[Giải đáp thắc mắc] Bệnh trĩ có di truyền không?

Chào bác sĩ,

Em bị bệnh trĩ được một thời gian rồi và vừa mới phát hiện mình có thai. Bệnh trĩ xuất hiện những triệu chứng khó chịu làm cho em bị hoang mang lo lắng, đặc biệt là khi đi đại tiện. Vì vậy, em rất lo lắng không biết bệnh trĩ có di truyền không? Con của em sinh ra có bị mắc phải căn bệnh này không ạ? Em xin cảm ơn!

(Nguyên Nhung, Bắc Ninh)

Trả lời:

Chào bạn Nguyên Nhung, đầu tiên Teotri.vn xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và chuyển thắc mắc đến đội ngũ tư vấn của chúng tôi. Với câu hỏi “bệnh trĩ có di truyền không?” của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Bệnh trĩ có di truyền không?

Bệnh trĩ có di truyền không? 1

Trĩ là một trong những bệnh lý ở vùng hậu môn – trực tràng và được bao bọc dưới lớp da, làm hậu môn căng mọng, mất đi các nếp nhăn bình thường. Đây là căn bệnh khá phổ biến và có thể gặp ở mọi đối tượng. Bệnh hình thành khi các đám rối tĩnh mạch bị giãn ra quá mức dẫn đến tình trạng sưng phồng, đau rát, tạo ra các búi trĩ, sa ra ngoài hậu môn.

Người mắc bệnh trĩ thường có hàng loạt các triệu chứng bất thường như: ngứa rát vùng hậu môn, hậu môn ẩm ướt, chảy máu hậu môn, ngứa rát búi trĩ… Những biểu hiện này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý và hàng loạt những ảnh hưởng xấu về mặt sức khỏe.

Dựa vào các đám rối tĩnh mạch mà người ta chia bệnh trĩ thành 2 dạng thường gặp nhất là bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Khi đám rối tĩnh mạch trĩ trong được gọi là bệnh trĩ nội và trĩ ngoại là đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài gây ra, thường xảy ra ở vùng rìa ngoài hậu môn.

Theo các chuyên gia, bệnh trĩ không có tính di truyền. Tức là nếu mẹ mắc bệnh thì khả năng con cái sinh ra mắc bệnh là không cao, vì bệnh trĩ không được truyền lại qua gen. Nếu ngẫn nhiên trong gia đình có nhiều người mắc bệnh có thể là do chế độ ăn uống, sinh hoạt của các thành viên trong gia đình khá giống nhau nên làm cho bệnh trĩ xuất hiện. Do đó, bạn Nhung không nên quá căng thẳng, lo lắng làm cho bệnh phát triển nặng hơn.

Có rất nhiều tác nhân khách quan diễn ra trong thời gian dài tác động vào cơ thể hình thành bệnh trĩ. Nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, do cơ địa, đo tính chất công việc… Dưới đây là những yếu tố dẫn tới bệnh trĩ:

  • Do đặc thù công việc ít vận động: Lái xe, làm việc văn phòng… là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ bởi đặc thù công việc là phải ngồi quá lâu trong thời gian dài gây áp lực lớn lên các đám rối tĩnh mạch trĩ và dây chằng ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho tĩnh mạch bị giãn, phồng lên, hình thành bệnh trĩ.
  • Do áp lực công việc, căng thẳng, stress kéo dài: Căng thẳng, stress kéo dài tác động tiêu cực đến các cơ quan trong cơ thể, nhất là hệ tiêu hóa. Máu lưu thông đến tĩnh mạch hậu môn ít hơn, gây tắc nghẽn, sung huyết tĩnh mạch… dần dần hình thành búi trĩ.
  • Do chế độ ăn uống thiếu chất xơ: Người bệnh lười ăn rau xanh, các loại củ, quả, lười hấp thụ chất xơ khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn. Khi kéo dài gây ra bệnh táo bón – Đây là nguồn cơn gây ra “căn bệnh khó nói lên lời”. Chất xơ rất quan trọng với hệ tiêu hóa, giúp hoạt động nhu động ruột tốt hơn. Thiếu chất xơ khiến phân khô, người bệnh phải rặn khi đại tiện. Làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, lâu ngày khiến tĩnh mạch giãn nở, phù nề.
  • Do người bệnh không tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày.
  • Do lười uống nước: Nước giúp hệ bài tiết và hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, đào thải chất độc. Thói quen lười uống nước khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị giảm sút, cơ thể tự động hạn chế cấp nước ở ruột già nơi có chứa các chất cặn bã, làm cho phân rắn và gây ra bệnh táo bón.
  • Do các thói quen sinh hoạt không tốt như: uống bia, rượu, chất kích thích, cafe, hút thuốc lá… là nguyên nhân làm bệnh trĩ biến chứng nhanh chóng.
  • Bị tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài: Tình trạng này khiến tĩnh mạch tại hậu môn thường xuyên bị tổn thương, viêm nhiễm, tạo điều kiện cho búi trĩ xuất hiện.

Còn có một trường hợp có thể gọi là do di truyền đó là bệnh trĩ xuất hiện với nguyên nhân là mất van tĩnh mạch. Tuy nhiên, bệnh trĩ chỉ là một trong những biến chứng của mất van tĩnh mạch. Mất van tĩnh mạch còn gây giãn tĩnh mạch tứ chi và các cơ quan lục phủ ngũ tạng khác trong cơ thể. Khi bị mất van tĩnh mạch thì ngoài bệnh trĩ bạn sẽ phải đối mặt với hàng loạt căn bệnh nguy hiểm khác như: giãn tính mạch chân, giãn tĩnh mạch ở tay và giãn tĩnh mạch ở nhiều cơ quan nội tạng khác.

Bản chất bệnh mất van tĩnh mạch có di truyền, nên trĩ có thể hình thành từ biến chứng bệnh này. Nó di truyền thông qua gen của bố mẹ sang con cái.

Mọi người nên nhớ, bệnh trĩ biến tướng từ bệnh mất van tĩnh mạch thực sự rất đáng ngại. Làm cho quá trình chuyển biến bệnh nhanh và phức tạp. Đây là bệnh lý không chữa khỏi được. Y học hiện đại chỉ có thể sử dụng những biện pháp hỗ trợ nhằm ức chế, giảm thiểu triệu chứng bệnh…hoàn toàn không thể loại bỏ tận gốc rễ bệnh.

Như vậy có thể khẳng định bệnh trĩ không mang tính chất di truyền, chúng tôi khuyên bạn nên đi thăm khám và xét nghiệm xem mình có bị mất van tĩnh mạch hay không. Bên cạnh đó, thay vào việc lo lắng bạn nên tìm hiểu thật kĩ các biện pháp thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để ngăn chặn tình trạng bệnh phát triển nặng hơn.

Phương pháp ngăn ngừa bệnh trĩ phát triển nặng

Các chuyên gia hậu môn – trực tràng khuyến cáo rằng, nếu bạn bị bệnh trĩ đặc biệt là trong giai đoạn mang thai cần thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Do bạn đang trong giai đoạn mang thai nên không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của các bác sỹ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Để bệnh trĩ không chuyển biến nặng, chúng tôi đưa ra lời khuyên nên có những cách ngừa bệnh trĩ sau:

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Bổ sung thêm 1 -2 hũ sữa chua vào khẩu phần ăn mỗi ngày.
  • Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. Có thể đi dạo hoặc tập yoga dành cho bà bầu.
  • Hạn chế những áp lực tâm lý không cần thiết, bởi những áp lực này vừa không tốt cho thai nhi lại vừa khiến bệnh trĩ thêm nặng.
  • Sử dụng rau diếp cá để ép lấy sinh tố uống và lấy bã đắp lên búi trĩ.
  • Khi nằm ngủ hãy nằm nghiêng sang bên trái, nằm nghiêng có thể giúp máu lưu thông tốt hơn.

Hy vọng những thông tin về “bệnh trĩ có di truyền không?” mà các bác sĩ tại chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn đọc. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm hãy gọi ngay đến số điện thoại để được các bác sĩ tư vấn chi tiết.

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

[Giải đáp thắc mắc] Bệnh trĩ có di truyền không?

Chào bác sĩ,

Em bị bệnh trĩ được một thời gian rồi và vừa mới phát hiện mình có thai. Bệnh trĩ xuất hiện những triệu chứng khó chịu làm cho em bị hoang mang lo lắng, đặc biệt là khi đi đại tiện. Vì vậy, em rất lo lắng không biết bệnh trĩ có di truyền không? Con của em sinh ra có bị mắc phải căn bệnh này không ạ? Em xin cảm ơn!

(Nguyên Nhung, Bắc Ninh)

Trả lời:

Chào bạn Nguyên Nhung, đầu tiên Teotri.vn xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và chuyển thắc mắc đến đội ngũ tư vấn của chúng tôi. Với câu hỏi “bệnh trĩ có di truyền không?” của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Bệnh trĩ có di truyền không?

Bệnh trĩ có di truyền không? 1

Trĩ là một trong những bệnh lý ở vùng hậu môn – trực tràng và được bao bọc dưới lớp da, làm hậu môn căng mọng, mất đi các nếp nhăn bình thường. Đây là căn bệnh khá phổ biến và có thể gặp ở mọi đối tượng. Bệnh hình thành khi các đám rối tĩnh mạch bị giãn ra quá mức dẫn đến tình trạng sưng phồng, đau rát, tạo ra các búi trĩ, sa ra ngoài hậu môn.

Người mắc bệnh trĩ thường có hàng loạt các triệu chứng bất thường như: ngứa rát vùng hậu môn, hậu môn ẩm ướt, chảy máu hậu môn, ngứa rát búi trĩ… Những biểu hiện này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý và hàng loạt những ảnh hưởng xấu về mặt sức khỏe.

Dựa vào các đám rối tĩnh mạch mà người ta chia bệnh trĩ thành 2 dạng thường gặp nhất là bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Khi đám rối tĩnh mạch trĩ trong được gọi là bệnh trĩ nội và trĩ ngoại là đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài gây ra, thường xảy ra ở vùng rìa ngoài hậu môn.

Theo các chuyên gia, bệnh trĩ không có tính di truyền. Tức là nếu mẹ mắc bệnh thì khả năng con cái sinh ra mắc bệnh là không cao, vì bệnh trĩ không được truyền lại qua gen. Nếu ngẫn nhiên trong gia đình có nhiều người mắc bệnh có thể là do chế độ ăn uống, sinh hoạt của các thành viên trong gia đình khá giống nhau nên làm cho bệnh trĩ xuất hiện. Do đó, bạn Nhung không nên quá căng thẳng, lo lắng làm cho bệnh phát triển nặng hơn.

Có rất nhiều tác nhân khách quan diễn ra trong thời gian dài tác động vào cơ thể hình thành bệnh trĩ. Nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, do cơ địa, đo tính chất công việc… Dưới đây là những yếu tố dẫn tới bệnh trĩ:

  • Do đặc thù công việc ít vận động: Lái xe, làm việc văn phòng… là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ bởi đặc thù công việc là phải ngồi quá lâu trong thời gian dài gây áp lực lớn lên các đám rối tĩnh mạch trĩ và dây chằng ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho tĩnh mạch bị giãn, phồng lên, hình thành bệnh trĩ.
  • Do áp lực công việc, căng thẳng, stress kéo dài: Căng thẳng, stress kéo dài tác động tiêu cực đến các cơ quan trong cơ thể, nhất là hệ tiêu hóa. Máu lưu thông đến tĩnh mạch hậu môn ít hơn, gây tắc nghẽn, sung huyết tĩnh mạch… dần dần hình thành búi trĩ.
  • Do chế độ ăn uống thiếu chất xơ: Người bệnh lười ăn rau xanh, các loại củ, quả, lười hấp thụ chất xơ khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn. Khi kéo dài gây ra bệnh táo bón – Đây là nguồn cơn gây ra “căn bệnh khó nói lên lời”. Chất xơ rất quan trọng với hệ tiêu hóa, giúp hoạt động nhu động ruột tốt hơn. Thiếu chất xơ khiến phân khô, người bệnh phải rặn khi đại tiện. Làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, lâu ngày khiến tĩnh mạch giãn nở, phù nề.
  • Do người bệnh không tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày.
  • Do lười uống nước: Nước giúp hệ bài tiết và hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, đào thải chất độc. Thói quen lười uống nước khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị giảm sút, cơ thể tự động hạn chế cấp nước ở ruột già nơi có chứa các chất cặn bã, làm cho phân rắn và gây ra bệnh táo bón.
  • Do các thói quen sinh hoạt không tốt như: uống bia, rượu, chất kích thích, cafe, hút thuốc lá… là nguyên nhân làm bệnh trĩ biến chứng nhanh chóng.
  • Bị tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài: Tình trạng này khiến tĩnh mạch tại hậu môn thường xuyên bị tổn thương, viêm nhiễm, tạo điều kiện cho búi trĩ xuất hiện.

Còn có một trường hợp có thể gọi là do di truyền đó là bệnh trĩ xuất hiện với nguyên nhân là mất van tĩnh mạch. Tuy nhiên, bệnh trĩ chỉ là một trong những biến chứng của mất van tĩnh mạch. Mất van tĩnh mạch còn gây giãn tĩnh mạch tứ chi và các cơ quan lục phủ ngũ tạng khác trong cơ thể. Khi bị mất van tĩnh mạch thì ngoài bệnh trĩ bạn sẽ phải đối mặt với hàng loạt căn bệnh nguy hiểm khác như: giãn tính mạch chân, giãn tĩnh mạch ở tay và giãn tĩnh mạch ở nhiều cơ quan nội tạng khác.

Bản chất bệnh mất van tĩnh mạch có di truyền, nên trĩ có thể hình thành từ biến chứng bệnh này. Nó di truyền thông qua gen của bố mẹ sang con cái.

Mọi người nên nhớ, bệnh trĩ biến tướng từ bệnh mất van tĩnh mạch thực sự rất đáng ngại. Làm cho quá trình chuyển biến bệnh nhanh và phức tạp. Đây là bệnh lý không chữa khỏi được. Y học hiện đại chỉ có thể sử dụng những biện pháp hỗ trợ nhằm ức chế, giảm thiểu triệu chứng bệnh…hoàn toàn không thể loại bỏ tận gốc rễ bệnh.

Như vậy có thể khẳng định bệnh trĩ không mang tính chất di truyền, chúng tôi khuyên bạn nên đi thăm khám và xét nghiệm xem mình có bị mất van tĩnh mạch hay không. Bên cạnh đó, thay vào việc lo lắng bạn nên tìm hiểu thật kĩ các biện pháp thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để ngăn chặn tình trạng bệnh phát triển nặng hơn.

Phương pháp ngăn ngừa bệnh trĩ phát triển nặng

Các chuyên gia hậu môn – trực tràng khuyến cáo rằng, nếu bạn bị bệnh trĩ đặc biệt là trong giai đoạn mang thai cần thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Do bạn đang trong giai đoạn mang thai nên không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của các bác sỹ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Để bệnh trĩ không chuyển biến nặng, chúng tôi đưa ra lời khuyên nên có những cách ngừa bệnh trĩ sau:

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Bổ sung thêm 1 -2 hũ sữa chua vào khẩu phần ăn mỗi ngày.
  • Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. Có thể đi dạo hoặc tập yoga dành cho bà bầu.
  • Hạn chế những áp lực tâm lý không cần thiết, bởi những áp lực này vừa không tốt cho thai nhi lại vừa khiến bệnh trĩ thêm nặng.
  • Sử dụng rau diếp cá để ép lấy sinh tố uống và lấy bã đắp lên búi trĩ.
  • Khi nằm ngủ hãy nằm nghiêng sang bên trái, nằm nghiêng có thể giúp máu lưu thông tốt hơn.

Hy vọng những thông tin về “bệnh trĩ có di truyền không?” mà các bác sĩ tại chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn đọc. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm hãy gọi ngay đến số điện thoại để được các bác sĩ tư vấn chi tiết.

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...