Phác đồ điều trị bệnh trĩ có can thiệp ngoại khoa của Bộ Y Tế
Trĩ là một căn bệnh phổ biến và mang đến nhiều rắc rối trong đời sống sinh hoạt của nhiều người. Vậy làm thế nào để chữa bệnh trĩ một cách hiệu quả và dứt điểm? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về phác đồ điều trị bệnh trĩ của Bộ Y Tế – bộ văn bản đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện trên cả nước nhé!
Mục lục
Phác đồ điều trị bệnh trĩ của Bộ Y Tế
1. Đánh giá chung
Đầu tiên, để xác định người bệnh đủ tiêu chuẩn đưa vào tham gia quy trình khám chữa bệnh trĩ có can thiệp ngoại khoa theo phác đồ điều trị Bộ Y Tế, thì người bệnh cần qua một số câu hỏi đánh giá như sau:
Tiêu chuẩn đưa vào
- Búi trĩ bị lòi ra, đau, không đẩy lên được
- Búi trĩ bị lòi ra, chảy máu
- Búi trĩ to, không đẩy lên được, hoại tử, sờ đau…
Tiểu chuẩn loại ra
- Búi trĩ không lòi ra, không đau, không gây khó chịu hay gây chảy máu…
- Sa trực tràng, sa hậu môn
- Bệnh lý nội khoa chưa điều trị ổn định, chống chỉ định phẫu thuật…
Tiền sử
- Tiền sử dị ứng
- Hoặc ghi rõ chi tiết: …
Sau khi người bệnh trả lời đầy đủ những đánh giá trên, các Bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh trĩ có phù hợp để thực hiện theo quy trình can thiệp bằng ngoại khoa hay không. Trường hợp nếu không phù hợp, người bệnh sẽ nhận được những lời khuyên về cách chăm sóc và điều trị tại nhà.
2. Quy trình chẩn đoán và xử trí bệnh trĩ
Bước đầu tiên bác sỹ chuyên khoa sẽ đánh giá và phân loại mức độ bệnh của bạn, từ đó đưa ra chọn lựa hợp lý nhất. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chữa trị cũng như ngăn ngừa được các biến chứng mà trĩ gây ra cho người bệnh.
- Trĩ độ I, II: Đi cầu ra máu, lòi trĩ khi rặn, búi trĩ tự rút lên.
- Trĩ độ III: Trĩ thường xuyên lòi ra khi đi cầu và cần phải dùng tay để đẩy búi trĩ vào.
- Trĩ độ IV: Trĩ lòi ra thường xuyên.
- Trĩ hỗn hơp: là kết hợp của trị nội và trĩ ngoại.
- Trĩ nội – ngoại tắc mạch: bệnh trĩ có biến chứng tắc mạch khối phồng búi trĩ đau, có khi tím, có khi hoạt tử.
>>> Bạn có thể tham khảo: Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại – Trĩ nào nặng hơn, nguy hiểm hơn?
3. Tư vấn phẫu thuật, tai biến, biến chứng
Sau khi đã xác định được mức độ bệnh trĩ các bác sỹ sẽ trao đổi tư vấn về phẫu thuật để giúp nói rõ cho người bệnh về những tai biến và những biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật. Những biến tai biến, biến chứng thường gặp như sau:
- Chảy máu trong mổ, sau mổ.
- Đau sau mổ.
- Tổn thương co thắt.
- Thủng trực tràng
- Nhiễm trùng vết mổ
- Áp xe vết mổ
- Hẹp hậu môn sau mổ
- Da thừa hậu môn
4. Thực hiện xét nghiệm tiền phẫu thuật
Sau khi đã tư vấn về phẫu thuật và người bệnh đã hiểu rõ thì tiếp theo cần thực hiện, đây là bước quan trọng cần thực hiện trước khi thực hiện phẫu thuật. Đầu tiên bệnh nhân sẽ được xác định lâm sàng toàn thân (dấu hiệu sinh tồn, tri giác, các dấu hiệu toàn thân) và chuyên khoa.
Sau đó sẽ thực hiện những xét nghiệm tiền phẫu thuật cần thực hiện như sau:
- Nội soi trực tràng
- Tổng phân tích tế bào máu bằng máy đếm tự động
- Thực hiện PT, TQ, aPTT
- Nhóm máu ABO, RhD
- GOT
- GPT
- Glucose
- Creatimin
- Điện giải đồ
- HHsAg
- ECG
- Xquang tim phổi thẳng
Những điều này sẽ được các bác sỹ theo dõi trong bảng như sau:
5. Những lưu ý cần trước khi mổ
Trước khi mổ bác sỹ cần yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số điều như sau:
- Nhịn ăn, nhịn uống
- Tắm bằng dung dịch tắm trước mổ
- Tháo nữ trang: Răng giả, mắt giả,…
- Thụt tháo hậu môn tại nhà hoặc tại bệnh viện
- Vào bệnh viện sáng ngày bổ chuẩn bị để vào phòng mổ
Ngoài ra trong phác đồ điều trị của Bộ Y tế cũng đưa thêm những loại thuốc cần sử dụng trước khi mổ được nếu cụ thể tại phần Phục lục và mục Phác đồ A cụ thể:
– Dịch truyền (Lactate Ringer 500ml, Natricloride 0,9% 500ml, Glucose 5% 500ml)
– Kháng sinh:
Nhóm kháng sinh phổ rộng CEPHALOSPORIN
- Basultam 2g
- Ceftazidime 2g
- Suprapime 1g
Chống vi khuẩn kỵ khí
- Metronidazole 500mg
– PPI – nhóm thuốc chẹn kênh axit trong dạ dày (Rabeloc 20mg, Faditac 20mg và Biticans 40mg)
– Nhóm chống viêm, hạ sốt, giảm đau không Steroid (NSAID) (Molbic 15mg, Voltaren 75mg)
– Thuốc giảm đau (Paracetamol 1g)
5. Tiến hành phẫu thuật
Phẫu thuật cắt trĩ có thể làm giảm bớt áp lực tâm lý đối với người bệnh khi loại bỏ được khối mạch dư thừa ra khỏi cơ thể. Thế nhưng, không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật.
Bộ Y Tế đã đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể để bác sỹ đánh giá và chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân. Bạn chỉ nên mổ trĩ độ III – IV, trĩ hỗn hợp hoặc dạng nội – ngoại có biến chứng tắc mạch. Và cũng tùy loại mà có hướng dẫn cụ thể từng biện pháp phẫu thuật.
Với trĩ độ III, IV thì và trĩ hỗn hợp thì phương pháp mà Bộ đưa ra là Phương pháp Milligan – Morgan, phương pháp Longo, phương pháp Longo + cắt búi trĩ ngoại kèm theo, phương pháp Longo + khâu treo.
Với trĩ nội/ngoại tắc mạch thì phương pháp được lựa chọn là phương pháp Milligan – Morgan.
Cụ thể 2 phương pháp này cũng đã được Bộ Y tế quy định rõ ràng như sau:
➤ Phương pháp 1: Phẫu thuật Longo (Phụ lục 4):
➤ Phương pháp 2: Phẫu thuật Milligan – Morgan (Phụ lục 5:)
6. Sau khi phẫu thuật
Cũng như giai đoạn trước khi thực hiện phẫu thuật thì sau khi phẫu thuật xong thì các bác sỹ cũng sẽ thực hiện theo dõi tình trạng bệnh nhận theo những tiêu chí như sau.
Các dấu hiệu lâm sàng
- Toàn thân: dấu hiệu sinh tồn (huyết áp, mạch, nhiệt độ cơ thể, nhịp thở), tri giác và các dấu hiệu khác (nôn ói, ho, táo bón)
- Chuyên khoa: đánh giá các tình trạng của vết mổ (đau vết mổ, chảy máu vết mổ, chảy dịch vết môt, sưng nề vết mổ, nhiễm trùng vết mổ).
7. Xuất viện
Thông thường, sau khi phẫu thuật, bạn sẽ được theo dõi một vài ngày để đảm bảo rằng sức khỏe phục hồi tương đối ổn định, chức năng sinh lý trở về như bình thường. Các tiêu chuẩn quan trọng là vết mổ khô, giảm đau, không sốt. Bên cạnh đó, bệnh nhân phải đi cầu ít đau, không đau hoặc không chảy máu, tự đi lại và vận động nhẹ nhàng.
Những thông tin thường được các bác sỹ đánh giá dưới đây:
Cần chú ý những gì để tránh tái phát/ biến chứng sau mổ?
Sau phẫu thuật, bạn có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng không mong muốn, hoặc thậm chí búi trĩ tái phát chỉ qua vài tháng. Vậy nên, bệnh nhân cần được tư vấn cụ thể về đơn thuốc cũng như lối sống sinh hoạt hằng ngày. Những lưu ý có thể kể đến bao gồm:
Điều trị nội khoa sau phẫu thuật
Sau khi phẫu thuật thì theo phác đồ mà Bộ Y tế sẽ được áp dụng theo Phác đồ B nằm trong phần Phụ lục với những loại thuốc như sau:
- Dịch truyền(Lactate Ringer 500ml, Natricloride 0,9% 500ml, Glucose 5% 500ml): Để bù điện giải, năng lượng cho người bệnh.
- Nhóm kháng sinh phổ rộng CEPHALOSPORIN và FLUOROQUINOLON nhằm hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột, nhiễm khuẩn bệnh viện cho bệnh nhân sau mổ.
- PPI – nhóm thuốc chẹn kênh axit trong dạ dày cũng đóng vai trò quan trọng trong phác đồ điều trị bệnh trĩ có can thiệp phẫu thuật. Một số biệt dược thường dùng là Rabeloc, Faditac và Biticans.
- Nhóm chống viêm, hạ sốt, giảm đau không Steroid (NSAID): Molbic, Voltaren.
- Thuốc giảm đau Paracetamol dùng cách 6 tiếng/ ngày nếu bệnh nhân quá đau.
- Ngoài ra, bạn còn được bổ sung thêm thuốc cầm máu (Cammic 250mg 2A TMC x 2 lần/ngày), tạo điều kiện cho vết thương được hồi phục tốt hơn.
>>>Thông tin bạn có thể quan tâm: Những biến chứng thường gặp sau mổ trĩ
Chế độ sinh hoạt và ăn uống sau phẫu thuật
Dùng thuốc chỉ hỗ trợ một phần trong quá trình điều trị trĩ của bạn. Điều quan trọng là mỗi người cần ý thức được lối sinh hoạt và ăn uống hằng ngày để giải quyết tận gốc căn nguyên vấn đề.
Điều này cũng đã được Bộ Y tế quy định rất rõ trong phần Phụ lục 8 với mục Quản lý và giáo dục bệnh nhân. Cụ thể như sau:
Sau khi xuất viện, bạn cần có chế độ chăm sóc sau phẫu thuật như:
- Ngâm hậu môn bằng nước ấm có hoặc không pha muối hoặc betadin.
- Bệnh nhân cần đến tại các cơ sở y tế để rửa và thay băng vết mổ, tránh trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn phát triển.
Tiếp theo là việc cân bằng dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình lành bệnh và giảm thiểu tái phát búi trĩ.
- Bạn cần uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung nhiều chất xơ dễ tiêu hóa như chuối, khoai tây, rau xanh,…
- Đặc biệt, hãy cẩn thận trước những thực phẩm cay nóng, đồ chiên nhiều dầu mỡ bởi đây là nguy cơ hàng đầu dẫn đến tình trạng táo bón kể cả ở người trẻ.
>>> Bạn có thể tham khảo chi tiết: Sau mổ trĩ nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏe?
Một chế độ sinh hoặc làm làm cũng điều mà người bệnh cần lưu ý như sau:
- Hạn chế đừng lâu ngồi: nghỉ ngơi giữa giờ khoảng 15 phút sau 45 phút làm việc, để thư giãn đầu óc và ngăn ngừa nguy cơ tái phát trĩ.
- Khi ngủ nên nằm gác chân cao.
- Ngoài ra, đi cầu đều đặn đúng giờ mỗi ngày sẽ tạo nên nhịp sinh hoạt khoa học và lành mạnh cho bạn.
Vấn đề cuối cùng cũng rất quan trọng đó là quá trình tái khám sau mổ. Cụ thể như sau:
- Thực hiện tái khám 1 tuần sau khi mổ hoặc khi bị đau nhiều, chảy máu nhiều khi đi cầu.
- Xuất hiện sưng nề phần hậu môn.
- Tái khám lại ngay nếu thấy dấu hiệu đi cầu khó sau mổ.
Toàn cảnh về phương pháp phẫu thuật LONGO trong điều trị trĩ
Lời kết
Bệnh trĩ đã và đang là mối lo ngại của nhiều người, đặc biệt là học sinh – sinh viên và nhân viên văn phòng. Chính vì vậy, phác đồ điều trị bệnh trĩ của Bộ Y Tế sẽ giúp bạn giải quyết được những thắc mắc và băn khoăn về các phương pháp phẫu thuật khác nhau. Hy vọng rằng, bạn sẽ luôn chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe để nâng cao cuộc sống của bản thân mình!
Để xem chi tiết về phác đồ điều trị bệnh trĩ của Bộ Y Tế các bạn tham khảo thêm TẠI ĐÂY.
Phác đồ điều trị bệnh trĩ có can thiệp ngoại khoa của Bộ Y Tế
Trĩ là một căn bệnh phổ biến và mang đến nhiều rắc rối trong đời sống sinh hoạt của nhiều người. Vậy làm thế nào để chữa bệnh trĩ một cách hiệu quả và dứt điểm? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về phác đồ điều trị bệnh trĩ của Bộ Y Tế – bộ văn bản đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện trên cả nước nhé!
Mục lục
Phác đồ điều trị bệnh trĩ của Bộ Y Tế
1. Đánh giá chung
Đầu tiên, để xác định người bệnh đủ tiêu chuẩn đưa vào tham gia quy trình khám chữa bệnh trĩ có can thiệp ngoại khoa theo phác đồ điều trị Bộ Y Tế, thì người bệnh cần qua một số câu hỏi đánh giá như sau:
Tiêu chuẩn đưa vào
- Búi trĩ bị lòi ra, đau, không đẩy lên được
- Búi trĩ bị lòi ra, chảy máu
- Búi trĩ to, không đẩy lên được, hoại tử, sờ đau…
Tiểu chuẩn loại ra
- Búi trĩ không lòi ra, không đau, không gây khó chịu hay gây chảy máu…
- Sa trực tràng, sa hậu môn
- Bệnh lý nội khoa chưa điều trị ổn định, chống chỉ định phẫu thuật…
Tiền sử
- Tiền sử dị ứng
- Hoặc ghi rõ chi tiết: …
Sau khi người bệnh trả lời đầy đủ những đánh giá trên, các Bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh trĩ có phù hợp để thực hiện theo quy trình can thiệp bằng ngoại khoa hay không. Trường hợp nếu không phù hợp, người bệnh sẽ nhận được những lời khuyên về cách chăm sóc và điều trị tại nhà.
2. Quy trình chẩn đoán và xử trí bệnh trĩ
Bước đầu tiên bác sỹ chuyên khoa sẽ đánh giá và phân loại mức độ bệnh của bạn, từ đó đưa ra chọn lựa hợp lý nhất. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chữa trị cũng như ngăn ngừa được các biến chứng mà trĩ gây ra cho người bệnh.
- Trĩ độ I, II: Đi cầu ra máu, lòi trĩ khi rặn, búi trĩ tự rút lên.
- Trĩ độ III: Trĩ thường xuyên lòi ra khi đi cầu và cần phải dùng tay để đẩy búi trĩ vào.
- Trĩ độ IV: Trĩ lòi ra thường xuyên.
- Trĩ hỗn hơp: là kết hợp của trị nội và trĩ ngoại.
- Trĩ nội – ngoại tắc mạch: bệnh trĩ có biến chứng tắc mạch khối phồng búi trĩ đau, có khi tím, có khi hoạt tử.
>>> Bạn có thể tham khảo: Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại – Trĩ nào nặng hơn, nguy hiểm hơn?
3. Tư vấn phẫu thuật, tai biến, biến chứng
Sau khi đã xác định được mức độ bệnh trĩ các bác sỹ sẽ trao đổi tư vấn về phẫu thuật để giúp nói rõ cho người bệnh về những tai biến và những biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật. Những biến tai biến, biến chứng thường gặp như sau:
- Chảy máu trong mổ, sau mổ.
- Đau sau mổ.
- Tổn thương co thắt.
- Thủng trực tràng
- Nhiễm trùng vết mổ
- Áp xe vết mổ
- Hẹp hậu môn sau mổ
- Da thừa hậu môn
4. Thực hiện xét nghiệm tiền phẫu thuật
Sau khi đã tư vấn về phẫu thuật và người bệnh đã hiểu rõ thì tiếp theo cần thực hiện, đây là bước quan trọng cần thực hiện trước khi thực hiện phẫu thuật. Đầu tiên bệnh nhân sẽ được xác định lâm sàng toàn thân (dấu hiệu sinh tồn, tri giác, các dấu hiệu toàn thân) và chuyên khoa.
Sau đó sẽ thực hiện những xét nghiệm tiền phẫu thuật cần thực hiện như sau:
- Nội soi trực tràng
- Tổng phân tích tế bào máu bằng máy đếm tự động
- Thực hiện PT, TQ, aPTT
- Nhóm máu ABO, RhD
- GOT
- GPT
- Glucose
- Creatimin
- Điện giải đồ
- HHsAg
- ECG
- Xquang tim phổi thẳng
Những điều này sẽ được các bác sỹ theo dõi trong bảng như sau:
5. Những lưu ý cần trước khi mổ
Trước khi mổ bác sỹ cần yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số điều như sau:
- Nhịn ăn, nhịn uống
- Tắm bằng dung dịch tắm trước mổ
- Tháo nữ trang: Răng giả, mắt giả,…
- Thụt tháo hậu môn tại nhà hoặc tại bệnh viện
- Vào bệnh viện sáng ngày bổ chuẩn bị để vào phòng mổ
Ngoài ra trong phác đồ điều trị của Bộ Y tế cũng đưa thêm những loại thuốc cần sử dụng trước khi mổ được nếu cụ thể tại phần Phục lục và mục Phác đồ A cụ thể:
– Dịch truyền (Lactate Ringer 500ml, Natricloride 0,9% 500ml, Glucose 5% 500ml)
– Kháng sinh:
Nhóm kháng sinh phổ rộng CEPHALOSPORIN
- Basultam 2g
- Ceftazidime 2g
- Suprapime 1g
Chống vi khuẩn kỵ khí
- Metronidazole 500mg
– PPI – nhóm thuốc chẹn kênh axit trong dạ dày (Rabeloc 20mg, Faditac 20mg và Biticans 40mg)
– Nhóm chống viêm, hạ sốt, giảm đau không Steroid (NSAID) (Molbic 15mg, Voltaren 75mg)
– Thuốc giảm đau (Paracetamol 1g)
5. Tiến hành phẫu thuật
Phẫu thuật cắt trĩ có thể làm giảm bớt áp lực tâm lý đối với người bệnh khi loại bỏ được khối mạch dư thừa ra khỏi cơ thể. Thế nhưng, không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật.
Bộ Y Tế đã đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể để bác sỹ đánh giá và chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân. Bạn chỉ nên mổ trĩ độ III – IV, trĩ hỗn hợp hoặc dạng nội – ngoại có biến chứng tắc mạch. Và cũng tùy loại mà có hướng dẫn cụ thể từng biện pháp phẫu thuật.
Với trĩ độ III, IV thì và trĩ hỗn hợp thì phương pháp mà Bộ đưa ra là Phương pháp Milligan – Morgan, phương pháp Longo, phương pháp Longo + cắt búi trĩ ngoại kèm theo, phương pháp Longo + khâu treo.
Với trĩ nội/ngoại tắc mạch thì phương pháp được lựa chọn là phương pháp Milligan – Morgan.
Cụ thể 2 phương pháp này cũng đã được Bộ Y tế quy định rõ ràng như sau:
➤ Phương pháp 1: Phẫu thuật Longo (Phụ lục 4):
➤ Phương pháp 2: Phẫu thuật Milligan – Morgan (Phụ lục 5:)
6. Sau khi phẫu thuật
Cũng như giai đoạn trước khi thực hiện phẫu thuật thì sau khi phẫu thuật xong thì các bác sỹ cũng sẽ thực hiện theo dõi tình trạng bệnh nhận theo những tiêu chí như sau.
Các dấu hiệu lâm sàng
- Toàn thân: dấu hiệu sinh tồn (huyết áp, mạch, nhiệt độ cơ thể, nhịp thở), tri giác và các dấu hiệu khác (nôn ói, ho, táo bón)
- Chuyên khoa: đánh giá các tình trạng của vết mổ (đau vết mổ, chảy máu vết mổ, chảy dịch vết môt, sưng nề vết mổ, nhiễm trùng vết mổ).
7. Xuất viện
Thông thường, sau khi phẫu thuật, bạn sẽ được theo dõi một vài ngày để đảm bảo rằng sức khỏe phục hồi tương đối ổn định, chức năng sinh lý trở về như bình thường. Các tiêu chuẩn quan trọng là vết mổ khô, giảm đau, không sốt. Bên cạnh đó, bệnh nhân phải đi cầu ít đau, không đau hoặc không chảy máu, tự đi lại và vận động nhẹ nhàng.
Những thông tin thường được các bác sỹ đánh giá dưới đây:
Cần chú ý những gì để tránh tái phát/ biến chứng sau mổ?
Sau phẫu thuật, bạn có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng không mong muốn, hoặc thậm chí búi trĩ tái phát chỉ qua vài tháng. Vậy nên, bệnh nhân cần được tư vấn cụ thể về đơn thuốc cũng như lối sống sinh hoạt hằng ngày. Những lưu ý có thể kể đến bao gồm:
Điều trị nội khoa sau phẫu thuật
Sau khi phẫu thuật thì theo phác đồ mà Bộ Y tế sẽ được áp dụng theo Phác đồ B nằm trong phần Phụ lục với những loại thuốc như sau:
- Dịch truyền(Lactate Ringer 500ml, Natricloride 0,9% 500ml, Glucose 5% 500ml): Để bù điện giải, năng lượng cho người bệnh.
- Nhóm kháng sinh phổ rộng CEPHALOSPORIN và FLUOROQUINOLON nhằm hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột, nhiễm khuẩn bệnh viện cho bệnh nhân sau mổ.
- PPI – nhóm thuốc chẹn kênh axit trong dạ dày cũng đóng vai trò quan trọng trong phác đồ điều trị bệnh trĩ có can thiệp phẫu thuật. Một số biệt dược thường dùng là Rabeloc, Faditac và Biticans.
- Nhóm chống viêm, hạ sốt, giảm đau không Steroid (NSAID): Molbic, Voltaren.
- Thuốc giảm đau Paracetamol dùng cách 6 tiếng/ ngày nếu bệnh nhân quá đau.
- Ngoài ra, bạn còn được bổ sung thêm thuốc cầm máu (Cammic 250mg 2A TMC x 2 lần/ngày), tạo điều kiện cho vết thương được hồi phục tốt hơn.
>>>Thông tin bạn có thể quan tâm: Những biến chứng thường gặp sau mổ trĩ
Chế độ sinh hoạt và ăn uống sau phẫu thuật
Dùng thuốc chỉ hỗ trợ một phần trong quá trình điều trị trĩ của bạn. Điều quan trọng là mỗi người cần ý thức được lối sinh hoạt và ăn uống hằng ngày để giải quyết tận gốc căn nguyên vấn đề.
Điều này cũng đã được Bộ Y tế quy định rất rõ trong phần Phụ lục 8 với mục Quản lý và giáo dục bệnh nhân. Cụ thể như sau:
Sau khi xuất viện, bạn cần có chế độ chăm sóc sau phẫu thuật như:
- Ngâm hậu môn bằng nước ấm có hoặc không pha muối hoặc betadin.
- Bệnh nhân cần đến tại các cơ sở y tế để rửa và thay băng vết mổ, tránh trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn phát triển.
Tiếp theo là việc cân bằng dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình lành bệnh và giảm thiểu tái phát búi trĩ.
- Bạn cần uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung nhiều chất xơ dễ tiêu hóa như chuối, khoai tây, rau xanh,…
- Đặc biệt, hãy cẩn thận trước những thực phẩm cay nóng, đồ chiên nhiều dầu mỡ bởi đây là nguy cơ hàng đầu dẫn đến tình trạng táo bón kể cả ở người trẻ.
>>> Bạn có thể tham khảo chi tiết: Sau mổ trĩ nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏe?
Một chế độ sinh hoặc làm làm cũng điều mà người bệnh cần lưu ý như sau:
- Hạn chế đừng lâu ngồi: nghỉ ngơi giữa giờ khoảng 15 phút sau 45 phút làm việc, để thư giãn đầu óc và ngăn ngừa nguy cơ tái phát trĩ.
- Khi ngủ nên nằm gác chân cao.
- Ngoài ra, đi cầu đều đặn đúng giờ mỗi ngày sẽ tạo nên nhịp sinh hoạt khoa học và lành mạnh cho bạn.
Vấn đề cuối cùng cũng rất quan trọng đó là quá trình tái khám sau mổ. Cụ thể như sau:
- Thực hiện tái khám 1 tuần sau khi mổ hoặc khi bị đau nhiều, chảy máu nhiều khi đi cầu.
- Xuất hiện sưng nề phần hậu môn.
- Tái khám lại ngay nếu thấy dấu hiệu đi cầu khó sau mổ.
Toàn cảnh về phương pháp phẫu thuật LONGO trong điều trị trĩ
Lời kết
Bệnh trĩ đã và đang là mối lo ngại của nhiều người, đặc biệt là học sinh – sinh viên và nhân viên văn phòng. Chính vì vậy, phác đồ điều trị bệnh trĩ của Bộ Y Tế sẽ giúp bạn giải quyết được những thắc mắc và băn khoăn về các phương pháp phẫu thuật khác nhau. Hy vọng rằng, bạn sẽ luôn chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe để nâng cao cuộc sống của bản thân mình!
Để xem chi tiết về phác đồ điều trị bệnh trĩ của Bộ Y Tế các bạn tham khảo thêm TẠI ĐÂY.