Thỉnh thoảng đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Chào bác sĩ, Năm nay tôi 35 tuổi. Vài tuần gần đây tôi nhận thấy mình thi thoảng đi ngoài ra máu, lượng máu chảy ra ít và lâu lâu lại bị một lần. Ngoài ra thì tôi không có thêm một biểu hiện nào khác. Tôi vẫn hoạt động và sinh hoạt bình thường. Tuy là biểu hiện đi ngoài ra máu của tôi thỉnh thoảng mới xuất hiện nhưng nó không hết hẳn nên khiến tôi rất lo lắng. Bác sĩ cho tôi hỏi như vậy có nguy hiểm không? Liệu tôi có đang mắc phải căn bệnh nào không? Tôi xin cảm ơn!

(Nguyễn Văn Tiến, Thái Bình)

Trả lời

Chào anh Tiến, Rất cám ơn anh đã gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn hỏi đáp của chúng tôi. Với thắc mắc "Thỉnh thoảng đi ngoài ra máu có sao không? Liệu đó có phải dấu hiệu cảnh báo bệnh gì không?" của anh, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Thỉnh thoảng đi ngoài ra máu có sao không?

Đi ngoài ra máu là tình trạng khi đi cầu, máu có thể theo ra cùng phân (không lẫn hoặc lẫn cả vào phân) hoặc cuối bãi phân. Máu chảy ra có thể là máu đỏ tươi, đỏ thâm hoặc có màu đen:
  • Trường hợp đi ngoài ra máu màu đỏ tươi thường liên quan đến những bệnh lý ở khu vực hậu môn, trực tràng, đại tràng.
  • Trường hợp đi ngoài ra máu, phân đen thì thường liên quan đến tình trạng xuất huyết ống tiêu hóa.
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà lượng máu có thể chảy ra ít hoặc nhiều với mức độ thường xuyên hoặc không thường xuyên. Đi ngoài ra máu xảy ra hai trường hợp: Đi ngoài ra máu có thể tự khỏi và không tự khỏi.
  • Nếu tình trạng đi ngoài ra máu chỉ do sự thay đổi đột ngột của chế độ sinh hoạt hoặc người bệnh ăn phải đồ ăn lạ thì bệnh tự khỏi sau thời gian ngắn (khoảng từ 3 - 5 ngày). Sau khi cơ thể có thể tự cân bằng lại thì biểu hiện này sẽ tự biến mất.
  • Nếu đi ngoài ra máu là biểu hiện của một bệnh lý nào đó thì triệu chứng này sẽ diễn biến nặng hơn theo thời gian nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Lâu dần, chúng sẽ khiến cho cơ thể mất máu nhanh chóng, dẫn đến một loại triệu chứng khác ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh như: thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, da xanh xao thiếu sức sống...
Tóm lại, đi ngoài ra máu có thể tự khỏi nếu nguyên nhân là do chế độ ăn uống hoặc sinh hoạt. Nhưng nếu nó diễn ra trong thời gian dài thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó về tiêu hóa hoặc hậu môn - trực tràng. Để xác định được chính xác nhất liệu mình đang gặp phải căn bệnh gì, anh nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Làm sao khắc phục

Đi ngoài ra máu có thể là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý sau: Bệnh trĩ: Theo thống kê của Viện Johns Hopkins vào năm 2017, có đến hơn 60% người bị đi ngoài ra máu do bệnh trĩ gây ra. Trĩ là tình trạng các đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn, trực tràng giãn nở quá mức và hình thành búi trĩ. Bệnh trĩ thường gặp nhất ở hai dạng là trĩ nội (búi trĩ hình thành bên trong hậu môn) và trĩ ngoại (búi trĩ nằm ở bên ngoài vùng trực tràng - hậu môn). Người bệnh thường có biểu hiện đi ngoài ra máu, máu có màu đỏ tươi, kèm theo các triệu chứng đau rát, ngứa vùng hâu môn. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi do trĩ và cách khắc phục Bệnh viêm loét đại tràng: Viêm loét đại tràng là bệnh lý liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống. Đây là một bệnh viêm mạn tính và loét xuất hiện ở niêm mạc đại tràng, đặc trưng nhất là biểu hiện đi ngoài ra máu. Khi bị viêm loét đại tràng, máu thường có màu đỏ thẫm hoặc lẫn vào phân (khiến phân có màu đen). Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây nhiều biến chứng, khiến người bệnh đau đớn và có thể gây vỡ đại tràng. Táo bón: Người bệnh gặp khó khăn trong việc đi đại tiện do phân khô cứng, vón cục, dễ gây nứt kẽ hậu môn, đi ngoài ra máu. Nứt kẽ hậu môn: Đây là bệnh lý gặp phải do tình trạng táo bón lâu năm gây ra những vết rách nhỏ nằm trong ống hậu môn khiến cho hậu môn đau rát và chảy máu khi đi đại tiện. Những người bị nứt kẽ hậu môn mãn tính thường có da thừa ở vùng hậu môn, và những u nhú nhỏ nằm ở trong ống hậu môn. Bệnh ung thư đại trực tràng: Hay còn được gọi với tên gọi khác là ung thư ruột kết. Đây là căn bệnh nguy hiểm hình thành do các khối u ác tính hoặc do biến chứng từ nhiều căn bệnh khác như: viêm loét đại tràng, bệnh trĩ... khi không được điều trị kịp thời và triệt để. Ngoài biểu hiện đi ngoài ra máu, người bệnh còn gặp phải các biểu hiện đau chướng bụng, buồn nôn, sút cân nghiêm trọng.
Giấy vệ sinh có thể gây kích ứng và xây xát búi trĩ.
Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở đại trực tràng do vi khuẩn Entamoeba histolyca hoặc Shigella gây ra. Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như: đi ngoài ra máu, đau bụng dữ dội, tiêu chảy, phân có chất nhầy,... Bệnh polyp hậu môn là những khối u lồi hình tròn hoặc hình elip có cuống và khi người bệnh đi đại tiện, phần cuống có thể lòi ra bên ngoài hậu môn. Đi ngoài ra máu chính là biểu hiện thường gặp của bệnh. So với các bệnh lý khác về hậu môn - trực tràng, polyp hậu môn không gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh nhưng nếu không được chữa trị kịp thời bệnh vẫn có thể gây biến chứng và tiềm ẩn nguy cơ ung thư. Thường thì với mỗi bệnh lý, bên cạnh triệu chứng đi ngoài ra máu, người bệnh còn có những dấu hiệu đi kèm khác để nhận biết bệnh dễ dàng hơn. Do các biểu hiện anh gặp phải chỉ là đi ngoài ra máu nên chúng tôi không thể kết luận được chính xác là anh đang gặp phải căn bệnh gì để trình bày cặn kẽ hơn. Anh Tiến có thể tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây: ☛ Xem đầy đủ: Đi ngoài ra máu là dấu hiệu những bệnh gì? Với câu hỏi "Thỉnh thoảng bị đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Do bệnh lý nào gây ra?" của anh Tiến, chúng tôi xin gửi tới anh lời giải đáp như trên. Mong rằng anh sớm có biện pháp để cải thiện vấn đề sức khỏe của bản thân.Biểu hiện đi ngoài ra máu của anh Tiến đã kéo dài hơn tháng nay, tuy không thường xuyên nhưng rất có thể đây là dấu hiệu thông báo cơ thể đang có vấn đề về sức khỏe. Để chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như sớm tìm ra bệnh và có cách chữa kịp thời, anh hãy chủ động tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và được tư vấn trực tiếp.
Nếu còn thắc mắc gì thêm anh hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp anh sớm thoát khỏi những triệu chứng khó chịu. Chúc anh cùng gia đình sức khỏe và bình an!

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Câu hỏi liên quan

Xem thêm »
Loading...