Top 15 loại thức ăn tốt cho người bệnh trĩ

Bên cạnh chế độ sinh hoạt, thói quen đi đại tiện không đúng cách, táo bón kéo dài… thì thói quen ăn uống cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Để đẩy lùi bệnh trĩ, ngăn ngừa bệnh tái phát nặng hơn thì ngoài việc dùng thuốc, phẫu thuật, thay đổi chế độ sinh hoạt… thì người bệnh cần bổ sung các loại thức ăn tốt cho người bệnh trĩ. Vậy người bệnh trĩ nên ăn gì để giúp hạn chế bệnh phát triển?

Top 15 loại thức ăn tốt cho người bệnh trĩ 1

Nguyên tắc dinh dưỡng để cải thiện bệnh trĩ

Nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng hoặc đã được chẩn đoán mắc bệnh trĩ thì điều quan trọng là bạn nên chủ động có hướng điều trị sớm và phù hợp theo chỉ định của bác sĩ để bệnh không tiến triển nặng hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh các phương pháp điều trị y khoa thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phục hồi và cải thiện tình trạng bệnh. Nếu kết hợp các phương pháp điều trị bệnh và bổ sung một chế độ dinh dưỡng lành mạnh thì tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 5 dấu hiệu bệnh trĩ cần nhận biết sớm

Nguyên tắc dinh dưỡng để cải thiện bệnh trĩ 1

Để phòng tránh và ngăn ngừa táo bón kéo dài (nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ) mỗi người nên bổ sung các loại thực phẩm nhuận tràng đồng thời cung cấp đủ lượng dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và đảm bảo sự duy trì ổn định của trực tràng, hậu môn. Trong đó, phải kể đến các nguồn thực phẩm như:

1- Cung cấp chất xơ mỗi ngày cho bệnh nhân mắc trĩ

Việc bổ sung chất xơ cho người bệnh trĩ là vô cùng cần thiết bởi chúng có khả năng giữ nước bên trong ruột, kích thích ruột tăng co bóp, làm mềm phân và giúp cho phân dễ được đào thải ra bên ngoài hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón rất tốt. Chính vì thế, người mắc bệnh trĩ cần bổ sung thực phẩm giàu chất xơ mỗi ngày trong khẩu phần ăn của mình để đảm bảo cho quá trình đào thải phân ta ngoài.

2- Thực phẩm giúp nhuận tràng

Nếu như bạn đang gặp khó khăn trong việc đi đại tiện, kết hợp với thói quen ít vận động và tính chất công việc phải ngồi nhiều hoặc bê vác đồ nặng hãy sử dụng ngay những thực phẩm giúp nhuận tràng. Bổ sung các loại thực phẩm nhuận tràng rất tốt cho những người bị táo bón, bị trĩ bởi vì những loại thực phẩm này giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cơ thể hấp thu và đào thải dễ dàng hơn. Từ đó, người bệnh có thể dễ dàng đi đại tiện hơn và giảm bớt được cái triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ.

3- Người bị bệnh trĩ nên ăn thực phẩm chứa chất sắt

Bệnh nhân mắc trĩ, đặc biệt là trĩ cấp độ 3 và 4 thường có biểu hiện chảy máu ở búi trĩ trong thời gian dài nên sẽ dẫn đến nguy cơ bị thiếu máu cao hơn so với những người bình thường. Vì vậy, việc bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và bù lại lượng máu đã mất cho cơ thể.

4- Sữa chua có các loại men Probiotics

Theo khuyến cáo của Trung tâm Y tế Maryland, Hoa Kỳ người bệnh trĩ nên cung cấp chế phẩm sinh học probiotic có lợi (bổ sung 1 hộp sữa chua mỗi ngày) sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe của hệ tiêu hóa. Probiotics có tác dụng tăng cường nhu động ruột giúp cải thiện chức năng ruôt, làm mềm phân, từ đó chữa dứt táo bón. Từ đó có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh trĩ do táo bón gây ra.

Tuy nhiên, không phải loại sữa chua nào cũng có men Probiotic, bạn nên tìm hiểu kỹ các thành phần của mỗi hộp sữa chua cần có các loại men Probiotics như Lactobacillus paracasei, Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium.

5- Bổ sung đủ nước cho cơ thể

5- Bổ sung đủ nước cho cơ thể 1

Mỗi ngày nên cung cấp đủ 2-2,5 lít nước để tăng cường quá trình chuyển hóa và đào thải chất độc bên trong cơ thể. Ngoài ra, nước còn có tác dụng tăng khả năng làm mềm phân, tăng cường sức bền cho tĩnh mạch và giảm triệu chứng viêm búi trĩ.

Người bệnh trĩ có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng cách uống nước lọc, nước canh, nước ép trái cây và sinh tố… Các loại nước ép trái cây còn có tác dụng tăng cường vitamin và sức đề kháng cho cơ thể. Bạn nên bổ sung nước thường xuyên, kể cả khi chưa có dấu hiệu khát nước.

Tóm lại, cách tốt nhất để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh trĩ và giảm bớt các triệu chứng khó chịu, người bệnh nên tăng cường bổ sung một chế độ ăn uống bao gồm nhiều trái cây tươi, ngũ cốc, sữa chua và rau xanh. Những thực phẩm này là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ giúp bạn chống lại tình trạng táo bón hiệu quả.

Dưới đây là Top 15 loại thức ăn tốt cho người bệnh trĩ mà bạn nên bổ sung:

Top 15 loại thức ăn tốt cho người bệnh trĩ

1. Súp lơ xanh

1. Súp lơ xanh 1

Súp lơ xanh là loại rau có màu xanh đậm rất giàu vitamin và khoáng chất như vitamin K, C, canxi, sắt, axit folic và beta-carotene cùng lượng lớn chất xơ, chất chống oxy hóa. Nguồn chất xơ trong súp lơ xanh là chất xơ không hòa tan có tác dụng làm tăng sinh khối phân, giúp cho việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh tác dụng giữ cho hệ tiêu hóa của người bệnh khỏe mạnh, các loại vitamin trong súp lơ xanh giúp cho vết thương tại búi trĩ bớt sưng viêm và giảm cảm giác đau đớn.

Ngoài việc bổ sung súp lơ xanh, người bệnh trĩ nên tăng cường bổ sung vào thực đơn các loại rau họ cải có màu xanh như: cải xoăn, cải bắp, cải ngọt, rau chân vịt… cũng mang lại tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa.

2. Cà rốt

Theo lý giải của các chuyên gia Dinh dưỡng hàng đầu Hoa Kỳ, cà rốt là nguồn cung cấp lượng vitamin A tuyệt vời, trung bình mỗi củ cà rốt có chứa khoảng 2,1g chất xơ. Thành phần này không chỉ rất tốt với hệ tiêu hóa mà còn bổ sung lượng lớn vitamin, khoáng chất giúp cơ thể được cân bằng đủ dinh dưỡng.

Người mắc bệnh trĩ có thể sử dụng cà rốt như một loại rau củ hoặc ép lấy nước cà rốt để uống. Ép cà rốt lấy nước không chỉ giúp người bệnh bổ sung nước cho cơ thể mà còn bổ sung thêm các chất dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ.

3. Bí đỏ

3. Bí đỏ 1

Bí ngô có thể cung cấp cho cơ thể trung bình khoảng 20% lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những loại thực phẩm thiết yếu cần bổ sung vào thực đơn giúp cải thiện bệnh trĩ ở mức tối đa.

4. Khoai tây

Khoai tây cũng là loại thực phẩm cung cấp nguồn chất xơ và tinh bột rất dồi dào, có lợi cho việc hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, nhất là với những người gặp phải tình trạng táo bón. Nguồn chất xơ và nước trong khoai tây khi bổ sung vào cơ thể sẽ có tác dụng làm mềm phân, giúp cho việc đẩy lùi phân ra ngoài được thuận lợi hơn, cải thiện được triệu chứng đau nhức hậu môn.

5. Các loại đậu

Các loại đậu như: đậu đen, đậu hà lan… cũng rất giàu chất xơ hòa tan tự nhiên và là loại thực phẩm tốt giúp làm giảm lượng cholesterol và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, tiểu đường. Chính vì vậy, các loại đậu chính là nguyên liệu không bỏ qua với người bệnh trĩ.

6. Cần tây

Cần tây chủ yếu là được tạo thành từ nước nhưng cũng rất giàu chất sắt, chất chống ôxy hóa và vitamin K. Với hàm lượng nước cao ~ 95% cùng một lượng lớn chất xơ. Chính vì thế, cần tây có thể giúp hỗ trợ đường tiêu hóa khỏe mạnh và duy trì hoạt động của bạn.

6. Cần tây 1

Ngoài ra, rau cần tây còn có tác dụng nhuận tràng, các sợi có trong cần tây có chứa các chất dinh dưỡng nhưng nó chỉ tồn tại khi ăn sống. Chính vì vậy, ngoài cách nấu kèm với một số loại thức ăn bạn có thể ép nước cần tây để uống. Nước ép cần tây giúp tăng axit clohydric (HCl) trong dạ dày khiến thức ăn dễ tiêu hóa hơn.

Hãy thử uống nước ép cần tây mỗi sáng, bạn sẽ cảm thấy có một sự thay đổi lớn đối với hệ tiêu hóa chỉ sau một tuần.

7. Thịt bò

Ngoài protein ra, thì thịt bò còn rất giàu sắt, cụ thể trong 100g thịt bò có chứa khoảng 5mg chất sắt. Khi bị trĩ người bệnh Ngoài thịt bò thì các loại thịt có màu sẫm đều có chứa lượng chất sắt, nhưng không quá cao. Hãy cân bằng các thực phẩm này với nhau để đảm bảo rằng, hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể luôn được duy trì ở mức tốt nhất.

8. Hải sản, tôm, cá

Đối với những người có sở thích ăn hải sản như tôm, cá, hàu, ốc biển thì hãy tận dụng cơ hội này để cân bằng lại lượng chất sắt ở trong cơ thể, nhất là đối với bệnh nhân bị trĩ. Bởi vì hải sản có chứa lượng lớn chất sắt, khoáng chất có lợi cho hệ tiêu hóa và trực tràng. Hãy thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm như sò đốm, cá ngừ, cá trích, cá thu nướng để tăng cường lượng chất sắt.

9. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt rất giàu dinh dưỡng, có nhiều chất xơ tốt cho tiêu hóa. Đồng thời, loại ngũ cốc này còn giúp cơ thể đối phó với khối u tốt hơn.

Như vậy, người bệnh trĩ ngoại nên thay thế các loại ngũ cốc tinh chế bằng ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Cụ thể là:

  • Thay thế gạo trắng bằng gạo lứt.
  • Bổ sung thêm yến mạch, vừng đen, hạt kê và hạt óc chó.

10. Các loại hạt

Hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt bí, hạt hướng dương có chứa lượng lớn chất sắt và các khoáng chất rất có lợi cho cơ thể. Vì thế, việc sử dụng các loại hạt này trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày là rất cần thiết.

11. Bơ

11. Bơ 1

Trong mỗi quả bơ đều chứa khoảng 10-12g chất xơ, nên đây được xem là thực phẩm giàu chất xơ hàng đầu có thể giúp ngăn ngừa triệu chứng bệnh trĩ rất tốt.

12. Chuối

Hàm lượng chất xơ và vitamin có trong chuối thì không cần phải bàn cãi. Có lẽ vì thế mà chuối là thực phẩm khá quen thuộc đối với mỗi gia đình.

13. Cam

Các chuyên gia Dinh dưỡng khẳng định rằng lượng chất xơ có trong cam còn nhiều hơn cả chuối. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này lại rất giàu vitamin C, với khả năng làm bền thành mạch và hạn chế tác nhân gây tái phát căn bệnh trĩ về sau.

14. Khoai lang

Khoai lang được biết đến với đặc tính nhuận tràng. Nó rất giàu chất xơ và ít chất béo và cholesterol – lý tưởng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá 100 gram mỗi ngày có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, béo phì và tăng lượng đường trong cơ thể. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần phải lưu ý không nên ăn khoai khi bụng đói vì có thể gây hạ đường huyết.

15. Đu đủ chín

Nếu đu đủ xanh là loại quả cần kiêng kị trong quá trình mang thai thì đu đủ chín lại là thực phẩm cần bổ sung cho bà bầu và đặc biệt với những bà bầu mắc bệnh trĩ. Đu đủ chứa hàm lượng chất xơ dồi dào nên rất thân thiện với dạ dày. Thường xuyên ăn đu đủ sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa cho bà bầu, giúp giảm bớt các triệu chứng khó tiêu, táo bón và các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Enzyme papain và chymopapain trong đu đủ có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh ra các axit lành mạnh giúp xoa dịu dạ dày rất tốt.

☛ Tham khảo thêm tại: Dầu mù u trị trĩ như thế nào, cần lưu ý điều gì?

Kiêng ăn gì khi bị trĩ?

Kiêng ăn gì khi bị trĩ? 1
Những bệnh nhân bị trĩ cần hạn chế nạp thực phẩm cay nóng vào cơ thể

Ngoài việc tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm được kể trên thì bệnh nhân mắc trĩ cũng cần hạn chế một số nhóm thực phẩm để tránh tình trạng bệnh trĩ phát triển nghiêm trọng. Phải kể đến một số loại thực phẩm đó như là:

– Thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn chứa chất bảo quản:

Các thành phần này hầu như không có lợi cho sức khỏe và đặc biệt là đối với bệnh nhân bị trĩ. Chúng có khả năng làm tăng tính kích thích và làm giãn tĩnh mạch vùng hậu môn. Vì thế, bệnh nhân mắc trĩ nên hạn chế sử dụng các thực phẩm như cá hộp, đồ ăn sẵn có bán tại các cửa hàng tiện lợi,…

– Không sử dụng thức ăn có chứa nhiều muối:

Muối có khả năng hấp thu nước, làm cho hệ tiêu hóa bị hao hụt và làm cho phân bị khô cứng. Không những vậy, muối còn làm cho mạch máu bị phì đại và làm cho bệnh trĩ ngày càng trầm trọng hơn nếu bệnh nhân không tiết chế được loại nguyên liệu này trong bữa ăn hàng ngày.

– Kiêng thực phẩm có nhiều gia vị: Hành, tiêu, ớt,… là những nguyên liệu có khả năng kích thích niêm mạc đường ruột thường xuyên và làm cho dạ dày bị nóng, cồn cào và làm cho hậu môn nóng rát trong những lần đi vệ sinh. Chính vì điều này, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên sử dụng các gia vị này một cách phù hợp để cải thiện tình trạng hậu môn, trực tràng đang bị viêm nhiễm.

– Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường tổng hợp: Bánh kẹo, bánh mì là những thực phẩm có nguy cơ dẫn đến táo bón và làm ngứa rát hậu môn khá cao. Đặc biệt, các loại nước ngọt, nước uống có gas còn làm tăng áp lực lên thành ruột và là thực phẩm nên kiêng tuyệt đối trong thời gian mắc bệnh trĩ.

☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh trĩ cần ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Bổ sung thảo dược cải thiện bệnh trĩ

Có một số loại kem có thể hỗ trợ bạn khỏi các triệu chứng đau, ngứa khó chịu, kháng khuẩn giúp chống bội nhiễm ở tổn thương trĩ. Loại kem này chứa thành phần có khả năng phục hồi tổn thương như (nghệ, sung) giúp cải thiện tổn thương trĩ, cùng với đó, tác dụng co mạch nhẹ (ngải cứu) giúp giảm chảy máu ở người bị trĩ.

Bổ sung thảo dược cải thiện bệnh trĩ 1

Cotripro giúp giảm nhanh các triệu chứng đau, rát, đi ngoài ra máu, giúp làm mềm và dịu mát chỉ sau 3-5 ngày. Bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau khi dùng đủ liệu trình (3-5 tuýp tùy trường hợp nặng nhẹ)..

Cải thiện chế độ ăn uống là cách hiệu quả để giảm thiểu các dấu hiệu bệnh trĩ. Bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng có nhiều xơ, uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm giàu sắt. Khi đại tiện tránh không được rặn sẽ dẫn đến tình trạng trĩ nặng hơn. Song song đó bạn cần tiến hành điều trị bệnh trĩ sớm để tránh những hậu quả tốn kém về sau khi để bệnh nặng hơn.

Với việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp cùng với việc áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh trĩ sẽ nhanh chóng được cải thiện hơn. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn có thể lựa chọn được những loại thực phẩm phù hợp để bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Ngoài ra, bạn cần kết hợp đồng thời với chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng hơn.

☛ Tham khảo thêm tại: Thực đơn hàng ngày cho người bệnh trĩ ngon, bổ dưỡng

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Top 15 loại thức ăn tốt cho người bệnh trĩ

Bên cạnh chế độ sinh hoạt, thói quen đi đại tiện không đúng cách, táo bón kéo dài… thì thói quen ăn uống cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Để đẩy lùi bệnh trĩ, ngăn ngừa bệnh tái phát nặng hơn thì ngoài việc dùng thuốc, phẫu thuật, thay đổi chế độ sinh hoạt… thì người bệnh cần bổ sung các loại thức ăn tốt cho người bệnh trĩ. Vậy người bệnh trĩ nên ăn gì để giúp hạn chế bệnh phát triển?

Top 15 loại thức ăn tốt cho người bệnh trĩ 1

Nguyên tắc dinh dưỡng để cải thiện bệnh trĩ

Nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng hoặc đã được chẩn đoán mắc bệnh trĩ thì điều quan trọng là bạn nên chủ động có hướng điều trị sớm và phù hợp theo chỉ định của bác sĩ để bệnh không tiến triển nặng hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh các phương pháp điều trị y khoa thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phục hồi và cải thiện tình trạng bệnh. Nếu kết hợp các phương pháp điều trị bệnh và bổ sung một chế độ dinh dưỡng lành mạnh thì tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 5 dấu hiệu bệnh trĩ cần nhận biết sớm

Nguyên tắc dinh dưỡng để cải thiện bệnh trĩ 1

Để phòng tránh và ngăn ngừa táo bón kéo dài (nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ) mỗi người nên bổ sung các loại thực phẩm nhuận tràng đồng thời cung cấp đủ lượng dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và đảm bảo sự duy trì ổn định của trực tràng, hậu môn. Trong đó, phải kể đến các nguồn thực phẩm như:

1- Cung cấp chất xơ mỗi ngày cho bệnh nhân mắc trĩ

Việc bổ sung chất xơ cho người bệnh trĩ là vô cùng cần thiết bởi chúng có khả năng giữ nước bên trong ruột, kích thích ruột tăng co bóp, làm mềm phân và giúp cho phân dễ được đào thải ra bên ngoài hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón rất tốt. Chính vì thế, người mắc bệnh trĩ cần bổ sung thực phẩm giàu chất xơ mỗi ngày trong khẩu phần ăn của mình để đảm bảo cho quá trình đào thải phân ta ngoài.

2- Thực phẩm giúp nhuận tràng

Nếu như bạn đang gặp khó khăn trong việc đi đại tiện, kết hợp với thói quen ít vận động và tính chất công việc phải ngồi nhiều hoặc bê vác đồ nặng hãy sử dụng ngay những thực phẩm giúp nhuận tràng. Bổ sung các loại thực phẩm nhuận tràng rất tốt cho những người bị táo bón, bị trĩ bởi vì những loại thực phẩm này giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cơ thể hấp thu và đào thải dễ dàng hơn. Từ đó, người bệnh có thể dễ dàng đi đại tiện hơn và giảm bớt được cái triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ.

3- Người bị bệnh trĩ nên ăn thực phẩm chứa chất sắt

Bệnh nhân mắc trĩ, đặc biệt là trĩ cấp độ 3 và 4 thường có biểu hiện chảy máu ở búi trĩ trong thời gian dài nên sẽ dẫn đến nguy cơ bị thiếu máu cao hơn so với những người bình thường. Vì vậy, việc bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và bù lại lượng máu đã mất cho cơ thể.

4- Sữa chua có các loại men Probiotics

Theo khuyến cáo của Trung tâm Y tế Maryland, Hoa Kỳ người bệnh trĩ nên cung cấp chế phẩm sinh học probiotic có lợi (bổ sung 1 hộp sữa chua mỗi ngày) sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe của hệ tiêu hóa. Probiotics có tác dụng tăng cường nhu động ruột giúp cải thiện chức năng ruôt, làm mềm phân, từ đó chữa dứt táo bón. Từ đó có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh trĩ do táo bón gây ra.

Tuy nhiên, không phải loại sữa chua nào cũng có men Probiotic, bạn nên tìm hiểu kỹ các thành phần của mỗi hộp sữa chua cần có các loại men Probiotics như Lactobacillus paracasei, Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium.

5- Bổ sung đủ nước cho cơ thể

5- Bổ sung đủ nước cho cơ thể 1

Mỗi ngày nên cung cấp đủ 2-2,5 lít nước để tăng cường quá trình chuyển hóa và đào thải chất độc bên trong cơ thể. Ngoài ra, nước còn có tác dụng tăng khả năng làm mềm phân, tăng cường sức bền cho tĩnh mạch và giảm triệu chứng viêm búi trĩ.

Người bệnh trĩ có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng cách uống nước lọc, nước canh, nước ép trái cây và sinh tố… Các loại nước ép trái cây còn có tác dụng tăng cường vitamin và sức đề kháng cho cơ thể. Bạn nên bổ sung nước thường xuyên, kể cả khi chưa có dấu hiệu khát nước.

Tóm lại, cách tốt nhất để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh trĩ và giảm bớt các triệu chứng khó chịu, người bệnh nên tăng cường bổ sung một chế độ ăn uống bao gồm nhiều trái cây tươi, ngũ cốc, sữa chua và rau xanh. Những thực phẩm này là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ giúp bạn chống lại tình trạng táo bón hiệu quả.

Dưới đây là Top 15 loại thức ăn tốt cho người bệnh trĩ mà bạn nên bổ sung:

Top 15 loại thức ăn tốt cho người bệnh trĩ

1. Súp lơ xanh

1. Súp lơ xanh 1

Súp lơ xanh là loại rau có màu xanh đậm rất giàu vitamin và khoáng chất như vitamin K, C, canxi, sắt, axit folic và beta-carotene cùng lượng lớn chất xơ, chất chống oxy hóa. Nguồn chất xơ trong súp lơ xanh là chất xơ không hòa tan có tác dụng làm tăng sinh khối phân, giúp cho việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh tác dụng giữ cho hệ tiêu hóa của người bệnh khỏe mạnh, các loại vitamin trong súp lơ xanh giúp cho vết thương tại búi trĩ bớt sưng viêm và giảm cảm giác đau đớn.

Ngoài việc bổ sung súp lơ xanh, người bệnh trĩ nên tăng cường bổ sung vào thực đơn các loại rau họ cải có màu xanh như: cải xoăn, cải bắp, cải ngọt, rau chân vịt… cũng mang lại tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa.

2. Cà rốt

Theo lý giải của các chuyên gia Dinh dưỡng hàng đầu Hoa Kỳ, cà rốt là nguồn cung cấp lượng vitamin A tuyệt vời, trung bình mỗi củ cà rốt có chứa khoảng 2,1g chất xơ. Thành phần này không chỉ rất tốt với hệ tiêu hóa mà còn bổ sung lượng lớn vitamin, khoáng chất giúp cơ thể được cân bằng đủ dinh dưỡng.

Người mắc bệnh trĩ có thể sử dụng cà rốt như một loại rau củ hoặc ép lấy nước cà rốt để uống. Ép cà rốt lấy nước không chỉ giúp người bệnh bổ sung nước cho cơ thể mà còn bổ sung thêm các chất dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ.

3. Bí đỏ

3. Bí đỏ 1

Bí ngô có thể cung cấp cho cơ thể trung bình khoảng 20% lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những loại thực phẩm thiết yếu cần bổ sung vào thực đơn giúp cải thiện bệnh trĩ ở mức tối đa.

4. Khoai tây

Khoai tây cũng là loại thực phẩm cung cấp nguồn chất xơ và tinh bột rất dồi dào, có lợi cho việc hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, nhất là với những người gặp phải tình trạng táo bón. Nguồn chất xơ và nước trong khoai tây khi bổ sung vào cơ thể sẽ có tác dụng làm mềm phân, giúp cho việc đẩy lùi phân ra ngoài được thuận lợi hơn, cải thiện được triệu chứng đau nhức hậu môn.

5. Các loại đậu

Các loại đậu như: đậu đen, đậu hà lan… cũng rất giàu chất xơ hòa tan tự nhiên và là loại thực phẩm tốt giúp làm giảm lượng cholesterol và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, tiểu đường. Chính vì vậy, các loại đậu chính là nguyên liệu không bỏ qua với người bệnh trĩ.

6. Cần tây

Cần tây chủ yếu là được tạo thành từ nước nhưng cũng rất giàu chất sắt, chất chống ôxy hóa và vitamin K. Với hàm lượng nước cao ~ 95% cùng một lượng lớn chất xơ. Chính vì thế, cần tây có thể giúp hỗ trợ đường tiêu hóa khỏe mạnh và duy trì hoạt động của bạn.

6. Cần tây 1

Ngoài ra, rau cần tây còn có tác dụng nhuận tràng, các sợi có trong cần tây có chứa các chất dinh dưỡng nhưng nó chỉ tồn tại khi ăn sống. Chính vì vậy, ngoài cách nấu kèm với một số loại thức ăn bạn có thể ép nước cần tây để uống. Nước ép cần tây giúp tăng axit clohydric (HCl) trong dạ dày khiến thức ăn dễ tiêu hóa hơn.

Hãy thử uống nước ép cần tây mỗi sáng, bạn sẽ cảm thấy có một sự thay đổi lớn đối với hệ tiêu hóa chỉ sau một tuần.

7. Thịt bò

Ngoài protein ra, thì thịt bò còn rất giàu sắt, cụ thể trong 100g thịt bò có chứa khoảng 5mg chất sắt. Khi bị trĩ người bệnh Ngoài thịt bò thì các loại thịt có màu sẫm đều có chứa lượng chất sắt, nhưng không quá cao. Hãy cân bằng các thực phẩm này với nhau để đảm bảo rằng, hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể luôn được duy trì ở mức tốt nhất.

8. Hải sản, tôm, cá

Đối với những người có sở thích ăn hải sản như tôm, cá, hàu, ốc biển thì hãy tận dụng cơ hội này để cân bằng lại lượng chất sắt ở trong cơ thể, nhất là đối với bệnh nhân bị trĩ. Bởi vì hải sản có chứa lượng lớn chất sắt, khoáng chất có lợi cho hệ tiêu hóa và trực tràng. Hãy thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm như sò đốm, cá ngừ, cá trích, cá thu nướng để tăng cường lượng chất sắt.

9. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt rất giàu dinh dưỡng, có nhiều chất xơ tốt cho tiêu hóa. Đồng thời, loại ngũ cốc này còn giúp cơ thể đối phó với khối u tốt hơn.

Như vậy, người bệnh trĩ ngoại nên thay thế các loại ngũ cốc tinh chế bằng ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Cụ thể là:

  • Thay thế gạo trắng bằng gạo lứt.
  • Bổ sung thêm yến mạch, vừng đen, hạt kê và hạt óc chó.

10. Các loại hạt

Hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt bí, hạt hướng dương có chứa lượng lớn chất sắt và các khoáng chất rất có lợi cho cơ thể. Vì thế, việc sử dụng các loại hạt này trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày là rất cần thiết.

11. Bơ

11. Bơ 1

Trong mỗi quả bơ đều chứa khoảng 10-12g chất xơ, nên đây được xem là thực phẩm giàu chất xơ hàng đầu có thể giúp ngăn ngừa triệu chứng bệnh trĩ rất tốt.

12. Chuối

Hàm lượng chất xơ và vitamin có trong chuối thì không cần phải bàn cãi. Có lẽ vì thế mà chuối là thực phẩm khá quen thuộc đối với mỗi gia đình.

13. Cam

Các chuyên gia Dinh dưỡng khẳng định rằng lượng chất xơ có trong cam còn nhiều hơn cả chuối. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này lại rất giàu vitamin C, với khả năng làm bền thành mạch và hạn chế tác nhân gây tái phát căn bệnh trĩ về sau.

14. Khoai lang

Khoai lang được biết đến với đặc tính nhuận tràng. Nó rất giàu chất xơ và ít chất béo và cholesterol – lý tưởng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá 100 gram mỗi ngày có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, béo phì và tăng lượng đường trong cơ thể. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần phải lưu ý không nên ăn khoai khi bụng đói vì có thể gây hạ đường huyết.

15. Đu đủ chín

Nếu đu đủ xanh là loại quả cần kiêng kị trong quá trình mang thai thì đu đủ chín lại là thực phẩm cần bổ sung cho bà bầu và đặc biệt với những bà bầu mắc bệnh trĩ. Đu đủ chứa hàm lượng chất xơ dồi dào nên rất thân thiện với dạ dày. Thường xuyên ăn đu đủ sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa cho bà bầu, giúp giảm bớt các triệu chứng khó tiêu, táo bón và các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Enzyme papain và chymopapain trong đu đủ có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh ra các axit lành mạnh giúp xoa dịu dạ dày rất tốt.

☛ Tham khảo thêm tại: Dầu mù u trị trĩ như thế nào, cần lưu ý điều gì?

Kiêng ăn gì khi bị trĩ?

Kiêng ăn gì khi bị trĩ? 1
Những bệnh nhân bị trĩ cần hạn chế nạp thực phẩm cay nóng vào cơ thể

Ngoài việc tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm được kể trên thì bệnh nhân mắc trĩ cũng cần hạn chế một số nhóm thực phẩm để tránh tình trạng bệnh trĩ phát triển nghiêm trọng. Phải kể đến một số loại thực phẩm đó như là:

– Thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn chứa chất bảo quản:

Các thành phần này hầu như không có lợi cho sức khỏe và đặc biệt là đối với bệnh nhân bị trĩ. Chúng có khả năng làm tăng tính kích thích và làm giãn tĩnh mạch vùng hậu môn. Vì thế, bệnh nhân mắc trĩ nên hạn chế sử dụng các thực phẩm như cá hộp, đồ ăn sẵn có bán tại các cửa hàng tiện lợi,…

– Không sử dụng thức ăn có chứa nhiều muối:

Muối có khả năng hấp thu nước, làm cho hệ tiêu hóa bị hao hụt và làm cho phân bị khô cứng. Không những vậy, muối còn làm cho mạch máu bị phì đại và làm cho bệnh trĩ ngày càng trầm trọng hơn nếu bệnh nhân không tiết chế được loại nguyên liệu này trong bữa ăn hàng ngày.

– Kiêng thực phẩm có nhiều gia vị: Hành, tiêu, ớt,… là những nguyên liệu có khả năng kích thích niêm mạc đường ruột thường xuyên và làm cho dạ dày bị nóng, cồn cào và làm cho hậu môn nóng rát trong những lần đi vệ sinh. Chính vì điều này, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên sử dụng các gia vị này một cách phù hợp để cải thiện tình trạng hậu môn, trực tràng đang bị viêm nhiễm.

– Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường tổng hợp: Bánh kẹo, bánh mì là những thực phẩm có nguy cơ dẫn đến táo bón và làm ngứa rát hậu môn khá cao. Đặc biệt, các loại nước ngọt, nước uống có gas còn làm tăng áp lực lên thành ruột và là thực phẩm nên kiêng tuyệt đối trong thời gian mắc bệnh trĩ.

☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh trĩ cần ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Bổ sung thảo dược cải thiện bệnh trĩ

Có một số loại kem có thể hỗ trợ bạn khỏi các triệu chứng đau, ngứa khó chịu, kháng khuẩn giúp chống bội nhiễm ở tổn thương trĩ. Loại kem này chứa thành phần có khả năng phục hồi tổn thương như (nghệ, sung) giúp cải thiện tổn thương trĩ, cùng với đó, tác dụng co mạch nhẹ (ngải cứu) giúp giảm chảy máu ở người bị trĩ.

Bổ sung thảo dược cải thiện bệnh trĩ 1

Cotripro giúp giảm nhanh các triệu chứng đau, rát, đi ngoài ra máu, giúp làm mềm và dịu mát chỉ sau 3-5 ngày. Bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau khi dùng đủ liệu trình (3-5 tuýp tùy trường hợp nặng nhẹ)..

Cải thiện chế độ ăn uống là cách hiệu quả để giảm thiểu các dấu hiệu bệnh trĩ. Bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng có nhiều xơ, uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm giàu sắt. Khi đại tiện tránh không được rặn sẽ dẫn đến tình trạng trĩ nặng hơn. Song song đó bạn cần tiến hành điều trị bệnh trĩ sớm để tránh những hậu quả tốn kém về sau khi để bệnh nặng hơn.

Với việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp cùng với việc áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh trĩ sẽ nhanh chóng được cải thiện hơn. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn có thể lựa chọn được những loại thực phẩm phù hợp để bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Ngoài ra, bạn cần kết hợp đồng thời với chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng hơn.

☛ Tham khảo thêm tại: Thực đơn hàng ngày cho người bệnh trĩ ngon, bổ dưỡng

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...