Cắt mổ trĩ có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng gì không?
Phẫu thuật cắt mổ trĩ được xem là phương án cuối cùng được tính đến khi mà các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Do đó rất nhiều người chuẩn bị hoặc đang có ý định cắt mổ trĩ có một băn khoăn, lo lắng đó là cắt mổ trĩ có nguy hiểm hay không? Có ảnh hưởng gì không? Vậy thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Khi nào thì nên cắt mổ trĩ?
Không phải bất cứ khi nào bị trĩ đều sử dụng phương pháp cắt mổ trĩ. Bởi đối với những bệnh trĩ đang trong giai đoạn đầu hoặc bệnh trĩ ở cấp độ 1, cấp độ 2 thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng những phương pháp dân gian hay sử dụng phương pháp điều trị bằng nội khoa cũng có thể giải quyết được vấn đề.
Bạn chỉ nên nghĩ đến phương pháp cắt mổ trĩ khi bệnh trĩ của bạn đang ở trĩ cấp độ 3 và trĩ cấp độ 4. Lúc này bệnh đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và nến không giải quyết triệt để có thể gây nên các hiện tượng gây sa ghẹt búi trĩ, hoại tử hậu môn, ngứa, sưng phồng hậu môn và chảy máu rất nhiều.
Trước đây khi nghĩ đến phẫu thuật trĩ là nhiều người cảm thấy sợ hãi bởi phẫu thuật thường sẽ rất đau đớn. Nhưng ngày này với sự phát triển của nền y học với nhiều kỹ thuật, máy móc hiện đại thì người bệnh sẽ ít biến chứng và an toàn hơn nhiều so với trước.
Có thể kể đến những phương pháp cắt mổ trĩ rất phổ biến hiện nay như: PPH (được tiến hành bằng máy khâu nối tự động); Longo (khâu đường vòng quanh búi trĩ trước khi cắt bỏ); sóng cao tần HCPT (áp dụng nguyên tắc nhiệt nội sinh); tia Laser (một loại thủ thuật ngoại trú)…
Cắt mổ trĩ có nguy hiểm, ảnh hưởng gì không?
Trên thực tế thì bất kỳ một phương pháp phẫu thuật cắt mổ trĩ nào dù được cho là an toàn đến đâu thì cũng có tỉ lệ rủi ro nhất định không thể tránh khỏi. Tuy nhiện việc cắt mổ trĩ nguy hiểm thế nào, gây ảnh thưởng thế nào thì còn tùy thuộc rất lớn vào phương pháp phẫu thuật, trình độ cũng như kinh nghiệm của bác sỹ. Ngoài ra có còn ảnh hưởng rất lớn bởi việc chăm sóc hậu phẫu thuật.
Dưới đây là một vài biến chứng sau cắt mổ trĩ bạn có thể gặp phải.
Xuất huyết
Sau khi thực hiện cắt trĩ khoảng 24 giờ bệnh nhân sẽ bị dấu hiệu này vì vết phẫu thuật còn mới dễ chảy máu. Đối với những bệnh nhân bị trĩ mãn tính, nếu co bóp bụng gây áp lực lên vết mổ sẽ khiến cho vết mổ bị xuất huyết và phải phẫu thuật lại (nhưng các bạn cũng không cần quá lo lắng bởi nó chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ khoảng 1% bệnh nhân).
Nhiễm trùng
Vết mổ trĩ nằm rất gần hậu môn, khu vực này lại thường xuyên phải tiếp xúc với các chất thải nên rất dễ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng. Để tránh nhiễm trùng bệnh nhân nên chú ý giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ. Thay bông gạc thường xuyên.
Những biến chứng này không nguy hiểm và có thể được khắc phục được nếu chú ý vệ sinh hàng ngày đúng và đúng cách nên các bạn không cần quá lo lắng.
>>> Bạn có thể tham khảo: Hướng dẫn cách xử lý vết mổ trĩ bị nhiễm trùng?
Bí tiểu, không đại tiện được
Cơ quan sinh dục rất gần hậu môn vì vậy khi mổ trĩ không thể tránh được tình trạng gây ảnh hưởng làm chèn vào đường tiểu khiến người bệnh bị bí tiểu thường xuyên. Ngoài ra cơ hậu môn cũng bị cứng chưa co bóp tốt do tác dụng của thuốc tê sau mổ vì vậy phân khó ra được.
Hẹp hậu môn
Tỷ lệ hẹp hậu môn sau mổ trĩ chiếm khoảng 10%. Hẹp hậu môn khiến người bệnh khó khăn khi đại tiện và cần phải phẫu thuật sớm.
Hẹp hậu môn sau mổ trĩ là khó tránh khỏi. Nguyên nhân có thể do rất nhiều yếu tố như trình độ bác sỹ, máy móc hay phương pháp phẫu thuật. Nhưng chúng ta cũng hoàn toàn có thể hạn chế được những biến chứng này. Vì thế có thể nói so với các hình thức mổ khác. Mổ trĩ không quá nguy hiểm, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm khi thực phẫu thuật mổ cắt trĩ.
Đau hậu môn
Cơn đau xuất hiện sau vài giờ khi thuốc gây tê hết tác dụng. Để khắc phục những cơn đau sau mổ trĩ. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau theo đúng sự chỉ định của các bác sỹ.
Cơn đau sau mổ trĩ thường không nguy hiểm, hầu như ai cũng từng gặp phải và sẽ tự thuyên giảm một vài ngày sau đó. Nếu cảm giác đau kéo dài thì bạn cần chú ý và cần đi khám sớm được giải quyết kịp thời
Sau cắt mổ trĩ bao lâu thì đỡ?
Với các phương pháp cắt trĩ hiện đại, có thể người bệnh sẽ được về nhà trong vài ngày điều trị. Hết thuốc mê, bệnh nhân sẽ thấy đau nhiều ở hậu môn. Tuy nhiên tình trạng này thường không kéo dài quá 5 ngày. Kèm với đó là hiện tượng chảy dịch. Thường trong vòng 1 tuần thì dịch sẽ khô và cảm giác đau ở hậu môn sẽ giảm hẳn.
Nếu được chăm sóc đúng cách và thể trạng tốt, có thể bạn chỉ cần 10-15 ngày để trở lại sinh hoạt bình thường. Ngược lại, có thể bạn phải mất từ 1- 2 tháng để lành bệnh nếu chăm sóc không đúng cách và thể trạng không tốt.
Cách chăm sóc bệnh trĩ sau mổ
Giảm cơn đau sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật đa số các bệnh nhân để sẽ cảm giác đau sau phẫu thuật. Do đó các bác sỹ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc giảm đau sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ đau hơn trong những ngày đầu khi vừa cắt mổ trĩ xong. Việc của bạn chỉ là tuân theo đúng như sự chỉ dẫn của các bác sỹ là được.
Ngoài ra thì bạn có thể sử dụng nước nóng để ngâm hậu môn. Đây cũng là cách giúp bạn giảm đau rất hiệu quả, mà cũng được các bác sỹ khuyên nên thực hiện. Mỗi ngày bạn nên thực hiện 2 đến 3 lần trong thời gian tuần đầu tiên sau phẫu thuật.
Thực hiện vệ sinh hậu môn hàng ngày
Để vết mổ sớm lành và tránh được những biến chứng đáng tiếc như xuất huyết hay bị nhiễm trùng thì việc hết sức quan trọng là bạn cần thực hiện vệ sinh hậu môn hàng ngày.
Bạn cần chú ý rằng vết mổ và hậu môn luôn phải đảm bảo khô ráo. Bạn cần sử dụng nước muối ấm lõng để rửa sạch vùng hậu môn. Trong quá trình rửa phải thật nhẹ nhàng tránh làm gây cọ sát mạnh và vết thương làm rỉ máu gây nhiễm trùng.
Sau đó bạn tiến hành sát khuẩn băng dung dịch betadine 10% hoặc dung dịch xanh methylen,… tùy theo sự chỉ định của bác sỹ. Cuối cùng là bạn cần băng vết thương lại bằng vải mềm. Chú ý không được sử dụng bất cứ loại thuốc nào mà không có sự chỉ định của bác sỹ.
Có chế độ ăn uống khoa học
Ngoài ra trong quá trình chăm sóc bệnh trĩ sau mổ thì một yếu tố cũng cần được quan tâm đến đó chính là điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày. Một chế độ ăn uống khoa học sẽ góp phần đẩy nhanh thời gian hồi phục của bạn.
Do đó với chế độ ăn uống hàng ngày các bạn cần tăng cường thêm nhiều rau xanh. Chế độ ăn với nhiều chất xơ sẽ giúp các bạn có thể phòng ngừa chứng táo bón. Bởi sau khi phẫu thuật mổ trĩ xong mà bạn vẫn thường xuyên bị táo bón thì khả năng bệnh trĩ bị tái phát rất cao.
Hơn nữa, bạn cần phải tránh những thực phẩm gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như thực phẩm cay nóng, hiều dầu mỡ hay sử dụng các chất kích thích như rượu, bia. Những chất này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục sau mổ trĩ của bạn.
Điều cuối cùng trong chế độ ăn uống mà bạn cần chú ý đó là nên uống nhiều nước khoảng từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày. Nước rất tốt cho cơ thể, nước giúp thanh lọc cơ thể cũng như hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Vận động nhẹ nhàng
Nhiều người nghĩ rằng để cho vết mổ sớm hồi phục thì họ cần phải tránh hoạt động. Điều này là đúng, bởi nếu bạn hoạt động mạnh rất dễ làm ảnh hưởng đến vết mổ. Tuy nhiến, nếu bạn không hoạt động mà chỉ nằm hoặc ngồi yên một chỗ trong khoảng thời gian dài thì lại không tốt cho bệnh. Bởi ngồi hay nằm nhiều sẽ gây áp lực lớn cho hậu môn sẽ không tốt cho việc phục hồi. Thay vào đó bạn nên thực hiện vận động nhè nhàng, điều này sẽ giúp bạn vết mổ trĩ sẽ nhanh chóng hồi phục hơn.
Tái khám đúng thời gian
Sau khi phẫu thuật mổ trĩ điều quan trọng là bạn cần tuân thủ đúng theo thời gian tái khám mà các bác sỹ đã chỉ định kể cả trong trường hợp vết mổ đang trong tình trạng tốt.
Ngoài ra bạn cần theo dõi chú ý đến những điều bất thường sau:
- Bạn cảm thấy đau ở vết thương kéo dài trong nhiều ngày không có dấu hiệu giảm, xuất hiện dịch nhày chảy nhiều.
- Thấy xuất hiện máu nhiều hoặc ra máu cục.
- Cảm thất đâu đau khi đại tiện và nặng ở vùng hậu môn.
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ với cách bạn trong bài viết trên bạn có thể phần nào yên tâm và không còn lo lắng khi thực hiện phẫu thuật cắt mổ trĩ. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Cắt mổ trĩ có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng gì không?
Phẫu thuật cắt mổ trĩ được xem là phương án cuối cùng được tính đến khi mà các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Do đó rất nhiều người chuẩn bị hoặc đang có ý định cắt mổ trĩ có một băn khoăn, lo lắng đó là cắt mổ trĩ có nguy hiểm hay không? Có ảnh hưởng gì không? Vậy thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Khi nào thì nên cắt mổ trĩ?
Không phải bất cứ khi nào bị trĩ đều sử dụng phương pháp cắt mổ trĩ. Bởi đối với những bệnh trĩ đang trong giai đoạn đầu hoặc bệnh trĩ ở cấp độ 1, cấp độ 2 thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng những phương pháp dân gian hay sử dụng phương pháp điều trị bằng nội khoa cũng có thể giải quyết được vấn đề.
Bạn chỉ nên nghĩ đến phương pháp cắt mổ trĩ khi bệnh trĩ của bạn đang ở trĩ cấp độ 3 và trĩ cấp độ 4. Lúc này bệnh đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và nến không giải quyết triệt để có thể gây nên các hiện tượng gây sa ghẹt búi trĩ, hoại tử hậu môn, ngứa, sưng phồng hậu môn và chảy máu rất nhiều.
Trước đây khi nghĩ đến phẫu thuật trĩ là nhiều người cảm thấy sợ hãi bởi phẫu thuật thường sẽ rất đau đớn. Nhưng ngày này với sự phát triển của nền y học với nhiều kỹ thuật, máy móc hiện đại thì người bệnh sẽ ít biến chứng và an toàn hơn nhiều so với trước.
Có thể kể đến những phương pháp cắt mổ trĩ rất phổ biến hiện nay như: PPH (được tiến hành bằng máy khâu nối tự động); Longo (khâu đường vòng quanh búi trĩ trước khi cắt bỏ); sóng cao tần HCPT (áp dụng nguyên tắc nhiệt nội sinh); tia Laser (một loại thủ thuật ngoại trú)…
Cắt mổ trĩ có nguy hiểm, ảnh hưởng gì không?
Trên thực tế thì bất kỳ một phương pháp phẫu thuật cắt mổ trĩ nào dù được cho là an toàn đến đâu thì cũng có tỉ lệ rủi ro nhất định không thể tránh khỏi. Tuy nhiện việc cắt mổ trĩ nguy hiểm thế nào, gây ảnh thưởng thế nào thì còn tùy thuộc rất lớn vào phương pháp phẫu thuật, trình độ cũng như kinh nghiệm của bác sỹ. Ngoài ra có còn ảnh hưởng rất lớn bởi việc chăm sóc hậu phẫu thuật.
Dưới đây là một vài biến chứng sau cắt mổ trĩ bạn có thể gặp phải.
Xuất huyết
Sau khi thực hiện cắt trĩ khoảng 24 giờ bệnh nhân sẽ bị dấu hiệu này vì vết phẫu thuật còn mới dễ chảy máu. Đối với những bệnh nhân bị trĩ mãn tính, nếu co bóp bụng gây áp lực lên vết mổ sẽ khiến cho vết mổ bị xuất huyết và phải phẫu thuật lại (nhưng các bạn cũng không cần quá lo lắng bởi nó chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ khoảng 1% bệnh nhân).
Nhiễm trùng
Vết mổ trĩ nằm rất gần hậu môn, khu vực này lại thường xuyên phải tiếp xúc với các chất thải nên rất dễ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng. Để tránh nhiễm trùng bệnh nhân nên chú ý giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ. Thay bông gạc thường xuyên.
Những biến chứng này không nguy hiểm và có thể được khắc phục được nếu chú ý vệ sinh hàng ngày đúng và đúng cách nên các bạn không cần quá lo lắng.
>>> Bạn có thể tham khảo: Hướng dẫn cách xử lý vết mổ trĩ bị nhiễm trùng?
Bí tiểu, không đại tiện được
Cơ quan sinh dục rất gần hậu môn vì vậy khi mổ trĩ không thể tránh được tình trạng gây ảnh hưởng làm chèn vào đường tiểu khiến người bệnh bị bí tiểu thường xuyên. Ngoài ra cơ hậu môn cũng bị cứng chưa co bóp tốt do tác dụng của thuốc tê sau mổ vì vậy phân khó ra được.
Hẹp hậu môn
Tỷ lệ hẹp hậu môn sau mổ trĩ chiếm khoảng 10%. Hẹp hậu môn khiến người bệnh khó khăn khi đại tiện và cần phải phẫu thuật sớm.
Hẹp hậu môn sau mổ trĩ là khó tránh khỏi. Nguyên nhân có thể do rất nhiều yếu tố như trình độ bác sỹ, máy móc hay phương pháp phẫu thuật. Nhưng chúng ta cũng hoàn toàn có thể hạn chế được những biến chứng này. Vì thế có thể nói so với các hình thức mổ khác. Mổ trĩ không quá nguy hiểm, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm khi thực phẫu thuật mổ cắt trĩ.
Đau hậu môn
Cơn đau xuất hiện sau vài giờ khi thuốc gây tê hết tác dụng. Để khắc phục những cơn đau sau mổ trĩ. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau theo đúng sự chỉ định của các bác sỹ.
Cơn đau sau mổ trĩ thường không nguy hiểm, hầu như ai cũng từng gặp phải và sẽ tự thuyên giảm một vài ngày sau đó. Nếu cảm giác đau kéo dài thì bạn cần chú ý và cần đi khám sớm được giải quyết kịp thời
Sau cắt mổ trĩ bao lâu thì đỡ?
Với các phương pháp cắt trĩ hiện đại, có thể người bệnh sẽ được về nhà trong vài ngày điều trị. Hết thuốc mê, bệnh nhân sẽ thấy đau nhiều ở hậu môn. Tuy nhiên tình trạng này thường không kéo dài quá 5 ngày. Kèm với đó là hiện tượng chảy dịch. Thường trong vòng 1 tuần thì dịch sẽ khô và cảm giác đau ở hậu môn sẽ giảm hẳn.
Nếu được chăm sóc đúng cách và thể trạng tốt, có thể bạn chỉ cần 10-15 ngày để trở lại sinh hoạt bình thường. Ngược lại, có thể bạn phải mất từ 1- 2 tháng để lành bệnh nếu chăm sóc không đúng cách và thể trạng không tốt.
Cách chăm sóc bệnh trĩ sau mổ
Giảm cơn đau sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật đa số các bệnh nhân để sẽ cảm giác đau sau phẫu thuật. Do đó các bác sỹ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc giảm đau sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ đau hơn trong những ngày đầu khi vừa cắt mổ trĩ xong. Việc của bạn chỉ là tuân theo đúng như sự chỉ dẫn của các bác sỹ là được.
Ngoài ra thì bạn có thể sử dụng nước nóng để ngâm hậu môn. Đây cũng là cách giúp bạn giảm đau rất hiệu quả, mà cũng được các bác sỹ khuyên nên thực hiện. Mỗi ngày bạn nên thực hiện 2 đến 3 lần trong thời gian tuần đầu tiên sau phẫu thuật.
Thực hiện vệ sinh hậu môn hàng ngày
Để vết mổ sớm lành và tránh được những biến chứng đáng tiếc như xuất huyết hay bị nhiễm trùng thì việc hết sức quan trọng là bạn cần thực hiện vệ sinh hậu môn hàng ngày.
Bạn cần chú ý rằng vết mổ và hậu môn luôn phải đảm bảo khô ráo. Bạn cần sử dụng nước muối ấm lõng để rửa sạch vùng hậu môn. Trong quá trình rửa phải thật nhẹ nhàng tránh làm gây cọ sát mạnh và vết thương làm rỉ máu gây nhiễm trùng.
Sau đó bạn tiến hành sát khuẩn băng dung dịch betadine 10% hoặc dung dịch xanh methylen,… tùy theo sự chỉ định của bác sỹ. Cuối cùng là bạn cần băng vết thương lại bằng vải mềm. Chú ý không được sử dụng bất cứ loại thuốc nào mà không có sự chỉ định của bác sỹ.
Có chế độ ăn uống khoa học
Ngoài ra trong quá trình chăm sóc bệnh trĩ sau mổ thì một yếu tố cũng cần được quan tâm đến đó chính là điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày. Một chế độ ăn uống khoa học sẽ góp phần đẩy nhanh thời gian hồi phục của bạn.
Do đó với chế độ ăn uống hàng ngày các bạn cần tăng cường thêm nhiều rau xanh. Chế độ ăn với nhiều chất xơ sẽ giúp các bạn có thể phòng ngừa chứng táo bón. Bởi sau khi phẫu thuật mổ trĩ xong mà bạn vẫn thường xuyên bị táo bón thì khả năng bệnh trĩ bị tái phát rất cao.
Hơn nữa, bạn cần phải tránh những thực phẩm gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như thực phẩm cay nóng, hiều dầu mỡ hay sử dụng các chất kích thích như rượu, bia. Những chất này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục sau mổ trĩ của bạn.
Điều cuối cùng trong chế độ ăn uống mà bạn cần chú ý đó là nên uống nhiều nước khoảng từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày. Nước rất tốt cho cơ thể, nước giúp thanh lọc cơ thể cũng như hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Vận động nhẹ nhàng
Nhiều người nghĩ rằng để cho vết mổ sớm hồi phục thì họ cần phải tránh hoạt động. Điều này là đúng, bởi nếu bạn hoạt động mạnh rất dễ làm ảnh hưởng đến vết mổ. Tuy nhiến, nếu bạn không hoạt động mà chỉ nằm hoặc ngồi yên một chỗ trong khoảng thời gian dài thì lại không tốt cho bệnh. Bởi ngồi hay nằm nhiều sẽ gây áp lực lớn cho hậu môn sẽ không tốt cho việc phục hồi. Thay vào đó bạn nên thực hiện vận động nhè nhàng, điều này sẽ giúp bạn vết mổ trĩ sẽ nhanh chóng hồi phục hơn.
Tái khám đúng thời gian
Sau khi phẫu thuật mổ trĩ điều quan trọng là bạn cần tuân thủ đúng theo thời gian tái khám mà các bác sỹ đã chỉ định kể cả trong trường hợp vết mổ đang trong tình trạng tốt.
Ngoài ra bạn cần theo dõi chú ý đến những điều bất thường sau:
- Bạn cảm thấy đau ở vết thương kéo dài trong nhiều ngày không có dấu hiệu giảm, xuất hiện dịch nhày chảy nhiều.
- Thấy xuất hiện máu nhiều hoặc ra máu cục.
- Cảm thất đâu đau khi đại tiện và nặng ở vùng hậu môn.
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ với cách bạn trong bài viết trên bạn có thể phần nào yên tâm và không còn lo lắng khi thực hiện phẫu thuật cắt mổ trĩ. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!