Thỉnh thoảng đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt có sao không?
Chào chuyên gia,
Tôi năm nay 28 tuổi là một nhân viên văn phòng. Nhiều tháng gần đây tôi gặp phải tình trạng táo bón kèm theo hiện tượng sau khi đi đại tiện có dính chút máu ở giấy vệ sinh. Đặc biệt, dạo gần đây thỉnh thoảng tôi còn bị đi ngoài ra máu tươi nhỏ thành từng giọt kèm theo đau và ngứa vùng hậu môn. Vậy chuyên gia cho tôi hỏi đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt có sao không? Tôi nên làm gì để cải thiện ạ?
Mong chuyên gia giải đáp giúp em. Em cảm ơn chuyên gia rất nhiều!
– Lê Hòa Bình – 28 tuổi – Nam Định –
Trả lời
Bạn Bình thân mến! Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về hòm thư của chúng tôi. Vấn đề mà bạn thắc mắc cũng đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo dõi nội dung trong phần dưới đây để tìm ra câu trả lời chính xác.Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt có sao không?
Đi ngoài ra máu tươi và máu chảy nhỏ giọt là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trong đó, phổ biến nhất là một số căn bệnh sau:- Bệnh trĩ: Đây là căn bệnh hình thành do sự co giãn, căng phồng của các tĩnh mạch ở hậu môn. Đi ngoài ra máu tươi chính là biểu hiện xuất hiện sớm nhất của bệnh trĩ. Máu có thể xuất hiện trên phân hoặc giấy vệ sinh. Máu có thể nhỏ giọt hoặc chảy thành tia. Ngoài ra, người bệnh còn thấy bị ngứa, đau rát tại búi trĩ, búi trĩ sa ra ngoài gây khó chịu và đau đớn nghiêm trọng hơn. Nặng nữa thì cứ mỗi lần đại tiện, ngồi xổm, đi lại nhiều là máu chảy.
- Nứt kẽ hậu môn: Khi gặp phải tình trạng táo bón kéo dài, người bệnh cần phải dùng khá nhiều sức để rặn tống phân ra ngoài. Theo thời gian nó vô tình gây ra những vết nứt, vết rách tại vùng hậu môn. Nhẹ thì máu rò ra ít và thấy trên giấy vệ sinh còn nặng hơn thì các vết nứt rách lớn khiến cho máu chảy thành từng giọt và cảm giác đau rát nhiều ở vùng hậu môn.
- Polyp đại trực tràng: Dấu hiệu nhận biết điển hình nhất của căn bệnh này là đại tiện máu tươi với số lượng nhiều. Bệnh thường diễn biến theo từng đợt, máu có thể chảy ngay cả khi bạn không bị táo bón. Nếu polyp có cuống dài và ở thấp gần ống hậu môn thì có thể sa ra ngoài.
Cách chăm sóc đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt tại nhà
Bên cạnh việc nhanh chóng đến địa chỉ y khoa để thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ bạn cũng cần phải kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp bệnh nhân đẩy lùi triệu chứng bệnh, tránh tái phát. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia hậu môn trực tràng:- Hình thành thói quen đại tiện: Bạn nên thiết lập thói quen đi đại tiện vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày, tránh rặn quá mạnh khi đi vệ sinh, không nên nhịn đi đại tiện. Sau khi đi đại tiện cần chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và lau khô bằng khăn mềm để phòng ngừa viêm nhiễm phát triển khiến cho bệnh trầm trọng hơn.
- Thường xuyên luyện tập thể dục hàng ngày: Mỗi ngày bạn nên dành khoảng 30 phút để tập thể dục. Thường xuyên tập thể dục rất tốt cho sức khỏe tổng thể, tăng cường lưu thông máu và nhu động ruột hậu môn, giúp cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thuận lợi.
- Giữ tâm trạng thoải mái: Thường xuyên căng thẳng, stress gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của niêm mạc ruột, khiến cho máu lưu thông kém và thậm chí còn khiến cho các triệu chứng bệnh trở nặng hơn. Chính vì vậy, bạn nên giữ cho tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức.
- Sử dụng một số loại thảo dược tự nhiên như: rau diếp cá, lá trầu không, rau sam, ngải cứu để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh chóng hơn.
Chế độ dinh dưỡng khi bị đi ngoài ra máu tươi?
Tác nhân chính dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu tươi chính là táo bón. Táo bón lâu ngày sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến những bệnh lý về hậu môn - trực tràng. Chính vì vậy, để cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu tươi hiệu quả, bạn nên bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và phân dễ dàng được đẩy ra ngoài hơn. Cụ thể như sau:- Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi: Rau diếp cá, mồng tơi, rau khoai lang, rau cải bó xôi, súp lơ xanh... các loại củ như: củ khoai lang, củ nghệ,... các loại trái cây tươi như: đu đủ, bưởi, thanh long,...
- Uống đủ nước: Mỗi ngày nên bổ sung tối thiểu khoảng 2 lít nước sẽ giúp làm mềm phân và đi đại tiện dễ dàng hơn.
- Bổ sung cho cơ thể thực phẩm giàu magie như: súp lơ xanh, bí đỏ, rau dền, rau bina, hạt và quả hạch, các loại ngũ cốc nguyên hạt, sữa, thịt, hải sản,...
- Các loại trái cây giàu vitamin C giúp thanh nhiệt, giải độc, tăng đề kháng và ngăn ngừa chảy máu vùng hậu môn - trực tràng. Trái cây giàu Vitamin C có thể kể đến như: Cam, chanh, bưởi, kiwi, lê, mận,...
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các loại đồ uống như rượu bia, cà phê... vì chúng khiến cho phân bị khô, giảm nhu động ruột gây khó khăn trong việc đi đại tiện.
- Hạn chế những chế phẩm từ sữa như sữa tươi, pho mát, bơ,... bởi chúng có chứa lượng đường lactose gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
Bài viết liên quan
Câu hỏi liên quan
Loading...