Hé lộ 6 bài tập chữa bệnh trĩ đơn giản, dễ thực hiện

Không chỉ giúp tăng cường thể trạng và sức đề kháng, tập luyện thể dục thể thao còn rất quan trọng với người mắc bệnh trĩ. Thường xuyên thực hiện các bài tập tốt cho bệnh trĩ có thể cải thiện được nhu động ruột, tăng cường chức năng của cơ vòng hậu môn và hỗ trợ thu nhỏ kích thước và hỗ trợ làm co búi trĩ. Cùng tham khảo các bài tập tốt nhất cho người bệnh trĩ mà rất nhiều người đang áp dụng qua bài viết sau đây.

☛ Tìm hiểu trước: Bệnh trĩ là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về bệnh trĩ

Hé lộ 6 bài tập chữa bệnh trĩ đơn giản, dễ thực hiện 1

Lợi ích của việc luyện tập thể dục với người bị trĩ

Bệnh trĩ là chứng bệnh phổ biến xảy ra ở vùng trực tràng – hậu môn. Nguyên nhân gây bệnh thường bắt nguồn từ chế độ ăn uống không khoa học, sinh hoạt kém lành mạnh, tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài, những người thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu ở một chỗ… Ở nữ giới, bệnh trĩ còn phổ biến ở những người đang mang thai và sau khi sinh.

Bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ có thể điều trị bằng việc sử dụng thuốc còn nếu nặng thì thường can thiệp bằng các biện pháp ngoại khoa. Bên cạnh đó, để hiệu quả điều trị bệnh là tốt nhất, người bệnh cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ. Trong đó, thường xuyên thực hiện các bài tập thể dục cho người bệnh trĩ cũng rất hữu ích với quá trình kiểm soát bệnh.

Lợi ích của việc luyện tập thể dục với người bị trĩ 1

Tuy nhiên, có rất nhiều người cho rằng hoạt động thể chất có thể gây ảnh hưởng và kích thích đến búi trĩ khiến cho bệnh nghiêm trọng hơn. Nhưng thực tế cho thấy, tập luyện đúng cách sẽ giúp cải thiện cơ thắt hậu môn, hỗ trợ thu nhỏ kích thước của búi trĩ và hạn chế tình trạng sung huyết.

Bên cạnh đó, luyện tập đúng cách còn giúp nhu động ruột ổn định và kích thích quá trình trao đổi chất, từ đó giúp cải thiện tình trạng táo bón ở những người mắc bệnh trĩ và giảm bớt những triệu chứng khó chịu khi đi đại tiện.

Đặc biệt, duy trì thói quen tập luyện thể dục còn giúp phân được đào thải ra ngoài tốt hơn, giúp hạn chế tình trạng chảy máu do phân ma sát với búi trĩ. Hơn nữa, tập luyện còn hữu ích với quá trình chữa lành các tổn thương ở niêm mạc trực tràng – hậu môn do bệnh trĩ gây ra.

Chia sẻ 6 bài tập thể dục cho người bệnh trĩ rất hữu ích

Như đã chia sẻ ở trên, luyện tập thể chất rất hữu ích với quá trình kiểm soát và điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên người bệnh cần lựa chọn các bài tập phù hợp mới có thể nhận được nhiều lợi ích. Dưới đây là 6 bài tập thể dục cho người bệnh trĩ được áp dụng phổ biến:

1. Bài tập tác động tới vùng đan điền

1. Bài tập tác động tới vùng đan điền 1

Bài tập cho vùng đan điền có thể giúp cải thiện vùng cơ vùng hậu môn, có khả năng hỗ trợ làm co búi trĩ một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, các bài tập này còn tác động tích cực đến nhu động ruột nên rất tốt với những người bị táo bón kéo dài. Từ đó, khắc phục chứng táo bón và giảm áp lực cho người mắc bệnh trĩ mỗi khi đi đại tiện.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nằm trên giường hoặc mặt sàn rồi thả lỏng, tay buông xuôi theo thân người, 2 chân duỗi thẳng.
  • Tập trung vào vùng đan điền, tức là vùng bụng dưới nằm cạnh xương mu.
  • Hít thở thật sâu và thót hậu môn lại, rồi co bàn tay, hướng các ngón chân lên phía trên và cắn chặt hai hàm răng lại và giữ tư thế này trong khoảng 5 – 7 giây.
  • Cuối cùng, thả lỏng cơ thể rồi thở nhẹ nhàng và nghỉ khoảng 1 vài phút.
  • Mỗi lần thực hiện bài tập này từ 15 – 20 phút để mang lại hiệu quả.

2. Bài tập co thắt cơ hậu môn

Bài tập này giúp cải thiện hoạt động của cơ vòng hậu môn nên rất phù hợp với những trường hợp búi trĩ bị sa ra ngoài vì nó có thể giúp đẩy búi trĩ vào bên trong. Thường xuyên luyện tập còn giúp đẩy búi trĩ vào bên trong và hạn chế tình trạng sung huyết. Đây là bài tập đơn giản mà người bệnh có thể thực hiện ở nhiều tư thế, nằm ngồi hay đứng.

2. Bài tập co thắt cơ hậu môn 1

Hướng dẫn thực hiện:

  • Người bệnh có thể thực hiện ở tư thế nằm/ ngồi/ đứng và thả lỏng cơ thể.
  • Hít 1 hơi thật sâu và đồng thời kẹp chặt đùi và mông rồi thực hiện co thắt hậu môn giống như khi nhịn đại tiện.
  • Chú ý uốn nhẹ lưỡi lên hàm trên.
  • Giữ nguyên tư thế này và nhịn thở khoảng 10 giây.
  • Thả lỏng cơ thể rồi đưa cơ hậu môn và lưỡi về trạng thái ban đầu.
  • Mỗi lần thực hiện bài tập này khoảng từ 20 – 30 lần và giữa mỗi lần tập cần nghỉ ngơi khoảng 30 giây.

Lưu ý: Trước khi thực hiện bài tập này, người bệnh nên chú ý đi đại tiện. Đây là mẹo nhỏ giúp hạn chế được tình trạng khó chịu và đau rát hậu môn trong quá trình luyện tập.

3. Bài tập đi bộ tốt cho người bị trĩ

3. Bài tập đi bộ tốt cho người bị trĩ 1

Đi bộ là bài tập được rất nhiều người ưa chuộng để rèn luyện thể chất và nâng cao sức khỏe. Với người bệnh trĩ, đi bộ có tác dụng sâu tới vùng cơ hậu môn và kích thước của búi trĩ.

Thường xuyên đi bộ sẽ giúp cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn, từ đó giảm được các triệu chứng đau nhức, chảy máu khi đi đại tiện. Đặc biệt, đi bộ còn còn có khả năng làm giảm tình trạng sung huyết ở búi trĩ.

Tuy nhiên, bài tập đi bộ dành cho người mắc bệnh trĩ có đôi chút phức tạp hơn so với đi bộ thông thường. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để thực hiện đi bộ tốt cho người bị trĩ.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Người bệnh bắt đầu bài tập ở tư thế đứng thẳng người và thả lỏng cơ thể.
  • Buông hai tay theo dọc cơ thể, bàn tay và hàm hơi khép nhẹ.
  • Bước 1 chân lên phía trước giống như đi bộ bình thường, đồng thời thót cơ hậu môn lại.
  • Tiếp tục bước chân còn lại lên và kết hợp thót cơ hậu môn thêm lần nữa.
  • Cần duy trì thực hiện các động tác trên trong khoảng từ 10 – 15 phút/ 1 bài tập.

4. Bài tập nâng hậu môn

Nâng hậu môn cũng là nằm trong danh sách các bài tập thể dục rất phù hợp với người bệnh trĩ. Đây là bài tập khá đơn giản, người bệnh có thể thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày khi có thời gian rảnh.

Nâng hậu môn là bài tập có tác dụng giúp hậu môn co thắt nhịp nhàng. Từ đó, khắc phục được tình trạng rối loạn đại tiện. Hơn nữa, thường xuyên thực hiện bài tập này còn hỗ trợ làm giảm cảm giác đau rát và khó khăn khi đại tiện.

4. Bài tập nâng hậu môn 1

Hướng dẫn thực hiện:

  • Người bệnh bắt đầu thực hiện bài tập bằng cách ngồi trên ghế, tay buông dọc theo thân, giữ cổ và lưng thẳng.
  • Đưa 2 tay chống vào eo rồi từ từ đứng lên, kết hợp thót nhẹ cơ hậu môn.
  • Duy trì tư thế này khoảng từ 7 – 10 giây.
  • Nghỉ tại chỗ khoảng 5 giây rồi tiếp tục thực hiện 10 – 20 lần.

Với những người làm các công việc có tính chất phải ngồi nhiều, đặc biệt là dân văn phòng thì rất phù hợp với bài này. Bởi nó rất đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nơi làm việc khi có thời gian rảnh. Bạn có thể tranh thủ tập lúc giải lao giữa giờ, giờ nghỉ trưa… Ngoài hạn chế tình trạng táo bón, bài tập này còn giúp ngăn ngừa các bệnh ở trực tràng – hậu môn.

5. Bài tập tăng cường tiêu hóa

Nếu như các bài tập trên tác động tới cơ vòng hậu môn thì bài tập tăng cường tiêu hóa này lại có tác động trực tiếp tới hoạt động của nhu động ruột. Nhờ đó, luyện tập đúng cách có thể bảo đảm được chức năng cho đường ruột, cải thiện tình trạng táo bón, khắc phục tốt chứng rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt là có thể hỗ trợ rất tốt cho quá trình kiểm soát bệnh trĩ.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Người bệnh bắt đầu với tư thế đứng thẳng, 2 tay thả lỏng, 2 chân dang rộng rằng vai.
  • Cúi đầu thấp người xuống và đưa tay chạm vào mũi chân.
  • Hít thở sâu, đồng thời đưa lưỡi đánh lên hàm trên, kết hợp thót cơ hậu môn và giữ nguyên tư thế này 10 giây.
  • Thực hiện lặp đi lặp lại các động tác trên khoảng từ 5 – 10 lần/1 bài tập.

6. Một số bài tập yoga

6. Một số bài tập yoga 1

Bên cạnh các bài tập đã được đề cập ở trên thì một số bài tập yoga cũng rất hữu ích cho người bệnh trĩ. Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng để hỗ trợ tích cực cho quá trình kiểm soát và điều trị bệnh.

Ngoài việc tốt cho sức khỏe tinh thần, cải thiện vóc dáng thì một số động tác trong yoga còn giúp khắc phục triệu chứng bệnh trĩ. Tập yoga giúp kích thích ruột già đẩy phân ra ngoài. Đồng thời còn làm giảm áp lực lên búi trĩ, làm giảm đau nhờ tăng cường lưu thông máu.

Dưới đây là một số tư thế yoga phù hợp với người bệnh trĩ:

– Tư thế con cá:

  • Người bệnh nằm ngửa xuống thảm tập, duỗi thẳng chân, khép chặt 2 đầu gối
  • 2 tay đặt dưới mông sao cho lòng bàn tay úp xuống thảm
  • Hít vào 1 hơi, đồng thời nâng ngực trên lên từ từ
  • Trọng tâm cần đặt ở tay và đỉnh đầu vẫn chạm vào mặt thảm
  • Giữ yên tư thế khoảng 4 nhịp thở rồi thả lỏng về tư thế ban đầu
  • Nên thực hiện các động tác tên khoảng 4 – 5 lần cho 1 bài tập

– Tư thế trồng cây chuối:

  • Ngồi quỳ gối xuống thảm tập sau đó gập người về phía trước
  • Đồng thời chống 2 khuỷu tay xuống thảm, 2 bàn tay thì nắm lại thành hình tam giác
  • Đặt đỉnh đầu xuống thảm tập và đặt trọng tâm cơ thể lên 2 tay đã đan vào nhau để làm điểm tựa
  • Từ từ nâng phần mông và chân lên cao để tạo thành tư thế thẳng đứng
  • Luôn giữ cho lưng thẳng và áp lực cơ thể đổ dồn lên 2 khuỷu tay
  • Sau khoảng vài ba giây thì hạ người xuống và thả lỏng về tư thế chuẩn bị
  • Nên thực hiện tư thế này nhiều lần và cố gắng tăng dần thời gian giữ tư thế trồng cây chuối

Lưu ý khi thực hiện bài tập thể dục cho người bệnh trĩ

Việc tập luyện đúng cách và hợp lý sẽ giúp tác động tích cực đến quá trình điều trị bệnh trĩ. Cụ thể là có thể hỗ trợ teo nhỏ búi trĩ một cách tự nhiên. Ngoài ra, còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, để đảm bảo mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt và tránh các vấn đề rủi ro phát sinh, khi thực hiện các bài tập thể dục cho người bị trĩ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Lưu ý khi thực hiện bài tập thể dục cho người bệnh trĩ 1
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện tình trạng bệnh trĩ đáng kể
  • Các bài tập thể dục cho người bệnh trĩ chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị chứ không có tác dụng điều trị nên người bệnh cần cần chú ý kết hợp điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Các bài tập thể dục cho người bệnh trĩ chỉ mang đến hiệu quả tốt khi bạn luyện tập đều đặn mỗi ngày. Kiên trì thực hiện sau khoảng 30 ngày, bạn mới có thể nhận thấy rõ bệnh diễn tiến tích cực.
  • Luyện tập đúng cách thường xuyên sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, hạn chế táo bón. Nhưng bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải kết hợp với bổ sung chế độ ăn uống giàu chất xơ và vitamin… từ các thực phẩm lành mạnh. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh trĩ cần ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
  • Người bệnh cần tránh vận động mạnh và hạn chế thói quen ngồi nhiều. Nên chú ý đi bộ thường xuyên, đồng thời ăn uống điều độ để kiểm soát tốt cân nặng để tác động tích cực tới quá trình điều trị bệnh.
  • Nếu luyện tập mà các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm mà có thể tăng lên thì bạn nên dừng luyện tập và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tư vấn.
  • Trường hợp búi trĩ có dấu hiệu nhiễm trùng thì người bệnh cần thăm khám bác sĩ ngay. Bởi nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến áp xe hậu môn và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Thực tế cho thấy, nếu thường xuyên thực hiện các bài tập thể dục phù hợp với người bị trĩ là giải pháp hữu ích giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh rất tốt. Tuy nhiên, đây chỉ là một giải pháp có tính hỗ trợ là chủ yếu. Người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt điều độ, đừng quên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để có thể giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

☛ Tham khảo thêm tại: Tổng hợp cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Hé lộ 6 bài tập chữa bệnh trĩ đơn giản, dễ thực hiện

Không chỉ giúp tăng cường thể trạng và sức đề kháng, tập luyện thể dục thể thao còn rất quan trọng với người mắc bệnh trĩ. Thường xuyên thực hiện các bài tập tốt cho bệnh trĩ có thể cải thiện được nhu động ruột, tăng cường chức năng của cơ vòng hậu môn và hỗ trợ thu nhỏ kích thước và hỗ trợ làm co búi trĩ. Cùng tham khảo các bài tập tốt nhất cho người bệnh trĩ mà rất nhiều người đang áp dụng qua bài viết sau đây.

☛ Tìm hiểu trước: Bệnh trĩ là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về bệnh trĩ

Hé lộ 6 bài tập chữa bệnh trĩ đơn giản, dễ thực hiện 1

Lợi ích của việc luyện tập thể dục với người bị trĩ

Bệnh trĩ là chứng bệnh phổ biến xảy ra ở vùng trực tràng – hậu môn. Nguyên nhân gây bệnh thường bắt nguồn từ chế độ ăn uống không khoa học, sinh hoạt kém lành mạnh, tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài, những người thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu ở một chỗ… Ở nữ giới, bệnh trĩ còn phổ biến ở những người đang mang thai và sau khi sinh.

Bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ có thể điều trị bằng việc sử dụng thuốc còn nếu nặng thì thường can thiệp bằng các biện pháp ngoại khoa. Bên cạnh đó, để hiệu quả điều trị bệnh là tốt nhất, người bệnh cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ. Trong đó, thường xuyên thực hiện các bài tập thể dục cho người bệnh trĩ cũng rất hữu ích với quá trình kiểm soát bệnh.

Lợi ích của việc luyện tập thể dục với người bị trĩ 1

Tuy nhiên, có rất nhiều người cho rằng hoạt động thể chất có thể gây ảnh hưởng và kích thích đến búi trĩ khiến cho bệnh nghiêm trọng hơn. Nhưng thực tế cho thấy, tập luyện đúng cách sẽ giúp cải thiện cơ thắt hậu môn, hỗ trợ thu nhỏ kích thước của búi trĩ và hạn chế tình trạng sung huyết.

Bên cạnh đó, luyện tập đúng cách còn giúp nhu động ruột ổn định và kích thích quá trình trao đổi chất, từ đó giúp cải thiện tình trạng táo bón ở những người mắc bệnh trĩ và giảm bớt những triệu chứng khó chịu khi đi đại tiện.

Đặc biệt, duy trì thói quen tập luyện thể dục còn giúp phân được đào thải ra ngoài tốt hơn, giúp hạn chế tình trạng chảy máu do phân ma sát với búi trĩ. Hơn nữa, tập luyện còn hữu ích với quá trình chữa lành các tổn thương ở niêm mạc trực tràng – hậu môn do bệnh trĩ gây ra.

Chia sẻ 6 bài tập thể dục cho người bệnh trĩ rất hữu ích

Như đã chia sẻ ở trên, luyện tập thể chất rất hữu ích với quá trình kiểm soát và điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên người bệnh cần lựa chọn các bài tập phù hợp mới có thể nhận được nhiều lợi ích. Dưới đây là 6 bài tập thể dục cho người bệnh trĩ được áp dụng phổ biến:

1. Bài tập tác động tới vùng đan điền

1. Bài tập tác động tới vùng đan điền 1

Bài tập cho vùng đan điền có thể giúp cải thiện vùng cơ vùng hậu môn, có khả năng hỗ trợ làm co búi trĩ một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, các bài tập này còn tác động tích cực đến nhu động ruột nên rất tốt với những người bị táo bón kéo dài. Từ đó, khắc phục chứng táo bón và giảm áp lực cho người mắc bệnh trĩ mỗi khi đi đại tiện.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nằm trên giường hoặc mặt sàn rồi thả lỏng, tay buông xuôi theo thân người, 2 chân duỗi thẳng.
  • Tập trung vào vùng đan điền, tức là vùng bụng dưới nằm cạnh xương mu.
  • Hít thở thật sâu và thót hậu môn lại, rồi co bàn tay, hướng các ngón chân lên phía trên và cắn chặt hai hàm răng lại và giữ tư thế này trong khoảng 5 – 7 giây.
  • Cuối cùng, thả lỏng cơ thể rồi thở nhẹ nhàng và nghỉ khoảng 1 vài phút.
  • Mỗi lần thực hiện bài tập này từ 15 – 20 phút để mang lại hiệu quả.

2. Bài tập co thắt cơ hậu môn

Bài tập này giúp cải thiện hoạt động của cơ vòng hậu môn nên rất phù hợp với những trường hợp búi trĩ bị sa ra ngoài vì nó có thể giúp đẩy búi trĩ vào bên trong. Thường xuyên luyện tập còn giúp đẩy búi trĩ vào bên trong và hạn chế tình trạng sung huyết. Đây là bài tập đơn giản mà người bệnh có thể thực hiện ở nhiều tư thế, nằm ngồi hay đứng.

2. Bài tập co thắt cơ hậu môn 1

Hướng dẫn thực hiện:

  • Người bệnh có thể thực hiện ở tư thế nằm/ ngồi/ đứng và thả lỏng cơ thể.
  • Hít 1 hơi thật sâu và đồng thời kẹp chặt đùi và mông rồi thực hiện co thắt hậu môn giống như khi nhịn đại tiện.
  • Chú ý uốn nhẹ lưỡi lên hàm trên.
  • Giữ nguyên tư thế này và nhịn thở khoảng 10 giây.
  • Thả lỏng cơ thể rồi đưa cơ hậu môn và lưỡi về trạng thái ban đầu.
  • Mỗi lần thực hiện bài tập này khoảng từ 20 – 30 lần và giữa mỗi lần tập cần nghỉ ngơi khoảng 30 giây.

Lưu ý: Trước khi thực hiện bài tập này, người bệnh nên chú ý đi đại tiện. Đây là mẹo nhỏ giúp hạn chế được tình trạng khó chịu và đau rát hậu môn trong quá trình luyện tập.

3. Bài tập đi bộ tốt cho người bị trĩ

3. Bài tập đi bộ tốt cho người bị trĩ 1

Đi bộ là bài tập được rất nhiều người ưa chuộng để rèn luyện thể chất và nâng cao sức khỏe. Với người bệnh trĩ, đi bộ có tác dụng sâu tới vùng cơ hậu môn và kích thước của búi trĩ.

Thường xuyên đi bộ sẽ giúp cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn, từ đó giảm được các triệu chứng đau nhức, chảy máu khi đi đại tiện. Đặc biệt, đi bộ còn còn có khả năng làm giảm tình trạng sung huyết ở búi trĩ.

Tuy nhiên, bài tập đi bộ dành cho người mắc bệnh trĩ có đôi chút phức tạp hơn so với đi bộ thông thường. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để thực hiện đi bộ tốt cho người bị trĩ.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Người bệnh bắt đầu bài tập ở tư thế đứng thẳng người và thả lỏng cơ thể.
  • Buông hai tay theo dọc cơ thể, bàn tay và hàm hơi khép nhẹ.
  • Bước 1 chân lên phía trước giống như đi bộ bình thường, đồng thời thót cơ hậu môn lại.
  • Tiếp tục bước chân còn lại lên và kết hợp thót cơ hậu môn thêm lần nữa.
  • Cần duy trì thực hiện các động tác trên trong khoảng từ 10 – 15 phút/ 1 bài tập.

4. Bài tập nâng hậu môn

Nâng hậu môn cũng là nằm trong danh sách các bài tập thể dục rất phù hợp với người bệnh trĩ. Đây là bài tập khá đơn giản, người bệnh có thể thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày khi có thời gian rảnh.

Nâng hậu môn là bài tập có tác dụng giúp hậu môn co thắt nhịp nhàng. Từ đó, khắc phục được tình trạng rối loạn đại tiện. Hơn nữa, thường xuyên thực hiện bài tập này còn hỗ trợ làm giảm cảm giác đau rát và khó khăn khi đại tiện.

4. Bài tập nâng hậu môn 1

Hướng dẫn thực hiện:

  • Người bệnh bắt đầu thực hiện bài tập bằng cách ngồi trên ghế, tay buông dọc theo thân, giữ cổ và lưng thẳng.
  • Đưa 2 tay chống vào eo rồi từ từ đứng lên, kết hợp thót nhẹ cơ hậu môn.
  • Duy trì tư thế này khoảng từ 7 – 10 giây.
  • Nghỉ tại chỗ khoảng 5 giây rồi tiếp tục thực hiện 10 – 20 lần.

Với những người làm các công việc có tính chất phải ngồi nhiều, đặc biệt là dân văn phòng thì rất phù hợp với bài này. Bởi nó rất đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nơi làm việc khi có thời gian rảnh. Bạn có thể tranh thủ tập lúc giải lao giữa giờ, giờ nghỉ trưa… Ngoài hạn chế tình trạng táo bón, bài tập này còn giúp ngăn ngừa các bệnh ở trực tràng – hậu môn.

5. Bài tập tăng cường tiêu hóa

Nếu như các bài tập trên tác động tới cơ vòng hậu môn thì bài tập tăng cường tiêu hóa này lại có tác động trực tiếp tới hoạt động của nhu động ruột. Nhờ đó, luyện tập đúng cách có thể bảo đảm được chức năng cho đường ruột, cải thiện tình trạng táo bón, khắc phục tốt chứng rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt là có thể hỗ trợ rất tốt cho quá trình kiểm soát bệnh trĩ.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Người bệnh bắt đầu với tư thế đứng thẳng, 2 tay thả lỏng, 2 chân dang rộng rằng vai.
  • Cúi đầu thấp người xuống và đưa tay chạm vào mũi chân.
  • Hít thở sâu, đồng thời đưa lưỡi đánh lên hàm trên, kết hợp thót cơ hậu môn và giữ nguyên tư thế này 10 giây.
  • Thực hiện lặp đi lặp lại các động tác trên khoảng từ 5 – 10 lần/1 bài tập.

6. Một số bài tập yoga

6. Một số bài tập yoga 1

Bên cạnh các bài tập đã được đề cập ở trên thì một số bài tập yoga cũng rất hữu ích cho người bệnh trĩ. Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng để hỗ trợ tích cực cho quá trình kiểm soát và điều trị bệnh.

Ngoài việc tốt cho sức khỏe tinh thần, cải thiện vóc dáng thì một số động tác trong yoga còn giúp khắc phục triệu chứng bệnh trĩ. Tập yoga giúp kích thích ruột già đẩy phân ra ngoài. Đồng thời còn làm giảm áp lực lên búi trĩ, làm giảm đau nhờ tăng cường lưu thông máu.

Dưới đây là một số tư thế yoga phù hợp với người bệnh trĩ:

– Tư thế con cá:

  • Người bệnh nằm ngửa xuống thảm tập, duỗi thẳng chân, khép chặt 2 đầu gối
  • 2 tay đặt dưới mông sao cho lòng bàn tay úp xuống thảm
  • Hít vào 1 hơi, đồng thời nâng ngực trên lên từ từ
  • Trọng tâm cần đặt ở tay và đỉnh đầu vẫn chạm vào mặt thảm
  • Giữ yên tư thế khoảng 4 nhịp thở rồi thả lỏng về tư thế ban đầu
  • Nên thực hiện các động tác tên khoảng 4 – 5 lần cho 1 bài tập

– Tư thế trồng cây chuối:

  • Ngồi quỳ gối xuống thảm tập sau đó gập người về phía trước
  • Đồng thời chống 2 khuỷu tay xuống thảm, 2 bàn tay thì nắm lại thành hình tam giác
  • Đặt đỉnh đầu xuống thảm tập và đặt trọng tâm cơ thể lên 2 tay đã đan vào nhau để làm điểm tựa
  • Từ từ nâng phần mông và chân lên cao để tạo thành tư thế thẳng đứng
  • Luôn giữ cho lưng thẳng và áp lực cơ thể đổ dồn lên 2 khuỷu tay
  • Sau khoảng vài ba giây thì hạ người xuống và thả lỏng về tư thế chuẩn bị
  • Nên thực hiện tư thế này nhiều lần và cố gắng tăng dần thời gian giữ tư thế trồng cây chuối

Lưu ý khi thực hiện bài tập thể dục cho người bệnh trĩ

Việc tập luyện đúng cách và hợp lý sẽ giúp tác động tích cực đến quá trình điều trị bệnh trĩ. Cụ thể là có thể hỗ trợ teo nhỏ búi trĩ một cách tự nhiên. Ngoài ra, còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, để đảm bảo mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt và tránh các vấn đề rủi ro phát sinh, khi thực hiện các bài tập thể dục cho người bị trĩ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Lưu ý khi thực hiện bài tập thể dục cho người bệnh trĩ 1
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện tình trạng bệnh trĩ đáng kể
  • Các bài tập thể dục cho người bệnh trĩ chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị chứ không có tác dụng điều trị nên người bệnh cần cần chú ý kết hợp điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Các bài tập thể dục cho người bệnh trĩ chỉ mang đến hiệu quả tốt khi bạn luyện tập đều đặn mỗi ngày. Kiên trì thực hiện sau khoảng 30 ngày, bạn mới có thể nhận thấy rõ bệnh diễn tiến tích cực.
  • Luyện tập đúng cách thường xuyên sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, hạn chế táo bón. Nhưng bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải kết hợp với bổ sung chế độ ăn uống giàu chất xơ và vitamin… từ các thực phẩm lành mạnh. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh trĩ cần ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
  • Người bệnh cần tránh vận động mạnh và hạn chế thói quen ngồi nhiều. Nên chú ý đi bộ thường xuyên, đồng thời ăn uống điều độ để kiểm soát tốt cân nặng để tác động tích cực tới quá trình điều trị bệnh.
  • Nếu luyện tập mà các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm mà có thể tăng lên thì bạn nên dừng luyện tập và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tư vấn.
  • Trường hợp búi trĩ có dấu hiệu nhiễm trùng thì người bệnh cần thăm khám bác sĩ ngay. Bởi nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến áp xe hậu môn và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Thực tế cho thấy, nếu thường xuyên thực hiện các bài tập thể dục phù hợp với người bị trĩ là giải pháp hữu ích giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh rất tốt. Tuy nhiên, đây chỉ là một giải pháp có tính hỗ trợ là chủ yếu. Người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt điều độ, đừng quên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để có thể giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

☛ Tham khảo thêm tại: Tổng hợp cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...