Cẩm nang bệnh trĩ

Khám trĩ là khám những gì? Khám trĩ ở đâu tốt nhất?

Bệnh trĩ là tình trạng giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ vùng hậu môn. Bệnh khá phổ biến, gặp ở 25 – 40% dân số, tỷ lệ gặp nhiều ở cả nam và nữ. Khi trĩ gây những rối loạn ảnh hưởng đến sinh hoạt và năng suất lao động của người bệnh, bệnh nhân cần tới thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vậy khám trĩ là khám những gì? Khám trĩ ở đâu là tốt nhất? Là băn khoăn thường gặp của nhiều bệnh nhân. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé. Mục lụcBệnh trĩ khi nào cần đi khám?Quy trình thăm khám bệnh trĩBước 1: Hỏi bệnh, tiền sử bệnhBước 2: Thăm khám sơ bộ bên ngoài hậu mônBước 3: Thăm khám bên trong vùng trực tràngBước 4: Chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàngBước 5: Chẩn đoán phân biệtBước 6: Chẩn đoán xác địnhKhám trĩ hết bao nhiêu tiền?Một số kinh nghiệm khi đi khám trĩKhám bệnh trĩ ở đâu tốt nhất?Bệnh viện Bạch MaiBệnh viện Đại học Y Hà NộiBệnh viện Trung Ương HuếBệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh Bệnh trĩ khi nào cần đi khám? Bệnh trĩ đôi khi có những biểu hiện không rõ ràng và xuất hiện tùy thời điểm, có lúc xuất hiện sau lại tự biến mất và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh, vì thế thường được bỏ qua. Thông thường, chỉ khi xuất hiện các dấu hiệu không tự điều chỉnh được gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và quá trình lao động và làm việc thì bệnh nhân mới có xu hướng tới các cơ sở y tế để thăm khám. Đôi khi có những bệnh nhân vì ngại mà không đi khám, tự ý đi mua thuốc tại các nhà thuốc, tới khi không thể điều trị được tại nhà mới đi khám. Vậy bệnh trĩ khi nào cần đi khám? Khi bệnh nhân thấy xuất hiện những dấu hiệu lâm sàng sau đây, thường xuyên lặp đi lặp lại trong thời gian ngắn, hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời, tránh để bệnh nặng, khó điều trị: Đi cầu ra máu tươi, dính phân hay chảy nhỏ giọt hay bắn thành từng tia: Đây là triệu chứng hay gặp nhất và xuất hiện sớm nhất trong bệnh trĩ do người bệnh tình cờ phát hiện khi đi đại tiện. Cần phân biệt với nứt kẽ hậu môn cũng có thể gây đi cầu ra máu hoặc bị các bệnh về đường tiêu hóa cũng có thể dẫn đến đi cầu ra máu. Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, có thể gây đau rát: Búi trĩ, thực chất là khối tĩnh mạch hậu môn bị giãn quá mức. Hiện tượng sa búi trĩ thường xảy ra sau nhiều lần đi đại tiện ra máu, ban đầu búi trĩ thường nhỏ, tự co vào được sau khi đi đại tiện, nhưng càng về sau, búi trĩ càng phình to ra và không thể tự tụt vào hậu môn được mà bệnh nhân phải dùng tay để nhét vào. Lâu dần nó sẽ tạo thành một cục lồi ra ở ngoài hậu môn, khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và bất tiện. Hiện tượng sưng nề đột ngột và đau ở hậu môn: Khối trĩ rất dễ bị viêm và sưng nề ở vùng hậu môn gây ra cảm giác đau đớn. Đau, ngứa ở vùng hậu môn: ban đầu khi mới xuất hiện bệnh nhân có thể không thấy đau. Khi búi trĩ bị viêm nhiễm, sưng nề, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau, ngứa và có cảm giác ẩm ướt do hiện tượng xuất tiết trong quá trình viêm. Thiếu máu: Da xanh xao, niêm mạc nhợt, hay bị đau đầu, chóng mặt…Có thể gặp trong bệnh trĩ, tùy vào mức độ và thời gian bị bệnh dài hay ngắn. Quy trình thăm khám bệnh trĩ Khi có một trong các triệu chứng kể trên, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Vậy đi khám bệnh trĩ là bác sĩ sẽ khám như thế nào? Và khám những gì? Đây cũng là thắc mắc của khá nhiều bệnh nhân. Thông thường quá trình thăm khám bệnh trĩ sẽ được diễn ra theo quy trình sau: Bước 1: Hỏi bệnh, tiền sử bệnh Đối với bất kỳ bệnh lý gì cũng vậy, trước khi thực hiện thăm khám cận lâm sàng, bác sĩ đều phải hỏi bệnh và tiền sử bệnh của bệnh nhân để tìm ra nguyên nhân và thuận tiện cho việc điều trị sau này. Một số câu hỏi thường gặp như: Tiền sử gia đình có ai bị trĩ không? Thói quen ăn uống, sinh hoạt? Có hay ăn đồ cay nóng, chiên xào nhiều mỡ không? Có uống bia rượu, thuốc lá không? Nghề nghiệp? Công việc hiện tại? Mô tả rõ triệu chứng đã và đang gặp phải? Đã đi khám ở đâu chưa? Đã dùng thuốc hay sản phẩm gì chưa? Trong quá trình bác sĩ hỏi bệnh, bệnh nhân cần cung cấp thông tin chính xác và thành thật cho bác sĩ để việc điều trị được hiệu quả hơn, đồng thời bệnh nhân cũng có thể nhờ bác sĩ giải đáp những thắc mắc của mình như: Bệnh trĩ có điều trị dứt điểm được không? Chế độ ăn uống, kiêng khem của người bị bệnh trĩ? Các phương pháp điều trị hiện nay?… Bước 2: Thăm khám sơ bộ bên ngoài hậu môn Bác sĩ trực tiếp thăm khám khu vực bên ngoài hậu môn cho bệnh nhân và kiểm tra xem có những biểu hiện như thế nào: Mức độ sa búi trĩ? Có bị viêm nhiễm hay không? Có vết nứt kẽ hậu môn không? Có xuất hiện khối máu tụ ở tĩnh mạch không? Hậu môn có nhiều chất nhầy không? Vùng da hậu môn có bị kích ứng, có bị đỏ không? Bước 3: Thăm khám bên trong vùng trực tràng Ở bước này, bác sĩ sẽ trực tiếp đeo găng tay có bôi trơn và từ từ đưa vào bên trong vùng trực tràng để kiểm tra xem cấu trúc bên trong vùng trực tràng có gì bất thường không. Trong quá trình thăm khám vùng trực tràng, bắt buộc bệnh nhân cần cởi bỏ trang phục để bác sĩ thăm khám được chính xác hơn. Tuy nhiên, ở bước này, nhiều bệnh nhân cảm thấy ngại ngùng, đặc biệt là chị em phụ nữ. Một số bệnh nhân cũng vì ngại mà không dám đi khám, để đến lúc bệnh nặng rồi mới tới thì muộn. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không cần quá lo lắng, vì bác sĩ cũng đã có kinh nghiệm trong việc khám bệnh và nắm vững tâm lý người bệnh, nên rất hiểu cảm giác này của người bệnh lần đầu đến khám, chính vì vậy các bác sĩ luôn tạo tâm lý thoải mái nhất cho bệnh nhân. Chính vì vậy bệnh nhân nên giữ cho mình tâm lý thoải mái nhất, phối hợp nhịp nhàng với bác sĩ để quá trình khám diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Các bước thăm khám trực tràng sẽ diễn ra như sau: Bệnh nhân cởi bỏ trang phục của mình và dùng trang phục do bên cơ sở khám chữa bệnh cung cấp để giảm bớt cảm giác ngại ngùng, xấu hổ. Bác sĩ dùng găng tay y tế, đưa nhẹ nhàng vào vùng trực tràng và kiểm tra. Ở bước này bác sĩ sẽ xem xét xem có dấu hiệu gì bất thường ở trong vùng hậu môn trực tràng không, nếu không phát hiện ra điều gì khả quan thì bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác để chẩn đoán xác định. Bước 4: Chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán phân biệt và chẩn đoán xác định: Các xét nghiệm thường quy như: Tổng phân tích tế bào máu, sinh hóa máu, đông máu, nhóm máu, ECG, XQ ngực thẳng. Bệnh nhân bị trĩ thường bị mất máu dai dẳng, lâu dài, chính vì vậy việc thực hiện xét nghiệm thường quy đặc biệt là xét nghiệm máu là cần thiết để xác định xem bệnh nhân có bị thiếu máu hay không. Xét nghiệm chẩn đoán xác định: Nội soi hậu môn trực tràng. Đây là xét nghiệm có độ chính xác cao giúp chẩn đoán xác định bệnh trĩ. Nội soi hậu môn trực tràng là phương pháp bác sĩ dùng một ống mềm có gắn camera đưa vào vùng trực tràng giúp phát hiện chính xác tình trạng tổn thương, mức độ bệnh trĩ. Bệnh nhân sẽ được cho uống thuốc giúp đi đại tiện sạch phân để việc giúp nội soi dễ dàng và chính xác hơn. Phương pháp này không quá đau đớn như nhiều bệnh nhân tưởng tượng, vì vậy, người bệnh hoàn toàn yên tâm đi khám mà  không cần lo lắng. Xét nghiệm tìm nguyên nhân: siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính bụng chậu có cản quang, soi khung đại tràng. Bước 5: Chẩn đoán phân biệt Các triệu chứng xuất hiện trong bệnh trĩ như chảy máu, đau rát… cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. Chính vì vậy bác sĩ cần căn cứ vào thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý như: Nứt hậu môn, sa trực tràng, ung thư trực tràng. Phân biệt trĩ và nứt kẽ hậu môn Nứt kẽ hậu môn và trĩ đều có những biểu hiện gần giống nhau như: đau rát, ngứa ngáy vùng hậu môn, đi cầu ra máu tươi. Tuy nhiên, nứt kẽ hậu môn thường gây đau nhức, khó chịu khi đi ngoài phân cứng, còn trĩ thì thường chỉ đau nhức khi có hiện tượng sưng tấy. Ngoài ra mức độ chảy máu trong nứt kẽ hậu môn ít đôi khi thấm giấy vệ sinh mới thấy còn trĩ thì số lượng máu sẽ nhiều hơn. Phân biệt trĩ và ung thư trực tràng Ung thư trực tràng: Phân máu đỏ tươi, đau rát hậu môn liên tục, đau tăng khi đại tiện, luôn có cảm giác mót rặn, phân thay đổi hình dạng, khuôn phân dẹt. Soi ống hậu môn phát hiện u sùi loét hậu môn. Phân biệt trĩ và sa trực tràng Bệnh trĩ là hiện tượng căng giãn quá mức của tĩnh mạch trực tràng còn sa trực tràng là niêm mạc trực tràng bị sa ra ngoài mà không có mạch máu. Bước 6: Chẩn đoán xác định Sau khi có các kết quả xét nghiệm cũng như dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng  bệnh nhân. Với bệnh trĩ, việc dặn dò chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng không kém phần quan trọng. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn dùng thuốc và lời khuyên của bác sĩ. Tái khám theo lịch hẹn. Khám trĩ hết bao nhiêu tiền? Khi đi khám bệnh trĩ, tùy vào tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán xác định bệnh và biểu phí của từng cơ sở mà chi phí khám chữa bệnh cho từng bệnh nhân là khác nhau. Thông thường những thăm khám cơ bản, xét nghiệm thường quy nếu như bạn có bảo hiểm y tế thì vào khoảng dưới 500.000 đồng (năm trăm ngàn đồng), trường hợp bạn không có bảo hiểm y tế thì bạn phải trả toàn bộ chi phí rơi vào khoảng 1.000.000 đồng (một triệu đồng). Nếu như bạn thăm khám tại phòng khám và bệnh viện tư thì có thể phải chi trả theo phí dịch vụ của bệnh viện quy định. Người bệnh hãy lựa chọn các cơ sở khám chữa bệnh uy tín, chất lượng để được hưởng những dịch vụ tốt nhất. Một số kinh nghiệm khi đi khám trĩ Để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất, dưới đây là một số kinh nghiệm khi đi khám trĩ mà bệnh nhân nên biết: Lựa chọn những cơ sở uy tín, chất lượng: Bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh tại địa phương của bạn cũng hoàn toàn đủ khả năng thăm khám bệnh trĩ. Nên đi sớm hoặc đặt lịch trước (nếu cơ sở khám chữa bệnh có dịch vụ đăng ký khám qua tổng đài) để việc thăm khám đỡ phải chờ đợi lâu gây tâm lý mệt mỏi. Nếu đi khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, bệnh nhân nên đi khám vào giữa tuần sẽ đỡ đông bệnh nhân hơn. Bạn nên chuẩn bị một tâm lý thoải mái, không cố giấu bệnh, thực hiện đầy đủ quy trình thăm khám để nhanh chóng xác định và điều trị bệnh từ sớm. Hiện nay các bệnh viện có dịch vụ chọn bác sĩ, vì vậy, bệnh nhân nên tìm hiểu thông tin về các bác sĩ, lịch làm việc của các bác sĩ để thuận tiện lên kế hoạch đi khám. Khi đi khám cần khai báo rõ ràng, cụ thể chi tiết với bác sĩ. Nên đi khám khi các triệu chứng đang ở giai đoạn cấp để được chẩn đoán chính xác nhất. Khám bệnh trĩ ở đâu tốt nhất? Khám trĩ ở đâu tốt nhất là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân. Hiện nay, các bệnh viện, phòng khám tư rất nhiều khiến bệnh nhân không khỏi hoang mang, và không biết nên khám trĩ ở đâu vừa nhanh, thuận tiện vừa có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và hưởng những dịch vụ tốt nhất. Dưới đây là một vài cơ sở khám chữa bệnh uy tín bệnh nhân có thể tham khảo: Bệnh viện Bạch Mai Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến trung ương tại Hà Nội, nổi tiếng là bệnh viện đầu ngành trên tất cả các lĩnh vực. Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ giỏi, dày dặn kinh nghiệm, có các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành, đây là cơ sở khám và điều trị trĩ rất tốt. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn. Có một lưu ý nhỏ khi đi khám tại bệnh viện Bạch Mai, do lượng bệnh nhân rất đông nên để đỡ phải xếp hàng chờ lâu, bạn nên đi sớm để lấy sổ trước và nên đi vào những ngày giữa tuần. Những bệnh nhân ở các tỉnh lẻ đa phần họ đi từ ngày hôm trước cho kịp khám. Thông tin liên hệ: Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng là một trong những cơ sở uy tín trong khám và điều trị trĩ. Ngoài việc đào tạo ra đội ngũ y bác sĩ giỏi, hiện nay bệnh viện đã và đang nắm giữ nhiều kỹ thuật mới, công nghệ cao, xử lý được rất nhiều ca bệnh phức tạp, từ đó tạo được sự tín nhiệm trong lòng người bệnh và nhân dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế. Hiện nay bệnh viện đã áp dụng đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến, người bệnh trước khi đi khám có thể vào website bệnh viện tham khảo và đặt lịch trước để giảm thời gian chờ đợi. Thông tin liên hệ: Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Hà Nội Bệnh viện Trung Ương Huế Ở khu vực miền trung, bệnh viện Trung ương Huế được nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn khi có nhu cầu khám chữa bệnh. Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ giỏi, cùng với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại. Chính vì vậy, nếu bạn bị trĩ, hãy đến ngay bệnh viện Trung ương Huế để được khám và điều trị kịp thời. Thông tin liên hệ: Địa chỉ: 16 Lê Lợi – TP Huế Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh Bệnh viện chợ Rẫy là một trong những bệnh viện lớn ở khu vực miền Nam. Nếu người bệnh còn đang băn khoăn không biết bệnh trĩ khám ở đâu thì có thể lựa chọn đến khoa thận của bệnh viện Chợ rẫy để thăm khám và điều trị. Thông tin liên hệ Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh Ngoài các địa chỉ trên, bệnh nhân cũng có thêm rất nhiều lựa chọn khi muốn đi khám bệnh trĩ như Bệnh viện E  Hà Nội, Bệnh viện nhân dân 115 – TP HCM, bệnh viện Bình Dân TP Hồ Chí Minh, bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh…. Lời kết Trên đây là những thông tin cần thiết giải đáp băn khoăn của người bệnh về vấn đề khám trĩ là khám những gì? Khám trĩ ở đâu là tốt nhất?  Hy vọng bạn đã thu thập được cho mình những kiến thức sâu hơn về bệnh trĩ cũng như lựa chọn được cho mình một địa chỉ khám bệnh phù hợp, uy tín và thuận tiện. Tài liệu tham khảo: http://bvtb.org.vn/PhacDo/Ph%C3%A1c%20%C4%91%E1%BB%93%20%C4%91i%E1%BB%81u%20tr%E1%BB%8B/Ngo%E1%BA%A1i%20khoa/CCT_055_benh%20tri.pdf http://benhvienthanhvubaclieu.com/plugin_upload/preview/news/769/204/benh-tri.pdf Chia sẻ

Tổng hợp 11 mẹo chữa bệnh trĩ hiệu quả tại nhà

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà như thế nào để hiệu quả là câu hỏi mà rất nhiều người bị trĩ quan tâm. Bởi khi bị trĩ bạn sẽ luôn cảm thấy đau khó chịu ở vùng hậu môn. Và nếu tình trạng bệnh của bạn còn đang ở mức độ nhẹ thì bạn có thể tham khảo những cách chữa bệnh trĩ tại nhà được chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây. Mục lụcBệnh trĩ là gì?Các mức độ của bệnh trĩĐối với bệnh trĩ nộiĐối với bệnh trĩ ngoạiCách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quảNgâm hậu môn trong nước ấmChườm đá vùng hậu mônThay đổi chế độ ăn uốngSử dụng lá lốtSử dụng quả sungSử dụng gel nha đamSử dụng lá thiên lý nonSử dụng rau diếp cáSử dụng lá ổiSử dụng lá ngải cứuSử dụng kem bôi CotriproNhững lưu ý khi bạn chữa bệnh trĩ tại nhàKhi nào bạn cần đi khám bác sỹ Bệnh trĩ là gì? Bệnh trĩ là thuật ngữ để chỉ tình trạng giãn đám rối tĩnh mạch tại khu vực hậu môn – trực tràng. Đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi. Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Đồng thời càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa. Tùy theo vị trí mà bệnh trĩ được chia làm 2 loại chính: Trĩ ngoại: Khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng), được gọi là trĩ ngoại. Lúc này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy (squamous epithelium) và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn. Trĩ nội: Nếu búi trĩ xuất phát phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội, và búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp (transitional epithelium). Các mức độ của bệnh trĩ Tùy theo từng loại bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại mà chia làm các mức độ khác nhau cụ thể như sau: Đối với bệnh trĩ nội Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn. Trĩ độ 2: lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong. Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào. Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn. Đối với bệnh trĩ ngoại Giai đoạn đầu: lúc này búi trĩ hình thành xung quanh hậu môn, sưng lên làm mất nếp nhăn bình thường ở da khu vực hậu môn Giai đoạn phát triển: trong giai đoạn này búi trị phòng to và dần phát triển thành các cục máu đông bên trong, gây đau đớn và chảy máu. Giai đoạn nặng: giai đoạn này búi trĩ đã bị viêm nhiễm gây ngứa ngáy và đau đớn. >>> Bạn có thể tham khảo: Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại – Trĩ nào nặng hơn, nguy hiểm hơn? Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả Những cách chữa bệnh trĩ tại nhà được chia sẻ dưới đây chỉ có hiệu quả với tình trạng bệnh đang ở giai đoại 1, 2 đối với trị nội và ở giai đoạn đầu đối với bệnh trĩ ngoại. Còn khi bệnh tình đã ở giai đoạn nặng thì bạn cần đi khám kết hợp với sử dụng các thuốc đặc trị, thậm trí còn cần đến phẫu thuật cắt bỏ thì mới điều trị được triệt để. Sau đây là một vài cách chữa bệnh trĩ tại nhà mà bạn có thể tham khảo. Ngâm hậu môn trong nước ấm Khi bị trĩ thì bạn thường xuyên gặp phải tình trạng hậu môn bị kích thích hay bị đau rát để khắc phục điều này thì bạn có thể ngâm hậu môn trong nước ấm trong khoảng từ 15-20 phút mỗi ngày 3 lần. Ngoài ra để giúp sát khuẩn thì bạn có thểm thêm một chút muối vào chậu để ngâm cũng vô cùng hiệu quả. Chườm đá vùng hậu môn Ngoài cách ngâm hậu môn bằng nước nóng như đã nêu ở trên thì bạn có thể làm giảm các cơn đau rát, khó chịu vùng hậu môn thì bạn có thể sử dụng cách chườm đá. Các này rất đơn giản bạn chỉ cần lấy cục đá chườm vào khu vực hậu môn, nhiệt độ lạnh của đá có thể giúp cải thiện nhanh tình trạng đau nhức. Tuy nhiên khi thực hiện các này bạn cần chú ý, trước khi chườm đá bạn hãy vệ sinh thật sạch để tránh được nguy cơ bị viêm nhiễm. Thay đổi chế độ ăn uống Như các bạn cũng biết thì táo bón là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh trĩ. Do đó việc có một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học không những giúp bạn khắc phục được tình trạng bênh lý này mà còn có khả năng giúp bạn phòng tránh. Trong chế độ ăn hàng ngày bạn nên bổ sung thêm nhiều loại rau xanh nhằm cung cấp lượng chất xơ cần thiết. Uống nhiều nước, nước ép trái cây sẽ giúp phân mềm ra, dễ đi cầu hơn. Bạn cũng có thể sử dụng thêm sửa chua, đây là thực phẩm cung cấp lượng lợi khuẩn lớn giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Bạn cần tránh hoặc hạn chế sử dụng các loại nước như cà phê, trà đặc vì có thể khiến bạn bị táo bón nặng hơn. >>> Bạn có thể tham khảo: Bệnh trĩ nên ăn gì kiêng gì để nhanh khỏi bệnh Sử dụng lá lốt Lá lốt là loại lá có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn nhờ có hoạt chất Piperine nên loại lá này rất hay được sử dụng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa và cũng dùng để chữa bệnh trĩ tại nhà cũng rất tốt. Cách thực hiện: Đầu tiên bạn cần làm sạch lá lốt và ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn. Tiếp đến bạn cho lá lốt vào ấm và đun với 2 lít nước đến khi nào sôi thì tắt bếp. Rồi bạn vệ sinh thật sạch khu cực hậu môn sau đó tiến hành xông trong khoảng 10 phút mỗi ngày. Sử dụng quả sung Quả sung theo đông y là loại quả có tính ngọt, ôn, chát thường được sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, viêm ruột hay là trĩ. Cách thực hiện: Bạn hãy chuẩn bị khoảng 10 quả sung rồi đem đi nấu với 2 lít nước cho đến lúc sôi. Khi nước đang còn nóng bạn sử dụng nước đó để xông hậu môn. Và khi nước đã nguội bớt chỉ còn ấm thì bạn dùng trực tiếp nước đó để rửa vùng trĩ. >>> Thông tin thêm cho bạn: Chữa bệnh trĩ bằng quả sung có hiệu quả không? Sử dụng gel nha đam Nha đam cũng là một trong những nguyên liệu rất tốt cho việc chữa bệnh trĩ tại nhà. Trong nhà đam có nhiều chất giúp kháng viêm, chống khuẩn cùng với lượng chất khoáng cao sẽ giúp dịu vùng da xung quanh hậu môn. Cách thực hiện: Đầu tiên bạn cần chuẩn bị một ít lá nha đam và một ít dầu oliu. Tiếp theo bạn tiến hành gọt vỏ rồi cạo lấy phần gel của nha đam ra và trộn với dầu oliu theo tỉ lệ 2:1. Sau khi đã chuẩn bị xong bạn hãy vệ sinh hậu môn thật sạch sau đó thoa hỗn hợp trên lên búi trĩ và vùng da xung quanh. Sử dụng lá thiên lý non Lá thiên lý non là một loại thực phẩm khá phổ biến với mỗi gia đình. Lá thiên lý có tính mát, chống viêm, nhuận tràng, giải nhiệt từ bên trong nên rất hiệu quả trong việc sử dụng để chữa bệnh trĩ, giúp giảm đau rát hậu môn. Cách thực hiện: Chuẩn bị 100g lá thiên lý non và khoảng 2 thìa muối ăn, rồi mang đi giã nhỏ rồi cho vào đó khoảng 30ml nước sôi. Rồi bạn lọc lấy dung dịch đó lọc qua tấm vải xô. Sau đó dùng bông thấm nước này và đắp nên hậu môn trong khoảng 30 phút rồi bỏ ra, không cần rửa lại với nước. Kiên trì thực hiên 1 lần/ngày sẽ thấy bệnh được cải thiện. Sử dụng rau diếp cá Rau diếp cá là một loại rau được dùng rất phổ biến trong ẩm thực. Ngoài được dùng để ăn thì loại rau này còn được dùng để chữa bệnh trĩ tại nhà rất hiệu quả. Theo như trong đông y thì rau diếp cá có vị chua, tính mát giúp thanh nhiệt, giảm độc, tiêu sưng. Nên với tác dụng đó thì rau diếp cá có thể dùng để ức chế vi khuẩn, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng búi trĩ. Cách thực hiện: Chuẩn bị một nắm rau diếp tươi đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng rồi để cho ráo nước. Tiếp theo bạn cho vào cối giã nát với một ít muối hạt rồi đắp trực tiếp lên vùng hậu môn. Lưu ý trước khi đắp thì bạn cần vệ sinh thật sạch trước khi đắp lên. Ngoài ra thì bạn cũng có thể bổ sung thêm rau diếp cá vào chế độ ăn uống hàng ngày cũng giúp hỗ trợ việc điều trị bệnh trĩ sẽ nhanh và hiệu quả hơn. >>> Xem thêm: Bật mí cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá hiệu quả tại nhà Sử dụng lá ổi Lá ổi là loại lá rất quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam. Trong dân gian lá được sử dụng để cầm máu, giúp vết thương nhanh lạnh. Hơn nữa lá ổi còn giúp chữa bệnh tiêu chảy hay giúp cải thiện một số bệnh dạ dày. Ngoài ra lá này còn giúp chữa bệnh trị rất hiệu quả giúp chống viêm, là co búi trĩ, ngăn ngừa tĩnh mạnh giãn. Cách thực hiện: Sử dụng một nắm lá ổi non đem rửa sạch sau đó cho là vào máy xay sinh tố thêm một ít nước và tiến hành xay nhuyễn. Tiếp đến bạn lọc lấy nước cho thêm một ít muối khuấy đề và uống trực tiếp. Bạn cứ kiên trì uống hàng ngày thì sẽ thấy hiệu quả. Sử dụng lá ngải cứu Lá ngải cứu trong dân gian được dùng rất nhiều trong việc giảm đau, kháng khuẩn và xua đổi cồn trùng. Và đặc biệt trong lá ngải cứu có chứ chất Yomogin có tác dụng giúp co mạch và co búi trĩ. Cách thực hiện: Bạn chuẩn bị lá ngải cứu kết hợp vơi lá lốt rửa sạch ngâm trong nước muối loãng. Sau đó bạn đem đi giã nhỏ và đắp trực tiếp lên hậu môn sẽ giúp bạn co búi trĩ. >>> Chi tiết hơn tại: Dùng lá ngải cứu chữa bệnh trĩ thế nào hiệu quả? Sử dụng kem bôi Cotripro Bạn có thể tham khảo sử dụng các loại kem bôi thảo dược đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, vừa an toàn lại hiệu quả nhanh.   Cotripro sẽ giúp chấm dứt tình trạng chảy máu do bệnh nhân bị trĩ nhanh chóng khoảng 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp trĩ sa, trĩ lâu năm thì  nên kiên trì dùng đều đặn từ 1-2 tháng để búi trĩ co dần lên. Với các thành phần thảo dược: Cúc tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm, nhiễm trùng. Lá lốt tiêu diệt vi khuẩn, hết sưng đau Đặc biệt sesquiterpen trong Ngải cứu giúp co mạch, cầm máu, từ đó săn se búi trĩ, tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn quá mức từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát. Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ Tham khảo thêm: Hướng dẫn sử dụng Cotripro gel đúng cách? Cotripro gel có hiệu quả không  Những lưu ý khi bạn chữa bệnh trĩ tại nhà Khi áp dụng những cách chữa bệnh trị tại nhà mà chúng tôi chia sẻ ở trên thì bạn nên lưu ý một vài vấn đề như sau: Các phương pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà trên chỉ thích hợp với những trường hợp nhẹ Tùy vào cơ địa của từng người mà sẽ có tác dụng nhanh chậm khác nhau Nên hạn chế ngồi lâu một chỗ đặc biệt với những người mà công việc phải ngồi nhiều như dân văn phòng, lái xe… Dành thời gian để tập luyện thể dục thể thao hàng ngày Thiết lập một chế độ sinh hoạt hợp lý với thói quen đi đại tiện đúng giờ Có một chế độ ăn uống, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là chất xơ để tránh trình trạng táo bón Tránh sử dụng các chất kích thịch, đồ uống có cồn sẽ khiến bệnh tình nặng thêm Khi nào bạn cần đi khám bác sỹ Bệnh trĩ thường dễ điều trị và tự khỏi. Trong một số rất hiếm trường hợp, bệnh trĩ có thể gây ra các biến chứng.Như mất máu mãn tính do trĩ có thể gây ra thiếu máu, thiếu hồng cầu. Trĩ nội cũng có thể bị cắt nguồn cung cấp máu, dẫn đến các búi trĩ bị thắt nghẹt, có thể gây đau đớn. Nếu các bạn áp dụng những phương pháp điều trị tại nhà nêu trên không hiệu quả sau hơn hai tuần, thì các bạn hãy đi đến các cơ sở y tế được được các bác sỹ khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Trên đây là cách chữa bệnh trĩ tại nhà được chúng tôi tổng hợp lại. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn bị bệnh trĩ có thêm nhiều sự lựa chọn và áp dụng phương pháp phù hợp cho bản thân mình. Thông tin hữu ích cho bạn: Review kinh nghiệm đi cắt trĩ từ A – Z Chia sẻ

Chữa bệnh trĩ bằng quả sung có hiệu quả không?

Quả sung chữa bệnh trĩ là một trong những mẹo dân gian được rất nhiều người sử dụng. Tuy nhiên để có thể sử dụng quả sung để chữa bệnh trĩ một cách hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Vậy hãy cùng chúng tìm hiểu cách sử dụng quả sung đúng cách để chữa bệnh trĩ hiệu quả trong bài viết sau đây. Mục lụcTác dụng của quả sung đối với bệnh trĩQuả sung chữa bệnh trĩ có hiệu quả không?Cách chữa bệnh trĩ bằng quả sung hiệu quảRửa hậu môn bằng nước quả sungXông hơi hậu môn bằng quả sungCanh lòng lợn với quả sungĂn quả sung trực tiếpSử dụng sung muốiUống nước quả sungNhững lưu lý khi sử dụng sung chữa bệnh trĩSử dụng Cotripro Gel trong điều trị bệnh trĩ Tác dụng của quả sung đối với bệnh trĩ Sung là loại cây thuộc họ Moraceae có tên khoa học là Ficus Glomerata. Đây là một loại quả rất quen thuộc với rất nhiều người dân Việt Nam. Quả sung được đánh giá là một loại quả ngon, bổ dưỡng và có thể được sử dụng để chữa bệnh cũng rất tốt. Theo đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình có tác dụng tăng cường tiêu hóa và làm sạch ruột, tiêu thũng, giải độc. Vì thế mà quả sung có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa, táo bón. Đặc biệt, quả sung có thể giúp điều trị bệnh trĩ, giảm tình trạng sa búi trĩ rất hiệu quả. >>> Thông tin thêm cho bạn:  Sa búi trĩ là gì? Triệu chứng và cách điều trị Còn theo tây y, trong quả sung có chứa hàm lượng có khả năng sát khuẩn cao, và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể bao gồm: Calcium, Photpho, Sắt, Magie, vitamin A, B, C, K , E,… giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Bên cạnh đó, chất nhựa xanh có trong quả sung cũng mang đến tác dụng là kháng viêm tốt. Đồng thời cùng một số thành phần quan trọng có trong quả sung không thể không nhắc tới đó là: Quả sung chứa nhiều thành phần giúp chống oxy hóa và làm giảm những tổn thương do các gốc tự do gây ra cho các tế bào. Quả sung chứa khoáng chất canxi dồi dào giúp bạn tránh được những nguy cơ mắc bệnh loãng xương và những vấn đề liên quan khác. Quả sung chứa một lượng chất xơ lớn giúp làm giảm tình trạng táo bón, đồng thời kiểm soát cholesterol. Quả sung chứa hàm lượng calo thấp và không chứa chất béo, rất thích hợp cho những đối tượng đang muốn giảm cân. Quả sung chữa bệnh trĩ có hiệu quả không? Như đã nêu ở trên quả sung có rất nhiều những chất giúp điều trị bệnh trĩ nhưng khi sử dụng quả sung thường sẽ chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bênh ở những giai đoạn đầu khi bệnh còn ở mức nhẹ. Còn khi bệnh đã bước sang giai đoạn nặng hơn thì sẽ không còn hiệu quả. Vì vậy mà khi bạn thấy xuất hiện những triệu chứng nặng hơn thì bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín để được các bác sỹ tư vấn đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Việc sử dụng quả sung để chữa bệnh trĩ mang lại hiệu quả hay không tùy thuộc vào khá nhiều những yếu tố khác nhau như mức độ nặng nhẹ của bênh, cơ địa của từng người… Do đó mà bạn sẽ thấy tùy từng người mà sẽ có hiệu quả nhanh hay lâu khi cùng sử dụng quả sung để chữa bệnh trĩ. Bạn có thể quan tâm:  Những dấu hiệu bệnh trĩ cần nhận biết sớm Cách chữa bệnh trĩ bằng quả sung hiệu quả Rửa hậu môn bằng nước quả sung Đây là cách chữa bệnh trĩ khá đơn giản. Rửa hậu môn bằng nước quả sung có tác dụng co búi trĩ, chống viêm, khử trùng. Nguyên liệu: bạn cần chuẩn bị từ 10 đến 20 quả sung chưa chín Cách thực hiện: Đầu tiên bạn mang sung đi rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó bổ đôi từng quả sung ra. Đêm chỗ sung vừa bổ cho vào nồi nước và đun sôi với ngọn lửa vừa. Sau khi đun thì các bạn để nguội và sử dụng nước sung đã nguội này để ngâm hậu môn trong khoảng 15 phút rồi lau lại bằng khăn mềm. Các bạn thực hiện đều đặn 1-2 lần một ngày sẽ giúp cho triệu chứng được thuyên giảm. Xông hơi hậu môn bằng quả sung Ngoài việc sử dụng nước quả sung để vệ sinh hậu môn thì bạn cũng có thể sử dụng cách xông hậu môn này để làm co búi trĩ cũng vô cùng hiệu quả. Nguyên liệu: bạn cần chuẩn bị 15 quả sung tươi, 200g lá sung tươi, 200g lá ngải cứu, 200g lá cúc tần, 200g lá lốt, 1 củ nghệ tươi. Cách thực hiện: Đầu tiên bạn cần rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên rồi ngâm lại bằng nước muối pha loãng. Tiếp theo bạn mang tất cả nguyên liệu trên cho vào nồi rồi cho thêm 2-2.5 lít nước, đun sôi trong khoảng từ 5-10 phút thì bắc ra. Trước khi bạn tiến hành xông thì bạn cần vệ sinh khu vực hậu môn thật sạch bằng nước muối ấm loãng. Sau khi vệ sinh xong thì bạn xông hơi vùng hậu môn, trong khi xông bạn nên sử dụng một tấm chăn mỏng phủ kín từ đầu xuống chân và ngâm rửa vùng hậu môn. Bạn hãy kiên trì thực hiện mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Thông tin bạn có thể tham khảo: Sử dụng lá ngải chữa bệnh trĩ thế nào? Canh lòng lợn với quả sung Ngoài việc sử dụng sung để rửa hay xông thì bạn có thể sử dụng quả sung để chế biến thành món ăn vừa bổ sung chất dinh dưỡng mà cũng giúp điều trị bệnh trị hay các bệnh về đường tiêu hóa rất hiệu quả. Nguyên liệu: chuẩn bị khoảng 8-10 quả sung xanh, 200g lòng lợn non Cách thực hiện: đầu tiên sung và lòng lợn được là sạch và để ráo nước. Tiếp theo bạn cho một ít hành khô vào chảo phi thơm lên rồi cho lòng non vào đảo cùng, nêm gia vị cho phù hợp với khẩu vị của bạn. Đảo đều tay lòng non với lửa nhỏ cho tới khi có mùi thơm thì tắt bếp. Với quả sung bạn tiến hành bổ quả sung ra làm đôi rồi đun với khoảng 1-1.5 lít nước, nêm gia vị vừa đủ. Khi nước đã sôi thì bạn cho phần lòng non vào đun tiếp trong khoảng 10-15 phút thì bắc ra và thưởng thức. Với món này bạn có thể sử dụng chung với cơm hàng ngày, ăn từ 4-5 lần một tuần thì bạn sẽ cảm nhận được sự biến chuyển của bệnh. >>> Bạn có thể tham khảo: Top 15 loại thức ăn tốt cho người bệnh trĩ Ăn quả sung trực tiếp Một cách nữa sử dụng sung để chữa bệnh trĩ rất hiệu quả đó là ăn sung trực tiếp. Đây là một cách đơn giản, tiết kiệm thời gian mà vẫn đem lại được hiểu quả tốt. Nguyên liệu: chuẩn bị từ 10-15 quả sung còn xanh Cách thực hiện: rửa sạch quả sung để đảm bảo loại bỏ các bụi bẩn, sau đó bạn ngâm sung vào nước muối loãng trong khoảng 15 phút. Khi đã đủ thời gian thì bạn vớt sung ra một cái rổ để ráo nước, lúc này bạn chỉ cần lấy và ăn trực tiếp hoặc có thể chấm cùng với một ít bột canh. Sử dụng sung muối Ngoài việc bạn ăn trực tiếp thì bạn có thể sử dụng sung muối. Cách này sẽ giúp bạn bảo quản được lâu và ăn được trong một thời gian dài. Nguyên liệu: 1kg quả sung tươi, 30g đường, 50g muối, 1 củ tỏi, 1 củ riềng nhỏ (khoảng 50g riềng) Cách thực hiện: rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên, sau đó bạn bỏ sung vào ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15 phút. Sau khi ngâm xong bạn vớt ra một chiếc rỏ để nơi thoáng mát cho ráo nước. Tiếp theo bạn cần tiến hành bóc tỏi, đập nát còn với riềng thì sau khi rửa sạch thì bạn thái chỉ. Sau đó bạn chuẩn bị khoảng 1 lít nước sôi cho phần muối, đường, riềng và tỏi đã chuẩn bị vào. Cuối cùng là bạn chuẩn bị 1 chiếc bình có nắp đậy cho sung vào và đổ phần nước vừa chuẩn bị vào rồi đậy kín nắp. Để bình ở nơi thoáng mát khoảng 3-5 ngày là có thẻ sử dụng. Mỗi ngày bạn ăn từ 10-15 quà sung muối sẽ rất tốt cho việc các búi trĩ nhanh lành. Uống nước quả sung Phương pháp cuối cùng mà chúng tôi muốn đề cập đến trong bài viết lần này là uống nước quả sung. Đây là một cách cũng rất đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để chữa bệnh trĩ. Nguyên liệu: 20 quả sung Cách thực hiện: đêm sung đi rửa sạch, rồi ngâm khoảng 15 phút trong nước muối pha loãng. Tiếp theo bạn vớt sung ra cho vào máy xay và xay nhuyễn. Cho chỗ sung bạn vừa xay vào nồi cùng với 1 lít nước lọc và đun sôi trong khoảng 10 phút. Sau đó để nguội, rồi dùng một vải màn sạch lọc hết phần bã sung chỉ giữ lại phần nước cốt để uống. Để bảo quả được lâu thì bạn cho vào một bình rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh uống hết trong ngày. Bạn có thể tham khảo: Những loại thuốc Tây chữa bệnh trĩ sử dụng phổ biến hiện nay Những lưu lý khi sử dụng sung chữa bệnh trĩ Để việc sử dụng quả sung để trị bệnh trĩ mang lại hiệu quả cao thì bạn cần lưu ý một vài vấn đề như sau: Do đây chỉ là một phương pháp dân gian nên việc sử dụng quả sung chỉ có tác dụng với những trường hợp mắc bệnh nhẹ. Còn khi bệnh nặng thì các bạn nên đi khám bác sỹ để có cách điều trị phù hợp. Sử dụng quả sung để điều trị sẽ cho kết quả chậm hơn so với những cách khác. Ngoài việc sử dụng các phương pháp kể trên đều đặn, kiên trì thì để có kết quả tốt bạn nên kết hợp với chế độ ăn và chế độ luyện tập hợp lý. Giữ tinh thần thoải mái tránh những căng thẳng kéo dài. Trước khi áp dụng những phương pháp như rửa hay xông hơi thì bạn đều phải vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Tránh những đồ ăn cay nóng và các chất kích thích để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây nên tình trạng táo bón từ đó làm bệnh trĩ thêm nặng. Nếu bạn đang sử dụng thuốc tây y mà muốn sử dụng kết hợp những phương pháp trên thì cần hỏi ý kiến tư vấn của bác sỹ trước khi áp dụng >>> Thông tin bạn có thể tham khảo: Người bệnh trĩ có ăn được thị gà không? Ngoài ra còn một số trường hợp bạn cần lưu ý tránh sử dụng quả sung để điều trị bệnh trĩ như: Đối với những người bị dị ứng khi ăn quả sung thì không nên sử dụng. Người có tiền sử dị ứng mủ cao su, nhựa dâu tằm không nên sử dụng sung. Trường hợp phụ nữ mang thai và đang cho con bú thì cùng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không nên sử dụng sung để điều trị bệnh trĩ. Bởi các hoạt chất trong quả sung có thể khiến cho lượng đường trong máu giảm mạnh. Trường hợp chuẩn bị thực hiện ca phẫu thuật nên ngưng dùng quả sung trước đó 2 tuần. Sử dụng Cotripro Gel trong điều trị bệnh trĩ Cotripro thấm trực tiếp vào búi trĩ làm giảm nhanh các triệu chứng đau rát, chảy máu, sưng viêm ở vùng hậu môn sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp Trĩ sa, Trĩ lâu năm nên bôi đều đặn từ 1-2 tháng để búi Trĩ co dần lên. Với các thành phần thảo dược: Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm. Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương. Hoạt chất Yomogin (Sesquiterpen) trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ. Kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát. Đặc biệt hệ Gel Polycrylate crosspolymer giúp các dược chất giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả. Ngoài ra, vì là dạng Gel bôi nên CotriPro tác động trực tiếp lên vùng hậu môn, an toàn không tác dụng phụ. Trong mỗi hộp sản phẩm đều có túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi vào phía trong hậu môn trong các trường hợp trĩ nội, đảm bảo an toàn và vệ sinh. Nên sử dụng đều đặn 2 lần/ngày để nhanh chóng thoát khỏi những phiền toái do bệnh trĩ gây ra. Cotripro còn có dạng viên uống tiện dụng Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa  các nguy cơ tái phát. Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ Tham khảo thêm: Hướng dẫn sử dụng Cotripro gel đúng cách? Cotripro gel có hiệu quả không  Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc sử dụng quả sùng chữa bệnh trĩ có hiệu quả không và một vài phương pháp sử dụng quả sung cũng như những lưu ý trong quá trình các bạn sử dụng những phương pháp trên để đặt được hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công! Chia sẻ

Phân loại và nhận biết các cấp độ của bệnh trĩ cụ thể

Bệnh trĩ là một bệnh có sự tiến triển với nhiều cấp độ và thời kì khác nhau, kèm theo đó là mức độ tổn thương tại hậu môn cùng với ảnh hưởng đến sức khỏe là khác nhau. Nếu như bạn cũng đang gặp phải căn bệnh khó chịu này và muốn biết thêm nhiều thông tin về phân loại và nhận biết các cấp độ của bệnh trĩ thì bài viết này dành cho bạn! Nhận biết được các dấu hiệu của bệnh, thể bệnh và mức độ mình đang gặp phải sẽ giúp bạn sớm tìm được giải pháp phù hợp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Mục lụcBệnh trĩ và nguyên nhân gây bệnhCác cấp độ của bệnh trĩ và dấu hiệu nhận biếtPhân loại bệnh trĩCác cấp độ của trĩ nội và dấu hiệu nhận biếtCác cấp độ của trĩ ngoại và dấu hiệu nhận biếtĐối với trĩ hỗn hợpBạn nên làm gì khi bị bệnh trĩ?Thay đổi chế độ ăn hợp lý Xây dựng thói quen tốtGiảm đau rát, khó chịu do bệnh trĩ Bệnh trĩ và nguyên nhân gây bệnh Trước tiên, chúng ta cần hiểu búi trĩ là gì? Theo y học, ở lớp dưới niêm mạc hậu môn, hệ thống tĩnh mạch phát triển thông nhau dạng túi, gọi tắt là búi trĩ. Tùy theo vị trí cụ thể của búi trĩ mà phân ra thành búi trĩ nội và búi trĩ ngoại, một người khỏe mạnh bình thường đều có đầy đủ các thành phần này ở hậu môn. Bệnh trĩ mà chúng ta vẫn nói đến là hiện tượng giãn và căng phồng quá mức của các búi trĩ, lâu ngày khiến cho máu tĩnh mạch bị ứ đọng, thành tĩnh mạch giãn mỏng, búi trĩ sẽ to dần theo thời gian nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trĩ nội và trĩ ngoại được phân loại dựa trên vị trí xuất hiện so với đường lược Về cơ bản, trĩ là một trong những bệnh lành tính, hay gặp ở vùng hậu môn. Dù đã được mô tả từ lâu nhưng nguyên nhân chính xác gây nên bệnh trĩ vẫn đang là một vấn đề chưa biết một cách đầy đủ. Các chuyên gia đề cập đến một số nguyên nhân sau: Táo bón Theo các chuyên gia hậu môn trực tràng, táo bón kéo dài là thủ phạm hàng đầu gây nên bệnh trĩ. Về bản chất, khi bị táo bón lâu ngày, phân ở lâu trong trực tràng bị khô cứng lại, khiến bạn cảm giác khó đi đại tiện. Nếu tình trạng này liên tục và kéo dài, chúng ta phải thường xuyên rặn khi đi đại tiện làm cho áp lực ổ bụng tăng lên và chèn ép hệ thống búi trĩ khiến máu bị ứ đọng lại, các búi trĩ giãn ra và bệnh trĩ hình thành. Chế độ ăn Một chế độ ăn không hợp lý cũng là nguyên nhân gián tiếp gây nên bệnh trĩ. Nếu bạn thuộc tuýp người “lười” ăn rau xanh, các loại củ quả hay trái cây thì nguy cơ dẫn đến táo bón là rất cao, mà táo bón lại là thủ phạm chính gây nên bệnh trĩ. Vì vậy nếu không duy trì một chế độ ăn không hợp lý trong một thời gian dài, bệnh trĩ sẽ tìm đến bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh sử dụng rượu bia, các chất kích thích,… là những yếu tố thuận lợi làm thúc đẩy sự phát triển của bệnh. Uống đủ 2 lít nước một ngày cũng là điều quan trọng. Thói quen sinh hoạt Người ngồi nhiều, ít vận động đăc biệt là nhân viên văn phòng hoặc nghề nghiệp phải thường xuyên mang vác nặng cũng là những thủ phạm âm thầm hình thành nên bệnh trĩ Có riêng cho mình một chế độ sinh hoạt phù hợp là một trong những cách đơn giản nhất giúp bạn tránh khỏi những phiền toái do bệnh trĩ gây ra. Tuổi cao Theo nhiều nghiên cứ thống kê thì tuổi >50 nguy cơ bị bệnh trĩ lên đến 50%. Để giải thích cho tình trạng này, các chuyên gia cho rằng, ở độ tuổi này, chức năng co bóp, bài tiết của ruột giảm đi làm cho chức năng đại tiện bị rối loạn. Kết hợp với sự suy yếu của hệ thống tĩnh mạch trực tràng – hậu môn, hệ thống cơ thắt, dây chằng, là những yếu tố thuận lợi hình thành nên bệnh trĩ. Ngoài ra, sự hạn chế vận động, ngồi lâu, nằm nhiều,…thúc đẩy sự phát triển của bệnh ở những người cao tuổi. Một số nguyên nhân khác Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, một số nguyên nhân làm cản trở tuần hoàn vùng chậu hông như: u trực tràng, u cơ quan sinh dục, phụ nữ có thai, béo phì,…cũng có thể gây nên bệnh trĩ mà bạn đang gặp phải. Các cấp độ của bệnh trĩ và dấu hiệu nhận biết Phân loại bệnh trĩ Trên thực tế có rất nhiều cách phân loại bệnh trĩ, nhưng để đơn giản và dễ hiểu nhất, chúng ta phân trĩ làm 3 loại dựa vào vị trí tổn thương của búi trĩ Trĩ nội: chân búi trĩ xuất phát từ phía trong lòng ống hậu môn, trên đường răng lược, bao bọc xung quanh búi trĩ là niêm mạc ống hậu môn, chỉ quan sát được qua hình ảnh nội soi. Trĩ ngoại: chân búi trĩ xuất phát từ ngoài ống hậu môn, dưới đường răng lược, bao bọc xung quanh là da của rìa ống hậu môn, có thể quan sát được bằng mắt thường Trĩ hỗn hợp: là sự kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại, biểu hiện tình trạng nặng của bệnh trĩ. Sự hình thành búi trĩ hỗn hợp là do búi trĩ nội sa khỏi ống hậu môn kết hợp với búi trĩ ngoại nằm rìa ống hậu môn tạo nên búi trĩ hỗn hợp kéo dài từ niêm mạc ống hậu môn đến rìa ống hậu môn. Các cấp độ của trĩ nội và dấu hiệu nhận biết Tùy theo mức độ sa giãn nhiều hay ít mà trĩ nội được chia thành 4 độ: Độ 1: là búi trĩ mới hình thành, vẫn còn nằm hoàn toàn trong ống hậu môn. Triệu chứng thường không điển hình, ở giai đoạn này người bệnh chỉ cảm thấy ngứa rát nhẹ vùng hậu môn hoặc đau rát sau khi đi đại tiện. Một số trường hợp đi ngoài phân máu nhưng không rõ ràng, chỉ thấy ít máu lẫn trong phân hoặc phát hiện khi thấm giấy vệ sinh. Búi trĩ mới hình thành, vẫn còn nằm hoàn toàn trong ống hậu môn Hình ảnh nội soi cho thấy niêm mạc trực tràng dưới xuất hiện các nốt sần với kích thước khác nhau, mềm và đỏ, rất dễ nhầm lẫn với các bênh khác. Độ 2: búi trĩ phát triển với kích thước to hơn nên có thể sa ra ngoài khi rặn hoặc khi đi đại tiện, nhưng tự co vào được mà không cần phải can thiệp. Ở giai đoạn này, bệnh nhân ngứa, đau rát hậu môn thường xuyên với mức độ nặng hơn, đại tiện ra máu rõ. Đây là giai đoạn khiến người bệnh phải bận tâm đến các triệu chứng bất thường này. Búi trĩ phát triển với kích thước to hơn nên có thể sa ra ngoài khi rặn hoặc khi đi đại tiện, nhưng tự co vào được mà không cần phải can thiệp. Trên nội soi thấy hình ảnh niêm mạc hậu môn dày nề đỏ, búi trĩ tím và có dấu hiệu tiết dịch. Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên không chỉ là khi rặn và khi đại tiện, không thể tự co lại khiến bệnh nhân phải dùng tay đẩy vào để búi trĩ trở về vị trí cũ. Kích thước búi trĩ to, tiết dịch nhiều khiến hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, người bệnh đau rát, ngứa ngáy và khó chịu hơn rất nhiều. Đại tiện phân máu thường xuyên, máu chảy thành giọt, đỏ tươi, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh. Trĩ nội độ 3 và 4 đều là những cấp độ bệnh rất nặng Độ 4: là cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ nội. Ở giai đoạn này, búi trĩ đã hoàn toàn sa ra ngoài, dùng tay đẩy vào trong cũng không có tác dụng. Búi trĩ sưng căng phồng, máu tĩnh mạch bị ứ lại, không còn hiện tượng đại tiện phân máu. Thay vào đó, sự tiết dịch nhầy từ búi trĩ khiến bệnh nhân luôn trong tình trạng hậu môn ẩm ướt, nhầy dính, dẫn đến viêm loét nặng nề, thậm chí hoại tử búi trĩ gây đau đớn vô cùng. Các cấp độ của trĩ ngoại và dấu hiệu nhận biết Thường không chia các cấp độ như trĩ nội, trĩ ngoại được một số tác giả chia làm 4 thời kỳ dựa vào sự tiến triển của các triệu chứng như sau: Thời kỳ 1: là giai đoạn mới hình thành nên các triệu chứng của bệnh còn nghèo nàn. Người bệnh thấy hơi cộm nhẹ hoặc ngứa nhẹ vùng hậu môn, đôi khi các triệu chứng này không có khiến người bệnh không để ý. Hình ảnh trĩ ngoại độ 1 búi trĩ còn nhỏ Thời kỳ 2: người bệnh phát hiện thấy búi trĩ ở ngoài hậu môn. Ngoài cam giác cộm và ngứa rát, bệnh nhân thấy đau khi đi đại tiện, cảm giác khó chịu tăng lên. Ở thời kỳ này, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm rất dễ xảy ra. Hình ảnh trĩ ngoại độ 2 Thời kỳ 3: búi trĩ phát triển to dẫn đến tắc nghẹt, bệnh nhân đại tiện ra máu, thường xuyên cảm thấy đau đớn khi đi đại tiện, ảnh hưởng đến cuộc sống. Trường hợp nặng có thể nứt kẽ hoặc rách hậu môn kèm theo làm nặng lên tình trạng bệnh. Trĩ ngoại độ 3 với búi trĩ giãn phồng Thời kỳ 4: bước sang thời kỳ này, tất cả các triệu chứng nặng lên, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người bệnh. Búi trĩ to lên trông thấy, sưng tím ngứa ngáy vướng víu vô cùng, bệnh nhân khó chịu và bắt buộc phải tìm đến bác sĩ. Mô phỏng trĩ ngoại độ 4 Đối với trĩ hỗn hợp Như bạn đã biết, trĩ hỗn hợp là giai đoạn nặng nhất của bệnh và là sự phối hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại. Vì vậy, trĩ hỗn hợp không có cấp độ để phân biệt mà chúng ta cần nhận định rằng khi đã bị trĩ hỗn hợp tức là đang ở giai đoạn nặng nhất, cần được điều trị triệt để và kịp thời. Trĩ hỗn hợp bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại Bạn nên làm gì khi bị bệnh trĩ? Khi bạn có các dấu hiệu kể trên, khả năng cao rằng bạn đang bị bệnh trĩ. Cũng không nên quá lo lắng vì trĩ là một căn bệnh lành tính và tỉ lệ gặp khá cao, ít gây nguy hiểm đến tính mạng. Một phần do sự kín đáo của các triệu chứng khiến người bệnh không để ý đến khiến cho sự phát hiện của bệnh trĩ thường ở các giai đoạn muộn. Đây là nguyên nhân khiến quá trình điều trị bệnh trĩ gặp phải không ít khó khăn, tỉ lệ tái phát cao, khó có thể chữa khỏi hoàn toàn. Vậy chúng ta cần làm gì khi phát hiện mình bị bệnh trĩ? Có thể thấy các nguyên nhân của bệnh trĩ thường xuất phát từ chính các thói quen hàng ngày của chúng ta, vì vậy, xây dựng một lối sống lành mạnh giúp cải thiện bệnh trĩ hiệu quả, cụ thể: Thay đổi chế độ ăn hợp lý Một chế độ ăn giàu chất xơ, ít đường bột và các chất kích thích, bổ sung ít nhất 2l nước/ ngày là những việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh mà không cần nhờ sự can thiệp của bất kỳ phương pháp nào. Các thực phẩm giàu chất xơ: rau xanh, củ quả, khoai lang, … giúp phân được tống ra ngoài, tránh táo bón. Chế độ ăn giàu chất xơ giúp phòng ngừa táo bón Một số loại thực phẩm giúp nhuận tràng như: rau khoai lang, rau dền, rau mồng tơi, chuối, cam quýt… vô cùng dễ kiếm. Các thực phẩm nên tránh: rượu, bia, nước ngọt có gas, đồ cay nóng,… không tốt cho hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến thói quen đại tiện.  Xây dựng thói quen tốt Đi vệ sinh đều đặn vào một khung giờ nhất định trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng, hạn chế hiệu quả nguy cơ táo bón, làm nặng thêm tình trạng bệnh. Rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh: Sau khi đi vệ sinh, người bệnh trĩ cần được vệ sinh hậu môn sạch sẽ hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Không nên sử dụng giấy vệ sinh thông thường vì các loại giấy này thường thô ráp, làm tổn thương hậu môn, búi trĩ. Tốt nhất là dùng khăn bông mềm lau nhẹ nhàng, không gãi tránh gây sây sát dễ gây viêm nhiễm làm bệnh trĩ trở nên nặng hơn Nên ngồi xổm khi đi vệ sinh: là tư thế tự nhiên thoải mái nhất giúp nhu động ruột nhịp nhàng và nhanh hơn, hạn chế tối đa tình trạng táo bón, cải thiện tình trạng bệnh trĩ. Thói quen đại tiện có thể hình thành nên bệnh trĩ Giảm đau rát, khó chịu do bệnh trĩ Ngâm hậu môn trong nước ấm: là giải pháp hiệu quả và vô cùng đơn giản giúp giảm sưng nề đau rát hậu môn, giúp người bệnh trĩ cảm thấy thoải mái và thư giãn. Trung bình 2 lần/ ngày, pha nước ấm với một chút muối vừa phải, không nên pha quá nhiều có thể làm bệnh nhân xót và nhiễm trùng hậu môn đang tổn thương. Muối có tác dụng sát trùng, nước ấm giảm sưng nề đau rát, mang lại cảm giác dễ chịu. Rửa hậu môn với nước muối loãng ấm, chườm đá để giảm đau do trĩ Chườm đá: cũng là một phương pháp tương đối dễ làm giúp giảm sưng đau cho người bệnh trĩ. Dùng túi đá chườm nhiều lần vào vùng xung quanh hậu môn, lặp lại nhiều lần trong  ngày để thấy hiệu quả. Dùng kem bôi trĩ: sử dụng phối hợp với các phương pháp trên mang lại hiệu quả rõ rệt. Kem có tác dụng giảm đau rát sưng nề, chống viêm, chống nhiễm khuẩn ở tổn thương trĩ. Nếu thử tất cả các phương pháp trên mà vẫn không cải thiện, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư  vấn chính xác và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời tránh những biến chứng không đáng có. Lời kết Có thể nói, trĩ là một trong những bệnh phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có xu hướng trẻ hóa trong thời gian gần đây. Việc phát hiện trĩ ở giai đoạn sớm ảnh hướng rất lớn đến kết quả điều trị và mức dộ tái phát của bệnh. Vì vậy, nắm được phân độ trĩ với các dấu hiệu khác nhau của từng cấp độ là điều vô cùng cần thiết. Mong rằng bài viết giúp bạn hiểu thêm về bệnh trĩ và các cấp độ của bệnh. Tài liệu tham khảo: Bệnh học nội khoa – ĐH Y Hà Nội tập 2: https://drive.google.com/file/d/185U-hCwuhLAGluvWWiaNPhe4VwILSHvM/view https://www.medscape.com/answers/775407-182241/how-are-internal-hemorrhoids-graded https://www.hemorrhoidinformationcenter.com/hemorrhoid-treatment/ Chia sẻ

Bệnh trĩ nên ăn gì? Kiêng gì? cho nhanh khỏi bệnh

Trĩ là hiện tượng các mạch máu vùng hậu môn căng to, dễ chảy máu. Trĩ là bệnh thường gặp, gặp nhiều ở người lao động tĩnh tại hoặc người táo bón kéo dài. Nếu ai đã từng bị trĩ sẽ hiểu được như thế nào là cảm giác đau rát, căng tức khó chịu, thường xuyên đi cầu ra máu tươi. Vậy bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi là băn khoăn của nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn bạn nhé. Mục lụcNguyên tắc ăn uống cho người bệnh trĩNgười bệnh trĩ nên ăn gìThực phẩm chứa chất xơThực phẩm giúp nhuận tràngThực phẩm giàu chất sắtThực phẩm có men probioticUống nước đầy đủThực phẩm người bệnh trĩ nên kiêngThực phẩm có ít chất xơTránh ăn quá mặnĐồ ăn chua, cay, nóng gây kích thích niêm mạc dạ dày, ruộtBia, rượu, nước ngọt có gas, thuốc láĐồ ăn nhiều dầu mỡKết hợp chế độ ăn uống, tập luyện nghỉ ngơi giúp bệnh chóng khỏiMột số cách giảm đau khi bị trĩ hiệu quả Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh trĩ Bệnh trĩ nếu ở mức độ nhẹ có thể điều trị bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống bệnh có thể tự khỏi mà không cần dùng đến thuốc. Sau đây là nguyên tắc ăn uống mà người bệnh trĩ cần biết: Ăn nhiều rau quả tươi và chất xơ tránh táo bón. Uống nhiều nước Bổ sung thực phẩm có chứa sắt nhằm chống thiếu máu khi bệnh nhân đi ngoài chảy máu nhiều. Không ăn các chất kích thích, chua, cay, nóng. Không rượu bia, thuốc lá. ☛ Tham khảo thêm tại:  Thực đơn hàng ngày cho người bệnh trĩ ngon, bổ dưỡng Người bệnh trĩ nên ăn gì Hãy “Ăn nhiều chất xơ hơn.” “Uống nhiều nước hơn.” Đó là lời khuyên mà các chuyên gia khuyến cáo cho người bệnh trĩ, và nó thật sự có ý nghĩa quan trọng trong hỗ trợ điều trị và phòng tái phát căn bệnh này. Vậy người bệnh trĩ nên ăn gì? Thực phẩm chứa chất xơ Chất xơ có 2 loại: Chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Hiểu hơn về chất xơ bạn sẽ thấy được việc ăn những thực phẩm có chất xơ sẽ tốt cho hệ tiêu hóa của bạn như thế nào. Chất xơ hòa tan khi có mặt của nước, nó sẽ hấp thụ nước và trở thành dạng gel trong hệ tiêu hóa của chúng ta. Chúng có tác dụng làm mềm phân, chống táo bón, giúp người bệnh dễ dàng đi đại tiện hơn. Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan mà chúng ta thường gặp như: họ nhà đậu (đậu cove, đậu đen, đậu đỏ…), lúa mạch, yến mạch, các loại rau củ quả tươi… Bên cạnh đó chất xơ hòa tan còn giúp tăng đáng kể vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Chất xơ không hòa tan là loại chất xơ không hòa tan được trong nước. Nó có trong các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại trái cây và rau củ quả xanh. Chất xơ này có tác dụng giúp tăng khối lượng phân trong đường tiêu hóa, giúp cho bạn đại tiện thường xuyên hơn và phòng ngừa táo bón hiệu quả. Tuy nhiên nếu ăn một lượng lớn chúng có thể gây đầy bụng, chướng hơi, khó chịu cho hệ tiêu hóa. Thực phẩm giúp nhuận tràng Nếu bạn đang cảm thấy khó đi đại tiện, kết hợp thêm chế độ sinh hoạt phải ngồi nhiều, ít vận động, hãy sử dụng ngay những thực phẩm giúp nhuận tràng tự nhiên sau đây nhé: Các loại rau có tính nhớt như: rau khoai lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá…đây là những loại rau cứu cánh cho bệnh trĩ. Nên dùng nấu canh thường xuyên, chúng rất tốt cho người bệnh trĩ hoặc những người hay bị táo bón. Khoai lang cũng là một trong những thực phẩm được nghĩ tới đầu tiên, chúng có chứa hàm lượng chất xơ tương đối cao chính vì vậy mà có tác dụng nhuận tràng rất tốt. Táo hoặc giấm táo: trong thành phần của giấm táo có chứa pectin gây kích thích ruột, giúp bạn đi đại tiện dễ dàng hơn. Lô hội: Lô hội được biết đến công dụng giúp làm đẹp da, tạo độ ẩm cho da. Nhưng bạn quên mất rằng trong lô hội có chứa anthraquinon có tác dụng như một thực phẩm giúp nhuận tràng. Hãy thử dùng lô hội bạn sẽ thấy sự khác biệt. Ngoài ra một số loại rau có màu xanh đậm như: súp lơ, rau cải xoăn… có chứa nhiều magie, hoạt chất này có tác dụng làm mềm phân tự nhiên. Hiện nay người ra đã dùng hoạt chất này để tạo ra các thuốc để điều trị táo bón. Thực phẩm giàu chất sắt Khi bị táo bón, triệu chứng thường gặp đầu tiên đó là chảy máu tươi. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và liên tục, bệnh nhân có nguy cơ bị thiếu máu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Chính vì vậy những bệnh nhân mắc bệnh trĩ cần bổ sung thêm các thực phẩm có chứa nhiều chất sắt tự nhiên như: Thịt bò, rau muống, gan, cá, … Lưu ý, bệnh nhân không nên tự ý bổ sung sắt dạng thuốc hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe vì sắt có thể gây táo bón nếu uống không đúng liều lượng và chỉ định. Từ đó làm nặng thêm tình trạng của bệnh trĩ. Hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Thực phẩm có men probiotic Các thực phẩm có chứa men probiotic tự nhiên giúp tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa, việc đi đại tiện cũng sẽ dễ dàng hơn. Một số thực phẩm nên ăn như: sữa chua, Kefir, một số loại phô mai được lên men, sữa chua uống lên men tự nhiên… Uống nước đầy đủ Uống đủ nước là thói quen tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người bệnh trĩ. Nước có tác dụng làm mềm phân, bệnh nhân dễ đi cầu hơn. Ở những người táo bón, lượng nước trong trực tràng bị tái hấp thu liên tục khiến cho phân cứng, khó đi. Khi uống đủ nước và tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ sẽ giúp việc đại tiện dễ dàng hơn bao giờ hết. Bệnh nhân nên uống từ 1,5 lít đến 2 lít  mỗi ngày, vừa thanh lọc cơ thể, vừa tốt cho sức khỏe, lại giúp chống táo bón. ☛ Tham khảo thêm tại: Top 15 loại thức ăn tốt cho người bệnh trĩ Thực phẩm người bệnh trĩ nên kiêng Ngoài những thực phẩm nên ăn thì người bệnh trĩ cũng cần hạn chế ăn những thực phẩm dưới đây để tránh nguy cơ làm nặng hơn tình trạng táo bón. Thực phẩm có ít chất xơ Một số loại thực phẩm có ít chất xơ như: xôi, bánh mì trắng, sữa, đồ ăn nhanh như gà rán, xúc xích, khoai tây chiên,… chúng có thể gây ra hoặc làm cho tình trạng táo bón trở nên tồi tệ hơn, vì vậy tốt nhất bạn nên hạn chế ăn bao nhiêu sẽ tốt cho bạn bấy nhiêu.. Tránh ăn quá mặn Muối quá nhiều sẽ gây hại sức khỏe. Đây là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về thận, huyết áp cao… đồng thời muối có thể dẫn đến cơ thể bạn bị giữ nước, gây áp lực nhiều hơn lên các mạch máu của bạn. Điều đó bao gồm các tĩnh mạch ở trực tràng của bạn gây ra bệnh trĩ. Hãy thực hiện chế độ ăn nhạt để giữ sức khỏe. Đồ ăn chua, cay, nóng gây kích thích niêm mạc dạ dày, ruột Các đồ ăn nhiều gia vị, đồ chua, cay nóng như: Ớt, dấm, riềng, mẻ, dưa chua… nếu ăn nhiều rất dễ gây kích thích niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và táo bón. Hãy hạn chế ăn chúng hoặc nếu lỡ ăn thì cần ăn kết hợp với rau của quả xanh và uống thật nhiều nước. Bia, rượu, nước ngọt có gas, thuốc lá Đây được coi là những chất kích thích, đồng thời gây độc cho cơ thể. Khi chúng được nạp vào cơ thể sẽ gây những phản ứng có hại cho tim, phổi, thận, thần kinh… đồng thời gây tăng áp lực cho dạ dày ruột, khiến chúng phải làm việc cật lực hơn. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bệnh trĩ có uống bia được không, cần lưu ý điều gì? Ảnh hưởng không tốt đến toàn bộ hệ tiêu hóa, làm nặng hơn bệnh trĩ. Những người đang có bệnh trĩ, khi dùng bia, rượu, hay các chất kích thích thường bị tái phát trở lại nhanh chóng. Đồ ăn nhiều dầu mỡ Lipid rất khó tiêu hóa, thông thường thời gian để tiêu hóa mỡ dài hơn rất nhiều so với thời gian tiêu hóa đạm và tinh bột. Chúng dễ gây táo bón, khó tiêu. ☛ Tham khảo thêm tại: Bị trĩ có cần kiêng ăn rau muống không? – Lời khuyên dành cho bạn Kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện nghỉ ngơi giúp bệnh chóng khỏi Nguyên tắc điều trị bệnh trĩ ngoài việc sử dụng thuốc thì việc thay đổi lối sống cực kỳ quan trọng, góp phần không nhỏ trong hiệu quả điều trị và phòng ngừa tái phát. Ngoài việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học như trên, bệnh nhân cũng cần chú ý về nếp sinh hoạt, vệ sinh cơ thể: Tránh lao động thường xuyên ở tư thế ngồi hay đứng quá lâu để tránh tăng áp lực vùng hậu môn, trực tràng. Tập luyện thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định: tránh nhịn đại tiện khiến phân cứng, khó đi. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên: giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và tăng nhu động ruột. Vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đi vệ sinh Người bệnh thường xuyên có thói quen vệ sinh hậu môn bằng giấy thông thường, điều này không tốt vì thực tế các búi trĩ bản chất là các tĩnh mạch có thể đang bị sưng, viêm, nếu dùng giấy vừa thô vừa giáp càng khiến bệnh trầm trọng. Nên dùng nước sạch rửa và khăn hoặc bông mềm lau khô nhẹ nhàng. Ngoài ra bệnh nhân có thể vệ sinh đều đặn ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ cũng giúp giảm viêm, phòng nhiễm trùng. Một số cách giảm đau khi bị trĩ hiệu quả Chườm đá: Khi đang bị viêm, bạn có thể dùng ngày 1 túi nước đá chườm vào hậu môn, giúp giảm sưng, giảm đau rát hiệu quả. Ngâm hậu môn trong nước muối ấm pha loãng: Việc ngâm hậu môn trong nước muối ấm pha loãng có tác dụng sát trùng, chống viêm nhiễm, tạo cảm giác dễ chịu khi đang bị đau rát. Sử dụng kem bôi trĩ để giảm đau, kháng viêm. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại kem bôi trĩ có thành phần thảo dược an toàn giúp giảm đau, giảm sưng viêm tại chỗ nhanh chóng, tiện lợi. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ về các loại kem bôi này. Trên thị trường hiện nay có một sản phẩm được đông đảo người dùng lựa chọn cũng như nhận được những đánh giá tích cực từ các chuyên gia y tế và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Cotripro sẽ giúp chấm dứt tình trạng chảy máu do bệnh Trĩ hay nứt kẽ hậu môn nhanh chóng chỉ sau khoảng 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp Trĩ sa, Trĩ lâu năm thì nên kiên trì dùng đều đặn từ 1-2 tháng (3-6 tuýp) để búi Trĩ co dần lên. Với các thành phần thảo dược: Cúc tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm Lá lốt tiêu diệt vi khuẩn, hết sưng đau Đặc biệt Sesquiterpen trong Ngải cứu giúp co mạch, cầm máu từ đó săn se búi trĩ, tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát. Ưu điểm gel bôi trĩ CotriPro Hiệu quả nhanh: Gel bôi thấm trực tiếp vào búi trĩ nên tạo ra tác dụng nhanh chóng, làm giảm triệu chứng của bệnh và giúp co búi trĩ hiệu quả. An toàn: Cotripro Gel chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, dạng bôi tác dụng tại chỗ nên an toàn và không gây tác dụng toàn thân. Đây là một trong số ít sản phẩm dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú. Tiện dụng: Trong mỗi hộp sản phẩm đều có túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi vào phía trong hậu môn trong các trường hợp trĩ nội, đảm bảo an toàn và vệ sinh. Cotripro còn có dạng viên uống tiện dụng. Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa  các nguy cơ tái phát. Đây chắc chắn là một sản phẩm an toàn, hiệu quả cao mà những người mắc bệnh trĩ, và có nguy cơ mắc bệnh trĩ không thể bỏ qua. Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo thêm một số cách chữa trĩ dân gian giúp bệnh mau khỏi trong bài viết: Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian an toàn, hiệu quả Lời kết Vậy là qua bài viết trên bạn đã giải đáp được băn khoăn về vấn đề bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi. Như vậy, việc thực hiện chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt cho những người bị bệnh trĩ góp phần quan trọng trong điều trị bệnh. Tuy nhiên khi thấy bệnh ở mức độ nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt, lao động, bạn cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng về sau. Tài liệu tham khảo: https://www.webmd.com/digestive-disorders/best-worst-foods-hemorrhoids/#1 Chia sẻ

anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...