Mẹ bầu 8 tháng bị trĩ - Top 5 cách chữa trị hiệu quả

Vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu có nguy cơ cao mắc các bệnh trĩ nội, trĩ ngoại. Bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời có thể biến chuyển nặng trong lúc chuyển dạ, thậm chí ngay cả khi sau sinh. Vậy nguyên nhân của tình trạng bầu 8 tháng bị trĩ là do đâu, dấu hiệu cũng như cách chữa như thế nào? Cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết ngay dưới đây.

Dấu hiệu bị trĩ ở mẹ bầu 8 tháng

Dấu hiệu bị trĩ ở mẹ bầu 8 tháng 1
Bệnh trĩ khá phổ biến ở các mẹ bầu tháng thứ 8

Trĩ là bệnh lý xuất hiện khá phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là trong giai đoạn từ tháng thứ 8 trở đi, lúc này tử cung đã mở rộng và gây áp lực lớn lên hệ thống tĩnh mạch.

Một số dấu hiệu nhận biết khi mẹ bầu 8 tháng bị trĩ bao gồm:

  • Chảy máu khi đi đại tiện.
  • Luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu hoặc kích thích ở vùng hậu môn.
  • Nổi cục thịt thừa (hay còn gọi là búi trĩ) ở vùng gần hậu môn.
  • Đau và sưng tấy quanh hậu môn gây cảm giác khó chịu cho mẹ bầu.
Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá lo lắng do bị trĩ khi mang thai sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Trong quá trình chuyển dạ, có thể do tác động của lực đẩy quá mạnh sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn, tuy nhiên, tình trạng này thường biến mất sau khi sinh một thời gian.

Tại sao mẹ bầu 8 tháng lại dễ bị trĩ?

Có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động khiến mẹ bầu 8 tháng dễ bị trĩ tuy nhiên một số nguyên nhân chính dẫn đến bệnh bao gồm:

Áp lực từ tử cung

Khi thai phát triển đến tháng thứ 8, lúc này thai đã lớn và nặng, tử cung của người mẹ cũng lớn hơn trước, tạo áp lực lớn lên vùng xương chậu, đặc biệt là phần tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng.

Lúc này các đám rối tĩnh mạch sẽ sưng to gây đau và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của mẹ bầu từ đó lâu dần hình thành nên búi trĩ.

Vùng sàn chậu khó lưu thông máu

Thai phát triển ngày một to không những tăng áp lực lên phần bụng mà còn gây chèn ép các mạch máu ở vùng sàn chậu khiến máu không lưu thông được một cách dễ dàng, dẫn đến tình trạng sưng, viêm gây nên trĩ.

Bên cạnh đó, do thể tích máu cũng ngày một tăng lên, tĩnh mạch cũng từ đó mà bị mở rộng hơn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Hormone thay đổi

Trong khoảng thời gian thai kỳ, hormone progesterone được tiết ra nhiều hơn để tạo điều kiện nuôi dưỡng thai nhi tốt hơn. Hormon này sẽ làm giãn các cơ ruột, giảm khả năng co bóp của nhu động ruột gây táo bón để lâu dài có thể hình thành nên trĩ.

Thường xuyên táo bón

Khi mang thai, các vấn đề về đường tiêu hóa cũng thường xuyên xuất hiện gây nhiều khó chịu cho người mẹ, trong đó có chứng táo bón. Theo một nghiên cứu gần đây, có tới 38% bà bầu bị táo bón trong thai kỳ, phần lớn đều bị kéo dài nhiều tháng nên rất dễ bị trĩ đặc biệt trong tháng thứ 8.

Không chỉ vậy, việc bổ sung các dưỡng chất và khoáng chất như canxi hay sắt… để giúp bé phát triển khỏe mạnh có thể khiến cơ thể người mẹ bị nóng trong gây táo bón, lâu ngày không khỏi sẽ phát triển gây nên trĩ.

Bầu 8 tháng bị trĩ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bầu 8 tháng bị trĩ có ảnh hưởng đến thai nhi không? 1
Khi thai nhi lớn dần sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của người mẹ.

Chưa có một bằng chứng khoa học nào cho thấy bệnh trĩ có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, khi thai nhi lớn dần sẽ khiến các dấu hiệu bệnh trĩ ngày một trầm trọng hơn, điều này gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của người mẹ trong thời gian mang thai.

Khi bị trĩ, mẹ bầu thường sẽ gặp triệu chứng đi ngoài ra máu. Tuy nhiên nếu việc đi đại tiện ra máu quá nhiều và kéo dài quá lâu sẽ dẫn tới thiếu máu làm suy giảm sức khỏe của mẹ.

Khi mang thai, bản chất cơ thể người phụ nữ đã dễ bị thiếu máu sinh lý do hồng cầu loãng hơn so với người bình thường. Nếu kèm theo việc bị thiếu máu do trĩ sẽ khiến sức khỏe thai phụ suy giảm cũng như cản trở quá trình phát triển của thai nhi, khiến em bé sinh ra nhẹ cân hơn.

Không chỉ vậy, việc bị trĩ ở những tháng cuối cùng của thai kỳ cũng khiến bạn phải đi khám thường xuyên và điều trị bệnh trĩ song song với việc đảm bảo để em bé phát triển toàn diện. Điều này có thể gây mệt mỏi, áp lực tâm lý nhất định đến mẹ bầu.

☛ Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không?

Chữa bệnh trĩ ở bà bầu 8 tháng như thế nào?

Bệnh trĩ thường tự khỏi sau khi mang thai, nhưng có một số điều bạn có thể làm để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đau rát trong thời gian này.

Chữa bệnh trĩ với lá trầu không

Trong lá trầu không có chứa hoạt chất phenolic, là một chất có tác dụng sát khuẩn, giảm sưng phù, phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm và hỗ trợ làm teo búi trĩ. Ngoài ra, phenolic còn được sử dụng trong việc tiêu diệt một số loại vi khuẩn như: Tụ cầu vàng, trực trùng Coli…

Chữa bệnh trĩ với lá trầu không 1
Trong lá trầu không có chứa hoạt chất phenolic, có tác dụng sát khuẩn, giảm sưng

Cách chuẩn bị: 20 lá trầu không, 5-6 trái bồ kết (loại tươi hay khô đều được), 20 nhân hạt gấc, 2 quả cau tươi.

Cách làm:

  • Rửa sạch cau và nhân hạt gấc sau đó bổ nhỏ giúp tăng giải phóng lượng tinh dầu. Bạn rửa sạch lá trầu không và bồ kết rồi cho tất cả các nguyên liệu vào nồi đun cùng với 2 lít nước.
  • Đun đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa rồi đun thêm tiếp 15 phút.
  • Sau khi đun xong, bạn tiến hành xông hơi. Khi nước còn khá ấm nóng, gạt bỏ hết phần bã đi, lấy phần nước và tiến hành ngâm búi trĩ trong 20 phút. Rửa sạch lại bằng nước rồi dùng một chiếc khăn mềm lau khô lại.
  • Mỗi ngày bạn làm 1 lần, đặc biệt nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ sau 1 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả vô cùng rõ.

☛ Xem đầy đủ: Cách chữa trĩ bằng lá trầu không?

Ngâm rửa hậu môn bằng nước lá lốt

Lá lốt không còn là một loại cây xa lạ trong các món ăn gia đình của người Việt. Nhưng còn nhiều người không biết rằng đây là một vị thuốc nam quý hiếm hỗ trợ trong việc điều trị bệnh trĩ vô cùng hiệu quả.

Ngâm rửa hậu môn bằng nước lá lốt 1
Lá lốt là một vị thuốc nam quý giúp điều trị bệnh trĩ

Thành phần của lá lốt có chứa nhiều hoạt chất có dược tính cao như alkaloid, flavonoid, Fe… có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tăng sức bền cho thành mạch, giảm kích thước của búi trĩ.

Cách làm:

  • Bạn chuẩn bị tầm 100g lá lốt tươi, 2-3 củ nghệ.
  • Lá lốt và nghệ bạn rửa sạch, nghệ cạo sạch vỏ rồi thái thành những lát mỏng rồi cho tất cả vào ấm nước đun sôi từ 15 đến 20 phút rồi bắc xuống.
  • Đổ nước ra chậu, hòa chung với một ít nước lạnh để nguội bớt rồi tiến hành ngâm rửa hậu môn mỗi ngày 2 lần sau 5 ngày hiệu quả thu về sẽ làm bạn bất ngờ.

Đắp lá diếp cá lên búi trĩ

Theo Y học cổ truyền, diếp cá có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm viêm, sát khuẩn vết thương nên được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh trĩ.

Đắp lá diếp cá lên búi trĩ 1
Diếp cá có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc

Chuẩn bị: 100g lá diếp cá tươi + 1 ít muối tinh.

Cách thực hiện:

  • Lá diếp cá các bạn đem đi rửa sạch rồi ngâm qua cùng với nước muối loãng để đảm bảo sạch sẽ sau đó vớt ra để ráo.
  • Cho tất cả nguyên liệu vừa chuẩn bị vào cối rồi tiến hành giã nhuyễn.
  • Dùng trực tiếp hỗn hợp này đắp lên vùng búi trĩ rồi dùng băng gạc cố định lại thật chặt.
  • Giữ nguyên trong vòng 1 tiếng sau đó gỡ ra và rửa sạch lại bằng nước ấm.

☛ Đọc thêm: Cách dùng lá diếp cá chữa bệnh trĩ 

Chữa trĩ cho bà bầu với các bài tập

Bước vào những tháng cuối của thai kỳ, bào thai phát triển ngày một to làm tăng áp lực lên vùng chậu và đám rối tĩnh mạch trĩ tại vùng hậu môn – trực tràng từ đó khiến bệnh trĩ dễ chuyển biến nặng hơn.

Chữa trĩ cho bà bầu với các bài tập 1
Mẹ bầu nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục thể thao

Vậy nên để cải thiện tình trạng bệnh trĩ, mẹ bầu nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục thể thao bằng các bài tập có lợi như: bài tập Kegel, bài tập thể dục đơn giản, các bài tập Yoga dành cho bà bầu, hoặc đơn giản là dành 20 đến 30 phút mỗi ngày để đi bộ sẽ làm giảm cảm giác khó chịu do trĩ cũng như phòng ngừa tình trạng bị lòi dom sau khi sinh.

Riêng với bài tập Kegel ngoài việc hỗ trợ trong việc điều trị bệnh trĩ còn có tác dụng làm khỏe vùng chậu giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng đi tiểu rắt, tiểu nhiều lần đặc biệt là vào ban đêm cho mẹ bầu khi mang thai.

Dùng gel bôi trĩ Cotripro

Tuy rằng bệnh gây cảm giác đau, khó chịu cho mẹ nhưng tuyệt đối mẹ bầu không được tự ý dùng thuốc hay bất kỳ sản phẩm đường uống nào vì có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe cho thai nhi.

Dùng gel bôi trĩ Cotripro 1
Cotripro giúp làm giảm cảm giác đau rát, ngứa ngáy, hỗ trợ giúp co búi trĩ hiệu quả.

Nếu tình trạng bệnh mới chỉ đang ở cấp độ nhẹ, chưa ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe cũng như sinh hoạt bình thường, bạn có thể áp dụng các biện pháp trên kết hợp với sử dụng các sản phẩm thảo dược bôi tại chỗ vừa giúp cải thiện được bệnh mà vẫn an toàn cho bé, và một trong những sản phẩm được ưa chuộng chính là Gel bôi trĩ Cotripro.

Được chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên như: lá Cúc tần, Nghệ, lá Lốt, lá Sung, lá Ngải cứu, Cotripro thẩm thấu trực tiếp lên các búi trĩ giúp làm giảm cảm giác đau rát, ngứa ngáy, hỗ trợ giúp co búi trĩ hiệu quả.

Cotripro so với các loại gel bôi trĩ có những ưu điểm vượt trội như:

  • Hiệu quả nhanh: sau khi bôi, gel sẽ thấm trực tiếp vào búi trĩ giúp làm giảm đau rát chỉ sau từ 3 đến 5 ngày sử dụng.
  • An toàn: do thành phần của gel bôi trĩ Cotripro đều là các thảo dược thiên nhiên, đường dùng tại chỗ nên vô cùng an toàn và không gây bất cứ tác dụng toàn thân nào.
  • Tiện dụng: Trong mỗi hộp sản phẩm đều được thiết kế có một túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi thuốc vào vùng hậu môn, lại vừa đảm bảo được an toàn và vệ sinh.

Cách chăm sóc mẹ bầu 8 tháng bị trĩ

Thông thường sau khi sinh bệnh trĩ sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, khi mang thai, trĩ sẽ gây nên cảm giác ngứa ngáy và đau rát, khiến bà bầu cảm thấy rất khó chịu, nếu không chăm sóc đúng cách và kịp thời có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng. Để đề phòng biến chứng bạn có thể áp dụng một số cách sau:

  • Ngâm khu vực trực tràng trong nước ấm từ 10-20 phút mỗi ngày, có thể ngâm nhiều lần trong ngày
  • Chườm lạnh khu vực bị trĩ sẽ giúp làm giảm sưng và đau, có thể chườm nhiều lần trong ngày để giảm bớt sự khó chịu.
  • Luôn giữ cho vùng hậu môn được sạch sẽ và khô ráo. Sau mỗi lần đi tiểu tiện hoặc đi tắm, bạn hãy sử dụng một cái khăn vải mềm thấm nước ấm rồi lau nhẹ nhàng vùng hậu môn sau đó lau lại bằng khăn sạch
  • Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc bôi trơn hậu môn để đi đại tiện được dễ dàng hơn
  • Sử dụng bột baking soda dạng ướt hoặc khô đều được để bôi tại vị trí trĩ, giúp giảm ngứa ngáy, khó chịu.
  • Thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ, ăn nhiều rau xanh và hoa quả chín giúp cung cấp đầy đủ vitamin, không ăn những đồ ăn quá cay nóng.
Cách chăm sóc mẹ bầu 8 tháng bị trĩ 1
Chế độ ăn uống nhiều rau xanh và hoa quả chín giúp cung cấp đầy đủ vitamin.
  • Hạn chế việc ngồi xổm và không làm việc nặng nhọc, bê vác đồ quá nặng khi mang thai.
  • Luyện tập bài tập Kegel hàng ngày giúp tăng sức bền của sàn cơ chậu từ đó cải thiện được tình trạng bệnh.
  • Luôn hướng tinh thần đến những điều tích cực, tránh căng thẳng, stress và lo âu lâu dài vì điều này không chỉ tác động khiến bệnh trĩ nặng hơn mà còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.

Lời kết

Bệnh trĩ sẽ không quá nguy hiểm cho mẹ bầu, đặc biệt là vào những tháng cuối nếu biết cách chữa trị và cải thiện bệnh. Qua bài viết này, mình mong các mẹ đã có thêm kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách chữa bệnh lòi dom. Nếu còn điều gì thắc mắc, chưa hiểu, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng mình.

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Mẹ bầu 8 tháng bị trĩ - Top 5 cách chữa trị hiệu quả

Vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu có nguy cơ cao mắc các bệnh trĩ nội, trĩ ngoại. Bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời có thể biến chuyển nặng trong lúc chuyển dạ, thậm chí ngay cả khi sau sinh. Vậy nguyên nhân của tình trạng bầu 8 tháng bị trĩ là do đâu, dấu hiệu cũng như cách chữa như thế nào? Cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết ngay dưới đây.

Dấu hiệu bị trĩ ở mẹ bầu 8 tháng

Dấu hiệu bị trĩ ở mẹ bầu 8 tháng 1
Bệnh trĩ khá phổ biến ở các mẹ bầu tháng thứ 8

Trĩ là bệnh lý xuất hiện khá phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là trong giai đoạn từ tháng thứ 8 trở đi, lúc này tử cung đã mở rộng và gây áp lực lớn lên hệ thống tĩnh mạch.

Một số dấu hiệu nhận biết khi mẹ bầu 8 tháng bị trĩ bao gồm:

  • Chảy máu khi đi đại tiện.
  • Luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu hoặc kích thích ở vùng hậu môn.
  • Nổi cục thịt thừa (hay còn gọi là búi trĩ) ở vùng gần hậu môn.
  • Đau và sưng tấy quanh hậu môn gây cảm giác khó chịu cho mẹ bầu.
Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá lo lắng do bị trĩ khi mang thai sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Trong quá trình chuyển dạ, có thể do tác động của lực đẩy quá mạnh sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn, tuy nhiên, tình trạng này thường biến mất sau khi sinh một thời gian.

Tại sao mẹ bầu 8 tháng lại dễ bị trĩ?

Có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động khiến mẹ bầu 8 tháng dễ bị trĩ tuy nhiên một số nguyên nhân chính dẫn đến bệnh bao gồm:

Áp lực từ tử cung

Khi thai phát triển đến tháng thứ 8, lúc này thai đã lớn và nặng, tử cung của người mẹ cũng lớn hơn trước, tạo áp lực lớn lên vùng xương chậu, đặc biệt là phần tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng.

Lúc này các đám rối tĩnh mạch sẽ sưng to gây đau và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của mẹ bầu từ đó lâu dần hình thành nên búi trĩ.

Vùng sàn chậu khó lưu thông máu

Thai phát triển ngày một to không những tăng áp lực lên phần bụng mà còn gây chèn ép các mạch máu ở vùng sàn chậu khiến máu không lưu thông được một cách dễ dàng, dẫn đến tình trạng sưng, viêm gây nên trĩ.

Bên cạnh đó, do thể tích máu cũng ngày một tăng lên, tĩnh mạch cũng từ đó mà bị mở rộng hơn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Hormone thay đổi

Trong khoảng thời gian thai kỳ, hormone progesterone được tiết ra nhiều hơn để tạo điều kiện nuôi dưỡng thai nhi tốt hơn. Hormon này sẽ làm giãn các cơ ruột, giảm khả năng co bóp của nhu động ruột gây táo bón để lâu dài có thể hình thành nên trĩ.

Thường xuyên táo bón

Khi mang thai, các vấn đề về đường tiêu hóa cũng thường xuyên xuất hiện gây nhiều khó chịu cho người mẹ, trong đó có chứng táo bón. Theo một nghiên cứu gần đây, có tới 38% bà bầu bị táo bón trong thai kỳ, phần lớn đều bị kéo dài nhiều tháng nên rất dễ bị trĩ đặc biệt trong tháng thứ 8.

Không chỉ vậy, việc bổ sung các dưỡng chất và khoáng chất như canxi hay sắt… để giúp bé phát triển khỏe mạnh có thể khiến cơ thể người mẹ bị nóng trong gây táo bón, lâu ngày không khỏi sẽ phát triển gây nên trĩ.

Bầu 8 tháng bị trĩ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bầu 8 tháng bị trĩ có ảnh hưởng đến thai nhi không? 1
Khi thai nhi lớn dần sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của người mẹ.

Chưa có một bằng chứng khoa học nào cho thấy bệnh trĩ có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, khi thai nhi lớn dần sẽ khiến các dấu hiệu bệnh trĩ ngày một trầm trọng hơn, điều này gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của người mẹ trong thời gian mang thai.

Khi bị trĩ, mẹ bầu thường sẽ gặp triệu chứng đi ngoài ra máu. Tuy nhiên nếu việc đi đại tiện ra máu quá nhiều và kéo dài quá lâu sẽ dẫn tới thiếu máu làm suy giảm sức khỏe của mẹ.

Khi mang thai, bản chất cơ thể người phụ nữ đã dễ bị thiếu máu sinh lý do hồng cầu loãng hơn so với người bình thường. Nếu kèm theo việc bị thiếu máu do trĩ sẽ khiến sức khỏe thai phụ suy giảm cũng như cản trở quá trình phát triển của thai nhi, khiến em bé sinh ra nhẹ cân hơn.

Không chỉ vậy, việc bị trĩ ở những tháng cuối cùng của thai kỳ cũng khiến bạn phải đi khám thường xuyên và điều trị bệnh trĩ song song với việc đảm bảo để em bé phát triển toàn diện. Điều này có thể gây mệt mỏi, áp lực tâm lý nhất định đến mẹ bầu.

☛ Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không?

Chữa bệnh trĩ ở bà bầu 8 tháng như thế nào?

Bệnh trĩ thường tự khỏi sau khi mang thai, nhưng có một số điều bạn có thể làm để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đau rát trong thời gian này.

Chữa bệnh trĩ với lá trầu không

Trong lá trầu không có chứa hoạt chất phenolic, là một chất có tác dụng sát khuẩn, giảm sưng phù, phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm và hỗ trợ làm teo búi trĩ. Ngoài ra, phenolic còn được sử dụng trong việc tiêu diệt một số loại vi khuẩn như: Tụ cầu vàng, trực trùng Coli…

Chữa bệnh trĩ với lá trầu không 1
Trong lá trầu không có chứa hoạt chất phenolic, có tác dụng sát khuẩn, giảm sưng

Cách chuẩn bị: 20 lá trầu không, 5-6 trái bồ kết (loại tươi hay khô đều được), 20 nhân hạt gấc, 2 quả cau tươi.

Cách làm:

  • Rửa sạch cau và nhân hạt gấc sau đó bổ nhỏ giúp tăng giải phóng lượng tinh dầu. Bạn rửa sạch lá trầu không và bồ kết rồi cho tất cả các nguyên liệu vào nồi đun cùng với 2 lít nước.
  • Đun đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa rồi đun thêm tiếp 15 phút.
  • Sau khi đun xong, bạn tiến hành xông hơi. Khi nước còn khá ấm nóng, gạt bỏ hết phần bã đi, lấy phần nước và tiến hành ngâm búi trĩ trong 20 phút. Rửa sạch lại bằng nước rồi dùng một chiếc khăn mềm lau khô lại.
  • Mỗi ngày bạn làm 1 lần, đặc biệt nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ sau 1 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả vô cùng rõ.

☛ Xem đầy đủ: Cách chữa trĩ bằng lá trầu không?

Ngâm rửa hậu môn bằng nước lá lốt

Lá lốt không còn là một loại cây xa lạ trong các món ăn gia đình của người Việt. Nhưng còn nhiều người không biết rằng đây là một vị thuốc nam quý hiếm hỗ trợ trong việc điều trị bệnh trĩ vô cùng hiệu quả.

Ngâm rửa hậu môn bằng nước lá lốt 1
Lá lốt là một vị thuốc nam quý giúp điều trị bệnh trĩ

Thành phần của lá lốt có chứa nhiều hoạt chất có dược tính cao như alkaloid, flavonoid, Fe… có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tăng sức bền cho thành mạch, giảm kích thước của búi trĩ.

Cách làm:

  • Bạn chuẩn bị tầm 100g lá lốt tươi, 2-3 củ nghệ.
  • Lá lốt và nghệ bạn rửa sạch, nghệ cạo sạch vỏ rồi thái thành những lát mỏng rồi cho tất cả vào ấm nước đun sôi từ 15 đến 20 phút rồi bắc xuống.
  • Đổ nước ra chậu, hòa chung với một ít nước lạnh để nguội bớt rồi tiến hành ngâm rửa hậu môn mỗi ngày 2 lần sau 5 ngày hiệu quả thu về sẽ làm bạn bất ngờ.

Đắp lá diếp cá lên búi trĩ

Theo Y học cổ truyền, diếp cá có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm viêm, sát khuẩn vết thương nên được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh trĩ.

Đắp lá diếp cá lên búi trĩ 1
Diếp cá có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc

Chuẩn bị: 100g lá diếp cá tươi + 1 ít muối tinh.

Cách thực hiện:

  • Lá diếp cá các bạn đem đi rửa sạch rồi ngâm qua cùng với nước muối loãng để đảm bảo sạch sẽ sau đó vớt ra để ráo.
  • Cho tất cả nguyên liệu vừa chuẩn bị vào cối rồi tiến hành giã nhuyễn.
  • Dùng trực tiếp hỗn hợp này đắp lên vùng búi trĩ rồi dùng băng gạc cố định lại thật chặt.
  • Giữ nguyên trong vòng 1 tiếng sau đó gỡ ra và rửa sạch lại bằng nước ấm.

☛ Đọc thêm: Cách dùng lá diếp cá chữa bệnh trĩ 

Chữa trĩ cho bà bầu với các bài tập

Bước vào những tháng cuối của thai kỳ, bào thai phát triển ngày một to làm tăng áp lực lên vùng chậu và đám rối tĩnh mạch trĩ tại vùng hậu môn – trực tràng từ đó khiến bệnh trĩ dễ chuyển biến nặng hơn.

Chữa trĩ cho bà bầu với các bài tập 1
Mẹ bầu nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục thể thao

Vậy nên để cải thiện tình trạng bệnh trĩ, mẹ bầu nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục thể thao bằng các bài tập có lợi như: bài tập Kegel, bài tập thể dục đơn giản, các bài tập Yoga dành cho bà bầu, hoặc đơn giản là dành 20 đến 30 phút mỗi ngày để đi bộ sẽ làm giảm cảm giác khó chịu do trĩ cũng như phòng ngừa tình trạng bị lòi dom sau khi sinh.

Riêng với bài tập Kegel ngoài việc hỗ trợ trong việc điều trị bệnh trĩ còn có tác dụng làm khỏe vùng chậu giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng đi tiểu rắt, tiểu nhiều lần đặc biệt là vào ban đêm cho mẹ bầu khi mang thai.

Dùng gel bôi trĩ Cotripro

Tuy rằng bệnh gây cảm giác đau, khó chịu cho mẹ nhưng tuyệt đối mẹ bầu không được tự ý dùng thuốc hay bất kỳ sản phẩm đường uống nào vì có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe cho thai nhi.

Dùng gel bôi trĩ Cotripro 1
Cotripro giúp làm giảm cảm giác đau rát, ngứa ngáy, hỗ trợ giúp co búi trĩ hiệu quả.

Nếu tình trạng bệnh mới chỉ đang ở cấp độ nhẹ, chưa ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe cũng như sinh hoạt bình thường, bạn có thể áp dụng các biện pháp trên kết hợp với sử dụng các sản phẩm thảo dược bôi tại chỗ vừa giúp cải thiện được bệnh mà vẫn an toàn cho bé, và một trong những sản phẩm được ưa chuộng chính là Gel bôi trĩ Cotripro.

Được chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên như: lá Cúc tần, Nghệ, lá Lốt, lá Sung, lá Ngải cứu, Cotripro thẩm thấu trực tiếp lên các búi trĩ giúp làm giảm cảm giác đau rát, ngứa ngáy, hỗ trợ giúp co búi trĩ hiệu quả.

Cotripro so với các loại gel bôi trĩ có những ưu điểm vượt trội như:

  • Hiệu quả nhanh: sau khi bôi, gel sẽ thấm trực tiếp vào búi trĩ giúp làm giảm đau rát chỉ sau từ 3 đến 5 ngày sử dụng.
  • An toàn: do thành phần của gel bôi trĩ Cotripro đều là các thảo dược thiên nhiên, đường dùng tại chỗ nên vô cùng an toàn và không gây bất cứ tác dụng toàn thân nào.
  • Tiện dụng: Trong mỗi hộp sản phẩm đều được thiết kế có một túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi thuốc vào vùng hậu môn, lại vừa đảm bảo được an toàn và vệ sinh.

Cách chăm sóc mẹ bầu 8 tháng bị trĩ

Thông thường sau khi sinh bệnh trĩ sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, khi mang thai, trĩ sẽ gây nên cảm giác ngứa ngáy và đau rát, khiến bà bầu cảm thấy rất khó chịu, nếu không chăm sóc đúng cách và kịp thời có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng. Để đề phòng biến chứng bạn có thể áp dụng một số cách sau:

  • Ngâm khu vực trực tràng trong nước ấm từ 10-20 phút mỗi ngày, có thể ngâm nhiều lần trong ngày
  • Chườm lạnh khu vực bị trĩ sẽ giúp làm giảm sưng và đau, có thể chườm nhiều lần trong ngày để giảm bớt sự khó chịu.
  • Luôn giữ cho vùng hậu môn được sạch sẽ và khô ráo. Sau mỗi lần đi tiểu tiện hoặc đi tắm, bạn hãy sử dụng một cái khăn vải mềm thấm nước ấm rồi lau nhẹ nhàng vùng hậu môn sau đó lau lại bằng khăn sạch
  • Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc bôi trơn hậu môn để đi đại tiện được dễ dàng hơn
  • Sử dụng bột baking soda dạng ướt hoặc khô đều được để bôi tại vị trí trĩ, giúp giảm ngứa ngáy, khó chịu.
  • Thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ, ăn nhiều rau xanh và hoa quả chín giúp cung cấp đầy đủ vitamin, không ăn những đồ ăn quá cay nóng.
Cách chăm sóc mẹ bầu 8 tháng bị trĩ 1
Chế độ ăn uống nhiều rau xanh và hoa quả chín giúp cung cấp đầy đủ vitamin.
  • Hạn chế việc ngồi xổm và không làm việc nặng nhọc, bê vác đồ quá nặng khi mang thai.
  • Luyện tập bài tập Kegel hàng ngày giúp tăng sức bền của sàn cơ chậu từ đó cải thiện được tình trạng bệnh.
  • Luôn hướng tinh thần đến những điều tích cực, tránh căng thẳng, stress và lo âu lâu dài vì điều này không chỉ tác động khiến bệnh trĩ nặng hơn mà còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.

Lời kết

Bệnh trĩ sẽ không quá nguy hiểm cho mẹ bầu, đặc biệt là vào những tháng cuối nếu biết cách chữa trị và cải thiện bệnh. Qua bài viết này, mình mong các mẹ đã có thêm kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách chữa bệnh lòi dom. Nếu còn điều gì thắc mắc, chưa hiểu, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng mình.

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...