Phân loại và nhận biết các cấp độ của bệnh trĩ cụ thể

Bệnh trĩ là một bệnh có sự tiến triển với nhiều cấp độ và thời kì khác nhau, kèm theo đó là mức độ tổn thương tại hậu môn cùng với ảnh hưởng đến sức khỏe là khác nhau. Nếu như bạn cũng đang gặp phải căn bệnh khó chịu này và muốn biết thêm nhiều thông tin về phân loại và nhận biết các cấp độ của bệnh trĩ thì bài viết này dành cho bạn!

Nhận biết được các dấu hiệu của bệnh, thể bệnh và mức độ mình đang gặp phải sẽ giúp bạn sớm tìm được giải pháp phù hợp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Bệnh trĩ và nguyên nhân gây bệnh

Trước tiên, chúng ta cần hiểu búi trĩ là gì?

Theo y học, ở lớp dưới niêm mạc hậu môn, hệ thống tĩnh mạch phát triển thông nhau dạng túi, gọi tắt là búi trĩ. Tùy theo vị trí cụ thể của búi trĩ mà phân ra thành búi trĩ nội và búi trĩ ngoại, một người khỏe mạnh bình thường đều có đầy đủ các thành phần này ở hậu môn.

Bệnh trĩ mà chúng ta vẫn nói đến là hiện tượng giãn và căng phồng quá mức của các búi trĩ, lâu ngày khiến cho máu tĩnh mạch bị ứ đọng, thành tĩnh mạch giãn mỏng, búi trĩ sẽ to dần theo thời gian nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh trĩ và nguyên nhân gây bệnh 1
Trĩ nội và trĩ ngoại được phân loại dựa trên vị trí xuất hiện so với đường lược

Về cơ bản, trĩ là một trong những bệnh lành tính, hay gặp ở vùng hậu môn. Dù đã được mô tả từ lâu nhưng nguyên nhân chính xác gây nên bệnh trĩ vẫn đang là một vấn đề chưa biết một cách đầy đủ. Các chuyên gia đề cập đến một số nguyên nhân sau:

  • Táo bón

Theo các chuyên gia hậu môn trực tràng, táo bón kéo dài là thủ phạm hàng đầu gây nên bệnh trĩ.

Về bản chất, khi bị táo bón lâu ngày, phân ở lâu trong trực tràng bị khô cứng lại, khiến bạn cảm giác khó đi đại tiện.

Nếu tình trạng này liên tục và kéo dài, chúng ta phải thường xuyên rặn khi đi đại tiện làm cho áp lực ổ bụng tăng lên và chèn ép hệ thống búi trĩ khiến máu bị ứ đọng lại, các búi trĩ giãn ra và bệnh trĩ hình thành.

  • Chế độ ăn

Một chế độ ăn không hợp lý cũng là nguyên nhân gián tiếp gây nên bệnh trĩ. Nếu bạn thuộc tuýp người “lười” ăn rau xanh, các loại củ quả hay trái cây thì nguy cơ dẫn đến táo bón là rất cao, mà táo bón lại là thủ phạm chính gây nên bệnh trĩ.

Vì vậy nếu không duy trì một chế độ ăn không hợp lý trong một thời gian dài, bệnh trĩ sẽ tìm đến bạn.

Ngoài ra, bạn cũng cần tránh sử dụng rượu bia, các chất kích thích,… là những yếu tố thuận lợi làm thúc đẩy sự phát triển của bệnh. Uống đủ 2 lít nước một ngày cũng là điều quan trọng.

  • Thói quen sinh hoạt

Người ngồi nhiều, ít vận động đăc biệt là nhân viên văn phòng hoặc nghề nghiệp phải thường xuyên mang vác nặng cũng là những thủ phạm âm thầm hình thành nên bệnh trĩ

Có riêng cho mình một chế độ sinh hoạt phù hợp là một trong những cách đơn giản nhất giúp bạn tránh khỏi những phiền toái do bệnh trĩ gây ra.

  • Tuổi cao

Theo nhiều nghiên cứ thống kê thì tuổi >50 nguy cơ bị bệnh trĩ lên đến 50%. Để giải thích cho tình trạng này, các chuyên gia cho rằng, ở độ tuổi này, chức năng co bóp, bài tiết của ruột giảm đi làm cho chức năng đại tiện bị rối loạn.

Kết hợp với sự suy yếu của hệ thống tĩnh mạch trực tràng – hậu môn, hệ thống cơ thắt, dây chằng, là những yếu tố thuận lợi hình thành nên bệnh trĩ.

Ngoài ra, sự hạn chế vận động, ngồi lâu, nằm nhiều,…thúc đẩy sự phát triển của bệnh ở những người cao tuổi.

  • Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, một số nguyên nhân làm cản trở tuần hoàn vùng chậu hông như: u trực tràng, u cơ quan sinh dục, phụ nữ có thai, béo phì,…cũng có thể gây nên bệnh trĩ mà bạn đang gặp phải.

Các cấp độ của bệnh trĩ và dấu hiệu nhận biết

Phân loại bệnh trĩ

Trên thực tế có rất nhiều cách phân loại bệnh trĩ, nhưng để đơn giản và dễ hiểu nhất, chúng ta phân trĩ làm 3 loại dựa vào vị trí tổn thương của búi trĩ

  • Trĩ nội: chân búi trĩ xuất phát từ phía trong lòng ống hậu môn, trên đường răng lược, bao bọc xung quanh búi trĩ là niêm mạc ống hậu môn, chỉ quan sát được qua hình ảnh nội soi.
  • Trĩ ngoại: chân búi trĩ xuất phát từ ngoài ống hậu môn, dưới đường răng lược, bao bọc xung quanh là da của rìa ống hậu môn, có thể quan sát được bằng mắt thường
  • Trĩ hỗn hợp: là sự kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại, biểu hiện tình trạng nặng của bệnh trĩ. Sự hình thành búi trĩ hỗn hợp là do búi trĩ nội sa khỏi ống hậu môn kết hợp với búi trĩ ngoại nằm rìa ống hậu môn tạo nên búi trĩ hỗn hợp kéo dài từ niêm mạc ống hậu môn đến rìa ống hậu môn.

Các cấp độ của trĩ nội và dấu hiệu nhận biết

Tùy theo mức độ sa giãn nhiều hay ít mà trĩ nội được chia thành 4 độ:

Độ 1: là búi trĩ mới hình thành, vẫn còn nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.

Triệu chứng thường không điển hình, ở giai đoạn này người bệnh chỉ cảm thấy ngứa rát nhẹ vùng hậu môn hoặc đau rát sau khi đi đại tiện. Một số trường hợp đi ngoài phân máu nhưng không rõ ràng, chỉ thấy ít máu lẫn trong phân hoặc phát hiện khi thấm giấy vệ sinh.

Các cấp độ của trĩ nội và dấu hiệu nhận biết 1
Búi trĩ mới hình thành, vẫn còn nằm hoàn toàn trong ống hậu môn

Hình ảnh nội soi cho thấy niêm mạc trực tràng dưới xuất hiện các nốt sần với kích thước khác nhau, mềm và đỏ, rất dễ nhầm lẫn với các bênh khác.

Độ 2: búi trĩ phát triển với kích thước to hơn nên có thể sa ra ngoài khi rặn hoặc khi đi đại tiện, nhưng tự co vào được mà không cần phải can thiệp.

Ở giai đoạn này, bệnh nhân ngứa, đau rát hậu môn thường xuyên với mức độ nặng hơn, đại tiện ra máu rõ. Đây là giai đoạn khiến người bệnh phải bận tâm đến các triệu chứng bất thường này.

Các cấp độ của trĩ nội và dấu hiệu nhận biết 2
Búi trĩ phát triển với kích thước to hơn nên có thể sa ra ngoài khi rặn hoặc khi đi đại tiện, nhưng tự co vào được mà không cần phải can thiệp.

Trên nội soi thấy hình ảnh niêm mạc hậu môn dày nề đỏ, búi trĩ tím và có dấu hiệu tiết dịch.

Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên không chỉ là khi rặn và khi đại tiện, không thể tự co lại khiến bệnh nhân phải dùng tay đẩy vào để búi trĩ trở về vị trí cũ.

Kích thước búi trĩ to, tiết dịch nhiều khiến hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, người bệnh đau rát, ngứa ngáy và khó chịu hơn rất nhiều. Đại tiện phân máu thường xuyên, máu chảy thành giọt, đỏ tươi, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh.

Các cấp độ của trĩ nội và dấu hiệu nhận biết 3
Trĩ nội độ 3 và 4 đều là những cấp độ bệnh rất nặng

Độ 4: là cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ nội. Ở giai đoạn này, búi trĩ đã hoàn toàn sa ra ngoài, dùng tay đẩy vào trong cũng không có tác dụng. Búi trĩ sưng căng phồng, máu tĩnh mạch bị ứ lại, không còn hiện tượng đại tiện phân máu.

Thay vào đó, sự tiết dịch nhầy từ búi trĩ khiến bệnh nhân luôn trong tình trạng hậu môn ẩm ướt, nhầy dính, dẫn đến viêm loét nặng nề, thậm chí hoại tử búi trĩ gây đau đớn vô cùng.

Các cấp độ của trĩ ngoại và dấu hiệu nhận biết

Thường không chia các cấp độ như trĩ nội, trĩ ngoại được một số tác giả chia làm 4 thời kỳ dựa vào sự tiến triển của các triệu chứng như sau:

Thời kỳ 1: là giai đoạn mới hình thành nên các triệu chứng của bệnh còn nghèo nàn. Người bệnh thấy hơi cộm nhẹ hoặc ngứa nhẹ vùng hậu môn, đôi khi các triệu chứng này không có khiến người bệnh không để ý.

Các cấp độ của trĩ ngoại và dấu hiệu nhận biết 1
Hình ảnh trĩ ngoại độ 1 búi trĩ còn nhỏ

Thời kỳ 2: người bệnh phát hiện thấy búi trĩ ở ngoài hậu môn. Ngoài cam giác cộm và ngứa rát, bệnh nhân thấy đau khi đi đại tiện, cảm giác khó chịu tăng lên. Ở thời kỳ này, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm rất dễ xảy ra.

Các cấp độ của trĩ ngoại và dấu hiệu nhận biết 2
Hình ảnh trĩ ngoại độ 2

Thời kỳ 3: búi trĩ phát triển to dẫn đến tắc nghẹt, bệnh nhân đại tiện ra máu, thường xuyên cảm thấy đau đớn khi đi đại tiện, ảnh hưởng đến cuộc sống. Trường hợp nặng có thể nứt kẽ hoặc rách hậu môn kèm theo làm nặng lên tình trạng bệnh.

Các cấp độ của trĩ ngoại và dấu hiệu nhận biết 3
Trĩ ngoại độ 3 với búi trĩ giãn phồng

Thời kỳ 4: bước sang thời kỳ này, tất cả các triệu chứng nặng lên, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người bệnh. Búi trĩ to lên trông thấy, sưng tím ngứa ngáy vướng víu vô cùng, bệnh nhân khó chịu và bắt buộc phải tìm đến bác sĩ.

Các cấp độ của trĩ ngoại và dấu hiệu nhận biết 4
Mô phỏng trĩ ngoại độ 4

Đối với trĩ hỗn hợp

Như bạn đã biết, trĩ hỗn hợp là giai đoạn nặng nhất của bệnh và là sự phối hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại.

Vì vậy, trĩ hỗn hợp không có cấp độ để phân biệt mà chúng ta cần nhận định rằng khi đã bị trĩ hỗn hợp tức là đang ở giai đoạn nặng nhất, cần được điều trị triệt để và kịp thời.

Đối với trĩ hỗn hợp 1
Trĩ hỗn hợp bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại

Bạn nên làm gì khi bị bệnh trĩ?

Khi bạn có các dấu hiệu kể trên, khả năng cao rằng bạn đang bị bệnh trĩ. Cũng không nên quá lo lắng vì trĩ là một căn bệnh lành tính và tỉ lệ gặp khá cao, ít gây nguy hiểm đến tính mạng.

Một phần do sự kín đáo của các triệu chứng khiến người bệnh không để ý đến khiến cho sự phát hiện của bệnh trĩ thường ở các giai đoạn muộn. Đây là nguyên nhân khiến quá trình điều trị bệnh trĩ gặp phải không ít khó khăn, tỉ lệ tái phát cao, khó có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Vậy chúng ta cần làm gì khi phát hiện mình bị bệnh trĩ? Có thể thấy các nguyên nhân của bệnh trĩ thường xuất phát từ chính các thói quen hàng ngày của chúng ta, vì vậy, xây dựng một lối sống lành mạnh giúp cải thiện bệnh trĩ hiệu quả, cụ thể:

Thay đổi chế độ ăn hợp lý

Một chế độ ăn giàu chất xơ, ít đường bột và các chất kích thích, bổ sung ít nhất 2l nước/ ngày là những việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh mà không cần nhờ sự can thiệp của bất kỳ phương pháp nào.

Các thực phẩm giàu chất xơ: rau xanh, củ quả, khoai lang, … giúp phân được tống ra ngoài, tránh táo bón.

Thay đổi chế độ ăn hợp lý 1
Chế độ ăn giàu chất xơ giúp phòng ngừa táo bón

Một số loại thực phẩm giúp nhuận tràng như: rau khoai lang, rau dền, rau mồng tơi, chuối, cam quýt… vô cùng dễ kiếm.

Các thực phẩm nên tránh: rượu, bia, nước ngọt có gas, đồ cay nóng,… không tốt cho hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến thói quen đại tiện.

 Xây dựng thói quen tốt

  • Đi vệ sinh đều đặn vào một khung giờ nhất định trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng, hạn chế hiệu quả nguy cơ táo bón, làm nặng thêm tình trạng bệnh.
  • Rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh: Sau khi đi vệ sinh, người bệnh trĩ cần được vệ sinh hậu môn sạch sẽ hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Không nên sử dụng giấy vệ sinh thông thường vì các loại giấy này thường thô ráp, làm tổn thương hậu môn, búi trĩ. Tốt nhất là dùng khăn bông mềm lau nhẹ nhàng, không gãi tránh gây sây sát dễ gây viêm nhiễm làm bệnh trĩ trở nên nặng hơn
  • Nên ngồi xổm khi đi vệ sinh: là tư thế tự nhiên thoải mái nhất giúp nhu động ruột nhịp nhàng và nhanh hơn, hạn chế tối đa tình trạng táo bón, cải thiện tình trạng bệnh trĩ.
 Xây dựng thói quen tốt 1
Thói quen đại tiện có thể hình thành nên bệnh trĩ

Giảm đau rát, khó chịu do bệnh trĩ

Ngâm hậu môn trong nước ấm: là giải pháp hiệu quả và vô cùng đơn giản giúp giảm sưng nề đau rát hậu môn, giúp người bệnh trĩ cảm thấy thoải mái và thư giãn.

Trung bình 2 lần/ ngày, pha nước ấm với một chút muối vừa phải, không nên pha quá nhiều có thể làm bệnh nhân xót và nhiễm trùng hậu môn đang tổn thương. Muối có tác dụng sát trùng, nước ấm giảm sưng nề đau rát, mang lại cảm giác dễ chịu.

Giảm đau rát, khó chịu do bệnh trĩ 1
Rửa hậu môn với nước muối loãng ấm, chườm đá để giảm đau do trĩ

Chườm đá: cũng là một phương pháp tương đối dễ làm giúp giảm sưng đau cho người bệnh trĩ. Dùng túi đá chườm nhiều lần vào vùng xung quanh hậu môn, lặp lại nhiều lần trong  ngày để thấy hiệu quả.

Dùng kem bôi trĩ: sử dụng phối hợp với các phương pháp trên mang lại hiệu quả rõ rệt. Kem có tác dụng giảm đau rát sưng nề, chống viêm, chống nhiễm khuẩn ở tổn thương trĩ.

Nếu thử tất cả các phương pháp trên mà vẫn không cải thiện, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư  vấn chính xác và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời tránh những biến chứng không đáng có.

Lời kết

Có thể nói, trĩ là một trong những bệnh phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có xu hướng trẻ hóa trong thời gian gần đây. Việc phát hiện trĩ ở giai đoạn sớm ảnh hướng rất lớn đến kết quả điều trị và mức dộ tái phát của bệnh.

Vì vậy, nắm được phân độ trĩ với các dấu hiệu khác nhau của từng cấp độ là điều vô cùng cần thiết. Mong rằng bài viết giúp bạn hiểu thêm về bệnh trĩ và các cấp độ của bệnh.

Tài liệu tham khảo:

  • Bệnh học nội khoa – ĐH Y Hà Nội tập 2: https://drive.google.com/file/d/185U-hCwuhLAGluvWWiaNPhe4VwILSHvM/view
  • https://www.medscape.com/answers/775407-182241/how-are-internal-hemorrhoids-graded
  • https://www.hemorrhoidinformationcenter.com/hemorrhoid-treatment/
Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Phân loại và nhận biết các cấp độ của bệnh trĩ cụ thể

Bệnh trĩ là một bệnh có sự tiến triển với nhiều cấp độ và thời kì khác nhau, kèm theo đó là mức độ tổn thương tại hậu môn cùng với ảnh hưởng đến sức khỏe là khác nhau. Nếu như bạn cũng đang gặp phải căn bệnh khó chịu này và muốn biết thêm nhiều thông tin về phân loại và nhận biết các cấp độ của bệnh trĩ thì bài viết này dành cho bạn!

Nhận biết được các dấu hiệu của bệnh, thể bệnh và mức độ mình đang gặp phải sẽ giúp bạn sớm tìm được giải pháp phù hợp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Bệnh trĩ và nguyên nhân gây bệnh

Trước tiên, chúng ta cần hiểu búi trĩ là gì?

Theo y học, ở lớp dưới niêm mạc hậu môn, hệ thống tĩnh mạch phát triển thông nhau dạng túi, gọi tắt là búi trĩ. Tùy theo vị trí cụ thể của búi trĩ mà phân ra thành búi trĩ nội và búi trĩ ngoại, một người khỏe mạnh bình thường đều có đầy đủ các thành phần này ở hậu môn.

Bệnh trĩ mà chúng ta vẫn nói đến là hiện tượng giãn và căng phồng quá mức của các búi trĩ, lâu ngày khiến cho máu tĩnh mạch bị ứ đọng, thành tĩnh mạch giãn mỏng, búi trĩ sẽ to dần theo thời gian nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh trĩ và nguyên nhân gây bệnh 1
Trĩ nội và trĩ ngoại được phân loại dựa trên vị trí xuất hiện so với đường lược

Về cơ bản, trĩ là một trong những bệnh lành tính, hay gặp ở vùng hậu môn. Dù đã được mô tả từ lâu nhưng nguyên nhân chính xác gây nên bệnh trĩ vẫn đang là một vấn đề chưa biết một cách đầy đủ. Các chuyên gia đề cập đến một số nguyên nhân sau:

  • Táo bón

Theo các chuyên gia hậu môn trực tràng, táo bón kéo dài là thủ phạm hàng đầu gây nên bệnh trĩ.

Về bản chất, khi bị táo bón lâu ngày, phân ở lâu trong trực tràng bị khô cứng lại, khiến bạn cảm giác khó đi đại tiện.

Nếu tình trạng này liên tục và kéo dài, chúng ta phải thường xuyên rặn khi đi đại tiện làm cho áp lực ổ bụng tăng lên và chèn ép hệ thống búi trĩ khiến máu bị ứ đọng lại, các búi trĩ giãn ra và bệnh trĩ hình thành.

  • Chế độ ăn

Một chế độ ăn không hợp lý cũng là nguyên nhân gián tiếp gây nên bệnh trĩ. Nếu bạn thuộc tuýp người “lười” ăn rau xanh, các loại củ quả hay trái cây thì nguy cơ dẫn đến táo bón là rất cao, mà táo bón lại là thủ phạm chính gây nên bệnh trĩ.

Vì vậy nếu không duy trì một chế độ ăn không hợp lý trong một thời gian dài, bệnh trĩ sẽ tìm đến bạn.

Ngoài ra, bạn cũng cần tránh sử dụng rượu bia, các chất kích thích,… là những yếu tố thuận lợi làm thúc đẩy sự phát triển của bệnh. Uống đủ 2 lít nước một ngày cũng là điều quan trọng.

  • Thói quen sinh hoạt

Người ngồi nhiều, ít vận động đăc biệt là nhân viên văn phòng hoặc nghề nghiệp phải thường xuyên mang vác nặng cũng là những thủ phạm âm thầm hình thành nên bệnh trĩ

Có riêng cho mình một chế độ sinh hoạt phù hợp là một trong những cách đơn giản nhất giúp bạn tránh khỏi những phiền toái do bệnh trĩ gây ra.

  • Tuổi cao

Theo nhiều nghiên cứ thống kê thì tuổi >50 nguy cơ bị bệnh trĩ lên đến 50%. Để giải thích cho tình trạng này, các chuyên gia cho rằng, ở độ tuổi này, chức năng co bóp, bài tiết của ruột giảm đi làm cho chức năng đại tiện bị rối loạn.

Kết hợp với sự suy yếu của hệ thống tĩnh mạch trực tràng – hậu môn, hệ thống cơ thắt, dây chằng, là những yếu tố thuận lợi hình thành nên bệnh trĩ.

Ngoài ra, sự hạn chế vận động, ngồi lâu, nằm nhiều,…thúc đẩy sự phát triển của bệnh ở những người cao tuổi.

  • Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, một số nguyên nhân làm cản trở tuần hoàn vùng chậu hông như: u trực tràng, u cơ quan sinh dục, phụ nữ có thai, béo phì,…cũng có thể gây nên bệnh trĩ mà bạn đang gặp phải.

Các cấp độ của bệnh trĩ và dấu hiệu nhận biết

Phân loại bệnh trĩ

Trên thực tế có rất nhiều cách phân loại bệnh trĩ, nhưng để đơn giản và dễ hiểu nhất, chúng ta phân trĩ làm 3 loại dựa vào vị trí tổn thương của búi trĩ

  • Trĩ nội: chân búi trĩ xuất phát từ phía trong lòng ống hậu môn, trên đường răng lược, bao bọc xung quanh búi trĩ là niêm mạc ống hậu môn, chỉ quan sát được qua hình ảnh nội soi.
  • Trĩ ngoại: chân búi trĩ xuất phát từ ngoài ống hậu môn, dưới đường răng lược, bao bọc xung quanh là da của rìa ống hậu môn, có thể quan sát được bằng mắt thường
  • Trĩ hỗn hợp: là sự kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại, biểu hiện tình trạng nặng của bệnh trĩ. Sự hình thành búi trĩ hỗn hợp là do búi trĩ nội sa khỏi ống hậu môn kết hợp với búi trĩ ngoại nằm rìa ống hậu môn tạo nên búi trĩ hỗn hợp kéo dài từ niêm mạc ống hậu môn đến rìa ống hậu môn.

Các cấp độ của trĩ nội và dấu hiệu nhận biết

Tùy theo mức độ sa giãn nhiều hay ít mà trĩ nội được chia thành 4 độ:

Độ 1: là búi trĩ mới hình thành, vẫn còn nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.

Triệu chứng thường không điển hình, ở giai đoạn này người bệnh chỉ cảm thấy ngứa rát nhẹ vùng hậu môn hoặc đau rát sau khi đi đại tiện. Một số trường hợp đi ngoài phân máu nhưng không rõ ràng, chỉ thấy ít máu lẫn trong phân hoặc phát hiện khi thấm giấy vệ sinh.

Các cấp độ của trĩ nội và dấu hiệu nhận biết 1
Búi trĩ mới hình thành, vẫn còn nằm hoàn toàn trong ống hậu môn

Hình ảnh nội soi cho thấy niêm mạc trực tràng dưới xuất hiện các nốt sần với kích thước khác nhau, mềm và đỏ, rất dễ nhầm lẫn với các bênh khác.

Độ 2: búi trĩ phát triển với kích thước to hơn nên có thể sa ra ngoài khi rặn hoặc khi đi đại tiện, nhưng tự co vào được mà không cần phải can thiệp.

Ở giai đoạn này, bệnh nhân ngứa, đau rát hậu môn thường xuyên với mức độ nặng hơn, đại tiện ra máu rõ. Đây là giai đoạn khiến người bệnh phải bận tâm đến các triệu chứng bất thường này.

Các cấp độ của trĩ nội và dấu hiệu nhận biết 2
Búi trĩ phát triển với kích thước to hơn nên có thể sa ra ngoài khi rặn hoặc khi đi đại tiện, nhưng tự co vào được mà không cần phải can thiệp.

Trên nội soi thấy hình ảnh niêm mạc hậu môn dày nề đỏ, búi trĩ tím và có dấu hiệu tiết dịch.

Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên không chỉ là khi rặn và khi đại tiện, không thể tự co lại khiến bệnh nhân phải dùng tay đẩy vào để búi trĩ trở về vị trí cũ.

Kích thước búi trĩ to, tiết dịch nhiều khiến hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, người bệnh đau rát, ngứa ngáy và khó chịu hơn rất nhiều. Đại tiện phân máu thường xuyên, máu chảy thành giọt, đỏ tươi, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh.

Các cấp độ của trĩ nội và dấu hiệu nhận biết 3
Trĩ nội độ 3 và 4 đều là những cấp độ bệnh rất nặng

Độ 4: là cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ nội. Ở giai đoạn này, búi trĩ đã hoàn toàn sa ra ngoài, dùng tay đẩy vào trong cũng không có tác dụng. Búi trĩ sưng căng phồng, máu tĩnh mạch bị ứ lại, không còn hiện tượng đại tiện phân máu.

Thay vào đó, sự tiết dịch nhầy từ búi trĩ khiến bệnh nhân luôn trong tình trạng hậu môn ẩm ướt, nhầy dính, dẫn đến viêm loét nặng nề, thậm chí hoại tử búi trĩ gây đau đớn vô cùng.

Các cấp độ của trĩ ngoại và dấu hiệu nhận biết

Thường không chia các cấp độ như trĩ nội, trĩ ngoại được một số tác giả chia làm 4 thời kỳ dựa vào sự tiến triển của các triệu chứng như sau:

Thời kỳ 1: là giai đoạn mới hình thành nên các triệu chứng của bệnh còn nghèo nàn. Người bệnh thấy hơi cộm nhẹ hoặc ngứa nhẹ vùng hậu môn, đôi khi các triệu chứng này không có khiến người bệnh không để ý.

Các cấp độ của trĩ ngoại và dấu hiệu nhận biết 1
Hình ảnh trĩ ngoại độ 1 búi trĩ còn nhỏ

Thời kỳ 2: người bệnh phát hiện thấy búi trĩ ở ngoài hậu môn. Ngoài cam giác cộm và ngứa rát, bệnh nhân thấy đau khi đi đại tiện, cảm giác khó chịu tăng lên. Ở thời kỳ này, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm rất dễ xảy ra.

Các cấp độ của trĩ ngoại và dấu hiệu nhận biết 2
Hình ảnh trĩ ngoại độ 2

Thời kỳ 3: búi trĩ phát triển to dẫn đến tắc nghẹt, bệnh nhân đại tiện ra máu, thường xuyên cảm thấy đau đớn khi đi đại tiện, ảnh hưởng đến cuộc sống. Trường hợp nặng có thể nứt kẽ hoặc rách hậu môn kèm theo làm nặng lên tình trạng bệnh.

Các cấp độ của trĩ ngoại và dấu hiệu nhận biết 3
Trĩ ngoại độ 3 với búi trĩ giãn phồng

Thời kỳ 4: bước sang thời kỳ này, tất cả các triệu chứng nặng lên, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người bệnh. Búi trĩ to lên trông thấy, sưng tím ngứa ngáy vướng víu vô cùng, bệnh nhân khó chịu và bắt buộc phải tìm đến bác sĩ.

Các cấp độ của trĩ ngoại và dấu hiệu nhận biết 4
Mô phỏng trĩ ngoại độ 4

Đối với trĩ hỗn hợp

Như bạn đã biết, trĩ hỗn hợp là giai đoạn nặng nhất của bệnh và là sự phối hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại.

Vì vậy, trĩ hỗn hợp không có cấp độ để phân biệt mà chúng ta cần nhận định rằng khi đã bị trĩ hỗn hợp tức là đang ở giai đoạn nặng nhất, cần được điều trị triệt để và kịp thời.

Đối với trĩ hỗn hợp 1
Trĩ hỗn hợp bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại

Bạn nên làm gì khi bị bệnh trĩ?

Khi bạn có các dấu hiệu kể trên, khả năng cao rằng bạn đang bị bệnh trĩ. Cũng không nên quá lo lắng vì trĩ là một căn bệnh lành tính và tỉ lệ gặp khá cao, ít gây nguy hiểm đến tính mạng.

Một phần do sự kín đáo của các triệu chứng khiến người bệnh không để ý đến khiến cho sự phát hiện của bệnh trĩ thường ở các giai đoạn muộn. Đây là nguyên nhân khiến quá trình điều trị bệnh trĩ gặp phải không ít khó khăn, tỉ lệ tái phát cao, khó có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Vậy chúng ta cần làm gì khi phát hiện mình bị bệnh trĩ? Có thể thấy các nguyên nhân của bệnh trĩ thường xuất phát từ chính các thói quen hàng ngày của chúng ta, vì vậy, xây dựng một lối sống lành mạnh giúp cải thiện bệnh trĩ hiệu quả, cụ thể:

Thay đổi chế độ ăn hợp lý

Một chế độ ăn giàu chất xơ, ít đường bột và các chất kích thích, bổ sung ít nhất 2l nước/ ngày là những việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh mà không cần nhờ sự can thiệp của bất kỳ phương pháp nào.

Các thực phẩm giàu chất xơ: rau xanh, củ quả, khoai lang, … giúp phân được tống ra ngoài, tránh táo bón.

Thay đổi chế độ ăn hợp lý 1
Chế độ ăn giàu chất xơ giúp phòng ngừa táo bón

Một số loại thực phẩm giúp nhuận tràng như: rau khoai lang, rau dền, rau mồng tơi, chuối, cam quýt… vô cùng dễ kiếm.

Các thực phẩm nên tránh: rượu, bia, nước ngọt có gas, đồ cay nóng,… không tốt cho hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến thói quen đại tiện.

 Xây dựng thói quen tốt

  • Đi vệ sinh đều đặn vào một khung giờ nhất định trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng, hạn chế hiệu quả nguy cơ táo bón, làm nặng thêm tình trạng bệnh.
  • Rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh: Sau khi đi vệ sinh, người bệnh trĩ cần được vệ sinh hậu môn sạch sẽ hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Không nên sử dụng giấy vệ sinh thông thường vì các loại giấy này thường thô ráp, làm tổn thương hậu môn, búi trĩ. Tốt nhất là dùng khăn bông mềm lau nhẹ nhàng, không gãi tránh gây sây sát dễ gây viêm nhiễm làm bệnh trĩ trở nên nặng hơn
  • Nên ngồi xổm khi đi vệ sinh: là tư thế tự nhiên thoải mái nhất giúp nhu động ruột nhịp nhàng và nhanh hơn, hạn chế tối đa tình trạng táo bón, cải thiện tình trạng bệnh trĩ.
 Xây dựng thói quen tốt 1
Thói quen đại tiện có thể hình thành nên bệnh trĩ

Giảm đau rát, khó chịu do bệnh trĩ

Ngâm hậu môn trong nước ấm: là giải pháp hiệu quả và vô cùng đơn giản giúp giảm sưng nề đau rát hậu môn, giúp người bệnh trĩ cảm thấy thoải mái và thư giãn.

Trung bình 2 lần/ ngày, pha nước ấm với một chút muối vừa phải, không nên pha quá nhiều có thể làm bệnh nhân xót và nhiễm trùng hậu môn đang tổn thương. Muối có tác dụng sát trùng, nước ấm giảm sưng nề đau rát, mang lại cảm giác dễ chịu.

Giảm đau rát, khó chịu do bệnh trĩ 1
Rửa hậu môn với nước muối loãng ấm, chườm đá để giảm đau do trĩ

Chườm đá: cũng là một phương pháp tương đối dễ làm giúp giảm sưng đau cho người bệnh trĩ. Dùng túi đá chườm nhiều lần vào vùng xung quanh hậu môn, lặp lại nhiều lần trong  ngày để thấy hiệu quả.

Dùng kem bôi trĩ: sử dụng phối hợp với các phương pháp trên mang lại hiệu quả rõ rệt. Kem có tác dụng giảm đau rát sưng nề, chống viêm, chống nhiễm khuẩn ở tổn thương trĩ.

Nếu thử tất cả các phương pháp trên mà vẫn không cải thiện, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư  vấn chính xác và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời tránh những biến chứng không đáng có.

Lời kết

Có thể nói, trĩ là một trong những bệnh phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có xu hướng trẻ hóa trong thời gian gần đây. Việc phát hiện trĩ ở giai đoạn sớm ảnh hướng rất lớn đến kết quả điều trị và mức dộ tái phát của bệnh.

Vì vậy, nắm được phân độ trĩ với các dấu hiệu khác nhau của từng cấp độ là điều vô cùng cần thiết. Mong rằng bài viết giúp bạn hiểu thêm về bệnh trĩ và các cấp độ của bệnh.

Tài liệu tham khảo:

  • Bệnh học nội khoa – ĐH Y Hà Nội tập 2: https://drive.google.com/file/d/185U-hCwuhLAGluvWWiaNPhe4VwILSHvM/view
  • https://www.medscape.com/answers/775407-182241/how-are-internal-hemorrhoids-graded
  • https://www.hemorrhoidinformationcenter.com/hemorrhoid-treatment/
Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...