Cẩm nang bệnh trĩ

Bệnh trĩ vòng là gì? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả

Trĩ vòng là thể bệnh hiếm gặp hơn so với bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Tuy nhiên, bệnh lại nghiêm trọng và khó điều trị hơn các dạng bệnh còn lại. Vậy, trĩ vòng hình thành do đâu, cách nhận biết và chữa trị thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để có biện pháp phòng ngừa và tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Mục lụcTrĩ vòng là gì?Nhận biết các dấu hiệu của trĩ vòngTrĩ vòng có nguy hiểm không? Chữa được không?Bệnh trĩ vòng có nguy hiểm không?Trĩ vòng chữa được không?Cách điều trị bệnh trĩ vòng hiệu quảPhẫu thuật cắt trĩ vòng PPHPhẫu thuật cắt trĩ vòng bằng phương pháp LongoBiện pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ vòngThay đổi cách chăm sócThay đổi dinh dưỡng Trĩ vòng là gì? Cũng như ở thể bệnh trĩ nội và ngoại, các búi trĩ vòng cũng hình thành do các đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn tăng giãn quá mức. Tuy nhiên, trĩ vòng là biểu hiện của giai đoạn tiến triển muộn của bệnh trĩ. Bệnh trĩ vòng bao gồm các búi trĩ có kích thước to nhỏ khác nhau tạo thành vòng, chiếm hết chu vi hậu môn. Đây là thể bệnh hiếm gặp và khá nghiêm trọng. Ban đầu, các búi trĩ nhỏ hình thành riêng biệt và phân cách nhau. Sau đó, xuất hiện dần các búi trĩ phụ tạo thành vòng quanh hậu môn. Kích thước của từng đám trĩ to nhỏ khác nhau chứ không đều. Tuy trĩ vòng không phổ biến nhưng bệnh không trừ một ai. Nếu thường xuyên có thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành lạnh gây táo bón hoặc tác động mạnh đến thành mạch ở hậu môn – trực tràng thì đều có nguy cơ mắc phải. Bệnh trĩ vòng khá nghiêm trọng và khó điều trị bên càng được điều trị sớm càng tốt. Chình vì vậy, ngay từ khi phát hiện ra bệnh bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những triệu chứng của bệnh trĩ vòng ngay trong phần dưới đây. Nhận biết các dấu hiệu của trĩ vòng Nhìn chung, các biểu hiện của bệnh trĩ vòng cũng tương tự với các thể bệnh khác, trong đó phổ biến là biểu hiện đi ngoài ra máu: Ban đầu, người bệnh có biểu hiện đi ngoài ra máu đỏ tươi, người bệnh thường chỉ thấy máu dính trên giấy lau. Khi bệnh tiến triển nặng, máu sẽ chảy thành giọt hoặc tạo tia. Ngoài ra, người bệnh trĩ vòng thường có những biểu hiện sau: Ban đầu, ở mép rìa hậu môn có xuất hiện các búi trĩ nhỏ như cục thịt dư mọc đơn lẻ gây vướng víu, đau rát khó chịu. Ở thời điểm này, các búi trĩ không gây chảy máu. Xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu khi búi trĩ bị tổn thương. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà lượng máu chảy ra là khác nhau (như đã chia sẻ ở phần nguyên nhân chung phía trên) Có thể gặp phải tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy, đặc biệt là táo bón nặng khiến người bệnh phải rặn mạnh khi đi đại tiện khiến cho các triệu chứng của bệnh nặng hơn. Người bệnh trĩ vòng thường mệt mỏi, uể oải, da xanh xao hoặc vàng da, suy nhược cơ thể do mất máu, chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống. Cảm giác nóng rát hậu môn khi ăn đồ cay nóng. Búi trĩ sa ra ngoài, gây khó khăn cho việc đại tiện do búi trĩ vừa đau vừa làm tắc lỗ hậu môn. Hầu hết các dấu hiệu trên đều có ở các thể bệnh và các cấp độ trĩ. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các biểu hiện xuất hiện với mức độ và tần suất khác nhau. Để nhận biết chính xác mình có mắc bệnh trĩ vòng hay không là dựa vào vị trí và đặc điểm búi trĩ. Ở người bệnh trĩ vòng, ban đầu cũng là các búi trĩ nội hoặc ngoại nằm cách nhau 3 vị trí. Sau đó, các búi trĩ tăng lên về kích thước và đồng thời hình thành các búi phụ tạo nên vòng tròn, ngăn các giữa các búi là phần ngấn. Trĩ vòng có nguy hiểm không? Chữa được không? Bệnh trĩ vòng có nguy hiểm không? Bất kỳ bệnh trĩ nào cũng vậy, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, kích thước của búi trĩ sẽ tăng dần theo thời gian. Với bệnh trĩ vòng cũng vậy, nếu người bệnh chủ quan hoặc e ngại không sớm thăm khám và điều trị từ sớm, rìa hậu môn sẽ xuất hiện thêm các búi trĩ lớn nhỏ kích thước khác nhau, giữa các búi trĩ là những ngấn nông sau khác nhau. Trĩ vòng là bệnh nguy hiểm, khi có các triệu chứng của bệnh, bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời Bệnh trĩ vòng được các chuyên gia đánh giá là có mức độ nguy hiểm cao, vì nó có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng sau: Nhiễm trùng/hoại tử hậu môn: Khi búi trĩ phát triển lớn, phình to và sa ra ngoài mà không đẩy vào lại được sẽ dễ bị viêm nhiễm, làm tắc hậu môn và nghiêm trọng hơn cả là hoại tử hậu môn. Ung thư trực tràng/hậu môn: Búi trĩ sưng to và liên kết với nhau thành vòng ở dưới niêm mạc hay trong hố ngồi hậu môn. Mất máu nghiêm trọng: Có đến 94% bệnh nhân trĩ vòng bị mất máu gây suy giảm thể trạng. Nếu càng để lâu thì tình trạng của họ càng tồi tệ. Tắc mạch, nứt kẽ hậu môn: Biến chứng này gặp phải khi búi trĩ bị sưng to kèm theo biểu hiện đi ngoài ra máu đông gây tắc mạch búi trĩ. Đồng thời người bệnh còn cảm thấy rất đau đớn, khó chịu. Ngay cả lúc không đi cầu, có thể họ phải ngồi một bên mông. Xem thêm: Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Trĩ vòng chữa được không? Theo các chuyên gia, nếu bệnh trĩ vòng được phát hiện và điều trị ngay ở giai đoạn 1 và 2 thì việc điều trị không có gì đáng ngại. Chỉ cần áp dụng đúng phương pháp phù hợp là có thể khắc phục được các búi trĩ. Tuy nhiên, nếu để bệnh phát triển đến giai đoạn muộn thì sẽ khó điều trị hơn nhiều so với bệnh trĩ nội, trĩ ngoại… Bởi vì lúc này bệnh dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính và việc điều trị trở lên phức tạp và khó dứt điểm. Cách điều trị bệnh trĩ vòng hiệu quả Theo các bác sĩ chuyên khoa, trĩ vòng rất phức tạp vì hình thành trên sự liên kết của nhiều bệnh trĩ mức độ nặng nên các loại thuốc uống điều trị tại chỗ hầu như không có tác dụng. Phương pháp phù hợp nhất để điều trị bệnh trĩ vòng là phẫu thuật. Các búi trĩ của bệnh trĩ vòng chiếm gần hết toàn bộ chu vi của ống hậu môn và liên kết với nhau nên các phương pháp phẫu thuật cũng đòi hỏi ở mức độ cao, kỹ thuật hiện đại. Bởi vì, nếu không cẩn thận người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật. Một số phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh trĩ có thể kể đến như: Phẫu thuật cắt trĩ vòng PPH Đây là phương pháp phẫu thuật cắt trĩ xâm lấn, ít gây đau đớn cho người bệnh. Phẫu thuật cắt trĩ PPH sử dụng máy kẹp PPH HYG-34 để cắt loại bỏ các búi trĩ to nặng và tự động khâu lại hình ống hậu môn. Các bước tiến hành cắt trĩ PPH: Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh và sát trùng hậu môn sau đó tiêm thuốc gây tê. Sau đó, sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để mở lỗ hậu môn và đưa máy kẹp vào trong niêm mạc rồi lần lượt cắt bỏ các búi trĩ to nặng rồi khâu vết thương giúp làm tái tạo ống hậu môn. Ưu điểm: Thời gian thực hiện nhanh chỉ khoảng 20 – 30 phút. Mức độ xâm lấn ít nên ít gây tổn thương, đau đớn, ít chảy máu. Giúp giữ và định dạng lại hình dáng ống hậu môn. Nếu không có dấu hiệu gì bất thường thì chỉ cần nằm viện theo dõi khoảng 1 ngày là có thể về nhà. Nhược điểm: Chi phí thực hiện cao. Chi phí đầu tư lớn nên vẫn chưa có nhiều cơ sở y tế áp dụng phương pháp điều trị này. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Cắt trĩ bằng phương pháp PPH có an toàn và hiệu quả không? Chi phí hết bao nhiêu? Phẫu thuật cắt trĩ vòng bằng phương pháp Longo Nguyên lý hoạt động của phương pháp Longo là cắt nguồn máu chảy vào nuôi dưỡng búi trĩ vòng để búi trĩ vòng không được cung cấp chất dinh dưỡng rồi bị teo rụng. Phương pháp này được đánh giá là thích hợp với người bị trĩ vòng, trĩ ngoại và trĩ nội độ 3, độ 4. Là kỹ thuật sử dụng máy cắt và khâu vòng niêm mạc để cắt vòng niêm mạc ở tên đường lược và dưới niêm mạc trực tràng với mục đích kéo búi trĩ và lớp niêm mạc về lại vị trí cũ. Phương pháp này được đánh giá là thích hợp với người bị trĩ vòng và người mắc trĩ ngoại, trĩ nội độ 3, độ 4. Thế nhưng, phương pháp này có nhược điểm là chi phí cao, chỉ có thể thực hiện được ở một số cơ sở y tế nhất định vì mỗi bộ dụng cụ Longo chỉ được sử dụng một lần. Cách thực hiện: Sử dụng máy cắt và khâu tạo những đường khâu vòng trên đường lược và dưới niêm mạc có độ dài khoảng 3 – 4 cm với mục đích làm giảm lượng máu chảy vào búi trĩ và kéo lớp niêm mạc về lại vị trí cũ. Từ đó, cắt bỏ và làm giảm kích thước của búi trĩ, hạn chế được tình trạng đi ngoài ra máu. Ưu điểm: Tổn thương ít, thời gian phục hồi nhanh. Ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng hậu phẫu. Tính thẩm mỹ cao. Nhược điểm: Chi phí thực hiện cao. Có thể gặp phải một số biến chứng sau phẫu thuật như: chảy máu thứ phát; hẹp trực tràng; thủng trực tràng… Nếu không thay đổi lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống hợp lý thì bệnh có thể tái phát trong thời gian ngắn. Bạn có thể quan tâm: Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả bằng phương pháp dân gian Biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ vòng Thường thì các biện pháp hỗ trợ điều trị của các loại bệnh trĩ đều giống nhau. Bạn có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để quá trình điều trị bệnh và hồi phục nhanh hơn. Thay đổi cách chăm sóc Các biện pháp bạn có thể áp dụng để chăm sóc bệnh trĩ có thể kể đến như: Chườm lạnh: Phương pháp này giúp giảm huyết ứ ở tĩnh mạch, cải thiện quá trình lưu thông máu và cải thiện tình trạng sa búi trĩ. Bạn vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn rồi cho đá lạnh vào một chiếc khăn sạch, chườm lên vùng bị trĩ trong vài phút. Hoặc sử dụng một chậu nước lạnh và ngồi lên chậu sẽ giúp làm dịu mát hậu môn, từ đó làm giảm khó chịu, sưng ngứa búi trĩ nhanh chóng. Ngâm hậu môn trong nước ấm: Cách làm này giúp giảm sưng đau, kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm cho búi trĩ. Để mang lại hiệu quả sát khuẩn tốt nhất, bạn nên cho thêm một chút muối tinh vào nước ấm để ngâm hậu môn; hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ về một số loại thuốc kê đơn có đặc tính kháng khuẩn, khử trùng để ngăn ngừa viêm nhiễm búi trĩ hậu môn. Vận động thường xuyên: Mỗi ngày dành khoảng 30-45 phút để tập luyện một số bài tập vận động nhẹ nhàng như: yoga, bơi lội, đi bộ… để khí huyết lưu thông, giúp cho các triệu chứng của bệnh được cải thiện tốt hơn. Hạn chế việc đứng, ngồi lâu một chỗ trong nhiều giờ đồng hồ. Nếu tính chất công việc phải ngồi lâu một chỗ thì khoảng 30 phút đến 1 tiếng bạn nên đứng lên để đi lại cũng làm giảm áp lực cho vùng hậu môn. Thay đổi thói quen đại tiện: Để tránh không làm bệnh chuyển biến nặng, bạn nên từ bỏ những thói quen không tốt khi đi vệ sinh như đọc báo, chơi điện tử, rặn khi đi đại tiện… Tốt nhất nên tập đi đại tiện vào thời gian cố định trong buổi sáng để tạo phản xạ tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi đại tiện để hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Tham khảo thêm: Đi ngoài ra máu sau cắt trĩ phải làm sao? Thay đổi dinh dưỡng Chế độ ăn giàu chất xơ giúp phòng ngừa táo bón Tăng chất xơ: Chất xơ giúp giảm tình trạng táo bón, hỗ trợ nhu động ruột hoạt động tốt hơn từ đó quá trình đào thải phân ra ngoài dễ dàng hơn, tránh gây đau rát hậu môn. Bạn nên tăng cường bổ sung chất xơ cho cơ thể từ các loại rau xanh, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt… Bổ sung sắt: Biểu hiện đi ngoài ra máu kéo dài khiến cho cơ thể dễ bị thiếu máu. Để bù đắp lượng máu thiếu hụt bạn nên bổ sung các món ăn giàu chất sắt. Uống nhiều nước: Mỗi ngày uống ít nhất từ 1,5 – 2 lít nước để hỗ trợ tiêu hóa, làm mềm phân. Bên cạnh việc bổ sung nước lọc, bạn nên kết hợp thêm các loại nước trái cây hay nước ép rau củ. Giảm đạm, chất béo no: Đồ ăn giàu đạm và chất béo no sẽ gia tăng tình trạng táo bón và làm tăng áp lực lên thành tĩnh mạch khi đi cầu. Tránh thực phẩm lên men hoặc thức ăn tạo axit: Đồ ăn lên men như: các loại rau dưa, cà muối… và nhóm thức ăn tạo axit sẽ khiến bạn khó tiêu, làm tăng nguy cơ táo bón. Đồng thời, chúng còn làm tăng tiết dịch vị dạ dày, khiến cơ thể dư axit. Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư trực tràng – hậu môn. Tránh xa những thực phẩm khô cứng, đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ Tránh xa bia rượu, thuốc lá, chất có cồn, chất kích thích, nước ngọt có gas, trà sữa.. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bệnh trĩ nên ăn gì? Kiêng gì? cho nhanh khỏi bệnh Trên đây là chia sẻ về một số thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh trĩ vòng cùng với cách điều trị và biện pháp giúp giảm thiểu nhanh chóng các triệu chứng do bệnh gây ra. Bệnh trĩ vòng khá nghiêm trọng, do đó, khi có các triệu chứng của bệnh, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chia sẻ

Phác đồ điều trị bệnh trĩ có can thiệp ngoại khoa của Bộ Y Tế

Trĩ là một căn bệnh phổ biến và mang đến nhiều rắc rối trong đời sống sinh hoạt của nhiều người. Vậy làm thế nào để chữa bệnh trĩ một cách hiệu quả và dứt điểm? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về phác đồ điều trị bệnh trĩ của Bộ Y Tế – bộ văn bản đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện trên cả nước nhé! Mục lụcPhác đồ điều trị bệnh trĩ của Bộ Y Tế1. Đánh giá chung2. Quy trình chẩn đoán và xử trí bệnh trĩ3. Tư vấn phẫu thuật, tai biến, biến chứng4. Thực hiện xét nghiệm tiền phẫu thuật5. Những lưu ý cần trước khi mổ5. Tiến hành phẫu thuật6. Sau khi phẫu thuật7. Xuất việnCần chú ý những gì để tránh tái phát/ biến chứng sau mổ?Điều trị nội khoa sau phẫu thuậtChế độ sinh hoạt và ăn uống sau phẫu thuậtToàn cảnh về phương pháp phẫu thuật LONGO trong điều trị trĩ Phác đồ điều trị bệnh trĩ của Bộ Y Tế 1. Đánh giá chung Đầu tiên, để xác định người bệnh đủ tiêu chuẩn đưa vào tham gia quy trình khám chữa bệnh trĩ có can thiệp ngoại khoa theo phác đồ điều trị Bộ Y Tế, thì người bệnh cần qua một số câu hỏi đánh giá như sau: Tiêu chuẩn đưa vào Búi trĩ bị lòi ra, đau, không đẩy lên được Búi trĩ bị lòi ra, chảy máu Búi trĩ to, không đẩy lên được, hoại tử, sờ đau… Tiểu chuẩn loại ra  Búi trĩ không lòi ra, không đau, không gây khó chịu hay gây chảy máu… Sa trực tràng, sa hậu môn Bệnh lý nội khoa chưa điều trị ổn định, chống chỉ định phẫu thuật… Tiền sử Tiền sử dị ứng Hoặc ghi rõ chi tiết: … Sau khi người bệnh trả lời đầy đủ những đánh giá trên, các Bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh trĩ có phù hợp để thực hiện theo quy trình can thiệp bằng ngoại khoa hay không. Trường hợp nếu không phù hợp, người bệnh sẽ nhận được những lời khuyên về cách chăm sóc và điều trị tại nhà. 2. Quy trình chẩn đoán và xử trí bệnh trĩ Bước đầu tiên bác sỹ chuyên khoa sẽ đánh giá và phân loại mức độ bệnh của bạn, từ đó đưa ra chọn lựa hợp lý nhất. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chữa trị cũng như ngăn ngừa được các biến chứng mà trĩ gây ra cho người bệnh. Trĩ độ I, II: Đi cầu ra máu, lòi trĩ khi rặn, búi trĩ tự rút lên. Trĩ độ III: Trĩ thường xuyên lòi ra khi đi cầu và cần phải dùng tay để đẩy búi trĩ vào. Trĩ độ IV: Trĩ lòi ra thường xuyên. Trĩ hỗn hơp: là kết hợp của trị nội và trĩ ngoại. Trĩ nội – ngoại tắc mạch: bệnh trĩ có biến chứng tắc mạch khối phồng búi trĩ đau, có khi tím, có khi hoạt tử. >>> Bạn có thể tham khảo: Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại – Trĩ nào nặng hơn, nguy hiểm hơn? 3. Tư vấn phẫu thuật, tai biến, biến chứng Sau khi đã xác định được mức độ bệnh trĩ các bác sỹ sẽ trao đổi tư vấn về phẫu thuật để giúp nói rõ cho người bệnh về những tai biến và những biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật. Những biến tai biến, biến chứng thường gặp như sau: Chảy máu trong mổ, sau mổ. Đau sau mổ. Tổn thương co thắt. Thủng trực tràng Nhiễm trùng vết mổ Áp xe vết mổ Hẹp hậu môn sau mổ Da thừa hậu môn 4. Thực hiện xét nghiệm tiền phẫu thuật Sau khi đã tư vấn về phẫu thuật và người bệnh đã hiểu rõ thì tiếp theo cần thực hiện, đây là bước quan trọng cần thực hiện trước khi thực hiện phẫu thuật. Đầu tiên bệnh nhân sẽ được xác định lâm sàng toàn thân (dấu hiệu sinh tồn, tri giác, các dấu hiệu toàn thân) và chuyên khoa. Sau đó sẽ thực hiện những xét nghiệm tiền phẫu thuật cần thực hiện như sau: Nội soi trực tràng Tổng phân tích tế bào máu bằng máy đếm tự động Thực hiện PT, TQ, aPTT Nhóm máu ABO, RhD GOT GPT Glucose Creatimin Điện giải đồ HHsAg ECG Xquang tim phổi thẳng Những điều này sẽ được các bác sỹ theo dõi trong bảng như sau: 5. Những lưu ý cần trước khi mổ Trước khi mổ bác sỹ cần yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số điều như sau: Nhịn ăn, nhịn uống Tắm bằng dung dịch tắm trước mổ Tháo nữ trang: Răng giả, mắt giả,… Thụt tháo hậu môn tại nhà hoặc tại bệnh viện Vào bệnh viện sáng ngày bổ chuẩn bị để vào phòng mổ Ngoài ra trong phác đồ điều trị của Bộ Y tế cũng đưa thêm những loại thuốc cần sử dụng trước khi mổ được nếu cụ thể tại phần Phục lục và mục Phác đồ A cụ thể: – Dịch truyền (Lactate Ringer 500ml, Natricloride 0,9% 500ml, Glucose 5% 500ml) – Kháng sinh: Nhóm kháng sinh phổ rộng CEPHALOSPORIN Basultam 2g Ceftazidime 2g Suprapime 1g Chống vi khuẩn kỵ khí Metronidazole 500mg – PPI – nhóm thuốc chẹn kênh axit trong dạ dày (Rabeloc 20mg, Faditac 20mg và Biticans 40mg) – Nhóm chống viêm, hạ sốt, giảm đau không Steroid (NSAID) (Molbic 15mg, Voltaren 75mg) – Thuốc giảm đau (Paracetamol 1g) 5. Tiến hành phẫu thuật Phẫu thuật cắt trĩ có thể làm giảm bớt áp lực tâm lý đối với người bệnh khi loại bỏ được khối mạch dư thừa ra khỏi cơ thể. Thế nhưng, không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật. Bộ Y Tế đã đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể để bác sỹ đánh giá và chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân. Bạn chỉ nên mổ trĩ độ III – IV, trĩ hỗn hợp hoặc dạng nội – ngoại có biến chứng tắc mạch. Và cũng tùy loại mà có hướng dẫn cụ thể từng biện pháp phẫu thuật. Với trĩ độ III, IV thì và trĩ hỗn hợp thì phương pháp mà Bộ đưa ra là Phương pháp Milligan – Morgan, phương pháp Longo, phương pháp Longo + cắt búi trĩ ngoại kèm theo, phương pháp Longo + khâu treo. Với trĩ nội/ngoại tắc mạch thì phương pháp được lựa chọn là phương pháp Milligan – Morgan. Cụ thể 2 phương pháp này cũng đã được Bộ Y tế quy định rõ ràng như sau: ➤ Phương pháp 1: Phẫu thuật Longo (Phụ lục 4): ➤ Phương pháp 2: Phẫu thuật  Milligan – Morgan (Phụ lục 5:) Thông tin thêm cho bạn: Các phương pháp phẫu thuật cắt mổ trĩ phổ biến hiện nay 6. Sau khi phẫu thuật Cũng như giai đoạn trước khi thực hiện phẫu thuật thì sau khi phẫu thuật xong thì các bác sỹ cũng sẽ thực hiện theo dõi tình trạng bệnh nhận theo những tiêu chí như sau. Các dấu hiệu lâm sàng Toàn thân: dấu hiệu sinh tồn (huyết áp, mạch, nhiệt độ cơ thể, nhịp thở), tri giác và các dấu hiệu khác (nôn ói, ho, táo bón) Chuyên khoa: đánh giá các tình trạng của vết mổ (đau vết mổ, chảy máu vết mổ, chảy dịch vết môt, sưng nề vết mổ, nhiễm trùng vết mổ). 7. Xuất viện Bộ Y Tế đã đưa ra những tiêu chuẩn xuất viện cụ thể để bác sĩ dễ dàng kiểm soát tình trạng bệnh sau mổ Thông thường, sau khi phẫu thuật, bạn sẽ được theo dõi một vài ngày để đảm bảo rằng sức khỏe phục hồi tương đối ổn định, chức năng sinh lý trở về như bình thường. Các tiêu chuẩn quan trọng là vết mổ khô, giảm đau, không sốt. Bên cạnh đó, bệnh nhân phải đi cầu ít đau, không đau hoặc không chảy máu, tự đi lại và vận động nhẹ nhàng. Những thông tin thường được các bác sỹ đánh giá dưới đây: Một điều không kém phần quan trọng đó là cán bộ y tế cần có trách nhiệm truyền thông và giáo dục sức khỏe cho người bệnh, hẹn tái khám để kiểm tra lại tình trạng vết mổ. Cần chú ý những gì để tránh tái phát/ biến chứng sau mổ? Sau phẫu thuật, bạn có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng không mong muốn, hoặc thậm chí búi trĩ tái phát chỉ qua vài tháng. Vậy nên, bệnh nhân cần được tư vấn cụ thể về đơn thuốc cũng như lối sống sinh hoạt hằng ngày. Những lưu ý có thể kể đến bao gồm: Điều trị nội khoa sau phẫu thuật Sau khi phẫu thuật thì theo phác đồ mà Bộ Y tế sẽ được áp dụng theo Phác đồ B nằm trong phần Phụ lục với những loại thuốc như sau: Dịch truyền(Lactate Ringer 500ml, Natricloride 0,9% 500ml, Glucose 5% 500ml): Để bù điện giải, năng lượng cho người bệnh. Nhóm kháng sinh phổ rộng CEPHALOSPORIN và FLUOROQUINOLON nhằm hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột, nhiễm khuẩn bệnh viện cho bệnh nhân sau mổ. PPI – nhóm thuốc chẹn kênh axit trong dạ dày cũng đóng vai trò quan trọng trong phác đồ điều trị bệnh trĩ có can thiệp phẫu thuật. Một số biệt dược thường dùng là Rabeloc, Faditac và Biticans. Nhóm chống viêm, hạ sốt, giảm đau không Steroid (NSAID): Molbic, Voltaren. Thuốc giảm đau Paracetamol dùng cách 6 tiếng/ ngày nếu bệnh nhân quá đau. Ngoài ra, bạn còn được bổ sung thêm thuốc cầm máu (Cammic 250mg 2A TMC x 2 lần/ngày), tạo điều kiện cho vết thương được hồi phục tốt hơn. >>>Thông tin bạn có thể quan tâm: Những biến chứng thường gặp sau mổ trĩ Chế độ sinh hoạt và ăn uống sau phẫu thuật Dùng thuốc chỉ hỗ trợ một phần trong quá trình điều trị trĩ của bạn. Điều quan trọng là mỗi người cần ý thức được lối sinh hoạt và ăn uống hằng ngày để giải quyết tận gốc căn nguyên vấn đề. Điều này cũng đã được Bộ Y tế quy định rất rõ trong phần Phụ lục 8 với mục Quản lý và giáo dục bệnh nhân. Cụ thể như sau: Sau khi xuất viện, bạn cần có chế độ chăm sóc sau phẫu thuật như: Ngâm hậu môn bằng nước ấm có hoặc không pha muối hoặc betadin. Bệnh nhân cần đến tại các cơ sở y tế để rửa và thay băng vết mổ, tránh trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn phát triển. Tiếp theo là việc cân bằng dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình lành bệnh và giảm thiểu tái phát búi trĩ. Bạn cần uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung nhiều chất xơ dễ tiêu hóa như chuối, khoai tây, rau xanh,… Đặc biệt, hãy cẩn thận trước những thực phẩm cay nóng, đồ chiên nhiều dầu mỡ bởi đây là nguy cơ hàng đầu dẫn đến tình trạng táo bón kể cả ở người trẻ. >>> Bạn có thể tham khảo chi tiết: Sau mổ trĩ nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏe? Một chế độ sinh hoặc làm làm cũng điều mà người bệnh cần lưu ý như sau: Hạn chế đừng lâu ngồi: nghỉ ngơi giữa giờ khoảng 15 phút sau 45 phút làm việc, để thư giãn đầu óc và ngăn ngừa nguy cơ tái phát trĩ. Khi ngủ nên nằm gác chân cao. Ngoài ra, đi cầu đều đặn đúng giờ mỗi ngày sẽ tạo nên nhịp sinh hoạt khoa học và lành mạnh cho bạn. Vấn đề cuối cùng cũng rất quan trọng đó là quá trình tái khám sau mổ. Cụ thể như sau: Thực hiện tái khám 1 tuần sau khi mổ hoặc khi bị đau nhiều, chảy máu nhiều khi đi cầu. Xuất hiện sưng nề phần hậu môn. Tái khám lại ngay nếu thấy dấu hiệu đi cầu khó sau mổ. Thông tin hữu ích cho bạn: Review kinh nghiệm đi cắt trĩ từ A – Z bạn nên biết Toàn cảnh về phương pháp phẫu thuật LONGO trong điều trị trĩ Lời kết Bệnh trĩ đã và đang là mối lo ngại của nhiều người, đặc biệt là học sinh – sinh viên và nhân viên văn phòng. Chính vì vậy, phác đồ điều trị bệnh trĩ của Bộ Y Tế sẽ giúp bạn giải quyết được những thắc mắc và băn khoăn về các phương pháp phẫu thuật khác nhau. Hy vọng rằng, bạn sẽ luôn chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe để nâng cao cuộc sống của bản thân mình! Để xem chi tiết về phác đồ điều trị bệnh trĩ của Bộ Y Tế các bạn tham khảo thêm TẠI ĐÂY. Chia sẻ

Bị bệnh trĩ nặng nên làm gì?

Bệnh trĩ nặng là hệ quả của việc phát hiện bệnh khi đã quá muộn hoặc điều trị không đúng cách ở giai đoạn nhẹ. Các triệu chứng ở giai đoạn này sẽ xuất hiện với tần suất nhiều hơn và mức độ nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, phát triển các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu như bệnh trĩ phát triển nặng, bạn cần tiến hành thăm khám và chữa trị ngay để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Mục lụcBệnh trĩ nặng là gì? Biểu hiện như thế nào?Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ nặngCách chữa bệnh trĩ giai đoạn nặngPhẫu thuật cắt bỏ búi trĩSử dụng thuốc trì hoãn phẫu thuậtHướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật cho người bệnh trĩ nặngChế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợpTái khám đúng lịch hẹn của bác sĩTuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ địnhVận động nhẹ nhàngHạn chế bia rượu, chất kích thích Bệnh trĩ nặng là gì? Biểu hiện như thế nào? Bệnh trĩ được chia thành 4 giai đoạn: trĩ cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3 và cấp độ 4. Bệnh trĩ nặng chứng tỏ là bệnh đã phát triển đến cuối giai đoạn 3 và chuyển sang giai đoạn 4 – mức độ nặng nhất của căn bệnh này. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Ở giai đoạn này, bạn cần phải được chữa trị càng sớm càng tốt. Ở giai đoạn nặng, các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng có hiện tượng sưng phồng quá mức và không thể phục hồi nên các triệu chứng của bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng và xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Cụ thể như sau: Búi trĩ phát triển lớn, sa hẳn ra ống hậu môn gây bất tiện khi đi đại tiện, đời sống sinh hoạt và tinh thần cho người bệnh. Nhưng cơn đau đớn trầm trọng: Thường đau nhiều nhất là sau khi đi cầu, có thể bị đau cả khi đứng lẫn khi ngồi hoặc nằm nếu búi trĩ nằm thường trực bên ngoài hậu môn. Chảy máu nhiều: Lúc này búi trĩ chảy máu nhiều, máu chảy thành tia và khó cầm máu. Bề mặt búi trĩ có dấu hiệu xơ hóa, sần sùi hoặc có xu hướng căng bóng, phù nề, tím đậm/ tái nhợt. Niêm mạc hậu môn viêm đỏ, ẩm ướt, ngứa ngáy và đau rát kéo dài ☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh trĩ là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về bệnh trĩ Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ nặng Bệnh trĩ tương đối lành tính, hầu như không đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh phát triển sang giai đoạn nặng, bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn phát triển những biến chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thiếu máu: Ở giai đoạn nặng, tình trạng chảy máu búi trĩ rất nhiều không chỉ khi đi đại tiện mà ngay cả khi ngồi xổm hoặc vận động mạnh,… Nếu không được cải thiện và ngăn chặn sẽ dẫn đến hiện tượng bị mất máu, thiếu máu, khiến cơ thể bị suy nhược kèm theo các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi. Nhiễm trùng: Búi trĩ sa ra khỏi ống hậu môn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm, virus xâm nhập, sinh sôi và gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng sẽ khiến niêm mạc bị viêm nặng, sưng đỏ, nóng rát và ngứa ngáy kéo dài. Sa nghẹt búi trĩ: Khi kích thước búi trĩ phát triển lớn và sa hoàn toàn ra khỏi ống tiêu hóa sẽ gây sa nghẹt búi trĩ do cơ vòng hậu môn co thắt quá mức. Hình thành mẩu da thừa ở rìa hậu môn: Mẩu da thừa ở rìa hậu môn hình thành là do búi trĩ sa ra ngoài kéo dài. Mặc dù nó không gây đau rát vùng hậu môn nhưng sẽ tạo cảm giác vướng víu, khó chịu. Trĩ vòng: Trĩ vòng là biến chứng khá phổ biến ở những người mắc bệnh trĩ giai đoạn nặng. Trĩ vòng xuất hiện với một cấu trúc phức tạp và thường xuyên dẫn đến những cơn đau nhức nghiêm trọng. Vì thế, để điều trị, bệnh nhân buộc phải phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Trĩ tắc mạch: Đây là biến chứng phổ biến của trường hợp mắc trĩ ngoại. Mạch máu trong búi trĩ có thể bị vỡ khi phải chịu tác động mạnh và dẫn đến xuất huyết và hình thành cục máu đông. Biến chứng này có thể khiến búi trĩ phù nề, căng phồng và đau nhức dữ dội. Hoại tử búi trĩ: Khi bị vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm búi trĩ mà không kịp thời điều trị, búi trĩ sẽ bị hoại tử. Đây là biến chứng nguy hiểm. Khi mắc phải biến chứng này, người bệnh không chỉ thường xuyên có cảm giác đau đớn nghiêm trọng mà còn gây són tiểu, sa sàn chậu, sa niêm mạc trực tràng… ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bị trĩ ngoại có nguy hiểm không? Cách chữa bệnh trĩ giai đoạn nặng Khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh phát triển đến giai đoạn nặng, bạn không nên chần chừ mà cần phải đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ. Tuy nhiên, khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng thì việc điều trị sẽ trở lên khó khăn hơn và dễ bị tái lại nếu lựa chọn phương pháp điều trị không phù hợp. Bệnh trĩ nặng thường được bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ bởi vì việc sử dụng thuốc sẽ không mang đến hiệu quả chữa bệnh như mong đợi nên thường được chỉ định khi người bệnh muốn trì hoãn thời gian phẫu thuật. Đối với một số bệnh nhân muốn trì hoãn việc áp dụng phương pháp phẫu thuật, bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét và yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số thủ thuật xâm lấn để thu nhỏ búi trĩ. Việc áp dụng phương pháp phẫu thuật sẽ giúp người bệnh loại bỏ nhanh búi trĩ, phòng ngừa biến chứng và cải thiện biểu hiện lâm sàng. Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp điều trị bệnh trĩ nặng tối ưu và hiệu quả nhất Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ là lựa chọn ưu tiên đối với bệnh trĩ nặng – đặc biệt là trường hợp đã phát sinh biến chứng hoại tử, sa nghẹt búi trĩ, sa niêm mạc trực tràng, trĩ vòng,… Phương pháp này giúp loại bỏ hoàn toàn búi trĩ ở ống hậu môn và điều trị dứt điểm các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra. ➤ Cắt trĩ với phương pháp Milligan Morgan Milligan Morgan là phương pháp cắt trĩ truyền thống, được thực hiện bằng cách mổ mở rồi cắt bỏ từng búi trĩ đơn lẻ. Sau đó, bác sĩ sẽ khâu nối mảnh da và cầu da niêm mạc lại với nhau để nâng cao tính thẩm mỹ cho vết mổ. Phương pháp này có tỷ lệ tái phát từ 5 – 7%, dễ bị nhiễm trùng nên cần phải chăm sóc nghiêm ngặt. Cắt trĩ bằng phương pháp Milligan Morgan được chỉ định cho những trường hợp mắc trĩ nội độ 3, độ 4, trĩ ngoại tắc mạch và trĩ hỗn hợp; đã điều trị bằng các phương pháp khác nhưng thất bại. Hoặc những trường hợp bị bệnh trĩ có kèm các bệnh cần phẫu thuật khác ở hậu môn như: nứt hậu môn mãn, dò, áp xe hậu môn… ➤ Phương pháp Longo Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ Longo đang được sử dụng tương đối phổ biến vì tỷ lệ tái phát tương đối thấp. Phương pháp phẫu thuật này được ứng dụng vào năm 1993, thời gian thực hiện nhanh chóng, ít gây đau đớn, tính thẩm mỹ cao. Các mũi khâu của phương pháp này được thực hiện bằng máy khâu chuyên dụng, tạo ra các đường khâu vòng trên đường lược có độ dài khoảng 3 – 4 cm. Các đường khâu này có tác dụng giảm lưu lượng máu vào nuôi dưỡng búi trĩ, từ đó giúp thu nhỏ kích thước búi trĩ và giảm tình trạng chảy máu khi đại tiện. ➤ Phương pháp cắt trĩ PPH Phương pháp PPH là phương pháp hiện đại nhất hiện nay, thực hiện được cho tất cả các loại trĩ (trĩ ngoại, trĩ nội, trĩ hỗn hợp). Phương pháp này có mức độ xâm lấn thấp nên ít gây đau, ít gây tổn hại đến cơ vòng hậu môn, thời gian hồi phục nhanh và tỷ lệ tái phát thấp. Phương pháp này sử dụng dùng máy khâu nối tự động (HYG-34) để cắt bỏ tận gốc tĩnh mạch của búi trĩ nằm phía trên đường lược. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khâu ống hậu môn nhằm tạo hình thẩm mỹ cơ quan này. Tuy có tỷ lệ tái phát thấp nhưng chi phí thực hiện khá cao nên ít người có khả năng chi trả. ➤ Phẫu thuật cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT Thiết bị cắt trĩ bằng HCPT Cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT (High-frequency capacitance pile treating) cũng là một trong những kỹ thuật cắt trĩ hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này ít xâm lấn mô, chỉ gây đau nhẹ hoặc thậm chí không gây đau đớn gì khi thực hiện, thời gian lành vết thương và hồi phục nhanh. Phương pháp cắt trĩ này làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ bằng sóng cao tần, sử dụng sóng điện từ tần số cao ở 70 – 80 độ C giúp làm đông mạch máu và kích thích hình thành mô sẹo ở tĩnh mạch. Sau khi được cắt đứt nguồn máu nuôi dưỡng, búi trĩ sẽ được loại bỏ tận gốc. ➤ Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp siêu âm Doppler-THD Phương pháp siêu âm Doppler-THD phù hợp với những người bị trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ vòng. Mức độ xâm lấn của phương pháp này thấp nên ít gây đau đớn và thời gian phục hồi khá nhanh chóng. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc tê để giảm đau và khó chịu. Sau khi loại bỏ búi trĩ, bác sĩ sẽ khâu niêm mạc trĩ nhằm giảm lượng máu lưu thông, từ đó khiến búi trĩ mất nguồn máu nuôi dưỡng và có xu hướng teo nhỏ, rụng dần. Phẫu thuật cắt trĩ là lựa chọn tối ưu cho những trường hợp bị trĩ nặng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn một vài rủi ro nhất định đó là: hẹp lỗ hậu môn, rò hậu môn, chảy máu kéo dài, nhiễm trùng, rối loạn cơ vòng hậu môn… Chính vì vậy, chỉ khi được bác sĩ chuyên khoa chỉ định bạn mới nên thực hiện phương pháp điều trị này. Đặc biệt, phẫu thuật vẫn có nguy cơ tái phát lại bệnh nếu không chăm sóc, nghỉ ngơi và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Có nên cắt trĩ không? Khi nào cần phẫu thuật? Sử dụng thuốc trì hoãn phẫu thuật Sử dụng thuốc chỉ có tác dụng giảm triệu chứng và trì hoãn phẫu thuật Đối với những trường hợp chưa thể phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc tân dược cho các trường hợp bị trĩ nặng bao gồm: Thuốc co mạch: Phổ biến nhất là các thuốc: Phenylephrine, Medicone hay Tronolane. Nhóm thuốc này có tác dụng thắt nhỏ lại các mạch máu ở hậu môn, giảm biểu hiện đi ngoài ra máu và hạn chế tình trạng sa búi trĩ. Thuốc co mạch có thể được bào chế dưới dạng thuốc đặt hậu môn hay thuốc mỡ bôi ngoài. Chất bảo vệ thành mạch: Thuốc có tác dụng bảo vệ thành tĩnh mạch hậu môn, ngăn ngừa hiện tượng lở loét, viêm nhiễm ở khu vực này. Bao gồm các loại thuốc chứa oxit kẽm, glycerlin hay lanolin. Thuốc chống ngứa rát hậu môn: Hydrocortisone có dạng thuốc mỡ hay kem bôi ngoài da giúp giải quyết tạm thời tình trạng kích ứng và ngứa bên ngoài hậu môn do dịch ở búi trĩ tiết ra. Thuốc gây tê tại chỗ: Là dạng viên đặt, thuốc mỗ hoặc kem bôi có tác dụng gây tê cục bộ ở dây thần kinh giúp giảm triệu chứng đau đớn. Thuốc có tác dụng gây tê có thể kể đến như: Americane, Tronolane, Pramoxin. Thuốc kháng sinh: Được chỉ định cho các trường hợp bệnh trĩ nặng gây bội nhiễm, viêm loét hậu môn. Thuốc giảm đau: Thông dụng là Acetaminophen, Aspirin hay Ibuprofen Hầu hết, các loại thuốc chỉ áp dụng cho bệnh trĩ ở giai đoạn 1, 2 và một số trường hợp ở giai đoạn 3. Khi bệnh phát triển nặng và kèm theo biến chứng thì thuốc chỉ giúp cải thiện triệu chứng và trì hoãn thời gian phẫu thuật. Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật cho người bệnh trĩ nặng Để cho vết thương nhanh chóng phục hồi và phòng ngừa nhiễm trùng cũng như biến chứng sau phẫu thuật bạn cần có chế độ sinh hoạt và chăm sóc phù hợp. Dưới đây là những lời khuyên cho bệnh nhân sau phẫu thuật cắt búi trĩ: Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp Sau phẫu thuật cắt trĩ nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học nhằm hỗ trợ quá trình điều trị và ngăn bệnh tái phát Tăng cường bổ sung chất xơ, nước và vitamin vào chế độ ăn hàng ngày từ các loại rau xanh và trái cây tươi. Đồng thời cần ưu tiên bổ sung các món ăn mềm, lỏng, ít gia vị, ăn chậm nhai kỹ để ngăn ngừa tình trạng táo bón, giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột và hạn chế ma sát lên búi trĩ khi đi tiêu. Ngoài ra, cần tập luyện thói quen đi vệ sinh đúng giờ, tốt nhất là vào sáng sớm khi thức dậy. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Sau khi mổ trĩ nên ăn gì, kiêng gì? Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ Nếu sau phẫu thuật mà xuất hiện một số biểu hiện bất thường như: sưng phù, tiết dịch có mùi hôi, chảy máu kéo dài,… cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị để có hướng xử lý kịp thời. Ngoài ra, để kiểm tra tình trạng phục hồi bạn cũng nên tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để có chế độ chăm sóc phù hợp. Từ đó, sớm phát hiện các biến chứng và chủ động phòng ngừa bệnh tái phát lại. Tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định Để giảm triệu chứng đau đơn, đẩy nhanh quá trình tự làm lành vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng chảy máu, bác sĩ có thể kê một số đơn thuốc phù hợp. Bạn không nên tự ý đổi thuốc, dừng thuốc, tăng hoặc giảm liều lượng thuốc khi không có hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bệnh trĩ của bạn xuất hiện là do hệ quả của các bệnh lý như: giãn tĩnh mạch, gút, tiểu đường thì cần kết hợp đồng thời cùng với các phương pháp điều trị bệnh lý nguyên nhân để hạn chế nguy cơ bệnh tái phát lại. Vận động nhẹ nhàng Sau phẫu thuật mổ trĩ, việc nghỉ ngơi là rất quan trọng. Ngày đầu tiên sau mổ, bạn nên nằm nghỉ ngơi hoàn toàn, sau đó có thể vận động nhẹ nhàng và dần tăng cường độ hoạt động theo sự thay đổi của sức khỏe. Nếu cảm thấy đau hậu môn khi vận động thì nên dừng lại và cũng không nên nằm quá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi. Tuyệt đối cần tránh những hoạt động làm tăng áp lực lên vùng hậu môn – trực tràng như: ngồi xổm, lao động nặng, tập các bài thể dục cường độ cao, lao động nặng, mang vác vật cồng kềnh,… Đặc biệt, hậu môn lại là khu vực chứa nhiều vi khuẩn nên rất dễ bị nhiễm trùng vết mổ. Vì vậy, bạn cần giữ cho vùng hậu môn luôn sạch sẽ và khô thoáng. Hạn chế bia rượu, chất kích thích Rượu, bia, thuốc lá, cafe và các loại chất kích thích khác không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động xấu đến vết mổ, khiến cho vết thương bị tổn hại và cản trở quá trình phục hồi. Vì thế, nên hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích này trong thời gian vết thương mổ trĩ chưa phục hồi. Trên đây là những hướng điều trị cũng như cách chăm sóc phù hợp cho người bệnh trĩ nặng. Khi bệnh phát triển nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, ngay từ khi phát hiện bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoe để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân và mang lại hiệu quả tốt nhất, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Chia sẻ

Nội soi bệnh trĩ: Quy trình và những điều cần lưu ý

Bệnh trĩ là căn bệnh không quá nguy hiểm khi được phát hiện và điều trị sớm trước khi bệnh chuyển nặng. Vì thế để giúp chuẩn đoán sớm thì sử dụng phương pháp nội soi là cách mà được nhiều bác sỹ sử dụng. Vậy để giúp bạn hiểu rõ nội soi bệnh trĩ là gì? Quy trình và những lưu ý bạn cần quan tâm thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau. Mục lụcNội soi bệnh trĩ là gì?Những cách nội soi bệnh trĩNội soi trực tràng, đại tràng sigmaNội soi hậu mônKhi nào cần nội soi trĩ?Quy trình nội soi bệnh trĩNội soi bệnh trĩ có đau không?Những lưu ý khi nội soi bệnh trĩNgày trước khi thực hiện nội soiTrong ngày thực hiện nội soiNội soi bệnh trĩ giá bao nhiêu tiền?Nội soi bệnh trĩ ở đâu chất lượng, uy tín?Sử dụng Cotripro Gel trong điều trị bệnh trĩ Nội soi bệnh trĩ là gì? Bệnh trĩ (hay còn gọi là lòi dom) là căn bệnh xảy ra do các đám rối tĩnh mạch trĩ bị căng phồng quá mức làm máu ứ đọng lại gây nên. Bệnh này gây rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, đặc biệt là nếu để lâu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, đau đớn cho người bệnh. Vì vậy mà bạn cần khám và điều trị kịp thời, một trong những phương pháp phổ biến đó là nội soi bệnh trĩ. Nội soi bệnh trĩ hay đây là một kỹ thuật hiện đại, sử dụng các thiết bị chuyên dụng để quan sát bên trong bộ phận cần kiểm tra thông qua hình ảnh. Các thiết bị chuyên dụng để nội soi bệnh trĩ bao gồm: một đầu của ống nội soi có gắn camera và đèn, đầu còn lại có gắn tay cầm, hệ thống dây truyền tín hiệu, bộ phận điều chỉnh và màn hình hiển thị. Hiện nay, phương pháp nội soi trĩ là một phương pháp được sử dụng rộng rãi để kiểm tra, xác định mức độ của bệnh trĩ thông qua hình ảnh. Với cách này thì các bác sỹ sẽ biết bệnh trĩ của bạn đang ở giai đoạn nào từ đó đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp. >>> Bạn có thể quan tâm: 9 nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ bạn không nên chủ quan Những cách nội soi bệnh trĩ Trong nội soi bệnh trĩ thì có 2 cách mà được phổ biến tùy theo điều kiện của từng bệnh nhân. Hai cách đó là nội soi trực tràng, đại tràng sigma và nội soi hậu môn: Nội soi trực tràng, đại tràng sigma Các này được áp dụng với những bệnh nhân có những triệu chứng xuất hiện ở vùng đại tràng hoặc dưới đại tràng. Ngoài ra cách này còn được sử dụng đối với người có dấu diệu bệnh trĩ bị đi ngoài ra máu hay triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Cách nội soi trực tràng, đại tràng sigma này không được áp dụng cho những bênh nhân bị viêm nhiễm nặng do bệnh hậu môn. Nội soi hậu môn Cách này được bác sỹ sử dụng nhiều để quan sát khu vực hậu môn và sử dụng trong khâu đốt cầm máu sau cắt trĩ. Thông tin thêm cho bạn: Bị trĩ có nội soi đại tràng được không? Khi nào cần nội soi trĩ? Để giúp bạn nhận biết xem khi nào thì các bạn cần chú ý đến những dấu hiệu như sau: Xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu. Quanh vùng hậu môn xuất hiện dị vật. Có cảm giác ngứa, cộm, đau,… Thấy xuất hiện dịch nhầy ở khu vực hậu môn Xuất hiện tình trạng bị sa búi trĩ. Một điều cần chú ý đó là những người đang mang thai, có tiền sử sảy thai, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, những người suy tim, loạn nhịp tim, bệnh viêm phúc mạc thì không nên sử dụng phương pháp nội soi bệnh trĩ. >>> Xem thêm: Bị bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không? Quy trình nội soi bệnh trĩ Để bạn hiểu rõ hơn về phương pháp nội soi bệnh trĩ, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những bước chính trong quy trình thực hiện để các bạn cùng tham khảo: Bước 1: Chuẩn bị Ở bước đầu này bạn sẽ được chỉ dẫn tư thế nằm để thực hiện nội soi. Có 2 tư thế nằm hay được sử dụng đó là tư thế nằm ngửa và tư thế nằm nghiêng bên trái. Tư thế nằm ngửa: đây là tư thế giúp việc nhìn thấy thành bụng hơn và tư thế này cũng giúp cho người bệnh dễ thở hơn. Tư thế nằm nghiêng bên trái: với tư thế này thì sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ống nội soi qua chỗ nối trực tràng và đại tràng sigma. Bước 2: Thực hiện nội soi Trong quá trình thực hiện nội soi bác sỹ sẽ thực hiện những công đoạn như sau: Trước tiên, bác sĩ thực hiện các thao tác kiểm tra bên ngoài cơ vòng và bên trên đường lược hậu môn. Tiêm thuốc tê. Lắp và kiểm tra dụng cụ soi trước khi tiến hành. Bôi trơn ống soi. Đưa ống soi vào đường hậu môn và di chuyển sâu trong thành ruột ở khu vực trực tràng để xác định vị trí búi trĩ cũng như tình trạng trĩ. Cuối cùng là rút ống soi ra. Bước 3: Đánh giá kết quả Dựa vào hình ảnh bên trong hậu môn – trực tràng, bác sĩ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh trĩ và từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Bạn có thể tham khảo: Cần làm gì khi bị bệnh trĩ? Nội soi bệnh trĩ có đau không? Nội soi bệnh trĩ là sử một phương pháp xâm lấn, bằng cách sử dụng một ống soi đưa vào bên trong hậu môn để kiểm tra tình trạng của bệnh. Điều này khiến nhiều người cảm thấy lo lắng rằng nội soi bệnh trĩ sẽ bị đau. Tuy nhiên, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm sẽ với phương pháp này sẽ rất nhẹ nhàng và ít gây đau đớn. Nhưng có một lưu ý rằng ban đầu khi cho ống nội soi vào sẽ có cảm giác căng tức nhưng rồi sẽ hết, còn với trường hợp bạn được gây mê thì sẽ không có cảm giác gì. Những lưu ý khi nội soi bệnh trĩ Để giúp cho buổi nội soi bệnh trĩ được hiệu quả nhất thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây: Ngày trước khi thực hiện nội soi Một ngày trước khi bạn thực hiện nội soi thì trong ngày đó bạn chỉ nên ăn những loại thức ăn lỏng, thức ăn dễ tiêu hóa và tránh những thực phẩm có màu đỏ và màu tím (như canh rau dền, củ dền, củ cải đỏ, củ cải tím,…) Vào buổi chiều hôm trước khi thực hiện nội soi bạn phải thực hiện làm sạch ruột và đại tràng giúp cho việc thực hiện nội soi vào hôm sau được chính xác hơn. Bạn có thể tham khảo sử dụng magnesium sulfate pha với 2 lít nước và uống hết trong 2 giờ hay đối với người yếu thì nên dùng thuốc polyethylene glycol 3-4 hộp, pha chế với muối thành dung dịch 3 -4 lít, dùng trong 3 giờ. Trong ngày thực hiện nội soi Trong hôm đi nội soi thì bạn sẽ cần nhịn ăn sáng và thực hiện rửa sạch đại tràng 2 tiếng trước khi thực hiện nội soi. Tùy theo từng trường hợp mà bác sỹ sẽ chỉ định phương pháp rửa đại tràng theo 1 trong 2 cách như sau: Rửa đại tràng bàng cách thụt tháo: trường hợp này sẽ được sử dụng khi người bệnh xuất hiện triệu chứng đau quặn bụng từng cơn, không đi đại tiện được trong nhiều ngày,… Rửa đại tràng bằng thuốc xổ: hiện nay có 2 loại thuốc xổ thường được sử dụng là Macrogol 4000 (Fortrans) và Sodium phosphate (Fleet phospho soda). Và tùy theo điều kiện của từng bệnh nhân khác nhau và sử dụng loại thuốc phù hợp. Có một vấn đề mà bạn cũng cần lưu ý đó là việc làm sạch đại tràng trước khi nội soi có thể xuất hiện một số tác dụng phụ, nhưng tương đối ít gặp như: buồn nôn, nôn, đầy bụng,…. Trước khi nội soi bệnh trĩ nửa tiếng, bác sỹ sẽ cho bạn uống thuốc an thần hoặc thuốc có chứa thành phần anticholinergic. Nội soi bệnh trĩ giá bao nhiêu tiền? Để trả lời cho câu hỏi nội soi bệnh trĩ giá bao nhiêu một cách chính xác thì rất khó bởi giá thành này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau có thể kể đến như: Phụ thuộc vào trang thiết bị: Hiện nay, có rất nhiều nơi cung cấp dịch vụ nội soi trĩ giá rẻ. Tuy nhiên, có thể những nơi này thiết bị và máy móc nội soi thường sẽ lạc hậu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả của quá trình nội soi và thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe. Phụ thuộc vào loại nội soi: Hiện tại có 2 loại nội soi bệnh trĩ phổ biến đó là nội soi bằng ống mềm không gây mê và nội soi bằng ống mềm gây mê. Nếu nội soi gây mê thì bạn sẽ không bị đau trong quá trình bác sỹ thực hiện nội soi. Tuy nhiên cách này sẽ có chi phí cao hơn đáng kể. Phụ thuộc vào bác sỹ thực hiện: Nội soi bệnh trĩ có hiệu quả hay không phụ thuộc khá lớn vào kinh nghiệm cũng như trình độ của bác sỹ thực hiện. Do đó nếu bạn khám các bác sỹ giỏi có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm thì thường sẽ cần trả mốt số tiền lớn hơn là khám bác sỹ bình thường. Phụ thuộc vào địa chỉ khám: Nếu người bệnh thăm khám tại các địa chỉ uy tín, các bệnh viện lớn sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí khám, bởi những nơi này thường được trang bị cơ sở vật chất cũng như máy móc mới và hiện đại. Phụ thuộc vào việc sử dụng BHYT: chi phí khám cũng có chút ảnh hưởng khi bạn sử dụng BHYT hay không sử dụng, khi đó chi phí khám có thể sẽ được giảm đi ít nhiều. Thông tin hữu ích cho bạn: Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền? Nội soi bệnh trĩ ở đâu chất lượng, uy tín? Để thực hiện nội soi mang lại hiệu quả thì phụ thuộc khá nhiều vào máy móc cũng như trình độ của các bác sỹ. Do vậy bạn cần tìm những nơi chất lượng và uy tín, bởi hiện giờ có rất nhiều nơi thực hiện nội soi nhưng không phải chỗ nào cũng đảm bảo chất lượng. Dưới đây là những cơ sở nội soi chất lượng, uy tín mà bạn có thể tham khảo: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Đây là bệnh viện với cơ sở vật chất hàng đầu cả nước, cùng với đội ngũ chuyên gia, bác sỹ đầu ngành với nhiều kinh nghiệm. Do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi đến khám và điều trị tại đây, với máy móc hiện đại đồng bộ hỗ trợ cho công tác khám chữa của bác sỹ. Khi đến khám các bạn cần chú ý một điều là Bệnh viện Việt Đức thường có số lượng bệnh nhân rất lớn nên thời gian tới lượt khám là khá lâu, do đó bạn cần chủ động đến sớm để lấy số. Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Bệnh viện đại học Y cũng là một nơi mà bạn có thể yên tâm đến khám, bởi tại đây cũng quy tụ nhiều bác sỹ giỏi trực tiếp tham gia khám và điều trị. Khi đến khám người bệnh sẽ được khám và tư vấn rất tận tình. Bệnh viện cũng có được đánh giá cao nhờ đội ngũ ý bác sỹ làm việc chuyên nghiệp kết hợp với trang thiết bị máy móc hiện đại, không gian khám chữa bệnh sạch sẽ. Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội Bệnh viện Bạch Mai Bệnh viện Bạch Mai được biết đến là cơ sở y tế với quy mô lớn và bao gồm nhiều chuyên khoa khác nhau, có thể khám và điều trị hầu hết các bệnh lý, trong đó có cả bệnh trĩ. Khi đến đây các bạn có thể tìm đến khoa Tiêu hóa để được khám và điều trị. Bệnh viện là nơi làm việc của rất nhiều bác sỹ giỏi, bên cạnh đó là một hệ thống trang thiết bị, máy móc tiên tiến, hiện đại. Vì vậy mà đây là địa chỉ khám bệnh trĩ rất tốt được nhiều người tin tưởng. Tuy nhiên có một vấn đề mà bạn cần quan tâm đó là số lượng bệnh nhân đến khám mỗi ngày sẽ rất lớn, do đó bạn cần sắp xếp công việc cũng như thời gian để chủ động hơn trong việc khám bệnh. Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Bệnh viện Quân đội 108 là bệnh viện trực thuộc Bộ Quốc phòng, đây cũng là bênh viện được xây dựng với quy mô lớn với nhiều khoa khám chữa bệnh. Đến đây bạn có thể yên tâm trong việc khám và điều trị bệnh trĩ. Tại đây quy tụ các y bác sỹ đầu ngành có kinh nghiệm, chuyên môn tốt và đã khám và chữa thành công cho rất nhiều trường hợp bị trĩ từ nhẹ đến nặng. Bệnh viện hiện tại đang áp dụng những công nghệ khám chữa bệnh trĩ hiện đại và tiên tiến nhất, theo đó là một hệ thống máy móc luôn được đầu tư để mang lại hiệu quả điều trị là cao nhất. Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội >>> Bạn có thể quan tâm: Top 8 bệnh viện điều trị bệnh trĩ tốt nhất ở TPHCM Sử dụng Cotripro Gel trong điều trị bệnh trĩ Ngoài cách trên bạn có thể tham khảo sử dụng Cotripro Gel, đây là gel bôi trĩ chính hãng của Việt Nam, được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP. Cotripro thấm trực tiếp vào búi trĩ làm giảm nhanh các triệu chứng đau rát, chảy máu, sưng viêm ở vùng hậu môn sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp Trĩ sa, Trĩ lâu năm nên bôi đều đặn từ 1-2 tháng để búi Trĩ co dần lên. Với các thành phần thảo dược: Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm. Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương. Hoạt chất Yomogin (Sesquiterpen) trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ. Kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát. Đặc biệt hệ Gel Polycrylate crosspolymer giúp các dược chất giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả. Ngoài ra, vì là dạng Gel bôi nên CotriPro tác động trực tiếp lên vùng hậu môn, an toàn không tác dụng phụ. Trong mỗi hộp sản phẩm đều có túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi vào phía trong hậu môn trong các trường hợp trĩ nội, đảm bảo an toàn và vệ sinh. Nên sử dụng đều đặn 2 lần/ngày để nhanh chóng thoát khỏi những phiền toái do bệnh trĩ gây ra. Cotripro còn có dạng viên uống tiện dụng Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa  các nguy cơ tái phát. Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ Tham khảo thêm: Hướng dẫn sử dụng Cotripro gel đúng cách? Cotripro gel có hiệu quả không  Chia sẻ

Review kinh nghiệm đi cắt trĩ từ A - Z chuẩn nhất 2021

Bệnh trĩ là bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày, hơn nữa nếu để lâu bệnh còn gây nên những biến chứng nguy hiểm. Do đó bạn cần khám và điều trị dứt điểm sớm, một trong những cách mà nhiều người lựa chọn là phẫu thuật cắt trĩ. Nếu bạn đang có ý định đi cắt trĩ thì bạn không nên bỏ qua những kinh nghiệm chúng tôi sẽ chia sẻ trong bài viết dưới đây. Mục lụcVì sao nên cắt trĩ?Kinh nghiệm trước khi đi cắt trĩLựa chọn nơi cắt trĩLựa chọn phương pháp cắt trĩVề vấn đề chi phíNhững xét nghiệm cần làm trước khi cắt trĩNhững giấy tờ cần chuẩn bịKinh nghệm sau khi đi cắt trĩChăm sóc sau khi cắt trĩChế độ dinh dưỡng, sinh hoạt sau cắt trĩ để nhanh khỏiPhẫu thuật cắt trĩ có đau không?Phẫu thuật cắt trĩ bao lâu thì lành?Sử dụng Cotripro Gel ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát Vì sao nên cắt trĩ? Hiện nay bệnh trĩ là một trong những bệnh khá phổ biến, tuy nhiên bệnh lại xuất hiện ở khu vực khá nhạy cảm vì vậy mà nhiều người còn ngại không đi khám và điều trị. Ngoài ra vì bệnh trĩ cũng không gây nguy hiểm quá hay khi ở giai đoạn đầu thì không gây ảnh hưởng quá nhiều nên thường tạo ra  tâm lý chủ quan. Và khi bệnh trĩ để lâu ngày càng phát triển nặng từ đó xuất hiện biến chứng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe có thể kể đến như: Hoại tử hậu môn Nhiễm trùng hậu môn Sa nghẹt búi trĩ Gây thiếu máu Ngoài ra còn có những dấu hiệu gây ảnh hưởng quá mức tới sinh hoạt hàng ngày như đi ngoài ra máu nhiều, đau rát dữ dội vùng hậu môn, không thể đi đại tiện được do bị tác nghẹt,… Do dó bạn cần đi cắt trĩ bởi những lý do như sau: giúp bạn thoát khỏi những triệu chứng khó chịu, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt; giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. >>> Bạn có thể tham khảo: 9 biến chứng của bệnh trĩ bạn cần quan tâm Kinh nghiệm trước khi đi cắt trĩ Để giúp cho các bạn đi khám và cắt trĩ thuận lợi, hiệu quả nhất thì các bạn nên tham khảo, tìm hiểu những kinh nghiệm trước khi đi cắt trĩ dưới đây: Lựa chọn nơi cắt trĩ Việc đầu tiên cũng là việc quan trọng nhất, có ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả của việc cắt trĩ  và thành công đó là lựa chọn nơi cắt trĩ uy tín, chất lượng. Hiện nay, có rất nhiều từ những cơ sở y tế tư nhân, phòng khám cho đến những bệnh viện đều có đủ khả năng để thực hiện cắt trĩ. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng. Do đó để tìm ra một đơn vị uy tín, chất lượng để thực hiện cắt trĩ là việc tương đối khó khăn. Và để giúp bạn có những được đánh giá ban đầu thì các bạn có thể dựa trên những yếu tốt như sau: phòng khám, cơ sở y tế đó sử dụng những phương pháp phẫu thuật cắt trĩ nào? Có đội ngũ bác sỹ giỏi với chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm hay không? Cơ sở vật chất của đơn vị đó ra sao? Hay các bạn có thể tìm hiểu trên Internet thêm về những thông tin về cơ sở y tế đó, từ website đến những bài chia sẻ, đánh giá của những người bệnh đã sử dụng dịch vụ tại đây. Qua những thông tin trên thì bạn cũng đã có được cái nhìn khá tổng quan về một đơn vị nào đó và so sánh đưa ra quyết định cuối cùng. Lựa chọn phương pháp cắt trĩ Sau khi bạn đã biết chọn cơ sở y tế, phòng khám ra sao thì điều tiếp theo mà bạn quan tâm đó là lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay có rất nhiều những phương pháp cắt trĩ khác nhau và mỗi phương pháp lại những ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Để các bạn có cái nhìn tổng quan về các phương pháp này thì trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra một số phương pháp phổ biến, được áp dụng rộng rãi để các bạn cùng tham khảo. Cụ thể như sau: Phương pháp HCPT Đây là một trong những phương pháp cắt trĩ mới và điện đại, mang lại hiệu quả cao. Phương pháp này sử dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, dựa trên cách thức hoạt động của các ion điện trong tế bào làm đông và thắt nút các mạch máu. Tiếp theo đó sẽ sử dụng sóng cao tần với nhiệt độ khoảng 70-80 độ để cắt bỏ búi trĩ. Phương pháp HCPT này tất cả các quy trình đều được thực hiện trên máy tính nên đem lại độ chính xác, an toàn rất cao, người bệnh sẽ hạn chế được tình trạng chảy máu và sẽ ít gây đau đớn. Phương pháp này thường diễn ra trong khoảng từ 20-30 phút và người bệnh cũng không cần lưu lại mà có thể về ngày sau đó. >>> Tìm hiểu thêm: Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT có hiệu quả không? Phương pháp PPH Cắt trĩ bằng phương pháp PPH là phương pháp hỗ trợ loại bỏ niêm mạc trực tràng bị lòi ra ngoài hay các niêm mạc chặn động tĩnh mạch ở phần cuối trực tràng. Với phương pháp này các bác sỹ sẽ sử dụng máy kẹp PPH để đưa sâu vào bên trong lỗ hậu môn và tiến hạnh cắt bỏ những lớp niêm mạc trực tràng bị lòi ra ngoài. Tiếp theo, máy sẽ tự khâu lớp niêm mạc lại và tạo hình thẩm mỹ cho hậu môn Phương pháp này đem lại hiệu quả cao, an toàn, ít gây đau đơn, ít gây nên những biến chứng tối đa trong quá trinh điều trị. Phương pháp Longo Phương pháp Longo này là một trong những phương pháp tiên tiến được nhiều bác sỹ lựa chọn sử dụng, đặc biệt là ở châu Âu. Phương pháp này thực hiện cắt trĩ theo nguyên lý sử dụng đồng thời việc cắt và khâu nối nhờ máy tự động để làm ngăn chặn máu di chuyển và nuôi dưỡng cho búi trĩ. Khi mà máu không được cung cấp đến cho búi trĩ thì chúng dần dần sẽ teo lại. Đây là phương pháp cắt trĩ khá an toàn, không gây đau đơn và có thời gian phục hồi khá nhanh. Phương pháp Milligan Morgan Phương pháp Milligan Morgan được thực hiện mổ cắt riêng từng búi trĩ, khâu thắt các gốc búi trĩ và để mở vết mổ. Khi sử dụng phương pháp này sẽ giúp loại bỏ được búi trĩ một cách triệt để, hạn chế tối đa tình trạng bị tái phát. Phương pháp này không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp hay trang thiết hiện đại. Tuy nhiên có một vấn đề là khi sử dụng phương pháp này sẽ gây nhiều đau đớn và vết mổ cần thời gian hồi phục khá lâu. Phương pháp Laser Đây cũng là một phương pháp khá phổ biến và được nhiều cơ sở tin dùng. Phương pháp laser này là phương pháp phẫu thuật cắt trĩ mà không sử dụng đến dao mổ. Và thay vì sử dụng dao vật lý thì phương pháp này sử dụng “dao” là một chùm tia laser. Tia này sẽ được sử dụng để chiếu trực tiếp vào búi trĩ để cắt bỏ. Phương pháp này được nhiều chuyên gia đánh giá khá cao về độ an toàn, hiệu quả và ít để lại những biến chứng. >>> Tìm hiểu chi tiết: Phương pháp cắt trĩ bằng laser và lưu ý Về vấn đề chi phí Một vấn đề nữa bạn cũng cần hết sức quan tâm đó là vấn đề về chi phí cho việc thực hiện phẫu thuật cắt trĩ. Về chi phí cho một ca phẫu thuật sẽ rất khác nhau, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố đó có thể kể đến như nơi thực hiện phẫu thuật, bác sỹ thực hiện, phương pháp thực hiện, dịch vụ kèm theo của cơ sở đó. Và trong cùng một đơn vị chi phí cắt trĩ sẽ cũng khác nhau thay đổi vào phương pháp hay bác sỹ thực hiện. Vì vậy trước khi thực hiện cắt trĩ bạn cần xem xét, tìm hiểu thật kỹ chi phí của từng bên thông qua bảng giá niêm yết của từng cơ sở y tế, mà từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất. Chi phí cắt trĩ có thể dao động từ 3-5 triệu đồng theo tùy từng phương pháp và cơ sở y tế. Có một vấn đề mà bạn cần chú ý đó là bạn không nên tham rẻ mà chọn những cơ sở kém chất lượng, bởi những đơn vị như vậy sẽ không đảm bảo cho bạn về mặt chất lượng từ đó mà gây nên những biến chứng. Điều này về lâu dài sẽ gây tốn nhiều tiền hơn mà quan trọng là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. >>> Thông tin thêm cho bạn: Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền? Những xét nghiệm cần làm trước khi cắt trĩ Vần đề tiếp theo mà bạn cần chú ý, tìm hiểu đó là những xét nghiệm nào cần thực hiện. Bởi bạn không thể thực hiện phẫu thuật ngay lập tức được, mà bạn cần phải làm những xét nghiệm để đánh giá xem bạn có đủ điều kiện sức khỏe để làm phẫu thuật cắt trĩ hay không? Và những xét nghiệm cần thiết sẽ được các bác sỹ chỉ định làm trước khi cắt trĩ đó là xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu,…. Những giấy tờ cần chuẩn bị Để quá trình làm thủ tục khám cũng như phẫu thuật diễn ra nhanh chóng và thuận tiện thì trước khi đi bạn cần kiểm tra xem mình đã cầm đủ những giấy tờ cần thiết chưa? Một số những giấy tờ đó có thể kể đến như: chứng minh thư/căn cước công dân, sổ khám bệnh, thể bảo hiểm y tế (nếu có),… >>> Bạn có thể quan tâm: Những biến chứng thường gặp sau mổ trĩ Kinh nghệm sau khi đi cắt trĩ Như vậy là bạn đã biết được những kinh nghiệm trước khi cắt trĩ, đến đây nhiều người nghĩ rằng ca phẫu thuật đã thành công, nhưng chưa đây chỉ là mới được một phần trong cả quả quá trình cắt trĩ. Để giúp phẫu thuật cắt trĩ thành công, đạt hiệu quả nhất thì những kinh nghiệm sau khi cắt trĩ sau đây cũng vô cùng quan trọng. Vậy những kinh nghiệm đó là gì? Hãy tiếp tục tìm hiểu trong phần tiếp theo sau đây. Chăm sóc sau khi cắt trĩ Sau khi cắt trĩ thì điều quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình hồi phục đó là việc chăm sóc sau mổ. Cách chăm sóc đúng sẽ hạn chế được tình trạng đau đớn cũng như rút ngắn được thời gian hồi phục. Và những vấn đề trong quá trình chăm sóc bạn có thể thao khảo dưới đây Vệ sinh hậu môn đúng cách Trong quá trình thực hiện chăm sóc bệnh nhân sau cắt trĩ thì để được hiệu quả nhất thì vệ sinh hậu môn là công việc quan trọng nhất và bạn cần phải thực hiện hàng ngày. Để thực hiện vệ sinh hậu môn đúng cách bạn có thể tham khảo: Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 1 chiếc khăn xô, một chiếc chậu đủ to để ngồi, thuốc Bethadin 10% và băng vệ sinh. Sau khi bạn đã chuẩn bi xong thì bạn thưc hiện theo các bước sau: Rót vừa đủ lượng nước ấm vào chậu. Thêm vào đó thuốc Bethadin 10%, vừa cho vừa khuấy đều cho đến khi nước dần ngả sang màu vàng như màu nước chè tươi. Sau đó bạn ngồi vào chậu đó và dùng tay nhẹ nhàng vệ sinh hậu môn trong khoảng 10 phút. Sau khi đã rửa xong thì bạn dùng chiêc khăn xô đã chuẩn bị để thấm khô. Cuối cùng là bạn đặt băng vệ sinh vào quần lót để tránh vết mổ cọ xát với quần áo. Bạn cần thực hiện vệ sinh 3 lần một ngày. Bạn có thể tham khảo thêm: Hướng dẫn vệ sinh sau mổ trĩ đúng cách bạn cần biết Sử dụng thuốc đúng chỉ định Ngoài việc cần vệ sinh hàng ngày đúng cách thì để giúp cho bạn đỡ đau, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng sau cắt trĩ thì thông thường bác sỹ sẽ kê cho bạn thêm một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc chống táo bón,… Và việc bạn cần làm là thực hiện đúng những chỉ dẫn của bác sỹ, sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian và không tự ý thôi hay sử dụng các loại thuốc khác mà không có sự tham khảo hay tư vấn của bác sỹ. Thực hiện đi tái khám đúng quy định Điều cuối cùng trong quá trình thực hiện chăm sóc sau cắt trĩ đó là cần thực hiện việc tái khám đúng quy định.Việc tái khám này sẽ giúp các bác sỹ theo dõi, đánh giá quá trình hồi phục của vết mổ, cũng như có thể sớm phát hiện những biến chứng và từ đó có cách xử lý kịp thời. Và bạn cũng cần chú ý rằng kể cả trong trường hợp bạn thấy vết mổ lành thì bạn không nên chủ quan mà vẫn cần đi tái khám theo đúng thời gian mà bác sỹ đề ra. Bạn cần phải tái khám cho đến khi nào tình trạng vết mổ lành hoàn toàn và bác sỹ chỉ định không vần đến tái khám thì lúc này bạn mới được dừng lại. Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt sau cắt trĩ để nhanh khỏi Ngoài việc chăm sóc sau mổ trĩ thì một vấn đề mà bạn cũng cần quan tâm và cũng đóng vai trò rất lớn vào quá trình hồi phục đó là chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Các bạn có thể tham khảo: Chế độ dinh dưỡng sau cắt trĩ: Bạn nên sử dụng những loại thức ăn lỏng dễ hấp thụ như súp, cháo…và nên duy trì chế độ ăn này trong 2-3 ngày đầu sau khi cắt trĩ. Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch… Uống càng nhiều nước càng tốt, ít nhất 2 lít / ngày. Nước có tác dụng thanh lọc cơ thể và làm mềm phân, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thông ruột, tránh tình trạng đau rát hậu môn. Hạn chế đồ chiên rán nhiều dầu mỡ vì hàm lượng axit béo no trong dầu mỡ sẽ khiến tăng áp lực cho hệ tiêu hóa. Tránh ăn đồ cay nóng vì nhóm thực phẩm này thường gây nóng rát ở trực tràng và hậu môn. Tuyệt đối không sử dụng rượu có chứa cồn và các chất kích thích nên khi vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Bạn có thể tham khảo: Sau khi mổ trĩ nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏe? Chế độ sinh hoạt sau cắt trĩ: Áp dụng các bài tập nhẹ nhàng theo chỉ định của bác sỹ để giảm thiểu tình trạng đau rát. Không quan hệ tình dục trong thời gian này cho đến khi vết thương lành hẳn. Ngủ sớm, tránh thức khuya để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và giảm đau nhức. Phẫu thuật cắt trĩ có đau không? Như đã nêu trên thì cắt trĩ hiện có rất nhiều phương pháp khác nhau với nhiều kỹ thuật rất hiện đại. Điều này sẽ hạn chế được tối đa tình trạng đau đớn cũng như giúp cho vết mổ nhanh bình phục và ít gây nên những biến chứng có thể xuất hiện sau phẫu thuật cắt trĩ. Tuy nhiên dù thế nào thì khó có thể giúp bạn hoàn toàn không có cảm giác đau sau cắt trĩ được, do đó sau cắt trĩ bạn vẫn sẽ thấy xuất hiện tình trạng đau khu vực hậu môn. Những cơn đau này thông thường sẽ xuất hiện ở những lần đi đại tiện đầu tiên, do vết mổ sẽ nằm ở vùng lược ngay cạnh hậu môn. Phẫu thuật cắt trĩ bao lâu thì lành? Thời gian lành sau phẫu thuật cắt trĩ thường sẽ không giống nhau, bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, có thể kể đến như: Phương pháp cắt trĩ mà bạn lựa chọn là gì? Lúc trước phẫu thuật tình trạng bệnh của bạn ra sao? Tay nghề của bác sỹ thực hiện phẫu thuật thế nào? Sau phẫu thuật bạn chăm sóc vết mổ có tốt không? Tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Nhưng thông thường sau khi ca phẫu thuật cắt trĩ thành công và điều kiện chăm sóc tốt thì sau khoảng từ 2-3 tuần là vết mổ sẽ lành hoàn toàn, lúc này người bệnh có thể sinh hoạt, ăn uống bình thường. Sử dụng Cotripro Gel ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát Để lành nhanh vết thương sau mổ trĩ, đồng thời ngăn chặn bệnh trĩ tái phát gây chảy máu, Cotripro Gel chính là sản phẩm bạn không nên bỏ qua. Cotripro Gel là sản phẩm được nghiên cứu điều chế từ các loại thảo dược có tác dụng tuyệt vời với người mắc bệnh trĩ, giúp diệt khuẩn, chống viêm, tăng sức bền thành mạch, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát sau phẫu thuật. Cụ thể là: Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ niêm mạc hậu môn sau mổ trĩ khỏi sự tấn công của các vi khuẩn gây viêm. Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành nhanh vết thương sau phẫu thuật. Hoạt chất Yomogin trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ. Kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát. Đặc biệt, Gel bôi thấm trực tiếp vào niêm mạc hậu môn do đó đem lại hiệu quả một cách nhanh chóng. Đồng thời Cotripro Gel được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, đường dùng tạo tác dụng tại chỗ nên an toàn và không gây tác dụng toàn thân. Đây chắc chắn là sản phẩm bệnh nhân sau mổ trĩ không nên bỏ qua. Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ Đọc thêm: Cotripro gel có tốt không? Cotripro gel giá bao nhiêu tiền Chia sẻ

anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...