Bệnh trĩ có đau bụng không? Cần làm gì khi bị bệnh trĩ?

Chào chuyên gia, Chuyên gia cho tôi hỏi khi bị bệnh trĩ có đau bụng không? Cần làm gì khi bị bệnh trĩ khi bị bệnh trĩ. Tôi xin cảm ơn.

(Trần Huy Hoàng, 35 tuổi, An Giang)

Trả lời

Chào bạn Huy Hoàng, Lời đầu tiên, teotri.vn xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chuyên mục Giải đáp của chúng tôi. Với thắc mắc của bạn về vấn đề: "Bệnh trĩ có đau bụng không? Cần làm gì khi bị bệnh trĩ?" chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Bệnh trĩ có gây đau bụng không?

Vị trí hình thành của bệnh trĩ

Bệnh trĩ (hay còn gọi là bệnh lòi dom) là căn bệnh khá phổ biến hiện nay xảy ra ở vùng hậu môn - trực tràng. Bệnh xảy ra do các đám rối ở tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị áp lực, lâu dần gây ứ màu và đến tình trạng phình giãn từ đó hình thành lên búi trĩ. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ là do thói quen rặn mạnh khi đi vệ sinh, thường xuyên ăn nhiều thực phẩm cay nóng, tính chất công việc phải ngồi lâu tại một chỗ, đứng nhiều, lao động nặng nhọc... Bệnh trĩ thường phân thành hai loại chính là: trĩ nội, trĩ ngoại. Các búi trĩ đều gây ra triệu chứng đau rát hậu môn và chảy máu khi đi đại tiện. Đối với bệnh trĩ nội, các búi trĩ thường hình thành ở bên trong ống trực tràng, nằm ở phía trên đường lược. Do đó mà người bệnh thường không thể phát hiện được các búi trĩ bằng mắt thường khi ở giai đoạn đầu. Thông thường, chỉ đến khi búi trĩ sa ra ngoài thì người bệnh mới có thể nhìn thấy búi trĩ nội bằng mắt thường. Đây chính là lý do khiến cho bệnh có cơ hội phát triển đến các giai đoạn nặng hơn. Còn với bệnh trĩ ngoại, người bệnh có thể nhìn được các búi trĩ bằng mắt thường ngay từ giai đoạn đầu vì chúng hình thành ở phía dưới đường lược tại hậu môn. Tuy nhiên, do bệnh phát triển ở khu vực nhạy cảm cùng với tâm lý chủ quan nên trĩ ngoại vẫn có cơ hội phát triển nặng.

Mắc bệnh trĩ có gây đau bụng không?

Bụng là phần ở bụng, chính là toàn bộ vùng mũi ức kéo dài xuống tận dưới đáy bụng (đáy xương chậu). Ổ bụng được chia thành 2 vùng chính là vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn) và vùng hạ vị (vùng bụng ở dưới rốn). Các phần nội tạng cơ bản trong ổ bụng đảm nhiệm chức vụ tiêu hóa tạo dưỡng chất để nuôi dưỡng cơ thể bao gồm: dạ dạy – Tá tràng, gan, lách, tuỵ tạng, hệ thống mật (đường dẫn mật và túi mật), ruột (đại tràng, ruột non, mạc treo, trực tràng, ống hậu môn), hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang). Với phụ nữ còn có tử cung, buồng trứng, vòi trứng, âm đạo. Theo góc nhìn chủ quan, do bệnh trĩ xuất hiện ở vùng ống hậu môn - trực tràng (nằm ở vùng bụng dưới), nên cũng có thể nói bệnh trĩ có gây đau bụng dưới tại vị trí trực tràng - hậu môn. Tuy nhiên, thực tế thì bệnh trĩ liên quan đến sự lưu thông máu của tĩnh mạch, động mạch trong khu vực trực tràng, hậu môn nên không gây đau bụng như các bệnh đường ruột khác. Người bệnh thường chỉ có cảm giác ĐAU RÁT, KHÓ CHỊU ở hậu môn và đặc biệt cơn đau xuất hiện nhiều hơn khi người bệnh nằm ngồi, vận động mạnh làm chèn ép vào các búi trĩ. Trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng khiến phân không thể thoát ra ngoài, gây nên tình trạng ứ đọng thì có thể khiến người bệnh bị đầy hơi, tức bụng nhẹ.
trieu-chung-dau-rat-hau-mon
Đau rát không chỉ xuất hiện khi đi đại tiện mà ngay cả khi đi lại hay ngồi cũng thấy khó chịu.

Cần làm gì khi bị bệnh trĩ?

Đầu tiên, khi xuất hiện một số biểu hiện của bệnh trĩ bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được chẩn đoán bệnh chính xác nhất từ đó sẽ giúp bạn đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Để chữa trị bệnh trĩ hiệu quả thì người bệnh cần xác định rõ mức độ bệnh nhẹ hay nặng ở thời điểm hiện tại để từ đó có các hướng điều trị với các loại thuốc uống hoặc các phương pháp cắt búi trĩ phù hợp. Điều trị càng sớm thì khả năng khỏi bệnh cũng như ngăn ngừa các biến chứng phát triển nặng càng cao. Khi bị bệnh trĩ, người bệnh thường được áp dụng các biện pháp điều trị theo từng cấp độ của bệnh như sau:

Biện pháp điều trị y tế

➤ Sử dụng thuốc Tây Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp có thể là thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc cầm máu. Điều quan trọng là người bệnh nên tuân thủ theo đúng đơn thuốc của bác sĩ về đúng liều lượng, không tự ý sử dụng thuốc hoặc thay đổi đơn thuốc mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ vì nó có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn và có thể khiến cho bệnh phát triển nặng hơn. ➤ Dùng các loại gel bôi trĩ điều trị tại chỗ Đây là phương pháp điều trị khá an toàn và hiệu quả. Gel bôi trĩ có tác dụng tại chỗ giúp nhanh chóng giảm bớt các triệu chứng của bệnh trĩ. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại gel bôi cho người bệnh trĩ. Để đảm bảo an toàn, bạn nên lựa chọn những sản phẩm có chiết xuất từ tự nhiên. Bạn có thể tham khảo sử dụng các loại kem bôi thảo dược đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, vừa an toàn lại hiệu quả nhanh. Gel bôi CotriPro được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP. Sản phẩm này giúp làm dịu mát và giảm ngứa rát, đau đớn, hỗ trợ làm teo búi trĩ hiệu quả. Cotripro sẽ giúp chấm dứt tình trạng chảy máu do bệnh nhân bị trĩ nhanh chóng khoảng 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp trĩ sa, trĩ lâu năm thì nên kiên trì dùng đều đặn từ 1-2 tháng để búi trĩ co dần lên. Sản phẩm có 2 dạng là dạng viên uống và dạng Gel bôi trĩ. Bạn có thể tìm mua sản phẩm TẠI ĐÂY ➤ Thắt trĩ bằng dây thun Đây là phương pháp điều trị bệnh trĩ phù hợp với các trường hợp mắc bệnh trĩ nội phát triển sang giai đoạn 2 và 3 (thời điểm mà các búi trĩ bắt đầu sa ra bên ngoài hậu môn rất khó chịu). Thắt búi trĩ sẽ giúp ngăn chặn máu vào nuôi dưỡng búi trĩ, theo thời gian búi trĩ sẽ tự dụng và vết thương sẽ lành trong khoảng một hoặc hai tuần sau. ➤ Cắt trĩ Cắt trĩ áp dụng cho những trường hợp bệnh trĩ ở giai đoạn nặng khi mà kích thước búi trĩ quá lớn không thể tự co vào bên trong hậu môn (ở bệnh trĩ nội) hoặc búi trĩ lớn chặn một phần hoặc toàn bộ lỗ hậu môn (biến chứng sa nghẹt búi trĩ ở bệnh trĩ ngoại).

Biện pháp điều trị tại nhà

➤ Chườm lạnh Đây là phương pháp giúp giảm đau tại chỗ khá hiệu quả. Bạn chỉ cần cho đá vào túi chườm hoặc bọc vào miếng vải sạch rồi chườm trực tiếp vào vùng hậu môn, búi trĩ sẽ thấy cảm giác ngứa rát tại vùng hậu môn giảm hẳn. ➤ Ngâm hậu môn trong nước ấm Sử dụng một chậu nước ấm thêm chút muối để tăng khả năng diệt khuẩn cho khu vực hậu môn. Bạn chỉ cần ngâm hậu môn vào chậu nước ấm từ 20 - 30 phút mỗi lần và thực hiện 2-3 lần/ngày sẽ giúp cho các tĩnh mạch ở hậu môn được giảm kích ứng, giúp thúc đẩy tuần hoàn máu. ➤ Thay đổi thói quen ăn uống che-do-dinh-duong
  • Uống đủ nước hàng ngày (tối thiểu 1,5 - 2lit/ngày): Bổ sung đủ nước cho cơ thể sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, loại trừ cặn bã trong ruột, làm mềm phân, củng cố thành tĩnh mạch, từ đó giúp giảm sưng đau do các búi trĩ gây ra.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, các loại chất xơ vào thực đơn hàng ngày nhằm hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp cho việc đào thải phân ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Không ăn đồ cay nóng, thức ăn nhiều gia vị cay nóng.
  • Không uống rượu bia hoặc đồ uống kích thích, đồ uống chứa cồn vì đây là các đồ uống có hại khiến bệnh trĩ phát triển nặng hơn.
Xem chi tiết: Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng gì?
➤ Thay đổi thói quen sinh hoạt phù hợp
  • Tạo một thói quen đi đại tiện vào một khung giờ trong ngày, không đi đại tiện quá lâu, không nhịn đại tiện, không rặn mạnh làm gia tăng áp lực lên hậu môn khiến cho bệnh phát triển nặng hơn.
  • Sau khi đi đại tiện nên vệ sinh hậu môn bằng nước và lau khô bằng khăn mềm. Tránh sử dụng giấy khô ráp làm cho búi trĩ thêm đau rát và chảy máu nhiều hơn, khiến tình trạng bệnh xấu đi.
  • Nếu công việc phải ngồi hoặc đứng quá lâu thì nên đứng dậy đi lại ít nhất 1,5 giờ/lần để vùng hậu môn - trực tràng tránh bị áp lực kéo dài.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh tình trạng mệt mỏi, làm việc quá sức khiến cơ thể chán ăn dẫn đến tình trạng táo bón.
  • Dành thời gian luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường trao đổi chất cho cơ thể, khí huyết lưu thông mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Người bị trĩ có thể lựa chọn những bộ môn thể thao vừa sức, dành thời gian luyện tập mỗi ngày để mau chóng cải thiện bệnh.
Để tìm hiểu chi tiết cách thực hiện từng phương pháp cắt trĩ mời bạn Hoàng tìm hiểu dưới đây: ➤ Tìm hiểu chi tiết: Tổng hợp các phương pháp chữa trị bệnh trĩ hiệu quả Với câu hỏi "khi bị bệnh trĩ có đau bụng không? Cần làm gì khi bị bệnh trĩ?" của bạn Hoàng, chúng tôi xin được giải đáp như trên. Hi vọng rằng những thông tin hữu ích với bạn. Chúc bạn cùng gia đình thật nhiều sức khỏe và bình an!

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Câu hỏi liên quan

Xem thêm »
Loading...