Bị trĩ có đi đại tiện được không? Cách đi ngoài khi bị trĩ

Chào chuyên gia, Tôi là nam, 45 tuổi, hiện tôi đang bị trĩ được khoảng hơn 6 tháng. Hiện tôi cũng đang trong quá trình điều trị bệnh và mỗi lần tôi đi ngoài thường khá khó khăn. Vậy xin chuyên gia tư vấn hướng dẫn giúp tôi cách đi ngoài đúng cách để giúp bệnh để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến cơ thể trong quá trình điều trị bệnh. Xin cảm ơn chuyên gia.

(Trần Mạnh Toàn, 45 tuổi, Hà Nam)

Trả lời

Xin chào bác Toàn, Đầu tiên, chúng tôi xin cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với teotri.vn chúng tôi. Với thắc mắc của bác, chúng tôi có những chia sẻ trong bài viết dưới đây như sau:

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác bệnh trĩ xuất hiện là do nguyên nhân gì nhưng những yếu tố sau đây là điều kiện khiến hình thành búi trĩ. Cụ thể như sau:
  • Yếu tố đầu tiên đó là do vấn đề tuổi tác, khi tuổi càng cao các cơ hậu môn đã bị lão hóa nên độ đàn hồi kém và không thể co thắt tốt như trước kia, điều này khiến bệnh trĩ xuất hiện.
  • Yếu tố thứ hai đó là chế độ ăn uống: chế độ ăn uống là yếu tố cũng khá phổ biến gây bệnh trĩ khi mà người bệnh uống ít nước, hay ăn đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia, chế độ ăn thiếu rau xanh và chất xơ,...
  • Yếu tố thứ 3 đó là chế độ sinh hoạt: bệnh trĩ xảy ra nhiều đối với những người hay phải ngồi nhiều, ít vận động như nhân viên văn phòng, lái xe,...
  • Yếu tố thứ 4 đó là bị tình trạng táo bón hay bị tiêu chảy mãn tính.
  • Yếu tố cuối cùng đó là có thói quen đi ngoài sai tư thế, rặn quá mạnh khi đi cầu, thời gian đi đại tiện quá lâu hay việc vệ sinh hậu môn sai cách cũng là những yếu tố gây nên tình trạng bị trĩ hay khiến cho tình hình bệnh trĩ trở nặng.

Bệnh trĩ có đi đại tiện được hay không?

Người bị bệnh trĩ việc đi đại tiện sẽ thường trở nên khó khăn bởi do nguyên nhân bị táo bón xảy ra. Bệnh trĩ và táo bón là 2 tình trạng có một mối liên nguyên nhân và hệ quả 2 chiều với nhau. Khi mà bị táo bón lâu ngày nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên bệnh trĩ và ngược lại nếu bạn bị bệnh trĩ cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón xuất hiện. Khi bị bệnh trĩ sẽ thường gây cho người bệnh gặp rất nhiều khó khăn do táo bón mỗi khi đi đại tiện, mà bệnh trĩ gây cũng gây nên tình trạng gây đau rát hậu môn. Điều này càng khiến cho người bệnh có tâm lý sợ hãi từ đó trì hoãn việc đi ngoài. Do đó để khắc phục tình trạng này bác cần tập đi đại tiện đúng cách việc này sẽ giúp hạn chế được tối đa những phiền toán mà người bị bệnh trĩ gặp mỗi khi đi đại tiện. Những cách đi đại tiện đúng cách sẽ được chúng tôi nêu chi tiết trong phần tiếp theo của bài viết này. Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ bị đi ngoài ra máu

Tại sao bị trĩ cần đi đại tiện đúng cách?

Đi đại tiện là một trong những hoạt động cơ bản của con người để đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Nếu một người mà một ngày không đi đại tiện thì đây có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm. Có rất nhiều người vẫn còn xem nhẹ chuyện đi ngoài khi bị trĩ, đặc biệt là vấn đề vệ sinh hậu môn sau khi đi ngoài. Bởi nếu như không có cách đi vệ sinh đúng rất có thể sẽ khiến cho tình hình bệnh trĩ càng thêm trở nặng. Ngoài ra việc đi vệ sinh sai cách còn gây nên một số tác hại khác ngoài bệnh trĩ như sau:
  • Giảm nhu động ruột: Quá trình đẩy phân ra ngoài sẽ gặp khó khăn khi nhu động ruột bị suy yếu. Khi đó, chúng gây ra không ít cảm giác khó chịu, đau bụng, đầy hơi,…;
  • Bệnh đại tràng: Khi lượng phân lâu ngày tích tụ trong đại tràng không thể tống ra ngoài có thể gây viêm. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến bệnh ung thư đại tràng nếu tình trạng viêm đại tràng kéo dài trong nhiều khoảng thời gian dài nhưng không có phương pháp điều trị hiệu quả;
  • Bệnh liên quan đến khung xương chậu: Việc đi vệ sinh không đúng cách sẽ gây áp lực lên gốc hậu môn và làm phần cuối ruột già bị xệ. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của khung xương chậu.
Bạn có thể quan tâm: Bị bệnh trĩ nặng nên làm gì?

Đi ngoài thế nào là đúng cách và khoa học?

Đi đại tiện đúng cách và khoa học là phương pháp giúp bạn hạn chế được tối đa triệu chúng do trĩ cũng như khiến bệnh trĩ không bị trở nặng, ngoài ra việc đi đi sinh đúng cách và khoa học còn giúp mang lại cảm giác thoải mái sau mỗi lần đi ngoài. Nhưng thế nào để đi ngoài đúng cách, dưới đây là những gợi ý dành cho bác:

Tư thế ngồi đi vệ sinh đúng

Thông thường nhiều người có thói quen là ngồi bệt khi đi vệ sinh về hầu hết bồn cầu vệ sinh hiện này thường được thết kế ở dạng ngồi bệt, hơn nữa tư thế ngồi này nhiều người cho là lịch sử, thuận tiện và mang lại sự thoải mái. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cho rằng, việc ngồi bệt khi đi vệ sinh không phải là tư thế được khuyên áp dụng. Bởi tư thế này sẽ gây nên nhiều áp lực lên ruột và cơ vòng chậu, lúc này cửa ruột không thể mở hoàn toàn từ đó gây áp lực đến việc đào thải chất thải ra khỏi cơ thể. Do đó, tư thế ngồi xổm tuy không mang lại sự thoải mái nhưng lại là tư thế mà các chuyên gia khuyên áp dụng. Khi ngồi xổm khi đi ngoài sẽ tạo ra một góc 35 độ giữa phần thân trên và chân, đông thời với tư thế này sẽ giúp ruột được giữ thẳng từ đó giúp phân đi ra ngoài được dễ dàng. Nếu bồn cầu nhà bạn được thiết kể kiểu ngồi bệt thì bạn có thể khắc phục bằng cách kê thêm một chiếc ghế nhỏ với chiều cao phù hợp để có thể nâng chân tạo góc 35 độ. Xem hướng dẫn đầy đủ: Tư thế sinh hoạt tốt cho người bị trĩ

Tạo một thói quen đi ngoài vào giờ cố định

Đây là một thói quen rất tốt cho cả những người bị trĩ và những người bình thường. Điều này sẽ rất tốt cho sức khỏe, hơn thế nữa thói quen này còn tập cho đường ruột quen với thời điểm này trong ngày. Theo các chuyên gia, thời gian đi ngoài tốt nhất là vào khoảng sáng sau khi thức dậy. Đây là thời gian mà đại tràng co thắt mạnh nhất và đặt hiệu quả nhất. Điều này sẽ giúp việc đào thải chất cặn bã trở nên dễ dàng hơn.

Thời gian đi ngoài vừa đủ

Thời gian đi ngoài cũng là yếu tố mà người bị trĩ cũng nên chú ý khi mỗi lần đi vệ sinh. Thời gian hợp lý cho mỗi lần đi theo các chuyên gia khuyến cáo là dưới 2 phút. Nhiều người có thói quen khi đi vệ sinh thường mang những vật dụng như điện thoại, các thiết bị điện tử vào, điều này khiến cho bạn không tập trung được vào việc đi vệ sinh. Do đó để hạn chế ngồi đi ngoài lâu thì bạn không nên mang bất kỳ thứ gì vào và chỉ tập trung vào việc đi vệ sinh.

Không rặn quá mạnh

Khi đi ngoài không nên cố gắng rặn quá mạnh, điều này sẽ làm tổn thương cho phần búi trĩ. Khi rặn mạnh sẽ tác động lực lên búi trĩ gây sẽ khiến bị xước do ma sát điều này sẽ làm cho tình trạng bệnh trĩ càng trở nên trầm trọng hơn. Hơn nữa việc rặn quá mạnh khi đi vệ sinh sẽ làm tăng áp lưc lên hậu môn - trực tràng, và khi tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến sự hình thành các búi trĩ.

Vệ sinh hậu môn đúng cách

Người mắc bệnh trĩ khi đi đại tiện không nên vệ sinh hậu môn bằng giấy vệ sinh thường. Bởi loại giấy này tường thô sẽ làm trầu xước niêm mạc hậu môn và gây nhiễm trùng khiến cho tình trạng bệnh trĩ của bác càng trở nặng. Theo các chuyên gia, không nên dùng giấy để vệ sinh mà hãy sử dụng nước sạch để vệ sinh hậu môn. Việc sử dụng nước không những giúp hậu môn sạch hơn mà còn có thể hạn chế được việc bị trầy xước. Sau khi dùng nước làm sạch thì nên sử dụng khăn bông mềm để lau khô. Đặc biệt bác nên chú ý là không nên sử dụng xà phòng hay bất kỳ chất tẩy rửa nào để vệ sinh hậu môn. Bởi những chất này rất dễ làm khô da hay có thể gây kích ừng da. Kể cả người không bị trĩ cũng nên tránh thực hiện việc sử dụng xà phòng để vệ sinh hậu môn. Tham khảo thông tin: Hướng dẫn vệ sinh sau mổ trĩ đúng cách

Rửa tay sạch sẽ mỗi lần đi vệ sinh

Điều quan trọng cuối cùng bác cần chú ý đó là rửa tay sạch sẽ sau mỗi lần đi ngoài. Bởi chất thải cũng như những vật dụng trong nhà vệ sinh thường chứa rất nhiều vi khuẩn có thể gây bệnh. Vì vậy sau mỗi lần đi vệ sinh cần làm sạch tay đặc biệt là các kẽ ngón tay và toàn bộ bàn tay bằng xà phòng giúp loại bỏ vi khuẩn.

Một số lưu ý khi bị trĩ

Ngoài vấn đề về đi ngoài đúng cách thì bác cũng cần lưu ý thêm một số lưu ý như sau sẽ giúp bệnh trĩ không bị trở nặng hay bị tái phái lại sau khi đã điều trị khỏi
  • Bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên cám. Chất xơ có thể giúp hạn chế táo bón, tránh chèn ép hậu môn và hình thành trĩ.
  • Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Ngoài nước có thể bổ sung nước thông qua các loại nước ép trái cây. Nước sẽ giúp phân mềm hơn tránh làm đau hậu môn và sa búi trĩ.
  • Tránh xa các loại thực phẩm dầu mỡ, đồ uống không tốt cho cơ thể đặc biệt là chất lỏng có cồn, thuốc lá hay chất kích thích…
  • Thực hiệnn những thói quen đi đại tiện đúng cách như chúng tôi đã trình bày chi tiết phía trên.
  • Thường xuyên tập thể dục hàng ngày, giúp chất thải trong đường ruột được chuyển hóa dễ dàng hơn.
Tham khảo bài viết: Thực đơn hàng ngày cho người bệnh trĩ

Sử dụng Cotripro Gel

Cotripro Gel giúp thấm trực tiếp vào búi trĩ làm giảm nhanh các triệu chứng đau rát, chảy máu, sưng viêm ở vùng hậu môn sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp Trĩ sa, Trĩ lâu năm nên bôi đều đặn từ 1-2 tháng để búi Trĩ co dần lên. Với các thành phần thảo dược:
  • Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm.
  • Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương.
  • Hoạt chất Yomogin (Sesquiterpen) trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ. Kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.
  • Đặc biệt hệ Gel Polycrylate crosspolymer giúp các dược chất giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả.
Ngoài ra, vì là dạng Gel bôi nên CotriPro tác động trực tiếp lên vùng hậu môn, an toàn không tác dụng phụ. Trong mỗi hộp sản phẩm đều có túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi vào phía trong hậu môn trong các trường hợp trĩ nội, đảm bảo an toàn và vệ sinh. Nên sử dụng đều đặn 2 lần/ngày để nhanh chóng thoát khỏi những phiền toái do bệnh trĩ gây ra. Cotripro còn có dạng viên uống tiện dụng Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa  các nguy cơ tái phát. Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề mà bác đã nêu. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bác. Nếu có bất cứ thắc mác nào bác hãy gọi đến số diện thoại 18001208 để được hỗ trợ, tư vấn thêm. Chúc bác nhiều sức khỏe!

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Câu hỏi liên quan

Xem thêm »
Loading...