Nổi cục ở hậu môn và ngứa rát là dấu hiệu của bệnh gì?

Chào chuyên gia, Tự nhiên đi vệ sinh xong tôi thấy nổi cục ở hậu môn (nó là một cục thịt nhỏ) nhưng không có biểu hiện đau và thỉnh thoảng cảm thấy ngứa rát. Không biết đó là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không và cần làm gì để cải thiện? Xin cảm ơn chuyên gia.

Lê Ngọc Lan, 30 tuổi, Hải Phòng

Trả lời

Chào Ngọc Lan, Đầu tiên, teotri.vn cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến mục giải đáp của chúng tôi. Với thắc mắc "Nổi cục ở hậu môn và ngứa rát là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Và cách xử lý như nào?" chúng tôi xin được trả lời như sau:

Nổi cục ở hậu môn và ngứa rát cảnh báo bệnh gì?

Nổi cục ở hậu môn là tình trạng ở quanh vùng hậu môn có xuất hiện những nốt, cục thịt với kích thước to nhỏ khác nhau tùy vào tình trạng bệnh. Các cục thịt này có thể nằm ở ngay ngoài rìa hậu môn giúp người bệnh có thể nhìn, sờ thấy được hoặc cục thịt nằm bên trong ống hậu môn và chỉ thò ra ngoài khi rặn đại tiện hoặc vận động mạnh. Theo như bạn mô tả, cục thịt ở hậu môn của bạn xuất hiện khi đi đại tiện và thi thoảng kèm theo biểu hiện ngứa ở vùng hậu môn. Với triệu chứng này, chúng tôi nghĩ rằng đó có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ. Cục thịt này chính là hiện tượng các búi trĩ bị sa ra ngoài xung quanh hậu môn. Có 2 loại búi trĩ thường gặp bao gồm:
  • Sa búi trĩ ngoại: Ở giai đoạn đầu, búi trĩ là các cục thịt mềm, có kích thước nhỏ mọc ở xung quanh rìa hậu môn, được bao bọc dưới lớp da hậu môn. Theo thời gian, kích thước của các búi trĩ phát triển lớn dần qua các giai đoạn. Khi phát triển đến độ 3, độ 4, các búi trĩ ngoại có thể phát triển to và chặn lỗ hậu môn từ bên ngoài có thể dẫn đến các biến chứng như: tắc mạch, sa nghẹt búi trĩ... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt nếu như không điều trị kịp thời.
  • Sa búi trĩ nội: Khác với sa búi trĩ ngoại, sa búi trĩ nội là cục thịt xuất hiện ở trong khu vực hậu môn trực tràng khi bệnh phát triển đến cấp độ 2. Nó sẽ phát triển nhanh khi bệnh ở cấp độ 3 và cấp độ 4. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà búi trĩ nội có hình dạng dài ngắn khác nhau và thường lòi ra bên ngoài hậu môn khi người bệnh rặn đại tiện.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Sa búi trĩ là gì? Triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả Ngoài ra, người bệnh trĩ còn kèm theo một số biểu hiện khác như:
  • Đi ngoài ra máu tươi.
  • Sa búi trĩ.
  • Có dịch nhầy quanh vùng hậu môn.
  • Có cảm giác sưng, đau ngứa rát ở hậu môn.

Nổi cục và ngứa rát ở hậu môn có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, đây là dấu hiệu của tình trạng búi trĩ bị sa ra ngoài. Sa búi trĩ chính là biểu hiện của bệnh trĩ tiến triển đến cấp độ nặng. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh:
  • Thiếu máu: Người bệnh trĩ thường có biểu hiện đi ngoài ra máu, khi búi trĩ sa ra ngoài càng lớn thì số lượng máu chảy ra càng nhiều. Tình trạng này kéo dài cơ thể người bệnh sẽ bị thiếu máu nghiêm trọng. Từ đó dẫn đến một số hệ lụy như: cơ thể xanh xao, mệt mỏi, tình trạng suy nhược, thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, sức đề kháng kém, dễ ốm vặt,…
  • Tắc tĩnh mạch: Búi trĩ nếu phát triển quá lớn sẽ sa xuống hậu môn gây chèn ép lên các mạch làm cản trở quá trình lưu thông máu. Chính vì thế mà các tế bào ở hậu môn sẽ không được cung cấp đầy đủ lượng oxi và máu khiến cho máu huyết bị tích tụ tại đây rất nhiều. Theo thời gian sẽ làm tắc tĩnh mạch và nguy hiểm hơn là gây hoại tử búi trĩ và thậm chí là biến chứng sang ung thư hậu môn.
  • Nghẹt búi trĩ: Bệnh phát triển nặng, búi trĩ phát triển to và sa hẳn ra ngoài mà không thể co vào bên trong hậu môn gây nghẹt búi trĩ. Điều này làm ảnh hưởng đến cơ chế đào thải phân ra ngoài khiến người bệnh vừa khó chịu vừa gây viêm nhiễm nặng. Ngoài ra, nó còn làm rối loạn chức năng hậu môn và không thể kiểm soát được việc đại tiểu tiện như bình thường.
  • Nhiễm trùng máu: Biến chứng này xảy ra do các chất độc từ phân không thể loại bỏ được gây viêm nhiễm và các vi khuẩn xâm nhập vào mạch máu qua vết rách dẫn đến biến chứng nhiễm trùng máu và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: 9 Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ mà bạn không ngờ tới

Làm gì khi bị nổi cục ở hậu môn?

Đầu tiên, Lan nên sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ để thăm khám bởi sa búi trĩ chính là biểu hiện cho thấy bệnh trĩ đang tiến triển sang giai đoạn nặng hơn. Việc thăm khám sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác tình trạng sa búi trĩ đang ở mức độ nào để từ đó có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Nổi cục hậu môn thường được điều trị bằng cách áp dụng các biện pháp sau:

Sử dụng thuốc Tây

Bạn nên uống thuốc theo đơn và tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều thuốc
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ kê cho người bệnh một số loại thuốc phù hợp. Một số thành phần thuốc có tác dụng làm búi trĩ co lên như: ☛ Thuốc có thành phần điều trị bệnh tại chỗ:
  • Thuốc chống viêm có tác dụng tiêu sưng, giảm đau rát, khó chịu vùng hậu môn như: Lidocain 2-5%, Hydrocortison 0,25-1%, Benzocain 5-20%…
  • Thuốc ngăn ngừa nhiễm khuẩn, giảm sưng tấy và phù nề như: Neomycin, Framycetin…
  • Thuốc làm bền tĩnh mạch, giảm tình trạng đi ngoài ra máu, hạn chế phát triển kích thước búi trĩ như: Ephedrin sulfat 0,1-0,125%, Phenylephrin HCl 0,25%, …
  • Thuốc giúp giảm kích ứng, ngứa vùng hậu môn – trực tràng như: Lanolin, Glycerin, Kem kẽm oxyd 10%, Thuốc bôi Xylocaine Jelly 2%…
✔ Tìm hiểu chi tiết tại: Thuốc bôi nào làm teo rụng búi trĩ? ☛ Thành phần thuốc uống điều trị bệnh trĩ từ bên trong
  • Thuốc có tác dụng nhuận tràng, làm giảm tình trạng đi ngoài ra máu: Forlax dạng bột, Sorbitol 5g, Duphalac 10g/15ml
  • Thuốc kháng viêm, giúp làm giảm phù nề búi trĩ và vùng hậu môn: Alpha chymotripsin, Biệt dược thuộc nhóm thuốc NSAIDs, Glucocorticoid,…
  • Thành phần thuốc làm bền thành mạch, làm chậm sự phát triển kích thước búi trĩ: Daflavon 500mg, Biệt dược thuộc nhóm OPCs (oligomeric proantho cyaniding complexes)
  • Thành phần thuốc giảm đau như: Thuốc aracetamol, Biệt dược thuộc nhóm NSAIDs...
  • Một số loại flavonoid có tác dụng làm tăng trương lực mạch máu như: Hesperidin, Diosmin.
Lưu ý, bạn không được tự ý dùng thuốc. Việc dùng thuốc cần được thăm khám và chỉ định phù hợp với tình trạng bệnh để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Dùng phương pháp điều trị ngoại khoa

Chỉ phẫu thuật cắt trĩ khi mà tình trạng bệnh đã nặng, nhiều biến chứng
Điều trị ngoại khoa là phương pháp phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ thường được chỉ định cho những trường hợp bệnh đã phát triển quá nặng và các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả mong muốn. Khi đó, búi trĩ không có khả năng tự co lại do các đám rối tĩnh mạch trĩ bị giãn quá nhiều và bắt đầu xuất hiện các biến chứng. Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ chỉ được thực hiện khi đã làm các xét nghiệm cận lâm sàng xác định mức độ bệnh trĩ hiện tại và phải có chỉ định từ bác sĩ điều trị. Một số loại phẫu thuật cắt búi trĩ phổ biến hiện nay như:
  • Cắt trĩ bằng phương pháp PPH
  • Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo
  • Phẫu thuật cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT
  • Phẫu thuật cắt búi dom bằng tia Laser
  • Cắt búi trĩ Milligan Morgan
  • ...

Làm teo búi trĩ bằng các bài thuốc dân gian

Khi bệnh chưa phát triển quá nặng, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian giúp phần nào cải thiện, giảm thiểu triệu chứng bệnh nhanh chóng ngay tại nhà.
  • Rau diếp cá: Diếp cá chứa decanonyl acetaldehyde có có tính kháng khuẩn chống viêm cực mạnh, có thể ngăn ngừa sự viêm nhiễm tại hậu môn đáng kể. Bạn có thể xay rau diếp cá lấy nước uống, phần bã để đắp hậu môn hoặc đun lấy nước ngâm, xông hậu môn sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ hiệu quả.
  • Nghệ: Hoạt chất curmin có trong nghệ có tác dụng vô cùng tuyệt vời giúp ngăn ngừa viêm nhiễm đồng thời hỗ trợ làm lành các vết nứt trên hậu môn hiệu quả. Bạn có thể giã nát nghệ và đắp hậu môn trong khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm và lau khô bằng khăn bông mềm.
  • Ngải cứu: Hoạt chất Yomogin trong ngải cứu có tác dụng co mạch do ức chế giải phóng Nitric oxid (NO)- một chất gây giãn mạch. Từ đó mà nó cho khả năng cầm máu nhanh và giúp co búi trĩ hiệu quả.

Cotripro Gel - Giúp co búi trĩ hiệu quả

Cotripro là gel bôi trĩ chính hãng của Việt Nam, được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP. CotriPro giúp chấm dứt đau đớn, nóng rát, sưng viêm ở vùng hậu môn sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp Trĩ sa, Trĩ lâu năm thì nên kiên trì dùng đều đặn từ 1-2 tháng (3-5 tuýp) để búi Trĩ co dần lên (Tác dụng tùy thuộc cơ địa). Với các thành phần thảo dược:
  • Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm.
  • Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương.
  • Hoạt chất Yomogin (Sesquiterpen) trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ. Kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.
  • Đặc biệt hệ Gel Polycrylate crosspolymer giúp các dược chất giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả.
Ngoài ra, vì là dạng Gel bôi nên CotriPro tác động trực tiếp lên vùng hậu môn, an toàn không tác dụng phụ. Trong mỗi hộp sản phẩm đều có túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi vào phía trong hậu môn trong các trường hợp trĩ nội, đảm bảo an toàn và vệ sinh. Nên sử dụng đều đặn 2 lần/ngày để nhanh chóng thoát khỏi những phiền toái do bệnh trĩ gây ra.

Cotripro còn có dạng viên uống tiện dụng

Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa  các nguy cơ tái phát. Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ Với thắc mắc " bị nổi cục ở hậu môn và ngứa rát là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Và nên xử lý như nào?" của Ngọc Lan, chúng tôi xin được giải đáp như trên. Hi vọng gửi đến bạn được những thông tin hữu ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và thật nhiều bình an!

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Câu hỏi liên quan

Xem thêm »
Loading...