Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Chắc hẳn ai cũng phải giật mình và lo lắng khi gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng táo bón nhưng cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa. Để có thể biết rõ được tình trạng đi cầu ra máu là dấu hiệu bệnh gì, có nguy hiểm không, bạn đọc có thể tham khảo qua những thông tin sau đây nhé.

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không? 1

Hiện tượng đi ngoài ra máu là gì?

Đi cầu ra máu (hay còn gọi là đi ngoài ra máu) là thuật ngữ miêu tả tình trạng máu xuất hiện trong phân hoặc trong giấy vệ sinh ngay sau khi đi vệ sinh.

Đây chắc chắn là dấu hiệu của một tình trạng bệnh nào đó liên quan tới đường ruột, đại tràng, trực tràng. Nó có thể là dấu hiệu của tình trạng đơn giản như táo bón hoặc cũng có thể là những căn bệnh nguy hiểm như: viêm đại tràng, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí ung thư.

Màu máu sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh:

  • Đi ngoài ra máu đỏ tươi: Thường do những tổn thương ở quanh khu vực hậu môn, trực tràng, đại tràng.
  • Đi ngoài ra máu phân đen: Thường nguyên nhân do xuất huyết ống tiêu hóa.
Tóm lại, khi đi cầu ra máu bạn cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân do đâu từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp. Để có thể xác định được nguyên nhân bạn cần dựa vào những triệu chứng khác đi kèm khác. Tốt hơn hết, nếu đi cầu ra máu kéo dài bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

Máu có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi nhìn trên giấy vệ sinh, nhỏ thành từng giọt khi đi đại tiện nhưng cũng có những trường hợp khó phát hiện hơn khi máu lẫn trong phân. Tùy vào số lượng máu chảy cùng với các triệu chứng đi kèm khác nhau mà có thể xác định được nó là biểu hiện của bệnh lý nào.

Dưới đây là các bệnh lý thường gây hiện tượng đi cầu ra máu và các triệu chứng đi kèm khác để bạn có thể phần nào đoán được ra. Mời bạn đọc cùng teotri.vn tìm hiểu chi tiết:

Đi ngoài ra máu do táo bón

Có tới 50% nguyên nhân đi ngoài ra máu là do bệnh táo bón kéo dài. Táo bón khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện. Khi bị táo bón, phân sẽ khô cứng và vón thành cục lớn, do đó khi đi đại tiện người bệnh cần phải dùng lực mạnh để đẩy phân ra ngoài khiến cho hậu môn bị sưng đỏ, phù nề, thậm chí rách kẽ hậu môn làm chảy máu… Máu do táo bón thường có màu đỏ tươi và máu bám trên phân.

Tuy đây là biểu hiện thường gặp nhưng không nguy hiểm và bạn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng cách ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, siêng vận động. Khi táo bón được cải thiện thì tình trạng đi cầu ra máu cũng sẽ không xuất hiện.

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ 1

Đi ngoài ra máu là biểu hiện thường gặp của người bệnh trĩ. Theo số liệu thống kê, có đến 50 % người bệnh đi ngoài ra máu là do táo bón và trong số đó có tới hơn 60% người bệnh bị trĩ. Có thể nói, táo bón chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ còn bào gồm: ngồi lâu, kém vận động, mang thai, làm việc nặng nhọc…

Khi người bệnh rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài sẽ khiến cho các tĩnh mạch ở vùng hậu môn phải chịu áp lực lớn, phân trà sát vào búi trĩ gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu.

Ban đầu, máu chỉ xuất hiện trên phân hay một ít trên giấy vệ sinh. Nhưng khi tình trạng bệnh nặng máu có thể bắn thành tia và thậm chí máu chảy nhỏ giọt, nặng hơn chỉ cần người bệnh đứng hay ngồi xổm máu cũng chảy ra kèm theo hiện tượng đau rát.

Ở bệnh trĩ, máu chảy ra thường là máu tươi và đi kèm một số triệu chứng khác như:

  • Đau rát, ngứa vùng hậu môn có cả phù nề khi vực hậu môn – trực tràng rất khó chịu
  • Xuất hiện tình trạng búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn
  • Xung quanh hậu môn ẩm ướt và xuất hiện dịch nhầy dính

Bệnh trĩ nếu không có hướng điều trị kịp thời sẽ phát triển rất nhanh và có thể dẫn đến một số biến chứng như: nhiễm khuẩn, hoại tử búi trĩ, tắc mạch trĩ, sa nghẹt búi trĩ và ung thư đại trực tràng.

Để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh trĩ và cách khắc phục tình trạng đi ngoài ra máu do trĩ bạn có thể tham khảo bài viết sau: Đi ngoài ra máu do trĩ có nguy hiểm không?

Nứt kẽ hậu môn

Nứt hậu môn là tình trạng hậu môn xuất hiện các vết nứt hoặc vết rách, có thể là một hoặc nhiều vết. Các vết nứt có thể xuất hiện do tình trạng táo bón kéo dài, thường gặp ở phụ nữ mang thai & sau khi sinh, những người mắc bệnh Crohn, người mắc bệnh trĩ…

Người bị nứt kẽ hậu môn thường có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi kèm theo những triệu chứng như: đau rát hậu môn, dịch nhày xuất hiện quanh vị trí nứt kẽ. Nếu vết rách nứt to có thể dẫn đến tình trạng máu chảy từng giọt kèm theo đó là biểu hiện ngứa ngày khi đi đại tiện.

Tăng cường bổ sung chất xơ và thuốc làm mềm phân hoặc thoa kem vào hậu môn sẽ giúp hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng nhanh chóng.

Các triệu chứng của nứt kẽ hậu môn rất dễ nhầm lẫn với bệnh trĩ. Tuy nhiên, biểu hiện đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu do bệnh trĩ thường nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như điều trị lâu hơn.

Bệnh viêm đại tràng, trực tràng

Bệnh viêm đại tràng, trực tràng 1

Đại tràng là phần cuối của ống tiêu hóa còn trực tràng là đoạn cuối của đại tràng nằm ngay gần hậu môn. Viêm đại tràng, trực tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm, thương tổn ở các mức độ nhẹ hoặc nặng khác nhau.

Nguyên nhân của cả viêm đại tràng và trực tràng đều có thể do nhiễm một số loại vi sinh vật có hại như: Shigella (vi khuẩn lỵ trực khuẩn), Salmonella (vi khuẩn thương hàn), Vibrio cholerae (vi khuẩn tả), vi khuẩn E. coli, vi khuẩn lao; bị ngộ độc hoặc dị ứng thức ăn; do nấm; do căng thẳng, stress kéo dài…

Ngoài triệu chứng đi ngoài ra máu, máu lẫn trong phân thì viêm đại tràng còn có một số biểu hiện:

  • Tiêu chảy (có thể đi 5 – 7 lần/ngày) hoặc phân sống, phân không thành khuôn.
  • Bị đau bụng kéo dài và cơn đau bụng sẽ giảm và hết dần sau khi đi đại tiện xong.
  • Bụng đầy hơi, khó chịu.
  • Cơ thể mệt mỏi, bị sút cân.
  • Đi ngoài ra máu, có trường hợp có lẫn máu và mủ trong phân gần giống với kiết lỵ.

>>> Bạn có thể quan tâm: Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột là bệnh lý về nhiễm trùng tiêu hóa nguyên nhân chính là do 2 chủng virus chính Norovirus và Adenvirus gây ra.

Khi bị viêm dạ dày ruột, người bệnh thường gặp phải biểu hiện như: tiêu chảy, đi cầu ra máu (máu đỏ tươi trong trường hợp viêm loét đại tràng, máu đỏ sẫm trong trường hợp bệnh Crohn), đau bụng, buồn nôn; mất nước, cơ thể bị sốt, đau đầu…

Polyp đại tràng – dạ dày

Polyp đại tràng – dạ dày 1

Polyp là một dạng tổn thương do niêm mạc hoặc sự tăng sinh quá mức của tổ chức dưới niêm mạc tạo thành, thường gặp ở 2 dạng là Polip đại tràng và Polip dạ dày. Chúng có hình dáng giống như khối u, có thể có cuống hoặc không có cuống tùy loại. Đa số các Polyp đều lành tính, nhưng vẫn có thể chuyển hóa sang dạng ác tính nếu không được chữa trị kịp thời.

Người bệnh Polyp đại tràng thường có các triệu chứng như:

  • Có thể bị tiêu chảy hoặc xen kẽ tình trạng tái bón kèm theo biểu hiện đai ngoài ra máu, máu lẫn vào phân.
  • Đầy hơi, khó tiêu, có thể bị đau quặn bụng dọc theo khung đại tràng.

Polyp dạ dày thường có số lượng ít hơn Polyp đại tràng. Một số triệu chứng Polyp dạ dày thường gặp như:

  • Máu lẫn trong phân khi đi tiêu và có màu đen.
  • Khi kích thước Polyp to còn có thể bị nôn ói ra máu
  • Đầy bụng, khó tiêu.
  • Bị đau tức vùng bụng trên rốn.

Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng máu thoát ra khỏi lòng mạch và chảy vào trong ống tiêu hóa (có thể ở thực quản, dạ dày, ruột hoặc hậu môn.

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng rối loạn tiêu hóa gây đi ngoài ra máu. Máu có thể xuất hiện trong phân hoặc chất nôn, đôi khi máu có thể xuất hiện dưới dạng phân có màu hắc ín hoặc đen. Trong trường hợp xuất huyết cấp tính, người bệnh cần điều trị cấp cứu nhằm tránh các rủi ro gây ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.

Các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa như:

  • Máu có thể lẫn trong phân hoặc xuất hiện dưới dạng nôn ra ngoài, máu có màu đen.
  • Phân ở dạng lỏng như bã café có mùi khắm thối bất thường.
  • Tùy theo mức độ nhẹ hay nặng mà người bệnh sẽ có thêm các triệu chứng: vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm mạc nhợt, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, ngất xỉu, huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ, thở nhanh nông, tiểu ít…

Đi ngoài ra máu do sa trực tràng

Đi ngoài ra máu do sa trực tràng 1

Sa trực tràng là tình trạng mà mỗi lần đi đại tiện thì có một phần hay toàn bộ thành trực tràng bị lộn ngược lại hoặc lòi ra bên ngoài ống hậu môn. Sa trực tràng có thể do nhiều nguyên nhân như: viêm đại tràng mãn tính, sỏi bàng quang, cơ nâng hậu môn hoặc cơ đáy chậu bị suy yếu tự nhiên, do lao động nặng quá sức…

Các triệu chứng sa trực tràng thường gặp:

  • Bạn có thể gặp phải tình trạng buồn đi đại tiện không thể kiểm soát, có khi đi đại tiện sẽ không ra phân mà chỉ tiết dịch nhầy.
  • Bị chảy máu trực tràng nên khi đẩy phân ra ngoài máu sẽ theo ra và máu có màu đỏ tươi.
  • Có cảm giác khó chịu, mất tự tin

Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng (hay còn gọi là ung thư ruột kết) là sự xuất hiện những khối ung thư trong đại tràng, trực tràng của người bệnh. Nhiều trường hợp bị ung thư do polyp phát triển thành. Đây là căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao thứ 4 trên thế giới. Nếu phát hiện được từ giai đoạn đầu và kịp thời điều trị có thể khỏi tới 90%.

Ngoài đi cầu ra máu, người bệnh còn có các biểu hiện khác như:

  • Người bệnh có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy, phân có lẫn máu và dịch nhầy
  • Đã đi ngoài nhưng cảm giảm không hết phân nên vẫn muốn đi đại tiện tiếp mặc dù vừa đi đại tiện xong
  • Cơ thể mệt mỏi, sụt cân nhưng không rõ nguyên nhân.
  • Đau bụng từng cơn với mức độ nặng hay nhẹ khác nhau và vùng bụng có cảm giác u cứng

Bệnh kiết lỵ

Bệnh kiết lỵ 1

Kiết lỵ là bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn salmonella và shigella gây ra. Những vi khuẩn này được lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với các vi khuẩn có trong phân. Ngoài ra, chúng còn có thể lây nhiễm qua các thực phẩm bẩn hoặc nước uống bị ô nhiễm.

Biểu hiện của bệnh kiết kỵ bao gồm: đau quặn bụng ở manh tràng dọc theo khung đại tràng, đi tiểu nhiều lần, khó khăn khi đi đại tiện, tiêu chảy có máu và sủi bọt, đau rát hậu môn, cơ thể bị mất nước, sốt.

Tóm lại, đi cầu ra máu là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh lý từ đơn giản đến phức tạp và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Để biết rõ mình đang mắc phải căn bệnh nào bạn cần theo dõi sự thay đổi của cơ thể kèm theo những triệu chứng gặp phải để có thể thông báo với bác sĩ trong quá trình thăm khám từ đó có thể giúp chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Lưu ý, bạn không nên tự ý chẩn đoán bệnh cho bản thân cũng như tự ý điều trị vì nó có thể khiến cho bệnh nghiêm trọng hơn nếu điều trị sai cách.

Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? 1

Đi ngoài ra máu là triệu chứng không hiếm gặp, nhưng nếu biểu hiện này diễn ra thường xuyên hoặc kéo dài thì người bệnh cần đi thăm khám ngay để có hướng điều trị phù hợp. Theo các bác sĩ khoa tiêu hóa, đi cầu ra máu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng sau:

  • Thiếu máu: Đi ngoài ra máu trong thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể bị mất máu. Lâu ngày, cơ thể không được bổ sung đầy đủ qua thức ăn, thực phẩm chức năng thì thiếu máu là điều hiển nhiên. Khi bị thiếu máu, cơ thể bị suy nhược, các hoạt động dần bị suy giảm và thậm chí là ngưng trệ. Nặng hơn, thiếu máu có thể làm suy giảm trí nhớ và mất kiểm soát…
  • Sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút: Có thể thấy, hầu hết tình trạng đi cầu ra máu là do hệ tiêu hóa hoạt động không tốt. Từ đó, khiến cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm, hệ miễn dịch kém. Từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác.
  • Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt: Đi ngoài ra máu không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Cụ thể là khi bị đi cầu ra máu, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu làm ảnh hưởng đến đời sống tinh thần cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Không những thế, nếu đi cầu ra máu là biểu hiện của một số bệnh lý như: viêm đại tràng, trực tràng, trĩ độ nặng, ung thư đại tràng… có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và nặng theo từng ngày. Chình vì vậy, nếu xuất hiện tình trạng đi cầu ra máu kéo dài người bệnh cần đi thăm khám và điều trị ngay từ sớm.

Đi ngoài ra máu tươi khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bình thường, biểu hiện đi ngoài ra máu chỉ xuất hiện một vào lần thì có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, khi biểu hiện bệnh nghiêm trọng và kéo dài kèm theo một số biểu hiện dưới đây bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám:

  • Biểu hiện đi ngoài ra máu kéo dài hơn 2 hoặc 3 tuần.
  • Cơ thể mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Thường xuyên bị đau bụng và có khi những cơn đau còn dữ dội kèm biểu hiện sốt cao.
  • Phân lỏng hoặc mềm hơn bình thường và diễn ra trong 3 tuần hay nhiều hơn.
  • Kèm theo buồn nôn hoặc nôn ra máu.
  • Thường xuyên bị thay đổi thói quen đại tiện, có lúc bị đi ngoài, có lúc lại bị táo bón.

Cách chẩn đoán tình trạng đi cầu ra máu

Để chẩn đoán chính xác về bệnh, đầu tiên bạn cần mô tả các biểu hiện gặp phải với bác sĩ. Sau đó bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cần thiết để có thể đưa ra kết quả chính xác nhất.

Cách chẩn đoán tình trạng đi cầu ra máu 1

Các xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán tình trạng đi cầu ra máu bao gồm:

  • Xét nghiệm máu trong phân: Dựa vào mẫu phân của người bệnh bác sĩ sẽ xác định được màu máu và lượng máu chảy ra.
  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ: Đây là phương pháp giúp kiểm ra lượng máu bị mất đi một cách chính xác nhất.
  • Kiểm tra trực tràng: Kiểm tra trực tràng để xác định xem đó có phải dấu hiệu bệnh trĩ hoặc các nguyên nhân khác có thể gây chảy máu.
  • Nội soi: Phương pháp này có thể giúp bác sĩ quán sát niêm mạc bên trong đường tiêu hóa và xác định các tổn thương liên quan.

Làm gì khi bị đi cầu ra máu?

Để xử lý tình trạng đi ngoài ra máu, cách tốt nhất cần xác định rõ đâu là nguyên nhân gây chảy máu từ đó có biện pháp can thiệp y khoa phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kết hợp thực hiện một số biện pháp thay đổi tại nhà để tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa cũng như cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu một cách tốt nhất. Cụ thể, các biện pháp bao gồm:

1. Xử lý tại nhà

Đầu tiên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc tại nhà để duy trì nhu động ruột bình thường, hỗ trợ ngăn ngừa đi ngoài ra máu như sau:

+) Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh:

1. Xử lý tại nhà 1
Chế độ ăn giàu chất xơ giúp phòng ngừa táo bón
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ cho cơ thể bởi chất xơ có tác dụng kích thích ruột tăng co bóp, làm mềm phân, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Các loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: các loại rau xanh (rau lang, rau mùng tơi, rau đay, rau má, súp lơ xanh, các loại cải xanh…) và trái cây tươi (quả thanh long, chuối, đu đủ, bưởi), ngũ cốc nguyên hạt…
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm gây kích thích, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ làm cho hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn và làm giãn tĩnh mạch vùng hậu môn.
  • Mỗi ngày bổ sung khoảng 2 – 2,5 lít nước vừa giúp thanh lọc cơ thể vừa giúp làm mềm phân từ đó việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn.

+) Thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý:

  • Tập thói quen đại tiện hợp lý: Tạo điều kiện đi đại tiện vào một khung giờ nhất định, không nên rặn khi đi vệ sinh, sau khi đi đại tiện cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ và lau khô bằng khăn mềm để phòng ngừa viêm nhiễm hậu môn.
  • Thường xuyên vận động, tránh ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ. Vận động, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, nhu động ruột hậu môn, thúc đẩy tiêu hóa.
  • Với trường hợp bị nứt kẽ hậu môn hoặc bệnh trĩ nên thực hiện ngâm hậu môn trong bồn nước ấm mỗi ngày để giảm đau.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý để tránh bệnh phát triển nặng hơn.

>>> Bạn có thể tham khảo: Mách bạn cách chữa đi ngoài ra máu hiệu quả nhất

2. Điều trị y tế bằng Tây y

Khi xác định được nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp y khoa phù hợp. Việc cần làm của bạn là tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và tránh tự ý thay đổi hoặc ngừng sử dụng thuốc để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tái khám định kỳ để bác sĩ có thể thấy được sự thay đổi của bệnh theo chiều hướng nào và từ đó có thể điều chỉnh các phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Trên đây là toàn bộ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi cầu ra máu cùng một số thông tin cần thiết để xử lý bệnh an toàn, hiệu quả. Hy vọng bài viết đã mang thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Chắc hẳn ai cũng phải giật mình và lo lắng khi gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng táo bón nhưng cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa. Để có thể biết rõ được tình trạng đi cầu ra máu là dấu hiệu bệnh gì, có nguy hiểm không, bạn đọc có thể tham khảo qua những thông tin sau đây nhé.

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không? 1

Hiện tượng đi ngoài ra máu là gì?

Đi cầu ra máu (hay còn gọi là đi ngoài ra máu) là thuật ngữ miêu tả tình trạng máu xuất hiện trong phân hoặc trong giấy vệ sinh ngay sau khi đi vệ sinh.

Đây chắc chắn là dấu hiệu của một tình trạng bệnh nào đó liên quan tới đường ruột, đại tràng, trực tràng. Nó có thể là dấu hiệu của tình trạng đơn giản như táo bón hoặc cũng có thể là những căn bệnh nguy hiểm như: viêm đại tràng, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí ung thư.

Màu máu sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh:

  • Đi ngoài ra máu đỏ tươi: Thường do những tổn thương ở quanh khu vực hậu môn, trực tràng, đại tràng.
  • Đi ngoài ra máu phân đen: Thường nguyên nhân do xuất huyết ống tiêu hóa.
Tóm lại, khi đi cầu ra máu bạn cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân do đâu từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp. Để có thể xác định được nguyên nhân bạn cần dựa vào những triệu chứng khác đi kèm khác. Tốt hơn hết, nếu đi cầu ra máu kéo dài bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

Máu có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi nhìn trên giấy vệ sinh, nhỏ thành từng giọt khi đi đại tiện nhưng cũng có những trường hợp khó phát hiện hơn khi máu lẫn trong phân. Tùy vào số lượng máu chảy cùng với các triệu chứng đi kèm khác nhau mà có thể xác định được nó là biểu hiện của bệnh lý nào.

Dưới đây là các bệnh lý thường gây hiện tượng đi cầu ra máu và các triệu chứng đi kèm khác để bạn có thể phần nào đoán được ra. Mời bạn đọc cùng teotri.vn tìm hiểu chi tiết:

Đi ngoài ra máu do táo bón

Có tới 50% nguyên nhân đi ngoài ra máu là do bệnh táo bón kéo dài. Táo bón khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện. Khi bị táo bón, phân sẽ khô cứng và vón thành cục lớn, do đó khi đi đại tiện người bệnh cần phải dùng lực mạnh để đẩy phân ra ngoài khiến cho hậu môn bị sưng đỏ, phù nề, thậm chí rách kẽ hậu môn làm chảy máu… Máu do táo bón thường có màu đỏ tươi và máu bám trên phân.

Tuy đây là biểu hiện thường gặp nhưng không nguy hiểm và bạn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng cách ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, siêng vận động. Khi táo bón được cải thiện thì tình trạng đi cầu ra máu cũng sẽ không xuất hiện.

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ 1

Đi ngoài ra máu là biểu hiện thường gặp của người bệnh trĩ. Theo số liệu thống kê, có đến 50 % người bệnh đi ngoài ra máu là do táo bón và trong số đó có tới hơn 60% người bệnh bị trĩ. Có thể nói, táo bón chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ còn bào gồm: ngồi lâu, kém vận động, mang thai, làm việc nặng nhọc…

Khi người bệnh rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài sẽ khiến cho các tĩnh mạch ở vùng hậu môn phải chịu áp lực lớn, phân trà sát vào búi trĩ gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu.

Ban đầu, máu chỉ xuất hiện trên phân hay một ít trên giấy vệ sinh. Nhưng khi tình trạng bệnh nặng máu có thể bắn thành tia và thậm chí máu chảy nhỏ giọt, nặng hơn chỉ cần người bệnh đứng hay ngồi xổm máu cũng chảy ra kèm theo hiện tượng đau rát.

Ở bệnh trĩ, máu chảy ra thường là máu tươi và đi kèm một số triệu chứng khác như:

  • Đau rát, ngứa vùng hậu môn có cả phù nề khi vực hậu môn – trực tràng rất khó chịu
  • Xuất hiện tình trạng búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn
  • Xung quanh hậu môn ẩm ướt và xuất hiện dịch nhầy dính

Bệnh trĩ nếu không có hướng điều trị kịp thời sẽ phát triển rất nhanh và có thể dẫn đến một số biến chứng như: nhiễm khuẩn, hoại tử búi trĩ, tắc mạch trĩ, sa nghẹt búi trĩ và ung thư đại trực tràng.

Để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh trĩ và cách khắc phục tình trạng đi ngoài ra máu do trĩ bạn có thể tham khảo bài viết sau: Đi ngoài ra máu do trĩ có nguy hiểm không?

Nứt kẽ hậu môn

Nứt hậu môn là tình trạng hậu môn xuất hiện các vết nứt hoặc vết rách, có thể là một hoặc nhiều vết. Các vết nứt có thể xuất hiện do tình trạng táo bón kéo dài, thường gặp ở phụ nữ mang thai & sau khi sinh, những người mắc bệnh Crohn, người mắc bệnh trĩ…

Người bị nứt kẽ hậu môn thường có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi kèm theo những triệu chứng như: đau rát hậu môn, dịch nhày xuất hiện quanh vị trí nứt kẽ. Nếu vết rách nứt to có thể dẫn đến tình trạng máu chảy từng giọt kèm theo đó là biểu hiện ngứa ngày khi đi đại tiện.

Tăng cường bổ sung chất xơ và thuốc làm mềm phân hoặc thoa kem vào hậu môn sẽ giúp hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng nhanh chóng.

Các triệu chứng của nứt kẽ hậu môn rất dễ nhầm lẫn với bệnh trĩ. Tuy nhiên, biểu hiện đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu do bệnh trĩ thường nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như điều trị lâu hơn.

Bệnh viêm đại tràng, trực tràng

Bệnh viêm đại tràng, trực tràng 1

Đại tràng là phần cuối của ống tiêu hóa còn trực tràng là đoạn cuối của đại tràng nằm ngay gần hậu môn. Viêm đại tràng, trực tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm, thương tổn ở các mức độ nhẹ hoặc nặng khác nhau.

Nguyên nhân của cả viêm đại tràng và trực tràng đều có thể do nhiễm một số loại vi sinh vật có hại như: Shigella (vi khuẩn lỵ trực khuẩn), Salmonella (vi khuẩn thương hàn), Vibrio cholerae (vi khuẩn tả), vi khuẩn E. coli, vi khuẩn lao; bị ngộ độc hoặc dị ứng thức ăn; do nấm; do căng thẳng, stress kéo dài…

Ngoài triệu chứng đi ngoài ra máu, máu lẫn trong phân thì viêm đại tràng còn có một số biểu hiện:

  • Tiêu chảy (có thể đi 5 – 7 lần/ngày) hoặc phân sống, phân không thành khuôn.
  • Bị đau bụng kéo dài và cơn đau bụng sẽ giảm và hết dần sau khi đi đại tiện xong.
  • Bụng đầy hơi, khó chịu.
  • Cơ thể mệt mỏi, bị sút cân.
  • Đi ngoài ra máu, có trường hợp có lẫn máu và mủ trong phân gần giống với kiết lỵ.

>>> Bạn có thể quan tâm: Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột là bệnh lý về nhiễm trùng tiêu hóa nguyên nhân chính là do 2 chủng virus chính Norovirus và Adenvirus gây ra.

Khi bị viêm dạ dày ruột, người bệnh thường gặp phải biểu hiện như: tiêu chảy, đi cầu ra máu (máu đỏ tươi trong trường hợp viêm loét đại tràng, máu đỏ sẫm trong trường hợp bệnh Crohn), đau bụng, buồn nôn; mất nước, cơ thể bị sốt, đau đầu…

Polyp đại tràng – dạ dày

Polyp đại tràng – dạ dày 1

Polyp là một dạng tổn thương do niêm mạc hoặc sự tăng sinh quá mức của tổ chức dưới niêm mạc tạo thành, thường gặp ở 2 dạng là Polip đại tràng và Polip dạ dày. Chúng có hình dáng giống như khối u, có thể có cuống hoặc không có cuống tùy loại. Đa số các Polyp đều lành tính, nhưng vẫn có thể chuyển hóa sang dạng ác tính nếu không được chữa trị kịp thời.

Người bệnh Polyp đại tràng thường có các triệu chứng như:

  • Có thể bị tiêu chảy hoặc xen kẽ tình trạng tái bón kèm theo biểu hiện đai ngoài ra máu, máu lẫn vào phân.
  • Đầy hơi, khó tiêu, có thể bị đau quặn bụng dọc theo khung đại tràng.

Polyp dạ dày thường có số lượng ít hơn Polyp đại tràng. Một số triệu chứng Polyp dạ dày thường gặp như:

  • Máu lẫn trong phân khi đi tiêu và có màu đen.
  • Khi kích thước Polyp to còn có thể bị nôn ói ra máu
  • Đầy bụng, khó tiêu.
  • Bị đau tức vùng bụng trên rốn.

Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng máu thoát ra khỏi lòng mạch và chảy vào trong ống tiêu hóa (có thể ở thực quản, dạ dày, ruột hoặc hậu môn.

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng rối loạn tiêu hóa gây đi ngoài ra máu. Máu có thể xuất hiện trong phân hoặc chất nôn, đôi khi máu có thể xuất hiện dưới dạng phân có màu hắc ín hoặc đen. Trong trường hợp xuất huyết cấp tính, người bệnh cần điều trị cấp cứu nhằm tránh các rủi ro gây ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.

Các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa như:

  • Máu có thể lẫn trong phân hoặc xuất hiện dưới dạng nôn ra ngoài, máu có màu đen.
  • Phân ở dạng lỏng như bã café có mùi khắm thối bất thường.
  • Tùy theo mức độ nhẹ hay nặng mà người bệnh sẽ có thêm các triệu chứng: vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm mạc nhợt, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, ngất xỉu, huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ, thở nhanh nông, tiểu ít…

Đi ngoài ra máu do sa trực tràng

Đi ngoài ra máu do sa trực tràng 1

Sa trực tràng là tình trạng mà mỗi lần đi đại tiện thì có một phần hay toàn bộ thành trực tràng bị lộn ngược lại hoặc lòi ra bên ngoài ống hậu môn. Sa trực tràng có thể do nhiều nguyên nhân như: viêm đại tràng mãn tính, sỏi bàng quang, cơ nâng hậu môn hoặc cơ đáy chậu bị suy yếu tự nhiên, do lao động nặng quá sức…

Các triệu chứng sa trực tràng thường gặp:

  • Bạn có thể gặp phải tình trạng buồn đi đại tiện không thể kiểm soát, có khi đi đại tiện sẽ không ra phân mà chỉ tiết dịch nhầy.
  • Bị chảy máu trực tràng nên khi đẩy phân ra ngoài máu sẽ theo ra và máu có màu đỏ tươi.
  • Có cảm giác khó chịu, mất tự tin

Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng (hay còn gọi là ung thư ruột kết) là sự xuất hiện những khối ung thư trong đại tràng, trực tràng của người bệnh. Nhiều trường hợp bị ung thư do polyp phát triển thành. Đây là căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao thứ 4 trên thế giới. Nếu phát hiện được từ giai đoạn đầu và kịp thời điều trị có thể khỏi tới 90%.

Ngoài đi cầu ra máu, người bệnh còn có các biểu hiện khác như:

  • Người bệnh có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy, phân có lẫn máu và dịch nhầy
  • Đã đi ngoài nhưng cảm giảm không hết phân nên vẫn muốn đi đại tiện tiếp mặc dù vừa đi đại tiện xong
  • Cơ thể mệt mỏi, sụt cân nhưng không rõ nguyên nhân.
  • Đau bụng từng cơn với mức độ nặng hay nhẹ khác nhau và vùng bụng có cảm giác u cứng

Bệnh kiết lỵ

Bệnh kiết lỵ 1

Kiết lỵ là bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn salmonella và shigella gây ra. Những vi khuẩn này được lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với các vi khuẩn có trong phân. Ngoài ra, chúng còn có thể lây nhiễm qua các thực phẩm bẩn hoặc nước uống bị ô nhiễm.

Biểu hiện của bệnh kiết kỵ bao gồm: đau quặn bụng ở manh tràng dọc theo khung đại tràng, đi tiểu nhiều lần, khó khăn khi đi đại tiện, tiêu chảy có máu và sủi bọt, đau rát hậu môn, cơ thể bị mất nước, sốt.

Tóm lại, đi cầu ra máu là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh lý từ đơn giản đến phức tạp và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Để biết rõ mình đang mắc phải căn bệnh nào bạn cần theo dõi sự thay đổi của cơ thể kèm theo những triệu chứng gặp phải để có thể thông báo với bác sĩ trong quá trình thăm khám từ đó có thể giúp chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Lưu ý, bạn không nên tự ý chẩn đoán bệnh cho bản thân cũng như tự ý điều trị vì nó có thể khiến cho bệnh nghiêm trọng hơn nếu điều trị sai cách.

Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? 1

Đi ngoài ra máu là triệu chứng không hiếm gặp, nhưng nếu biểu hiện này diễn ra thường xuyên hoặc kéo dài thì người bệnh cần đi thăm khám ngay để có hướng điều trị phù hợp. Theo các bác sĩ khoa tiêu hóa, đi cầu ra máu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng sau:

  • Thiếu máu: Đi ngoài ra máu trong thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể bị mất máu. Lâu ngày, cơ thể không được bổ sung đầy đủ qua thức ăn, thực phẩm chức năng thì thiếu máu là điều hiển nhiên. Khi bị thiếu máu, cơ thể bị suy nhược, các hoạt động dần bị suy giảm và thậm chí là ngưng trệ. Nặng hơn, thiếu máu có thể làm suy giảm trí nhớ và mất kiểm soát…
  • Sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút: Có thể thấy, hầu hết tình trạng đi cầu ra máu là do hệ tiêu hóa hoạt động không tốt. Từ đó, khiến cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm, hệ miễn dịch kém. Từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác.
  • Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt: Đi ngoài ra máu không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Cụ thể là khi bị đi cầu ra máu, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu làm ảnh hưởng đến đời sống tinh thần cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Không những thế, nếu đi cầu ra máu là biểu hiện của một số bệnh lý như: viêm đại tràng, trực tràng, trĩ độ nặng, ung thư đại tràng… có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và nặng theo từng ngày. Chình vì vậy, nếu xuất hiện tình trạng đi cầu ra máu kéo dài người bệnh cần đi thăm khám và điều trị ngay từ sớm.

Đi ngoài ra máu tươi khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bình thường, biểu hiện đi ngoài ra máu chỉ xuất hiện một vào lần thì có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, khi biểu hiện bệnh nghiêm trọng và kéo dài kèm theo một số biểu hiện dưới đây bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám:

  • Biểu hiện đi ngoài ra máu kéo dài hơn 2 hoặc 3 tuần.
  • Cơ thể mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Thường xuyên bị đau bụng và có khi những cơn đau còn dữ dội kèm biểu hiện sốt cao.
  • Phân lỏng hoặc mềm hơn bình thường và diễn ra trong 3 tuần hay nhiều hơn.
  • Kèm theo buồn nôn hoặc nôn ra máu.
  • Thường xuyên bị thay đổi thói quen đại tiện, có lúc bị đi ngoài, có lúc lại bị táo bón.

Cách chẩn đoán tình trạng đi cầu ra máu

Để chẩn đoán chính xác về bệnh, đầu tiên bạn cần mô tả các biểu hiện gặp phải với bác sĩ. Sau đó bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cần thiết để có thể đưa ra kết quả chính xác nhất.

Cách chẩn đoán tình trạng đi cầu ra máu 1

Các xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán tình trạng đi cầu ra máu bao gồm:

  • Xét nghiệm máu trong phân: Dựa vào mẫu phân của người bệnh bác sĩ sẽ xác định được màu máu và lượng máu chảy ra.
  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ: Đây là phương pháp giúp kiểm ra lượng máu bị mất đi một cách chính xác nhất.
  • Kiểm tra trực tràng: Kiểm tra trực tràng để xác định xem đó có phải dấu hiệu bệnh trĩ hoặc các nguyên nhân khác có thể gây chảy máu.
  • Nội soi: Phương pháp này có thể giúp bác sĩ quán sát niêm mạc bên trong đường tiêu hóa và xác định các tổn thương liên quan.

Làm gì khi bị đi cầu ra máu?

Để xử lý tình trạng đi ngoài ra máu, cách tốt nhất cần xác định rõ đâu là nguyên nhân gây chảy máu từ đó có biện pháp can thiệp y khoa phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kết hợp thực hiện một số biện pháp thay đổi tại nhà để tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa cũng như cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu một cách tốt nhất. Cụ thể, các biện pháp bao gồm:

1. Xử lý tại nhà

Đầu tiên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc tại nhà để duy trì nhu động ruột bình thường, hỗ trợ ngăn ngừa đi ngoài ra máu như sau:

+) Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh:

1. Xử lý tại nhà 1
Chế độ ăn giàu chất xơ giúp phòng ngừa táo bón
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ cho cơ thể bởi chất xơ có tác dụng kích thích ruột tăng co bóp, làm mềm phân, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Các loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: các loại rau xanh (rau lang, rau mùng tơi, rau đay, rau má, súp lơ xanh, các loại cải xanh…) và trái cây tươi (quả thanh long, chuối, đu đủ, bưởi), ngũ cốc nguyên hạt…
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm gây kích thích, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ làm cho hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn và làm giãn tĩnh mạch vùng hậu môn.
  • Mỗi ngày bổ sung khoảng 2 – 2,5 lít nước vừa giúp thanh lọc cơ thể vừa giúp làm mềm phân từ đó việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn.

+) Thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý:

  • Tập thói quen đại tiện hợp lý: Tạo điều kiện đi đại tiện vào một khung giờ nhất định, không nên rặn khi đi vệ sinh, sau khi đi đại tiện cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ và lau khô bằng khăn mềm để phòng ngừa viêm nhiễm hậu môn.
  • Thường xuyên vận động, tránh ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ. Vận động, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, nhu động ruột hậu môn, thúc đẩy tiêu hóa.
  • Với trường hợp bị nứt kẽ hậu môn hoặc bệnh trĩ nên thực hiện ngâm hậu môn trong bồn nước ấm mỗi ngày để giảm đau.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý để tránh bệnh phát triển nặng hơn.

>>> Bạn có thể tham khảo: Mách bạn cách chữa đi ngoài ra máu hiệu quả nhất

2. Điều trị y tế bằng Tây y

Khi xác định được nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp y khoa phù hợp. Việc cần làm của bạn là tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và tránh tự ý thay đổi hoặc ngừng sử dụng thuốc để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tái khám định kỳ để bác sĩ có thể thấy được sự thay đổi của bệnh theo chiều hướng nào và từ đó có thể điều chỉnh các phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Trên đây là toàn bộ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi cầu ra máu cùng một số thông tin cần thiết để xử lý bệnh an toàn, hiệu quả. Hy vọng bài viết đã mang thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...