Điều trị bệnh trĩ có đắt không? Chi phí cho từng phương pháp cụ thể
Chi phí chữa bệnh trĩ hết bao nhiêu tiền? Điều trị bệnh trĩ có đắt không? Cắt trĩ, phẫu thuật trĩ bao nhiêu tiền? là những điều mà bệnh nhân mắc bệnh trĩ rất quan tâm. Bởi vì đây là bệnh lý vùng kín nên có rất nhiều người ngại đến gặp bác sỹ mà tự đi mua thuốc hay dùng các bài thuốc theo kinh nghiệm để điều trị tại nhà.
Tuy nhiên, mọi người chưa nhận thức được việc tự ý điều trị như thế không những bệnh không khỏi mà còn gây hậu quả nghiêm trọng hơn. Để không còn lo lắng hay thắc mắc về vấn đề chi phí điều trị mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Có cần điều trị không?
Bệnh trĩ hay còn gọi bệnh lòi dom là tình trạng các búi tĩnh mạch xung quanh hậu môn bị giãn ra hoặc căng phồng lên gây ứ máu làm cho thành tĩnh mạch mỏng và độ đàn hồi kém nên dễ bị chảy máu. Tùy theo vị trí mà chia bệnh trĩ thành 2 loại: trĩ nội và trĩ ngoại.
- Trĩ ngoại: Khi búi trĩ xuất hiện phía dưới đường hậu môn – trực tràng. Lúc này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm bên dưới lớp da bao quanh SsShậu môn.
- Trĩ nội: Trường hợp búi trĩ xuất hiện phía trên đường hậu môn – trực tràng và búi trĩ sẽ được bao phủ bởi biểu mô chuyển tiếp và niêm mạc.
Tùy theo tình trạng bệnh nhân là trĩ nội hay trĩ ngoại mà chia thành các mức độ khác nhau:
Đối với bệnh trĩ nội
- Trĩ độ 1: Đây là cấp độ nhẹ nhất trong bệnh trĩ, ở giai đoạn này búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
- Trĩ độ 2: Bình thường búi trĩ sẽ nằm phía trong hậu môn chỉ khi đi đại tiện thì mới lòi ra. Khi đại tiện xong thì búi trĩ lại thụt vào trong.
- Trĩ độ 3: Khi bệnh nhân đi lại nhiều, làm việc nặng hoặc ngồi xổm thì búi trĩ sa ra ngoài, phải nghỉ ngơi lâu hoặc lấy tay đẩy vào thì búi trí mới thụt vào trong.
- Trĩ độ 4: đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất, búi trĩ bị sa hoàn toàn ra ngoài ống hậu môn.
Đối với bệnh trĩ ngoại
- Trĩ độ 1: Giai đoạn này búi trĩ hình thành xung quanh hậu môn và sưng lên làm mất các nếp nhăn xung quanh hậu môn.
- Trĩ độ 2: Búi trĩ phồng to và phát triển dần thành các cục máu đông bên trong gây cảm giác đau đớn và chảy máu cho bệnh nhân.
- Trĩ độ 3 và độ 4: là giai đoạn nặng, các búi trĩ bị viêm nhiễm, gây ngứa ngáy, đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân.
Bệnh trĩ khá phổ biến và thường gặp ở tất cả các đối tượng từ già tới trẻ. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân không hợp lý và bệnh không có nguy cơ lây nhiễm. Bệnh được xem là khá lành vì không đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh trĩ có thể chuyễn thành trĩ huyết khối rất nguy hiểm bởi vì nó gây viêm nhiễm, lở loét, chảy máu.
Do đó khi người bị bệnh trĩ gặp phải một trong các dấu hiệu dưới đây thì cần nhanh chóng đến gặp các bác sỹ hoặc chuyên gia để được điều trị kịp thời tránh nguy hiểm đến sức khỏe:
- Cảm thấy đau đớn ở hậu môn
- Buồn nôn, nôn, đau bụng
- Sốt, đau đầu, chóng mặt, loạng choạng
- Đi đại tiện phân quá lỏng hoặc rắn, màu sắc phân thay đổi
- Đi đại tiện quá nhiều hoặc quá ít
Hậu quả gặp phải nếu không được chữa trị kịp thời
Bệnh trĩ tuy là bệnh lành tính, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân nhưng nếu không điều trị kịp thời cũng sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
Nhiễm khuẩn trĩ
Bệnh nhân sẽ có cảm giác nóng rát và ngứa ngáy vùng hậu môn. Khi tiến hành nội soi thì thấy hiện tượng các nhú sung to, phù nề màu trắng, các khe giữa các búi trĩ loét, màu đỏ.
Tắc mạch trĩ
Với các trường hợp bị trĩ ngoại, tắc mạch trĩ do vỡ tĩnh mạch sẽ tạo thành bọc máu dính vào da phía ngoài hậu môn khó bóc tách gây đau đớn và hoại tử phần da gây rỉ máu. Còn với các trường hợp trĩ nội tắc mạch sẽ gây cảm giác vướng như có một vật thể lạ trong ống hậu môn. Khi nội soi hậu môn trực tràng sẽ thấy các búi trĩ phồng lên 1 cục màu xanh lơ, rạch nhẹ thì sẽ có máu đông ứa ra.
Hoại tử hậu môn
Trong trường hợp trĩ sa ra ngoài lâu và chảy máu liên tục rất dễ gây bội nhiễm vi khuẩn. Nguy hiểm hơn là hiện tượng nhiễm trùng ngược vào máu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng bệnh nhân.
Nghẹt búi trĩ
Nghẹt búi trĩ là biến chứng của bệnh trĩ. Bệnh trĩ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến lở loét, hoại tử hoặc là nhiễm khuẩn.
Ung thư trực tràng
Là biến chứng nguy hiểm nhất có thể gặp, cần được phát hiện sớm kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Chỉ phát hiện được ung thư trực tràng khi tiến hành nội soi
Chi phí điều trị bệnh trĩ có đắt không?
Với các giai đoạn của bệnh trĩ khác nhau thì việc điều trị cũng khác nhau. Do đó chi phí điều trị cho mỗi giai đoạn cũng khác nhau.
Với trường hợp thuộc trĩ độ 1 và 2
Ưu tiên áp dụng phương pháp điều trị nội khoa và sử dụng 1 số các thủ thuật ngoại khoa
Điều trị nội khoa
- Có chế độ ăn uống giàu chất xơ (rau xanh, ngũ cốc,…) và sử dụng các chất giúp làm mềm phân, uống nhiều nước.
- Ngâm hậu môn trong nước ấm 2 -3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 10 phút. Sử dụng các thuốc đặt hậu môn phòng ngừa nhiễm khuẩn và các thuốc tăng sức bền thành mạch.
- Sử dụng các thuốc điều trị bệnh trĩ giúp làm giảm đau, chống chảy máu, chữa bệnh trĩ hay một số bệnh hậu môn trực tràng khác như: Daflon, Proctoloc.
- Khi đi đại tiện không rặn mạnh để tránh hiện tượng sa búi trĩ.
- Có thể sử dụng một số bài thuốc đông y để điều trị: rau má, cỏ nhọ nồi, hạt cau, hoàng bá, hoàng đản,… Các thuốc đông y có ưu điểm là sử dụng các loại cây cỏ, giá thành rẻ, dễ tìm.
- Cần đến gặp bác sỹ để nội soi hậu môn trực tràng để loại trừ khả năng ung thư trực tràng trước khi điều trị.
Thủ thuật ngoại khoa
- Tiêm xơ: được chỉ định cho trĩ độ 1 và 2, đặc biệt với các bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc có kèm theo bệnh đông máu. Bệnh nhân sẽ được tiêm 1 – 2 ml chất làm xơ bao gồm: phenol 5%, polidocanol , quinine, urea hydrochloride hay natri tetradecyl sulfate vào dưới lớp niêm mạc của búi trĩ.
- Thắt dây chun: chỉ dung cho trĩ nội độ 1 và 2, không dung cho trĩ ngoại. Với phương pháp này khi trĩ rụng, bệnh nhân có thể bị chảy máu nhẹ trong 6 – 10 ngày. Nếu bạn bị sốt hay bí tiểu thì cần đến gặp bác sỹ để được thăm khám lại.
- Đốt lase búi trĩ áp dụng trong trường hợp trĩ độ 2.
Với trường hợp thuộc trĩ độ 3 và độ 4
Phẫu thuật cắt bỏ trĩ là phương án được sử dụng nhiều nhất. Việc phẫu thuật cắt bỏ những búi trĩ giúp loại bỏ triệt để được cả trĩ nội và trĩ ngoại. Việc phẫu thuật được tiến hành khi bệnh nhân được gây tê (gây tê tại chỗ hoặc gây tê tủy sống) hay gây mê.
Một số phương pháp phẫu thuật
- Cắt bỏ búi trĩ: phương pháp Phẫu thuật Miligan Morgan, Phẫu thuật Ferguson, Phẫu thuật Whitehead,…Các phương pháp này để lại vết thương trực tiếp tại vùng hậu môn bởi vì cắt trực tiếp vào búi trĩ, khiến bệnh nhân đau đớn, để lại sẹo ở vùng hậu môn và nguy cơ hẹp hậu môn sau mổ.
- Phẫu thuật Longo: Cắt bỏ vòng niêm mạc trĩ trên đường lược và khâu nối tự động bằng máy PPH. Phương pháp giúp cắt bỏ nguồn mạch máu đến các búi trĩ và kéo niêm mạc trực tràng bị sa lên phía trên. Phương pháp này có thể gây tai biến chảy máu, hẹp hậu môn sau mổ và tỷ lệ tái phát khá cao.
- Phương pháp khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm kết hợp với khâu treo niêm mạc trĩ sa dựa trên nguyên lý xác định động mạch trĩ bằng siêu âm Doppler (HCPT) để thắt ở trên đường lược. Kỹ thuật này được xem là an toàn cho bệnh nhân vì ít xâm lấn vào tổ chức, ít đau và ít gây biến chứng, bệnh nhân có thể ra viện trong ngày.
Ngoài ra còn có một số phương pháp cắt trĩ khác ít sử dụng hơn như: Phẫu thuật cắt trĩ bỏ vòng khoảng 4 triệu đồng, phẫu thuật thắt trĩ kèm bóc tách, cắt một bó trĩ chi phí hơn 2 triệu đồng, cắt trĩ truyền thống và nút hậu mô khoảng 3 triệu đồng.
Cotripro – sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Đối với những bệnh nhân đang điều trị trĩ ngoài việc tuân thủ chế độ ăn uống và các thói quen khoa học thì việc sử dụng thêm các sản phẩm thuốc hỗ trợ điều trị khác là cần thiết để tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
Cotripro dạng gel bôi trĩ
Cotripro dạng gel bôi trực tiếp vào búi trĩ giúp làm giảm sưng, viêm, nóng rát sau 3 – 5 ngày sử dụng. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp làm săn se niêm mạc và làm búi trĩ co lên hiệu quả.
Tác dụng chuyên biệt của các thành phần có trong gel Cotripro:
- Cúc tần có tác dụng chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm
- Lá lốt, tinh chất nghệ: tiêu diệt vi khuẩn, làm hết sưng đau
- Sesquiterpen trong ngải cứu làm săn se búi trĩ nhờ tác dụng co mạch. Tác dụng này kết hợp với tác dụng làm tăng sức bền thành mạch của lá Sung giúp ngăn chặn thành mạch giãn ra quá mức, từ đó giúp ngăn ngừa trĩ tái phát.
- Đặc biệt trong thành phần có chứa gel Polycrylate crosspolymer có tác dụng làm cho các dược chất được giải phóng nhanh và thấm sâu nên phát huy tác dụng hiệu quả hơn.
Cotripro dưới dạng viên
Cotripro bào chế dưới dạng viên uống được bổ sung thêm 2 thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Tumeropine tác động sâu vào bên trong giúp làm tăng sức bền thành mạch, giảm các triệu chứng của trĩ và giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Lời kết
Chi phí điều trị của bệnh trĩ sẽ không quá đắt nếu bạn được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm. Do đó, để có được hiệu quả điều trị tốt nhất và tốn ít chi phí nhất có thể, bạn cần đến gặp bác sỹ sớm nhất có thể để được bác sỹ chẩn đoán chính xác về mức độ bệnh của bạn để từ đó có được giải pháp điều trị kịp thời và hợp lý nhất.
Tài liệu tham khảo
Bệnh học nội khoa – Đại học Y Hà Nội https://drive.google.com/file/d/0Bw0Y1kRVykxmaTY0TjJEaEhpbUE/view
https://www.medicinenet.com/hemorrhoids_piles/article.htm
Điều trị bệnh trĩ có đắt không? Chi phí cho từng phương pháp cụ thể
Chi phí chữa bệnh trĩ hết bao nhiêu tiền? Điều trị bệnh trĩ có đắt không? Cắt trĩ, phẫu thuật trĩ bao nhiêu tiền? là những điều mà bệnh nhân mắc bệnh trĩ rất quan tâm. Bởi vì đây là bệnh lý vùng kín nên có rất nhiều người ngại đến gặp bác sỹ mà tự đi mua thuốc hay dùng các bài thuốc theo kinh nghiệm để điều trị tại nhà.
Tuy nhiên, mọi người chưa nhận thức được việc tự ý điều trị như thế không những bệnh không khỏi mà còn gây hậu quả nghiêm trọng hơn. Để không còn lo lắng hay thắc mắc về vấn đề chi phí điều trị mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Có cần điều trị không?
Bệnh trĩ hay còn gọi bệnh lòi dom là tình trạng các búi tĩnh mạch xung quanh hậu môn bị giãn ra hoặc căng phồng lên gây ứ máu làm cho thành tĩnh mạch mỏng và độ đàn hồi kém nên dễ bị chảy máu. Tùy theo vị trí mà chia bệnh trĩ thành 2 loại: trĩ nội và trĩ ngoại.
- Trĩ ngoại: Khi búi trĩ xuất hiện phía dưới đường hậu môn – trực tràng. Lúc này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm bên dưới lớp da bao quanh SsShậu môn.
- Trĩ nội: Trường hợp búi trĩ xuất hiện phía trên đường hậu môn – trực tràng và búi trĩ sẽ được bao phủ bởi biểu mô chuyển tiếp và niêm mạc.
Tùy theo tình trạng bệnh nhân là trĩ nội hay trĩ ngoại mà chia thành các mức độ khác nhau:
Đối với bệnh trĩ nội
- Trĩ độ 1: Đây là cấp độ nhẹ nhất trong bệnh trĩ, ở giai đoạn này búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
- Trĩ độ 2: Bình thường búi trĩ sẽ nằm phía trong hậu môn chỉ khi đi đại tiện thì mới lòi ra. Khi đại tiện xong thì búi trĩ lại thụt vào trong.
- Trĩ độ 3: Khi bệnh nhân đi lại nhiều, làm việc nặng hoặc ngồi xổm thì búi trĩ sa ra ngoài, phải nghỉ ngơi lâu hoặc lấy tay đẩy vào thì búi trí mới thụt vào trong.
- Trĩ độ 4: đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất, búi trĩ bị sa hoàn toàn ra ngoài ống hậu môn.
Đối với bệnh trĩ ngoại
- Trĩ độ 1: Giai đoạn này búi trĩ hình thành xung quanh hậu môn và sưng lên làm mất các nếp nhăn xung quanh hậu môn.
- Trĩ độ 2: Búi trĩ phồng to và phát triển dần thành các cục máu đông bên trong gây cảm giác đau đớn và chảy máu cho bệnh nhân.
- Trĩ độ 3 và độ 4: là giai đoạn nặng, các búi trĩ bị viêm nhiễm, gây ngứa ngáy, đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân.
Bệnh trĩ khá phổ biến và thường gặp ở tất cả các đối tượng từ già tới trẻ. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân không hợp lý và bệnh không có nguy cơ lây nhiễm. Bệnh được xem là khá lành vì không đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh trĩ có thể chuyễn thành trĩ huyết khối rất nguy hiểm bởi vì nó gây viêm nhiễm, lở loét, chảy máu.
Do đó khi người bị bệnh trĩ gặp phải một trong các dấu hiệu dưới đây thì cần nhanh chóng đến gặp các bác sỹ hoặc chuyên gia để được điều trị kịp thời tránh nguy hiểm đến sức khỏe:
- Cảm thấy đau đớn ở hậu môn
- Buồn nôn, nôn, đau bụng
- Sốt, đau đầu, chóng mặt, loạng choạng
- Đi đại tiện phân quá lỏng hoặc rắn, màu sắc phân thay đổi
- Đi đại tiện quá nhiều hoặc quá ít
Hậu quả gặp phải nếu không được chữa trị kịp thời
Bệnh trĩ tuy là bệnh lành tính, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân nhưng nếu không điều trị kịp thời cũng sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
Nhiễm khuẩn trĩ
Bệnh nhân sẽ có cảm giác nóng rát và ngứa ngáy vùng hậu môn. Khi tiến hành nội soi thì thấy hiện tượng các nhú sung to, phù nề màu trắng, các khe giữa các búi trĩ loét, màu đỏ.
Tắc mạch trĩ
Với các trường hợp bị trĩ ngoại, tắc mạch trĩ do vỡ tĩnh mạch sẽ tạo thành bọc máu dính vào da phía ngoài hậu môn khó bóc tách gây đau đớn và hoại tử phần da gây rỉ máu. Còn với các trường hợp trĩ nội tắc mạch sẽ gây cảm giác vướng như có một vật thể lạ trong ống hậu môn. Khi nội soi hậu môn trực tràng sẽ thấy các búi trĩ phồng lên 1 cục màu xanh lơ, rạch nhẹ thì sẽ có máu đông ứa ra.
Hoại tử hậu môn
Trong trường hợp trĩ sa ra ngoài lâu và chảy máu liên tục rất dễ gây bội nhiễm vi khuẩn. Nguy hiểm hơn là hiện tượng nhiễm trùng ngược vào máu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng bệnh nhân.
Nghẹt búi trĩ
Nghẹt búi trĩ là biến chứng của bệnh trĩ. Bệnh trĩ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến lở loét, hoại tử hoặc là nhiễm khuẩn.
Ung thư trực tràng
Là biến chứng nguy hiểm nhất có thể gặp, cần được phát hiện sớm kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Chỉ phát hiện được ung thư trực tràng khi tiến hành nội soi
Chi phí điều trị bệnh trĩ có đắt không?
Với các giai đoạn của bệnh trĩ khác nhau thì việc điều trị cũng khác nhau. Do đó chi phí điều trị cho mỗi giai đoạn cũng khác nhau.
Với trường hợp thuộc trĩ độ 1 và 2
Ưu tiên áp dụng phương pháp điều trị nội khoa và sử dụng 1 số các thủ thuật ngoại khoa
Điều trị nội khoa
- Có chế độ ăn uống giàu chất xơ (rau xanh, ngũ cốc,…) và sử dụng các chất giúp làm mềm phân, uống nhiều nước.
- Ngâm hậu môn trong nước ấm 2 -3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 10 phút. Sử dụng các thuốc đặt hậu môn phòng ngừa nhiễm khuẩn và các thuốc tăng sức bền thành mạch.
- Sử dụng các thuốc điều trị bệnh trĩ giúp làm giảm đau, chống chảy máu, chữa bệnh trĩ hay một số bệnh hậu môn trực tràng khác như: Daflon, Proctoloc.
- Khi đi đại tiện không rặn mạnh để tránh hiện tượng sa búi trĩ.
- Có thể sử dụng một số bài thuốc đông y để điều trị: rau má, cỏ nhọ nồi, hạt cau, hoàng bá, hoàng đản,… Các thuốc đông y có ưu điểm là sử dụng các loại cây cỏ, giá thành rẻ, dễ tìm.
- Cần đến gặp bác sỹ để nội soi hậu môn trực tràng để loại trừ khả năng ung thư trực tràng trước khi điều trị.
Thủ thuật ngoại khoa
- Tiêm xơ: được chỉ định cho trĩ độ 1 và 2, đặc biệt với các bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc có kèm theo bệnh đông máu. Bệnh nhân sẽ được tiêm 1 – 2 ml chất làm xơ bao gồm: phenol 5%, polidocanol , quinine, urea hydrochloride hay natri tetradecyl sulfate vào dưới lớp niêm mạc của búi trĩ.
- Thắt dây chun: chỉ dung cho trĩ nội độ 1 và 2, không dung cho trĩ ngoại. Với phương pháp này khi trĩ rụng, bệnh nhân có thể bị chảy máu nhẹ trong 6 – 10 ngày. Nếu bạn bị sốt hay bí tiểu thì cần đến gặp bác sỹ để được thăm khám lại.
- Đốt lase búi trĩ áp dụng trong trường hợp trĩ độ 2.
Với trường hợp thuộc trĩ độ 3 và độ 4
Phẫu thuật cắt bỏ trĩ là phương án được sử dụng nhiều nhất. Việc phẫu thuật cắt bỏ những búi trĩ giúp loại bỏ triệt để được cả trĩ nội và trĩ ngoại. Việc phẫu thuật được tiến hành khi bệnh nhân được gây tê (gây tê tại chỗ hoặc gây tê tủy sống) hay gây mê.
Một số phương pháp phẫu thuật
- Cắt bỏ búi trĩ: phương pháp Phẫu thuật Miligan Morgan, Phẫu thuật Ferguson, Phẫu thuật Whitehead,…Các phương pháp này để lại vết thương trực tiếp tại vùng hậu môn bởi vì cắt trực tiếp vào búi trĩ, khiến bệnh nhân đau đớn, để lại sẹo ở vùng hậu môn và nguy cơ hẹp hậu môn sau mổ.
- Phẫu thuật Longo: Cắt bỏ vòng niêm mạc trĩ trên đường lược và khâu nối tự động bằng máy PPH. Phương pháp giúp cắt bỏ nguồn mạch máu đến các búi trĩ và kéo niêm mạc trực tràng bị sa lên phía trên. Phương pháp này có thể gây tai biến chảy máu, hẹp hậu môn sau mổ và tỷ lệ tái phát khá cao.
- Phương pháp khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm kết hợp với khâu treo niêm mạc trĩ sa dựa trên nguyên lý xác định động mạch trĩ bằng siêu âm Doppler (HCPT) để thắt ở trên đường lược. Kỹ thuật này được xem là an toàn cho bệnh nhân vì ít xâm lấn vào tổ chức, ít đau và ít gây biến chứng, bệnh nhân có thể ra viện trong ngày.
Ngoài ra còn có một số phương pháp cắt trĩ khác ít sử dụng hơn như: Phẫu thuật cắt trĩ bỏ vòng khoảng 4 triệu đồng, phẫu thuật thắt trĩ kèm bóc tách, cắt một bó trĩ chi phí hơn 2 triệu đồng, cắt trĩ truyền thống và nút hậu mô khoảng 3 triệu đồng.
Cotripro – sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Đối với những bệnh nhân đang điều trị trĩ ngoài việc tuân thủ chế độ ăn uống và các thói quen khoa học thì việc sử dụng thêm các sản phẩm thuốc hỗ trợ điều trị khác là cần thiết để tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
Cotripro dạng gel bôi trĩ
Cotripro dạng gel bôi trực tiếp vào búi trĩ giúp làm giảm sưng, viêm, nóng rát sau 3 – 5 ngày sử dụng. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp làm săn se niêm mạc và làm búi trĩ co lên hiệu quả.
Tác dụng chuyên biệt của các thành phần có trong gel Cotripro:
- Cúc tần có tác dụng chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm
- Lá lốt, tinh chất nghệ: tiêu diệt vi khuẩn, làm hết sưng đau
- Sesquiterpen trong ngải cứu làm săn se búi trĩ nhờ tác dụng co mạch. Tác dụng này kết hợp với tác dụng làm tăng sức bền thành mạch của lá Sung giúp ngăn chặn thành mạch giãn ra quá mức, từ đó giúp ngăn ngừa trĩ tái phát.
- Đặc biệt trong thành phần có chứa gel Polycrylate crosspolymer có tác dụng làm cho các dược chất được giải phóng nhanh và thấm sâu nên phát huy tác dụng hiệu quả hơn.
Cotripro dưới dạng viên
Cotripro bào chế dưới dạng viên uống được bổ sung thêm 2 thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Tumeropine tác động sâu vào bên trong giúp làm tăng sức bền thành mạch, giảm các triệu chứng của trĩ và giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Lời kết
Chi phí điều trị của bệnh trĩ sẽ không quá đắt nếu bạn được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm. Do đó, để có được hiệu quả điều trị tốt nhất và tốn ít chi phí nhất có thể, bạn cần đến gặp bác sỹ sớm nhất có thể để được bác sỹ chẩn đoán chính xác về mức độ bệnh của bạn để từ đó có được giải pháp điều trị kịp thời và hợp lý nhất.
Tài liệu tham khảo
Bệnh học nội khoa – Đại học Y Hà Nội https://drive.google.com/file/d/0Bw0Y1kRVykxmaTY0TjJEaEhpbUE/view
https://www.medicinenet.com/hemorrhoids_piles/article.htm