Cẩm nang bệnh trĩ

[Giải đáp nhanh]: Bị trĩ có nên ngâm nước muối hay không?

Bên cạnh các phương pháp điều trị bệnh trĩ theo kinh nghiệm dân gian thì hiện nay không ít người sử dụng cách ngâm nước muối để chữa bệnh trĩ. Vậy phương pháp này có thực sự hiệu quả? Có nên ngâm nước muối để chữa bệnh trĩ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp rõ hơn về những thắc mắc trên. Mục lụcCó nên ngâm nước muối chữa bệnh trĩ không?Cách ngâm nước muối chữa bệnh trĩ hiệu quả caoLưu ý khi thực hiện ngâm nước muối cho người bệnh trĩCotripro Gel – Giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả Có nên ngâm nước muối chữa bệnh trĩ không? Bệnh trĩ (hay còn được gọi là lòi dom) gây ra không ít triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc. Theo thống kê của Bộ Y tế, có không ít người bệnh đang phải chịu cảnh tượng “sống chung với lũ” bởi đây là căn bệnh nhạy cảm nên ngại chia sẻ và có xu hướng tự áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ khác nhau. Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thuốc, một số mẹo dân gian cũng được sử dụng nhằm hỗ trợ làm giảm triệu chứng của bệnh và ngăn chặn bệnh trở nặng. Một trong những biện pháp có thể nhắc đến là ngâm nước muối chữa bệnh trĩ. Muối là gia vị chứa nhiều khoáng chất được đánh giá cao với công dụng sát trùng, kháng khuẩn và hỗ trợ cải thiện viêm nhiễm. Trong một số tài liệu nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng, muối có chứa lượng lớn hoạt chất natri clorua và nhiều khoáng chất vi lượng khác có tác dụng hỗ trợ cầm máu. Chính vì vậy, người bệnh trĩ thực hiện ngâm nước muối có thể giúp cải thiện được tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy, giúp loại bỏ nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Ngoài ra, ngâm hậu môn trong nước muối ấm còn mang đến một số công dụng với bệnh trĩ cụ thể như sau: Làm tăng lượng máu lưu thông ở vùng hậu môn và đồng thời giúp các mô và tĩnh mạch quanh búi trĩ giãn ra, giúp thu nhỏ kích thước búi trĩ và cải thiện được chức năng của cơ trực tràng và dây thần kinh. Chống viêm, hỗ trợ cải thiện tình trạng sưng phồng ở hậu môn, ngăn ngừa sa búi trĩ cũng như tình trạng đau rát búi trĩ. Loại bỏ vi khuẩn hay vi nấm có hại ở hậu môn phát triển và xâm nhập vào búi trĩ. Từ đó ngăn ngừa được nguy cơ nhiễm trùng búi trĩ, giảm sưng tấy, đau rát và hỗ trợ búi trĩ nhanh lành lại. Hỗ trợ cầm máu cho các trường hợp chảy máu trong mỗi lần đi đại tiện hay búi trĩ bị sa ra ngoài. Mặc dù mang đến nhiều tác dụng tốt với người bệnh trĩ, ngâm nước muối chỉ là liệu pháp hỗ trợ giảm sưng đau, giảm viêm nhiễm, giúp cầm máu và chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ, không có biến chứng. Đặc biệt, ngâm nước muối chữa bệnh trĩ chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và chăm sóc chứ không tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó, người bệnh cần kết hợp với nhiều phương pháp khác như điều trị bằng thuốc đặc trị, bài thuốc dân gian,… Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể thực hiện ngâm nước muối hậu môn để cải thiện bệnh trĩ. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ bản chất và tác dụng của phương pháp dân gian này. Khi áp dụng ngâm nước muối chữa bệnh trĩ, người bệnh cần thực hiện đúng cách, tránh trường hợp lạm dụng hoặc thực hiện sai cách sẽ gây tác dụng phụ khiến bệnh thêm trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, tùy vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng như khả năng đáp ứng của người bệnh mà hiệu quả của biện pháp thường không giống nhau ở mỗi người bệnh. Ngoài ra, cách ngâm nước muối là phương pháp chữa bệnh trĩ theo kinh nghiệm dân gian, không được chứng minh về hiệu quả cũng như độ an toàn khi thực hiện. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi áp dụng phương pháp. Cách ngâm nước muối chữa bệnh trĩ hiệu quả cao Ngâm nước muối chữa bệnh trĩ là phương pháp đơn giản và dễ thực hiện. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để người bệnh có thể thực hiện ngâm nước muối đúng cách giúp cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Ngâm hậu môn bằng nước muối ấm là một phương pháp đơn giản giúp làm dịu cơn đau trĩ Cần chuẩn bị: Chậu hoặc bồn ngâm hậu môn: Đây là dụng cụ bằng nhựa, có đáy sâu thường bày bán ở nhà thuốc hoặc các cơ sở phân phối vật tư y tế. Muối: Bạn có thể lựa chọn sử dụng muối biển sạch hoặc muối Epsom để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Nước ấm: Sử dụng khoảng 5 lít nước ấm 40 – 50 độ. Cách ngâm nước muối chữa bệnh trĩ được thực hiện như sau: Đầu tiên, bạn cần vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ rồi sử dụng khăn mềm lau khô hậu môn. Đổ 5 lít nước ấm 40 – 50 độ vào chậu rồi cho khoảng 50 gram muối sạch vào khuấy đều. Từ từ ngồi vào chậu ngâm sao cho hậu môn ngập trong nước muối. Thực hiện ngâm hậu môn trong 15 – 20 phút hoặc đến khi nước nguội hẳn thì dừng lại. Sau khi ngâm hậu môn với nước muối, người bệnh sử dụng khăn bông mềm để lau khô hậu môn. Tránh chà xát hoặc để hậu môn ẩm ướt, điều này có thể gây tổn thương hậu môn và khiến vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu môn. Ngâm nước muối ấm đúng cách sẽ giúp xoa dịu nhanh cảm giác đau rát, ngứa ngáy quanh vùng hậu môn và hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Tuy nhiên, để mẹo vặt này mang lại hiệu quả điều trị cao, người bệnh nên áp dụng mỗi ngày 1 – 2 lần và kiên trì thực hiện đều đặn. Thời điểm thích hợp để thực hiện là sau khi đi đại tiện. Ngoài ra, người bệnh có thể đun nước muối với các loại dược liệu khác, chẳng hạn như lá mơ lông, ngải cứu hoặc trầu không, để tăng cường hiệu quả điều trị. Lưu ý khi thực hiện ngâm nước muối cho người bệnh trĩ Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp ngâm nước muối được khá nhiều lựa chọn và có phản hồi tích cực về hiệu quả đạt được. Tuy nhiên, để đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe, trong quá trình áp dụng mẹo vặt này, người bệnh cần ghi nhớ một số vấn đề sau: Nên và chỉ nên dùng muối biển sạch để dùng chữa bệnh trĩ. Tuyệt đối không sử dụng muối nhân tạo hay bị pha tạp chất phụ gia, chất bảo quản. Bởi yếu tố này có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như gia tăng khả năng nhiễm trùng búi trĩ và hậu môn; Khi ngâm hậu môn trong nước ấm chữa bệnh trĩ, người bệnh nên giữa hậu môn ở khoảng cách nhất đích và chỉ ngâm trong khoảng 15 – 20 phút, không nên ngâm quá lâu. Bởi mục đích của liệu pháp này là nhằm làm giảm nguy cơ bị kích ứng hay hay bỏng da; Nên dùng nước sôi để bớt nguội để pha muối biển trị bệnh trĩ. Không nên pha nước mát vào trong nước sôi để hạ nhiệt độ của nước; Người bệnh nên ngâm nước muối chữa bệnh trĩ 1 – 2 lần/ ngày với lượng muối phù. Dùng quá nhiều muối có khả năng dẫn đến tình trạng dư thừa mà không làm gia tăng hiệu quả; Đối với các đối tượng đang bị chảy máu nghiêm trọng, rò hậu môn hay hậu môn bị nhiễm trùng với triệu chứng như chảy mủ có kèm mùi hôi khó chịu không nên áp dụng mẹo vặt chữa bệnh này. Ngoài các lưu ý trên, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hằng ngày để thúc đẩy nhanh quá trình chữa bệnh và phòng bệnh trở nặng. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia cho người bị bệnh trĩ: Điều chỉnh chế độ ăn uống hằng ngày nhằm đảm bảo yếu tố dinh dưỡng. Tốt nhất, nên bổ sung vào khẩu phần ăn uống hằng ngày các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Đồng thời, loại bỏ một số thực phẩm không tốt như đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh,…’ Hạn chế tình trạng ngồi hay đứng quá lâu tại chỗ. Đối với các đối tượng có tính chất ngồi nhiều thi thoảng nên dành thời gian vươn vai, vặn mình. Dành nhiều thời gian để tham gia các bộ môn vừa sức với bản thân để tránh tạo áp lực lớn cho hậu môn. Phối hợp mẹo vặt ngâm nước muối cùng với việc dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh tình được đẩy lùi nhanh chóng hơn. Bởi liệu pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị bệnh, không có tác dụng loại bỏ căn nguyên. Thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt hơn các triệu chứng của bệnh. Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc biết chính xác cách ngâm nước muối chữa bệnh trĩ và một số lưu ý khi áp dụng. Áp dụng đúng cách và đúng phương pháp sẽ giúp bệnh tình được đẩy lùi nhanh chóng. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú trọng đến chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hằng ngày, bởi đây cũng chính là yếu tố tác động không hề nhỏ đến kết quả điều trị bệnh. Đồng thời, chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để có phác đồ điều trị triệt để cũng như phát hiện sớm các triệu chứng bất thường ở hệ tiêu hóa dưới. Cotripro Gel – Giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả Một giải pháp cho bệnh trĩ đang được rất nhiều người sử dụng hiện nay đó là sản phẩm Gel bôi trĩ. Trong đó, Cotripro Gel là kem bôi chính hãng của Việt Nam với các thành phần dược liệu tự nhiên đang được rất nhiều khách hàng lựa chọn. Sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP. CotriPro sẽ giúp chấm dứt tình trạng chảy máu do bệnh Trĩ hay nứt kẽ hậu môn nhanh chóng chỉ sau khoảng 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp Trĩ sa, Trĩ lâu năm thì nên kiên trì dùng đều đặn từ 1-2 tháng (3-6 tuýp) để búi Trĩ co dần lên. Với các thành phần thảo dược: Cúc tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm Lá lốt tiêu diệt vi khuẩn, hết sưng đau Đặc biệt Sesquiterpen trong Ngải cứu giúp co mạch, cầm máu từ đó săn se búi trĩ, tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát. Vì tác động trực tiếp lên vùng búi trĩ nên sản phẩm an toàn khi sử dụng và đặc biệt là cả đối tượng phụ nữ mang thai và cho con bú. Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ Chia sẻ

Hé lộ 6 bài tập chữa bệnh trĩ đơn giản, dễ thực hiện

Không chỉ giúp tăng cường thể trạng và sức đề kháng, tập luyện thể dục thể thao còn rất quan trọng với người mắc bệnh trĩ. Thường xuyên thực hiện các bài tập tốt cho bệnh trĩ có thể cải thiện được nhu động ruột, tăng cường chức năng của cơ vòng hậu môn và hỗ trợ thu nhỏ kích thước và hỗ trợ làm co búi trĩ. Cùng tham khảo các bài tập tốt nhất cho người bệnh trĩ mà rất nhiều người đang áp dụng qua bài viết sau đây. ☛ Tìm hiểu trước: Bệnh trĩ là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về bệnh trĩ Mục lụcLợi ích của việc luyện tập thể dục với người bị trĩChia sẻ 6 bài tập thể dục cho người bệnh trĩ rất hữu ích1. Bài tập tác động tới vùng đan điền2. Bài tập co thắt cơ hậu môn3. Bài tập đi bộ tốt cho người bị trĩ4. Bài tập nâng hậu môn5. Bài tập tăng cường tiêu hóa6. Một số bài tập yogaLưu ý khi thực hiện bài tập thể dục cho người bệnh trĩ Lợi ích của việc luyện tập thể dục với người bị trĩ Bệnh trĩ là chứng bệnh phổ biến xảy ra ở vùng trực tràng – hậu môn. Nguyên nhân gây bệnh thường bắt nguồn từ chế độ ăn uống không khoa học, sinh hoạt kém lành mạnh, tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài, những người thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu ở một chỗ… Ở nữ giới, bệnh trĩ còn phổ biến ở những người đang mang thai và sau khi sinh. Bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ có thể điều trị bằng việc sử dụng thuốc còn nếu nặng thì thường can thiệp bằng các biện pháp ngoại khoa. Bên cạnh đó, để hiệu quả điều trị bệnh là tốt nhất, người bệnh cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ. Trong đó, thường xuyên thực hiện các bài tập thể dục cho người bệnh trĩ cũng rất hữu ích với quá trình kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều người cho rằng hoạt động thể chất có thể gây ảnh hưởng và kích thích đến búi trĩ khiến cho bệnh nghiêm trọng hơn. Nhưng thực tế cho thấy, tập luyện đúng cách sẽ giúp cải thiện cơ thắt hậu môn, hỗ trợ thu nhỏ kích thước của búi trĩ và hạn chế tình trạng sung huyết. Bên cạnh đó, luyện tập đúng cách còn giúp nhu động ruột ổn định và kích thích quá trình trao đổi chất, từ đó giúp cải thiện tình trạng táo bón ở những người mắc bệnh trĩ và giảm bớt những triệu chứng khó chịu khi đi đại tiện. Đặc biệt, duy trì thói quen tập luyện thể dục còn giúp phân được đào thải ra ngoài tốt hơn, giúp hạn chế tình trạng chảy máu do phân ma sát với búi trĩ. Hơn nữa, tập luyện còn hữu ích với quá trình chữa lành các tổn thương ở niêm mạc trực tràng – hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Chia sẻ 6 bài tập thể dục cho người bệnh trĩ rất hữu ích Như đã chia sẻ ở trên, luyện tập thể chất rất hữu ích với quá trình kiểm soát và điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên người bệnh cần lựa chọn các bài tập phù hợp mới có thể nhận được nhiều lợi ích. Dưới đây là 6 bài tập thể dục cho người bệnh trĩ được áp dụng phổ biến: 1. Bài tập tác động tới vùng đan điền Bài tập cho vùng đan điền có thể giúp cải thiện vùng cơ vùng hậu môn, có khả năng hỗ trợ làm co búi trĩ một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, các bài tập này còn tác động tích cực đến nhu động ruột nên rất tốt với những người bị táo bón kéo dài. Từ đó, khắc phục chứng táo bón và giảm áp lực cho người mắc bệnh trĩ mỗi khi đi đại tiện. Hướng dẫn thực hiện: Nằm trên giường hoặc mặt sàn rồi thả lỏng, tay buông xuôi theo thân người, 2 chân duỗi thẳng. Tập trung vào vùng đan điền, tức là vùng bụng dưới nằm cạnh xương mu. Hít thở thật sâu và thót hậu môn lại, rồi co bàn tay, hướng các ngón chân lên phía trên và cắn chặt hai hàm răng lại và giữ tư thế này trong khoảng 5 – 7 giây. Cuối cùng, thả lỏng cơ thể rồi thở nhẹ nhàng và nghỉ khoảng 1 vài phút. Mỗi lần thực hiện bài tập này từ 15 – 20 phút để mang lại hiệu quả. 2. Bài tập co thắt cơ hậu môn Bài tập này giúp cải thiện hoạt động của cơ vòng hậu môn nên rất phù hợp với những trường hợp búi trĩ bị sa ra ngoài vì nó có thể giúp đẩy búi trĩ vào bên trong. Thường xuyên luyện tập còn giúp đẩy búi trĩ vào bên trong và hạn chế tình trạng sung huyết. Đây là bài tập đơn giản mà người bệnh có thể thực hiện ở nhiều tư thế, nằm ngồi hay đứng. Hướng dẫn thực hiện: Người bệnh có thể thực hiện ở tư thế nằm/ ngồi/ đứng và thả lỏng cơ thể. Hít 1 hơi thật sâu và đồng thời kẹp chặt đùi và mông rồi thực hiện co thắt hậu môn giống như khi nhịn đại tiện. Chú ý uốn nhẹ lưỡi lên hàm trên. Giữ nguyên tư thế này và nhịn thở khoảng 10 giây. Thả lỏng cơ thể rồi đưa cơ hậu môn và lưỡi về trạng thái ban đầu. Mỗi lần thực hiện bài tập này khoảng từ 20 – 30 lần và giữa mỗi lần tập cần nghỉ ngơi khoảng 30 giây. Lưu ý: Trước khi thực hiện bài tập này, người bệnh nên chú ý đi đại tiện. Đây là mẹo nhỏ giúp hạn chế được tình trạng khó chịu và đau rát hậu môn trong quá trình luyện tập. 3. Bài tập đi bộ tốt cho người bị trĩ Đi bộ là bài tập được rất nhiều người ưa chuộng để rèn luyện thể chất và nâng cao sức khỏe. Với người bệnh trĩ, đi bộ có tác dụng sâu tới vùng cơ hậu môn và kích thước của búi trĩ. Thường xuyên đi bộ sẽ giúp cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn, từ đó giảm được các triệu chứng đau nhức, chảy máu khi đi đại tiện. Đặc biệt, đi bộ còn còn có khả năng làm giảm tình trạng sung huyết ở búi trĩ. Tuy nhiên, bài tập đi bộ dành cho người mắc bệnh trĩ có đôi chút phức tạp hơn so với đi bộ thông thường. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để thực hiện đi bộ tốt cho người bị trĩ. Hướng dẫn thực hiện: Người bệnh bắt đầu bài tập ở tư thế đứng thẳng người và thả lỏng cơ thể. Buông hai tay theo dọc cơ thể, bàn tay và hàm hơi khép nhẹ. Bước 1 chân lên phía trước giống như đi bộ bình thường, đồng thời thót cơ hậu môn lại. Tiếp tục bước chân còn lại lên và kết hợp thót cơ hậu môn thêm lần nữa. Cần duy trì thực hiện các động tác trên trong khoảng từ 10 – 15 phút/ 1 bài tập. 4. Bài tập nâng hậu môn Nâng hậu môn cũng là nằm trong danh sách các bài tập thể dục rất phù hợp với người bệnh trĩ. Đây là bài tập khá đơn giản, người bệnh có thể thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày khi có thời gian rảnh. Nâng hậu môn là bài tập có tác dụng giúp hậu môn co thắt nhịp nhàng. Từ đó, khắc phục được tình trạng rối loạn đại tiện. Hơn nữa, thường xuyên thực hiện bài tập này còn hỗ trợ làm giảm cảm giác đau rát và khó khăn khi đại tiện. Hướng dẫn thực hiện: Người bệnh bắt đầu thực hiện bài tập bằng cách ngồi trên ghế, tay buông dọc theo thân, giữ cổ và lưng thẳng. Đưa 2 tay chống vào eo rồi từ từ đứng lên, kết hợp thót nhẹ cơ hậu môn. Duy trì tư thế này khoảng từ 7 – 10 giây. Nghỉ tại chỗ khoảng 5 giây rồi tiếp tục thực hiện 10 – 20 lần. Với những người làm các công việc có tính chất phải ngồi nhiều, đặc biệt là dân văn phòng thì rất phù hợp với bài này. Bởi nó rất đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nơi làm việc khi có thời gian rảnh. Bạn có thể tranh thủ tập lúc giải lao giữa giờ, giờ nghỉ trưa… Ngoài hạn chế tình trạng táo bón, bài tập này còn giúp ngăn ngừa các bệnh ở trực tràng – hậu môn. 5. Bài tập tăng cường tiêu hóa Nếu như các bài tập trên tác động tới cơ vòng hậu môn thì bài tập tăng cường tiêu hóa này lại có tác động trực tiếp tới hoạt động của nhu động ruột. Nhờ đó, luyện tập đúng cách có thể bảo đảm được chức năng cho đường ruột, cải thiện tình trạng táo bón, khắc phục tốt chứng rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt là có thể hỗ trợ rất tốt cho quá trình kiểm soát bệnh trĩ. Hướng dẫn thực hiện: Người bệnh bắt đầu với tư thế đứng thẳng, 2 tay thả lỏng, 2 chân dang rộng rằng vai. Cúi đầu thấp người xuống và đưa tay chạm vào mũi chân. Hít thở sâu, đồng thời đưa lưỡi đánh lên hàm trên, kết hợp thót cơ hậu môn và giữ nguyên tư thế này 10 giây. Thực hiện lặp đi lặp lại các động tác trên khoảng từ 5 – 10 lần/1 bài tập. 6. Một số bài tập yoga Bên cạnh các bài tập đã được đề cập ở trên thì một số bài tập yoga cũng rất hữu ích cho người bệnh trĩ. Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng để hỗ trợ tích cực cho quá trình kiểm soát và điều trị bệnh. Ngoài việc tốt cho sức khỏe tinh thần, cải thiện vóc dáng thì một số động tác trong yoga còn giúp khắc phục triệu chứng bệnh trĩ. Tập yoga giúp kích thích ruột già đẩy phân ra ngoài. Đồng thời còn làm giảm áp lực lên búi trĩ, làm giảm đau nhờ tăng cường lưu thông máu. Dưới đây là một số tư thế yoga phù hợp với người bệnh trĩ: – Tư thế con cá: Người bệnh nằm ngửa xuống thảm tập, duỗi thẳng chân, khép chặt 2 đầu gối 2 tay đặt dưới mông sao cho lòng bàn tay úp xuống thảm Hít vào 1 hơi, đồng thời nâng ngực trên lên từ từ Trọng tâm cần đặt ở tay và đỉnh đầu vẫn chạm vào mặt thảm Giữ yên tư thế khoảng 4 nhịp thở rồi thả lỏng về tư thế ban đầu Nên thực hiện các động tác tên khoảng 4 – 5 lần cho 1 bài tập – Tư thế trồng cây chuối: Ngồi quỳ gối xuống thảm tập sau đó gập người về phía trước Đồng thời chống 2 khuỷu tay xuống thảm, 2 bàn tay thì nắm lại thành hình tam giác Đặt đỉnh đầu xuống thảm tập và đặt trọng tâm cơ thể lên 2 tay đã đan vào nhau để làm điểm tựa Từ từ nâng phần mông và chân lên cao để tạo thành tư thế thẳng đứng Luôn giữ cho lưng thẳng và áp lực cơ thể đổ dồn lên 2 khuỷu tay Sau khoảng vài ba giây thì hạ người xuống và thả lỏng về tư thế chuẩn bị Nên thực hiện tư thế này nhiều lần và cố gắng tăng dần thời gian giữ tư thế trồng cây chuối Lưu ý khi thực hiện bài tập thể dục cho người bệnh trĩ Việc tập luyện đúng cách và hợp lý sẽ giúp tác động tích cực đến quá trình điều trị bệnh trĩ. Cụ thể là có thể hỗ trợ teo nhỏ búi trĩ một cách tự nhiên. Ngoài ra, còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, để đảm bảo mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt và tránh các vấn đề rủi ro phát sinh, khi thực hiện các bài tập thể dục cho người bị trĩ cần lưu ý một số vấn đề sau: Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện tình trạng bệnh trĩ đáng kể Các bài tập thể dục cho người bệnh trĩ chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị chứ không có tác dụng điều trị nên người bệnh cần cần chú ý kết hợp điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Các bài tập thể dục cho người bệnh trĩ chỉ mang đến hiệu quả tốt khi bạn luyện tập đều đặn mỗi ngày. Kiên trì thực hiện sau khoảng 30 ngày, bạn mới có thể nhận thấy rõ bệnh diễn tiến tích cực. Luyện tập đúng cách thường xuyên sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, hạn chế táo bón. Nhưng bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải kết hợp với bổ sung chế độ ăn uống giàu chất xơ và vitamin… từ các thực phẩm lành mạnh. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh trĩ cần ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? Người bệnh cần tránh vận động mạnh và hạn chế thói quen ngồi nhiều. Nên chú ý đi bộ thường xuyên, đồng thời ăn uống điều độ để kiểm soát tốt cân nặng để tác động tích cực tới quá trình điều trị bệnh. Nếu luyện tập mà các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm mà có thể tăng lên thì bạn nên dừng luyện tập và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tư vấn. Trường hợp búi trĩ có dấu hiệu nhiễm trùng thì người bệnh cần thăm khám bác sĩ ngay. Bởi nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến áp xe hậu môn và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Thực tế cho thấy, nếu thường xuyên thực hiện các bài tập thể dục phù hợp với người bị trĩ là giải pháp hữu ích giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh rất tốt. Tuy nhiên, đây chỉ là một giải pháp có tính hỗ trợ là chủ yếu. Người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt điều độ, đừng quên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để có thể giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh. ☛ Tham khảo thêm tại: Tổng hợp cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay Chia sẻ

[Giải đáp thắc mắc]: Bệnh trĩ có chơi thể thao được không?

Luyện tập thể dục thể thao là hoạt động thể chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với nhiều căn bệnh bác sĩ thường khuyên nên tránh vận động mạnh vì có thể khiến cho bệnh trầm trọng hơn. Vậy, những người mắc bệnh trĩ có chơi thể thao được không? Để được giải đáp thắc mắc về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm thông tin trong bài viết dưới đây. Mục lụcBệnh trĩ có chơi thể dục thể thao được không?Bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào?1. Đi bộ2. Tập yoga3. Bơi lộiBệnh trĩ nên tránh những môn thể thao nào?Người bị trĩ cần lưu ý gì khi tập thể dục?Cotripro Gel – Giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả Bệnh trĩ có chơi thể dục thể thao được không? Bệnh trĩ là bệnh lý xảy ra khi tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị suy yếu lâu ngày dẫn đến hiện tượng phình giãn, ứ huyết và tạo thành cấu trúc dạng búi. Hiện tượng phình giãn tĩnh mạch ở vùng hậu môn gây ra rất nhiều bất lợi trong quá trình đại tiện và sinh hoạt. Theo thời gian, nếu bệnh không được can thiệp kịp thời, búi trĩ có thể gia tăng kích thước và nghiêm trọng hơn là gây ra một số biến chứng như trĩ ngoại tắc mạch, rối loạn cơ thắt hậu môn, viêm nhiễm hậu môn,… Bên cạnh việc sử dụng thuốc hay một số thủ thuật xâm lấn theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên thực hiện thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt nhằm hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Mục đích chính của việc thay đổi lối sống là làm giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn – trực tràng. Việc tập thể dục thể thao đều đặn đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe tổng thể, tăng sự dẻo dai, tinh thần tích cực trong cuộc sống. Với người bệnh trĩ, hoạt động thể dục thể thao giúp điều hòa nhu động ruột, từ đó giúp hạn chế tình trạng đầy hơi, chướng bụng và phòng ngừa táo bón – một trong những yếu tố khởi phát và làm tăng kích thước búi trĩ. Đồng thời, vận động thể thao còn giúp kích thích lưu thông máu tốt hơn, giảm hiện tượng ứ huyết ở tĩnh mạch hậu môn và hạn chế hiện tượng gia tăng kích thước búi trĩ. Nhờ đó giúp ngăn chặn bệnh phát triển nặng thêm, các búi trĩ cũng không còn sưng to như trước. Ngoài ra, tập thể dục còn đem lại một số lợi ích khác đối với bệnh trĩ như: Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, hạn chế tình trạng thừa cân – béo phì. Béo phì sẽ khiến cho vùng hậu môn bị áp lực và búi trĩ dễ bị sa ra ngoài. Cải thiện hoạt động của cơ thắt hậu môn, giúp ngăn ngừa tình trạng búi trĩ bị sa ra ngoài. Giảm mệt mỏi và căng thẳng thần kinh. Các bài tập còn giúp tăng độ bền và dẻo dai của các mao mạch, từ đó giảm thiểu nguy cơ vỡ mạch máu và gây ra biến chứng trĩ ngoại tắc mạch. Từ những lợi ích kể trên, người bệnh trĩ có thể chơi thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị tiến triển tốt hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả các bài tập thể dục đều có tác dụng với người bệnh trĩ. Bạn nên lựa chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng, không gây áp lực lên vùng hậu môn. Bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào? Theo các bác sĩ chuyên gia, để đem lại hiệu quả và cải thiện rõ rệt trong quá trình điều trị bệnh lý này bạn nên lựa chọn các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng. Dưới đây là một số bộ môn phù hợp với người bệnh trĩ, bạn có thể tham khảo: 1. Đi bộ Đi bộ là bộ môn thể thao tốt cho người bệnh nhân trĩ. Việc đi bộ hay chỉ đơn giản là di dạo đặc biệt có lợi cho sức khỏe. Đây là bộ môn thể thao tương đối nhẹ nhàng giúp cho khí huyết được lưu thông và giảm áp lực đè nén lên khu vực hậu môn trực tràng. Mỗi ngày người bệnh nên đi bộ từ 20 – 30 phút không chỉ cải thiện sức khỏe xương khớp mà còn giúp lưu thông máu, giảm áp lực lên búi trĩ và điều hòa nhu động ruột, giảm áp lực gây đè nén lên vùng hậu môn. Trong quá trình di chuyển, bạn nên thả lỏng người với tư thế thẳng lưng để bệnh nhanh chóng khỏi. 2. Tập yoga Những động tác yoga nhẹ nhàng không chỉ đòi hỏi người tập phải thực hiện các động tác chân tay mà còn phải phối hợp với hơi thở và tâm trí. Nếu luyện tập đúng cách, các bài tập yoga giúp tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường trương lực cơ vùng hạ vị, làm co nhỏ búi trĩ, giảm táo bón… nên có tác dụng rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Kiên trì luyện tập 2 lần mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất. 3. Bơi lội Bơi lội cũng là một trong những bộ môn tốt cho bệnh trĩ. Bộ môn này đặc biệt thích hợp cho những người bị bệnh trĩ nhẹ. Khác với những bộ môn thông thường, bơi lội hầu như không làm tăng áp lực lên cột sống, ổ khớp hay tĩnh mạch trực tràng – hậu môn. Bơi lội sẽ giúp cho toàn thân cơ thể có sự phối hợp nhịp nhàng và vận động không ngừng, điều này sẽ giúp tăng cường trương lực cho tĩnh mạch trĩ và cải thiện các cơ co thắt ở hậu môn. Hơn nữa, trong nước, cơ thể của bạn không có cùng trọng lượng như bên ngoài và do đó, áp lực lên vùng hậu môn sẽ giảm đáng kể. Để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất, người bị bệnh trĩ nên bơi lội từ 3-4 lần/tuần trong khoảng thời gian 30-60 phút tùy vào sức khỏe của từng người. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi bơi: Không nên bơi lúc đói bụng, sau khi ăn no hoặc sau khi sử dụng rượu bia. Khởi động kỹ trước khi bơi để tránh tình trạng bị chuột rút. Không nên quá gắng sức, trong lúc bơi nếu thấy cảm thấy mệt thì nên nghỉ để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. ☛ Tham khảo thêm tại: Tư thế sinh hoạt tốt cho người bị trĩ (ngồi, ngủ, đi vệ sinh) Bệnh trĩ nên tránh những môn thể thao nào? Bên cạnh những môn thể thao phù hợp giúp cải thiện trĩ, để tránh cho bệnh biến chuyển nặng hơn, người bệnh cần phải tránh luyện tập các bài tập sau: Chạy nhanh: Khi thực hiện môn thể thao này người bệnh phải lấy hơi liên tục sẽ khiến cho vùng cơ bụng bị căng cứng lại gây áp lực gấp 2 – 3 lần lên các tĩnh mạch bệnh trĩ so với bình thường. Đặc biệt, với những người bị trĩ nặng, búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn thì việc chạy nhanh có thể gây cọ sát vào búi trĩ gây đau rát, tình trạng sưng tấy nặng hơn. Nâng tạ: Bài tập này làm tăng áp lực lên ổ bụng và tạo điều kiện để búi trĩ sa ra ngoài. Do đó, bộ môn này không được các chuyên gia khuyên thực hiện. Đặc biệt, với những người có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ cũng không nên sử dụng những quả tạ nặng, chỉ nên sử dụng những quả tạ có giới hạn trong phạm vi 1/3 trọng lượng cơ thể trở lại. Khiêu vũ: Bộ môn này sẽ gia tăng áp lực lên vùng ổ bụng và đặc biệt khi luyện tập, người bệnh phải hóp bụng và lấy sức, khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi. Vùng hậu môn bị ẩm ướt nhiều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển gây viêm nhiễm, không tốt cho việc điều trị bệnh trĩ. Luyện tập cơ bụng: Để cơ bụng săn chắc cần phải trải qua hàng loạt các bài tập gập bụng lên gập bụng xuống hoặc kéo vật nặng. Chúng được thực hiện trong tư thế nhịn hơi khiến cho áp lực nhanh chóng dồn về khung xương chậu và trực tràng. Điều này không có lợi cho các bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Ngồi thiền: Đây là bộ môn thể thao rất tốt đối với sức khỏe nhưng với người bệnh trĩ thì lại không. Khi ngồi thiền, bạn phải ngồi trong hàng giờ đồng hồ khiến cho các mạch máu ở khu vực hậu môn trực tràng bị ứ đọng và máu nhanh chóng dồn về phía hậu môn khiến cho tĩnh mạch máu nhanh chóng giãn ra khiến bệnh trĩ chuyển biến nặng hơn. Như vậy, ngồi thiền chỉ khiến cho bệnh trĩ nặng hơn mà thôi. Người bị trĩ cần lưu ý gì khi tập thể dục? Bên cạnh việc lựa chọn các bài tập thể thao phù hợp thì người bệnh cũng cần phải thực hiện đúng cách để làm giảm các triệu chứng của bệnh và giảm kích thước của búi trĩ. Đã có nhiều trường hợp bị trĩ độ 1, 2 chuyển sang giai đoạn 3 và 4 chỉ trong một thời gian ngắn do tập thể dục sai cách. Vì vậy, người bệnh trĩ cần chú ý một số vấn đề khi tập thể dục: Không nên thực hiện các bộ môn thể thao có cường độ cao như chạy bộ, tập tạ cho dù chỉ luyện tập trong thời gian ngắn vì chúng có thể làm tăng áp lực lên vùng hậu môn, khiến búi trĩ đau nhức, chảy máu và tăng kích thước chỉ trong một thời gian ngắn. Với các bài tập phù hợp với bệnh trĩ, bạn cũng nên luyện tập từ 20 – 30 phút, không nên thực hiện quá lâu vì có thể khiến cho vùng xương khớp bị đau nhức, tăng ma sát với búi trĩ và khiến vùng hậu môn khó chịu, ngứa ngáy. Các bài tập chỉ có tác dụng cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị cho những người bị trĩ độ 1 và độ 2. Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn thì bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu, hỗ trợ làm co búi trĩ và cải thiện chức năng của cơ thắt hậu môn. Với những trường hợp búi trĩ bị sa cần tránh thực hiện các bộ môn làm tăng ma sát giữa quần áo và búi trĩ. Khi thực hiện các bài tập, bạn nên tập luyện đều đặn mỗi ngày hoặc ít nhất 3 lần/tuần để đạt được hiệu quả tối ưu. Bên cạnh tập thể dục, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý và tránh những thói quen làm tăng áp lực lên búi trĩ như ngồi xổm, mang vác vật nặng, hút thuốc lá, lười vận động, ngồi nhiều,… ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bệnh trĩ cần ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bị bệnh trĩ có chơi thể thao được không?” và đề cập đến một số vấn đề cần lưu ý khi luyện tập. Đồng thời, bệnh nhân cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đạt được kết quả điều trị như mong muốn. ☛ Tham khảo thêm tại: Tổng hợp cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay Cotripro Gel – Giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả Một giải pháp cho bệnh trĩ đang được rất nhiều người sử dụng hiện nay đó là sản phẩm Gel bôi trĩ. Trong đó, Cotripro Gel là kem bôi chính hãng của Việt Nam với các thành phần dược liệu tự nhiên đang được rất nhiều khách hàng lựa chọn. Sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP. CotriPro sẽ giúp chấm dứt tình trạng chảy máu do bệnh Trĩ hay nứt kẽ hậu môn nhanh chóng chỉ sau khoảng 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp Trĩ sa, Trĩ lâu năm thì nên kiên trì dùng đều đặn từ 1-2 tháng (3-6 tuýp) để búi Trĩ co dần lên. Với các thành phần thảo dược: Cúc tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm Lá lốt tiêu diệt vi khuẩn, hết sưng đau Đặc biệt Sesquiterpen trong Ngải cứu giúp co mạch, cầm máu từ đó săn se búi trĩ, tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát. Vì tác động trực tiếp lên vùng búi trĩ nên sản phẩm an toàn khi sử dụng và đặc biệt là cả đối tượng phụ nữ mang thai và cho con bú. Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ Chia sẻ

Mách bạn 5 cách chữa bệnh trĩ bằng lá ổi dễ thực hiện

Chữa bệnh trĩ bằng lá ổi là một phương pháp dân gian được rất nhiều người lưu truyền để làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được cách chữa bệnh trĩ bằng lá ổi đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này mời bạn đọc tham khảo thông tin qua bài viết sau đây. Mục lụcTác dụng của lá ổi với bệnh trĩBật mí 5 cách chữa bệnh trĩ bằng lá ổi hiệu quả1. Ngâm rửa hậu môn bằng nước sắc lá ổi2. Đắp búi trĩ bằng bã lá ổi non3. Xông hơi hậu môn bằng nước lá ổi4. Uống nước ép lá ổi chữa bệnh trĩ5. Chữa bệnh trĩ bằng trà lá ổiChữa bệnh trĩ bằng lá ổi có hiệu quả không?Lưu ý khi dùng lá ổi chữa bệnh trĩCotripro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ Tác dụng của lá ổi với bệnh trĩ Theo y học cổ truyền lá ổi có vị chát, tính ấm, lành tính có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, làm săn lại các niêm mạc, co mạch, sáp trường, chỉ tả. Ngoài ra, lá ổi còn có tác dụng nhuận tràng, kiện tì vị, hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng… Do đó mà lá ổi có khả năng đáp ứng với những vấn đề về ăn uống không tiêu, xuất huyết, táo bón… nên được sử dụng để hỗ trợ chữa trị bệnh trĩ. Đối với nghiên cứu của y học hiện đại, lá ổi có chứa các hoạt chất như gluxit, proten, lipit và các khoáng vi lượng khác mang đến tác dụng giảm viêm, cải thiện đau rát, đồng thời làm lành vùng niêm mạc bị tổn thương. Hơn nữa, lá ổi còn dồi dào chất xơ giúp giảm chứng táo bón và hạn chế áp lực dồn lên tĩnh mạch hậu môn – trực tràng, từ đó giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh trĩ hiệu quả. Bật mí 5 cách chữa bệnh trĩ bằng lá ổi hiệu quả Chữa bệnh trĩ bằng lá ổi là phương pháp dân gian tiết kiệm chi phí vì đây là loại cây phổ biến, khá dễ tìm. Bạn nên thực hiện những mẹo dưới đây để có thể sử dụng lá ổi đúng cách để hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trĩ. 1. Ngâm rửa hậu môn bằng nước sắc lá ổi Ngâm rửa hậu môn bằng nước sắc lá ổi sẽ giúp làm sạch vá sát trùng dịu nhẹ, giúp làm giảm tình trạng đau rát và ngứa ngáy do bệnh trĩ gây ra. Hơn nữa, cách làm này còn hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm và khử mùi hôi khó chịu trong trường hợp búi trĩ bị lòi ra bên ngoài. Cách thực hiện đơn giản như sau: Lấy khoảng 100g lá ổi tươi (chọn những lá non, không bị sâu, không bị vàng) đem đi rửa sạch sẽ rồi ngâm với nước muối chừng 5 phút. Vò nhẹ lá ổi rồi thả vào nồi đun sôi cùng 1.5 lít nước trong khoảng 5 – 7 phút để các hoạt chất trong lá ổi hòa vào nước. Phần nước thu được đem đổ ra thau và thêm chút muối cùng nước lã vào pha cho ấm dùng để ngâm hậu môn. Thực hiện ngâm hậu môn trong khoảng 15-20 phút hoặc cho đến khi nước nguội lại rồi lau khô vùng hậu môn. 2. Đắp búi trĩ bằng bã lá ổi non Cách làm này giúp cho các thành phần hoạt chất trong lá ổi có thể tác động trực tiếp lên khu vực bị tổn thương do bệnh trĩ nhằm giảm cảm giác đau rát, ngứa ngáy và thúc đẩy vùng tổn thương chóng lành. Cách thực hiện như sau: Ngắt lấy khoảng chục búp ổi non đem rửa sạch rồi ngâm trong nước muối pha loãng trong khoảng 5 phút sau đó để cho ráo nước. Cho búp ổi vào cối cùng với vài hạt muối tinh rồi giã nát. Hỗn hợp thu được lấy phần nước cốt thoa lên vùng búi trĩ rồi phần bã đắp trực tiếp vào vùng búi trĩ trong khoảng 30 phút. Vệ sinh lại vùng hậu môn bằng nước ấm rồi lau khô lại. Phương pháp này chỉ phù hợp cho các trường hợp búi trĩ chưa bị nhiễm trùng bởi nếu đã có nhiễm trùng kích hoạt thì phương pháp này có thể khiến cho vùng búi trĩ bị nhiễm trùng nặng hơn. 3. Xông hơi hậu môn bằng nước lá ổi Bên cạnh phương pháp ngâm rửa hậu môn thì bạn cũng có thể đun nước lá ổi dùng để xông hơi chữa bệnh trĩ. Khi thực hiện phương pháp này, tinh dầu trong lá ổi cùng với hơi nước bốc lên sẽ dễ dàng đi sâu vào bên trong hậu môn và phát huy tác dụng. Xông hơi hậu môn bằng nước lá ổi sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng búi trĩ hiệu quả hơn và hỗ trợ làm teo búi trĩ một cách tự nhiên. Cách làm này có thể đáp ứng tốt trong cả trường hợp bị trĩ nội. Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị khoảng 100g lá ổi đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng trong khoảng 5 phút. Vò nhẹ và cho vào nồi cùng 1.5 lít nước rồi đun sôi trong khoảng 5 phút. Chắt lấy phần nước đổ ra thau rồi cho ít muối hạt vào khuấy đều. Xông vùng hậu môn khoảng 10 – 15 phút hoặc đến khi nước nguội lại. Khi xông hậu môn bạn nên dùng một tấm chăn mỏng hoặc khăn to phủ kín người để hạn chế hơi nước bị thoát ra ngoài, mang lại hiệu quả tốt hơn. Lưu ý: Khi thực hiện cách làm này bạn cần chú ý an toàn, tránh ngồi quá gần với chậu nước bởi hơi nước quá nóng bốc lên có thể gây kích ứng hay bỏng rát da. 4. Uống nước ép lá ổi chữa bệnh trĩ Bên cạnh những phương pháp tác động trực tiếp vào búi trĩ thì bạn cũng có thể sử dụng thảo dược này theo đường uống. Bạn có thể làm được một ly nước ép lá ổi theo các bước sau đây: Chuẩn bị 1 nắm lá ổi non hoặc phần búp ổi đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút. Lá ổi đã rửa sạch để ráo nước rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng với 150ml nước đun sôi để nguội. Dùng rây hay miếng vải sạch để lọc bỏ phần bã đi, phần nước thu được chia làm 2 lần uống trong ngày. Có thể cho thêm vài ba hạt muối hoặc chút mật ong vào cốc nước lá ổi cho dễ uống. Uống nước ép lá ổi đều đặn có thể khắc phục được các triệu chứng sưng viêm và đau rát. Tuy nhiên, loại thức uống này không sử dụng cho những người bị táo bón, phụ nữ mang thai hay đang cho con bú. 5. Chữa bệnh trĩ bằng trà lá ổi Ngoài cách dùng nước ép lá ổi thì bạn cũng có thể pha trà để uống hàng ngày. Trà lá ổi có tác dụng chống oxy hóa và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể rất tốt. Nhờ đó mà tác động trực tiếp tới quá trình điều trị bệnh trĩ. Với cách làm này, bạn có thể sử dụng lá ổi tươi hoặc lá ổi khô để làm trà. Dưới đây là cách thực hiện cho từng loại + Chữa bệnh trĩ bằng trà lá ổi tươi: Lấy khoảng 10 lá ổi non đem rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng rồi đun cùng 300ml nước. Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun trong 15 phút thì ngưng. Lọc lấy nước và bỏ phần bã lá ổi đi rồi chia ra thành nhiều phần uống trong ngày. Để thơm ngon hơn bạn có thể pha thêm với ít mật ong. + Chữa bệnh trĩ bằng trà lá ổi khô: Với những người mắc bệnh trĩ nhưng không có lá ổi tươi để dùng thì có thể tích trữ bằng lá ổi khô để pha trà. Cụ thể cách làm như sau: Buộc lá ổi tươi thành từng chùm nhỏ rồi treo ở nơi thoáng mát để lá ổi tự khô. Khi lá ổi khô thì đem đi nghiền nhỏ thành bột mịn rồi cho vào bình thủy tinh để bảo quản. Lấy khoảng 2-3 muỗng cafe bột lá ổi cho vào túi lọc rồi hãm với nước sôi. Để khoảng 15 phút khi trà ngấm thì có thể dùng để uống trong ngày. Cũng giống như nước ép lá ổi, trà lá ổi chống chỉ định với phụ nữ mang thai hay đang cho con bú, người bị táo bón. ☛ Tham khảo thêm tại: Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian an toàn, hiệu quả Chữa bệnh trĩ bằng lá ổi có hiệu quả không? Như đã chia sẻ ở bên trên, trong lá ổi có chứa rất nhiều thành phần hoạt chất có khả năng khắc phục các tình trạng sưng viêm và đau rát gây ra. Đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng và làm teo búi trĩ tự nhiên. Tuy nhiên, dược tính trong loại thảo dược này không cao nên chỉ đáp ứng với các trường hợp bệnh còn nhẹ. Đặc biệt, với các giải pháp ngâm rửa hay đắp lá ổi bên ngoài không thể áp dụng khi búi trĩ đã có dấu hiệu bị nhiễm trùng. Chính vì vậy, bạn không nên quá kỳ vọng và lạm dụng sử dụng phương pháp này. Tốt hơn hết, khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh trĩ bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và dùng thuốc theo đúng chỉ định kết hợp với chăm sóc tại nhà để có thể kiểm soát bệnh hiệu quả hơn. Lưu ý khi dùng lá ổi chữa bệnh trĩ Lá ổi là thảo dược tự nhiên lành tính nên đảm bảo an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, để nhận được nhiều lợi ích giảm các triệu chứng của bệnh trĩ, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau: Đây là thảo dược tự nhiên, dược tính thấp nên tác dụng chậm và hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế nên bạn cần kiên trì thực hiện đều đặn cho tới khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm hẳn. Cần rửa sạch lá ổi và ngâm với nước muối pha loãng trước khi sử dụng để làm sạch, loại bỏ hết tạp chất, bụi bẩn và vi khuẩn để tránh được các rủi ro phát sinh, ngăn ngừa kích ứng hay kích hoạt nhiễm trùng. Tuyệt đối không áp dụng các mẹo dùng lá ổi theo đường uống cho những người đang bị táo bón, phụ nữ mang thai hay đang cho con bú. Nếu áp dụng các phương pháp xông, ngâm hay đắp hậu môn bằng lá ổi mà vùng hậu môn có dấu hiệu ngứa ngáy dữ dội hay nổi mẩn thì nên dùng nước mát rửa ngay và dừng áp dụng cách chữa này. Đồng thời chủ động tìm đến bác sĩ nếu thấy cần thiết. Sử dụng lá ổi chữa bệnh trĩ chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh còn nhẹ, chỉ có hiệu quả giảm các triệu chứng của bệnh chứ không có tác dụng điều trị. Nếu như bệnh tiến triển nặng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng cần đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay. Cùng với đó cần nghiêm túc điều trị theo phác đồ được bác sĩ chỉ định. Khi bị bệnh trĩ bạn cần giữ cho vùng hậu môn và vùng kín luôn sạch sẽ. Đặc biệt, sau khi vừa đại tiện xong cần vệ sinh bằng nước rồi lau khô lại. Tuyệt đối không dùng các sản phẩm dung dịch vệ sinh có chứa chất tẩy mạnh. Trong quá trình chữa bệnh trĩ cần kết hợp bổ sung chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa và nâng cao khả năng miễn dịch tự nhiên cho cơ thể. Từ đó hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh trĩ. ☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh trĩ cần ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? Giữ thói quen đứng lên đi lại sau khoảng 1 tiếng ngồi làm việc, hạn chế ngồi làm việc nhiều giờ liền vì có thể khiến cho triệu chứng của bệnh nặng thêm. Dành thời gian vận động thể thao nhẹ nhàng hàng ngày, không nên vận động mạnh hoặc làm việc quá nặng. Bài viết đã hướng dẫn các mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá ổi. Đồng thời đưa ra một số lưu ý để giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra suôn sẻ hơn. Để tác động toàn diện hơn và tác động tích cực đến diễn tiến của bệnh thì bạn nên thăm khám để bác sĩ hướng dẫn điều trị và chăm sóc đúng cách. Cotripro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ Ngoài cách lá ổi, dân gian còn lưu truyền rất nhiều bài thuốc cải thiện trĩ bằng các thảo dược khác như: nghệ, lá sung, ngải cứu, cúc tần, lá lốt… Nhờ sự phát triển vượt trội của khoa học công nghệ, các dược liệu chữa bệnh trĩ lâu đời này đã được chiết xuất và bào chế dưới dạng kem bôi CotriPro Gel tiện dụng, giúp việc sử dụng và trị liệu hiệu quả hơn. Cotripro Gel là sản phẩm gel bôi trĩ đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam áp dụng công nghệ chiết xuất dược liệu hiện đại, tác động trực tiếp lên vùng trĩ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trĩ và co búi trĩ một cách hiệu quả. Thành phần cao chiết dược liệu trong sản phẩm Cotripro Gel bao gồm: Cao Ngải Cứu kết hợp với cao Lá Sung hỗ trợ làm tăng sức bền thành mạch, làm lành vết thương, hạn chế giãn nở tĩnh mạch trực tràng, giúp co búi trĩ. Cao Cúc Tần chứa hoạt chất Quecertin có tác dụng chống viêm nhiễm búi trĩ. Cao Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, hỗ trợ làm giảm ngứa và sưng đau hậu môn. Tinh chất Nghệ – Tumeron có hoạt chất chính là Curcumin có vai trò chống viêm và làm lành vết thương thành mạch hiệu quả. Với các thành phần chiết xuất từ dược liệu tự nhiên trên, Cotripro Gel là một trong số ít sản phẩm có thể sử dụng cho cả phụ nữ mang thai, mẹ bỉm sữa sau sinh mắc bệnh trĩ. Chỉ sau 3 – 5 ngày sử dụng, bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng đau rát, chảy máu thuyên giảm. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mỗi người mà người bệnh cần sử dụng từ 3 – 6 tuýp Cotripro Gel để thấy hiệu quả co búi trĩ rõ rệt. Đối với người bị trĩ nhẹ, nứt kẽ hậu môn khi bôi gel đều đặn hàng ngày sẽ giúp săn se vùng da hậu môn, giảm đau, rát và ngăn ngừa chảy máu. Đối với người bị trĩ nặng như sa búi trĩ cần kiên trì sử dụng từ 1-3 tháng để giúp búi trĩ co lên, phòng ngừa các biến chứng của bệnh. Hình ảnh viên uống CotriPro Đặc biệt, Cotripro còn được bào chế dưới dạng viên uống tiện lợi. Ngoài sự kết hợp giữa các thành phần thảo dược trên, viên uống Cotripro còn chứa hoạt chất Slipperyelm tác động từ bên trong giúp làm bền thành mạch, giảm nguy cơ sa búi trĩ. Liều dùng đối với viên uống là ngày 4 – 6 viên chia 2 lần/ngày. Khi các triệu chứng thuyên giảm thì chuyển sang dùng liều duy trì (ngày 4 viên chia 2 lần) trong khoảng 1-2 tháng để giảm nguy cơ tái phát. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán CotriPro, bạn hãy xem TẠI ĐÂY Hoặc đặt mua trực tiếp từ công ty TẠI ĐÂY (giao hàng thanh toán tại nhà) Chia sẻ

Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ ra máu nhanh chóng, hiệu quả!

Chảy máu là dấu hiệu đặc trưng của bệnh trĩ. Nếu không có biện pháp phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng chảy máu sẽ ngày càng nhiều và nặng lên theo thời gian. Vậy, đâu là cách chữa bệnh trĩ ra máu nhanh và hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé! Mục lụcNguyên nhân chảy máu khi bị trĩBệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không?Tổng hợp các cách chữa bệnh trĩ ra máu tại nhàChườm lạnh hậu môn và búi trĩNgâm hậu môn trong nước ấmÁp dụng các mẹo dân gianThay đổi chế độ ăn uốngThiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnhSử dụng Cotripro giúp giảm chảy máu do trĩCách chữa bệnh trĩ ra máu số lượng nhiềuThắt búi trĩ nộiĐốt tia LaserTiêm xơ búi trĩĐông lạnh búi trĩKẹp búi trĩPhẫu thuật cắt trĩ Nguyên nhân chảy máu khi bị trĩ Bệnh trĩ là bệnh lý xảy ra ở vùng trực tràng – hậu môn, do sự căng giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch tại các mô xung quanh hậu môn. Các đám rối tĩnh mạch này có cấu tạo chứa nhiều khoảng trống, nên khi chúng giãn nở, máu sẽ được bơm vào các khoảng trống này làm chúng to dần lên và hình thành búi trĩ. Lượng máu đi qua và tích đọng lại càng nhiều, búi trĩ càng phát triển, kích thước càng tăng dần lên. Theo thời gian, búi trĩ lớn dần sẽ chặn ngang hậu môn khiến đường ra của phân bị tắc nghẽn. Mỗi khi đi đại tiện, bạn cần một lực lớn để đẩy phân ra ngoài. Quá trình này tác động lực lên búi trĩ khiến các thành mạch bị vỡ ra, từ đó khiến máu chảy ra ngoài cùng với phân. Thông thường, bạn chỉ gặp hiện tượng này khi đi ngoài hoặc khi bị táo bón, máu có thể bám vào phân, chảy thành từng giọt hoặc dính trên giấy vệ sinh. Cấp độ trĩ càng cao, tình trạng chảy máu càng nhiều và thường xuyên hơn. Bệnh tiến triển thành trĩ cấp độ nặng, khi bạn đứng tại chỗ, thay đổi tư thế hay đi lại đều có thể bị chảy máu kèm theo những cơn đau, nóng rát ở vùng hậu môn. Lượng máu chảy nhiều, thành từng tia, từng giọt khiến người bệnh có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng do cơ thể thiếu máu. ☛ Tìm hiểu đầy đủ: Nguyên nhân gây trĩ do đâu? Bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không? Bệnh trĩ chảy máu là một trong những dấu hiệu điển hình, xảy ra với hầu hết đối tượng bệnh nhân. Lượng máu chảy ít hay nhiều còn tùy thuộc vào cấp độ bệnh trĩ và mức độ tổn thương. Tổn thương càng nặng, hiện tượng máu chảy càng nhiều. Với trường hợp bệnh trĩ chảy máu với số lượng ít, không liên tục, dính trên phân hoặc giấy vệ sinh thì không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đi thăm khám sớm để có biện pháp xử lý, tránh tâm lý chủ quan khiến bệnh trĩ ngày càng nặng hơn. Với trường hợp bệnh trĩ chảy máu với số lượng nhiều, dưới dạng tia, giọt hoặc thậm chí còn bị vón thành các cục máu đông được đánh giá là tình trạng tương đối nguy hiểm. Người bệnh rất dễ gặp phải một số biến chứng như: Thiếu máu: Nếu thường xuyên bị chảy máu do bệnh trĩ, máu chảy với số lượng nhiều, liên tục, kéo dài trong nhiều ngày sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Điều này có thể gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe như suy giảm miễn dịch, làm cho cơ thể mệt mỏi, xanh xao, tụt huyết áp, ăn ngủ kém, ảnh hưởng đến chức năng tuần hoàn máu, thiếu máu lên não. Gây nhiễm trùng đường hậu môn: Chảy máu thường xảy ra mỗi khi người bệnh đi đại tiện. Do vậy, nếu không có biện pháp vệ sinh hậu môn đúng cách thì các vi sinh vật gây hại có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng hậu môn. Ảnh hưởng đến tâm lý: Bệnh trĩ chảy máu không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc, mà còn khiến người bệnh dễ rơi vào tình trạng tự ti, lo lắng, mất tập trung trong công việc. Thậm chí, nhiều người bệnh còn bị trầm cảm, gây nhiều bất tiện với sinh hoạt cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống. Gây nguy hiểm đến tính mạng: Bệnh trĩ cấp độ nặng có thể gây chảy máu ồ ạt. Lượng máu mất đi nhiều trong thời gian dài khiến bệnh nhân gặp phải nguy cơ bị shock mất máu, hạ huyết áp đột ngột, shock tuần hoàn… Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh nhân có thể bị ngất xỉu, rơi vào trạng thái hôn mê sâu và có thể tử vong. ☛ Xem đầy đủ: 9 biến chứng của bệnh trĩ là gì? Tổng hợp các cách chữa bệnh trĩ ra máu tại nhà Chườm lạnh hậu môn và búi trĩ Chườm lạnh là biện pháp giúp giảm tình trạng sưng, ngứa ngáy, đau rát hậu môn do trĩ. Nhiệt độ thấp của đá giúp co các sợi tĩnh mạch, đồng thời giảm tình trạng kích thích lên các búi trĩ, hỗ trợ làm đông máu. Lượng máu đi qua búi trĩ giảm đi sẽ giúp cầm máu hiệu quả. Theo đó, mỗi khi bị chảy máu do bệnh trĩ, bạn có thể: Dùng một viên đá nhỏ bọc vào trong một miếng vải sạch rồi chườm trực tiếp lên búi trĩ đang chảy máu. Giữ nguyên đá tại chỗ đến khi cảm thấy lạnh không thể tiếp tục thì bỏ ra. Khi cảm giác lạnh giảm bớt, bạn lại tiếp tục chườm. Lặp đi lặp lại đến khi máu ngừng chảy thì ngưng. Cách này nên áp dụng 2 – 3 lần trong khoảng 10 phút mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt. Cần lưu ý: bạn không nên để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với hậu môn và búi trĩ, do có thể gây tổn thương vùng da hậu môn. Ngâm hậu môn trong nước ấm Nếu bạn gặp tình trạng bệnh trĩ chảy máu trong mùa lạnh, bạn có thể áp dụng cách ngâm hậu môn trong nước ấm để giúp co các búi tĩnh mạch. Cách này vừa giúp làm giảm chảy máu, tăng lưu thông máu, vừa giúp giảm cảm giác ngứa, đau rát, khó chịu ở vùng hậu môn. Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị một chậu nước ấm, thêm một vài hạt muối và khuấy đều cho tan. Tiến hành ngâm toàn bộ vùng hậu môn vào trong nước ấm khoảng 15 – 20 phút. Cuối cùng, bạn sử dụng một khăn mềm, sạch và thấm khô nhẹ nhàng. ☛ Xem thêm: Các mẹo làm giảm đau trĩ nhanh chóng Áp dụng các mẹo dân gian Ngoài các mẹo trên, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian giúp cầm máu khi bị trĩ dưới đây: Sử dụng lá ngải cứu Theo đông y, lá ngày cứu có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng khử khuẩn, khứ hàn, cầm máu, giảm đau rát. Do vậy, dân gian thường sử dụng lá ngày cứu để cầm máu do chấn thương và xuất huyết khi bị bệnh trĩ. Bạn có thể áp dụng mẹo này như sau: Cách 1: Đắp lá ngải cứu Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu, đem rửa sạch với nước muối loãng và để cho ráo nước, rồi đem giã nát lá ngải cứu. Rửa sạch vùng hậu môn và đắp lá ngải cứu lên trong khoảng 20 phút. Rửa lại với nước ấm. Cách này nên duy trì 1 – 2 lần mỗi ngày trong thời gian dài để phát huy công dụng tốt. Cách 2: Ngâm rửa hậu môn với lá ngải cứu Cách này áp dụng cho trường hợp bị chảy máu nhiều, gây đau rát và khó chịu. Các bước thực hiện: Bạn chuẩn bị một nắm lá ngải cứu, đem rửa sạch với nước muối loãng và để cho ráo nước. Cho nguyên liệu vào nồi, thêm 2l nước và đun sôi trong khoảng 10 phút. Để nước nguội bớt rồi đổ ra thau, dùng ngâm rửa hậu môn trong khoảng 10 – 15 phút. Kiên trì áp dụng cách này hai lần mỗi ngày giúp giảm bệnh trĩ chảy máu hiệu quả. Sử dụng cây huyết dụ Cây huyết dụ là một vị thảo dược đông y có tính mát, vị hơi đắng, có tác dụng bổ huyết, cầm máu, chống viêm. Dân gian thường sử dụng loại cây này để chữa bệnh trĩ chảy máu. Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị nguyên liệu: Lá huyết dụ: 40 gam. Cây cỏ mực: 20 gam. Cây sống đời: 20 gam Các bước làm như sau: Các nguyên liệu trên đem rửa sạch với nước muối loãng. Cho vào nồi cùng 1 lít nước và nấu trong khoảng 15 phút. Chia ra uống 2 lần trong ngày trước mỗi bữa ăn. Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày giúp đem lại hiệu quả cải thiện bệnh trĩ tốt. ☛ Tham khảo: Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian Thay đổi chế độ ăn uống Với bệnh trĩ, việc áp dụng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần hỗ trợ và phòng ngừa tái phát hiệu quả. Theo đó, bạn nên ăn uống: Ăn nhiều các loại rau củ quả tươi chứa nhiều chất xơ và vitamin giúp phòng ngừa táo bón, hỗ trợ đi đại tiện dễ dàng hơn. Uống đủ lượng nước mỗi ngày vừa giúp thanh lọc cơ thể, vừa có tác dụng làm mềm phân, tránh táo bón. Không ăn các chất kích thích, chua, cay, nóng, nhiều dầu mỡ do có thể gây tăng áp lực làm việc cho hệ tiêu hóa, dễ gây táo bón, gây kích thích búi trĩ và làm chảy máu. Kiêng uống rượu bia, thuốc lá khi đang bị bệnh trĩ do đây được coi là thủ phạm hàng đầu gây tái phát bệnh trĩ và gây chảy máu. Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh Bạn cần hạn chế tư thế ngồi hoặc đứng quá lâu do có thể gây tăng áp lực cho vùng hậu môn, trực tràng. Duy trì thói quen đi đại tiện vào 1 giờ nhất định, tuyệt đối không nên nhịn đại tiện do có thể tăng nguy cơ bị táo bón, phân cứng và khó đi ngoài. Vận động, luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa. Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn để tránh đau rát, nhiễm trùng khi bị bệnh trĩ. Dùng giấy vệ sinh mềm và tuyệt đối không gãi hậu môn. Sử dụng Cotripro giúp giảm chảy máu do trĩ Ngoài các mẹo trên, bạn có thể tham khảo sử sụng gel bôi trĩ Cotripro giúp giảm chảy máu do trĩ, hỗ trợ làm teo búi trĩ. Cụ thể: Gel bôi CotriPro tác dụng trực tiếp và nhanh chóng lên các búi trĩ. Khi bôi, các dược chất tập trung hoàn toàn tại vị trí tổn thương, vì vậy giúp giảm nhanh các triệu chứng đau đớn, chảy máu do trĩ gây ra. Không những thế, CotriPro còn có tác dụng làm săn se và co hồi búi trĩ. Sản phẩm được bào chế từ các thành phần từ tự nhiên nên rất an toàn, lành tính. Cụ thể là: Cúc tần chứa hoạt chất Quercetin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng tấy, bảo vệ búi trĩ khỏi các vi khuẩn xâm lấn. Ngải cứu có chứa hoạt chất Yomogin kết hợp với sung giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, sung còn giúp làm bền thành mạch, ngăn chặn tình trạng giãn quá mức của các tĩnh mạch, từ đó ngăn bệnh trĩ tiến triển nặng hơn. Lá lốt chứa hoạt chất Piperin kết hợp với các tinh chất trong Nghệ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng đau, nhanh lành vết thương, vết nứt kẽ hậu môn. Hệ gel Polyacrylate crosspolymer có công dụng giải phóng nhanh dược chất và tăng khả năng thấm giúp sản phẩm có tác dụng nhanh chóng. Ngoài gel bôi CotriPro còn cho ra mắt sản phẩm viên uống CotriPro. Sản phẩm này tác động sâu vào bên trong thành mạch, giúp tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ, giảm đau rát, ngăn ngừa tình trạng tái phát bệnh trĩ. Bạn có thể kết hợp sử dụng CotriPro Gel và viên uống CotriPro giúp tăng cường hiệu quả điều trị. Cách chữa bệnh trĩ ra máu số lượng nhiều Với trường hợp bệnh chị nặng ghi ra máu với số lượng nhiều, bạn cần đến bệnh viện thăm khám và chữa trị để phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra. Dưới đây là một số biện pháp thường được sử dụng: Thắt búi trĩ nội Với trường hợp bệnh trĩ nội, búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn, bác sĩ có thể chỉ định thắt búi trĩ bằng dây cao su. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa đầu dò qua ống nội soi và gắn một thiết bị giống như dây cao su ở đáy của búi trĩ. Cách này sẽ ngăn cản quá trình lưu thông máu đến nuôi búi trĩ, làm búi trĩ co lại sau một thời gian. Đốt tia Laser Phương pháp này sử dụng các tia laser hồng ngoại hoặc tia ở tần số vô tuyến có khả năng làm đông các tĩnh mạch ở gần búi trĩ. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này ít được áp dụng do không đem lại hiệu quả cao, có nguy cơ gây hoại tử, áp xe. Tiêm xơ búi trĩ Với trường hợp bị trĩ nội, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp tiêm xơ búi trĩ. Phương pháp này sử dụng các dung dịch hóa học như phenol 5% trong dầu, dầu thực vật, Quinin… tiêm trực tiếp vào gốc búi trĩ. Các hoạt chất này có khả năng làm co tĩnh mạch. Tuy nhiên, phương pháp này đem lại hiệu quả kém hơn so với phương pháp thắt búi trĩ nên ít được sử dụng. Đông lạnh búi trĩ Phương pháp đông lạnh búi trĩ sử dụng cho bệnh nhân bị trĩ nội. Khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng các đầu dò và áp lạnh vào gốc của búi trĩ, làm phá hủy các mô. Tuy nhiên, phương pháp này đem lại hiệu quả không cao, có khả năng tái phát bệnh trĩ, do vậy ít được sử dụng. Kẹp búi trĩ Phương pháp kẹp búi trĩ nội thường được dùng để chữa vỡ búi trĩ gây chảy máu. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị để kẹp búi trĩ nội, ngăn không cho chúng sa ra ngoài hậu môn. Khi kẹp, nguồn máu cung cấp nuôi búi trĩ cũng bị cắt đứt, khiến cho các mô bị chết dần và ngăn ngừa tình trạng chảy máu. Phương pháp này thực hiện khá nhanh chóng, ít gây đau so với phẫu thuật cắt trĩ. Tuy nhiên, phương pháp này không đem lại hiệu quả cao do có thể gây nguy cơ tái phát và sa trực tràng. Phẫu thuật cắt trĩ Với trường hợp bệnh trĩ ở giai đoạn nặng, tái phát nhiều lần, kích thước búi trĩ to, gây chảy nhiều máu, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt trĩ. Phương pháp này có thể áp dụng cho cả bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Lời kết Bệnh trĩ chảy máu là tình trạng hết sức khó chịu. Mong rằng với những chia sẻ trên đây, bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích, giúp bạn xử lý triệu chứng này một cách tốt nhất. Từ đó giúp giảm khó chịu và phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe. Chia sẻ

anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...