Cắt trĩ xong vẫn lòi thịt ở hậu môn phải làm sao?

Chào chuyên gia! Em thực hiện cắt trĩ tại bệnh viện được khoảng 2 tháng, mấy ngày hôm nay em cảm giác như bị sa búi trĩ lại vì em gặp khó khăn khi đi đại tiện do táo bón. Giờ ở hậu môn bị lòi ra cục thịt có kích thước gần bằng đầu ngón út kèm theo triệu chứng ngứa rát hậu môn. Chuyên gia cho em hỏi, cắt trĩ xong vẫn lòi thịt vậy có phải là bệnh trĩ tái lại hay không ạ? Em cần phải điều trị như thế nào, có cần phải thực hiện phẫu thuật nữa hay không? Hàng ngày vẫn vệ sinh kết hợp ngâm nước muối, vệ sinh hậu môn sạch sẽ nhưng đi vệ sinh và bị sa lại ra ngoài có kèm dịch nên rất khó chịu, mong chuyên gia tư vấn giúp. Em cảm ơn.

(Vân Anh - 29 tuổi, Hà Nội)

Trả lời

Chào Vân Anh, Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục Hỏi đáp Chuyên gia của Teotri.vn. Về thắc mắc của bạn chúng tôi sẽ giải đáp như sau:

Cắt trĩ xong lòi thịt có phải bệnh trĩ tái phát không?

Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng, cắt trĩ xong vẫn có khả năng bệnh tái phát nếu như phẫu thuật mổ thực hiện bởi bác sĩ thiếu kinh nghiệm, việc chăm sóc, sinh hoạt, ăn uống sau phẫu thuật của người bệnh không đúng cách. Cắt trĩ xong lòi thịt có thể do bệnh trĩ tái phát nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý khác ở vùng hậu môn. Tình trạng này có thể do một số nguyên nhân sau:

Bệnh trĩ tái phát

Hầu hết các trường hợp xuất hiện lòi búi trĩ ra ngoài sau phẫu thuật là bệnh trĩ ngoại. Người bệnh có thể dựa vào một số dấu hiệu dưới đây để nhận biết bệnh trĩ tái phát:
  • Sau khi đi vệ sinh có máu lẫn trong phân hoặc giấy vệ sinh.
  • Có cảm giác đau nhẹ sau khi đi đại tiện.
  • Hậu môn thường xuyên tiết dịch nhầy ẩm ướt kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Có khi dịch nhày tiết ra lẫn cả vào phân.
  • Niêm mạc vùng hậu môn có cảm giác đau rát nhẹ, khó chịu.
  • Búi trĩ lòi ra ngoài gây vướng và tạo ra cảm giác hơi cộm ở vùng hậu môn.

Polyp hậu môn

Polyp hậu môn có các triệu chứng tương tự với các bệnh lý về hậu môn – trực tràng khác nên dễ gây nhầm lẫn. Để nhận biết polyp hậu môn, người bệnh có thể dựa trên một số dấu hiệu sau:
  • Khối polyp bị sa ra ngoài ngay cả khi vận động mạnh.
  • Khi đi đại tiện không bị chảy máu hoặc đau đớn.
  • Thường xuyên đau bụng, tiêu chảy, khó chịu và luôn có cảm giác mót.
  • Khi kích thước của khối polyp hậu môn gia tăng mới xuất hiện biểu hiện chảy máu khi đi đại tiện.
Đa số các trường hợp polyp hậu môn đều lành tính nhưng nếu không sớm kiểm tra và xử lý sớm khối u có thể trở thành ác tính làm suy giảm sức khỏe tổng thể và phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

U nhú hậu môn

U nhú hậu môn khá giống với bệnh trĩ nên dễ gây nhầm lẫn. Để có thể xác định được chính xác cục thịt lòi ra khỏi ống hậu môn có phải là u nhú hậu môn hay không, người bệnh có thể dựa vào một số biểu hiện sau:
  • Vùng hậu môn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Khi bị u nhú, vùng niêm mạc hậu môn bị kích thích nên dẫn đến tình trạng đi đại tiện nhiều lần.
  • Đau rát hậu môn khi đi đại tiện do phân và khối u nhú cọ xát vào nhau.
  • U nhú nếu phát triển nặng có thể gây nhiễm trùng khối u và vùng hậu môn, gây viêm nhiễm, lở loét.
Theo như các triệu chứng mà bạn Vân Anh chia sẻ phía trên thì khả năng cao bạn đã gặp phải tình trạng bệnh trĩ tái phát. Để có thể chẩn đoán chính xác, bạn nên đến các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám, chẩn đoán và từ đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp cải thiện phù hợp. ➤ Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?

Cắt trĩ xong vẫn lòi thịt có nên cắt nữa không?

Sau khi cắt trĩ bị lòi thịt ở hậu môn thì có nên cắt nữa không? Thắc mắc này sẽ không có câu trả lời chính xác, bởi vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng của bệnh, tình trạng sức khỏe và tổn thương tại búi trĩ,… Để có thể biết được chính xác có nên cắt hay không thì tốt nhất bạn Vân Anh nên tiến hành đi thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ khối thịt lòi ra ngoài hậu môn khi có các triệu chứng sau đây:
  • Khối thịt lòi ra gây căng tức, ngứa ngáy, đau rát,…
  • Ống hậu môn thường xuyên tiết ra nhiều dịch nhầy tạo cảm giác ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi phát triển gây viêm nhiễm.
  • Hậu môn bị chảy máu, đau rát mỗi khi đi đại tiện, luôn có cảm giác đi đại tiện nhưng không hết.
  • Kích thước cục thịt lòi ra phát triển quá lớn gây tắc nghẽn hậu môn, lâu ngày dẫn đến tình trạng lở loét, đi đại tiện có kèm máu mủ.
➤ Đọc thêm bài viết: Chăm sóc bệnh trĩ sau mổ 

Biện pháp xử lý khi bị lòi thịt ở hậu môn sau cắt trĩ

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Thông thường, với những trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa, nếu bệnh đã tiến triển sang mức độ nặng thì cần phải can thiệp ngoại khoa để cải thiện tình trạng bệnh.

Điều trị với trường hợp nhẹ

Sau khi thăm khám, nếu tình trạng lòi thịt hậu môn ở mức độ nhẹ thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc bôi tại chỗ để cải thiện tình trạng bệnh. Thuốc bôi có tác dụng làm teo khối thịt thừa để giảm bớt các triệu chứng đau rát, khó chịu của bệnh. Thuốc bôi tác dụng trực tiếp lên cục thịt nên thường có tác dụng rất nhanh. Lưu ý, trong quá trình sử dụng, bạn phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra, không được tự ý thay đổi liều lượng và loại thuốc điều trị gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả điều trị. Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại kem bôi trĩ, người dùng thường có xu hướng lựa chọn những sản phẩm có chiết xuất từ thảo dược tự nhiên để an toàn khi sử dụng. Cotripro Gel được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên như: ngải cứu, cúc tần, lá lốt, nghệ, sung và sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP. Nhờ hoạt chất Yomogin trong ngải cứu kết hợp với lá sung giúp săn se và co búi trĩ, tăng sức bền thành mạch, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát. Cơ chế thẩm thấu trực tiếp vào búi trĩ, giúp co búi trĩ và giảm đau rát chỉ sau từ 3 – 5 ngày sử dụng. Hơn thế nữa, gel bôi trĩ Cotripro còn được sản xuất dây chuyền hiện đại đảm bảo chất lượng tốt nhất. Đây không chỉ là sản phẩm điều trị và phòng ngừa trĩ hiệu quả mà còn là giải pháp an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Can thiệp ngoại khoa khi bệnh tiến triển nặng

Ở những trường hợp lòi thịt hậu môn sau cắt trĩ đã phát triển với kích thước lớn, viêm nhiễm, nguy cơ phát sinh biến chứng, người bệnh sẽ bắt buộc tiến hành can thiệp ngoại khoa để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Can phương pháp can thiệp ngoại khoa thường được sử dụng để loại bỏ khối thịt lòi tại hậu môn trong y khoa là: phương pháp Longo, PPH hoặc HCPT... Dựa vào khả năng tài chính của bản thân cùng với sự tư vấn của bác sĩ, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật cắt trĩ phù hợp. ➤ Tham khảo chi tiết: Các phương pháp phẫu thuật cắt mổ trĩ phổ biến hiện nay

Chăm sóc sau phẫu thuật trĩ tránh bệnh tái lại

Sau phẫu thuật cắt trĩ, bệnh vẫn có khả năng tái phát lại nếu bệnh nhân không chú ý đến việc chăm sóc sau phẫu thuật. Để vết thương mau lành và tránh tình trạng bệnh tái phát lại, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau

1. Ngay sau khi phẫu thuật cắt trĩ

Sau khi mổ trĩ, bạn cần giữ cho vết mổ luôn sạch sẽ, vệ sinh cẩn thận sau khi đi vệ sinh để tránh tình trạng nhiễm trùng và gây ra những biến chứng không mong muốn. Thêm nữa, sau khi phẫu thuật, bạn nên theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân nếu như có một số biểu hiện bất thường sau cần thông báo ngay cho bác sĩ để tái khám ngay:
  • Tình trạng như đi ngoài ra máu, sưng nề ở bộ phận hậu môn, đi đại tiện quá nhiều trong ngày (trên 4 lần) do tiêu chảy, hoặc trên 3 ngày không đi vệ sinh do táo bón, hậu môn bị phù nề...
  • Có biểu hiện sốt, buồn nôn, mệt mỏi toàn thân.
  • Vẫn xuất hiện các biểu hiện khó chịu, đại tiện bất thường sau 1 tuần cắt trĩ.
➤ Tham khảo chi tiết tại: Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh sau mổ trĩ

2. Chăm sóc tại nhà sau phẫu thuật cắt trĩ

Để cho vết thương mau lành, hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật cắt trĩ bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
  • Thiết lập thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ trong ngày, hạn chế rặn quá mức khi bị táo bón, không đi vệ sinh quá lâu. Cần ngâm hậu môn với nước ấm và rửa theo tư vấn của bác sĩ.
  • Bổ sung chế độ ăn uống lành mạnh: Táo bón là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ. Chính vì vậy, bạn nên tăng cường bổ sung chất xơ trong rau xanh, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước sạch hằng ngày để giảm bớt áp lực lên hệ tiêu hóa. Đồng thời cần tránh những loại thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu, khiến cho hậu môn, trực tràng bị đau rát sau khi đi vệ sinh.
  • Không nên dùng chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá… bởi chúng sẽ làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa. Tránh làm việc quá sức, thức khuya, ngủ nghỉ không đúng giấc.
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng để thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể tốt hơn. Bạn cần tránh những bài tập vận động mạnh, có thể khiến cho vết mổ đau đớn, lâu lành hơn. Hạn chế tối đa việc ngồi hoặc nằm lâu một chỗ sẽ gây áp lực lên vùng hậu môn, đây là cơ hội để trĩ tái phát sau điều trị.
  • Chăm sóc vết thương khô, thoáng: Bạn dùng băng gạc, khăn mềm lau chùi vùng hậu môn thật sạch và khô thoáng. Không tự ý dùng thuốc hay ngâm rửa khi chưa có chỉ định và tư vấn của bác sĩ.
  • Cần tái khám theo lịch hoặc khi có hiện tượng bất thường xảy ra.

3. Những điều nên tránh sau phẫu thuật cắt trĩ

Bệnh nhân cần hạn chế một số hoạt động sau sau phẫu thuật cắt trĩ:
  • Không nên đi xe máy: Sau 1 đến 2 tuần cắt trĩ, bạn không nên đi xe máy vì điều đó có thể khiến vùng hậu môn bị va chạm và vết mổ bị ảnh hưởng, chảy máu, chậm hồi phục.
  • Không quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục khi vết thương chưa lành hẳn sẽ dẫn đến hậu quả nhẹ sẽ là đau đớn, chảy máu, nặng sẽ nhiễm trùng và lâu phục hồi.
Trên thực tế, nếu bạn chú ý vệ sinh và chăm sóc vết thương sau phẫu thuật theo đúng chỉ định của bác sĩ và đồng thời thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý sẽ hạn chế được tình trạng cắt trĩ xong vẫn lòi. Ngoài ra, để chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh tái phát, bạn nên tái khám theo định kỳ hoặc khi nhận thấy những biểu hiện bất thường.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp Vân Anh hiểu rõ hơn về những thắc mắc mình đang gặp phải. Để có lời giải đáp chính xác nhất, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
 

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Câu hỏi liên quan

Xem thêm »
Loading...