Dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi do trĩ và cách khắc phục

Đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến đại tràng và vùng hậu môn trực tràng. Đặc biệt, đây có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ ở giai đoạn đầu. Vậy, làm thế nào để biết được biểu hiện đi ngoài ra máu tươi có phải do bệnh trĩ hay không. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những dấu hiệu nhận diện đi ngoài ra máu tươi do trĩ và cách khắc phục tại nhà.

Dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi do trĩ và cách khắc phục 1

Tại sao người bệnh trĩ bị đi cầu ra máu?

Bệnh trĩ xuất hiện là do các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị giãn rộng. Dựa vào vị trí của búi trĩ, người ta thường chia bệnh trĩ thành hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại.

Khi bị trĩ, áp lực trong tĩnh mạch hậu môn tăng lên, tĩnh mạch giãn rộng ra, trở nên yếu và mỏng. Vì vậy, nếu chúng ta lỡ vận động mạnh, hoặc va chạm mạnh vào búi trĩ ngoại hoặc búi trĩ nội đã bị lòi ra không thể co vào được nữa. Cả hai loại này đều có khả năng hình thành cục máu đông bên trong tĩnh mạch của búi trĩ. Cho nên, dù có mắc phải bất kỳ loại trĩ nào thì cũng đều gặp phải tình trạng đi cầu ra máu tươi.

Người mắc bệnh trĩ thường gặp khó khăn trong việc đi đại tiện vì táo bón, phân khô cứng. Người bệnh phải ra sức rặn mạnh có thể gây ảnh hưởng đến búi trĩ và khiến chúng vỡ ra rồi chảy máu. Khối phân quá cứng sẽ tác động lên bề mặt búi trĩ và khiến chúng dễ bị tổn thương và gây chảy máu trong tĩnh mạch của búi trĩ. Khi mà các cục máu đông hình thành quá nhiều sẽ gây vỡ tĩnh mạch và dẫn đến chảy máu ra ngoài. Thông thường, máu từ búi trĩ sẽ có màu đỏ tươi khi nhìn thấy trên giấy vệ sinh.

Phân biệt đi ngoài ra máu tươi do trĩ và các bệnh khác

Dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi do trĩ

Đi ngoài ra máu tươi là biểu hiện sớm nhất của bệnh trĩ. Để tránh bị nhầm lẫn với các bệnh khác, bạn cần biết biểu hiện đi ngoài ra máu tươi do trĩ diễn ra như thế nào.

Đầu tiên, máu chỉ xuất hiện với một lượng rất ít, máu thường chảy ra sau khi đi đại tiện. Máu thường không lẫn vào phân mà bao phủ ngoài phân hoặc có thể xuất hiện trên giấy vệ sinh. Bên cạnh đó, bạn còn có cảm giác đau rát một chút và ngứa ở khu vực hậu môn. Tuy nhiên, không phải tất cả những người mắc bệnh trĩ đều gặp phải các triệu chứng như vậy, cũng có người không có biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào rõ ràng.

Khi bệnh phát triển, dấu hiệu đi ngoài ra máu sẽ rõ ràng hơn. Lúc này, máu sẽ chảy thành từng giọt hoặc bắn thành từng tia khi đi vệ sinh. Nặng hơn nữa, bạn có thể gặp phải biểu hiện chảy máu ở hậu môn ngay cả khi đứng hoặc ngồi xổm.

Dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi do trĩ 1

Ngoài ra, bệnh trĩ còn đi kèm với một số dấu hiệu đặc trưng khác là:

  • Sa búi trĩ: Việc cố gắng rặn khi đi vệ sinh kéo dài có thể khiến cho búi trĩ sa ít hoặc nhiều ra ngoài. Ở giai đoạn đầu, búi trĩ sa xuống có thể tự co lên hoặc người bệnh có thể dùng tay đẩy lên được. Nhưng nếu bệnh phát triển nặng, búi trĩ không thể co lên mặc dù người bệnh có dùng tay để đẩy lên.
  • Đau rát vùng hậu môn: Khi kích thước búi trĩ phát triển lớn hơn và hiện tượng úi trĩ bị sa ra ngoài nên sẽ có biểu hiện đau rát, ngứa ngáy hậu môn.

Phân biệt đi ngoài ra máu do trĩ và các bệnh lý khác

Đi ngoài ra máu tươi còn là biểu hiện của một số bệnh lý về hậu môn, trực tràng như nứt kẽ hậu môn, polyp trực tràng, ung thư trực tràng. Dưới đây là một vài đặc điểm giúp bạn hiểu hơn về triệu chứng chảy máu do trĩ hay do bệnh lý khác:

➤ Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là biến chứng thường gặp sau khi sinh, tình trạng táo bón kéo dài, bệnh trĩ, bệnh Crohn… Ngoài biểu hiện đai ngoài ra máu tươi, cả người bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn đều có biểu hiện đau rát và nứt kẽ hậu môn.

Điểm khác biệt là ở những người bị nứt kẽ hậu môn sẽ có biểu hiện đau rát âm ỉ vùng hậu môn cả ngày và đặc biệt sau khi đi đại tiện phân cứng. Còn bệnh trĩ mới đầu chỉ bị sưng tấy ở búi trĩ và chưa có cảm giác đau nhức nhiều.

Ngoài ra, đặc trưng của trĩ là chảy máu khi đi đại tiện còn bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn có thể bị chảy máu hậu môn ngay cả khi đi vệ sinh nhẹ.

➤ Bệnh viêm loét trực tràng chảy máu

Người bệnh thường nhận thấy trong phân có lẫn máu tươi và dịch nhầy. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy đau bụng nhiều.

➤ Polyp và ung thư đại trực tràng: Biểu hiện đi ngoài ra máu tươi chỉ diễn ra theo từng đợt và ra rất nhiều máu và có lẫn nhầy trong phân. Kèm theo biểu hiện đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài, đi xong vẫn muốn rặn tiếp. Người bệnh thường bị rối loạn đại tiện, cụ thể là có lúc đi táo, lúc đi lỏng thất thường.

Đi ngoài ra máu tươi do trĩ có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra máu tươi do trĩ có nguy hiểm không? 1

Khi biểu hiện đi ngoài ra máu xuất hiện với tần suất ít thường bị người bệnh bỏ qua. Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, đi ngoài ra máu tươi là biểu hiện không thể coi thường. Đi ngoài ra máu tươi do trĩ chứng tỏ bệnh bắt đầu phát triển đến giai đoạn II nên nếu không được kiểm soát thì có thể dẫn đến một số biến chứng sau:

  • Tắc mạch búi trĩ: Chảy máu gây nên các cục máu đông, tích tụ nhiều ngày sẽ làm tắc mạch búi trĩ gây đau đớn.
  • Nhiễm trùng: Vi khuẩn trong phân có thể xâm nhập vào các vùng tổn thương gây nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Cơ thể suy nhược: Nếu để biểu hiện đi ngoài ra máu kéo dài mà không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể khiến cơ thể bị mất máu, cơ thể mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, suy nhược cơ thể, suy giảm sức đề kháng…
  • Biến chứng nặng dần: Biểu hiện đi ngoài ra máu sẽ phát triển từng ngày theo các cấp độ của bệnh và theo đó mức độ viêm nhiễm cũng nghiêm trọng dần khiến cho các biến chứng nặng dần theo từng ngày.
Tóm lại, đi ngoài ra máu tươi do trĩ có thể dẫn đến một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, người bệnh cần thăm khám để điều trị sớm tránh những hệ lụy về sau.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: 9 Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ mà bạn không ngờ tới

Bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu biểu hiện đi ngoài ra máu do trĩ xuất hiện với tần suất thấp và số lượng máu ít thì thường chỉ cần cải thiện chế độ ăn uống là tình trạng này có thể biến mất. Tuy nhiên, đi cầu ra máu nhiều và kéo dài, kèm theo biểu hiện đau đớn thì bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng và cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa.

Hãy tới bác sĩ khi bạn có các dấu hiệu sau:

  • Lượng máu ra nhiều và kéo dài hơn 2 hoặc 3 tuần.
  • Biểu hiện đau nhức nhiều.
  • Cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng kém.
  • Có sự rò rỉ không kiểm soát từ hậu môn.

Cách khắc phục đi ngoài ra máu tươi do trĩ

Cầm máu, tránh chảy máu sẽ luôn là mục tiêu hàng đầu mà người bệnh trĩ ra máu hướng tới, bạn hãy cùng tham khảo một số gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn sớm cải thiện sức khỏe.

Ngâm hậu môn trong nước ấm

Ngâm hậu môn trong nước ấm 1

Mỗi ngày ngâm hậu môn trong nước ấm từ 2 – 3 lần sẽ giúp giảm kích ứng, giảm đau, giảm ngứa và các tĩnh mạch co nhỏ lại hạn chế được tình trạng đi cầu ra máu.

Đặc biệt, khi pha nước ấm để ngâm hậu môn bạn nên thêm vào chút muối để chữa lành vết thương nhanh chóng và loại bỏ nhiễm trùng.

Chườm lạnh

Chườm lạnh lên búi trĩ là cách làm giúp giảm đau, sưng và giảm viêm hiệu quả. Ngoài ra, chườm lạnh cũng giúp cho các tĩnh mạch cho nhỏ lại nên giúp cầm máu nhanh chóng.

Lưu ý, bạn không nên chườm đá trực tiếp lên búi trĩ vì nó có thể làm hỏng vùng da xung quanh. Bạn nên đặt đá vào túi chườm chuyên dụng hoặc bọc trong khăn vải sạch và chườm nhẹ nhàng vào búi trĩ. Chườm trong vài phút rồi lại nghỉ để da trở về nhiệt độ bình thường và tiếp tục thực hiện lại.

Sau khi chườm lạnh bạn nên lau khô hậu môn bằng khăn mềm, tránh để ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm.

Sử dụng giấy vệ sinh mềm

Sử dụng giấy vệ sinh thô có thể gây kích ứng da và làm trầy xước búi trĩ. Do đó, bạn nên sử dụng khăn ẩm hoặc vệ sinh bằng nước rồi thấm khô hậu môn bằng khăn mềm. Không lau quá mạnh, vì có thể gây kích ứng hoặc gây chảy máu thêm.

Bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ ăn uống phù hợp vô cùng quan trọng với người bệnh trĩ. Nó góp phần hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát. Đôi khi, bệnh mới ở giai đoạn khởi phát chỉ cần thay đổi lối sống và thói quen ăn uống mà không cần sử dụng thuốc có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng nhanh chóng.

Sau đây là nguyên tắc ăn uống cho người bệnh trĩ bị đi ngoài ra máu tươi:

Ăn nhiều chất xơ và hoa quả tươi để ngăn ngừa táo bón

Bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp 1
Thực phẩm tốt như các loại rau xanh và hoa quả rất tốt cho người bệnh trĩ

Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp làm mềm phân và giảm thiểu táo bón. Từ đó, giúp người bệnh có thể đi đại tiện dễ dàng hơn.

Hoa quả tươi rất giàu vitamin giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy bụng, chướng hơi. Khi bổ sung đủ lượng rau xanh và trái cây tươi, bệnh nhân sẽ đi đại tiện dễ dàng hơn.

Một số thực phẩm chứa nhiều chất xơ có thể kể đến như: lúa mạch, họ nhà đậu (đậu cove, đậu đen, đậu đỏ…), ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau xanh và trái cây tươi…

Tuy nhiên, mỗi ngày bạn chỉ nên cung cấp đủ 25 gram chất xơ cho nữ giới hoặc 38 gram cho nam giới. Nếu tiêu thụ quá nhiều, chúng có thể gây đầy bụng, chướng hơi, khó chịu cho hệ tiêu hóa.

➤ Uống nhiều nước giúp làm mềm phân

Không chỉ giúp thanh lọc cơ thể, mỗi ngày uống khoảng 1,5 – 2 lít nước cũng giúp làm mềm phân từ đó việc đại tiện sẽ dễ dàng hơn, tránh gây áp lực cho các tĩnh mạch vùng hậu môn.

➤ Bổ sung thực phẩm giàu sắt ngăn ngừa tình trạng thiếu máu

Đi ngoài ra máu do trĩ diễn ra trong thời gian dài hoặc lượng máu chảy ra nhiều có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu. Vì vậy, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như: thịt bò, gan gà, các loại quả khô (mận, mơ khô, nho khô), các loại hạt (hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè), rau bó xôi, bông cải xanh …

➤ Hạn chế rượu bia, các chất kích thích, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

Những loại đồ ăn và thức uống này khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động khó khăn hơn, dễ gây táo bón và gia tăng nguy cơ tái phát bệnh. Vì vậy, bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho người bệnh trĩ bạn nên hạn chế hoặc từ bỏ những loại thực phẩm không tốt này.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bệnh trĩ nên ăn gì? Kiêng gì? cho nhanh khỏi bệnh

Thay đổi lối sống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý

Thay đổi lối sống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý 1
Khi bị trĩ bạn nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt lành mạnh tránh cho bệnh phát triển nhanh.
  • Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu: Nếu ở tư thế đứng hoặc ngồi quá lâu sẽ gây áp lực lớn đến vùng hậu môn, trực tràng làm cho bệnh trĩ nói chung và tình trạng đi ngoài ra máu nói riêng ngày càng phát triển nặng hơn.
  • Đi đại tiện đúng giờ: Việc nhịn đại tiện vô tình gây ra hiện tượng tái hấp thu nước nhiều lần dẫn đến tình trạng phân bị khô cứng, khó đi đại tiện hơn.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao: Thường xuyên luyện tập thể dục vừa giúp tăng cường sức khỏe mà còn làm tăng nhu động ruột, giúp dễ đi ngoài. Đó chính là lí do mà vì sao bệnh trĩ lại thường gặp ở những người ít vận động, nhân viên văn phòng.

Sử dụng thuốc giảm chảy máu

Nếu có ý định sử dụng thuốc bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng để bác sĩ tư vấn loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Bởi vì bất kỳ loại thuốc Tây nào cũng có thể gây tác dụng phụ cho cơ thể nếu không sử dụng đúng cách. Những loại thuốc thường được sử dụng khi bị đi ngoài ra máu do trĩ bao gồm:

✔Fargelin extra: loại thuốc này có công dụng tăng cường tĩnh mạch và làm giảm chảy máu.

✔Thuốc Flavonoid: có tác dụng tăng trương lực mạch máu nên giúp làm giảm chảy máu, đau, ngứa.

✔Canxi dobesilate hoặc viên doxium: Những loại thuốc này cũng có tác dụng làm giảm sưng các mô gây ra bệnh trĩ, giảm rò rỉ các mạch máu nhỏ, ngăn ngừa cục máu đông và cải thiện độ nhớt của máu.

☛ Tham khảo thêm tại: Đi ngoài ra máu uống thuốc gì hiệu quả nhất?

Kem thoa trĩ Cotripro giúp ngăn chảy máu và săn se búi trĩ hiệu quả

Việc điều trị bệnh trĩ đang là một vấn đề nan giải hiện nay. Bởi vì dù có áp dụng phương pháp điều trị nào bệnh cũng có nguy cơ tái phát trở lại nếu bệnh nhân có thói quen ăn uống và chế độ sinh hoạt không khoa học. Do đó, việc tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ đồng thời thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống hợp lý là việc làm rất cần thiết.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng chứa các thảo dược quý giúp hỗ trợ điều trị chứng đi ngoài ra máu hiệu quả. Các sản phẩm mà bạn nên tham khảo sử dụng là các loại kem bôi thảo dược đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, vừa an toàn lại hiệu quả nhanh.

Kem thoa trĩ Cotripro giúp ngăn chảy máu và săn se búi trĩ hiệu quả 1

CotriPro sẽ giúp chấm dứt tình trạng chảy máu do bệnh Trĩ hay nứt kẽ hậu môn nhanh chóng chỉ sau khoảng 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp Trĩ sa, Trĩ lâu năm thì nên kiên trì dùng đều đặn từ 1-2 tháng (3-6 tuýp) để búi Trĩ co dần lên.

Với các thành phần thảo dược:

  • Lá sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát
  • Hoạt chất Yomogin trong ngải cứu giúp co mạch từ đó làm giảm chảy máu, giúp săn se búi trĩ, tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.
  • Sự kết hợp của cúc tần và tinh chất nghệ giúp chống viêm, diệt khuẩn, giảm sưng đau khi búi trĩ chảy máu, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm
  • Lá lốt tiêu diệt vi khuẩn, hết sưng đau.

Đặc biệt, bà bầu và phụ nữ sau sinh cũng là những trường hợp rất dễ gặp phải bệnh trĩ. Khi sử dụng sản phẩm có tác dụng tại chỗ nhanh chóng, an toàn, không gây bất cứ ảnh hưởng nào tới thai nhi nên các bà bầu yên tâm tuyệt đối khi dùng.

Ngoài ra, vì là Gel bôi nên CotriPro chỉ tác động trực tiếp lên vùng hậu môn, hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi hay nguồn sữa mẹ nên thai phụ và các mẹ bỉm sữa yên tâm sử dụng đều đặn 2 lần/ngày để nhanh chóng thoát khỏi những phiền toái do bệnh trĩ gây ra, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

Cotripro hiện có bán tại các hiệu thuốc lớn trên toàn quốc, để tìm nhà thuốc gần nhất, bạn vui lòng bấm VÀO ĐÂY

Lời kết

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin khá chi tiết về dấu hiệu đi ngoài ra máu do bệnh trĩ cũng như cách phân biệt với các bệnh lý khác. Đồng thời, qua bài viết bạn cũng trang bị được thêm một số mẹo giúp khắc phục tình trạng đi ngoài ra máu hiệu quả tại nhà. Nếu như đã áp dụng các biện pháp tại nhà này mà tình trạng bệnh không thuyên giảm, hiện tượng chảy máu kéo dài, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động hoặc gây viêm nhiễm… bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi do trĩ và cách khắc phục

Đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến đại tràng và vùng hậu môn trực tràng. Đặc biệt, đây có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ ở giai đoạn đầu. Vậy, làm thế nào để biết được biểu hiện đi ngoài ra máu tươi có phải do bệnh trĩ hay không. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những dấu hiệu nhận diện đi ngoài ra máu tươi do trĩ và cách khắc phục tại nhà.

Dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi do trĩ và cách khắc phục 1

Tại sao người bệnh trĩ bị đi cầu ra máu?

Bệnh trĩ xuất hiện là do các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị giãn rộng. Dựa vào vị trí của búi trĩ, người ta thường chia bệnh trĩ thành hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại.

Khi bị trĩ, áp lực trong tĩnh mạch hậu môn tăng lên, tĩnh mạch giãn rộng ra, trở nên yếu và mỏng. Vì vậy, nếu chúng ta lỡ vận động mạnh, hoặc va chạm mạnh vào búi trĩ ngoại hoặc búi trĩ nội đã bị lòi ra không thể co vào được nữa. Cả hai loại này đều có khả năng hình thành cục máu đông bên trong tĩnh mạch của búi trĩ. Cho nên, dù có mắc phải bất kỳ loại trĩ nào thì cũng đều gặp phải tình trạng đi cầu ra máu tươi.

Người mắc bệnh trĩ thường gặp khó khăn trong việc đi đại tiện vì táo bón, phân khô cứng. Người bệnh phải ra sức rặn mạnh có thể gây ảnh hưởng đến búi trĩ và khiến chúng vỡ ra rồi chảy máu. Khối phân quá cứng sẽ tác động lên bề mặt búi trĩ và khiến chúng dễ bị tổn thương và gây chảy máu trong tĩnh mạch của búi trĩ. Khi mà các cục máu đông hình thành quá nhiều sẽ gây vỡ tĩnh mạch và dẫn đến chảy máu ra ngoài. Thông thường, máu từ búi trĩ sẽ có màu đỏ tươi khi nhìn thấy trên giấy vệ sinh.

Phân biệt đi ngoài ra máu tươi do trĩ và các bệnh khác

Dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi do trĩ

Đi ngoài ra máu tươi là biểu hiện sớm nhất của bệnh trĩ. Để tránh bị nhầm lẫn với các bệnh khác, bạn cần biết biểu hiện đi ngoài ra máu tươi do trĩ diễn ra như thế nào.

Đầu tiên, máu chỉ xuất hiện với một lượng rất ít, máu thường chảy ra sau khi đi đại tiện. Máu thường không lẫn vào phân mà bao phủ ngoài phân hoặc có thể xuất hiện trên giấy vệ sinh. Bên cạnh đó, bạn còn có cảm giác đau rát một chút và ngứa ở khu vực hậu môn. Tuy nhiên, không phải tất cả những người mắc bệnh trĩ đều gặp phải các triệu chứng như vậy, cũng có người không có biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào rõ ràng.

Khi bệnh phát triển, dấu hiệu đi ngoài ra máu sẽ rõ ràng hơn. Lúc này, máu sẽ chảy thành từng giọt hoặc bắn thành từng tia khi đi vệ sinh. Nặng hơn nữa, bạn có thể gặp phải biểu hiện chảy máu ở hậu môn ngay cả khi đứng hoặc ngồi xổm.

Dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi do trĩ 1

Ngoài ra, bệnh trĩ còn đi kèm với một số dấu hiệu đặc trưng khác là:

  • Sa búi trĩ: Việc cố gắng rặn khi đi vệ sinh kéo dài có thể khiến cho búi trĩ sa ít hoặc nhiều ra ngoài. Ở giai đoạn đầu, búi trĩ sa xuống có thể tự co lên hoặc người bệnh có thể dùng tay đẩy lên được. Nhưng nếu bệnh phát triển nặng, búi trĩ không thể co lên mặc dù người bệnh có dùng tay để đẩy lên.
  • Đau rát vùng hậu môn: Khi kích thước búi trĩ phát triển lớn hơn và hiện tượng úi trĩ bị sa ra ngoài nên sẽ có biểu hiện đau rát, ngứa ngáy hậu môn.

Phân biệt đi ngoài ra máu do trĩ và các bệnh lý khác

Đi ngoài ra máu tươi còn là biểu hiện của một số bệnh lý về hậu môn, trực tràng như nứt kẽ hậu môn, polyp trực tràng, ung thư trực tràng. Dưới đây là một vài đặc điểm giúp bạn hiểu hơn về triệu chứng chảy máu do trĩ hay do bệnh lý khác:

➤ Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là biến chứng thường gặp sau khi sinh, tình trạng táo bón kéo dài, bệnh trĩ, bệnh Crohn… Ngoài biểu hiện đai ngoài ra máu tươi, cả người bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn đều có biểu hiện đau rát và nứt kẽ hậu môn.

Điểm khác biệt là ở những người bị nứt kẽ hậu môn sẽ có biểu hiện đau rát âm ỉ vùng hậu môn cả ngày và đặc biệt sau khi đi đại tiện phân cứng. Còn bệnh trĩ mới đầu chỉ bị sưng tấy ở búi trĩ và chưa có cảm giác đau nhức nhiều.

Ngoài ra, đặc trưng của trĩ là chảy máu khi đi đại tiện còn bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn có thể bị chảy máu hậu môn ngay cả khi đi vệ sinh nhẹ.

➤ Bệnh viêm loét trực tràng chảy máu

Người bệnh thường nhận thấy trong phân có lẫn máu tươi và dịch nhầy. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy đau bụng nhiều.

➤ Polyp và ung thư đại trực tràng: Biểu hiện đi ngoài ra máu tươi chỉ diễn ra theo từng đợt và ra rất nhiều máu và có lẫn nhầy trong phân. Kèm theo biểu hiện đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài, đi xong vẫn muốn rặn tiếp. Người bệnh thường bị rối loạn đại tiện, cụ thể là có lúc đi táo, lúc đi lỏng thất thường.

Đi ngoài ra máu tươi do trĩ có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra máu tươi do trĩ có nguy hiểm không? 1

Khi biểu hiện đi ngoài ra máu xuất hiện với tần suất ít thường bị người bệnh bỏ qua. Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, đi ngoài ra máu tươi là biểu hiện không thể coi thường. Đi ngoài ra máu tươi do trĩ chứng tỏ bệnh bắt đầu phát triển đến giai đoạn II nên nếu không được kiểm soát thì có thể dẫn đến một số biến chứng sau:

  • Tắc mạch búi trĩ: Chảy máu gây nên các cục máu đông, tích tụ nhiều ngày sẽ làm tắc mạch búi trĩ gây đau đớn.
  • Nhiễm trùng: Vi khuẩn trong phân có thể xâm nhập vào các vùng tổn thương gây nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Cơ thể suy nhược: Nếu để biểu hiện đi ngoài ra máu kéo dài mà không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể khiến cơ thể bị mất máu, cơ thể mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, suy nhược cơ thể, suy giảm sức đề kháng…
  • Biến chứng nặng dần: Biểu hiện đi ngoài ra máu sẽ phát triển từng ngày theo các cấp độ của bệnh và theo đó mức độ viêm nhiễm cũng nghiêm trọng dần khiến cho các biến chứng nặng dần theo từng ngày.
Tóm lại, đi ngoài ra máu tươi do trĩ có thể dẫn đến một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, người bệnh cần thăm khám để điều trị sớm tránh những hệ lụy về sau.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: 9 Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ mà bạn không ngờ tới

Bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu biểu hiện đi ngoài ra máu do trĩ xuất hiện với tần suất thấp và số lượng máu ít thì thường chỉ cần cải thiện chế độ ăn uống là tình trạng này có thể biến mất. Tuy nhiên, đi cầu ra máu nhiều và kéo dài, kèm theo biểu hiện đau đớn thì bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng và cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa.

Hãy tới bác sĩ khi bạn có các dấu hiệu sau:

  • Lượng máu ra nhiều và kéo dài hơn 2 hoặc 3 tuần.
  • Biểu hiện đau nhức nhiều.
  • Cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng kém.
  • Có sự rò rỉ không kiểm soát từ hậu môn.

Cách khắc phục đi ngoài ra máu tươi do trĩ

Cầm máu, tránh chảy máu sẽ luôn là mục tiêu hàng đầu mà người bệnh trĩ ra máu hướng tới, bạn hãy cùng tham khảo một số gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn sớm cải thiện sức khỏe.

Ngâm hậu môn trong nước ấm

Ngâm hậu môn trong nước ấm 1

Mỗi ngày ngâm hậu môn trong nước ấm từ 2 – 3 lần sẽ giúp giảm kích ứng, giảm đau, giảm ngứa và các tĩnh mạch co nhỏ lại hạn chế được tình trạng đi cầu ra máu.

Đặc biệt, khi pha nước ấm để ngâm hậu môn bạn nên thêm vào chút muối để chữa lành vết thương nhanh chóng và loại bỏ nhiễm trùng.

Chườm lạnh

Chườm lạnh lên búi trĩ là cách làm giúp giảm đau, sưng và giảm viêm hiệu quả. Ngoài ra, chườm lạnh cũng giúp cho các tĩnh mạch cho nhỏ lại nên giúp cầm máu nhanh chóng.

Lưu ý, bạn không nên chườm đá trực tiếp lên búi trĩ vì nó có thể làm hỏng vùng da xung quanh. Bạn nên đặt đá vào túi chườm chuyên dụng hoặc bọc trong khăn vải sạch và chườm nhẹ nhàng vào búi trĩ. Chườm trong vài phút rồi lại nghỉ để da trở về nhiệt độ bình thường và tiếp tục thực hiện lại.

Sau khi chườm lạnh bạn nên lau khô hậu môn bằng khăn mềm, tránh để ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm.

Sử dụng giấy vệ sinh mềm

Sử dụng giấy vệ sinh thô có thể gây kích ứng da và làm trầy xước búi trĩ. Do đó, bạn nên sử dụng khăn ẩm hoặc vệ sinh bằng nước rồi thấm khô hậu môn bằng khăn mềm. Không lau quá mạnh, vì có thể gây kích ứng hoặc gây chảy máu thêm.

Bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ ăn uống phù hợp vô cùng quan trọng với người bệnh trĩ. Nó góp phần hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát. Đôi khi, bệnh mới ở giai đoạn khởi phát chỉ cần thay đổi lối sống và thói quen ăn uống mà không cần sử dụng thuốc có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng nhanh chóng.

Sau đây là nguyên tắc ăn uống cho người bệnh trĩ bị đi ngoài ra máu tươi:

Ăn nhiều chất xơ và hoa quả tươi để ngăn ngừa táo bón

Bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp 1
Thực phẩm tốt như các loại rau xanh và hoa quả rất tốt cho người bệnh trĩ

Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp làm mềm phân và giảm thiểu táo bón. Từ đó, giúp người bệnh có thể đi đại tiện dễ dàng hơn.

Hoa quả tươi rất giàu vitamin giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy bụng, chướng hơi. Khi bổ sung đủ lượng rau xanh và trái cây tươi, bệnh nhân sẽ đi đại tiện dễ dàng hơn.

Một số thực phẩm chứa nhiều chất xơ có thể kể đến như: lúa mạch, họ nhà đậu (đậu cove, đậu đen, đậu đỏ…), ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau xanh và trái cây tươi…

Tuy nhiên, mỗi ngày bạn chỉ nên cung cấp đủ 25 gram chất xơ cho nữ giới hoặc 38 gram cho nam giới. Nếu tiêu thụ quá nhiều, chúng có thể gây đầy bụng, chướng hơi, khó chịu cho hệ tiêu hóa.

➤ Uống nhiều nước giúp làm mềm phân

Không chỉ giúp thanh lọc cơ thể, mỗi ngày uống khoảng 1,5 – 2 lít nước cũng giúp làm mềm phân từ đó việc đại tiện sẽ dễ dàng hơn, tránh gây áp lực cho các tĩnh mạch vùng hậu môn.

➤ Bổ sung thực phẩm giàu sắt ngăn ngừa tình trạng thiếu máu

Đi ngoài ra máu do trĩ diễn ra trong thời gian dài hoặc lượng máu chảy ra nhiều có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu. Vì vậy, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như: thịt bò, gan gà, các loại quả khô (mận, mơ khô, nho khô), các loại hạt (hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè), rau bó xôi, bông cải xanh …

➤ Hạn chế rượu bia, các chất kích thích, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

Những loại đồ ăn và thức uống này khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động khó khăn hơn, dễ gây táo bón và gia tăng nguy cơ tái phát bệnh. Vì vậy, bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho người bệnh trĩ bạn nên hạn chế hoặc từ bỏ những loại thực phẩm không tốt này.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bệnh trĩ nên ăn gì? Kiêng gì? cho nhanh khỏi bệnh

Thay đổi lối sống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý

Thay đổi lối sống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý 1
Khi bị trĩ bạn nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt lành mạnh tránh cho bệnh phát triển nhanh.
  • Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu: Nếu ở tư thế đứng hoặc ngồi quá lâu sẽ gây áp lực lớn đến vùng hậu môn, trực tràng làm cho bệnh trĩ nói chung và tình trạng đi ngoài ra máu nói riêng ngày càng phát triển nặng hơn.
  • Đi đại tiện đúng giờ: Việc nhịn đại tiện vô tình gây ra hiện tượng tái hấp thu nước nhiều lần dẫn đến tình trạng phân bị khô cứng, khó đi đại tiện hơn.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao: Thường xuyên luyện tập thể dục vừa giúp tăng cường sức khỏe mà còn làm tăng nhu động ruột, giúp dễ đi ngoài. Đó chính là lí do mà vì sao bệnh trĩ lại thường gặp ở những người ít vận động, nhân viên văn phòng.

Sử dụng thuốc giảm chảy máu

Nếu có ý định sử dụng thuốc bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng để bác sĩ tư vấn loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Bởi vì bất kỳ loại thuốc Tây nào cũng có thể gây tác dụng phụ cho cơ thể nếu không sử dụng đúng cách. Những loại thuốc thường được sử dụng khi bị đi ngoài ra máu do trĩ bao gồm:

✔Fargelin extra: loại thuốc này có công dụng tăng cường tĩnh mạch và làm giảm chảy máu.

✔Thuốc Flavonoid: có tác dụng tăng trương lực mạch máu nên giúp làm giảm chảy máu, đau, ngứa.

✔Canxi dobesilate hoặc viên doxium: Những loại thuốc này cũng có tác dụng làm giảm sưng các mô gây ra bệnh trĩ, giảm rò rỉ các mạch máu nhỏ, ngăn ngừa cục máu đông và cải thiện độ nhớt của máu.

☛ Tham khảo thêm tại: Đi ngoài ra máu uống thuốc gì hiệu quả nhất?

Kem thoa trĩ Cotripro giúp ngăn chảy máu và săn se búi trĩ hiệu quả

Việc điều trị bệnh trĩ đang là một vấn đề nan giải hiện nay. Bởi vì dù có áp dụng phương pháp điều trị nào bệnh cũng có nguy cơ tái phát trở lại nếu bệnh nhân có thói quen ăn uống và chế độ sinh hoạt không khoa học. Do đó, việc tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ đồng thời thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống hợp lý là việc làm rất cần thiết.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng chứa các thảo dược quý giúp hỗ trợ điều trị chứng đi ngoài ra máu hiệu quả. Các sản phẩm mà bạn nên tham khảo sử dụng là các loại kem bôi thảo dược đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, vừa an toàn lại hiệu quả nhanh.

Kem thoa trĩ Cotripro giúp ngăn chảy máu và săn se búi trĩ hiệu quả 1

CotriPro sẽ giúp chấm dứt tình trạng chảy máu do bệnh Trĩ hay nứt kẽ hậu môn nhanh chóng chỉ sau khoảng 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp Trĩ sa, Trĩ lâu năm thì nên kiên trì dùng đều đặn từ 1-2 tháng (3-6 tuýp) để búi Trĩ co dần lên.

Với các thành phần thảo dược:

  • Lá sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát
  • Hoạt chất Yomogin trong ngải cứu giúp co mạch từ đó làm giảm chảy máu, giúp săn se búi trĩ, tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.
  • Sự kết hợp của cúc tần và tinh chất nghệ giúp chống viêm, diệt khuẩn, giảm sưng đau khi búi trĩ chảy máu, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm
  • Lá lốt tiêu diệt vi khuẩn, hết sưng đau.

Đặc biệt, bà bầu và phụ nữ sau sinh cũng là những trường hợp rất dễ gặp phải bệnh trĩ. Khi sử dụng sản phẩm có tác dụng tại chỗ nhanh chóng, an toàn, không gây bất cứ ảnh hưởng nào tới thai nhi nên các bà bầu yên tâm tuyệt đối khi dùng.

Ngoài ra, vì là Gel bôi nên CotriPro chỉ tác động trực tiếp lên vùng hậu môn, hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi hay nguồn sữa mẹ nên thai phụ và các mẹ bỉm sữa yên tâm sử dụng đều đặn 2 lần/ngày để nhanh chóng thoát khỏi những phiền toái do bệnh trĩ gây ra, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

Cotripro hiện có bán tại các hiệu thuốc lớn trên toàn quốc, để tìm nhà thuốc gần nhất, bạn vui lòng bấm VÀO ĐÂY

Lời kết

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin khá chi tiết về dấu hiệu đi ngoài ra máu do bệnh trĩ cũng như cách phân biệt với các bệnh lý khác. Đồng thời, qua bài viết bạn cũng trang bị được thêm một số mẹo giúp khắc phục tình trạng đi ngoài ra máu hiệu quả tại nhà. Nếu như đã áp dụng các biện pháp tại nhà này mà tình trạng bệnh không thuyên giảm, hiện tượng chảy máu kéo dài, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động hoặc gây viêm nhiễm… bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...