Bệnh trĩ có đau không? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị!

Trĩ là bệnh lý ở trực tràng – hậu môn tương đối phổ biến hiện nay. Theo ước tính có tới 50% người Việt Nam mắc bệnh lý này. Do vậy, câu hỏi đâu là dấu hiệu của bệnh, bệnh trĩ có đau không, làm thế nào để cải thiện các cơn đau nhận được rất nhiều sự quan tâm. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề này thì hãy tìm hiểu ngay thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh trĩ có đau không? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị! 1

Bệnh trĩ gồm những loại nào?

Bệnh trĩ (hay còn gọi là lòi dom) là bệnh lý xảy ra ở vùng trực tràng – hậu môn, gây ra do sự giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch ở các mô xung quanh hậu môn. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như: đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn, ngứa hậu môn…

Bệnh trĩ gồm những loại nào? 1
Hình ảnh minh họa bệnh trĩ nội và trĩ ngoại

Tùy vào vị trí và mức độ của bệnh mà người ta chia trĩ thành 4 loại như sau:

  • Trĩ nội: Là bệnh lý mà chân các búi trĩ có nguồn gốc từ các đám rối tĩnh mạch ở phía trong hậu môn và phía trên đường răng lược. Búi trĩ được bao bọc bởi niêm mạc ống hậu môn nên khó nhìn thấy được bằng mắt thường, chỉ quan sát được qua hình ảnh nội soi.
  • Trĩ ngoại: Là bệnh mà các búi trĩ có ở bên dưới đường răng lược và được che phủ bởi lớp da ở rìa hậu môn. Bạn có thể quan sát được bằng mắt thường.
  • Trĩ hỗn hợp: Đây là sự kết hợp của cả các búi trĩ nội và búi trĩ ngoại, được đánh giá là tình trạng trĩ nặng. Búi trĩ hỗn hợp kéo dài từ niêm mạc ống hậu môn đến rìa ống hậu môn, tạo thành do cả búi trĩ nội bị sa ra ngoài và các búi trĩ ngoại.
  • Trĩ vòng: Bệnh xuất hiện do các đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn giãn ra quá mức, hình thành nhiều búi trĩ to nhỏ khác nhau tạo thành vòng. Trĩ vòng hiếm gặp hơn các nhóm trên nhưng lại rất khó điều trị.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Triệu chứng của bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

Các dấu hiệu nhận biết khi bị trĩ

Khi bị trĩ, người bệnh gặp rất nhiều biểu hiện khó chịu. Nhưng điển hình nhất là 3 dấu hiệu: đi ngoài ra máu kèm theo dịch nhầy, sa búi trĩ, hậu môn sưng phù đau rát. Ở mỗi loại trĩ khác nhau và giai đoạn bệnh khác nhau mà các triệu chứng này cũng khác nhau. Cụ thể:

Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của bệnh trĩ là đi ngoài ra máu. Khi đi ngoài, bạn sẽ thấy có dính máu trong phân hoặc giấy vệ sinh. Máu thường có màu đỏ tươi, không lẫn vào phân. Giai đoạn đầu mức độ máu chảy ít, tương đối kín đáo nên bạn khó nhận ra. Nhưng khi bệnh tiến triển, triệu chứng này sẽ càng rõ rệt. Thậm chí với trĩ độ 4, máu có thể chảy nhỏ giọt hoặc phun thành tia, bệnh nhân chỉ cần ngồi xổm cũng thấy có máu chảy.

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, máu tươi nuôi dưỡng khiến các búi trĩ ngày càng to dần, dẫn đến tình trạng sa búi trĩ. Đây được coi là triệu chứng điển hình nhất của bệnh trĩ.

Với trĩ nội, ở giai đoạn đầu của bệnh (trĩ nội độ 1), bạn sẽ không nhận thấy dấu hiệu này do lúc này các búi trĩ chỉ vừa mới hình thành, kích thước còn nhỏ. Tuy nhiên, ở các giai đoạn sau, búi trĩ to dần và có thể sa ra ngoài.

Các dấu hiệu nhận biết khi bị trĩ 1
Kích thước của búi trĩ là căn cứ để xác định cấp độ trĩ

Ngược lại với trĩ ngoại, các búi trĩ hình thành ở ngay bên ngoài hậu môn. Vì vậy bạn có thể quan sát ngay được dấu hiệu này ngay trong giai đoạn đầu của bệnh.

Khi các búi trĩ bị sa ra ngoài hay có kích thước quá lớn, chúng có thể ma sát với quần áo, hay phân khi đi ngoài gây cảm giác đau rát, khó chịu ở hậu môn. Tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn ăn quá nhiều đồ ăn cay, nóng hay sử dụng các chất kích thích. Bên cạnh đó, hậu môn cũng xuất hiện các dịch nhầy gây ẩm ướt và dễ gây nhiễm khuẩn búi trĩ.

Bệnh trĩ có đau không?

Bệnh trĩ có đau không còn phụ thuộc vào vị trí của búi trĩ và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Trĩ ngoại

Các búi trĩ ngoại nằm dưới vùng da hậu môn, nơi tập trung nhiều đầu ngọn thần kinh cảm giác nên người bệnh trĩ ngoại sẽ gặp các cơn đau rát, ngứa, vướng víu ở hậu môn sớm hơn so với bệnh trĩ nội.

Đặc biệt khi búi trĩ ngoại đang có dấu hiệu bị sa, làm căng giãn vùng da ở rìa hậu môn sẽ càng làm tăng cảm giác đau rát cho người bệnh. Khi bệnh trĩ ngoại tiến triển thành độ 3, búi trĩ phồng to, làm mất các nếp nhăn tự nhiên ở rìa hậu môn. Cảm giác căng rát, đau hậu môn có thể kéo dài liên tục cả ngày, ngay cả khi người bệnh nằm, ngồi hay vô tình tác động vào búi trĩ ngoại.

Bên cạnh đó, búi trĩ ngoại cũng bắt đầu chặn ngang một phần ống tiêu hóa, khiến cho việc đi ngoài khó khăn hơn. Việc rặn đại tiện và sự co xát của phân vào búi trĩ cũng làm tăng tình trạng đau rát, khiến người bệnh khó chịu vô cùng.

Ở giai đoạn 4, búi trĩ lúc này đã có kích thước quá lớn, lớp da hậu môn bị căng giãn quá mức gây nứt nẻ hậu môn, chảy máu và cảm giác đau đớn, nóng rát hậu môn cũng tăng lên, kéo dài mãi không dứt. Tình trạng này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Tham khảo thêm: Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Trĩ nội

Trĩ nội 1
Búi trĩ nội khi sa ra ngoài có thể gây đau cho bệnh nhân

Ở giai đoạn đầu của bệnh trĩ nội (trĩ nội độ 1), búi trĩ nằm sâu bên trong trực tràng và rất hiếm khi gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân. Bởi lẽ tại vị trí này của đường trực tràng có rất ít thụ thể cảm giác đau.

Tuy nhiên, cấp độ trĩ nội càng cao, tình trạng đau rát hậu môn cũng càng ngày càng tăng. Do lúc này búi trĩ đang nắm trên đường lược đã bị sa ra ngoài, vô tình trở thành vật cản chắn ngang đường đi của phân. Khi người bệnh đại tiện, lực rặn khiến phân chà xát qua bề mặt búi trĩ nội để đào thải ra ngoài. Quá trình búi trĩ ma sát với phân, quần áo, giấy vệ sinh này hay hấp thu một lượng chất nhầy gây cảm giác ngứa ngáy, đau và rát.

Ở độ 3, búi trĩ bị sa ra ngoài và không tự co lên được, bệnh nhân cần dùng tay để ấn, nhét búi trĩ vào trong. Quá trình ấn, nhét này cũng có thể gây đau.

Còn búi trĩ cấp độ 4 do kích thước quá lớn nên không thể co vào trong ống hậu môn dù có tác động ấn, nhét… Chúng ma sát vào quần áo gây đau, sưng phồng. Thậm chí bệnh nhân còn bị đau khi thay đổi tư thế khiến việc đi – đứng – nằm – ngồi rất khó khăn, sức khỏe và sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

☛ Tham khảo thêm: Hậu quả của bệnh trĩ để lại

Các cách giảm đau cho người bị trĩ

Đau đớn, ngứa ngáy, vướng víu do bệnh trĩ gây ra khiến bạn khó chịu vô cùng. Dưới đây là các cách giảm đau búi trĩ, giảm cảm giác ngứa rát, khó chịu tại vùng hậu môn, bạn có thể tham khảo để áp dụng cho tình trạng của bản thân nhé!

Ngâm hậu môn bằng nước ấm

Ngâm hậu môn bằng nước ấm 1
Ngâm nước ấm là cách làm hiệu quả giúp giảm sưng đau trĩ cho người bệnh trĩ

Nước ấm giúp thư giãn các cơ hậu môn, làm co các tĩnh mạch nên đem lại hiệu quả giảm đau khá tốt. Đây cũng là cách hỗ trợ co búi trĩ trong giai đoạn đầu của bệnh.

Bạn có thể áp dụng cách này dễ dàng ngay tại nhà theo các bước sau đây:

  • Chuẩn bị chậu đựng nước sạch, có chiều cao vừa đủ để ngâm toàn bộ phần hậu môn trong nước ấm.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trước khi ngâm nước ấm.
  • Pha nước ấm vừa đủ và cho vào chậu. Bạn nên kiểm tra nhiệt độ trước khi ngâm hậu môn để tránh quá nóng gây bỏng hay quá lạnh không đạt hiệu quả giảm đau.
  • Ngâm hậu môn vào nước ấm trong khoảng 15 phút.
  • Sau khi ngâm, bạn cần thấm khô nhẹ nhàng hậu môn bằng khăn sạch, tránh ma sát mạnh tay làm tổn thương búi trĩ và gây đau rát.

Ngoài cách ngâm với nước nóng thông thường, bạn có thể bổ sung thêm một chút muối hoặc các loại thuốc ngâm hậu môn được kê đơn để tăng hiệu quả kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng búi trĩ.

Cách này nên được áp dụng đều đặn mỗi ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Chườm nước đá

Nhiệt độ lạnh làm giảm dẫn truyền dây thần kinh cảm giác đau ở vùng hậu môn, giúp vùng da đang bị đau rát, sưng phồng do búi trĩ được làm dịu mát, giảm khó chịu. Chườm nước đá còn giúp làm co các tĩnh mạch ở hậu môn, giúp cầm máu hiệu quả.

Với phương pháp này, bạn chỉ cần rửa sạch hậu môn rồi chườm đá lạnh đã được bọc trong khăn sạch lên vùng hậu môn, đặc biệt là các vị trí đang bị đau rát, khó chịu.

Để áp dụng cách này đạt hiệu quả cao, bạn cần lưu ý:

  • Chỉ nên áp dụng 5 – 10 phút cho một lần chườm. Không nên chườm quá lâu có thể ảnh hưởng đến vùng da bị trĩ.
  • Sau khi chườm đá 1 – 2 phút, bạn ngừng một thời gian cho vùng da hậu môn ấm trở lại rồi mới chườm tiếp.
  • Không nên chườm đá trực tiếp lên da, bạn nên bọc đá trong vải mỏng rồi mới chườm để tránh tổn thương da.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Chế độ sinh hoạt cho người bệnh trĩ

Sử dụng các biện pháp dân gian

Với tình trạng sa búi trĩ giai đoạn đầu, bệnh mới khởi phát và kích thước búi trĩ chưa quá lớn, bạn có thể tham khảo các mẹo dân gian để cải thiện bệnh. Các cách này đều sử dụng những nguồn nguyên liệu thiên nhiên an toàn, lành tính nên không gây bất kỳ tác dụng phụ nào với sức khỏe. Tuy vậy, hiệu quả của phương pháp này khá chậm nên bạn cần duy trì thực hiện trong thời gian dài để đem lại tác dụng tối đa.

Sử dụng nghệ tươi

Sử dụng các biện pháp dân gian 1
Dùng nghệ tươi đắp búi trĩ đem lại hiệu quả kháng viêm, giảm đau khá tốt

Nghệ tươi rất giàu curcumin – hoạt chất quý có khả năng chống lại các gốc oxy hóa tự do gây sưng, viêm, bảo vệ tế bào và ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại. Nhờ đó, sử dụng nghệ tươi giúp làm lành nhanh các vết thương do trĩ gây ra.

Với cách này, bạn chỉ cần thoa nghệ tươi hoặc đắp trực tiếp nghệ tươi đã giã nát lên búi trĩ và vùng da hậu môn trong khoảng 15 phút và rửa lại với nước sạch.

Xem chi tiết: 6 Cách chữa bệnh trĩ bằng nghệ hiệu quả

Sử dụng lá trầu không

Lá trầu không vẫn luôn được coi là “vị thảo dược xanh” do đặc tính khánh sinh, kháng viêm và kháng khuẩn tốt. Dân gian sử dụng loại thảo dược này như một vị thuốc giúp giảm sưng búi trĩ, hạn chế viêm nhiễm và giảm đau hậu môn rất hiệu quả.

Nếu có sẵn lá trầu không trong vườn nhà, bạn hãy tham khảo và thực hiện ngay phương pháp này theo các bước sau nhé:

  • Rửa sạch khoảng 50g lá trầu không với nước muối loãng và nấu với 1 lít nước sôi trong khoảng 10 phút.
  • Khi nước sôi, bạn tắt bếp, chờ nước nguội bớt rồi đổ ra chậu sạch.
  • Ngâm hậu môn vào chậu nước lá trầu không trong khoảng 15 phút.
  • Phần bã lá trầu không có thể chà xát nhẹ lên hậu môn để tăng hiệu quả giảm đau, kháng viêm.

Cách này nên được áp dụng đều đặn mỗi ngày để đem lại tác dụng tối đa.

Dùng thuốc giảm sưng đau do trĩ

Trong trường hợp đau rát nghiêm trọng, bạn có thể nhờ bác sĩ kê đơn các loại thuốc giúp giảm sưng, đau do trĩ. Một số thuốc thường được kê đơn là:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, NSAIDs…
  • Thuốc chống viêm: NSAIDs, Hydrocorticoid, Alpha Hymotrypsin…
  • Thuốc kháng sinh (dùng trong trường hợp nhiễm trùng và phòng ngừa nhiễm trùng): Penicillin, Cephalosporin, Carbapenem…
  • Thuốc điều trị căng giãn tĩnh mạch: Hesperidin, Diosmin, Daflon…

Sử dụng CotriPro giúp giảm đau rát hậu môn nhanh chóng

Ngoài các cách trên, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Gel bôi trĩ CotriPro được sản xuất theo dây chuyền hiện đại chuẩn GMP.

Sử dụng CotriPro giúp giảm đau rát hậu môn nhanh chóng 1

CotriPro Gel được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như:

  • Ngải cứu và lá sung: Làm săn se và co búi trĩ, tăng sức bền thành mạch.
  • Cúc tần: Giúp chống viêm, tiêu sưng, bảo vệ búi trĩ khỏi sự tấn công của vi sinh vật gây hại.
  • Nghệ và lá lốt: Hiệp đồng tác dụng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.

Nhờ các thảo dược này, sản phẩm có khả năng tác động trực tiếp lên búi trĩ, đem lại nhiều công dụng tốt cho bệnh nhân trĩ như:

  • Làm dịu mát và săn se da.
  • Giúp làm dịu da khi bị đau, nóng rát và khó chịu.
  • Giúp co búi trĩ hiệu quả.

Vừa an toàn, tiện dụng, vừa đem lại hiệu quả nhanh chỉ sau 3 – 5 tuýp sử dụng, CotriPro Gel nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ bệnh nhân và các chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm viên uống CotriPro để tăng hiệu quả điều trị từ bên trong. Sản phẩm được bổ sung hoạt chất Slippery Elm nhập khẩu từ Hoa Kỳ, đem lại tác dụng tăng sức bền thành mạch, hỗ trợ co búi trĩ và phòng ngừa trĩ tái phát hiệu quả.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán CotriPro, bạn hãy xem TẠI ĐÂY

Hoặc đặt mua trực tiếp TẠI ĐÂY (giao hàng thanh toán tại nhà) 

Bệnh trĩ khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Bệnh trĩ khi nào cần thăm khám bác sĩ? 1

Nhiều người bệnh trĩ thường cảm thấy e ngại, tự ti khi nhắc đến đi thăm khám bác sĩ. Bởi vậy, rất nhiều trường hợp bệnh nhân không được chữa trị kịp thời khiến các búi trĩ tiến triển nhanh chóng vừa gây đau, vừa khó chữa, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Để tránh gặp phải những tác động xấu do bệnh gây ra, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh lý này như đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn… bạn nên đi thăm khám ngay.

Bạn cũng nên chọn các bệnh viện lớn hay các phòng khám chuyên khoa Hậu môn, trực tràng uy tín cao để kiểm tra. Trước khi thăm khám, bạn nên vệ sính sạch sẽ hậu môn cũng như nhịn ăn để tránh đau bụng đi ngoài trong quá trình thăm khám.

Lời kết

Trĩ là bệnh lý không quá nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt và tinh thần của người bệnh. Mong rằng những chia sẻ trên đây đã đem lại cho bạn những thông tin hữu ích cũng như phát hiện sớm căn bệnh này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, đừng ngần ngại gọi cho các chuyên gia của Teotri.vn theo số hotline 1800.6293 để được tư vấn và giải đáp.

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bệnh trĩ có đau không? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị!

Trĩ là bệnh lý ở trực tràng – hậu môn tương đối phổ biến hiện nay. Theo ước tính có tới 50% người Việt Nam mắc bệnh lý này. Do vậy, câu hỏi đâu là dấu hiệu của bệnh, bệnh trĩ có đau không, làm thế nào để cải thiện các cơn đau nhận được rất nhiều sự quan tâm. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề này thì hãy tìm hiểu ngay thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh trĩ có đau không? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị! 1

Bệnh trĩ gồm những loại nào?

Bệnh trĩ (hay còn gọi là lòi dom) là bệnh lý xảy ra ở vùng trực tràng – hậu môn, gây ra do sự giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch ở các mô xung quanh hậu môn. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như: đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn, ngứa hậu môn…

Bệnh trĩ gồm những loại nào? 1
Hình ảnh minh họa bệnh trĩ nội và trĩ ngoại

Tùy vào vị trí và mức độ của bệnh mà người ta chia trĩ thành 4 loại như sau:

  • Trĩ nội: Là bệnh lý mà chân các búi trĩ có nguồn gốc từ các đám rối tĩnh mạch ở phía trong hậu môn và phía trên đường răng lược. Búi trĩ được bao bọc bởi niêm mạc ống hậu môn nên khó nhìn thấy được bằng mắt thường, chỉ quan sát được qua hình ảnh nội soi.
  • Trĩ ngoại: Là bệnh mà các búi trĩ có ở bên dưới đường răng lược và được che phủ bởi lớp da ở rìa hậu môn. Bạn có thể quan sát được bằng mắt thường.
  • Trĩ hỗn hợp: Đây là sự kết hợp của cả các búi trĩ nội và búi trĩ ngoại, được đánh giá là tình trạng trĩ nặng. Búi trĩ hỗn hợp kéo dài từ niêm mạc ống hậu môn đến rìa ống hậu môn, tạo thành do cả búi trĩ nội bị sa ra ngoài và các búi trĩ ngoại.
  • Trĩ vòng: Bệnh xuất hiện do các đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn giãn ra quá mức, hình thành nhiều búi trĩ to nhỏ khác nhau tạo thành vòng. Trĩ vòng hiếm gặp hơn các nhóm trên nhưng lại rất khó điều trị.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Triệu chứng của bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

Các dấu hiệu nhận biết khi bị trĩ

Khi bị trĩ, người bệnh gặp rất nhiều biểu hiện khó chịu. Nhưng điển hình nhất là 3 dấu hiệu: đi ngoài ra máu kèm theo dịch nhầy, sa búi trĩ, hậu môn sưng phù đau rát. Ở mỗi loại trĩ khác nhau và giai đoạn bệnh khác nhau mà các triệu chứng này cũng khác nhau. Cụ thể:

Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của bệnh trĩ là đi ngoài ra máu. Khi đi ngoài, bạn sẽ thấy có dính máu trong phân hoặc giấy vệ sinh. Máu thường có màu đỏ tươi, không lẫn vào phân. Giai đoạn đầu mức độ máu chảy ít, tương đối kín đáo nên bạn khó nhận ra. Nhưng khi bệnh tiến triển, triệu chứng này sẽ càng rõ rệt. Thậm chí với trĩ độ 4, máu có thể chảy nhỏ giọt hoặc phun thành tia, bệnh nhân chỉ cần ngồi xổm cũng thấy có máu chảy.

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, máu tươi nuôi dưỡng khiến các búi trĩ ngày càng to dần, dẫn đến tình trạng sa búi trĩ. Đây được coi là triệu chứng điển hình nhất của bệnh trĩ.

Với trĩ nội, ở giai đoạn đầu của bệnh (trĩ nội độ 1), bạn sẽ không nhận thấy dấu hiệu này do lúc này các búi trĩ chỉ vừa mới hình thành, kích thước còn nhỏ. Tuy nhiên, ở các giai đoạn sau, búi trĩ to dần và có thể sa ra ngoài.

Các dấu hiệu nhận biết khi bị trĩ 1
Kích thước của búi trĩ là căn cứ để xác định cấp độ trĩ

Ngược lại với trĩ ngoại, các búi trĩ hình thành ở ngay bên ngoài hậu môn. Vì vậy bạn có thể quan sát ngay được dấu hiệu này ngay trong giai đoạn đầu của bệnh.

Khi các búi trĩ bị sa ra ngoài hay có kích thước quá lớn, chúng có thể ma sát với quần áo, hay phân khi đi ngoài gây cảm giác đau rát, khó chịu ở hậu môn. Tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn ăn quá nhiều đồ ăn cay, nóng hay sử dụng các chất kích thích. Bên cạnh đó, hậu môn cũng xuất hiện các dịch nhầy gây ẩm ướt và dễ gây nhiễm khuẩn búi trĩ.

Bệnh trĩ có đau không?

Bệnh trĩ có đau không còn phụ thuộc vào vị trí của búi trĩ và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Trĩ ngoại

Các búi trĩ ngoại nằm dưới vùng da hậu môn, nơi tập trung nhiều đầu ngọn thần kinh cảm giác nên người bệnh trĩ ngoại sẽ gặp các cơn đau rát, ngứa, vướng víu ở hậu môn sớm hơn so với bệnh trĩ nội.

Đặc biệt khi búi trĩ ngoại đang có dấu hiệu bị sa, làm căng giãn vùng da ở rìa hậu môn sẽ càng làm tăng cảm giác đau rát cho người bệnh. Khi bệnh trĩ ngoại tiến triển thành độ 3, búi trĩ phồng to, làm mất các nếp nhăn tự nhiên ở rìa hậu môn. Cảm giác căng rát, đau hậu môn có thể kéo dài liên tục cả ngày, ngay cả khi người bệnh nằm, ngồi hay vô tình tác động vào búi trĩ ngoại.

Bên cạnh đó, búi trĩ ngoại cũng bắt đầu chặn ngang một phần ống tiêu hóa, khiến cho việc đi ngoài khó khăn hơn. Việc rặn đại tiện và sự co xát của phân vào búi trĩ cũng làm tăng tình trạng đau rát, khiến người bệnh khó chịu vô cùng.

Ở giai đoạn 4, búi trĩ lúc này đã có kích thước quá lớn, lớp da hậu môn bị căng giãn quá mức gây nứt nẻ hậu môn, chảy máu và cảm giác đau đớn, nóng rát hậu môn cũng tăng lên, kéo dài mãi không dứt. Tình trạng này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Tham khảo thêm: Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Trĩ nội

Trĩ nội 1
Búi trĩ nội khi sa ra ngoài có thể gây đau cho bệnh nhân

Ở giai đoạn đầu của bệnh trĩ nội (trĩ nội độ 1), búi trĩ nằm sâu bên trong trực tràng và rất hiếm khi gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân. Bởi lẽ tại vị trí này của đường trực tràng có rất ít thụ thể cảm giác đau.

Tuy nhiên, cấp độ trĩ nội càng cao, tình trạng đau rát hậu môn cũng càng ngày càng tăng. Do lúc này búi trĩ đang nắm trên đường lược đã bị sa ra ngoài, vô tình trở thành vật cản chắn ngang đường đi của phân. Khi người bệnh đại tiện, lực rặn khiến phân chà xát qua bề mặt búi trĩ nội để đào thải ra ngoài. Quá trình búi trĩ ma sát với phân, quần áo, giấy vệ sinh này hay hấp thu một lượng chất nhầy gây cảm giác ngứa ngáy, đau và rát.

Ở độ 3, búi trĩ bị sa ra ngoài và không tự co lên được, bệnh nhân cần dùng tay để ấn, nhét búi trĩ vào trong. Quá trình ấn, nhét này cũng có thể gây đau.

Còn búi trĩ cấp độ 4 do kích thước quá lớn nên không thể co vào trong ống hậu môn dù có tác động ấn, nhét… Chúng ma sát vào quần áo gây đau, sưng phồng. Thậm chí bệnh nhân còn bị đau khi thay đổi tư thế khiến việc đi – đứng – nằm – ngồi rất khó khăn, sức khỏe và sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

☛ Tham khảo thêm: Hậu quả của bệnh trĩ để lại

Các cách giảm đau cho người bị trĩ

Đau đớn, ngứa ngáy, vướng víu do bệnh trĩ gây ra khiến bạn khó chịu vô cùng. Dưới đây là các cách giảm đau búi trĩ, giảm cảm giác ngứa rát, khó chịu tại vùng hậu môn, bạn có thể tham khảo để áp dụng cho tình trạng của bản thân nhé!

Ngâm hậu môn bằng nước ấm

Ngâm hậu môn bằng nước ấm 1
Ngâm nước ấm là cách làm hiệu quả giúp giảm sưng đau trĩ cho người bệnh trĩ

Nước ấm giúp thư giãn các cơ hậu môn, làm co các tĩnh mạch nên đem lại hiệu quả giảm đau khá tốt. Đây cũng là cách hỗ trợ co búi trĩ trong giai đoạn đầu của bệnh.

Bạn có thể áp dụng cách này dễ dàng ngay tại nhà theo các bước sau đây:

  • Chuẩn bị chậu đựng nước sạch, có chiều cao vừa đủ để ngâm toàn bộ phần hậu môn trong nước ấm.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trước khi ngâm nước ấm.
  • Pha nước ấm vừa đủ và cho vào chậu. Bạn nên kiểm tra nhiệt độ trước khi ngâm hậu môn để tránh quá nóng gây bỏng hay quá lạnh không đạt hiệu quả giảm đau.
  • Ngâm hậu môn vào nước ấm trong khoảng 15 phút.
  • Sau khi ngâm, bạn cần thấm khô nhẹ nhàng hậu môn bằng khăn sạch, tránh ma sát mạnh tay làm tổn thương búi trĩ và gây đau rát.

Ngoài cách ngâm với nước nóng thông thường, bạn có thể bổ sung thêm một chút muối hoặc các loại thuốc ngâm hậu môn được kê đơn để tăng hiệu quả kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng búi trĩ.

Cách này nên được áp dụng đều đặn mỗi ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Chườm nước đá

Nhiệt độ lạnh làm giảm dẫn truyền dây thần kinh cảm giác đau ở vùng hậu môn, giúp vùng da đang bị đau rát, sưng phồng do búi trĩ được làm dịu mát, giảm khó chịu. Chườm nước đá còn giúp làm co các tĩnh mạch ở hậu môn, giúp cầm máu hiệu quả.

Với phương pháp này, bạn chỉ cần rửa sạch hậu môn rồi chườm đá lạnh đã được bọc trong khăn sạch lên vùng hậu môn, đặc biệt là các vị trí đang bị đau rát, khó chịu.

Để áp dụng cách này đạt hiệu quả cao, bạn cần lưu ý:

  • Chỉ nên áp dụng 5 – 10 phút cho một lần chườm. Không nên chườm quá lâu có thể ảnh hưởng đến vùng da bị trĩ.
  • Sau khi chườm đá 1 – 2 phút, bạn ngừng một thời gian cho vùng da hậu môn ấm trở lại rồi mới chườm tiếp.
  • Không nên chườm đá trực tiếp lên da, bạn nên bọc đá trong vải mỏng rồi mới chườm để tránh tổn thương da.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Chế độ sinh hoạt cho người bệnh trĩ

Sử dụng các biện pháp dân gian

Với tình trạng sa búi trĩ giai đoạn đầu, bệnh mới khởi phát và kích thước búi trĩ chưa quá lớn, bạn có thể tham khảo các mẹo dân gian để cải thiện bệnh. Các cách này đều sử dụng những nguồn nguyên liệu thiên nhiên an toàn, lành tính nên không gây bất kỳ tác dụng phụ nào với sức khỏe. Tuy vậy, hiệu quả của phương pháp này khá chậm nên bạn cần duy trì thực hiện trong thời gian dài để đem lại tác dụng tối đa.

Sử dụng nghệ tươi

Sử dụng các biện pháp dân gian 1
Dùng nghệ tươi đắp búi trĩ đem lại hiệu quả kháng viêm, giảm đau khá tốt

Nghệ tươi rất giàu curcumin – hoạt chất quý có khả năng chống lại các gốc oxy hóa tự do gây sưng, viêm, bảo vệ tế bào và ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại. Nhờ đó, sử dụng nghệ tươi giúp làm lành nhanh các vết thương do trĩ gây ra.

Với cách này, bạn chỉ cần thoa nghệ tươi hoặc đắp trực tiếp nghệ tươi đã giã nát lên búi trĩ và vùng da hậu môn trong khoảng 15 phút và rửa lại với nước sạch.

Xem chi tiết: 6 Cách chữa bệnh trĩ bằng nghệ hiệu quả

Sử dụng lá trầu không

Lá trầu không vẫn luôn được coi là “vị thảo dược xanh” do đặc tính khánh sinh, kháng viêm và kháng khuẩn tốt. Dân gian sử dụng loại thảo dược này như một vị thuốc giúp giảm sưng búi trĩ, hạn chế viêm nhiễm và giảm đau hậu môn rất hiệu quả.

Nếu có sẵn lá trầu không trong vườn nhà, bạn hãy tham khảo và thực hiện ngay phương pháp này theo các bước sau nhé:

  • Rửa sạch khoảng 50g lá trầu không với nước muối loãng và nấu với 1 lít nước sôi trong khoảng 10 phút.
  • Khi nước sôi, bạn tắt bếp, chờ nước nguội bớt rồi đổ ra chậu sạch.
  • Ngâm hậu môn vào chậu nước lá trầu không trong khoảng 15 phút.
  • Phần bã lá trầu không có thể chà xát nhẹ lên hậu môn để tăng hiệu quả giảm đau, kháng viêm.

Cách này nên được áp dụng đều đặn mỗi ngày để đem lại tác dụng tối đa.

Dùng thuốc giảm sưng đau do trĩ

Trong trường hợp đau rát nghiêm trọng, bạn có thể nhờ bác sĩ kê đơn các loại thuốc giúp giảm sưng, đau do trĩ. Một số thuốc thường được kê đơn là:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, NSAIDs…
  • Thuốc chống viêm: NSAIDs, Hydrocorticoid, Alpha Hymotrypsin…
  • Thuốc kháng sinh (dùng trong trường hợp nhiễm trùng và phòng ngừa nhiễm trùng): Penicillin, Cephalosporin, Carbapenem…
  • Thuốc điều trị căng giãn tĩnh mạch: Hesperidin, Diosmin, Daflon…

Sử dụng CotriPro giúp giảm đau rát hậu môn nhanh chóng

Ngoài các cách trên, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Gel bôi trĩ CotriPro được sản xuất theo dây chuyền hiện đại chuẩn GMP.

Sử dụng CotriPro giúp giảm đau rát hậu môn nhanh chóng 1

CotriPro Gel được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như:

  • Ngải cứu và lá sung: Làm săn se và co búi trĩ, tăng sức bền thành mạch.
  • Cúc tần: Giúp chống viêm, tiêu sưng, bảo vệ búi trĩ khỏi sự tấn công của vi sinh vật gây hại.
  • Nghệ và lá lốt: Hiệp đồng tác dụng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.

Nhờ các thảo dược này, sản phẩm có khả năng tác động trực tiếp lên búi trĩ, đem lại nhiều công dụng tốt cho bệnh nhân trĩ như:

  • Làm dịu mát và săn se da.
  • Giúp làm dịu da khi bị đau, nóng rát và khó chịu.
  • Giúp co búi trĩ hiệu quả.

Vừa an toàn, tiện dụng, vừa đem lại hiệu quả nhanh chỉ sau 3 – 5 tuýp sử dụng, CotriPro Gel nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ bệnh nhân và các chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm viên uống CotriPro để tăng hiệu quả điều trị từ bên trong. Sản phẩm được bổ sung hoạt chất Slippery Elm nhập khẩu từ Hoa Kỳ, đem lại tác dụng tăng sức bền thành mạch, hỗ trợ co búi trĩ và phòng ngừa trĩ tái phát hiệu quả.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán CotriPro, bạn hãy xem TẠI ĐÂY

Hoặc đặt mua trực tiếp TẠI ĐÂY (giao hàng thanh toán tại nhà) 

Bệnh trĩ khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Bệnh trĩ khi nào cần thăm khám bác sĩ? 1

Nhiều người bệnh trĩ thường cảm thấy e ngại, tự ti khi nhắc đến đi thăm khám bác sĩ. Bởi vậy, rất nhiều trường hợp bệnh nhân không được chữa trị kịp thời khiến các búi trĩ tiến triển nhanh chóng vừa gây đau, vừa khó chữa, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Để tránh gặp phải những tác động xấu do bệnh gây ra, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh lý này như đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn… bạn nên đi thăm khám ngay.

Bạn cũng nên chọn các bệnh viện lớn hay các phòng khám chuyên khoa Hậu môn, trực tràng uy tín cao để kiểm tra. Trước khi thăm khám, bạn nên vệ sính sạch sẽ hậu môn cũng như nhịn ăn để tránh đau bụng đi ngoài trong quá trình thăm khám.

Lời kết

Trĩ là bệnh lý không quá nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt và tinh thần của người bệnh. Mong rằng những chia sẻ trên đây đã đem lại cho bạn những thông tin hữu ích cũng như phát hiện sớm căn bệnh này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, đừng ngần ngại gọi cho các chuyên gia của Teotri.vn theo số hotline 1800.6293 để được tư vấn và giải đáp.

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...