Đau bụng đi ngoài ra máu có sao không? Khắc phục ra sao?

Chào chuyên gia, Mấy ngày hôm nay tôi có biểu hiện đau bụng và kèm theo tình trạng đi ngoài ra máu. Chuyên gia cho tôi hỏi như vậy có sao không và làm gì để khắc phục ạ. Mong chuyên gia giải đáp sớm giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

(Nguyễn Văn Nam - 35 tuổi, Cần Thơ)

Trả lời

Chào Nam! Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về hòm thư của chúng tôi. Về vấn đề mà bạn thắc mắc, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp ngắn gọn ngay trong nội dung dưới đây.

Đau bụng đi ngoài ra máu là triệu chứng của bệnh gì?

Biểu hiện đau bụng đi ngoài ra máu có liên quan tới nhiều bệnh lý về tiêu hóa, hậu môn, trực tràng. Để biết được mình mắc bệnh gì tốt nhất là bạn cần đi thăm khám để được kiểm tra, xét nghiệm cụ thể. Dưới đây, tôi sẽ giúp bạn liệt kê một số bệnh lý có biểu hiện đau bụng đi ngoài ra máu kèm và một số biểu hiện đi kèm như sau:
  • Táo bón là bệnh lý thường gặp phải ở nhiều độ tuổi do bổ sung chế độ dinh dưỡng không phù hợp, stress, rối loạn tiêu hóa... Khi bị táo bón người bệnh thường có biểu hiện đau bụng, gặp khó khăn trong việc đi đại tiện vì tình trạng phân khô, cứng. Bệnh kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu tươi, mệt mỏi, đau quặn bụng.
  • Bệnh trĩ: Người bệnh trĩ cũng gặp khó khăn trong việc đi đại tiện, đi ngoài ra máu tươi, đau rát hậu môn kèm theo những cơn đau bụng từng cơn. Tuy nhiên, đau bụng do trĩ khác hẳn với các cơn đau bụng khác, nó là cảm giác đau rát, khó chịu ở vùng bụng dưới gần khu vực hậu môn và đặc biệt đau khi đi vệ sinh, khi ngồi hoặc vận động mạnh gây chèn ép vào búi trĩ. Để hiểu hơn về bệnh trĩ bạn có thể tham khảo trong bài viết: Tất cả những điều cần biết về bệnh trĩ
  • Apxe hậu môn: Người bệnh thường có cảm giác đau quặn bụng dưới, đi ngoài ra máu, sưng tấy đỏ, đau rát hậu môn và có khi còn hình thành rãnh mủ...
  • Rối loạn tiêu hóa: Biểu hiện của bệnh là đau vùng bụng dưới kèm theo những cơn đau quặn quặn bụng và đi ngoài nhiều lần ra máu. Bệnh thường gặp khi ăn phải đồ ăn lạ, do dị ứng thức ăn hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc.
  • Ung thư trực tràng: Người bệnh sẽ có triệu chứng đau quặn bụng từng cơn, đi ngoài ra máu kèm theo biểu hiện buồn nôn, tức bụng, đi đại tiện nhiều lần trong ngày.
  • Polyp đại trực tràng: Polyp đại trực tràng gây ra những đau quặn bụng đi ngoài ra máu và không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác. Đây là bệnh lý hàng đầu dẫn tới ung thư đại trực tràng gây đe dọa đến tính mạng người bệnh.
  • Viêm đại tràng mãn tính: Người bệnh thường đi ngoài nhiều lần trong ngày (có thể là 3 - 4 lần), đi ngoài ra máu kèm theo chứng chướng bụng, đầy hơi...

Làm gì khi bị đau bụng đi ngoài ra máu?

Nếu biểu hiện đau bụng đi ngoài ra máu kéo dài từ 3 - 5 ngày bạn không nên chủ quan mà cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám cụ thể. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán đâu là nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài ra máu và từ đó bác sĩ sẽ có hướng dẫn phác đồ điều trị cụ thể  cho từng người. Với những trường hợp bị đau bụng đi ngoài ra máu cấp tính, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc kháng sinh có tác dụng giảm đau, hạn chế chảy máu hiệu quả. Còn với những trường hợp bị đau bụng đi ngoài ra máu do tổn thương bên trong, bộ phận ruột bị tổn thương do ung thư, viêm túi thừa, búi trĩ hoặc viêm ruột thì có thể cần can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa. Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả cao trong quá trình điều trị, bạn cần thực hiện thay đổi lối sống, sinh hoạt, chế độ ăn uống như sau: chat-xo
  • Bổ sung chế độ ăn uống cần khoa học, cân bằng dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời bổ sung chất xơ từ: rau xanh ( súp lơ xanh, rau dền, rau bina, bí đỏ…), các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân để hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn.
  • Chế biến các món ăn luộc hấp, hạn chế sử dụng đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, các món ăn cay nóng sẽ khiến cho hệ tiêu hóa cần hoạt động nhiều hơn và làm cho tình trạng bệnh ngày một nghiêm trọng hơn.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể, mỗi ngày uống từ 2 - 2,5 lít nước vừa giúp thanh lọc cơ thể và đồng thời giúp cho hệ tiêu hóa làm việc trơn tru hơn, hạn chế táo bón xảy ra.
  • Tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ, không nên rặn mạnh, nhịn đại tiện và ngồi quá lâu khi đi vệ sinh. Đặc biệt, thói quen rặn mạnh có thể gây tổn thương hậu môn cũng như đường tiêu hóa.
  • Sau đi vệ sinh cần lau rửa hậu môn sạch sẽ và lau vùng hậu môn nhẹ nhàng bằng khăn mềm, tránh để ẩm ướt dễ gây viêm nhiễm phát triển.
  • Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính cần điều trị sớm
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có ga, chất kích thích, thuốc lá…
>>> Bạn có thể tham khảo: Bệnh trĩ có uống bia được không?

Mẹo xử lý đau bụng đi ngoài ra máu tại nhà

Để giải quyết cấp tốc tình trạng đau bụng kèm theo đi ngoài ra máu ở thể nhẹ, bạn có thể tiến hành chăm sóc bản thân bằng một số mẹo đơn giản tại nhà. Dưới đây là một vài mẹo giúp giảm đau bụng đi ngoài ra máu mà bạn có thể áp dụng như:

1. Chườm nóng

Chườm nóng là liệu pháp thường được sử dụng để giúp giảm các cơn đau bụng cho người bệnh nhau chóng. Hơi nóng có tác dụng làm giãn các cơ và tăng cường lưu thông máu, kích thích hoạt động của nhu động ruột làm cho phân di chuyển dễ dàng hơn. Bạn có thể sử cho nước ấm vào túi chườm chuyên dụng hoặc vào chai để lăn quanh bụng cho đến khi cơn đau thuyên giảm. Lưu ý, chỉ sử dụng nước ấm, tránh dùng nước quá nóng có thể gây bỏng cho làn da vùng bụng.

2. Uống trà hoa cúc

Trà hoa cúc là có đặc tính kháng viêm, xoa dịu cơn đau nhức và dạ dày hiệu quả. Đây là loại thức uống thường được dùng để cải thiện các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, giúp giảm thiểu tình trạng đau bụng và đi ngoài ra máu.

3. Sử dụng mật ong và vừng đen

Mật ong có tác dụng nhuận tràng, giải độc vô cùng hiệu quả còn vừng đen có tác dụng sát khuẩn rất tốt. Khi kết hợp vừng đen với mật ong sẽ giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương bên trong cơ quan tiêu hóa. Cách sử dụng: Chuẩn bị khoảng 20g vừng đen đem xay thật nhuyễn kết hợp với 100g mật ong và thêm vào đó khoảng 200ml nước. Khuấy đều hỗn hợp và đun lửa nhỏ cho đến khi vừng đen ất cả khuấy đều và đun trên lửa nhỏ đến khi chín nhừ và đặc lại thì chia làm 2 lần và ăn trong ngày. Thực hiện đều đặn thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện. Tóm lại, để có thể cải thiện được tình trạng đau bụng đi ngoài ra máu, bạn nên theo dõi những biểu hiện đi kèm đồng thời đến gặp bác sĩ để thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính xác nhất. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin bổ ích nhất dành cho các bạn. Nếu còn thắc mắc gì thêm, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số Hotline 1800 6293 để được chuyên gia giải đáp trong thời gian sớm nhất. Chúc Nam sớm khỏi bệnh và luôn vui vẻ, mạnh khỏe và bình an.

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Câu hỏi liên quan

Xem thêm »
Loading...