Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?
Trĩ ngoại là một căn bệnh phổ biến, gây ra nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Làm cách nào để điều trị trĩ ngoại hiệu quả? Hãy đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Mục lục
Các cấp độ của trĩ ngoại
Trĩ ngoại được hình thành do sự căng phồng và giãn quá mức các mạch máu quan trọng ở xung quanh hậu môn. Bạn có thể nhận thấy một khối bất thường lòi ra bên ngoài, được bọc bằng lớp da mỏng và gây ra nhiều đau đớn khó chịu.
Thông thường, trĩ ngoại không phân độ, thế nhưng dựa vào tiến triển và biến chứng của bệnh người ta có thể chia làm hai giai đoạn như sau:
- Giai đoạn nhẹ: Khi mà búi trĩ còn nhỏ, mới xuất hiện ở rìa hậu môn. Bạn có thể cảm nhận thấy cơn đau rát nhưng không rõ ràng, không kéo dài thường xuyên. Bên cạnh đó, búi trĩ có thể tiết dịch gây ẩm ướt và ngứa ngáy cho bệnh nhân.
Đây là giai đoạn điều trị rất tốt, bệnh chữa khỏi bằng những phương pháp đơn giản và tiết kiệm chi phí. Nếu để đến lúc trĩ ngoại có biến chứng thì việc điều trị sẽ phức tạp và kém hiệu quả hơn rất nhiều.
- Giai đoạn nặng: Chính là lúc búi trĩ ngoại lớn hơn, sưng viêm và gây nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Ở giai đoạn này, máu có thể chảy lượng lớn, thành tia mỗi khi đi đại tiện nên ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý mỗi người.
Không chỉ làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng, trĩ ngoại mức độ nặng còn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tắc mạch, xuất huyết, nhiễm trùng…
Xem thêm: Bệnh trĩ ngoại độ 1 là gì?
Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?
Trĩ ngoại có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người mang bệnh. Ở các giai đoạn khác nhau, trĩ ngoại sẽ có những ảnh hưởng riêng biệt tới cơ thể, đời sống sinh hoạt và sức khỏe tinh thần của bệnh nhân.
Ở giai đoạn sớm, trĩ ngoại không gây ra bất kỳ một vấn đề nghiêm trọng nào cho cơ thể người bệnh. Thông thường, bạn sẽ chỉ cảm thấy những cơn đau nhẹ, cảm giác cộm mỗi khi đi đại tiện. Mặt khác, vùng tổn thương khá nhạy cảm nên bệnh nhân rất ngại đi khám hay trao đổi trực tiếp với bác sĩ. Điều này khiến cho rất nhiều người bỏ lỡ thời kỳ điều trị hiệu quả, dứt điểm của bệnh.
Sự chủ quan của bệnh nhân khiến cho trĩ ngoại phát triển mạnh và trở thành một mối đe dọa thực sự! Ở thời điểm này, các biến chứng như nứt hậu môn, chảy máu, nhiễm khuẩn,… sẽ tác động đến toàn cơ thể của bạn. Chữa trị trĩ ngoại giai đoạn nặng cũng rất khó khăn, cần giải quyết nhiều vấn đề phức tạp và tỷ lệ tái phát vô cùng lớn.
Những biến chứng nguy hiểm của trĩ ngoại?
Như đã phân tích ở trên, bệnh trĩ ngoại nếu không điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể và tâm lý của người bệnh. Một số vấn đề nghiêm trọng có thể gặp bao gồm:
Biến chứng tắc mạch
Tắc mạch là hiện tượng mạch máu tại búi trĩ bị vỡ, hình thành cục máu đông tại vị trí tổn thương. Khối máu đông nằm ở tĩnh mạch ngăn cản độc tố từ tế bào, trong khi hệ thống động mạch vẫn bơm máu cho búi trĩ nên trĩ ngoại sẽ căng phồng một cách nhanh chóng.
Bệnh nhân sẽ cảm thấy cực kỳ đau nhức, tăng dần theo kích thước của búi trĩ. Không chỉ vậy, cơn đau sẽ tăng lên đột ngột lúc đại tiện hay khi ngồi. Lúc này, bạn không thể chịu đựng được nữa mà phải tìm đến bác sĩ ngay lập tức!
Xuất huyết
Xuất huyết là biến chứng xảy ra sau tắc mạch trĩ ngoại. Phần diện tích không được cung cấp máu bị hoại tử, loét và mạch máu bị vỡ. Khối máu đông sẽ được loại ra kèm theo tình trạng chảy máu ồ ạt khiến bệnh nhân khiếp sợ.
Tắc mạch và xuất huyết chỉ gây ra những triệu chứng đau đớn và khó chịu chứ không ảnh hưởng đến tính mạng của bạn. Thế nhưng nếu chảy nhiều máu, bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao,…
Nứt hậu môn
Nứt hậu môn là biến chứng thường gặp của bệnh nhân mắc trĩ ngoại. Đây là tình trạng xuất hiện vết nứt nhỏ tại ống niêm mạc hậu môn, thường gặp ở vị trí 6 giờ. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này thường do vùng tổn thương luôn bị giãn căng khi đại tiện, khiến cho niêm mạc bong ra hình thành ổ loét.
Nứt kẽ hậu môn khiến cho bệnh nhân vô cùng đau rát, có khi kéo dài dai dẳng suốt cả ngày. Đối với những trường hợp búi trĩ nhỏ nhưng đau nhiều, bạn nên nghĩ tới biến chứng này đầu tiên.
Viêm nhiễm hậu môn
Búi trĩ ngoại nằm hoàn toàn ở bên ngoài hậu môn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Bên cạnh đó, quá trình viêm sẽ kích thích tế bào tiết dịch, khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
Nếu búi trĩ chảy máu liên tục, vi khuẩn sinh hơi có trong phân sẽ tấn công vào mạch máu gây ra hiện tượng bội nhiễm. Quá trình này có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh!
Trĩ ngoại có chữa được không?
Sau khi đã trả lời cho câu hỏi bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không, chắc chắn rằng bạn sẽ thắc mắc về cách điều trị căn bệnh khó chịu này. Không để bạn phải chờ lâu nữa, Teotri sẽ giới thiệu cho bạn một số phương pháp chữa trị cho từng giai đoạn ngay bây giờ!
Điều trị tại nhà
Bệnh trĩ ngoại không khó điều trị nếu được phát hiện sớm. Ở thời điểm thích hợp, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng sức khỏe ngay tại nhà chỉ với một vài thay đổi đơn giản.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Mục đích chính của việc xây dựng chế độ ăn là ngăn ngừa tình trạng táo bón – nguyên nhân của bệnh trĩ ngoại. Trong bữa ăn hằng ngày, bạn nên bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, cà rốt, khoai lang,… Không chỉ vậy, uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày cũng là một cách hiệu quả để bôi trơn đường tiêu hóa của bạn đấy!
Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế đồ ăn chiên rán, cay nóng, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,… để giảm bớt gánh nặng cho vùng hậu môn.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
- Tập thể dục thường xuyên không chỉ làm tăng sức đề kháng mà còn giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
- Tuyệt đối không ngồi nhiều, đứng lâu, luôn có một khoảng thời gian nghỉ để vận động nhẹ nhàng trong trường hợp làm việc liên tục.
- Cố gắng tạo thói quen đại tiện ít nhất một lần mỗi ngày để ngăn ngừa hiện tượng táo bón.
- Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đại tiện. Hãy dùng vòi nước nhẹ nhàng rửa đi chất bẩn và lau khô băng khăn giấy mềm. Tránh để nơi tổn thương ẩm ướt sẽ làm cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn.
- Để giảm bớt các triệu chứng khó chịu do trĩ ngoại gây ra, bạn có thể ngâm hậu môn với dung dịch nước muối pha loãng 2 lần/ ngày, mỗi lần từ 15 – 20 phút.
Sử dụng một số bài thuốc dân gian
Trong dân gian, có một số bài thuốc được ông cha ta sử dụng để chữa bệnh trĩ ngoại mang lại hiệu quả kiểm soát bệnh khá tốt và được lưu truyền cho đến tận bây giờ. Một vài thực vật quen thuộc có thể kể đến như:
- Quả sung: Không chỉ chứa nhiều chất xơ, quả sung còn cung cấp một lượng lớn các chất khoáng thiết yếu cho cơ thể. Có nhiều cách để dùng quả sung chữa bệnh trĩ, tuy nhiên phương pháp được sử dụng nhiều nhất là ngâm hậu môn. Hãy chuẩn bị khoảng 15 quả sung tươi, rửa sạch và cắt thành từng phần nhỏ như múi cau. Đun sôi 2 lít nước cùng một ít muối biển, khi nước sôi thì cho toàn bộ sung vào đun thêm 20 phút. Đổ nước ra thau lớn cho nguội và tiến hành ngâm hậu môn trong vòng 15 phút bạn nhé!
- Ngải cứu: Nhờ có hoạt chất anabsinthine mà ngải cứu có khả năng giảm đau, chống viêm nhanh chóng, rõ rệt. Không chỉ vậy, khi ngải cứu kết hợp với rau diếp cá còn tạo nên bài thuốc kháng sinh tự nhiên, lành tính làm săn se, co nhỏ búi trĩ. Bạn cần chuẩn bị ngải cứu và rau diếp cá theo tỷ lệ 2:1, rửa sạch bằng nước muối và để ráo. Dùng cối hoặc máy xay để giã nhỏ hỗn hợp trên, đắp trực tiếp lên hậu môn trong vòng 20 phút. Hãy rửa lại bằng nước sạch và lau khô bằng khăn bông mềm thật nhẹ nhàng.
- Lá lốt: Hoạt chất Piperine trong lá lốt có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, phục hồi tổn thương niêm mạc. Bên cạnh đó, lá lốt còn cung cấp lượng lớn flavonoids thực vật giúp làm bền thành mạch, giảm hiện tượng ứ huyết và kiểm soát tình trạng của búi trĩ. Cách đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng đó là xông hơi và ngâm rửa hậu môn bằng lá lốt. Hãy chuẩn bị một nắm lá lốt tươi, rửa sạch cùng muối biển và để ráo nước. Đun sôi 2 lít nước rồi thả lá lốt vào, đun thêm 5 – 10 phút nữa. Đổ nước ra thau lớn và tiến hành xông hậu môn, đến khi nước nguội thì tận dụng để rửa lại vùng tổn thương tần suất 1 – 2 lần/ ngày.
- Nghệ tươi: Không chỉ chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ, nghệ tươi còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn vô cùng hiệu quả. Để chữa bệnh trĩ bằng nghệ tươi, hãy rửa sạch một nhánh nghệ để loại bỏ hết đất cát và bụi bẩn. Tiếp đó, thái củ nghệ thành từng khúc nhỏ và giã nát. Dùng một miếng vải sạch để làm tấm lọc, bỏ bã và lấy nước cốt nghệ. Dùng dung dịch này bôi trực tiếp lên búi trĩ, đợi khô và bôi thêm từ 2 – 3 lần nữa. Kiên trì đều đặn 2 – 3 lần/ ngày bạn sẽ ngăn ngừa được sự phát triển của búi trĩ ngoại!
Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, các loại dược liệu tự nhiên lâu đời trong dân gian như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, sung, nghệ đã được bào chế thành sản phẩm Cotripro giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh hiệu quả.
CotriPro có công dụng tăng sức bền thành mạch, co mạch, co búi trĩ, cầm máu, chống viêm, giảm sưng đau, phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn búi trĩ khi chảy máu; giảm táo bón.
Cotripro có 2 dạng sử dụng chính là: Viên uống CotriPro và Gel bôi CotriPro
- Dạng Gel bôi: cho tác dụng nhanh làm giảm các triệu chứng do tác động trực tiếp lên búi trĩ chỉ sau từ 3-5 ngày sử dụng.
- Dạng Viên uống: cho hiệu quả lâu dài vì tác động sâu vào bên trong thành mạch, giúp co trĩ, giảm táo bón từ đó hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ tái phát hiệu quả.
Sự kết hợp của bộ đôi sản phẩm Viên uống Cotripro và Gel bôi Cotripro “trong uống ngoài bôi” giúp người bệnh không chỉ giải quyết được tình trạng đau rát, chảy máu, sa búi trĩ mà còn ngăn ngừa nguy cơ tái phát hiệu quả.
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán CotriPro, bạn hãy xem TẠI ĐÂY
Hoặc đặt mua trực tiếpTẠI ĐÂY (giao hàng thanh toán tại nhà)
Dùng thuốc Tây Y
- Thuốc giảm đau như Acetaminophen, Ibuprofen,… dùng trong thời gian ngắn để giảm bớt những cơn đau dữ dội, tránh lạm dụng nếu không sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bạn.
- Thuốc chống viêm, giảm ngứa thường ở dạng kem, bôi tại chỗ chứa Hydrocortisone tác dụng cải thiện các triệu chứng khó chịu mà trĩ ngoại gây ra.
- Thuốc nhuận tràng, làm mềm phân được chỉ định khi tình trạng táo bón diễn ra dai dẳng. Đây cũng là nhóm thuốc nên dùng trong thời gian ngắn để không làm rối loạn cơ thắt hậu môn.
Phương pháp phẫu thuật
Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Chữa trĩ ngoại ở giai đoạn nặng và biến chứng như thế nào? Bệnh trĩ ngoại không được chỉ định phẫu thuật cho đến khi đã tiến triển nặng, nhiễm trùng, xuất huyết nghiêm trọng… Tuy có nhiều kỹ thuật hiện đại như LONGO, HCPT, tiêm xơ búi trĩ… thế nhưng người ta vẫn ưu tiên phẫu thuật cắt trĩ ngoại vì vùng hậu môn có nhiều cơ quan thụ cảm, can thiệp bằng các phương pháp khác sẽ gây đau nhiều cho bệnh nhân.
Trong phẫu thuật cắt trĩ ngoại, kỹ thuật viên cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
- Loại bỏ búi trĩ và phần da đi kèm trên bề mặt niêm mạc.
- Luôn bảo tồn khối cơ thắt hậu môn nằm ở bên dưới búi trĩ.
- Nếu búi trĩ nhỏ, nên khâu đóng vết thương theo chiều dọc; khâu theo chiều ngang nếu là búi trĩ lớn. Đối với các trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn cao thì nên để hở và kiểm tra vết thương mỗi ngày.
Tham khảo: Các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ
Những biện pháp phòng ngừa trĩ ngoại
Trĩ ngoại có thể tái phát nhiều lần ngay cả khi đã chữa khỏi trước đó. Chính vì vậy, bạn cần xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học và hạn chế tối đa hiện tượng táo bón. Những lưu ý mà bạn nên ghi nhớ bao gồm:
- Ăn uống cân bằng, đa dạng và nhớ cung cấp chất xơ vào trong mỗi bữa ăn của mình. Bạn có thể tìm thấy chúng trong rau xanh, ngũ cốc, hạt có dầu,… Hạn chế đồ ăn cay nóng, chất kích thích và nhớ uống đủ nước mỗi ngày bạn nhé!
- Tăng cường vận động và loại bỏ các thói quen xấu như đứng lâu, ngồi nhiều để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
- Tạo thói quen đại tiện mỗi ngày vào một giờ cố định sẽ làm giảm nguy cơ táo bón dẫn đến bệnh trĩ ngoại. Đặc biệt, bạn không nên nhịn đại tiện và tránh rặn gắng sức, dành quá nhiều thời gian trong nhà vệ sinh.
- Luôn giữ thái độ bình tĩnh, tránh căng thẳng vì sự rối loạn hệ thống nội tiết là nguyên nhân dẫn đến táo bón.
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện kịp thời những bất thường trong cơ thể, có được phương pháp điều trị sớm và hiệu quả nhất.
Lời kết
Những thông tin trên phần nào giải đáp được thắc mắc bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Hiểu rõ hơn về căn bệnh giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe, nâng cao cuộc sống hằng ngày của mình. Chúc bạn nhanh chóng khỏi bệnh, thoát khỏi sự khó chịu và đau đớn mà trĩ ngoại gây ra!
Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?
Trĩ ngoại là một căn bệnh phổ biến, gây ra nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Làm cách nào để điều trị trĩ ngoại hiệu quả? Hãy đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Mục lục
Các cấp độ của trĩ ngoại
Trĩ ngoại được hình thành do sự căng phồng và giãn quá mức các mạch máu quan trọng ở xung quanh hậu môn. Bạn có thể nhận thấy một khối bất thường lòi ra bên ngoài, được bọc bằng lớp da mỏng và gây ra nhiều đau đớn khó chịu.
Thông thường, trĩ ngoại không phân độ, thế nhưng dựa vào tiến triển và biến chứng của bệnh người ta có thể chia làm hai giai đoạn như sau:
- Giai đoạn nhẹ: Khi mà búi trĩ còn nhỏ, mới xuất hiện ở rìa hậu môn. Bạn có thể cảm nhận thấy cơn đau rát nhưng không rõ ràng, không kéo dài thường xuyên. Bên cạnh đó, búi trĩ có thể tiết dịch gây ẩm ướt và ngứa ngáy cho bệnh nhân.
Đây là giai đoạn điều trị rất tốt, bệnh chữa khỏi bằng những phương pháp đơn giản và tiết kiệm chi phí. Nếu để đến lúc trĩ ngoại có biến chứng thì việc điều trị sẽ phức tạp và kém hiệu quả hơn rất nhiều.
- Giai đoạn nặng: Chính là lúc búi trĩ ngoại lớn hơn, sưng viêm và gây nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Ở giai đoạn này, máu có thể chảy lượng lớn, thành tia mỗi khi đi đại tiện nên ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý mỗi người.
Không chỉ làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng, trĩ ngoại mức độ nặng còn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tắc mạch, xuất huyết, nhiễm trùng…
Xem thêm: Bệnh trĩ ngoại độ 1 là gì?
Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?
Trĩ ngoại có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người mang bệnh. Ở các giai đoạn khác nhau, trĩ ngoại sẽ có những ảnh hưởng riêng biệt tới cơ thể, đời sống sinh hoạt và sức khỏe tinh thần của bệnh nhân.
Ở giai đoạn sớm, trĩ ngoại không gây ra bất kỳ một vấn đề nghiêm trọng nào cho cơ thể người bệnh. Thông thường, bạn sẽ chỉ cảm thấy những cơn đau nhẹ, cảm giác cộm mỗi khi đi đại tiện. Mặt khác, vùng tổn thương khá nhạy cảm nên bệnh nhân rất ngại đi khám hay trao đổi trực tiếp với bác sĩ. Điều này khiến cho rất nhiều người bỏ lỡ thời kỳ điều trị hiệu quả, dứt điểm của bệnh.
Sự chủ quan của bệnh nhân khiến cho trĩ ngoại phát triển mạnh và trở thành một mối đe dọa thực sự! Ở thời điểm này, các biến chứng như nứt hậu môn, chảy máu, nhiễm khuẩn,… sẽ tác động đến toàn cơ thể của bạn. Chữa trị trĩ ngoại giai đoạn nặng cũng rất khó khăn, cần giải quyết nhiều vấn đề phức tạp và tỷ lệ tái phát vô cùng lớn.
Những biến chứng nguy hiểm của trĩ ngoại?
Như đã phân tích ở trên, bệnh trĩ ngoại nếu không điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể và tâm lý của người bệnh. Một số vấn đề nghiêm trọng có thể gặp bao gồm:
Biến chứng tắc mạch
Tắc mạch là hiện tượng mạch máu tại búi trĩ bị vỡ, hình thành cục máu đông tại vị trí tổn thương. Khối máu đông nằm ở tĩnh mạch ngăn cản độc tố từ tế bào, trong khi hệ thống động mạch vẫn bơm máu cho búi trĩ nên trĩ ngoại sẽ căng phồng một cách nhanh chóng.
Bệnh nhân sẽ cảm thấy cực kỳ đau nhức, tăng dần theo kích thước của búi trĩ. Không chỉ vậy, cơn đau sẽ tăng lên đột ngột lúc đại tiện hay khi ngồi. Lúc này, bạn không thể chịu đựng được nữa mà phải tìm đến bác sĩ ngay lập tức!
Xuất huyết
Xuất huyết là biến chứng xảy ra sau tắc mạch trĩ ngoại. Phần diện tích không được cung cấp máu bị hoại tử, loét và mạch máu bị vỡ. Khối máu đông sẽ được loại ra kèm theo tình trạng chảy máu ồ ạt khiến bệnh nhân khiếp sợ.
Tắc mạch và xuất huyết chỉ gây ra những triệu chứng đau đớn và khó chịu chứ không ảnh hưởng đến tính mạng của bạn. Thế nhưng nếu chảy nhiều máu, bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao,…
Nứt hậu môn
Nứt hậu môn là biến chứng thường gặp của bệnh nhân mắc trĩ ngoại. Đây là tình trạng xuất hiện vết nứt nhỏ tại ống niêm mạc hậu môn, thường gặp ở vị trí 6 giờ. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này thường do vùng tổn thương luôn bị giãn căng khi đại tiện, khiến cho niêm mạc bong ra hình thành ổ loét.
Nứt kẽ hậu môn khiến cho bệnh nhân vô cùng đau rát, có khi kéo dài dai dẳng suốt cả ngày. Đối với những trường hợp búi trĩ nhỏ nhưng đau nhiều, bạn nên nghĩ tới biến chứng này đầu tiên.
Viêm nhiễm hậu môn
Búi trĩ ngoại nằm hoàn toàn ở bên ngoài hậu môn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Bên cạnh đó, quá trình viêm sẽ kích thích tế bào tiết dịch, khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
Nếu búi trĩ chảy máu liên tục, vi khuẩn sinh hơi có trong phân sẽ tấn công vào mạch máu gây ra hiện tượng bội nhiễm. Quá trình này có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh!
Trĩ ngoại có chữa được không?
Sau khi đã trả lời cho câu hỏi bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không, chắc chắn rằng bạn sẽ thắc mắc về cách điều trị căn bệnh khó chịu này. Không để bạn phải chờ lâu nữa, Teotri sẽ giới thiệu cho bạn một số phương pháp chữa trị cho từng giai đoạn ngay bây giờ!
Điều trị tại nhà
Bệnh trĩ ngoại không khó điều trị nếu được phát hiện sớm. Ở thời điểm thích hợp, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng sức khỏe ngay tại nhà chỉ với một vài thay đổi đơn giản.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Mục đích chính của việc xây dựng chế độ ăn là ngăn ngừa tình trạng táo bón – nguyên nhân của bệnh trĩ ngoại. Trong bữa ăn hằng ngày, bạn nên bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, cà rốt, khoai lang,… Không chỉ vậy, uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày cũng là một cách hiệu quả để bôi trơn đường tiêu hóa của bạn đấy!
Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế đồ ăn chiên rán, cay nóng, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,… để giảm bớt gánh nặng cho vùng hậu môn.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
- Tập thể dục thường xuyên không chỉ làm tăng sức đề kháng mà còn giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
- Tuyệt đối không ngồi nhiều, đứng lâu, luôn có một khoảng thời gian nghỉ để vận động nhẹ nhàng trong trường hợp làm việc liên tục.
- Cố gắng tạo thói quen đại tiện ít nhất một lần mỗi ngày để ngăn ngừa hiện tượng táo bón.
- Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đại tiện. Hãy dùng vòi nước nhẹ nhàng rửa đi chất bẩn và lau khô băng khăn giấy mềm. Tránh để nơi tổn thương ẩm ướt sẽ làm cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn.
- Để giảm bớt các triệu chứng khó chịu do trĩ ngoại gây ra, bạn có thể ngâm hậu môn với dung dịch nước muối pha loãng 2 lần/ ngày, mỗi lần từ 15 – 20 phút.
Sử dụng một số bài thuốc dân gian
Trong dân gian, có một số bài thuốc được ông cha ta sử dụng để chữa bệnh trĩ ngoại mang lại hiệu quả kiểm soát bệnh khá tốt và được lưu truyền cho đến tận bây giờ. Một vài thực vật quen thuộc có thể kể đến như:
- Quả sung: Không chỉ chứa nhiều chất xơ, quả sung còn cung cấp một lượng lớn các chất khoáng thiết yếu cho cơ thể. Có nhiều cách để dùng quả sung chữa bệnh trĩ, tuy nhiên phương pháp được sử dụng nhiều nhất là ngâm hậu môn. Hãy chuẩn bị khoảng 15 quả sung tươi, rửa sạch và cắt thành từng phần nhỏ như múi cau. Đun sôi 2 lít nước cùng một ít muối biển, khi nước sôi thì cho toàn bộ sung vào đun thêm 20 phút. Đổ nước ra thau lớn cho nguội và tiến hành ngâm hậu môn trong vòng 15 phút bạn nhé!
- Ngải cứu: Nhờ có hoạt chất anabsinthine mà ngải cứu có khả năng giảm đau, chống viêm nhanh chóng, rõ rệt. Không chỉ vậy, khi ngải cứu kết hợp với rau diếp cá còn tạo nên bài thuốc kháng sinh tự nhiên, lành tính làm săn se, co nhỏ búi trĩ. Bạn cần chuẩn bị ngải cứu và rau diếp cá theo tỷ lệ 2:1, rửa sạch bằng nước muối và để ráo. Dùng cối hoặc máy xay để giã nhỏ hỗn hợp trên, đắp trực tiếp lên hậu môn trong vòng 20 phút. Hãy rửa lại bằng nước sạch và lau khô bằng khăn bông mềm thật nhẹ nhàng.
- Lá lốt: Hoạt chất Piperine trong lá lốt có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, phục hồi tổn thương niêm mạc. Bên cạnh đó, lá lốt còn cung cấp lượng lớn flavonoids thực vật giúp làm bền thành mạch, giảm hiện tượng ứ huyết và kiểm soát tình trạng của búi trĩ. Cách đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng đó là xông hơi và ngâm rửa hậu môn bằng lá lốt. Hãy chuẩn bị một nắm lá lốt tươi, rửa sạch cùng muối biển và để ráo nước. Đun sôi 2 lít nước rồi thả lá lốt vào, đun thêm 5 – 10 phút nữa. Đổ nước ra thau lớn và tiến hành xông hậu môn, đến khi nước nguội thì tận dụng để rửa lại vùng tổn thương tần suất 1 – 2 lần/ ngày.
- Nghệ tươi: Không chỉ chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ, nghệ tươi còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn vô cùng hiệu quả. Để chữa bệnh trĩ bằng nghệ tươi, hãy rửa sạch một nhánh nghệ để loại bỏ hết đất cát và bụi bẩn. Tiếp đó, thái củ nghệ thành từng khúc nhỏ và giã nát. Dùng một miếng vải sạch để làm tấm lọc, bỏ bã và lấy nước cốt nghệ. Dùng dung dịch này bôi trực tiếp lên búi trĩ, đợi khô và bôi thêm từ 2 – 3 lần nữa. Kiên trì đều đặn 2 – 3 lần/ ngày bạn sẽ ngăn ngừa được sự phát triển của búi trĩ ngoại!
Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, các loại dược liệu tự nhiên lâu đời trong dân gian như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, sung, nghệ đã được bào chế thành sản phẩm Cotripro giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh hiệu quả.
CotriPro có công dụng tăng sức bền thành mạch, co mạch, co búi trĩ, cầm máu, chống viêm, giảm sưng đau, phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn búi trĩ khi chảy máu; giảm táo bón.
Cotripro có 2 dạng sử dụng chính là: Viên uống CotriPro và Gel bôi CotriPro
- Dạng Gel bôi: cho tác dụng nhanh làm giảm các triệu chứng do tác động trực tiếp lên búi trĩ chỉ sau từ 3-5 ngày sử dụng.
- Dạng Viên uống: cho hiệu quả lâu dài vì tác động sâu vào bên trong thành mạch, giúp co trĩ, giảm táo bón từ đó hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ tái phát hiệu quả.
Sự kết hợp của bộ đôi sản phẩm Viên uống Cotripro và Gel bôi Cotripro “trong uống ngoài bôi” giúp người bệnh không chỉ giải quyết được tình trạng đau rát, chảy máu, sa búi trĩ mà còn ngăn ngừa nguy cơ tái phát hiệu quả.
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán CotriPro, bạn hãy xem TẠI ĐÂY
Hoặc đặt mua trực tiếpTẠI ĐÂY (giao hàng thanh toán tại nhà)
Dùng thuốc Tây Y
- Thuốc giảm đau như Acetaminophen, Ibuprofen,… dùng trong thời gian ngắn để giảm bớt những cơn đau dữ dội, tránh lạm dụng nếu không sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bạn.
- Thuốc chống viêm, giảm ngứa thường ở dạng kem, bôi tại chỗ chứa Hydrocortisone tác dụng cải thiện các triệu chứng khó chịu mà trĩ ngoại gây ra.
- Thuốc nhuận tràng, làm mềm phân được chỉ định khi tình trạng táo bón diễn ra dai dẳng. Đây cũng là nhóm thuốc nên dùng trong thời gian ngắn để không làm rối loạn cơ thắt hậu môn.
Phương pháp phẫu thuật
Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Chữa trĩ ngoại ở giai đoạn nặng và biến chứng như thế nào? Bệnh trĩ ngoại không được chỉ định phẫu thuật cho đến khi đã tiến triển nặng, nhiễm trùng, xuất huyết nghiêm trọng… Tuy có nhiều kỹ thuật hiện đại như LONGO, HCPT, tiêm xơ búi trĩ… thế nhưng người ta vẫn ưu tiên phẫu thuật cắt trĩ ngoại vì vùng hậu môn có nhiều cơ quan thụ cảm, can thiệp bằng các phương pháp khác sẽ gây đau nhiều cho bệnh nhân.
Trong phẫu thuật cắt trĩ ngoại, kỹ thuật viên cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
- Loại bỏ búi trĩ và phần da đi kèm trên bề mặt niêm mạc.
- Luôn bảo tồn khối cơ thắt hậu môn nằm ở bên dưới búi trĩ.
- Nếu búi trĩ nhỏ, nên khâu đóng vết thương theo chiều dọc; khâu theo chiều ngang nếu là búi trĩ lớn. Đối với các trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn cao thì nên để hở và kiểm tra vết thương mỗi ngày.
Tham khảo: Các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ
Những biện pháp phòng ngừa trĩ ngoại
Trĩ ngoại có thể tái phát nhiều lần ngay cả khi đã chữa khỏi trước đó. Chính vì vậy, bạn cần xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học và hạn chế tối đa hiện tượng táo bón. Những lưu ý mà bạn nên ghi nhớ bao gồm:
- Ăn uống cân bằng, đa dạng và nhớ cung cấp chất xơ vào trong mỗi bữa ăn của mình. Bạn có thể tìm thấy chúng trong rau xanh, ngũ cốc, hạt có dầu,… Hạn chế đồ ăn cay nóng, chất kích thích và nhớ uống đủ nước mỗi ngày bạn nhé!
- Tăng cường vận động và loại bỏ các thói quen xấu như đứng lâu, ngồi nhiều để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
- Tạo thói quen đại tiện mỗi ngày vào một giờ cố định sẽ làm giảm nguy cơ táo bón dẫn đến bệnh trĩ ngoại. Đặc biệt, bạn không nên nhịn đại tiện và tránh rặn gắng sức, dành quá nhiều thời gian trong nhà vệ sinh.
- Luôn giữ thái độ bình tĩnh, tránh căng thẳng vì sự rối loạn hệ thống nội tiết là nguyên nhân dẫn đến táo bón.
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện kịp thời những bất thường trong cơ thể, có được phương pháp điều trị sớm và hiệu quả nhất.
Lời kết
Những thông tin trên phần nào giải đáp được thắc mắc bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Hiểu rõ hơn về căn bệnh giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe, nâng cao cuộc sống hằng ngày của mình. Chúc bạn nhanh chóng khỏi bệnh, thoát khỏi sự khó chịu và đau đớn mà trĩ ngoại gây ra!