ngẫn nhiên trong gia đình có nhiều người mắc bệnh có thể là do chế độ ăn uống, sinh hoạt của các thành viên trong gia đình khá giống nhau nên làm cho bệnh trĩ xuất hiện. Do đó, bạn Nhung không nên quá căng thẳng, lo lắng làm cho bệnh phát triển nặng hơn. Có rất nhiều tác nhân khách quan diễn ra trong thời gian dài tác động vào cơ thể hình thành bệnh trĩ. Nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, do cơ địa, đo tính chất công việc… Dưới đây là những yếu tố dẫn tới bệnh trĩ: Do đặc thù công việc ít vận động: Lái xe, làm việc văn phòng… là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ bởi đặc thù công việc là phải ngồi quá lâu trong thời gian dài gây áp lực lớn lên các đám rối tĩnh mạch trĩ và dây chằng ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho tĩnh mạch bị giãn, phồng lên, hình thành bệnh trĩ. Do áp lực công việc, căng thẳng, stress kéo dài: Căng thẳng, stress kéo dài tác động tiêu cực đến các cơ quan trong cơ thể, nhất là hệ tiêu hóa. Máu lưu thông đến tĩnh mạch hậu môn ít hơn, gây tắc nghẽn, sung huyết tĩnh mạch… dần dần hình thành búi trĩ. Do chế độ ăn uống thiếu chất xơ: Người bệnh lười ăn rau xanh, các loại củ, quả, lười hấp thụ chất xơ khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn. Khi kéo dài gây ra bệnh táo bón – Đây là nguồn cơn gây ra “căn bệnh khó nói lên lời”. Chất xơ rất quan trọng với hệ tiêu hóa, giúp hoạt động nhu động ruột tốt hơn. Thiếu chất xơ khiến phân khô, người bệnh phải rặn khi đại tiện. Làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, lâu ngày khiến tĩnh mạch giãn nở, phù nề. Do người bệnh không tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày. Do lười uống nước: Nước giúp hệ bài tiết và hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, đào thải chất độc. Thói quen lười uống nước khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị giảm sút, cơ thể tự động hạn chế cấp nước ở ruột già nơi có chứa các chất cặn bã, làm cho phân rắn và gây ra bệnh táo bón. Do các thói quen sinh hoạt không tốt như: uống bia, rượu, chất kích thích, cafe, hút thuốc lá… là nguyên nhân làm bệnh trĩ biến chứng nhanh chóng. Bị tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài: Tình trạng này khiến tĩnh mạch tại hậu môn thường xuyên bị tổn thương, viêm nhiễm, tạo điều kiện cho búi trĩ xuất hiện. Còn có một trường hợp có thể gọi là do di truyền đó là bệnh trĩ xuất hiện với nguyên nhân là mất van tĩnh mạch. Tuy nhiên, bệnh trĩ chỉ là một trong những biến chứng của mất van tĩnh mạch. Mất van tĩnh mạch còn gây giãn tĩnh mạch tứ chi và các cơ quan lục phủ ngũ tạng khác trong cơ thể. Khi bị mất van tĩnh mạch thì ngoài bệnh trĩ bạn sẽ phải đối mặt với hàng loạt căn bệnh nguy hiểm khác như: giãn tính mạch chân, giãn tĩnh mạch ở tay và giãn tĩnh mạch ở nhiều cơ quan nội tạng khác. Bản chất bệnh mất van tĩnh mạch có di truyền, nên trĩ có thể hình thành từ biến chứng bệnh này. Nó di truyền thông qua gen của bố mẹ sang con cái. Mọi người nên nhớ, bệnh trĩ biến tướng từ bệnh mất van tĩnh mạch thực sự rất đáng ngại. Làm cho quá trình chuyển biến bệnh nhanh và phức tạp. Đây là bệnh lý không chữa khỏi được. Y học hiện đại chỉ có thể sử dụng những biện pháp hỗ trợ nhằm ức chế, giảm thiểu triệu chứng bệnh…hoàn toàn không thể loại bỏ tận gốc rễ bệnh. Như vậy có thể khẳng định bệnh trĩ không mang tính chất di truyền, chúng tôi khuyên bạn nên đi thăm khám và xét nghiệm xem mình có bị mất van tĩnh mạch hay không. Bên cạnh đó, thay vào việc lo lắng bạn nên tìm hiểu thật kĩ các biện pháp thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để ngăn chặn tình trạng bệnh phát triển nặng hơn. Phương pháp ngăn ngừa bệnh trĩ phát triển nặng Các chuyên gia hậu môn – trực tràng khuyến cáo rằng, nếu bạn bị bệnh trĩ đặc biệt là trong giai đoạn mang thai cần thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Do bạn đang trong giai đoạn mang thai nên không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của các bác sỹ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Để bệnh trĩ không chuyển biến nặng, chúng tôi đưa ra lời khuyên nên có những cách ngừa bệnh trĩ sau: Có chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Bổ sung thêm 1 -2 hũ sữa chua vào khẩu phần ăn mỗi ngày. Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. Có thể đi dạo hoặc tập yoga dành cho bà bầu. Hạn chế những áp lực tâm lý không cần thiết, bởi những áp lực này vừa không tốt cho thai nhi lại vừa khiến bệnh trĩ thêm nặng. Sử dụng rau diếp cá để ép lấy sinh tố uống và lấy bã đắp lên búi trĩ. Khi nằm ngủ hãy nằm nghiêng sang bên trái, nằm nghiêng có thể giúp máu lưu thông tốt hơn. Hy vọng những thông tin về “bệnh trĩ có di truyền không?” mà các bác sĩ tại chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn đọc. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm hãy gọi ngay đến số điện thoại để được các bác sĩ tư vấn chi tiết. Chia sẻ

7 cách đơn giản giúp phòng bệnh trĩ tại nhà

Hiện nay, trĩ đang là căn bệnh khá phổ biến, tỉ lệ mắc bệnh chiếm đến hơn 50% và con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên. Ngoài việc thay đổi cách ăn uống, sinh hoạt thì vẫn còn rất nhiều biện pháp đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà mà chúng ta nên tham khảo để hạn chế nguy cơ mắc phải căn bệnh khó chịu này. Mục lụcNguyên nhân gây bệnh trĩ7 cách đơn giản giúp phòng bệnh trĩ tại nhà1. Chế độ ăn uống ngăn ngừa táo bón2. Uống nhiều nước3. Luyện tập thể dục4. Tập thói quen ăn uống đúng giờ5. Đi vệ sinh đúng giờ6. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ7. Hạn chế ngồi nhiều đứng lâuSử dụng Cotripro Gel trong điều trị bệnh trĩ Nguyên nhân gây bệnh trĩ Để có biện pháp phòng bệnh trĩ hiệu quả thì trước tiên bạn cần biết được chính xác đâu là nguyên nhân gây bệnh. Trĩ là bệnh lý nhạy cảm ở vùng hậu môn, khi mà khu vực phải chịu áp lực lâu ngày khiến cho các tĩnh mạch bị giãn ra làm sưng đỏ sẽ nhanh chóng hình thành lên các búi trĩ. Nguyên nhân gây bệnh trĩ có thể chia thành hai dạng là nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài: Nguyên nhân bên trong: là do các đám rối tĩnh mạch trĩ bị giãn nở quá mức tạo nên các búi trĩ có kích thước phát triển lớn dần, từ đó làm hình thành bệnh trĩ. Nguyên nhân bên ngoài: các yếu tố bên ngoài như công việc, môi trường, thói quen và lối sống người bệnh chưa tốt tác động gián tiếp trong việc gây ra bệnh. Cụ thể là: Táo bón: Đây là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Khi bị táo bón, người bệnh sẽ phải dùng sức rặn mạnh khi đi đại tiện, làm tăng áp lực lên hậu môn – trực tràng. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến sự hình thành các búi trĩ. Ngồi hoặc đứng quá lâu trong thời gian dài: Việc ngồi hoặc đứng 1 chỗ làm gia tăng áp lực ở hậu môn, tạo điều kiện hình thành nên bệnh trĩ. Những người làm nghề lái xe, lễ tân, nhân viên văn phòng… thường có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Nữ giới mang thai và sinh con: Sự phát triển của thai nhi gây áp lực lớn lên hậu môn – trực tràng, thành hậu môn bị chèn ép nhiều, dễ tạo thành các búi trĩ. Tuổi tác: Bệnh trĩ thường gặp nhiều ở người già, nguyên nhân là do các cơ hậu môn đã bị lão hóa nên độ đàn hồi kém và không thể co thắt tốt như trước kia. Uống ít nước. Vệ sinh hậu môn không sạch sẽ. Vậy nên, cách phòng bệnh trĩ đơn giản nhất là chặn đứng mọi nguyên nhân gây bệnh trĩ “từ trong trứng nước”. Điều này không chỉ giúp bạn có một lối sống tốt, thói quen tốt, sức khỏe tốt mà còn là cách làm đơn giản giúp phòng ngừa bệnh trĩ ngay tại nhà. Bệnh trĩ thật ra không đơn giản như bạn nghĩ, những biểu hiện bệnh nếu không được kiểm soát tốt sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bạn hoàn toàn có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ bằng các biện pháp phòng chống hiệu quả. Thông tin về cách phòng chống bệnh trĩ sẽ được chúng tôi gửi đến thật chi tiết cho bạn đọc trong bài viết hôm nay. >>> Bạn có thể tham khảo thêm: 9 Nguyên nhân gây bệnh trĩ bạn nên biết 7 cách đơn giản giúp phòng bệnh trĩ tại nhà Vì bệnh trĩ rất nguy hiểm và có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào, chính vì vậy mà chúng ta phải luôn áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh càng sớm càng tốt. Bạn có thể tham khảo ngay các biện pháp sau: 1. Chế độ ăn uống ngăn ngừa táo bón Táo bón là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ. Chính vì vậy, để phòng tránh bệnh trĩ, việc đầu tiên bạn nên là là ngăn ngừa tình trạng táo bón giúp ngăn chặn hình thành các búi trĩ. Chế độ ăn uống khoa học, ngăn ngừa táo bón cũng chính là biện pháp phòng bệnh trĩ hữu dụng nhất. Một số lưu ý trong chế độ ăn uống giúp phòng ngừa và đẩy lùi bệnh trĩ gồm có: 1.1. Bổ sung đầy đủ chất xơ cho cơ thể Rau xanh là thực phẩm vàng giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón và bệnh trĩ Chất xơ là dưỡng chất đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với người mắc bệnh trĩ. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ chất xơ sẽ giúp cho hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra một cách thuận lợi, trơn tru và dễ dàng hơn. Nhờ sự cân bằng dưỡng chất cho cơ thể và lượng chất xơ phù hợp mà hệ tiêu hóa có thể làm mềm các chất thải một cách dễ dàng hơn, giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, khó tiêu. Chất xơ không chỉ cần thiết với người bệnh trĩ mà tất cả mọi người đều được khuyên nên dung nạp lượng chất xơ phù hợp cho cơ thể để ngăn ngừa các vấn đề cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên có một lưu ý là khi bổ sung chất xơ cho cơ thể bạn nên ăn từ từ với số lượng phù hợp để tránh tình trạng đầy hơi. Mỗi ngày nên dung nạp từ 25-30 gram chất xơ vào cơ thể. Chất xơ có nhiều nhất trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, các loại đậu, trái cây tươi và rau xanh. Các loại thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến như đậu đen, bí đỏ, súp lơ, các loại củ cải, rau cải, khoai tây, cà rốt, cam, chuối, dâu tây, bơ, táo,… Nếu chế độ ăn của bạn thiếu chất xơ hãy tư vấn bởi một bác sĩ, nếu cần thiết bác sĩ sẽ cho bạn thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ. 1.2. Bổ sung probiotic Bên cạnh chất xơ, thì việc bổ sung probiotic cũng là một trong những cách giúp làm giảm chứng táo bón hiệu quả. Probiotic là thành phần có lợi cho sức khỏe và hệ miễn dịch của bạn. Sữa chua và các sản phẩm từ sữa chua là nguồn cung cấp probiotic dồi dào có thể giúp ngăn ngừa hiệu quả táo bón, tiêu chảy và một số rối loạn tiêu hóa khác. Từ đó giúp cho sức khỏe của bạn được ổn định hơn, giảm thiểu nguy cơ các biểu hiện của bệnh trĩ phát triển nặng hơn. 1.3 Kiêng cồn và các chất kích thích Đồ uống chứa cồn và các chất kích thích có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nói chung và sức khỏe hệ tiêu hóa nói riêng. Chuyên gia thường khuyến cáo người mắc bệnh trĩ nên tránh tối đa tiếp xúc với cồn và các chất kích thích. Khi sử dụng đồ uống có cồn và các chất kích thích khác sẽ làm cho dạ dày phải hoạt động tăng tiết để dịch vị trung hòa bớt thành phần trong rượu. Điều này đồng nghĩa với việc làm giảm hoạt động của dạ dày cho việc tiêu hóa và tăng cảm giác đầy hơi, chướng bụng, chán ăn. Đặc biệt, đồ uống có cồn và chất kích thích làm thúc đẩy nhanh quá trình bài tiết của cơ thể dẫn đến tình trạng mất nước nhanh sau khi sử dụng. Do đó, những người uống bia rượu và các chất kích thích khác có nguy cơ cao gặp phải tình trạng táo bón. Nếu sử dụng quá thường xuyên sẽ khiến cho bạn nhanh chóng mắc phải bệnh trĩ hoặc làm cho bệnh ngày càng tệ hơn. Chưa kể các loại chất kích thích này còn có thể khiến niêm mạc trực tràng, hậu môn dễ sung huyết, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong tĩnh mạch. Ảnh hưởng này góp phần làm cho bệnh trĩ dễ tiến triển xấu hơn. 1.4. Kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa bạn cũng cần tránh những thực phẩm khó tiêu, làm phá hủy dạ dày và gây táo bón. Bạn nên hạn chế tối đa các loại thức ăn nhanh, đồ chiên nướng nhiều dầu mỡ hay nêm nếm quá nhiều gia vị có tính cay, nóng như ớt, tỏi, tiêu… bởi chúng có thể khiến cho bạn dễ bị táo bón hơn. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bệnh trĩ cần ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? 2. Uống nhiều nước Bệnh trĩ nên uống nhiều nước Nước là thành phần quan trọng với cơ thể, đặc biệt là đối với người mắc bệnh trĩ. Uống đủ nước mỗi ngày là cách đơn giản và hữu hiệu để phòng ngừa táo bón và phòng bệnh trĩ. Nước giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, giúp cho hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn. Nước giúp làm mềm phân để phân có thể dễ dàng đi qua hậu môn mà không gây áp lực đến các tĩnh mạch. Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị mỗi ngày chúng ta nên bổ sung tối thiểu khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Với những người trong độ tuổi từ 10 – 18 tuổi cần uống 1,5 lít nước/ngày. Đối với người trong độ tuổi từ 19 – 30 tuổi thì lượng nước cần cung cấp cho cơ thể lượng nước tương đương 35g cho 1 kg thể trọng, tương đương từ 1,5 – 2 lít nước mỗi người/ngày. Uống nước không chỉ cần đủ mà còn cần phải đúng cách. Bạn nên uống nước dải đều trong ngày, không để cơ thể mất nước quá lâu. Trước khi đi ngủ bạn không nên uống quá nhiều nước vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm. Mỗi buổi sáng thức dậy bạn nên uống 1 cốc nước để cơ thể được bổ sung nước sau một đêm dài. Lưu ý, bạn không nên uống nhiều nước đá vì nước đá có thể làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của cơ thể, tạo điều kiện cho bệnh trĩ tiến triển và gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Uống nhiều nước vào buổi tối cũng không được khuyến khích vì có thể gây phản tác dụng. 3. Luyện tập thể dục Vận động luôn là giải pháp có tác dụng tích cực với sức khỏe trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tập thể dục đều đặn rất tốt với quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp cải thiện quá trình lưu thông và tuần hoàn máu, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng và trơn tru hơn. Luyện tập thể dục đúng cách đều đặn mỗi ngày sẽ giúp co búi trĩ và kích thước sẽ nhỏ dần và đồng thời cũng có thể giúp cho bệnh được ngăn ngừa tái phát trở lại. Mỗi ngày bạn dành ra khoảng 20 – 30 phút luyện tập thể dục rất có lợi cho quá trình điều trị bệnh trĩ cũng như phòng ngừa căn bệnh này. Luyện tập kết hợp với việc áp dụng các biện pháp điều trị khoa học để có thể giúp cho bệnh nhân đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Để phòng ngừa cũng như tăng hiệu quả điều trị bệnh trĩ bạn nên luyện tập một số bộ môn như: bơi lội, yoga, đi bộ,… Lưu ý, với những người đang bị bệnh trĩ cần tránh các bộ môn tạo áp lực lên vùng ổ bụng và hậu môn như: gập bụng, nâng tạ, chạy nhanh… 4. Tập thói quen ăn uống đúng giờ Thiết lập một thói quen ăn uống đúng giờ sẽ giúp cho cả một hệ thống các cơ quan tiêu hóa thức ăn hoạt động hiệu quả hơn. Bạn nên tạo cho mình thói quen ăn đủ bữa, ăn đúng giờ và hạn chế tình trạng bỏ bữa, ăn uống thất thường, việc thay đổi lịch trình ăn hàng ngày dễ dẫn đến chứng khó tiêu. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh táo bón xuất hiện. 5. Đi vệ sinh đúng giờ Duy trì thói quen đi vệ sinh đúng giờ cho bệnh nhân trĩ Thường rất ít người chú ý đến thói quen này nhưng đây lại là một thói quen tốt giúp cân bằng chức năng của hệ tiêu hóa. Vì vậy, đi đại tiện vào một khung giờ cố định mỗi ngày là biện pháp quan trọng giúp ngăn ngừa táo bón và nguy cơ mắc bệnh trĩ hiệu quả. Bạn có thể tạo thói quen đi cầu hàng ngày vào một giờ cố định bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào khung giờ đó. Khi buồn đi đại tiện bạn hãy đi vệ sinh ngay để giảm căng thẳng và áp lực lên các tĩnh mạch vùng hậu môn khi đi vệ sinh. Nhịn đại tiện sẽ làm cho phân bị khô lại và khi bạn muốn tống phân ra ngoài sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn. Đặc biệt, khi phân khô bạn phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài, điều đó tạo áp lực cho hậu môn và làm nứt niêm mạc hậu môn, làm cho bệnh trĩ nhanh chóng xuất hiện. Ngoài ra thói quen đi vệ sinh lâu cũng vô tình tạo áp lực cho hậu môn, khiến cho bệnh trĩ xuất hiện. Thói quen đi đại tiện lâu sẽ làm rối loạn chức năng đường ruột, khi hậu môn mở trong thời gian dài còn thúc đẩy sự tích tụ chất thải, làm giảm máu tĩnh mạch ở khu vực này và lâu ngày cũng dẫn đến bệnh trĩ. Chính vì vậy chúng ta nên tập thói quen đi vệ sinh vào một giờ cố định trong ngày, không nên nhịn đại tiện và không nên dùng các thiết bị điện tử khi đang đi vệ sinh. 6. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ Vệ sinh hậu môn sạch sẽ hàng ngày bằng nước muối, nước đun từ các nguyên liệu như: lá trầu không, rau diếp cá… Những loại nước này có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả. Ngoài ra, sau khi đi đại tiện mà vệ sinh không đúng cách cũng là nguyên nhân gây bệnh. Nếu chỉ sử dụng giấy vệ sinh sau khi đi tiêu sẽ không thể làm sạch được hậu môn vì nó không thể loại bỏ được chất thải, vi khuẩn đọng lại trên các nếp gấp da ở vùng hậu môn. Vì vậy, nước là lựa chọn hợp lý nhất để vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Nếu được, tốt nhất là tắm sau khi vệ sinh 10-15 phút để ngăn ngừa nhiễm trùng, ngăn ngừa bệnh trĩ. Bạn có thể tham khảo: Sử dụng lá trầu không để chữa bệnh trĩ 7. Hạn chế ngồi nhiều đứng lâu Nhân viên văn phòng, thợ may, lái xe… chính là những nhóm người dễ bị mắc bệnh trĩ vì đặc tính công việc là ngồi lâu một chỗ. Thường xuyên phải ngồi lâu sẽ dễ gây áp lực cho hậu môn, nhanh chóng làm cho các tĩnh mạch hậu môn bị giãn ra và gia tăng nguy cơ phát triển bệnh trĩ. Nếu tính chất công việc ít di chuyển thì cứ khoảng 1-2 tiếng bạn nên đứng lên vận động nhẹ nhàng, đi xung quanh, đi lấy nước, đi vệ sinh giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Từ đó làm giảm tối đa khả năng xuất hiện các triệu chứng của bệnh trĩ. Cách phòng bệnh trĩ cho những người làm việc trong môi trường ít di chuyển là tăng cường tập luyện thể dục thể thao. Điều này vừa giúp kiểm soát cân nặng, vừa tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp ngừa táo bón, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ. Sử dụng Cotripro Gel trong điều trị bệnh trĩ Cotripro thấm trực tiếp vào búi trĩ làm giảm nhanh các triệu chứng đau rát, chảy máu, sưng viêm ở vùng hậu môn sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp Trĩ sa, Trĩ lâu năm nên bôi đều đặn từ 1-2 tháng để búi Trĩ co dần lên. Với các thành phần thảo dược: Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm. Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương. Hoạt chất Yomogin (Sesquiterpen) trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ. Kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát. Đặc biệt hệ Gel Polycrylate crosspolymer giúp các dược chất giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả. Ngoài ra, vì là dạng Gel bôi nên CotriPro tác động trực tiếp lên vùng hậu môn, an toàn không tác dụng phụ. Trong mỗi hộp sản phẩm đều có túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi vào phía trong hậu môn trong các trường hợp trĩ nội, đảm bảo an toàn và vệ sinh. Nên sử dụng đều đặn 2 lần/ngày để nhanh chóng thoát khỏi những phiền toái do bệnh trĩ gây ra. ☛ Tham khảo thêm tại: Hướng dẫn sử dụng Cotripro gel đúng cách Cotripro còn có dạng viên uống tiện dụng Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa  các nguy cơ tái phát. Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ Trên đây là tổng hợp 7 mẹo đơn giản giúp phòng bệnh trĩ hiệu quả mà mọi người có thể tham khảo áp dụng thực hiện ngay tại nhà. Nếu còn điều gì thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin về bệnh trĩ hãy gọi ngay hotline 1800 6293 để được tư vấn miễn phí. Chia sẻ

anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...