Bà bầu đại tiện ra máu có nguy hiểm không?
Bà bầu đại tiện ra máu là biểu hiện rất dễ gặp phải. Đây là một trong những thay đổi bất thường của chị em phụ nữ trong giai đoạn mang thai hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng trực tràng, hậu môn đang gặp vấn đề nên gây rất nhiều lo lắng, hoang mang cho bà bầu. Vậy tình trạng bà bầu đại tiện ra máu có nguy hiểm không và nên làm gì khi gặp phải tình trạng này?
Mục lục
Bà bầu đại tiện ra máu nguyên nhân do đâu?
Trong thời kỳ mang thai, đại tiện ra máu ở bà bầu xảy ra do nhiều nguyên nhân. Thường thấy nhất là do trực tràng và vùng hậu môn đang gặp vấn đề do sức nặng của thai nhi tạo áp lực lên các cơ quan vùng chậu, kết hợp với chế độ ăn uống thiếu chất xơ, ít vận động dẫn sẽ tới hiện tượng bà bầu đi vệ sinh ra máu.
Tình trạng bà bầu đại tiện ra máu thường liên quan đến một số vấn đề sức khỏe sau đây:
1. Táo bón
Hầu hết phụ nữ đều bị táo bón trong giai đoạn mang thai và nó có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng táo bón thai kỳ là do sự gia tăng đột ngột của các hormone trong cơ thể gây cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa. Táo bón khiến cho phân bị khô cứng khiến cho việc đẩy phân ra ngoài gặp nhiều khó khăn. Bà bầu sẽ phải dùng sức rất nhiều để đẩy phân ra ngoài dễ hơn. Phân cứng làm cho niêm mạc trực tràng hay hậu môn dễ bị tổn thương và chảy máu. Đây cũng chính là lý do khiến các mẹ bầu dễ bị đi ngoài ra máu.
Bạn cũng có thể bị táo bón hoặc khó chịu khi đi tiêu trong vài ngày sau khi sinh. Lần đi tiêu đầu tiên của bạn có thể bị đau nếu bạn bị rạch tầng sinh môn hoặc rách âm đạo.
Táo bón có thể do:
- Sự gia tăng của hormone progesterone trong thời kỳ mang thai làm hoạt động của nhu động ruột giảm mạnh
- Thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống.
- Các loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng axit, thuốc bổ sung sắt, canxi.
- Không uống đủ chất lỏng.
Để đảm bảo cho nhu động ruột hoạt động trơn tru, trước hết bạn nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày những thực phẩm giàu chất xơ và uống tối thiểu 2,5 lít nước mỗi ngày (gồm cả nước lọc, nước trái cây, sữa) và thậm chí nhiều hơn.
Cùng với đó, mẹ bầu cũng nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể bởi nếu chế độ ăn thiếu chất, mất cân bằng dinh dưỡng sẽ càng làm tăng nguy cơ táo bón ở bà bầu. Nếu như việc thay đổi chế độ dinh dưỡng vẫn không cải thiện được tình trạng táo bón mẹ bầu nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng an toàn cho phụ nữ mang thai.
Nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào khác, chẳng hạn như thuốc làm mềm phân, để điều trị chứng táo bón của bạn. Một số loại thuốc có thể không an toàn để dùng trong thai kỳ.
>>> Tham khảo thêm: Táo bón ra máu nên ăn gì để nhanh khỏi?
2. Bệnh trĩ
Có đến 50% phụ nữ mang thai mắc phải bệnh trĩ. Trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch ở trực tràng hay đơn giản là các tĩnh mạch trong trực tràng hậu môn bị sưng lên có kích thước từ nhỏ như hạt đậu cho đến lớn bằng quả nho và chúng có thể phát triển bên trong trực tràng (trĩ nội) hoặc nhô ra ngoài qua hậu môn (trĩ ngoại). Bạn có thể mắc phải bệnh trĩ trong bất kỳ giai đoạn nào khi mang thai, đặc biệt phổ biến vào 3 tháng giữa đến 3 tháng cuối của thai kỳ và ngay sau khi sinh con.
Bệnh trĩ khi mang thai có những biểu hiện không khác gì với bệnh trĩ mà bạn có thể gặp phải khi chưa mang thai. Tuy nhiên, bệnh trĩ trong giai đoạn mang thai có xu hướng làm cho các triệu chứng của bệnh trở lên trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh trĩ từ trước khi mang thai. Bệnh trĩ ở bà bầu hoàn toàn có thể biến mất sau khi sinh nở mà không cần điều trị gì vì nồng độ hormone, lượng máu và áp lực trong ổ bụng giảm sau khi sinh.
Bệnh trĩ khi mang thai do một số nguyên nhân sau:
- Tử cung ngày càng lớn của bạn gây áp lực lên các tĩnh mạch chậu và tĩnh mạch chủ dưới, một tĩnh mạch lớn ở bên phải của cơ thể nhận máu từ các chi dưới. Điều này có thể làm chậm quá trình lưu thông máu từ nửa dưới của cơ thể, làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch bên dưới tử cung và khiến chúng giãn ra hoặc sưng lên.
- Táo bón (một vấn đề phổ biến khác trong thời kỳ mang thai) cũng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh trĩ vì bạn có xu hướng căng thẳng khi đi cầu khó và việc rặn sẽ dẫn đến bệnh trĩ.
- Trong thời kỳ mang thai, progesterone làm giãn thành tĩnh mạch, cho phép chúng dễ dàng sưng lên. Progesterone cũng góp phần gây táo bón bằng cách làm chậm đường ruột của bạn.
Chính những nguyên nhân này khiến cho các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ tĩnh mạch suy yếu dần. Từ đó những búi trĩ được hình thành và dần tụt ra khỏi lỗ hậu môn. Bệnh trĩ không chỉ khiến cho bà bầu bị chảy máu khi đại tiện mà còn gây căng tức và đau rát hậu môn. Nếu bạn đã bị táo bón, bạn sẽ phải căng mình hơn để đi tiêu. Kết quả là, búi trĩ của bạn có thể to hơn bình thường và bắt đầu chảy máu. Đó là khi bạn có thể nhận thấy máu trong phân của mình.
Nếu chảy máu là do bệnh trĩ, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tăng lượng chất xơ và cũng yêu cầu bạn uống nhiều nước và chất lỏng hơn. Bác sĩ có thể cung cấp cho bạn một chất làm phồng phân để giúp làm mềm phân và giảm nhu cầu căng khi đi tiêu.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Dấu hiệu và cách chữa bệnh trĩ ở bà bầu
3. Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hâu môn là những vết nứt hình thành trên da xung quanh khu vực trực tràng thường gặp phải khi mà bạn bị táo bón thường xuyên làm cho bạn phải rặn nhiều hơn để đi tiêu. Trong hầu hết các trường hợp, nứt kẽ hậu môn xảy ra do táo bón.
Khi bạn tiếp tục gắng sức để đi tiêu phân, các vết nứt hậu môn có thể bị nứt, dẫn đến máu trong phân của bạn. Các vết nứt cũng vô cùng đau đớn. Để giúp giảm đau và khó chịu do vết nứt hậu môn, bác sĩ có thể đề nghị bạn đi tắm nước ấm và cũng tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị bạn thử thuốc làm phồng phân để giúp làm mềm phân và giảm bớt áp lực mà bạn phải sử dụng.
Ngoài ra, có nhiều loại thuốc mỡ khác nhau, chẳng hạn như Nifedipine và Nitroglycerin, cũng có thể giúp làm dịu vùng bị ảnh hưởng và chữa lành vết nứt nhanh hơn. Đảm bảo rằng bạn chỉ sử dụng chúng sau khi đã kiểm tra với bác sĩ. Trong một số trường hợp, khi các vết nứt không lành với bất kỳ hình thức điều trị nào, biện pháp cuối cùng là đi phẫu thuật. Nếu đúng như vậy, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đợi cho đến khi sinh xong rồi tiến hành phẫu thuật, nếu vẫn còn yêu cầu.
>>> Bạn có thể tham khảo: Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?
4. Chảy máu trực tràng
Đây là một trong những tình trạng rất phổ biến có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào trong đó có phụ nữ mang thai. Triệu chứng đặc trưng của chảy máu trực tràng đó là mẹ bầu bị ra máu khi đại tiện.
Nguyên nhân khiến trực tràng bị chảy máu có thể là do bệnh trĩ hay biến chứng của bệnh Crohn. Ngoài ra, viêm ruột, polyp hay ung thư đại trực tràng cũng là những bệnh lý liên quan.
Bên cạnh việc đi ngoài ra máu, bà bầu còn gặp các triệu chứng khác đi kèm. Điển hình như trực tràng căng cứng và đau nhức, cảm thấy chóng mặt hay choáng váng. Nguy hiểm hơn, tình trạng chảy máu trực tràng trở nên nghiêm trọng có thể khiến mẹ bầu ngất xỉu.
Bà bầu đại tiện ra máu có nguy hiểm không?
Bà bầu đại tiện ra máu cần theo dõi cẩn thận, nếu tình trạng này chỉ xuất hiện khoảng 1 – 2 ngày rồi biến mất thì có thể coi đó là bình thường nhưng nếu nó kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi cùng nhiều vấn đề phát sinh.
Đại tiện ra máu trong thời gian dài sẽ khiến cho bà bầu dễ gặp phải tình trạng thiếu máu và cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, xanh xao… Đặc biệt, khi cơ thể mẹ bị thiếu máu sẽ khiến cho thai nhi không được cung cấp đầy đủ lượng máu làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi khiến trẻ sinh ra bị còi cọc, nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Nặng nề hơn, cơ thể của mẹ mệt mỏi dẫn đến suy nhược cơ thể có thể dẫn đến nguy cơ dọa sảy, sinh non.
Nếu bị đại tiện ra máu do táo bón, mẹ bầu cần thận trọng hơn đặc biệt là trong giai đoạn mới mang thai. Bởi ở những tuần đầu thai kỳ, thai nhi chưa bám chắc vào tử cung nên việc cố gắng mót rặn để đại tiện có thể khiến bà bầu đối diện với nguy cơ sảy thai.
Còn nguyên nhân đại tiện ra máu ở bà bầu do chảy máu trực tràng là vấn đề khá nghiêm trọng và bà bàu cần thăm khám ngay để tìm ra nguyên nhân bệnh lý chính xác nhất từ đó có phương pháp can thiệp phù hợp theo chỉ dẫn của chuyên gia. Nếu bà bầu đại tiện ra máu do chảy máu trực tràng trong thời gian dài thì mẹ bầu phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng cả mẹ và thai nhi.
Tóm lại, khi gặp phải biểu hiện đại tiện ra máu mẹ bầu cần theo dõi cẩn thận xem nguyên nhân do đâu và tuyệt đối không được chủ quan, thờ ơ. Tiếp đó, nếu tình trạng này kéo dài vài ngày mẹ bầu nên đến phòng khám để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp điều trị bệnh thích hợp.
Bà bầu tuyệt đối không được tự ý dùng các loại thuốc điều trị bệnh khi chưa rõ nguyên nhân, điều này có thể gây hại cho cả mẹ và bé.
>>> Thông tin thêm cho bạn: Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Cách khắc phục tình trạng đại tiện ra máu ở bà bầu
Cách khắc phục hiệu quả tình trạng đại tiện ra máu ở bà bầu là thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Bà bầu cần lưu ý tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị hoặc tùy tiện áp dụng các bài thuốc chưa có cơ sở khoa học bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng đi ngoài ra máu cho mẹ bầu:
Giảm sự gia tăng áp lực cho vùng bụng
Để giảm sự gia tăng áp lực cho vùng bụng mẹ bầu nên thực hiện tư thế ngồi xổm khi đi vệ sinh, tránh đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài. Mỗi ngày, mẹ bầu nên dành khoảng 30 phút – 1 tiếng để thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng giúp thư giãn gân cốt và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn bài tập vận động phù hợp.
Có chế độ dinh dưỡng tốt
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp cân bằng dưỡng chất, giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu. Trong chế độ dinh dưỡng mỗi ngày, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ để cải thiện chức năng ruột già, tạo khối phân, làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón. Một số thực phẩm lý tưởng cho mẹ bầu giàu chất xơ phải kể đến là rau khoai lang, rau mồng tơi, táo lê, mâm xôi, cam, chuối, các loại ngũ cốc nguyên cám…
Lưu ý, bạn nên hạn chế các loại đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng và các loại đồ uống chứa nhiều chất kích thích bởi chúng không có lợi cho hệ tiêu hóa và có thể làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả cho quá trình điều trị đi ngoài ra máu được thuận lợi, các mẹ nên tránh xa đồ cay nóng, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ. Kể cả khi bệnh đã được điều trị khỏi, các mẹ cũng nên hạn chế ăn những loại đồ ăn này.
Tăng lượng nước bạn uống trong ngày, nước có thể là nước lọc, nước trái cây, sữa, món canh hầm… Khi bạn mang thai, cơ thể bạn mất rất nhiều nước, vì vậy điều quan trọng hơn là bạn phải cung cấp đủ nước cho cơ thể. Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể cũng là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng táo bón khi mang thai.
Tạo thói quen đi đại tiện theo giờ
Các mẹ nên tạo cho mình một thời gian biểu hợp lý để đi đại tiện, tốt nhất là mỗi sáng sau khi thức dậy hoặc sau mỗi bữa ăn. Nên đi tiêu sau khi dùng bữa vì khi này hoạt động của ruột kết sẽ đạt mức cao nhất. Nó sẽ gây ít căng thẳng hơn cho ruột kết của bạn và dẫn đến lượng máu trong phân ít hơn. Lưu ý là mẹ bầu không nên nhịn đi đại tiện, điều này sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém dần đi và dễ mắc bệnh đi ngoài ra máu hơn cũng như làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Vệ sinh hậu môn
Khi bị nứt hậu môn, trĩ các mẹ cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn, nếu không sẽ tạo điều kiện cho các ổ apxe hình thành, khiến hậu môn nóng rát, niêm mạc sưng đỏ, nặng hơn là kèm theo các ổ mủ chảy dịch. Hãy nhẹ nhàng khi lau hoặc lau khô vùng da đó để không làm tổn thương thêm vết nứt hoặc vết rách mà bạn có thể mắc phải. Thay vì chà xát vùng trực tràng cho khô, hãy vỗ nhẹ.
Tóm lại, bà bầu đi ngoài ra máu là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên các mẹ không được phép chủ quan và thờ ơ với hiện tượng này, bởi nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Để cải thiện tình trạng này, các mẹ nên có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Nếu bị bệnh, mẹ bầu cần đến thăm khám bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc – điều này sẽ giúp đảm bảo các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn có những tháng thai kì thật khỏe mạnh.
Bà bầu đại tiện ra máu có nguy hiểm không?
Bà bầu đại tiện ra máu là biểu hiện rất dễ gặp phải. Đây là một trong những thay đổi bất thường của chị em phụ nữ trong giai đoạn mang thai hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng trực tràng, hậu môn đang gặp vấn đề nên gây rất nhiều lo lắng, hoang mang cho bà bầu. Vậy tình trạng bà bầu đại tiện ra máu có nguy hiểm không và nên làm gì khi gặp phải tình trạng này?
Mục lục
Bà bầu đại tiện ra máu nguyên nhân do đâu?
Trong thời kỳ mang thai, đại tiện ra máu ở bà bầu xảy ra do nhiều nguyên nhân. Thường thấy nhất là do trực tràng và vùng hậu môn đang gặp vấn đề do sức nặng của thai nhi tạo áp lực lên các cơ quan vùng chậu, kết hợp với chế độ ăn uống thiếu chất xơ, ít vận động dẫn sẽ tới hiện tượng bà bầu đi vệ sinh ra máu.
Tình trạng bà bầu đại tiện ra máu thường liên quan đến một số vấn đề sức khỏe sau đây:
1. Táo bón
Hầu hết phụ nữ đều bị táo bón trong giai đoạn mang thai và nó có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng táo bón thai kỳ là do sự gia tăng đột ngột của các hormone trong cơ thể gây cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa. Táo bón khiến cho phân bị khô cứng khiến cho việc đẩy phân ra ngoài gặp nhiều khó khăn. Bà bầu sẽ phải dùng sức rất nhiều để đẩy phân ra ngoài dễ hơn. Phân cứng làm cho niêm mạc trực tràng hay hậu môn dễ bị tổn thương và chảy máu. Đây cũng chính là lý do khiến các mẹ bầu dễ bị đi ngoài ra máu.
Bạn cũng có thể bị táo bón hoặc khó chịu khi đi tiêu trong vài ngày sau khi sinh. Lần đi tiêu đầu tiên của bạn có thể bị đau nếu bạn bị rạch tầng sinh môn hoặc rách âm đạo.
Táo bón có thể do:
- Sự gia tăng của hormone progesterone trong thời kỳ mang thai làm hoạt động của nhu động ruột giảm mạnh
- Thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống.
- Các loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng axit, thuốc bổ sung sắt, canxi.
- Không uống đủ chất lỏng.
Để đảm bảo cho nhu động ruột hoạt động trơn tru, trước hết bạn nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày những thực phẩm giàu chất xơ và uống tối thiểu 2,5 lít nước mỗi ngày (gồm cả nước lọc, nước trái cây, sữa) và thậm chí nhiều hơn.
Cùng với đó, mẹ bầu cũng nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể bởi nếu chế độ ăn thiếu chất, mất cân bằng dinh dưỡng sẽ càng làm tăng nguy cơ táo bón ở bà bầu. Nếu như việc thay đổi chế độ dinh dưỡng vẫn không cải thiện được tình trạng táo bón mẹ bầu nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng an toàn cho phụ nữ mang thai.
Nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào khác, chẳng hạn như thuốc làm mềm phân, để điều trị chứng táo bón của bạn. Một số loại thuốc có thể không an toàn để dùng trong thai kỳ.
>>> Tham khảo thêm: Táo bón ra máu nên ăn gì để nhanh khỏi?
2. Bệnh trĩ
Có đến 50% phụ nữ mang thai mắc phải bệnh trĩ. Trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch ở trực tràng hay đơn giản là các tĩnh mạch trong trực tràng hậu môn bị sưng lên có kích thước từ nhỏ như hạt đậu cho đến lớn bằng quả nho và chúng có thể phát triển bên trong trực tràng (trĩ nội) hoặc nhô ra ngoài qua hậu môn (trĩ ngoại). Bạn có thể mắc phải bệnh trĩ trong bất kỳ giai đoạn nào khi mang thai, đặc biệt phổ biến vào 3 tháng giữa đến 3 tháng cuối của thai kỳ và ngay sau khi sinh con.
Bệnh trĩ khi mang thai có những biểu hiện không khác gì với bệnh trĩ mà bạn có thể gặp phải khi chưa mang thai. Tuy nhiên, bệnh trĩ trong giai đoạn mang thai có xu hướng làm cho các triệu chứng của bệnh trở lên trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh trĩ từ trước khi mang thai. Bệnh trĩ ở bà bầu hoàn toàn có thể biến mất sau khi sinh nở mà không cần điều trị gì vì nồng độ hormone, lượng máu và áp lực trong ổ bụng giảm sau khi sinh.
Bệnh trĩ khi mang thai do một số nguyên nhân sau:
- Tử cung ngày càng lớn của bạn gây áp lực lên các tĩnh mạch chậu và tĩnh mạch chủ dưới, một tĩnh mạch lớn ở bên phải của cơ thể nhận máu từ các chi dưới. Điều này có thể làm chậm quá trình lưu thông máu từ nửa dưới của cơ thể, làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch bên dưới tử cung và khiến chúng giãn ra hoặc sưng lên.
- Táo bón (một vấn đề phổ biến khác trong thời kỳ mang thai) cũng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh trĩ vì bạn có xu hướng căng thẳng khi đi cầu khó và việc rặn sẽ dẫn đến bệnh trĩ.
- Trong thời kỳ mang thai, progesterone làm giãn thành tĩnh mạch, cho phép chúng dễ dàng sưng lên. Progesterone cũng góp phần gây táo bón bằng cách làm chậm đường ruột của bạn.
Chính những nguyên nhân này khiến cho các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ tĩnh mạch suy yếu dần. Từ đó những búi trĩ được hình thành và dần tụt ra khỏi lỗ hậu môn. Bệnh trĩ không chỉ khiến cho bà bầu bị chảy máu khi đại tiện mà còn gây căng tức và đau rát hậu môn. Nếu bạn đã bị táo bón, bạn sẽ phải căng mình hơn để đi tiêu. Kết quả là, búi trĩ của bạn có thể to hơn bình thường và bắt đầu chảy máu. Đó là khi bạn có thể nhận thấy máu trong phân của mình.
Nếu chảy máu là do bệnh trĩ, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tăng lượng chất xơ và cũng yêu cầu bạn uống nhiều nước và chất lỏng hơn. Bác sĩ có thể cung cấp cho bạn một chất làm phồng phân để giúp làm mềm phân và giảm nhu cầu căng khi đi tiêu.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Dấu hiệu và cách chữa bệnh trĩ ở bà bầu
3. Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hâu môn là những vết nứt hình thành trên da xung quanh khu vực trực tràng thường gặp phải khi mà bạn bị táo bón thường xuyên làm cho bạn phải rặn nhiều hơn để đi tiêu. Trong hầu hết các trường hợp, nứt kẽ hậu môn xảy ra do táo bón.
Khi bạn tiếp tục gắng sức để đi tiêu phân, các vết nứt hậu môn có thể bị nứt, dẫn đến máu trong phân của bạn. Các vết nứt cũng vô cùng đau đớn. Để giúp giảm đau và khó chịu do vết nứt hậu môn, bác sĩ có thể đề nghị bạn đi tắm nước ấm và cũng tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị bạn thử thuốc làm phồng phân để giúp làm mềm phân và giảm bớt áp lực mà bạn phải sử dụng.
Ngoài ra, có nhiều loại thuốc mỡ khác nhau, chẳng hạn như Nifedipine và Nitroglycerin, cũng có thể giúp làm dịu vùng bị ảnh hưởng và chữa lành vết nứt nhanh hơn. Đảm bảo rằng bạn chỉ sử dụng chúng sau khi đã kiểm tra với bác sĩ. Trong một số trường hợp, khi các vết nứt không lành với bất kỳ hình thức điều trị nào, biện pháp cuối cùng là đi phẫu thuật. Nếu đúng như vậy, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đợi cho đến khi sinh xong rồi tiến hành phẫu thuật, nếu vẫn còn yêu cầu.
>>> Bạn có thể tham khảo: Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?
4. Chảy máu trực tràng
Đây là một trong những tình trạng rất phổ biến có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào trong đó có phụ nữ mang thai. Triệu chứng đặc trưng của chảy máu trực tràng đó là mẹ bầu bị ra máu khi đại tiện.
Nguyên nhân khiến trực tràng bị chảy máu có thể là do bệnh trĩ hay biến chứng của bệnh Crohn. Ngoài ra, viêm ruột, polyp hay ung thư đại trực tràng cũng là những bệnh lý liên quan.
Bên cạnh việc đi ngoài ra máu, bà bầu còn gặp các triệu chứng khác đi kèm. Điển hình như trực tràng căng cứng và đau nhức, cảm thấy chóng mặt hay choáng váng. Nguy hiểm hơn, tình trạng chảy máu trực tràng trở nên nghiêm trọng có thể khiến mẹ bầu ngất xỉu.
Bà bầu đại tiện ra máu có nguy hiểm không?
Bà bầu đại tiện ra máu cần theo dõi cẩn thận, nếu tình trạng này chỉ xuất hiện khoảng 1 – 2 ngày rồi biến mất thì có thể coi đó là bình thường nhưng nếu nó kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi cùng nhiều vấn đề phát sinh.
Đại tiện ra máu trong thời gian dài sẽ khiến cho bà bầu dễ gặp phải tình trạng thiếu máu và cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, xanh xao… Đặc biệt, khi cơ thể mẹ bị thiếu máu sẽ khiến cho thai nhi không được cung cấp đầy đủ lượng máu làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi khiến trẻ sinh ra bị còi cọc, nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Nặng nề hơn, cơ thể của mẹ mệt mỏi dẫn đến suy nhược cơ thể có thể dẫn đến nguy cơ dọa sảy, sinh non.
Nếu bị đại tiện ra máu do táo bón, mẹ bầu cần thận trọng hơn đặc biệt là trong giai đoạn mới mang thai. Bởi ở những tuần đầu thai kỳ, thai nhi chưa bám chắc vào tử cung nên việc cố gắng mót rặn để đại tiện có thể khiến bà bầu đối diện với nguy cơ sảy thai.
Còn nguyên nhân đại tiện ra máu ở bà bầu do chảy máu trực tràng là vấn đề khá nghiêm trọng và bà bàu cần thăm khám ngay để tìm ra nguyên nhân bệnh lý chính xác nhất từ đó có phương pháp can thiệp phù hợp theo chỉ dẫn của chuyên gia. Nếu bà bầu đại tiện ra máu do chảy máu trực tràng trong thời gian dài thì mẹ bầu phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng cả mẹ và thai nhi.
Tóm lại, khi gặp phải biểu hiện đại tiện ra máu mẹ bầu cần theo dõi cẩn thận xem nguyên nhân do đâu và tuyệt đối không được chủ quan, thờ ơ. Tiếp đó, nếu tình trạng này kéo dài vài ngày mẹ bầu nên đến phòng khám để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp điều trị bệnh thích hợp.
Bà bầu tuyệt đối không được tự ý dùng các loại thuốc điều trị bệnh khi chưa rõ nguyên nhân, điều này có thể gây hại cho cả mẹ và bé.
>>> Thông tin thêm cho bạn: Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Cách khắc phục tình trạng đại tiện ra máu ở bà bầu
Cách khắc phục hiệu quả tình trạng đại tiện ra máu ở bà bầu là thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Bà bầu cần lưu ý tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị hoặc tùy tiện áp dụng các bài thuốc chưa có cơ sở khoa học bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng đi ngoài ra máu cho mẹ bầu:
Giảm sự gia tăng áp lực cho vùng bụng
Để giảm sự gia tăng áp lực cho vùng bụng mẹ bầu nên thực hiện tư thế ngồi xổm khi đi vệ sinh, tránh đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài. Mỗi ngày, mẹ bầu nên dành khoảng 30 phút – 1 tiếng để thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng giúp thư giãn gân cốt và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn bài tập vận động phù hợp.
Có chế độ dinh dưỡng tốt
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp cân bằng dưỡng chất, giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu. Trong chế độ dinh dưỡng mỗi ngày, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ để cải thiện chức năng ruột già, tạo khối phân, làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón. Một số thực phẩm lý tưởng cho mẹ bầu giàu chất xơ phải kể đến là rau khoai lang, rau mồng tơi, táo lê, mâm xôi, cam, chuối, các loại ngũ cốc nguyên cám…
Lưu ý, bạn nên hạn chế các loại đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng và các loại đồ uống chứa nhiều chất kích thích bởi chúng không có lợi cho hệ tiêu hóa và có thể làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả cho quá trình điều trị đi ngoài ra máu được thuận lợi, các mẹ nên tránh xa đồ cay nóng, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ. Kể cả khi bệnh đã được điều trị khỏi, các mẹ cũng nên hạn chế ăn những loại đồ ăn này.
Tăng lượng nước bạn uống trong ngày, nước có thể là nước lọc, nước trái cây, sữa, món canh hầm… Khi bạn mang thai, cơ thể bạn mất rất nhiều nước, vì vậy điều quan trọng hơn là bạn phải cung cấp đủ nước cho cơ thể. Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể cũng là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng táo bón khi mang thai.
Tạo thói quen đi đại tiện theo giờ
Các mẹ nên tạo cho mình một thời gian biểu hợp lý để đi đại tiện, tốt nhất là mỗi sáng sau khi thức dậy hoặc sau mỗi bữa ăn. Nên đi tiêu sau khi dùng bữa vì khi này hoạt động của ruột kết sẽ đạt mức cao nhất. Nó sẽ gây ít căng thẳng hơn cho ruột kết của bạn và dẫn đến lượng máu trong phân ít hơn. Lưu ý là mẹ bầu không nên nhịn đi đại tiện, điều này sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém dần đi và dễ mắc bệnh đi ngoài ra máu hơn cũng như làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Vệ sinh hậu môn
Khi bị nứt hậu môn, trĩ các mẹ cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn, nếu không sẽ tạo điều kiện cho các ổ apxe hình thành, khiến hậu môn nóng rát, niêm mạc sưng đỏ, nặng hơn là kèm theo các ổ mủ chảy dịch. Hãy nhẹ nhàng khi lau hoặc lau khô vùng da đó để không làm tổn thương thêm vết nứt hoặc vết rách mà bạn có thể mắc phải. Thay vì chà xát vùng trực tràng cho khô, hãy vỗ nhẹ.
Tóm lại, bà bầu đi ngoài ra máu là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên các mẹ không được phép chủ quan và thờ ơ với hiện tượng này, bởi nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Để cải thiện tình trạng này, các mẹ nên có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Nếu bị bệnh, mẹ bầu cần đến thăm khám bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc – điều này sẽ giúp đảm bảo các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn có những tháng thai kì thật khỏe mạnh.