Bệnh trĩ ở trẻ em và cách điều trị: Phụ huynh chớ bỏ qua

Bệnh trĩ ở trẻ em thường xuất hiện khi trẻ gặp phải tình trạng táo bón kéo dài. là vấn đề sức khỏe xuất hiện khi chứng táo bón kéo dài. Táo bón kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và đặc biệt, nó còn khiến cho các tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng bị giãn quá mức gây ngứa ngáy và đau rát vùng hậu môn. Bài viết dưới đây cung cấp đầy đủ những thông tin về bệnh trĩ ở trẻ em và cách điều trị phù hợp để các bậc phụ huynh có thể trang bị những kiến thức và xử lý cho con đúng cách.

Bệnh trĩ ở trẻ em và cách điều trị: Phụ huynh chớ bỏ qua 1

Tìm hiểu về bệnh trĩ ở trẻ em

Bệnh trĩ xảy ra khi các tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng bị giãn nở quá mức. Bệnh phổ biến ở mọi đối tượng, độ tuổi. Ở người trưởng thành, các mô sợi đàn hồi nâng đỡ đám rối tĩnh mạch sẽ suy yếu dần và búi trĩ sẽ sa ra ngoài hậu môn. Còn ở trẻ em, bệnh thường khó phát hiện và dễ bị nhầm lẫn với tình trạng rối loạn tiêu hóa thông thường. Chính vì vậy, phụ huynh cần chủ động quan sát những biểu hiện bất thường của con để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Tương tự như bệnh trĩ của người lớn, bệnh trĩ ở trẻ em cũng được chia thành ba dạng, bao gồm:

  • Trĩ nội: Búi trĩ nội hình thành bên trong ống hậu môn, phụ huynh chỉ có thể nhận biết bệnh của con thông qua biểu hiện đi ngoài ra máu hoặc trẻ bị ngáy ngứa, đau rát ở vùng hậu môn.
  • Trĩ ngoại: Búi trĩ ngoại xuất hiện bên ngoài hậu môn của bé nếu quan sát kỹ cha mẹ sẽ phát hiện được bệnh lý ngay từ giai đoạn đầu.
  • Trĩ hỗn hợp: Búi trĩ có thể hình thành cả ở bên trong lẫn bên ngoài hậu môn. Đây là dạng trĩ tương đối nghiêm trọng và có thể trẻ gặp phải các triệu chứng vô cùng khó chịu.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở trẻ em

Bệnh trĩ có xu hướng gia tăng ở trẻ em trên 3 tuổi. Bệnh phát triển do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó, cha mẹ cần chú ý một số nguyên nhân chính như sau:

Di truyền

Nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ hoặc cả hai từng mắc bệnh trĩ thì trẻ có khả năng mắc phải chứng bệnh này hơn những đứa trẻ khác. Bên cạnh đó, một số bé có thể mắc bệnh trĩ ngay từ khi còn rất nhỏ vì bị suy van tĩnh mạch bẩm sinh.

Rối loạn tiêu hóa kéo dài

Ở trẻ em, hệ thống tiêu hóa chưa thực sự hoàn thiện nên trẻ rất dễ mắc tình trạng rối loạn tiêu hóa, điển hình là chứng tiêu chảy và táo bón. Táo bón kéo dài làm tăng áp lực lên vùng hậu môn – trực tràng và dần hình thành búi trĩ.

Rối loạn tiêu hóa kéo dài 1

Còn tiêu chảu kéo dài khiến con phải thường xuyên đi đại tiện, điều này cũng vô tình tạo áp lực lớn đến vùng chậu, khiến các tĩnh mạch nơi đây chùng giãn, sưng phồng.

Bé ngồi bô quá lâu

Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ em. Bởi vì, cơ hậu môn của trẻ em khá yếu, cấu trúc xương chậu tương đối lỏng lẻo, nếu ngồi bô quá lâu sẽ gây áp lực rất lớn đến vùng trực tràng – hậu môn. Theo thời gian, các tĩnh mạch bắt đầu sa giãn và hình thành búi trĩ cùng nhiều cơn đau rát khó chịu.

Căng thẳng thần kinh

Áp lực học tập, cha mẹ bất hòa… là những vấn đề tâm lý – tình cảm tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của bé. Khi bé gặp phải trường hợp này sẽ kích thích não bộ sản sinh ra chất ức chế hoạt động của hệ tiêu hóa, làm hạn chế khả năng co giãn các cơ vùng hậu môn. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để khởi phát bệnh trĩ.

Chế độ ăn nghèo chất xơ

Chế độ ăn nghèo chất xơ sẽ dẫn đến tình trạng táo bón và gia tăng nguy cơ gây bệnh trĩ ở trẻ em. Chất xơ có vai trò tạo khối phân, tăng cường nhu động ruột, giúp cơ thể đào thải độc tố ra ngoài. Chính vì vậy, mẹ nên tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi (2 nhóm thực phẩm giàu chất xơ) cho bé mỗi ngày.

Trẻ uống ít nước

Nước tham gia vào quá trình tuần hoàn máu, giúp cho các cơ quan của cơ thể hoạt động trơn tru hơn. Với hệ tiêu hóa, nước lọc giúp bôi trơn hệ tiêu hóa, có khả năng làm mềm phân. Nếu trẻ uống ít nước sẽ dễ mắc nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh trĩ ở trẻ em.

Bé ít vận động

Ngày nay, vì được tiếp xúc nhiều hơn với đồ dùng công nghệ như: tivi, máy tính bảng, điện thoại thông minh nên trẻ thường xuyên ngồi yên hoặc nằm lì một chỗ mà không chịu vận động chơi đùa. Thói quen này làm giảm quá trình tuần hoàn máu tới vùng hậu môn cũng như hình thành nhiều áp lực lên các tĩnh mạch tại khu vực này.

Vùng hậu môn không được vệ sinh sạch sẽ

Sau mỗi lần đi vệ sinh, nếu cha mẹ chỉ dùng giấy để lau chùi sẽ không loại bỏ được hết vi khuẩn, từ đó tạo điều kiện cho chúng tấn công vào hậu môn gây viêm nhiễm và phát triển một số bệnh lý như: bệnh trĩ, rò hậu môn, áp xe hậu môn, nhiễm trùng hậu môn.

Bạn tham khảo thêm: Nguyên nhân gây bệnh trĩ bạn cần quan tâm

Triệu chứng của bệnh trĩ ở trẻ em

Triệu chứng của bệnh trĩ ở trẻ em 1

Phát hiện sớm các triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em, phụ huynh có thể có biện pháp can thiệp phù hợp giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ ở trẻ em mà các cha mẹ không nên bỏ qua:

  • Có biểu hiện đau đớn vùng hậu môn nên thường xuyên quấy khóc khi đại tiện
  • Ở hậu môn hơi sưng và có cục thịt nhô ra sau khi đi đại tiện và hậu môn sẽ bình thường trở lại khi con ngừng đại tiện.
  • Đi tiêu ra máu, máu có thể dính trên bề mặt phân hoặc giấy vệ sinh (đây có thể là biểu hiện của tình trạng nứt kẽ hậu môn, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu trực tràng)
  • Hậu môn có tiết dịch nhày ẩm ướt và có mùi hôi khó gây cảm giác ngứa ngáy vùng hậu môn.
  • Bé đại tiện lâu hơn và có một số trẻ tránh đi tiêu vì sợ bị đau.
  • Búi trĩ xuất hiện bên ngoài hậu môn (dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh trĩ ngoại ở trẻ em).

Để biết con có bị bệnh trĩ hay không, ngay từ khi có dấu hiệu bất thường cha mẹ nên cho con đi khám để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán chính xác nhất.

Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra bên trong hoặc quan sát bên ngoài hậu môn để phát hiện những bất thường. Tuy nhiên, búi trĩ nội ở trẻ em khá mềm nên bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng dụng cụ y tế chuyên dụng để quan sát bên trong. Với các trường hợp xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm nội soi nhằm kiểm tra toàn bộ đường ruột và đại tràng.

Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nhìn chung, bệnh trĩ ở trẻ em tuy tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu về dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như tác động tiêu cực tới quá trình tăng trưởng của bé.

Bệnh trĩ ở trẻ em có thể dẫn đến những biến chứng sau nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời:

  • Tắc nghẽn hậu môn: Nếu búi trĩ sưng to và phát triển quá mức sẽ gây chèn ép lỗ hậu môn, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn hậu môn, gây khó khăn cho việc đi tiêu. Do phân không được đào thải ngay ra ngoài nên cơ thể sẽ dễ bị tái hấp thu nhiều vi khuẩn và chất độc của phân vào ruột già. Ngoài ra, tắc nghẽn hậu môn kéo dài còn dẫn đến cảm giác đau đớn, khó chịu cùng triệu chứng sốt cao.
  • Bội nhiễm vi khuẩn: Trẻ em sẽ có xu hướng gãi ngay khi có biểu hiện ngứa. Thói quen này làm cho hậu môn dễ bị sưng tấy, làm tổn thương hoặc chảy máu búi trĩ. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn đường ruột xâm nhập vào máu, gây nên chứng nhiễm khuẩn huyết vô cùng nguy hiểm.
  • Thiếu máu do xuất huyết quá nhiều: Ban đầu, máu có thể xuất hiện với lượng rất ít, chỉ lẫn trong phân hoặc giấy vệ sinh. Tuy nhiên theo thời gian, máu có thể chảy thành giọt hoặc dạng tia trong quá trình đi đại tiện. Biểu hiện này kéo dài sẽ khiến cho cơ thể bị mất máu, trẻ mệt mỏi, xanh xao.

Thông tin thêm cho bạn: Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phương pháp điều trị bệnh trĩ ở trẻ em

Đa số các trường hợp bệnh trĩ ở trẻ em đều có thể được cải thiện bằng cách thay đổi lối sống và điều chỉnh chế độ ăn uống. Với mong muốn điều trị bệnh triệt để và ngăn ngừa biến chứng, bác sĩ cũng có thể chỉ định điều trị nội khoa và can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên, hai phương pháp này thường rất hiếm được chỉ định.

Cải thiện bệnh trĩ ở trẻ em tại nhà

Cải thiện bệnh trĩ ở trẻ em tại nhà 1

➤ Ngâm và tắm bằng nước ấm: Phương pháp này giúp loại bỏ vi khuẩn, cải thiện tình trạng đau rát, ngứa ngày hậu môn cho trẻ. Để tăng thêm hiệu quả, cha mẹ nên thêm vài hạt muối để tăng tính sát khuẩn. Sau khi ngâm nước ấm, cha mẹ cần sử dụng khăn bông mềm để lau khô hậu môn cho con, tránh để ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến cho bệnh tiến triển nặng hơn.

➤ Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống: Không chỉ hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường bổ sung chất xơ vào thực đơn mỗi ngày cho bé còn giúp làm giảm áp lực lên vùng hậu môn, từ đó giúp giảm thiểu những cơn đau nhức, chảy máu khi đi tiêu. Bạn nên chủ động tăng cường ngũ cốc, trái cây, rau xanh… vào thực đơn ăn uống hàng ngày của bé.

Bạn có thể quan tâm: Bị trĩ cần ăn gì, kiêng ăn gì nhanh khỏi?

➤ Khuyến khích con thường xuyên vận động: Vận động là một trong những giải pháp góp phần điều hòa nhu động ruột, đẩy lùi triệu chứng của bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh phát triển nặng cũng như tái phát lại sau khi điều trị. Cha mẹ nên đồng hành cùng con trong các bài tập thể thao nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi như: đi bộ, chạy bộ, bơi lội…

➤ Chườm lạnh vùng hậu môn: Phương pháp này tác đọng trực tiếp đến các tế bào ở hậu môn từ đó giảm nhanh các triệu chứng đau rát, khó chịu. Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn của con, cha mẹ bọc vài viên đá trong khăn mềm rồi nhẹ nhàng chườm lên khu vực này. Lưu ý, không lên chườm đá trực tiếp lên vùng hậu môn sẽ gây kích ứng ở khu vực này.

Sử dụng các bài thuốc dân gian:

Cải thiện bệnh trĩ ở trẻ em tại nhà 2

+) Rau diếp cá: Rau diếp cá có đặc tính thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, sát trùng mạnh mẽ giúp hạn chế nhiễm trùng và ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn. Đặc biệt, trong loại ray này còn chứa hai hoạt chất quercetin và isoquercetin có tác dụng hỗ trợ làm bền thành mạch, thu nhỏ búi trĩ giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Cha mẹ có thể giã nát rau diếp cá để đắp trực tiếp lên vùng hậu môn hoặc nấu nước để vệ sinh hậu môn cho bé đều mang lại hiệu quả cải thiện bệnh rất tốt.

+) Lá trầu không: Cha mẹ có thể nấu nước lá trầu không để xông hoặc rửa hậu môn cho bé. Đây cũng là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả vì lá trầu không có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, chống nấm, giúp sát trùng và giảm ngứa hậu môn vô cùng hiệu quả. Đặc biệt, lá trầu không còn nổi tiếng với công dụng cầm máu, chính vì vậy, loại dược liệu này luôn có mặt trong các bài thuốc điều trị viêm nhiễm, lở loét và làm lành vết thương.

+) Lá cúc tần: Lá cúc tần có tác dụng cầm máu, giảm đau, chống viêm, sát trùng và tái tạo những vị trí tổn thương của bệnh trĩ. Để tăng hiệu quả trị bệnh, cha mẹ có thể sử dụng kết hợp với lá lốt, ngải cứu, lá sung, nghệ và đun nước để xông và vệ sinh hậu môn cho con.

Thông tin thêm cho bạn: Mẹo sử dụng cúc tần chữa bệnh trĩ

Điều trị bệnh trĩ ở trẻ em bằng thuốc Tây y

Điều trị bệnh trĩ ở trẻ em bằng thuốc Tây y 1

Hiện nay, có khá nhiều loại thuốc Tây y có thể điều trị bệnh trĩ ở trẻ em. Căn cứ vào cơ địa, thể trạng cùng mức độ bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bé sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) (bao gồm: acetaminophen, ibuprofen, naproxen) giúp xoa dịu nhanh chóng cảm giác đau rát hậu môn. Bạn có thể dễ dàng tìm mua các loại thuốc này tại hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc. Lưu ý, trẻ nhỏ không được dùng aspirin vì loại thuốc này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của thận.
  • Nhóm thuốc bôi trĩ tại chỗ dành cho trẻ em (preparation H, titanoreine, hemopropin, mỡ sinh cơ…) có tác dụng hạn chế sưng viêm, kiểm soát cơn đau và thúc đẩy búi trĩ co lại.
  • Nhóm thuốc đặt trĩ (aremta, avenoc, proctolog) thường được chỉ định cho trẻ em bị bệnh trĩ nội. Các loại thuốc này dễ dàng hòa tan trong nước và thẩm thấu nhanh chóng vào lớp lót tĩnh mạch trực tràng – hậu môn, từ đó triệt tiêu búi trĩ.

Thông thường, sau 1 – 2 tuần điều trị bệnh trĩ bằng thuốc Tây, các triệu chứng sẽ thuyên giảm rõ rệt. Tuy nhiên, nếu tình trạng của bé vẫn không được cải thiện, phụ huynh nên đưa con trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa.

Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc điều chỉnh hoặc cân nhắc thay đổi phương pháp phù hợp. Lưu ý, nếu cha mẹ chủ quan để bệnh trĩ của con yêu kéo dài, bé có thể gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng.

Xem thêm: Thuốc Tây chữa bệnh trĩ

Gel bôi trĩ Cotripro giúp co trĩ, giảm đau rát nhanh chóng, an toàn cho trẻ em

Cotripro là gel bôi trĩ chính hãng của Việt Nam, được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP.

Với các thành phần hoàn toàn từ tự nhiên như lá lốt, lá sung, cúc tần, ngải cứu… được áp dụng công nghệ chiết xuất tiên tiến nên đem lại tác dụng vượt trội so với các bài thuốc cổ truyền như đun lá để xông hay giã nhừ để đắp.

Gel bôi trĩ Cotripro giúp co trĩ, giảm đau rát nhanh chóng, an toàn cho trẻ em 1

Cotripro giúp chống viêm, diệt vi khuẩn, giúp co mạch, cầm máu từ đó săn se búi trĩ. Ngăn chặn các tĩnh mạch giãn ra quá mức từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát. Sản phẩm có tác dụng tại chỗ nhanh chóng, an toàn, dùng được cho cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em. Vì vậy ba mẹ có thể yên tâm khi cho bé dùng. Bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau khi dùng đủ liệu trình (3-5 tuýp tùy trường hợp nặng nhẹ).

Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY

Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ

Hy vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh đã có đủ thông tin về bệnh trĩ ở trẻ em để có hướng điều trị và phòng ngừa bệnh cho con mình. Cách tốt nhất để điều trị cũng như phòng ngừa căn bệnh này là xây dựng lối sống khoa học và duy trì chế độ ăn uống hợp lý. Cha mẹ hãy luôn quan tâm, chăm sóc con yêu thật cẩn thận nhằm kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường của trẻ liên quan đến vấn đề sức khỏe này.

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bệnh trĩ ở trẻ em và cách điều trị: Phụ huynh chớ bỏ qua

Bệnh trĩ ở trẻ em thường xuất hiện khi trẻ gặp phải tình trạng táo bón kéo dài. là vấn đề sức khỏe xuất hiện khi chứng táo bón kéo dài. Táo bón kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và đặc biệt, nó còn khiến cho các tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng bị giãn quá mức gây ngứa ngáy và đau rát vùng hậu môn. Bài viết dưới đây cung cấp đầy đủ những thông tin về bệnh trĩ ở trẻ em và cách điều trị phù hợp để các bậc phụ huynh có thể trang bị những kiến thức và xử lý cho con đúng cách.

Bệnh trĩ ở trẻ em và cách điều trị: Phụ huynh chớ bỏ qua 1

Tìm hiểu về bệnh trĩ ở trẻ em

Bệnh trĩ xảy ra khi các tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng bị giãn nở quá mức. Bệnh phổ biến ở mọi đối tượng, độ tuổi. Ở người trưởng thành, các mô sợi đàn hồi nâng đỡ đám rối tĩnh mạch sẽ suy yếu dần và búi trĩ sẽ sa ra ngoài hậu môn. Còn ở trẻ em, bệnh thường khó phát hiện và dễ bị nhầm lẫn với tình trạng rối loạn tiêu hóa thông thường. Chính vì vậy, phụ huynh cần chủ động quan sát những biểu hiện bất thường của con để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Tương tự như bệnh trĩ của người lớn, bệnh trĩ ở trẻ em cũng được chia thành ba dạng, bao gồm:

  • Trĩ nội: Búi trĩ nội hình thành bên trong ống hậu môn, phụ huynh chỉ có thể nhận biết bệnh của con thông qua biểu hiện đi ngoài ra máu hoặc trẻ bị ngáy ngứa, đau rát ở vùng hậu môn.
  • Trĩ ngoại: Búi trĩ ngoại xuất hiện bên ngoài hậu môn của bé nếu quan sát kỹ cha mẹ sẽ phát hiện được bệnh lý ngay từ giai đoạn đầu.
  • Trĩ hỗn hợp: Búi trĩ có thể hình thành cả ở bên trong lẫn bên ngoài hậu môn. Đây là dạng trĩ tương đối nghiêm trọng và có thể trẻ gặp phải các triệu chứng vô cùng khó chịu.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở trẻ em

Bệnh trĩ có xu hướng gia tăng ở trẻ em trên 3 tuổi. Bệnh phát triển do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó, cha mẹ cần chú ý một số nguyên nhân chính như sau:

Di truyền

Nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ hoặc cả hai từng mắc bệnh trĩ thì trẻ có khả năng mắc phải chứng bệnh này hơn những đứa trẻ khác. Bên cạnh đó, một số bé có thể mắc bệnh trĩ ngay từ khi còn rất nhỏ vì bị suy van tĩnh mạch bẩm sinh.

Rối loạn tiêu hóa kéo dài

Ở trẻ em, hệ thống tiêu hóa chưa thực sự hoàn thiện nên trẻ rất dễ mắc tình trạng rối loạn tiêu hóa, điển hình là chứng tiêu chảy và táo bón. Táo bón kéo dài làm tăng áp lực lên vùng hậu môn – trực tràng và dần hình thành búi trĩ.

Rối loạn tiêu hóa kéo dài 1

Còn tiêu chảu kéo dài khiến con phải thường xuyên đi đại tiện, điều này cũng vô tình tạo áp lực lớn đến vùng chậu, khiến các tĩnh mạch nơi đây chùng giãn, sưng phồng.

Bé ngồi bô quá lâu

Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ em. Bởi vì, cơ hậu môn của trẻ em khá yếu, cấu trúc xương chậu tương đối lỏng lẻo, nếu ngồi bô quá lâu sẽ gây áp lực rất lớn đến vùng trực tràng – hậu môn. Theo thời gian, các tĩnh mạch bắt đầu sa giãn và hình thành búi trĩ cùng nhiều cơn đau rát khó chịu.

Căng thẳng thần kinh

Áp lực học tập, cha mẹ bất hòa… là những vấn đề tâm lý – tình cảm tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của bé. Khi bé gặp phải trường hợp này sẽ kích thích não bộ sản sinh ra chất ức chế hoạt động của hệ tiêu hóa, làm hạn chế khả năng co giãn các cơ vùng hậu môn. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để khởi phát bệnh trĩ.

Chế độ ăn nghèo chất xơ

Chế độ ăn nghèo chất xơ sẽ dẫn đến tình trạng táo bón và gia tăng nguy cơ gây bệnh trĩ ở trẻ em. Chất xơ có vai trò tạo khối phân, tăng cường nhu động ruột, giúp cơ thể đào thải độc tố ra ngoài. Chính vì vậy, mẹ nên tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi (2 nhóm thực phẩm giàu chất xơ) cho bé mỗi ngày.

Trẻ uống ít nước

Nước tham gia vào quá trình tuần hoàn máu, giúp cho các cơ quan của cơ thể hoạt động trơn tru hơn. Với hệ tiêu hóa, nước lọc giúp bôi trơn hệ tiêu hóa, có khả năng làm mềm phân. Nếu trẻ uống ít nước sẽ dễ mắc nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh trĩ ở trẻ em.

Bé ít vận động

Ngày nay, vì được tiếp xúc nhiều hơn với đồ dùng công nghệ như: tivi, máy tính bảng, điện thoại thông minh nên trẻ thường xuyên ngồi yên hoặc nằm lì một chỗ mà không chịu vận động chơi đùa. Thói quen này làm giảm quá trình tuần hoàn máu tới vùng hậu môn cũng như hình thành nhiều áp lực lên các tĩnh mạch tại khu vực này.

Vùng hậu môn không được vệ sinh sạch sẽ

Sau mỗi lần đi vệ sinh, nếu cha mẹ chỉ dùng giấy để lau chùi sẽ không loại bỏ được hết vi khuẩn, từ đó tạo điều kiện cho chúng tấn công vào hậu môn gây viêm nhiễm và phát triển một số bệnh lý như: bệnh trĩ, rò hậu môn, áp xe hậu môn, nhiễm trùng hậu môn.

Bạn tham khảo thêm: Nguyên nhân gây bệnh trĩ bạn cần quan tâm

Triệu chứng của bệnh trĩ ở trẻ em

Triệu chứng của bệnh trĩ ở trẻ em 1

Phát hiện sớm các triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em, phụ huynh có thể có biện pháp can thiệp phù hợp giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ ở trẻ em mà các cha mẹ không nên bỏ qua:

  • Có biểu hiện đau đớn vùng hậu môn nên thường xuyên quấy khóc khi đại tiện
  • Ở hậu môn hơi sưng và có cục thịt nhô ra sau khi đi đại tiện và hậu môn sẽ bình thường trở lại khi con ngừng đại tiện.
  • Đi tiêu ra máu, máu có thể dính trên bề mặt phân hoặc giấy vệ sinh (đây có thể là biểu hiện của tình trạng nứt kẽ hậu môn, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu trực tràng)
  • Hậu môn có tiết dịch nhày ẩm ướt và có mùi hôi khó gây cảm giác ngứa ngáy vùng hậu môn.
  • Bé đại tiện lâu hơn và có một số trẻ tránh đi tiêu vì sợ bị đau.
  • Búi trĩ xuất hiện bên ngoài hậu môn (dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh trĩ ngoại ở trẻ em).

Để biết con có bị bệnh trĩ hay không, ngay từ khi có dấu hiệu bất thường cha mẹ nên cho con đi khám để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán chính xác nhất.

Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra bên trong hoặc quan sát bên ngoài hậu môn để phát hiện những bất thường. Tuy nhiên, búi trĩ nội ở trẻ em khá mềm nên bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng dụng cụ y tế chuyên dụng để quan sát bên trong. Với các trường hợp xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm nội soi nhằm kiểm tra toàn bộ đường ruột và đại tràng.

Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nhìn chung, bệnh trĩ ở trẻ em tuy tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu về dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như tác động tiêu cực tới quá trình tăng trưởng của bé.

Bệnh trĩ ở trẻ em có thể dẫn đến những biến chứng sau nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời:

  • Tắc nghẽn hậu môn: Nếu búi trĩ sưng to và phát triển quá mức sẽ gây chèn ép lỗ hậu môn, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn hậu môn, gây khó khăn cho việc đi tiêu. Do phân không được đào thải ngay ra ngoài nên cơ thể sẽ dễ bị tái hấp thu nhiều vi khuẩn và chất độc của phân vào ruột già. Ngoài ra, tắc nghẽn hậu môn kéo dài còn dẫn đến cảm giác đau đớn, khó chịu cùng triệu chứng sốt cao.
  • Bội nhiễm vi khuẩn: Trẻ em sẽ có xu hướng gãi ngay khi có biểu hiện ngứa. Thói quen này làm cho hậu môn dễ bị sưng tấy, làm tổn thương hoặc chảy máu búi trĩ. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn đường ruột xâm nhập vào máu, gây nên chứng nhiễm khuẩn huyết vô cùng nguy hiểm.
  • Thiếu máu do xuất huyết quá nhiều: Ban đầu, máu có thể xuất hiện với lượng rất ít, chỉ lẫn trong phân hoặc giấy vệ sinh. Tuy nhiên theo thời gian, máu có thể chảy thành giọt hoặc dạng tia trong quá trình đi đại tiện. Biểu hiện này kéo dài sẽ khiến cho cơ thể bị mất máu, trẻ mệt mỏi, xanh xao.

Thông tin thêm cho bạn: Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Phương pháp điều trị bệnh trĩ ở trẻ em

Đa số các trường hợp bệnh trĩ ở trẻ em đều có thể được cải thiện bằng cách thay đổi lối sống và điều chỉnh chế độ ăn uống. Với mong muốn điều trị bệnh triệt để và ngăn ngừa biến chứng, bác sĩ cũng có thể chỉ định điều trị nội khoa và can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên, hai phương pháp này thường rất hiếm được chỉ định.

Cải thiện bệnh trĩ ở trẻ em tại nhà

Cải thiện bệnh trĩ ở trẻ em tại nhà 1

➤ Ngâm và tắm bằng nước ấm: Phương pháp này giúp loại bỏ vi khuẩn, cải thiện tình trạng đau rát, ngứa ngày hậu môn cho trẻ. Để tăng thêm hiệu quả, cha mẹ nên thêm vài hạt muối để tăng tính sát khuẩn. Sau khi ngâm nước ấm, cha mẹ cần sử dụng khăn bông mềm để lau khô hậu môn cho con, tránh để ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến cho bệnh tiến triển nặng hơn.

➤ Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống: Không chỉ hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường bổ sung chất xơ vào thực đơn mỗi ngày cho bé còn giúp làm giảm áp lực lên vùng hậu môn, từ đó giúp giảm thiểu những cơn đau nhức, chảy máu khi đi tiêu. Bạn nên chủ động tăng cường ngũ cốc, trái cây, rau xanh… vào thực đơn ăn uống hàng ngày của bé.

Bạn có thể quan tâm: Bị trĩ cần ăn gì, kiêng ăn gì nhanh khỏi?

➤ Khuyến khích con thường xuyên vận động: Vận động là một trong những giải pháp góp phần điều hòa nhu động ruột, đẩy lùi triệu chứng của bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh phát triển nặng cũng như tái phát lại sau khi điều trị. Cha mẹ nên đồng hành cùng con trong các bài tập thể thao nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi như: đi bộ, chạy bộ, bơi lội…

➤ Chườm lạnh vùng hậu môn: Phương pháp này tác đọng trực tiếp đến các tế bào ở hậu môn từ đó giảm nhanh các triệu chứng đau rát, khó chịu. Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn của con, cha mẹ bọc vài viên đá trong khăn mềm rồi nhẹ nhàng chườm lên khu vực này. Lưu ý, không lên chườm đá trực tiếp lên vùng hậu môn sẽ gây kích ứng ở khu vực này.

Sử dụng các bài thuốc dân gian:

Cải thiện bệnh trĩ ở trẻ em tại nhà 2

+) Rau diếp cá: Rau diếp cá có đặc tính thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, sát trùng mạnh mẽ giúp hạn chế nhiễm trùng và ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn. Đặc biệt, trong loại ray này còn chứa hai hoạt chất quercetin và isoquercetin có tác dụng hỗ trợ làm bền thành mạch, thu nhỏ búi trĩ giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Cha mẹ có thể giã nát rau diếp cá để đắp trực tiếp lên vùng hậu môn hoặc nấu nước để vệ sinh hậu môn cho bé đều mang lại hiệu quả cải thiện bệnh rất tốt.

+) Lá trầu không: Cha mẹ có thể nấu nước lá trầu không để xông hoặc rửa hậu môn cho bé. Đây cũng là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả vì lá trầu không có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, chống nấm, giúp sát trùng và giảm ngứa hậu môn vô cùng hiệu quả. Đặc biệt, lá trầu không còn nổi tiếng với công dụng cầm máu, chính vì vậy, loại dược liệu này luôn có mặt trong các bài thuốc điều trị viêm nhiễm, lở loét và làm lành vết thương.

+) Lá cúc tần: Lá cúc tần có tác dụng cầm máu, giảm đau, chống viêm, sát trùng và tái tạo những vị trí tổn thương của bệnh trĩ. Để tăng hiệu quả trị bệnh, cha mẹ có thể sử dụng kết hợp với lá lốt, ngải cứu, lá sung, nghệ và đun nước để xông và vệ sinh hậu môn cho con.

Thông tin thêm cho bạn: Mẹo sử dụng cúc tần chữa bệnh trĩ

Điều trị bệnh trĩ ở trẻ em bằng thuốc Tây y

Điều trị bệnh trĩ ở trẻ em bằng thuốc Tây y 1

Hiện nay, có khá nhiều loại thuốc Tây y có thể điều trị bệnh trĩ ở trẻ em. Căn cứ vào cơ địa, thể trạng cùng mức độ bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bé sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) (bao gồm: acetaminophen, ibuprofen, naproxen) giúp xoa dịu nhanh chóng cảm giác đau rát hậu môn. Bạn có thể dễ dàng tìm mua các loại thuốc này tại hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc. Lưu ý, trẻ nhỏ không được dùng aspirin vì loại thuốc này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của thận.
  • Nhóm thuốc bôi trĩ tại chỗ dành cho trẻ em (preparation H, titanoreine, hemopropin, mỡ sinh cơ…) có tác dụng hạn chế sưng viêm, kiểm soát cơn đau và thúc đẩy búi trĩ co lại.
  • Nhóm thuốc đặt trĩ (aremta, avenoc, proctolog) thường được chỉ định cho trẻ em bị bệnh trĩ nội. Các loại thuốc này dễ dàng hòa tan trong nước và thẩm thấu nhanh chóng vào lớp lót tĩnh mạch trực tràng – hậu môn, từ đó triệt tiêu búi trĩ.

Thông thường, sau 1 – 2 tuần điều trị bệnh trĩ bằng thuốc Tây, các triệu chứng sẽ thuyên giảm rõ rệt. Tuy nhiên, nếu tình trạng của bé vẫn không được cải thiện, phụ huynh nên đưa con trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa.

Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc điều chỉnh hoặc cân nhắc thay đổi phương pháp phù hợp. Lưu ý, nếu cha mẹ chủ quan để bệnh trĩ của con yêu kéo dài, bé có thể gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng.

Xem thêm: Thuốc Tây chữa bệnh trĩ

Gel bôi trĩ Cotripro giúp co trĩ, giảm đau rát nhanh chóng, an toàn cho trẻ em

Cotripro là gel bôi trĩ chính hãng của Việt Nam, được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP.

Với các thành phần hoàn toàn từ tự nhiên như lá lốt, lá sung, cúc tần, ngải cứu… được áp dụng công nghệ chiết xuất tiên tiến nên đem lại tác dụng vượt trội so với các bài thuốc cổ truyền như đun lá để xông hay giã nhừ để đắp.

Gel bôi trĩ Cotripro giúp co trĩ, giảm đau rát nhanh chóng, an toàn cho trẻ em 1

Cotripro giúp chống viêm, diệt vi khuẩn, giúp co mạch, cầm máu từ đó săn se búi trĩ. Ngăn chặn các tĩnh mạch giãn ra quá mức từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát. Sản phẩm có tác dụng tại chỗ nhanh chóng, an toàn, dùng được cho cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em. Vì vậy ba mẹ có thể yên tâm khi cho bé dùng. Bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau khi dùng đủ liệu trình (3-5 tuýp tùy trường hợp nặng nhẹ).

Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY

Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ

Hy vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh đã có đủ thông tin về bệnh trĩ ở trẻ em để có hướng điều trị và phòng ngừa bệnh cho con mình. Cách tốt nhất để điều trị cũng như phòng ngừa căn bệnh này là xây dựng lối sống khoa học và duy trì chế độ ăn uống hợp lý. Cha mẹ hãy luôn quan tâm, chăm sóc con yêu thật cẩn thận nhằm kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường của trẻ liên quan đến vấn đề sức khỏe này.

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...