Khó đi vệ sinh sau khi mổ trĩ nguyên nhân do đâu?

Chào chuyên gia, Tôi vừa thực hiện mổ trĩ cách đây không lâu và hiện tại việc đi vệ sinh của tôi vẫn còn khá khó khăn. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của tôi cũng như khiến tôi vô cùng khó chịu, hoang mang và lo lắng. Vậy xin chuyên gia có thể tư vấn, giải đáp cho tôi: "Nguyên nhân khó đi vệ sinh sau môt trĩ là gì? Cũng như những biện pháp gì giúp cải thiện tình hình và tôi cũng cần lưu ý gì trong quá trình phục hồi sau mổ trĩ?" Tôi xin cảm ơn.

(Hoàng Văn Quyết, 57 tuổi)

Trả lời

Đầu tiên chúng tôi xin cảm ơn chú Quyết đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Những câu hỏi của chú sẽ được chuyên gia tư vấn và giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.

Nguyên nhân khó đi vệ sinh sau mổ trĩ là gì?

Tình trạng đi vệ sinh khó sau cắt trĩ là một trong những vấn đề gặp khá phổ biến. Trình trạng này khiến cho người bệnh luôn thấy khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống. Sau khi mổ trĩ khó đi vệ sinh có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một số nguyên nhân có thể kể đến như sau:

Do tác dụng phụ của thuốc

Sau khi mổ trĩ bác sĩ sẽ cho sử dụng một số loại thuốc giảm đau hay ngăn ngừa nguy cơ bị nghiễm trùng cho vết mổ. Những thuốc này sẽ giúp bệnh nhân giảm đâu và hạn chế được những biến chứng nguy hiểm do nghiễm trùng, tuy nhiên trong quá trình sử dụng thuốc sẽ gây nên những tác dụng phụ như gây khó hoặc không đi vệ sinh được. Hơn nữa trong quá trình mổ trĩ bác sĩ cũng sẽ sử dụng thêm thuốc tê để giúp giảm đau trong quá trình phẫu thuật nhưng điều này lại khiến cho cơ vòng trở nên lỏng lẻo dẫn đến tình trạng người bệnh sau khi mổ trĩ sẽ gặp vấn đề đi vệ sinh trở nên khó khắn hơn.

Do bị đau xung quanh vết mổ

Sau khi mổ trĩ thì khu vực xung quanh hậu môn sẽ thường xuyên bị đau nhức, điều này khiến cho cơ vòng bị co lại làm cho mỗi lần đi ngoài bệnh nhân thường sẽ bị đau nhức. Mỗi lần đi vệ sinh đều mang lại cảm giác đau do đó càng làm cho người bệnh không dám đi vệ sinh, lâu dần khiến xuất hiện tình trạng khó đi vệ sinh sau mổ trĩ. ☛ Tham khảo thêm tại: 5 dấu hiệu bệnh trĩ cần nhận biết sớm

Do không vận động sau mổ

Sau khi mổ trĩ rất nhiều người sợ đau hay sợ ảnh hưởng đến vết mổ mà thường chỉ hay nằm yên một chỗ. Điều này chỉ thích hợp trong thời gian ngay sau phẫu thuât. Còn nếu chỉ nằm yên sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đến hệ tiêu hóa, do quá trình lưu thông máu đến các bộ phận bị ảnh hưởng. Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng sẽ gây nên tình trạng táo bón từ đó làm cho việc đi vệ sinh trở nên khó khăn hơn.

Do chế độ ăn uống

Chế độ ăn sau mổ trĩ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng người bệnh khó đi vệ sinh. Thông thường sau khi mổ trĩ, các bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân sử dụng đồ ăn dạng lỏng, mềm dễ tiêu hóa sẽ giúp việc đi ngoài dễ dàng hơn. Còn nếu không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng thức ăn khó tiêu, khô cứng, nhiều dầu mỡ thì rất dễ gặp phải tình trạng này.

Do yếu tố tâm lý

Tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân khiến xuất hiện tình trạng bị khó đi vệ sinh sau mổ trĩ. Tâm lý sợ hãi, lo lắng sau khi mổ sẽ khiến thói quen đi đại tiện bị thay đổi khiến cho nước dịch ứ đọng khó đi vệ sinh. Bệnh nhân cũng sợ đi vệ sinh sẽ gây viêm nhiễm hậu môn nên không thể đi đại tiện như mong muốn. ☛ Thông tin thêm cho bạn: 9 Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ mà bạn không nên chủ quan

Cách khắc phục tình trạng khó đi vệ sinh sau mổ trĩ

Để giúp hạn chế cũng như khắc phục được tình trạng đi vệ sinh khó sau mổ trĩ một cách hiệu quả bạn có thể tham khảo một số cách khắc phục như sau:

Vệ sinh đúng cách vết mổ

Đây là vấn đề mà người bệnh cần đặc biệt chú ý vệ sinh sạch sẽ và giữ khô thoáng ở vết mổ, vùng hậu môn. Điều này là rất cần thiết, giúp bệnh nhân có thể kiểm soát được tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng vết thương sau mổ. Điều này sẽ giúp hạn chế được tối đa tình trạng khó đi vệ sinh sau mổ trĩ. Bệnh nhân nên sử dụng nước ấm pha thêm ít muối để làm lành vết thương. Đồng thời chú ý vệ sinh nhẹ nhàng để tránh làm chảy máu, tổn thương vị trí cắt trĩ. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên dùng giấy mềm để thấm nước vùng hậu môn, không được dùng giấy khô khiến vết thương bị trầy xước. Ngoài ra, bạn cần dùng dung dịch betadine 10% hoặc dung dịch xanh methylen,… để sát khuẩn, kích thích lành da non, giảm bớt ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn.

Có chế độ ăn uống khoa học

Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường các chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt đồng thời điều trị và phòng ngừa chứng táo – yếu tố gây nên tình trạng khó đi vệ sinh sau mổ và là nguyên nhân gián tiếp tiếp hàng đầu làm tái phát bệnh trĩ. Chất xơ có thể kể đến như: các loại rau xanh, các loại hạt ngũ cốc, củ, quả, hoa quả hay nước ép hoa quả, nước ép rau củ,... Ngoài ra thì người bệnh cũng cần kiêng các đồ ăn cay nóng như: tiêu, ớt, các chất kích thích, rượu bia nhằm phòng tránh tình trạng khó đi ngoài do táo bón cũng như gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phục hồi ☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh trĩ cần ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Nên vận động nhẹ nhàng

Sau khi cắt trĩ, người bệnh cần phải vận động nhẹ nhàng để giúp máu lưu thông từ đó việc đi ngoài cũng trở nên dễ dàng hơn. Nhưng bệnh nhân cũng không nên ngồi quá lâu gây áp lực lên vùng hậu môn, từ đó khiến tình trạng khó đi vệ sinh càng trở nên trầm trọng hơn. Hơn nữa, nên tránh chơi những bộ môn thể thao vận động mạnh như chạy bộ, bơi lội khiến cho vết thương bị nhiễm trùng và chảy máu nhiều hơn.

Không được kéo dài thời gian đi vệ sinh

Mặc dù sau khi mổ trĩ, nhiều người khó hoặc không đi đại tiện được nhưng bệnh nhân không nên kéo dài thời gian mỗi lần đi vệ sinh của mình. Đặc biệt là trong thời gian đó người bệnh không được sử dụng điện thoại trong khi đi đại tiện. Điều này này sẽ khiến cho thời gian đi đại tiện dài ra, gây ảnh hưởng đến vết thương và khiến vết mổ lâu lành.

Thực hiện tái khám theo đúng chỉ định

Sau khi mổ trĩ, điều quan trọng người bệnh nên tiến hành tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bệnh nhân có thể an tâm hơn và bác sĩ cũng dễ dàng phát hiện được những bất thường ở vết mổ, tránh tình trạng nhiễm trùng, tổn thương vị trí cắt trĩ. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách tư vấn, chăm sóc vết mổ để đảm bảo an toàn cũng như tránh được tình trạng khó đi vệ sinh sau mổ trĩ.

Những lưu ý sau khi mổ trĩ

Để có thể giúp việc hồi phục diễn ra nhanh hơn cũng như hạn chế được tình trạng khó đi vệ sinh sau mổ trĩ, người bệnh cần chú những lưu ý như sau:

Lưu ý những bất thường sau mổ trĩ

Sau khi mổ trĩ, nếu phát hiện thấy có những dấu hiệu bất thường sau thì cần thông báo ngay tới bác sĩ điều trị để có hướng giải quyết kịp thời:
  • Xuất hiện cảm giác đau khu vực hậu môn.
  • Sau mổ trĩ vài tuần, vết thương sẽ khô và chấm dứt tình trạng chảy dịch. Nhưng nếu hiện tượng này kéo dài không dứt thì người bệnh cần thăm khám để có hướng dẫn điều trị cụ thể.
  • Xuất hiện tình trạng đi ngoài lắt nhắt nhiều lần, mỗi lần chỉ đi được rất ít, có cảm giác đau và nặng hậu môn kéo dài.
  • Có hiện tượng ra máu cục.

Lưu ý việc sử dụng thuốc

Khác với quá trình điều trị bệnh trĩ, sau phẫu thuật vết mổ rất dễ bị nhiễm trùng nên việc tự ý dùng các cây thuốc dân gian hoặc các loại thuốc tự ý ngâm rửa hậu môn, vết thương với mong muốn nhanh lành là điều hoàn toàn sai lầm. Không tự ý bôi thêm thuốc, ngâm hậu môn trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Trong thời gian sau phẫu thuật, sử dụng thuốc và làm theo chỉ dẫn bác sĩ là cách tốt nhất giúp vết thương mau lành. ☛ Tham khảo thêm tại: Tổng hợp cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay

Không nên đi xe máy

Các bác sĩ thường luôn khuyến cáo người sau mổ trĩ không nên đi xe máy trong 2 tuần đầu sau khi phẫu thuật giúp vết thương hạn chế bị cọ xát, va chạm dẫn đến chảy máu.

Kiêng sinh hoạt vợ chồng

Người bệnh cần kiêng sinh hoạt vợ chồng, bởi điều này sẽ giúp vết mổ không bị va chạm và tổn thương, gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phục hồi bệnh. Hy vọng với những thông tin được chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp chú tìm ra được câu trả lời cho thắc mắc Nguyên nhân khó đi vệ sinh sau môt trĩ là gì? Cũng như những biện pháp gì giúp cải thiện tình hình và tôi cũng cần lưu ý gì trong quá trình phục hồi sau mổ trĩ?". Nếu tình trạng này của chú vẫn tiếp tục diễn ra kéo dài thì nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Câu hỏi liên quan

Xem thêm »
Loading...