Top 10 bệnh lý gây đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về hậu môn và trực tràng. Hiểu đúng về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị bệnh phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Ở bài viết này, Teotri.vn sẽ giới thiệu 10 bệnh lý dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu nhưng không đau. Mời các bạn cùng đón đọc.

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau nguy cơ mắc bệnh gì?

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau nguy cơ mắc bệnh gì? 1

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau chính là tình trạng sau khi đi đại tiện, máu có bám, dính trên phân hoặc trên giấy vệ sinh. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà lượng máu có thể ra ít hoặc nhiều.

Khi gặp phải tình trạng này, rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc những bệnh lý liên quan đến vùng hậu môn trực tràng. Cụ thể có thể là các bệnh như sau:

1. Bệnh trĩ

Đi đại tiện ra máu tươi nhưng không đau chính là biểu hiện điển hình của bệnh trĩ ngay từ giai đoạn đầu. Trĩ là căn bệnh phổ biến liên quan đến hậu môn, trực tràng mà hầu như ai cũng có nguy cơ mắc phải. Bệnh thường do chứng táo bón lâu ngày, chế độ ăn uống nghèo chất xơ, chế độ sinh hoạt không hợp lý, phụ nữ mang thai, thời kỳ sau sinh gây nên. Những người thường xuyên cố sức rặn mạnh trong lúc đi đại tiện, thói quen ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, bị stress thường xuyên, béo phì… đều có nguy cơ mắc bệnh này.

Người mắc bệnh trĩ thường có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi, máu có thể lẫn trên phân hoặc nhỏ giọt kèm theo hiện tượng đau rát, ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn và đôi khi cũng có người bệnh trĩ đi đại tiện ra máu tươi không đau. Cụ thể là những người mắc bệnh trĩ nội ở giai đoạn nhẹ thường chỉ chảy máu một ít khi đi đại tiện và hoàn toàn không gây đau đớn cho đến khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng.

Ở giai đoạn đầu của bệnh trĩ, lượng máu chảy rất ít nên thường bị bỏ qua. Chỉ đến khi tình trạng số lượng máu chảy ra nhiều và với tần suất lớn gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì người bệnh mới quan tâm. Người bệnh trĩ khi phát triển đến giai nặng sẽ kèm theo triệu chứng: đau rát, sưng hậu môn, sa búi trĩ, hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt.

1. Bệnh trĩ 1

Giải pháp cho người bệnh: Thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học (bổ sung đầy đủ chất xơ, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, uống nhiều nước, hạn chế đồ ăn cay nóng…), tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ, luôn vệ sinh hậu môn sạch sẽ, tăng cường tập luyện thể dục thể thao và sử dụng các biện pháp điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi do trĩ

2. Táo bón

Táo bón thường do thường xuyên ăn nhiều thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhanh, sử dụng nhiều chất kích thích và chế độ dinh dưỡng nghèo nàn chất xơ. Người bệnh táo bón thường có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi. Táo bón kéo dài là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ. Nếu không được kiểm soát kịp thời bệnh còn dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm hậu môn trực tràng và kèm theo những cơn đau dai dẳng.

Giải pháp cho người bệnh: bạn hoàn toàn có thể cải thiện táo bón ngay tại nhà bằng cách ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, siêng vận động. Khi táo bón được cải thiện thì tình trạng đi cầu ra máu cũng sẽ không xuất hiện.

3. Nứt kẽ hậu môn

Các vết nứt ở niêm mạc hậu môn xuất hiện là do tình trạng táo bón kéo dài, thường xuyên rặn phân cứng khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Nứt kẽ hậu môn thường gây chảy máu tươi khi đi ngoài.

3. Nứt kẽ hậu môn 1

Các vết nứt hậu môn thường căng giãn to hơn sau mỗi lần đi đại tiện. Lâu dần sẽ gây đau rát hậu môn, máu chảy nhiều hơn và xuất hiện với tần suất cao hơn. Khi bệnh tiến triển đến mức độ nặng thì việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn và tăng nguy cơ gặp phải những biến chứng không mong muốn.

Giải pháp cho người bệnh: Để ngăn ngừa tình trạng nứt kẽ hậu môn bạn cần điều trị chứng táo bón, làm mềm phân để tránh tạo áp lực lên vùng hậu môn.

4. Polyp đại tràng

Polyp đại tràng do những khối u lành tính gây ra. Thường thì ở giai đoạn đầu bệnh không có biểu hiện gì, biểu hiện duy nhất chính là đi ngoài ra máu tươi. Ngoài ra, có thể có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, lúc bị tiêu chảy nhưng cũng có lúc lại táo bón. Chính vì vậy, bệnh nhân rất khó có thể phát hiện ra bản thân mắc bệnh.

Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các khối u sẽ phát triển lớn hơn làm tắc ống hậu môn. Ngoài ra, nó còn có thể dẫn đến những biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Theo số liệu thống kê có tới 90% trường hợp ung thư được tìm thấy do polyp biến chứng thành.

Cách duy nhất để chẩn đoán được bệnh là bạn nên theo dõi và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để có thể phát hiện và chữa trị bệnh nhanh chóng và kịp thời.

Giải pháp cho người bệnh: Sử dụng thuốc hoặc cắt bỏ polyp tùy theo chỉ định của bác sĩ.

5. Viêm đại tràng

Người bệnh viêm đại tràng thường có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi và ở giai đoạn đầu máu dính trên phân nên người bệnh rất khó phát hiện ra. Khi mà bệnh tiến triển nặng hơn thì lượng máu tươi ra nhiều hơn và có thể khiến bệnh nhân đau đớn, bệnh tình chuyển biến xấu nếu không được điều trị kịp thời.

5. Viêm đại tràng 1

Ngoài ra, người bệnh thường gặp một số biểu hiện như: thường xuyên mót đi đại tiện dù vừa mới đi xong, tiêu chảy và phân có kèm theo chất nhầy cùng với máu… Nên được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Giải pháp cho người bệnh: Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, loại bỏ những món ăn cứng, đồ ăn nhanh, rượu bia và các chất kích thích. Uống nhiều nước và đồng thời quản lý căng tẳng, stress hiệu quả.

☛ Đọc thêm bài viết: Thực phẩm nên ăn – nên kiêng khi bị viêm đại tràng

6. Viêm ruột

Các biểu hiện của những người mắc bệnh viêm ruột thường là: Hay mót đi đại tiện, thường xuyên bị tiêu chảy, chảy máu trực tràng, đi ngoài có kèm theo máu.

Bệnh viêm ruột nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cụ thể là nó có thể dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng như loét trực tràng, thiếu máu, hình thành các lỗ rò ở các bộ phận khác hoặc các cơ quan khác…cực kỳ nguy hiểm.

Giải pháp cho người bệnh: Đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá.

7. Bệnh Crohn

7. Bệnh Crohn 1

Crohn là bệnh lý xuất hiện do tổn thương viêm đường tiêu hóa gây ra. Bệnh thường có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, sốt, đi ngoài ra máu nhưng không đau ở hậu môn, ăn không ngon miệng. Bệnh phát triển nghiêm trọng có thể gây lây lan đến các mô, từ đó làm suy nhược cơ thể và dẫn đến những biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị căn bệnh này, các biện pháp chỉ có thể kiểm soát bệnh tiến triển nặng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Giải pháp cho người bệnh: Chia nhỏ bữa ăn, uống nhiều nước, hạn chế sữa và các sản phẩm từ sữa, tránh đồ ăn cay, rượu bia…

8. Viêm dạ dày

Viêm dạ dày thường xảy ra ở những người có chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng một loại thuốc quá thường xuyên, bị nhiễm trùng… Viêm dạ dày được chia làm 2 loại là: viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mãn tính.

Người mắc bệnh viêm dạ dày thường có những biểu hiện sau: cảm thấy buồn nôn và nôn, cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài ra máu tươi nhưng lại không cảm thấy đau rát.

Viêm dạ dày có thể phát triển đến loét dạ dày nếu không được điều trị kịp thời và đồng thời làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày.

Giải pháp cho người bệnh: Chia thành các bữa ăn nhỏ mỗi ngày, tránh rượu bia, chất kích thích và đồ ăn cay nóng gây kích thích cho dạ dày.

9. Thiếu máu cục bộ

Tình trạng này xảy ra do mạch máu bị tắc nghẽn khiến cho máu khó lưu thông. Ruột già hoặc ruột non chính là hai bộ phận thường bị thiếu máu cục bộ.

Người bệnh cảm thấy đầy bụng khó tiêu, luôn có cảm giác cần đi đại tiện hoặc có thể thấy hiện tượng đi ngoài ra máu nhưng không có cảm giác đau đớn.

Bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng làm cho hệ tiêu hóa hoạt động không bình thường. Nguy hiểm nhất là tình trạng thiếu máu cục bộ có thể làm hỏng mô ruột và khiến bệnh nhân tử vong.

Giải pháp cho người bệnh: Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu, ăn protein nạc từ thực vật, từ bỏ rượu bia và đồ uống có hại…

10. Ung thư ruột kết

10. Ung thư ruột kết 1

Ung thư ruột kết là biến chứng của polyp hình thành ở đại tràng. Bệnh có thể xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi nhưng nghiêm trọng hơn là những người cao tuổi. Bệnh thường gây ra những triệu chứng như: Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, sụt cân không rõ lý do, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, thay đổi thói quen táo bón, tiêu chảy, đi ngoài ra máu tươi…

Bệnh có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Phẫu thuật, xạ trị và điều trị bằng thuốc như hóa trị, liệu pháp…

Giải pháp cho người bệnh: Ăn nhiều loại trái cây, rau và ngũ cốc, tập thể dục đều đặn, ngưng sử dụng rượu bia, thuốc lá.

☛Tham khảo thêm: Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra máu nhưng không đau khi nào cần khám bác sĩ

Đầu tiên, khi mới xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau bạn cần giữ bình tĩnh và theo dõi sự thay đổi của bản thân và những triệu chứng gặp phải. Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau có thể do một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Khi tình trạng bệnh kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Đi ngoài ra máu nhưng không đau khi nào cần khám bác sĩ 1

Để có thể điều trị bệnh hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác nhất. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay khi có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau kèm theo 2 – 3 triệu chứng sau đây:

  • Đi ngoài ra máu tươi kéo dài đến 2 tuần
  • Đối tượng đi ngoài ra máu tươi là trẻ em
  • Sụt cân nghiêm trọng mà không rõ lý do, người luôn trong trạng thái mệt mỏi
  • Bụng căng cứng, đau bụng
  • Sốt
  • Thay đổi thói quen đại tiện, lúc táo bón, lúc phân mềm
  • Rò rỉ phân hoặc không thể kiểm soát hậu môn

☛ Bạn có thể quan tâm: Cách chữa đi ngoài ra máu hiệu quả nhất

Làm gì khi bị đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau?

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa. Vì vậy, nếu tình trạng này diễn ra liên tiếp từ 3 – 5 ngày bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán đúng bệnh.

Khi được chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị đúng người, đúng bệnh. Tuyệt đối không nên tự phán đoán bệnh và tự ý sử dụng thuốc bởi nó có thể khiến cho bệnh tình của bạn trở nên nặng nề và khó khắc phục.

Việc chẩn đoán bệnh cần được can thiệp bởi các thiết bị y tế để đo đạc, kiểm tra thì mới có thể chẩn đoán đúng tình trạng bệnh. Nếu biểu hiện đi ngoài ra máu tươi xuất hiện do các nguyên nhân sinh lý, người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt sao cho lành mạnh, phù hợp là được. Còn nếu là từ nguyên nhân bệnh lý thì bác sĩ cũng có thể tư vấn các loại thuốc hoặc các loại tiểu phẫu, phẫu thuật… phức tạp khác để cải thiện tình hình.

Như vậy, đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau có thể là biểu hiện của tình trạng bệnh đơn giản nhưng cũng có thể do một bệnh lý nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Vì vậy, đây thực sự là vấn đề mà các bạn nên thực sự quan tâm và chú ý. Hãy xử lý thông minh, hiệu quả để tình trạng bệnh sớm được cải thiện, hạn chế đến tối đa nhất các trường hợp xấu.

☛Tham khảo đầy đủ tại: Đi ngoài ra máu tươi nên khám ở đâu?

Lời kết

Khi gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau, bạn không nên chủ quá vì nó có thể dẫn đến những tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Đầu tiên, tình trạng này kéo dài sẽ dần khiến cho cơ thể bị mất máu, mệt mỏi, dẫn đến suy nhược cơ thể, nặng hơn là tụt huyết áp, ngất xỉu… và có thể gây đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

Trên đây là những bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng đi cầu ra máu tươi nhưng không đau cùng với một số thông tin cần thiết để xử lý bệnh an toàn, hiệu quả. Hy vọng bài viết đã mang thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Top 10 bệnh lý gây đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về hậu môn và trực tràng. Hiểu đúng về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị bệnh phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Ở bài viết này, Teotri.vn sẽ giới thiệu 10 bệnh lý dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu nhưng không đau. Mời các bạn cùng đón đọc.

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau nguy cơ mắc bệnh gì?

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau nguy cơ mắc bệnh gì? 1

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau chính là tình trạng sau khi đi đại tiện, máu có bám, dính trên phân hoặc trên giấy vệ sinh. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà lượng máu có thể ra ít hoặc nhiều.

Khi gặp phải tình trạng này, rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc những bệnh lý liên quan đến vùng hậu môn trực tràng. Cụ thể có thể là các bệnh như sau:

1. Bệnh trĩ

Đi đại tiện ra máu tươi nhưng không đau chính là biểu hiện điển hình của bệnh trĩ ngay từ giai đoạn đầu. Trĩ là căn bệnh phổ biến liên quan đến hậu môn, trực tràng mà hầu như ai cũng có nguy cơ mắc phải. Bệnh thường do chứng táo bón lâu ngày, chế độ ăn uống nghèo chất xơ, chế độ sinh hoạt không hợp lý, phụ nữ mang thai, thời kỳ sau sinh gây nên. Những người thường xuyên cố sức rặn mạnh trong lúc đi đại tiện, thói quen ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, bị stress thường xuyên, béo phì… đều có nguy cơ mắc bệnh này.

Người mắc bệnh trĩ thường có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi, máu có thể lẫn trên phân hoặc nhỏ giọt kèm theo hiện tượng đau rát, ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn và đôi khi cũng có người bệnh trĩ đi đại tiện ra máu tươi không đau. Cụ thể là những người mắc bệnh trĩ nội ở giai đoạn nhẹ thường chỉ chảy máu một ít khi đi đại tiện và hoàn toàn không gây đau đớn cho đến khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng.

Ở giai đoạn đầu của bệnh trĩ, lượng máu chảy rất ít nên thường bị bỏ qua. Chỉ đến khi tình trạng số lượng máu chảy ra nhiều và với tần suất lớn gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì người bệnh mới quan tâm. Người bệnh trĩ khi phát triển đến giai nặng sẽ kèm theo triệu chứng: đau rát, sưng hậu môn, sa búi trĩ, hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt.

1. Bệnh trĩ 1

Giải pháp cho người bệnh: Thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học (bổ sung đầy đủ chất xơ, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, uống nhiều nước, hạn chế đồ ăn cay nóng…), tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ, luôn vệ sinh hậu môn sạch sẽ, tăng cường tập luyện thể dục thể thao và sử dụng các biện pháp điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi do trĩ

2. Táo bón

Táo bón thường do thường xuyên ăn nhiều thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhanh, sử dụng nhiều chất kích thích và chế độ dinh dưỡng nghèo nàn chất xơ. Người bệnh táo bón thường có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi. Táo bón kéo dài là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ. Nếu không được kiểm soát kịp thời bệnh còn dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm hậu môn trực tràng và kèm theo những cơn đau dai dẳng.

Giải pháp cho người bệnh: bạn hoàn toàn có thể cải thiện táo bón ngay tại nhà bằng cách ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, siêng vận động. Khi táo bón được cải thiện thì tình trạng đi cầu ra máu cũng sẽ không xuất hiện.

3. Nứt kẽ hậu môn

Các vết nứt ở niêm mạc hậu môn xuất hiện là do tình trạng táo bón kéo dài, thường xuyên rặn phân cứng khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Nứt kẽ hậu môn thường gây chảy máu tươi khi đi ngoài.

3. Nứt kẽ hậu môn 1

Các vết nứt hậu môn thường căng giãn to hơn sau mỗi lần đi đại tiện. Lâu dần sẽ gây đau rát hậu môn, máu chảy nhiều hơn và xuất hiện với tần suất cao hơn. Khi bệnh tiến triển đến mức độ nặng thì việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn và tăng nguy cơ gặp phải những biến chứng không mong muốn.

Giải pháp cho người bệnh: Để ngăn ngừa tình trạng nứt kẽ hậu môn bạn cần điều trị chứng táo bón, làm mềm phân để tránh tạo áp lực lên vùng hậu môn.

4. Polyp đại tràng

Polyp đại tràng do những khối u lành tính gây ra. Thường thì ở giai đoạn đầu bệnh không có biểu hiện gì, biểu hiện duy nhất chính là đi ngoài ra máu tươi. Ngoài ra, có thể có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, lúc bị tiêu chảy nhưng cũng có lúc lại táo bón. Chính vì vậy, bệnh nhân rất khó có thể phát hiện ra bản thân mắc bệnh.

Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các khối u sẽ phát triển lớn hơn làm tắc ống hậu môn. Ngoài ra, nó còn có thể dẫn đến những biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Theo số liệu thống kê có tới 90% trường hợp ung thư được tìm thấy do polyp biến chứng thành.

Cách duy nhất để chẩn đoán được bệnh là bạn nên theo dõi và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để có thể phát hiện và chữa trị bệnh nhanh chóng và kịp thời.

Giải pháp cho người bệnh: Sử dụng thuốc hoặc cắt bỏ polyp tùy theo chỉ định của bác sĩ.

5. Viêm đại tràng

Người bệnh viêm đại tràng thường có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi và ở giai đoạn đầu máu dính trên phân nên người bệnh rất khó phát hiện ra. Khi mà bệnh tiến triển nặng hơn thì lượng máu tươi ra nhiều hơn và có thể khiến bệnh nhân đau đớn, bệnh tình chuyển biến xấu nếu không được điều trị kịp thời.

5. Viêm đại tràng 1

Ngoài ra, người bệnh thường gặp một số biểu hiện như: thường xuyên mót đi đại tiện dù vừa mới đi xong, tiêu chảy và phân có kèm theo chất nhầy cùng với máu… Nên được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Giải pháp cho người bệnh: Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, loại bỏ những món ăn cứng, đồ ăn nhanh, rượu bia và các chất kích thích. Uống nhiều nước và đồng thời quản lý căng tẳng, stress hiệu quả.

☛ Đọc thêm bài viết: Thực phẩm nên ăn – nên kiêng khi bị viêm đại tràng

6. Viêm ruột

Các biểu hiện của những người mắc bệnh viêm ruột thường là: Hay mót đi đại tiện, thường xuyên bị tiêu chảy, chảy máu trực tràng, đi ngoài có kèm theo máu.

Bệnh viêm ruột nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cụ thể là nó có thể dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng như loét trực tràng, thiếu máu, hình thành các lỗ rò ở các bộ phận khác hoặc các cơ quan khác…cực kỳ nguy hiểm.

Giải pháp cho người bệnh: Đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá.

7. Bệnh Crohn

7. Bệnh Crohn 1

Crohn là bệnh lý xuất hiện do tổn thương viêm đường tiêu hóa gây ra. Bệnh thường có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, sốt, đi ngoài ra máu nhưng không đau ở hậu môn, ăn không ngon miệng. Bệnh phát triển nghiêm trọng có thể gây lây lan đến các mô, từ đó làm suy nhược cơ thể và dẫn đến những biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị căn bệnh này, các biện pháp chỉ có thể kiểm soát bệnh tiến triển nặng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Giải pháp cho người bệnh: Chia nhỏ bữa ăn, uống nhiều nước, hạn chế sữa và các sản phẩm từ sữa, tránh đồ ăn cay, rượu bia…

8. Viêm dạ dày

Viêm dạ dày thường xảy ra ở những người có chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng một loại thuốc quá thường xuyên, bị nhiễm trùng… Viêm dạ dày được chia làm 2 loại là: viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mãn tính.

Người mắc bệnh viêm dạ dày thường có những biểu hiện sau: cảm thấy buồn nôn và nôn, cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài ra máu tươi nhưng lại không cảm thấy đau rát.

Viêm dạ dày có thể phát triển đến loét dạ dày nếu không được điều trị kịp thời và đồng thời làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày.

Giải pháp cho người bệnh: Chia thành các bữa ăn nhỏ mỗi ngày, tránh rượu bia, chất kích thích và đồ ăn cay nóng gây kích thích cho dạ dày.

9. Thiếu máu cục bộ

Tình trạng này xảy ra do mạch máu bị tắc nghẽn khiến cho máu khó lưu thông. Ruột già hoặc ruột non chính là hai bộ phận thường bị thiếu máu cục bộ.

Người bệnh cảm thấy đầy bụng khó tiêu, luôn có cảm giác cần đi đại tiện hoặc có thể thấy hiện tượng đi ngoài ra máu nhưng không có cảm giác đau đớn.

Bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng làm cho hệ tiêu hóa hoạt động không bình thường. Nguy hiểm nhất là tình trạng thiếu máu cục bộ có thể làm hỏng mô ruột và khiến bệnh nhân tử vong.

Giải pháp cho người bệnh: Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu, ăn protein nạc từ thực vật, từ bỏ rượu bia và đồ uống có hại…

10. Ung thư ruột kết

10. Ung thư ruột kết 1

Ung thư ruột kết là biến chứng của polyp hình thành ở đại tràng. Bệnh có thể xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi nhưng nghiêm trọng hơn là những người cao tuổi. Bệnh thường gây ra những triệu chứng như: Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, sụt cân không rõ lý do, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, thay đổi thói quen táo bón, tiêu chảy, đi ngoài ra máu tươi…

Bệnh có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Phẫu thuật, xạ trị và điều trị bằng thuốc như hóa trị, liệu pháp…

Giải pháp cho người bệnh: Ăn nhiều loại trái cây, rau và ngũ cốc, tập thể dục đều đặn, ngưng sử dụng rượu bia, thuốc lá.

☛Tham khảo thêm: Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra máu nhưng không đau khi nào cần khám bác sĩ

Đầu tiên, khi mới xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau bạn cần giữ bình tĩnh và theo dõi sự thay đổi của bản thân và những triệu chứng gặp phải. Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau có thể do một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Khi tình trạng bệnh kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Đi ngoài ra máu nhưng không đau khi nào cần khám bác sĩ 1

Để có thể điều trị bệnh hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác nhất. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay khi có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau kèm theo 2 – 3 triệu chứng sau đây:

  • Đi ngoài ra máu tươi kéo dài đến 2 tuần
  • Đối tượng đi ngoài ra máu tươi là trẻ em
  • Sụt cân nghiêm trọng mà không rõ lý do, người luôn trong trạng thái mệt mỏi
  • Bụng căng cứng, đau bụng
  • Sốt
  • Thay đổi thói quen đại tiện, lúc táo bón, lúc phân mềm
  • Rò rỉ phân hoặc không thể kiểm soát hậu môn

☛ Bạn có thể quan tâm: Cách chữa đi ngoài ra máu hiệu quả nhất

Làm gì khi bị đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau?

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa. Vì vậy, nếu tình trạng này diễn ra liên tiếp từ 3 – 5 ngày bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán đúng bệnh.

Khi được chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị đúng người, đúng bệnh. Tuyệt đối không nên tự phán đoán bệnh và tự ý sử dụng thuốc bởi nó có thể khiến cho bệnh tình của bạn trở nên nặng nề và khó khắc phục.

Việc chẩn đoán bệnh cần được can thiệp bởi các thiết bị y tế để đo đạc, kiểm tra thì mới có thể chẩn đoán đúng tình trạng bệnh. Nếu biểu hiện đi ngoài ra máu tươi xuất hiện do các nguyên nhân sinh lý, người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt sao cho lành mạnh, phù hợp là được. Còn nếu là từ nguyên nhân bệnh lý thì bác sĩ cũng có thể tư vấn các loại thuốc hoặc các loại tiểu phẫu, phẫu thuật… phức tạp khác để cải thiện tình hình.

Như vậy, đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau có thể là biểu hiện của tình trạng bệnh đơn giản nhưng cũng có thể do một bệnh lý nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Vì vậy, đây thực sự là vấn đề mà các bạn nên thực sự quan tâm và chú ý. Hãy xử lý thông minh, hiệu quả để tình trạng bệnh sớm được cải thiện, hạn chế đến tối đa nhất các trường hợp xấu.

☛Tham khảo đầy đủ tại: Đi ngoài ra máu tươi nên khám ở đâu?

Lời kết

Khi gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau, bạn không nên chủ quá vì nó có thể dẫn đến những tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Đầu tiên, tình trạng này kéo dài sẽ dần khiến cho cơ thể bị mất máu, mệt mỏi, dẫn đến suy nhược cơ thể, nặng hơn là tụt huyết áp, ngất xỉu… và có thể gây đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

Trên đây là những bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng đi cầu ra máu tươi nhưng không đau cùng với một số thông tin cần thiết để xử lý bệnh an toàn, hiệu quả. Hy vọng bài viết đã mang thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...