Trĩ ngoại tắc mạch có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Trĩ ngoại tắc mạch là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với nhiều hệ quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mình. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích về biến chứng này nhé!

Trĩ ngoại tắc mạch (trĩ ngoại nhồi máu) là gì?

Trĩ ngoại tắc mạch (trĩ ngoại nhồi máu) là gì? 1
Khối máu đông là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tắc mạch búi trĩ

Trĩ ngoại là một dạng của bệnh trĩ, xuất hiện khi các búi tĩnh mạch dưới vùng niêm mạc hậu môn bị căng giãn quá mức. Búi trĩ ngoại nằm ngay rìa hậu môn, được bao bọc bằng một lớp da mỏng nên người bệnh rất dễ phát hiện.

Tắc mạch trĩ ngoại (trĩ ngoại nhồi máu) là hiện tượng xuất hiện cục máu đông bên trong búi trĩ. Do kích thước của trĩ ngoại ngày càng lớn dẫn đến mạch máu tại vùng tổn thương bị vỡ, kích hoạt hệ thống đông máu của cơ thể. Quá trình này khiến cho búi trĩ sưng to, sung huyết ở bên trong và gây nên nhiều đau đớn cho người bệnh.

Khối máu đông phát triển từ tĩnh mạch nên sẽ trở thành vật cản không cho chất dinh dưỡng từ hệ thống này chảy ra ngoài. Bên cạnh đó, búi trĩ vẫn nhận máu nuôi dưỡng từ động mạch nên sẽ căng phồng lên một cách nhanh chóng.

Khi biến chứng tắc mạch không được cải thiện, các chất độc mà tế bào tiết ra sẽ dần ngấm vào vùng xung quanh búi trĩ ngoại, hình thành ổ viêm với 4 triệu chứng chính là sưng – nóng – đỏ – đau.

Nguyên nhân gây tắc mạch trĩ ngoại?

Bệnh trĩ gây nên những tổn thương ở vùng nhạy cảm nên người bệnh rất ngại đi khám, khiến cho bệnh ngày một tồi tệ hơn. Đặc biệt, những thói quen trong sinh hoạt hằng ngày lại trở thành nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tắc mạch trĩ ngoại càng trầm trọng.

  • Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ hàng đầu của tắc mạch trĩ. Cơ thể nặng nề khiến cho áp lực tác động lên vùng hậu môn càng lớn, rất dễ gây vỡ tĩnh mạch và hình thành huyết khối trong búi trĩ.
  • Chế độ ăn uống kém lành mạnh khi bạn ưu tiên thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ có thể kéo dài hiện tượng táo bón. Không chỉ vậy, những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê cũng khiến cho búi trĩ sưng to, rất dễ tạo nên cục máu đông.
  • Thói quen mang vác nặng, lao động quá sức hình thành áp lực lớn ở vùng thấp là hậu môn, lâu dần sẽ gây nên tình trạng tắc mạch tại búi trĩ ngoại.
  • Một số yếu tố thuận lợi khác như bệnh phình tĩnh mạch, mang thai tháng cuối cũng khiến cho bạn dễ bị trĩ ngoại nhồi máu hơn so với những người khác.

Triệu chứng nhận biết trĩ ngoại tắc mạch

Trĩ ngoại nằm hoàn toàn bên ngoài hậu môn nên chịu sự chi phối của dây thần kinh cảm giác, người bệnh sẽ cảm nhận rõ những triệu chứng mà bệnh gây ra. Bên cạnh đó, biến chứng tắc mạch còn khiến bạn khó chịu hơn gấp nhiều lần, thông qua một số dấu hiệu sau:

Đau dữ dội vùng hậu môn

Đau dữ dội vùng hậu môn 1
Biến chứng của trĩ ngoại gây nên nhiều đau đớn cho người bệnh

Khi bị trĩ ngoại tắc mạch, bạn sẽ phải chịu đau đớn tăng dần trong 5 – 6 ngày đầu. Trong thời gian này, cơn đau có thể khiến bạn không thể đi lại, ngồi xuống một cách bình thường. Thậm chí, đau rát còn tăng lên mỗi khi đi đại tiện làm cho bệnh nhân vô cùng lo lắng.

Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ giảm dần sau một vài ngay bởi phần niêm mạc tại chỗ nhồi máu sẽ bị hoại tử và hình thành những ổ xuất huyết. Ổ loét tạo ra cùng với sự chảy máu, ‘giải thoát’ khối máu đông. Kết quả của quá trình này chính là những mảnh da thừa còn sót lại trên bề mặt hậu môn.

Búi trĩ có màu sắc lạ

Búi trĩ có màu sắc lạ 1
Sự thay đổi về màu sắc búi trĩ là dấu hiệu chính để phát hiện tình trạng tắc mạch

Búi trĩ ngoại sưng to kèm theo sự thay đổi về màu sắc là dấu hiệu quan trọng để nhận biết tình trạng tắc mạch. Khi niêm mạc ở vị trí nhồi máu bị hoại tử, tại đây có thể chuyển sang màu xanh, tím hoặc đen, có kích thước tương tự hạt đậu, sờ nắn cứng, mật độ chắc.

Đây là một trong những triệu chứng chính của tắc mạch trĩ ngoại, thế nhưng bạn sẽ không thể phát hiện nếu quá ‘ngại ngùng’ và lơ là căn bệnh của mình. Vậy nên, hãy theo dõi tiến triển của vùng tổn thương và gặp bác sĩ để được tư vấn, xử lý kịp thời bạn nhé!

Cảm giác vướng víu, thắt chặt khi vận động

Kích thước búi trĩ ngày càng lớn cộng thêm sự xuất hiện của nhiều cục máu đông sẽ kích thích cơ vòng hậu môn đóng lại, thắt chặt búi trĩ. Giờ đây, bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu khi muốn đi cầu nhưng không thể nào đại tiện được.

Bên cạnh đó, sự ma sát giữa quần áo và búi trĩ sẽ gây ra nhiều bất tiện khi vận động trong đời sống hằng ngày. Trĩ ngoại tắc mạch làm tăng cảm giác vướng víu, khiến cho bệnh nhân cực kỳ tự ti, lo lắng đối với những động tác đơn giản nhất.

Không chỉ vậy, tắc mạch trĩ ngoại còn ảnh hưởng lên toàn cơ thể và tinh thần của bạn, biểu hiện bởi hội chứng thiếu máu: Hoa mắt chóng mặt, da xanh xao, mệt mỏi… và đặc biệt là sự sợ hãi, tâm trạng không thoải mái.

Trĩ ngoại tắc mạch có nguy hiểm không?

Trĩ ngoại tắc mạch có nguy hiểm không? 1
Hình ảnh thực tế mà minh họa của trĩ ngoại nhồi máu

Đối với tắc mạch trĩ ở giai đoạn sớm, biến chứng này không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu, tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của mình.

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm, trĩ ngoại tắc mạch có thể tiến triển thành viêm nhiễm hậu môn, hoại tử, nhiễm trùng,… Một hệ quả nghiêm trọng của biến chứng này đó chính là nhiễm trùng huyết, rất khó điều trị và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bạn!

Vậy nên, đối với bệnh nhân mắc trĩ ngoại, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.

Tắc mạch trĩ ngoại nên làm gì?

Khi bị trĩ ngoại tắc mạch, bạn không nên quá lo lắng mà hãy gặp bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và hướng dẫn chữa trị theo từng giai đoạn. Tùy thuộc vào tình trạng của búi trĩ, bệnh nhân sẽ được chỉ định các phương pháp phù hợp nhất.

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa 1
Điều trị nội khoa là phương pháp đơn giản, không xâm lấn

Đây là phương pháp điều trị được áp dụng cho bệnh tắc mạch trĩ ngoại ở mức độ nhẹ, khi mà các triệu chứng không quá rầm rộ và niêm mạc búi trĩ chưa bị hoại tử. Mục đích chính của điều trị nội khoa là giảm bớt khó chịu cho bệnh nhân, đồng thời ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.

Một số loại thuốc được chỉ định có thể kể đến như:

  • Thuốc chống viêm thường là dạng đặt hoặc gel bôi, có hoạt chất là corticoid dùng trong thời gian ngắn.
  • Thuốc giảm đau tại chỗ, có tác dụng tức thì nhằm làm dịu những cơn đau rát cho bệnh nhân.
  • Thuốc kháng sinh hạn chế tối đa hiện tượng viêm nhiễm có thể làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.
  • Thuốc chống phù thường được sử dụng là lợi tiểu, giảm sự sưng to và tăng kích thước của búi trĩ.
  • Thuốc chống táo bón không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng một vài ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Nội khoa là một phương pháp tiết kiệm chi phí, không xâm lấn nhưng có thể tạo ra nhiều tác dụng không mong muốn. Chính vì vậy, bạn nên uống thuốc đúng giờ, đúng liều và tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng phải duy trì lối sinh hoạt khoa học, ăn uống cân bằng, tập thể dục đều đặn để tăng cường hệ miễn dịch của mình. Nhằm giảm bớt những triệu chứng đau rát, ngứa ngáy, bạn có thể ngâm hậu môn bằng nước muối ấm 2 lần/ ngày và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng.

☛ Xem chi tiết: Bệnh trĩ nên uống thuốc gì?

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa 1
Phẫu thuật lấy khối máu đông được chỉ định khi bệnh ở giai đoạn nặng

Đối với những trường hợp trĩ ngoại nhồi máu bị hoại tử lớn, chảy máu nhiều và không đáp ứng với các phương pháp chữa trị trước đó thì phẫu thuật là điều cần thiết. Cách tối ưu nhất là bác sĩ sẽ lấy đi khối máu đông bên trong búi trĩ, được thực hiện thông qua những kỹ thuật hiện đại như:

  • Cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT dựa trên nguyên lý tạo nhiệt của sóng để cố định và thắt chặt búi trĩ, loại bỏ phần niêm mạc bị sa xuống. Ưu điểm của phương pháp này là không gây đau đớn, không chảy máu và tỷ lệ tái phát cực kỳ thấp.
  • Cắt trĩ ngoại tắc mạch bằng phương pháp PPH cũng được đánh giá cao thông qua việc dùng kim bấm chuyên dụng để ngăn chặn nguồn máu, khiến cho búi trĩ mất dinh dưỡng và rụng tự nhiên. Điểm cộng của kỹ thuật PPH là giảm đau đớn cho người bệnh, diện tích thương tổn ít và thời gian xuất viện nhanh.
Có thể thấy rằng, phương pháp ngoại khoa đã giải quyết hiệu quả bệnh trĩ ngoại tắc mạch. Thế nhưng, đây đều là những kỹ thuật hiện đại có chi phí cao, xâm lấn vào niêm mạc nên rất dễ để lại biến chứng sau mổ nếu không được chăm sóc đúng cách. Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng, cách tốt nhất là bạn nên chủ động chăm sóc sức khỏe ngay từ ban đầu.

Cách phòng bệnh trĩ ngoại tắc mạch

Đối với bệnh nhân bị trĩ ngoại, để phòng ngừa biến chứng tắc mạch, bạn nên xây dựng một kế hoạch lâu dài bằng cách thực hiện các lưu ý sau:

Ăn uống cân bằng, khoa học

Ăn uống cân bằng, khoa học 1
Nên duy trì chế độ ăn giàu chất xơ để tránh hiện tượng táo bón

Mục tiêu chính của việc xây dựng chế độ ăn khoa học đó chinh là ngăn ngừa tình trạng táo bón, cải thiện kích thước của búi trĩ. Trong các bữa ăn hằng ngày, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, khoai lang, hạt có dầu,… Đồng thời, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để bôi trơn hệ tiêu hóa của bạn.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tuyệt đối tránh xa những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và thuốc lá, đồ uống kích thích. Duy trì một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp bạn giảm thiểu được áp lực lên vùng hậu môn, điều trị bệnh được hiệu quả hơn.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thực đơn hàng ngày cho người bệnh trĩ

Tăng cường tập luyện thể lực

Đầu tiên, bạn cần thay đổi những thói quen xấu thường ngày như ngồi nhiều, đứng lâu, mang vác vật nặng… Thay vào đó, hãy thử tập những bài yoga nhẹ nhàng để kích thích nhu động ruột cũng như cải thiện chức năng tiêu hóa.

Ngoài ra, bạn cũng nên giữ cho tâm trạng thoải mái, tránh hiện tượng lo lắng quá mức. Hãy cân bằng giữa công việc và cuộc sống để chăm sóc sức khỏe của mình thật tốt bạn nhé!

Cotripro – giải pháp ngăn ngừa tắc mạch trĩ ngoại hiệu quả

Cotripro – giải pháp ngăn ngừa tắc mạch trĩ ngoại hiệu quả 1

Khi bị trĩ ngoại, việc chống viêm, giảm đau, chống nhiễm khuẩn cho búi trĩ là cực kỳ cần thiết. Để ngăn ngừa biến chứng tắc mạch trĩ ngoại, bạn nên sử dụng Cotripro gel – một sản phẩm an toàn, lành tính cho người bị bệnh trĩ.

Được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, Cotripro là sự kết hợp hoàn hảo của những tinh chất quý có trong nhiều loại thảo dược quen thuộc như cúc tần, nghệ tươi, lá lốt, quả sung,… Cotripro sẽ tác động trực tiếp lên búi trĩ, làm săn se, tăng sức bền thành mạch, từ đó giảm thiểu nguy cơ hình thành cục máu đông.

Đặc biệt, sản phẩm này rất phù hợp để hỗ trợ điều trị trĩ ngoại giai đoạn sớm, dành riêng cho những đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người bị dị ứng thuốc Tây… Chỉ cần sử dụng Cotripro trong vòng 3 – 5 ngày là bạn đã thấy sự thay đổi rõ rệt của búi trĩ rồi đấy!

Lời kết

Trĩ ngoại tắc mạch là một nỗi ám ảnh với nhiều người bị bệnh trĩ, cần được phát hiện và điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Mong rằng, qua những thông tin trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về biến chứng của trĩ ngoại, từ đó chú ý đến các dấu hiệu quan trọng để có được phương pháp chữa trị hiệu quả nhất!

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Trĩ ngoại tắc mạch có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Trĩ ngoại tắc mạch là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với nhiều hệ quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mình. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích về biến chứng này nhé!

Trĩ ngoại tắc mạch (trĩ ngoại nhồi máu) là gì?

Trĩ ngoại tắc mạch (trĩ ngoại nhồi máu) là gì? 1
Khối máu đông là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tắc mạch búi trĩ

Trĩ ngoại là một dạng của bệnh trĩ, xuất hiện khi các búi tĩnh mạch dưới vùng niêm mạc hậu môn bị căng giãn quá mức. Búi trĩ ngoại nằm ngay rìa hậu môn, được bao bọc bằng một lớp da mỏng nên người bệnh rất dễ phát hiện.

Tắc mạch trĩ ngoại (trĩ ngoại nhồi máu) là hiện tượng xuất hiện cục máu đông bên trong búi trĩ. Do kích thước của trĩ ngoại ngày càng lớn dẫn đến mạch máu tại vùng tổn thương bị vỡ, kích hoạt hệ thống đông máu của cơ thể. Quá trình này khiến cho búi trĩ sưng to, sung huyết ở bên trong và gây nên nhiều đau đớn cho người bệnh.

Khối máu đông phát triển từ tĩnh mạch nên sẽ trở thành vật cản không cho chất dinh dưỡng từ hệ thống này chảy ra ngoài. Bên cạnh đó, búi trĩ vẫn nhận máu nuôi dưỡng từ động mạch nên sẽ căng phồng lên một cách nhanh chóng.

Khi biến chứng tắc mạch không được cải thiện, các chất độc mà tế bào tiết ra sẽ dần ngấm vào vùng xung quanh búi trĩ ngoại, hình thành ổ viêm với 4 triệu chứng chính là sưng – nóng – đỏ – đau.

Nguyên nhân gây tắc mạch trĩ ngoại?

Bệnh trĩ gây nên những tổn thương ở vùng nhạy cảm nên người bệnh rất ngại đi khám, khiến cho bệnh ngày một tồi tệ hơn. Đặc biệt, những thói quen trong sinh hoạt hằng ngày lại trở thành nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tắc mạch trĩ ngoại càng trầm trọng.

  • Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ hàng đầu của tắc mạch trĩ. Cơ thể nặng nề khiến cho áp lực tác động lên vùng hậu môn càng lớn, rất dễ gây vỡ tĩnh mạch và hình thành huyết khối trong búi trĩ.
  • Chế độ ăn uống kém lành mạnh khi bạn ưu tiên thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ có thể kéo dài hiện tượng táo bón. Không chỉ vậy, những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê cũng khiến cho búi trĩ sưng to, rất dễ tạo nên cục máu đông.
  • Thói quen mang vác nặng, lao động quá sức hình thành áp lực lớn ở vùng thấp là hậu môn, lâu dần sẽ gây nên tình trạng tắc mạch tại búi trĩ ngoại.
  • Một số yếu tố thuận lợi khác như bệnh phình tĩnh mạch, mang thai tháng cuối cũng khiến cho bạn dễ bị trĩ ngoại nhồi máu hơn so với những người khác.

Triệu chứng nhận biết trĩ ngoại tắc mạch

Trĩ ngoại nằm hoàn toàn bên ngoài hậu môn nên chịu sự chi phối của dây thần kinh cảm giác, người bệnh sẽ cảm nhận rõ những triệu chứng mà bệnh gây ra. Bên cạnh đó, biến chứng tắc mạch còn khiến bạn khó chịu hơn gấp nhiều lần, thông qua một số dấu hiệu sau:

Đau dữ dội vùng hậu môn

Đau dữ dội vùng hậu môn 1
Biến chứng của trĩ ngoại gây nên nhiều đau đớn cho người bệnh

Khi bị trĩ ngoại tắc mạch, bạn sẽ phải chịu đau đớn tăng dần trong 5 – 6 ngày đầu. Trong thời gian này, cơn đau có thể khiến bạn không thể đi lại, ngồi xuống một cách bình thường. Thậm chí, đau rát còn tăng lên mỗi khi đi đại tiện làm cho bệnh nhân vô cùng lo lắng.

Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ giảm dần sau một vài ngay bởi phần niêm mạc tại chỗ nhồi máu sẽ bị hoại tử và hình thành những ổ xuất huyết. Ổ loét tạo ra cùng với sự chảy máu, ‘giải thoát’ khối máu đông. Kết quả của quá trình này chính là những mảnh da thừa còn sót lại trên bề mặt hậu môn.

Búi trĩ có màu sắc lạ

Búi trĩ có màu sắc lạ 1
Sự thay đổi về màu sắc búi trĩ là dấu hiệu chính để phát hiện tình trạng tắc mạch

Búi trĩ ngoại sưng to kèm theo sự thay đổi về màu sắc là dấu hiệu quan trọng để nhận biết tình trạng tắc mạch. Khi niêm mạc ở vị trí nhồi máu bị hoại tử, tại đây có thể chuyển sang màu xanh, tím hoặc đen, có kích thước tương tự hạt đậu, sờ nắn cứng, mật độ chắc.

Đây là một trong những triệu chứng chính của tắc mạch trĩ ngoại, thế nhưng bạn sẽ không thể phát hiện nếu quá ‘ngại ngùng’ và lơ là căn bệnh của mình. Vậy nên, hãy theo dõi tiến triển của vùng tổn thương và gặp bác sĩ để được tư vấn, xử lý kịp thời bạn nhé!

Cảm giác vướng víu, thắt chặt khi vận động

Kích thước búi trĩ ngày càng lớn cộng thêm sự xuất hiện của nhiều cục máu đông sẽ kích thích cơ vòng hậu môn đóng lại, thắt chặt búi trĩ. Giờ đây, bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu khi muốn đi cầu nhưng không thể nào đại tiện được.

Bên cạnh đó, sự ma sát giữa quần áo và búi trĩ sẽ gây ra nhiều bất tiện khi vận động trong đời sống hằng ngày. Trĩ ngoại tắc mạch làm tăng cảm giác vướng víu, khiến cho bệnh nhân cực kỳ tự ti, lo lắng đối với những động tác đơn giản nhất.

Không chỉ vậy, tắc mạch trĩ ngoại còn ảnh hưởng lên toàn cơ thể và tinh thần của bạn, biểu hiện bởi hội chứng thiếu máu: Hoa mắt chóng mặt, da xanh xao, mệt mỏi… và đặc biệt là sự sợ hãi, tâm trạng không thoải mái.

Trĩ ngoại tắc mạch có nguy hiểm không?

Trĩ ngoại tắc mạch có nguy hiểm không? 1
Hình ảnh thực tế mà minh họa của trĩ ngoại nhồi máu

Đối với tắc mạch trĩ ở giai đoạn sớm, biến chứng này không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu, tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của mình.

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm, trĩ ngoại tắc mạch có thể tiến triển thành viêm nhiễm hậu môn, hoại tử, nhiễm trùng,… Một hệ quả nghiêm trọng của biến chứng này đó chính là nhiễm trùng huyết, rất khó điều trị và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bạn!

Vậy nên, đối với bệnh nhân mắc trĩ ngoại, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.

Tắc mạch trĩ ngoại nên làm gì?

Khi bị trĩ ngoại tắc mạch, bạn không nên quá lo lắng mà hãy gặp bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và hướng dẫn chữa trị theo từng giai đoạn. Tùy thuộc vào tình trạng của búi trĩ, bệnh nhân sẽ được chỉ định các phương pháp phù hợp nhất.

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa 1
Điều trị nội khoa là phương pháp đơn giản, không xâm lấn

Đây là phương pháp điều trị được áp dụng cho bệnh tắc mạch trĩ ngoại ở mức độ nhẹ, khi mà các triệu chứng không quá rầm rộ và niêm mạc búi trĩ chưa bị hoại tử. Mục đích chính của điều trị nội khoa là giảm bớt khó chịu cho bệnh nhân, đồng thời ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.

Một số loại thuốc được chỉ định có thể kể đến như:

  • Thuốc chống viêm thường là dạng đặt hoặc gel bôi, có hoạt chất là corticoid dùng trong thời gian ngắn.
  • Thuốc giảm đau tại chỗ, có tác dụng tức thì nhằm làm dịu những cơn đau rát cho bệnh nhân.
  • Thuốc kháng sinh hạn chế tối đa hiện tượng viêm nhiễm có thể làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.
  • Thuốc chống phù thường được sử dụng là lợi tiểu, giảm sự sưng to và tăng kích thước của búi trĩ.
  • Thuốc chống táo bón không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng một vài ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Nội khoa là một phương pháp tiết kiệm chi phí, không xâm lấn nhưng có thể tạo ra nhiều tác dụng không mong muốn. Chính vì vậy, bạn nên uống thuốc đúng giờ, đúng liều và tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng phải duy trì lối sinh hoạt khoa học, ăn uống cân bằng, tập thể dục đều đặn để tăng cường hệ miễn dịch của mình. Nhằm giảm bớt những triệu chứng đau rát, ngứa ngáy, bạn có thể ngâm hậu môn bằng nước muối ấm 2 lần/ ngày và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng.

☛ Xem chi tiết: Bệnh trĩ nên uống thuốc gì?

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa 1
Phẫu thuật lấy khối máu đông được chỉ định khi bệnh ở giai đoạn nặng

Đối với những trường hợp trĩ ngoại nhồi máu bị hoại tử lớn, chảy máu nhiều và không đáp ứng với các phương pháp chữa trị trước đó thì phẫu thuật là điều cần thiết. Cách tối ưu nhất là bác sĩ sẽ lấy đi khối máu đông bên trong búi trĩ, được thực hiện thông qua những kỹ thuật hiện đại như:

  • Cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT dựa trên nguyên lý tạo nhiệt của sóng để cố định và thắt chặt búi trĩ, loại bỏ phần niêm mạc bị sa xuống. Ưu điểm của phương pháp này là không gây đau đớn, không chảy máu và tỷ lệ tái phát cực kỳ thấp.
  • Cắt trĩ ngoại tắc mạch bằng phương pháp PPH cũng được đánh giá cao thông qua việc dùng kim bấm chuyên dụng để ngăn chặn nguồn máu, khiến cho búi trĩ mất dinh dưỡng và rụng tự nhiên. Điểm cộng của kỹ thuật PPH là giảm đau đớn cho người bệnh, diện tích thương tổn ít và thời gian xuất viện nhanh.
Có thể thấy rằng, phương pháp ngoại khoa đã giải quyết hiệu quả bệnh trĩ ngoại tắc mạch. Thế nhưng, đây đều là những kỹ thuật hiện đại có chi phí cao, xâm lấn vào niêm mạc nên rất dễ để lại biến chứng sau mổ nếu không được chăm sóc đúng cách. Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng, cách tốt nhất là bạn nên chủ động chăm sóc sức khỏe ngay từ ban đầu.

Cách phòng bệnh trĩ ngoại tắc mạch

Đối với bệnh nhân bị trĩ ngoại, để phòng ngừa biến chứng tắc mạch, bạn nên xây dựng một kế hoạch lâu dài bằng cách thực hiện các lưu ý sau:

Ăn uống cân bằng, khoa học

Ăn uống cân bằng, khoa học 1
Nên duy trì chế độ ăn giàu chất xơ để tránh hiện tượng táo bón

Mục tiêu chính của việc xây dựng chế độ ăn khoa học đó chinh là ngăn ngừa tình trạng táo bón, cải thiện kích thước của búi trĩ. Trong các bữa ăn hằng ngày, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, khoai lang, hạt có dầu,… Đồng thời, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để bôi trơn hệ tiêu hóa của bạn.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tuyệt đối tránh xa những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và thuốc lá, đồ uống kích thích. Duy trì một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp bạn giảm thiểu được áp lực lên vùng hậu môn, điều trị bệnh được hiệu quả hơn.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thực đơn hàng ngày cho người bệnh trĩ

Tăng cường tập luyện thể lực

Đầu tiên, bạn cần thay đổi những thói quen xấu thường ngày như ngồi nhiều, đứng lâu, mang vác vật nặng… Thay vào đó, hãy thử tập những bài yoga nhẹ nhàng để kích thích nhu động ruột cũng như cải thiện chức năng tiêu hóa.

Ngoài ra, bạn cũng nên giữ cho tâm trạng thoải mái, tránh hiện tượng lo lắng quá mức. Hãy cân bằng giữa công việc và cuộc sống để chăm sóc sức khỏe của mình thật tốt bạn nhé!

Cotripro – giải pháp ngăn ngừa tắc mạch trĩ ngoại hiệu quả

Cotripro – giải pháp ngăn ngừa tắc mạch trĩ ngoại hiệu quả 1

Khi bị trĩ ngoại, việc chống viêm, giảm đau, chống nhiễm khuẩn cho búi trĩ là cực kỳ cần thiết. Để ngăn ngừa biến chứng tắc mạch trĩ ngoại, bạn nên sử dụng Cotripro gel – một sản phẩm an toàn, lành tính cho người bị bệnh trĩ.

Được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, Cotripro là sự kết hợp hoàn hảo của những tinh chất quý có trong nhiều loại thảo dược quen thuộc như cúc tần, nghệ tươi, lá lốt, quả sung,… Cotripro sẽ tác động trực tiếp lên búi trĩ, làm săn se, tăng sức bền thành mạch, từ đó giảm thiểu nguy cơ hình thành cục máu đông.

Đặc biệt, sản phẩm này rất phù hợp để hỗ trợ điều trị trĩ ngoại giai đoạn sớm, dành riêng cho những đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người bị dị ứng thuốc Tây… Chỉ cần sử dụng Cotripro trong vòng 3 – 5 ngày là bạn đã thấy sự thay đổi rõ rệt của búi trĩ rồi đấy!

Lời kết

Trĩ ngoại tắc mạch là một nỗi ám ảnh với nhiều người bị bệnh trĩ, cần được phát hiện và điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Mong rằng, qua những thông tin trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về biến chứng của trĩ ngoại, từ đó chú ý đến các dấu hiệu quan trọng để có được phương pháp chữa trị hiệu quả nhất!

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...