Khám trĩ là khám những gì? Khám trĩ ở đâu tốt nhất?

Bệnh trĩ là tình trạng giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ vùng hậu môn. Bệnh khá phổ biến, gặp ở 25 – 40% dân số, tỷ lệ gặp nhiều ở cả nam và nữ. Khi trĩ gây những rối loạn ảnh hưởng đến sinh hoạt và năng suất lao động của người bệnh, bệnh nhân cần tới thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Vậy khám trĩ là khám những gì? Khám trĩ ở đâu là tốt nhất? Là băn khoăn thường gặp của nhiều bệnh nhân. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé.

Bệnh trĩ khi nào cần đi khám?

Bệnh trĩ đôi khi có những biểu hiện không rõ ràng và xuất hiện tùy thời điểm, có lúc xuất hiện sau lại tự biến mất và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh, vì thế thường được bỏ qua.

Thông thường, chỉ khi xuất hiện các dấu hiệu không tự điều chỉnh được gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và quá trình lao động và làm việc thì bệnh nhân mới có xu hướng tới các cơ sở y tế để thăm khám.

Đôi khi có những bệnh nhân vì ngại mà không đi khám, tự ý đi mua thuốc tại các nhà thuốc, tới khi không thể điều trị được tại nhà mới đi khám. Vậy bệnh trĩ khi nào cần đi khám?

Khi bệnh nhân thấy xuất hiện những dấu hiệu lâm sàng sau đây, thường xuyên lặp đi lặp lại trong thời gian ngắn, hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời, tránh để bệnh nặng, khó điều trị:

Đi cầu ra máu tươi, dính phân hay chảy nhỏ giọt hay bắn thành từng tia: Đây là triệu chứng hay gặp nhất và xuất hiện sớm nhất trong bệnh trĩ do người bệnh tình cờ phát hiện khi đi đại tiện. Cần phân biệt với nứt kẽ hậu môn cũng có thể gây đi cầu ra máu hoặc bị các bệnh về đường tiêu hóa cũng có thể dẫn đến đi cầu ra máu.

Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, có thể gây đau rát: Búi trĩ, thực chất là khối tĩnh mạch hậu môn bị giãn quá mức.

Bệnh trĩ khi nào cần đi khám? 1

Hiện tượng sa búi trĩ thường xảy ra sau nhiều lần đi đại tiện ra máu, ban đầu búi trĩ thường nhỏ, tự co vào được sau khi đi đại tiện, nhưng càng về sau, búi trĩ càng phình to ra và không thể tự tụt vào hậu môn được mà bệnh nhân phải dùng tay để nhét vào.

Lâu dần nó sẽ tạo thành một cục lồi ra ở ngoài hậu môn, khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và bất tiện.

Hiện tượng sưng nề đột ngột và đau ở hậu môn: Khối trĩ rất dễ bị viêm và sưng nề ở vùng hậu môn gây ra cảm giác đau đớn.

Đau, ngứa ở vùng hậu môn: ban đầu khi mới xuất hiện bệnh nhân có thể không thấy đau. Khi búi trĩ bị viêm nhiễm, sưng nề, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau, ngứa và có cảm giác ẩm ướt do hiện tượng xuất tiết trong quá trình viêm.

Thiếu máu: Da xanh xao, niêm mạc nhợt, hay bị đau đầu, chóng mặt…Có thể gặp trong bệnh trĩ, tùy vào mức độ và thời gian bị bệnh dài hay ngắn.

Quy trình thăm khám bệnh trĩ

Khi có một trong các triệu chứng kể trên, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Vậy đi khám bệnh trĩ là bác sĩ sẽ khám như thế nào? Và khám những gì? Đây cũng là thắc mắc của khá nhiều bệnh nhân.

Thông thường quá trình thăm khám bệnh trĩ sẽ được diễn ra theo quy trình sau:

Bước 1: Hỏi bệnh, tiền sử bệnh

Đối với bất kỳ bệnh lý gì cũng vậy, trước khi thực hiện thăm khám cận lâm sàng, bác sĩ đều phải hỏi bệnh và tiền sử bệnh của bệnh nhân để tìm ra nguyên nhân và thuận tiện cho việc điều trị sau này.

Một số câu hỏi thường gặp như:

  • Tiền sử gia đình có ai bị trĩ không?
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt? Có hay ăn đồ cay nóng, chiên xào nhiều mỡ không? Có uống bia rượu, thuốc lá không?
  • Nghề nghiệp? Công việc hiện tại?
  • Mô tả rõ triệu chứng đã và đang gặp phải?
  • Đã đi khám ở đâu chưa? Đã dùng thuốc hay sản phẩm gì chưa?

Trong quá trình bác sĩ hỏi bệnh, bệnh nhân cần cung cấp thông tin chính xác và thành thật cho bác sĩ để việc điều trị được hiệu quả hơn, đồng thời bệnh nhân cũng có thể nhờ bác sĩ giải đáp những thắc mắc của mình như:

  • Bệnh trĩ có điều trị dứt điểm được không?
  • Chế độ ăn uống, kiêng khem của người bị bệnh trĩ?
  • Các phương pháp điều trị hiện nay?…

Bước 2: Thăm khám sơ bộ bên ngoài hậu môn

Bác sĩ trực tiếp thăm khám khu vực bên ngoài hậu môn cho bệnh nhân và kiểm tra xem có những biểu hiện như thế nào:

  • Mức độ sa búi trĩ?
  • Có bị viêm nhiễm hay không?
  • Có vết nứt kẽ hậu môn không?
  • Có xuất hiện khối máu tụ ở tĩnh mạch không?
  • Hậu môn có nhiều chất nhầy không?
  • Vùng da hậu môn có bị kích ứng, có bị đỏ không?

 1

Bước 3: Thăm khám bên trong vùng trực tràng

Ở bước này, bác sĩ sẽ trực tiếp đeo găng tay có bôi trơn và từ từ đưa vào bên trong vùng trực tràng để kiểm tra xem cấu trúc bên trong vùng trực tràng có gì bất thường không.

Trong quá trình thăm khám vùng trực tràng, bắt buộc bệnh nhân cần cởi bỏ trang phục để bác sĩ thăm khám được chính xác hơn.

Tuy nhiên, ở bước này, nhiều bệnh nhân cảm thấy ngại ngùng, đặc biệt là chị em phụ nữ. Một số bệnh nhân cũng vì ngại mà không dám đi khám, để đến lúc bệnh nặng rồi mới tới thì muộn.

Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không cần quá lo lắng, vì bác sĩ cũng đã có kinh nghiệm trong việc khám bệnh và nắm vững tâm lý người bệnh, nên rất hiểu cảm giác này của người bệnh lần đầu đến khám, chính vì vậy các bác sĩ luôn tạo tâm lý thoải mái nhất cho bệnh nhân.

Chính vì vậy bệnh nhân nên giữ cho mình tâm lý thoải mái nhất, phối hợp nhịp nhàng với bác sĩ để quá trình khám diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

Các bước thăm khám trực tràng sẽ diễn ra như sau:

  • Bệnh nhân cởi bỏ trang phục của mình và dùng trang phục do bên cơ sở khám chữa bệnh cung cấp để giảm bớt cảm giác ngại ngùng, xấu hổ.
  • Bác sĩ dùng găng tay y tế, đưa nhẹ nhàng vào vùng trực tràng và kiểm tra.

Ở bước này bác sĩ sẽ xem xét xem có dấu hiệu gì bất thường ở trong vùng hậu môn trực tràng không, nếu không phát hiện ra điều gì khả quan thì bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác để chẩn đoán xác định.

Bước 4: Chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng

Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán phân biệt và chẩn đoán xác định:

Các xét nghiệm thường quy như: Tổng phân tích tế bào máu, sinh hóa máu, đông máu, nhóm máu, ECG, XQ ngực thẳng.

Bệnh nhân bị trĩ thường bị mất máu dai dẳng, lâu dài, chính vì vậy việc thực hiện xét nghiệm thường quy đặc biệt là xét nghiệm máu là cần thiết để xác định xem bệnh nhân có bị thiếu máu hay không.

Xét nghiệm chẩn đoán xác định: Nội soi hậu môn trực tràng. Đây là xét nghiệm có độ chính xác cao giúp chẩn đoán xác định bệnh trĩ.

Bước 4: Chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng 1

Nội soi hậu môn trực tràng là phương pháp bác sĩ dùng một ống mềm có gắn camera đưa vào vùng trực tràng giúp phát hiện chính xác tình trạng tổn thương, mức độ bệnh trĩ. Bệnh nhân sẽ được cho uống thuốc giúp đi đại tiện sạch phân để việc giúp nội soi dễ dàng và chính xác hơn.

Phương pháp này không quá đau đớn như nhiều bệnh nhân tưởng tượng, vì vậy, người bệnh hoàn toàn yên tâm đi khám mà  không cần lo lắng.

Xét nghiệm tìm nguyên nhân: siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính bụng chậu có cản quang, soi khung đại tràng.

Bước 5: Chẩn đoán phân biệt

Các triệu chứng xuất hiện trong bệnh trĩ như chảy máu, đau rát… cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác.

Chính vì vậy bác sĩ cần căn cứ vào thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý như: Nứt hậu môn, sa trực tràng, ung thư trực tràng.

Phân biệt trĩ và nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn và trĩ đều có những biểu hiện gần giống nhau như: đau rát, ngứa ngáy vùng hậu môn, đi cầu ra máu tươi.

Tuy nhiên, nứt kẽ hậu môn thường gây đau nhức, khó chịu khi đi ngoài phân cứng, còn trĩ thì thường chỉ đau nhức khi có hiện tượng sưng tấy.

Ngoài ra mức độ chảy máu trong nứt kẽ hậu môn ít đôi khi thấm giấy vệ sinh mới thấy còn trĩ thì số lượng máu sẽ nhiều hơn.

Phân biệt trĩ và ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng: Phân máu đỏ tươi, đau rát hậu môn liên tục, đau tăng khi đại tiện, luôn có cảm giác mót rặn, phân thay đổi hình dạng, khuôn phân dẹt. Soi ống hậu môn phát hiện u sùi loét hậu môn.

Phân biệt trĩ và sa trực tràng

Bệnh trĩ là hiện tượng căng giãn quá mức của tĩnh mạch trực tràng còn sa trực tràng là niêm mạc trực tràng bị sa ra ngoài mà không có mạch máu.

Bước 6: Chẩn đoán xác định

Sau khi có các kết quả xét nghiệm cũng như dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng  bệnh nhân.

Với bệnh trĩ, việc dặn dò chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng không kém phần quan trọng. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn dùng thuốc và lời khuyên của bác sĩ. Tái khám theo lịch hẹn.

Khám trĩ hết bao nhiêu tiền?

Khi đi khám bệnh trĩ, tùy vào tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán xác định bệnh và biểu phí của từng cơ sở mà chi phí khám chữa bệnh cho từng bệnh nhân là khác nhau.

Thông thường những thăm khám cơ bản, xét nghiệm thường quy nếu như bạn có bảo hiểm y tế thì vào khoảng dưới 500.000 đồng (năm trăm ngàn đồng), trường hợp bạn không có bảo hiểm y tế thì bạn phải trả toàn bộ chi phí rơi vào khoảng 1.000.000 đồng (một triệu đồng).

Nếu như bạn thăm khám tại phòng khám và bệnh viện tư thì có thể phải chi trả theo phí dịch vụ của bệnh viện quy định.

Người bệnh hãy lựa chọn các cơ sở khám chữa bệnh uy tín, chất lượng để được hưởng những dịch vụ tốt nhất.

Một số kinh nghiệm khi đi khám trĩ

Để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất, dưới đây là một số kinh nghiệm khi đi khám trĩ mà bệnh nhân nên biết:

  • Lựa chọn những cơ sở uy tín, chất lượng: Bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh tại địa phương của bạn cũng hoàn toàn đủ khả năng thăm khám bệnh trĩ.
  • Nên đi sớm hoặc đặt lịch trước (nếu cơ sở khám chữa bệnh có dịch vụ đăng ký khám qua tổng đài) để việc thăm khám đỡ phải chờ đợi lâu gây tâm lý mệt mỏi. Nếu đi khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, bệnh nhân nên đi khám vào giữa tuần sẽ đỡ đông bệnh nhân hơn.
  • Bạn nên chuẩn bị một tâm lý thoải mái, không cố giấu bệnh, thực hiện đầy đủ quy trình thăm khám để nhanh chóng xác định và điều trị bệnh từ sớm.
  • Hiện nay các bệnh viện có dịch vụ chọn bác sĩ, vì vậy, bệnh nhân nên tìm hiểu thông tin về các bác sĩ, lịch làm việc của các bác sĩ để thuận tiện lên kế hoạch đi khám. Khi đi khám cần khai báo rõ ràng, cụ thể chi tiết với bác sĩ.
  • Nên đi khám khi các triệu chứng đang ở giai đoạn cấp để được chẩn đoán chính xác nhất.

Khám bệnh trĩ ở đâu tốt nhất?

Khám trĩ ở đâu tốt nhất là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân. Hiện nay, các bệnh viện, phòng khám tư rất nhiều khiến bệnh nhân không khỏi hoang mang, và không biết nên khám trĩ ở đâu vừa nhanh, thuận tiện vừa có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và hưởng những dịch vụ tốt nhất.

Dưới đây là một vài cơ sở khám chữa bệnh uy tín bệnh nhân có thể tham khảo:

Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến trung ương tại Hà Nội, nổi tiếng là bệnh viện đầu ngành trên tất cả các lĩnh vực. Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ giỏi, dày dặn kinh nghiệm, có các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành, đây là cơ sở khám và điều trị trĩ rất tốt. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn.

Bệnh viện Bạch Mai 1

Có một lưu ý nhỏ khi đi khám tại bệnh viện Bạch Mai, do lượng bệnh nhân rất đông nên để đỡ phải xếp hàng chờ lâu, bạn nên đi sớm để lấy sổ trước và nên đi vào những ngày giữa tuần. Những bệnh nhân ở các tỉnh lẻ đa phần họ đi từ ngày hôm trước cho kịp khám.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng là một trong những cơ sở uy tín trong khám và điều trị trĩ. Ngoài việc đào tạo ra đội ngũ y bác sĩ giỏi, hiện nay bệnh viện đã và đang nắm giữ nhiều kỹ thuật mới, công nghệ cao, xử lý được rất nhiều ca bệnh phức tạp, từ đó tạo được sự tín nhiệm trong lòng người bệnh và nhân dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 1

Hiện nay bệnh viện đã áp dụng đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến, người bệnh trước khi đi khám có thể vào website bệnh viện tham khảo và đặt lịch trước để giảm thời gian chờ đợi.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Trung Ương Huế

Ở khu vực miền trung, bệnh viện Trung ương Huế được nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn khi có nhu cầu khám chữa bệnh. Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ giỏi, cùng với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại.

Bệnh viện Trung Ương Huế 1

Chính vì vậy, nếu bạn bị trĩ, hãy đến ngay bệnh viện Trung ương Huế để được khám và điều trị kịp thời.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 16 Lê Lợi – TP Huế

Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh

Bệnh viện chợ Rẫy là một trong những bệnh viện lớn ở khu vực miền Nam.

Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh 1

Nếu người bệnh còn đang băn khoăn không biết bệnh trĩ khám ở đâu thì có thể lựa chọn đến khoa thận của bệnh viện Chợ rẫy để thăm khám và điều trị.

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh

Ngoài các địa chỉ trên, bệnh nhân cũng có thêm rất nhiều lựa chọn khi muốn đi khám bệnh trĩ như Bệnh viện E  Hà Nội, Bệnh viện nhân dân 115 – TP HCM, bệnh viện Bình Dân TP Hồ Chí Minh, bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh….

Lời kết

Trên đây là những thông tin cần thiết giải đáp băn khoăn của người bệnh về vấn đề khám trĩ là khám những gì? Khám trĩ ở đâu là tốt nhất?  Hy vọng bạn đã thu thập được cho mình những kiến thức sâu hơn về bệnh trĩ cũng như lựa chọn được cho mình một địa chỉ khám bệnh phù hợp, uy tín và thuận tiện.

Tài liệu tham khảo:

http://bvtb.org.vn/PhacDo/Ph%C3%A1c%20%C4%91%E1%BB%93%20%C4%91i%E1%BB%81u%20tr%E1%BB%8B/Ngo%E1%BA%A1i%20khoa/CCT_055_benh%20tri.pdf

http://benhvienthanhvubaclieu.com/plugin_upload/preview/news/769/204/benh-tri.pdf

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Khám trĩ là khám những gì? Khám trĩ ở đâu tốt nhất?

Bệnh trĩ là tình trạng giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ vùng hậu môn. Bệnh khá phổ biến, gặp ở 25 – 40% dân số, tỷ lệ gặp nhiều ở cả nam và nữ. Khi trĩ gây những rối loạn ảnh hưởng đến sinh hoạt và năng suất lao động của người bệnh, bệnh nhân cần tới thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Vậy khám trĩ là khám những gì? Khám trĩ ở đâu là tốt nhất? Là băn khoăn thường gặp của nhiều bệnh nhân. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé.

Bệnh trĩ khi nào cần đi khám?

Bệnh trĩ đôi khi có những biểu hiện không rõ ràng và xuất hiện tùy thời điểm, có lúc xuất hiện sau lại tự biến mất và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh, vì thế thường được bỏ qua.

Thông thường, chỉ khi xuất hiện các dấu hiệu không tự điều chỉnh được gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và quá trình lao động và làm việc thì bệnh nhân mới có xu hướng tới các cơ sở y tế để thăm khám.

Đôi khi có những bệnh nhân vì ngại mà không đi khám, tự ý đi mua thuốc tại các nhà thuốc, tới khi không thể điều trị được tại nhà mới đi khám. Vậy bệnh trĩ khi nào cần đi khám?

Khi bệnh nhân thấy xuất hiện những dấu hiệu lâm sàng sau đây, thường xuyên lặp đi lặp lại trong thời gian ngắn, hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời, tránh để bệnh nặng, khó điều trị:

Đi cầu ra máu tươi, dính phân hay chảy nhỏ giọt hay bắn thành từng tia: Đây là triệu chứng hay gặp nhất và xuất hiện sớm nhất trong bệnh trĩ do người bệnh tình cờ phát hiện khi đi đại tiện. Cần phân biệt với nứt kẽ hậu môn cũng có thể gây đi cầu ra máu hoặc bị các bệnh về đường tiêu hóa cũng có thể dẫn đến đi cầu ra máu.

Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, có thể gây đau rát: Búi trĩ, thực chất là khối tĩnh mạch hậu môn bị giãn quá mức.

Bệnh trĩ khi nào cần đi khám? 1

Hiện tượng sa búi trĩ thường xảy ra sau nhiều lần đi đại tiện ra máu, ban đầu búi trĩ thường nhỏ, tự co vào được sau khi đi đại tiện, nhưng càng về sau, búi trĩ càng phình to ra và không thể tự tụt vào hậu môn được mà bệnh nhân phải dùng tay để nhét vào.

Lâu dần nó sẽ tạo thành một cục lồi ra ở ngoài hậu môn, khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và bất tiện.

Hiện tượng sưng nề đột ngột và đau ở hậu môn: Khối trĩ rất dễ bị viêm và sưng nề ở vùng hậu môn gây ra cảm giác đau đớn.

Đau, ngứa ở vùng hậu môn: ban đầu khi mới xuất hiện bệnh nhân có thể không thấy đau. Khi búi trĩ bị viêm nhiễm, sưng nề, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau, ngứa và có cảm giác ẩm ướt do hiện tượng xuất tiết trong quá trình viêm.

Thiếu máu: Da xanh xao, niêm mạc nhợt, hay bị đau đầu, chóng mặt…Có thể gặp trong bệnh trĩ, tùy vào mức độ và thời gian bị bệnh dài hay ngắn.

Quy trình thăm khám bệnh trĩ

Khi có một trong các triệu chứng kể trên, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Vậy đi khám bệnh trĩ là bác sĩ sẽ khám như thế nào? Và khám những gì? Đây cũng là thắc mắc của khá nhiều bệnh nhân.

Thông thường quá trình thăm khám bệnh trĩ sẽ được diễn ra theo quy trình sau:

Bước 1: Hỏi bệnh, tiền sử bệnh

Đối với bất kỳ bệnh lý gì cũng vậy, trước khi thực hiện thăm khám cận lâm sàng, bác sĩ đều phải hỏi bệnh và tiền sử bệnh của bệnh nhân để tìm ra nguyên nhân và thuận tiện cho việc điều trị sau này.

Một số câu hỏi thường gặp như:

  • Tiền sử gia đình có ai bị trĩ không?
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt? Có hay ăn đồ cay nóng, chiên xào nhiều mỡ không? Có uống bia rượu, thuốc lá không?
  • Nghề nghiệp? Công việc hiện tại?
  • Mô tả rõ triệu chứng đã và đang gặp phải?
  • Đã đi khám ở đâu chưa? Đã dùng thuốc hay sản phẩm gì chưa?

Trong quá trình bác sĩ hỏi bệnh, bệnh nhân cần cung cấp thông tin chính xác và thành thật cho bác sĩ để việc điều trị được hiệu quả hơn, đồng thời bệnh nhân cũng có thể nhờ bác sĩ giải đáp những thắc mắc của mình như:

  • Bệnh trĩ có điều trị dứt điểm được không?
  • Chế độ ăn uống, kiêng khem của người bị bệnh trĩ?
  • Các phương pháp điều trị hiện nay?…

Bước 2: Thăm khám sơ bộ bên ngoài hậu môn

Bác sĩ trực tiếp thăm khám khu vực bên ngoài hậu môn cho bệnh nhân và kiểm tra xem có những biểu hiện như thế nào:

  • Mức độ sa búi trĩ?
  • Có bị viêm nhiễm hay không?
  • Có vết nứt kẽ hậu môn không?
  • Có xuất hiện khối máu tụ ở tĩnh mạch không?
  • Hậu môn có nhiều chất nhầy không?
  • Vùng da hậu môn có bị kích ứng, có bị đỏ không?

 1

Bước 3: Thăm khám bên trong vùng trực tràng

Ở bước này, bác sĩ sẽ trực tiếp đeo găng tay có bôi trơn và từ từ đưa vào bên trong vùng trực tràng để kiểm tra xem cấu trúc bên trong vùng trực tràng có gì bất thường không.

Trong quá trình thăm khám vùng trực tràng, bắt buộc bệnh nhân cần cởi bỏ trang phục để bác sĩ thăm khám được chính xác hơn.

Tuy nhiên, ở bước này, nhiều bệnh nhân cảm thấy ngại ngùng, đặc biệt là chị em phụ nữ. Một số bệnh nhân cũng vì ngại mà không dám đi khám, để đến lúc bệnh nặng rồi mới tới thì muộn.

Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không cần quá lo lắng, vì bác sĩ cũng đã có kinh nghiệm trong việc khám bệnh và nắm vững tâm lý người bệnh, nên rất hiểu cảm giác này của người bệnh lần đầu đến khám, chính vì vậy các bác sĩ luôn tạo tâm lý thoải mái nhất cho bệnh nhân.

Chính vì vậy bệnh nhân nên giữ cho mình tâm lý thoải mái nhất, phối hợp nhịp nhàng với bác sĩ để quá trình khám diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

Các bước thăm khám trực tràng sẽ diễn ra như sau:

  • Bệnh nhân cởi bỏ trang phục của mình và dùng trang phục do bên cơ sở khám chữa bệnh cung cấp để giảm bớt cảm giác ngại ngùng, xấu hổ.
  • Bác sĩ dùng găng tay y tế, đưa nhẹ nhàng vào vùng trực tràng và kiểm tra.

Ở bước này bác sĩ sẽ xem xét xem có dấu hiệu gì bất thường ở trong vùng hậu môn trực tràng không, nếu không phát hiện ra điều gì khả quan thì bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác để chẩn đoán xác định.

Bước 4: Chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng

Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán phân biệt và chẩn đoán xác định:

Các xét nghiệm thường quy như: Tổng phân tích tế bào máu, sinh hóa máu, đông máu, nhóm máu, ECG, XQ ngực thẳng.

Bệnh nhân bị trĩ thường bị mất máu dai dẳng, lâu dài, chính vì vậy việc thực hiện xét nghiệm thường quy đặc biệt là xét nghiệm máu là cần thiết để xác định xem bệnh nhân có bị thiếu máu hay không.

Xét nghiệm chẩn đoán xác định: Nội soi hậu môn trực tràng. Đây là xét nghiệm có độ chính xác cao giúp chẩn đoán xác định bệnh trĩ.

Bước 4: Chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng 1

Nội soi hậu môn trực tràng là phương pháp bác sĩ dùng một ống mềm có gắn camera đưa vào vùng trực tràng giúp phát hiện chính xác tình trạng tổn thương, mức độ bệnh trĩ. Bệnh nhân sẽ được cho uống thuốc giúp đi đại tiện sạch phân để việc giúp nội soi dễ dàng và chính xác hơn.

Phương pháp này không quá đau đớn như nhiều bệnh nhân tưởng tượng, vì vậy, người bệnh hoàn toàn yên tâm đi khám mà  không cần lo lắng.

Xét nghiệm tìm nguyên nhân: siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính bụng chậu có cản quang, soi khung đại tràng.

Bước 5: Chẩn đoán phân biệt

Các triệu chứng xuất hiện trong bệnh trĩ như chảy máu, đau rát… cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác.

Chính vì vậy bác sĩ cần căn cứ vào thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý như: Nứt hậu môn, sa trực tràng, ung thư trực tràng.

Phân biệt trĩ và nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn và trĩ đều có những biểu hiện gần giống nhau như: đau rát, ngứa ngáy vùng hậu môn, đi cầu ra máu tươi.

Tuy nhiên, nứt kẽ hậu môn thường gây đau nhức, khó chịu khi đi ngoài phân cứng, còn trĩ thì thường chỉ đau nhức khi có hiện tượng sưng tấy.

Ngoài ra mức độ chảy máu trong nứt kẽ hậu môn ít đôi khi thấm giấy vệ sinh mới thấy còn trĩ thì số lượng máu sẽ nhiều hơn.

Phân biệt trĩ và ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng: Phân máu đỏ tươi, đau rát hậu môn liên tục, đau tăng khi đại tiện, luôn có cảm giác mót rặn, phân thay đổi hình dạng, khuôn phân dẹt. Soi ống hậu môn phát hiện u sùi loét hậu môn.

Phân biệt trĩ và sa trực tràng

Bệnh trĩ là hiện tượng căng giãn quá mức của tĩnh mạch trực tràng còn sa trực tràng là niêm mạc trực tràng bị sa ra ngoài mà không có mạch máu.

Bước 6: Chẩn đoán xác định

Sau khi có các kết quả xét nghiệm cũng như dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng  bệnh nhân.

Với bệnh trĩ, việc dặn dò chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng không kém phần quan trọng. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn dùng thuốc và lời khuyên của bác sĩ. Tái khám theo lịch hẹn.

Khám trĩ hết bao nhiêu tiền?

Khi đi khám bệnh trĩ, tùy vào tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán xác định bệnh và biểu phí của từng cơ sở mà chi phí khám chữa bệnh cho từng bệnh nhân là khác nhau.

Thông thường những thăm khám cơ bản, xét nghiệm thường quy nếu như bạn có bảo hiểm y tế thì vào khoảng dưới 500.000 đồng (năm trăm ngàn đồng), trường hợp bạn không có bảo hiểm y tế thì bạn phải trả toàn bộ chi phí rơi vào khoảng 1.000.000 đồng (một triệu đồng).

Nếu như bạn thăm khám tại phòng khám và bệnh viện tư thì có thể phải chi trả theo phí dịch vụ của bệnh viện quy định.

Người bệnh hãy lựa chọn các cơ sở khám chữa bệnh uy tín, chất lượng để được hưởng những dịch vụ tốt nhất.

Một số kinh nghiệm khi đi khám trĩ

Để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất, dưới đây là một số kinh nghiệm khi đi khám trĩ mà bệnh nhân nên biết:

  • Lựa chọn những cơ sở uy tín, chất lượng: Bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh tại địa phương của bạn cũng hoàn toàn đủ khả năng thăm khám bệnh trĩ.
  • Nên đi sớm hoặc đặt lịch trước (nếu cơ sở khám chữa bệnh có dịch vụ đăng ký khám qua tổng đài) để việc thăm khám đỡ phải chờ đợi lâu gây tâm lý mệt mỏi. Nếu đi khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, bệnh nhân nên đi khám vào giữa tuần sẽ đỡ đông bệnh nhân hơn.
  • Bạn nên chuẩn bị một tâm lý thoải mái, không cố giấu bệnh, thực hiện đầy đủ quy trình thăm khám để nhanh chóng xác định và điều trị bệnh từ sớm.
  • Hiện nay các bệnh viện có dịch vụ chọn bác sĩ, vì vậy, bệnh nhân nên tìm hiểu thông tin về các bác sĩ, lịch làm việc của các bác sĩ để thuận tiện lên kế hoạch đi khám. Khi đi khám cần khai báo rõ ràng, cụ thể chi tiết với bác sĩ.
  • Nên đi khám khi các triệu chứng đang ở giai đoạn cấp để được chẩn đoán chính xác nhất.

Khám bệnh trĩ ở đâu tốt nhất?

Khám trĩ ở đâu tốt nhất là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân. Hiện nay, các bệnh viện, phòng khám tư rất nhiều khiến bệnh nhân không khỏi hoang mang, và không biết nên khám trĩ ở đâu vừa nhanh, thuận tiện vừa có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và hưởng những dịch vụ tốt nhất.

Dưới đây là một vài cơ sở khám chữa bệnh uy tín bệnh nhân có thể tham khảo:

Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến trung ương tại Hà Nội, nổi tiếng là bệnh viện đầu ngành trên tất cả các lĩnh vực. Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ giỏi, dày dặn kinh nghiệm, có các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành, đây là cơ sở khám và điều trị trĩ rất tốt. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn.

Bệnh viện Bạch Mai 1

Có một lưu ý nhỏ khi đi khám tại bệnh viện Bạch Mai, do lượng bệnh nhân rất đông nên để đỡ phải xếp hàng chờ lâu, bạn nên đi sớm để lấy sổ trước và nên đi vào những ngày giữa tuần. Những bệnh nhân ở các tỉnh lẻ đa phần họ đi từ ngày hôm trước cho kịp khám.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng là một trong những cơ sở uy tín trong khám và điều trị trĩ. Ngoài việc đào tạo ra đội ngũ y bác sĩ giỏi, hiện nay bệnh viện đã và đang nắm giữ nhiều kỹ thuật mới, công nghệ cao, xử lý được rất nhiều ca bệnh phức tạp, từ đó tạo được sự tín nhiệm trong lòng người bệnh và nhân dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 1

Hiện nay bệnh viện đã áp dụng đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến, người bệnh trước khi đi khám có thể vào website bệnh viện tham khảo và đặt lịch trước để giảm thời gian chờ đợi.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Trung Ương Huế

Ở khu vực miền trung, bệnh viện Trung ương Huế được nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn khi có nhu cầu khám chữa bệnh. Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ giỏi, cùng với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại.

Bệnh viện Trung Ương Huế 1

Chính vì vậy, nếu bạn bị trĩ, hãy đến ngay bệnh viện Trung ương Huế để được khám và điều trị kịp thời.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 16 Lê Lợi – TP Huế

Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh

Bệnh viện chợ Rẫy là một trong những bệnh viện lớn ở khu vực miền Nam.

Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh 1

Nếu người bệnh còn đang băn khoăn không biết bệnh trĩ khám ở đâu thì có thể lựa chọn đến khoa thận của bệnh viện Chợ rẫy để thăm khám và điều trị.

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh

Ngoài các địa chỉ trên, bệnh nhân cũng có thêm rất nhiều lựa chọn khi muốn đi khám bệnh trĩ như Bệnh viện E  Hà Nội, Bệnh viện nhân dân 115 – TP HCM, bệnh viện Bình Dân TP Hồ Chí Minh, bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh….

Lời kết

Trên đây là những thông tin cần thiết giải đáp băn khoăn của người bệnh về vấn đề khám trĩ là khám những gì? Khám trĩ ở đâu là tốt nhất?  Hy vọng bạn đã thu thập được cho mình những kiến thức sâu hơn về bệnh trĩ cũng như lựa chọn được cho mình một địa chỉ khám bệnh phù hợp, uy tín và thuận tiện.

Tài liệu tham khảo:

http://bvtb.org.vn/PhacDo/Ph%C3%A1c%20%C4%91%E1%BB%93%20%C4%91i%E1%BB%81u%20tr%E1%BB%8B/Ngo%E1%BA%A1i%20khoa/CCT_055_benh%20tri.pdf

http://benhvienthanhvubaclieu.com/plugin_upload/preview/news/769/204/benh-tri.pdf

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...