Update 10+ bài thuốc Đông y trị bệnh trĩ

Ngoài các phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng y học hiện đại và các bài thuốc dân gian thì rất nhiều người còn tin dùng các bài thuốc y học cổ truyền. Đông y dựa vào căn nguyên và đặc điểm lâm sàng của bệnh mà đưa ra phương thuốc điều trị phù hợp cũng như phòng bệnh tái phát trở lại. Y học cổ truyền có bản chất lành tính, an toàn và không kém phần hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 10+ bài thuốc Đông y trị bệnh trĩ hiệu quả cao đã được công nhận và sử dụng tại các bệnh viên y học cổ truyền.

Update 10+ bài thuốc Đông y trị bệnh trĩ 1

Tìm hiểu bệnh trĩ theo quan niệm của Đông y

Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh thuộc hệ tiêu hóa phổ biến hiện nay. Đây là tình trạng tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn bị phình giãn quá mức, lâu ngày hình thành nên búi trĩ do máu ứ đọng. Cấu trúc này có thể xuất hiện bên trong hoặc bên ngoài hậu môn.

Theo quan niệm của Đông y, căn nguyên sinh ra bệnh trĩ là do khí hư, khí trệ khiến cho đại tràng không thông, đồng thời làm cho cơ nhục yếu và tổn thương giáng hạ mạch lạc, từ đó khởi sinh tình trạng huyết ứ ở trực tràng hậu môn. Nếu khí trệ và huyết ứ không được loại bỏ kịp thời có thể khiến mạch lạc giãn ra và ngày càng sa xuống khiến búi trĩ ứ huyết và chảy máu. Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ thì bạn sẽ bị chảy máu lúc đi đại tiện, bệnh phát triển nặng hơn thì chảy máu có thể xuất hiện ngay cả khi ngồi hoặc nằm.

Nguyên nhân khiến khí và thấp nhiệt nhưng kết ở đại tràng là do bên trong cơ thể có vấn đề về tâm tỳ thận và can. Hoặc do chính chế độ ăn uống thiếu khoa học, lạm dụng thuốc lá, bia rượu, do lười vận động, ngồi quá lâu tại chỗ đã tạo áp lực nặng cho vùng hậu môn – trực tràng.

Giới y học cổ truyền đã chỉ ra các loại bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại dựa trên thể. Cụ thể như sau:

– Các thể điển hình của bệnh trĩ nội theo quan niệm Đông y:

  • Trĩ nội thể huyết ứ trệ (bệnh trĩ khởi phát bệnh toàn thân gây ra);
  • Trĩ nội thể huyết ứ (dạng trĩ có sung huyết);
  • Trĩ nội thể thấp nhiệt (có đi kèm với tình trạng viêm nhiễm hoặc bội nhiễm);
  • Trĩ nội thể nhiệt độc (giai đoạn đầu của bệnh trĩ).

– Các thể điển hình của bệnh trĩ ngoại theo quan niệm Đông y:

  • Trĩ ngoại huyết ứ;
  • Trĩ ngoại thể thấp nhiệt (là dạng bệnh trĩ ngoại có xuất hiện biến chứng, phổ biến là tình trạng viêm loét);
  • Trĩ ngoại thể nhiệt độc (do tắc nghẽn khí huyết).

☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh trĩ là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về bệnh trĩ

Cách chữa bệnh trĩ theo Đông Y

Theo Đông y, để cải thiện bệnh trĩ, người bệnh cần phải loại bỏ căn nguyên gây bệnh từ bên trong cơ thể. Tùy vào từng thể bệnh riêng biệt mà người bệnh sẽ có những bài thuốc điều trị khác nhau nhằm loại bỏ các triệu chứng lâm sàng do bệnh gây ra.

Các bài thuốc Đông y có thành phần từ các thảo dược quý trong tự nhiên, giúp khắc phục tình trạng sưng nóng, đau nhức búi trĩ, cải thiện đáng kể tình trạng chảy máu, sa búi trĩ ngoài hậu môn. Đồng thời hỗ trợ làm tăng độ bên của tĩnh mạch hậu môn và ngăn ngừa viêm nhiễm.

Thuốc được sử dụng ở 3 dạng: uống, ngâm, bôi. Để các bài thuốc Đông y mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần kiên trì điều trị, kết hợp chế độ sinh hoạt, ăn uống và làm việc lành mạnh, hợp lý.

Dưới đây là 10+ cách chữa bệnh trĩ nội trĩ ngoại tại theo Đông y, bạn có thể tham khảo:

Bệnh trĩ nội được chia thành nhiều thể với mỗi thể có những triệu chứng lâm sàng riêng biệt. Xác định đúng thể bệnh để có bài thuốc điều trị bệnh phù hợp.

1. Bài thuốc chữa bệnh trĩ nội thể thấp nhiệt

1. Bài thuốc chữa bệnh trĩ nội thể thấp nhiệt 1

Triệu chứng: Búi trĩ bị sưng nóng, viêm loét, đại tiện ra máu đỏ tươi (số lượng nhiều hoặc ít), búi trí sa theo độ, hậu môn đau rát, đau nhiều khi ngồi. Ở một số trường hợp, người bệnh còn kèm theo các triệu chứng như: đại tiện táo, mót rặn, đau quặn bụng, đại tiện bí, khó đi vệ sinh, tiểu tiện vàng.

Bài thuốc hòe hoa tán gia giảm: 

  • Nguyên liệu: Hòe hoa 12g; kinh giới tuệ 12g; chỉ thược 10g, trắc bá diệp 12g; hoàng bá 10g
  • Cách dùng: Hòe hoa đem sao vàng đậm, kinh giới tuệ và trắc bá diệp sao cháy. Mỗi ngày sắc 1 thang lấy nước uống, chia làm 2 lần/ngày.
  • Tác dụng của bài thuốc được sử dụng chủ yếu tập trung các loại thảo dược có tính mát để thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết chỉ huyết, hoạt huyết, hành khí và cầm máu.

Song song với việc sử dụng thuốc, người bệnh nên kết hợp với châm cứu các huyệt sau để gia tăng công dụng: Huyệt Trường cường; Huyệt Bách hội; Huyệt Thứ Liêu; Huyệt Tiểu trường du; Huyệt Đại trường du; Huyệt Túc tam lý; Huyệt Tam âm giao; Huyệt Thừa sơn; Huyệt Hợp cốc; Huyệt Thượng cự hư.

2. Bài thuốc chữa bệnh trĩ nội thể nhiệt độc

Triệu chứng: búi trĩ sưng nóng, hậu môn đau nhức, đại tiện có máu tươi đi kèm phân, không xuất hiện dịch vàng hay mủ. Để giải thể nhiệt độc, người bệnh nên uống những bài thuốc có tác dụng giải độc, lương huyết, thanh nhiệt và cầm huyết, tiêu viêm chỉ thống. Bài thuốc điển hình như:

  • Bài thuốc Đào hồng tứ vật thang gia giảm: Đào nhân 08g; Hồng hoa 08g; Bạch thược 10g; Thục địa 10g; Đương quy 12g; Xuyên khung 08g.
  • Gia thêm các vị: Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 10g, Bồ công anh 10g; Hoặc gia: Sài đất 12g, Bồ công anh 12g.
  • Nếu có táo bón: Gia thêm các vị Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g.
  • Đại tiện ra máu: Gia thêm các vị Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g.
  • Nếu sưng đau nhiều: Gia thêm các vị Đan sâm 12g, Bạch chỉ 10g.

Cách thực hiện: Đem các vị thuốc trên sắc lấy nước để uống. Dùng mỗi ngày một thang thuốc và kiên trì sử dụng cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Song song với việc dùng thuốc, người bệnh nên phối hợp với phương pháp châm cứu vào những huyệt vị sau: Huyệt Trường cường; Huyệt Bách hội; Huyệt Quan nguyên; Huyệt Khí hải; Huyệt Túc tam lý; Huyệt Tam âm giao.

3. Bài thuốc chữa trĩ nội thể huyết ứ – khí trệ

3. Bài thuốc chữa trĩ nội thể huyết ứ – khí trệ 1

Bệnh trĩ nội thể huyết ứ có triệu chứng: táo bón và đại tiện ra máu tươi, búi trĩ có kích thước nhỏ nên không lòi ra khỏi hậu môn. Để giải quyết tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng hoạt huyết, tư âm, lương huyết và giải phóng huyết ứ trệ ở trực tràng.

Bài thuốc Lương Huyết địa hoàng thang gia giảm: Sanh địa 16g; Xích thược 10g; Đương quy 12g; Hoè hoa 16g; Hoàng cầm 08g; Kinh giới 06g; Ngư tinh thả 10g; Hạn liên thảo (Cỏ mực) 10g.

Nếu có táo bón: Gia thêm các vị Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g.

Đại tiện ra máu nhiều: Gia thêm các vị Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g (không dùng Hạn liên thảo).

Chỉ định: Trĩ độ 1,2,3 không có biến chứng.

Cách thực hiện: Đem các vị thuốc trên sắc lấy nước uống. Người bệnh nên dùng khi thuốc còn ấm. Kiên trì sử dụng mỗi ngày một thang cho đến khi khỏi bệnh.

4. Bài thuốc chữa trĩ nội theo thể khí huyết hư yếu

Bệnh trĩ ở thể khí huyết hư yếu có biểu hiện búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn, kèm theo đó là chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mạch trầm tế, cơ thể mệt mỏi. Với thể bệnh này, người bệnh cần sử dụng các dược liệu có tác dụng chỉ huyết, thăng đề và bồi bổ khí huyết.

Bài thuốc Bát trân thang gia giảm: Đảng sâm 12g; bạch linh 10g; bạch truật 08g; cam thảo (chích) 06g; bạch thược 08g; đương quy 12g; thục địa 10g; xuyên khung 08g.

Nếu có táo bón: Gia thêm các vị hắc chi ma 20g, hoặc lá muồng 06g.

Đại tiện ra máu nhiều: Gia thêm các vị hắc địa du 12g, hắc kinh giới 16g, hắc hạn liên 16g.

Chỉ định: Trĩ nội độ 1, 2, 3 có tiêu máu nhiều lần, hoặc kèm các bệnh toàn thân khác gây suy nhược cơ thể

Cách thực hiện: Sắc một thang thuốc trên để lấy nước uống. Dùng mỗi ngày một thang và kiên trì uống cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cần phối hợp với liệu pháp châm cứu vào các huyệt sau để gia tăng công dụng: Huyệt Quan nguyên; Huyệt Khí hải; Huyệt Cao hoang; Huyệt Tỳ du; Huyệt Bách hội; Huyệt Trường cường.

5. Bài thuốc chữa trĩ nội thể tỳ khí suy

5. Bài thuốc chữa trĩ nội thể tỳ khí suy 1

Chỉ định: Trĩ nội độ IV, trĩ vòng

Pháp trị: kiện tỳ bổ khí,  hành khí thăng đề.

Bài thuốc Bổ trung ích khí thang gia giảm: Đảng sâm 10g; Hoàng kỳ (chích) 10g; Bạch truật 10g; Trần bì 06g; Thăng ma 10g; Sài hồ 10g; Đương quy 10g; Cam thảo (chích) 04g; Đại tá 12g; Sanh cương/Can khương 04g;

Nếu có táo bón: Gia thêm các vị Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g.

Đại tiện ra máu: Gia thêm các vị Hắc Kinh giới 16g, Hắc Địa du 10g, Hắc Chi tử 6g

6. Bài thuốc chữa trĩ ngoại thể huyết ứ

Chỉ định: Trĩ độ 1 và độ 2

Pháp trị: Hoạt huyết, bổ khí, hành ứ.

Bài thuốc Bổ trung ích khí thang gia giảm: Đảng sâm 10g; Hoàng kỳ (chích) 10g; Bạch truật 10g; Cam thả(chích) 04g; Sài hồ 06g; Thăng ma 06g; Đương quy 16g; Xích thược 10g; Trần bì 06g;

Nếu có táo bón: Gia thêm các vị Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 6g.

7. Bài thuốc chữa trĩ ngoại thể nhiệt độc

Chỉ định: Trĩ ngoại tắc mạch cấp, trĩ ngoại độ 3

Pháp trị: Hoạt huyết chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu viêm chỉ thống

Bài thuốc Đào hồng tứ vật thang gia giảm: Đào nhân 08g; Hồng hoa 08g; Thục địa 10g; Đương quy 12g; Bạch thược 10g; Xuyên khung 08g;

Gia thêm các vị: Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 10g, Bồ công anh 10g; Hoặc Sài đất 12g, Bồ công anh 12g.

Nếu có táo bón: Gia thêm các vị Hắc chi ma 20g, hoặc Lá muồng 6g.

Đại tiện ra máu: Gia thêm các vị Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g.

Nếu sưng đau nhiều: Gia thêm các vị Đan sâm 12g, Bạch chỉ 10g.

8. Bài thuốc chữa trĩ ngoại thể thấp nhiệt

Chỉ định: Trĩ ngoại độ 4

Pháp trị: Thanh thấp nhiệt hoạt huyết chỉ thống.

Bài thuốc Đào hồng tứ vật thang gia giảm: Sanh địa 16g; Đương quy 10g; Xích thược 10g; Đào nhân 10g; Hồng hoa 04g; Chỉ xác 10g; Hạn liên thả 10g; Trạch tả 10g; Kim ngân hoa 10g; Liên kiều 10g; Thổ phục linh 08g.;

Nếu có táo bón: Gia thêm các vị Hắc chi ma 20g, hoặc Lá muồng 6g.

* Ngoài ra có thể sử dụng hoặc kết hợp thuốc thành phẩm Y học cổ truyền có tác dụng phù hợp với các thể bệnh.

9. Bài thuốc chữa trĩ thể tỳ hư không nhiếp huyết

9. Bài thuốc chữa trĩ thể tỳ hư không nhiếp huyết 1

Triệu chứng: Đại tiện ra máu tươi sắc nhạt màu lượng có thể nhiều hay ít khác nhau kèm theo sắc mặt kém tươi nhuận, hồi hộp mệt mỏi, ăn ngủ kém, phân táhoặc lỏng thất thường, trĩ sa, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế vô lực.

Pháp điều trị: kiện tỳ ích khí nhiếp huyết

Bài thuốc Quy tỳ thang gia giảm: Hoàng kỳ 12g; Mộc hương 04g; Bạch linh 10g; Bạch truật 12g; Đan bì 10g; Trần bì 10g; Chế hoàng tinh 12g; Chi tử 10g (sao đen); Đương quy 12g; Cam thảo sao 06g; Đảng sâm 12g;

Cách dùng: Sắc uống ngày 01 thang chia 2 lần

10. Bài thuốc chữa trĩ thể khí hư hạ hãm

Triệu chứng: Hay gặp ở bệnh nhân có tuổi mắc bệnh lâu ngày trĩ sa ra không tự lên được, kèm theo sa niêm mạc trực tràng chảy máu tươi khi đại tiện, săc nhạt màu kèm theo tinh thần mệt mỏi suy nhược, hụt hơi ngại nói, sắc mặt kém tươi nhuận, hồi hộp váng đầu, ăn ngủ kém. Đại tiện phân nát, tiểu tiện trong dài. Chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế nhược.

Pháp điều trị: Ích khí dưỡng huyết, thăng đề, cố nhiếp.

Bài thuốc Bài bổ trung ích khí thang gia giảm: Đảng sâm 12g; Thăng ma 12g; Hoàng kỳ 12g; Sài hồ 10g; Xuyên quy 12g; Trần bì 10g; Bạch truật 10g; Cam thảo 06g; Chi tử (sao đen) 10g;

Cách dùng: Sắc uống ngày 01 thang chia 2 lần

Một số bài thuốc ngâm trĩ

Một số bài thuốc ngâm trĩ 1

1. Bài thuốc: Hòe hoa, Kinh giới, Ngải cứu, phèn chua

Nguyên liệu: Hòe hoa, Kinh giới, Chỉ xác, Lá ngải cứu mỗi loại 1 nắm (tương đương 50g), bột phèn chua 10g.

Cách dùng: Tất cả nguyên liệu cho vào nước ngập 3 phân, đậy kín miệng nồi bằng lá chuối, đun sôi khoảng 5 phút; sau đó đục 1 lỗ vừa cho hơi bốc lên để xông vào vùng hậu môn.

Khi nước còn ấm thì ngâm hậu môn trong 15 phút. Tiến hành xông & ngâm ngày 1 đến 2 lần trong khoảng 1 tuần.

2. Bài thuốc Ngũ bội tử thang

Nguyên liệu: Ngũ bội tử, Tang ký sinh, Phác tiêu, Kinh giới, Liên phòng mỗi vị 30g

Cách dùng: Tất cả nguyên liệu đem sắc lấy nước. Xông hơi nước nóng vào hậu môn. Đến khi nước ấm thì ngâm hậu môn từ 15 đến 20 phút. Tiến hành như vậy từ 2 đến 3 lần/ngày.

3. Bài thuốc Huyết giác, Tô mộc, Hoàng bá, Hoàng đằng, Hậu phác, Tông lư

Nguyên liệu: Huyết giác, Tô mộc, Hoàng bá, Hoàng đằng, Hậu phác, Tông lư mỗi vị 50g

Cách dùng: Tất cả nguyên liệu tán nhỏ.

Dùng 30g các nguyên liệu trên ngâm với nước sôi. Khi nước ấm thì ngâm hậu môn trong 15 đến 20 phút. Tiến hành co giãn cơ thắt hậu môn trong quá trình ngâm để tăng hiệu quả. Lặp lại 1 đến 2 lần/ngày.

Việc xông – ngâm búi trĩ bằng các bài thuốc tuy an toàn nhưng người bệnh cần đề phòng bỏng, nhất là vùng hậu môn đang bị tổn thương.

Ngoài ra có thể tiến hành xông ngâm với các loại thuốc nam sẵn có trong vườn nhà như rau sam, rau diếp cá, nghể răm, lá hẹ, lá trầu không, chỉ xác, lá đào, vỏ cây hòe, chua me đất, hỗn hợp ngải cứu, gừng, rễ xoan đà

Cách chữa bệnh trĩ bằng châm cứu, bấm huyệt

Cách chữa bệnh trĩ bằng châm cứu, bấm huyệt 1

Châm cứu bấm huyệt trong điều trị bệnh trĩ có tác dụng điều hòa dương khí, giữ cho các cơ thành mạch được cứng cáp và mạnh mẽ. Tất cả các huyệt vị sau đều có tác dụng chữa bệnh trĩ:

– Huyệt Bách Hội. Nằm giữa đỉnh đầu, giao giữa đường nối đỉnh hai vành tai và đường dọc cơ thể.

– Huyệt Hợp Cốc: Nằm trên mu bàn tay.

– Huyệt Đại Tràng: Nằm trên khớp thứ nhất của ngón trỏ.

– Huyệt Trường Cường: Nằm ở hạ bộ của thân thể.

– Huyệt Đại Chùy: Nằm ở phần sau cổ.

– Huyệt Hội Dương: Nằm ở hạ bộ của lưng.

– Huyệt Mệnh Môn Hỏa: Nằm giữa đốt sống thắt lưng L2 – L3.

Ấn day các huyệt này, làm cho nó nóng lên để thu được hiệu quả như mong muốn. Các bác sĩ sẽ sử dụng kim để châm huyệt, có thể là châm huyệt Mệnh Môn Hỏa, sau đó là huyệt Bách Hội. Châm cứu có thể tác động từ 5-7 huyệt nằm trên đường Đốc Mạch nối tới Bàng Quang.

Thời gian châm cứu có thể lên đến 30 phút trên các huyệt vị đó.

☛ Tham khảo thêm tại: Tổng hợp cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay

Chữa bệnh trĩ theo phương pháp Đông y có ưu và nhược điểm gì?

Đông y là một phương pháp điều trị bệnh được lưu truyền qua nhiều thế hệ và đến cả thời điểm hiện tại. Mặc dù nền y học hiện đại vẫn trên đà phát triển mạnh nhưng hướng điều trị này vẫn được đông đảo bệnh nhân lựa chọn.

Hầu hết các bài thuốc dùng chữa bệnh là sự tập hợp của nhiều loại thảo dược thiên nhiên khác nhau. Không những vậy, dược liệu được bào chế hoàn toàn thủ công, không pha tạp bất kỳ chất hóa học nào. Do đó, việc điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp này được đánh giá tương đối an toàn, ít gây tác dụng phụ và phù hợp dùng điều trị lâu dài. Bên cạnh đó, vì tập hợp từ nhiều vị thuốc khác nhau nên bài thuốc Đông y không chỉ có tác dụng chữa bệnh trĩ mà còn tốt cho sức khỏe của một số nội tạng trong cơ thể.

Song, phương pháp chữa bệnh trĩ bằng thuốc Đông y vẫn còn nhiều mặt hạn chế mà người bệnh cần cân nhắc nếu có ý định áp dụng. Điển hình là tác dụng phụ của thuốc Đông y tương đối chậm và không nhanh chóng bằng Tây y. Do đó, người bệnh cần phải có sự kiên trì nhất định, nên dùng ít nhất 1 – 2 tháng hoặc có thể hơn tùy vào mức độ bệnh lý cụ thể. Đối với các đối tượng mong muốn bệnh mau khỏi thì phương pháp này không hẳn là giải pháp phù hợp.

Chữa bệnh trĩ theo Đông y cần lưu ý những gì?

Trong quá trình điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp Đông y, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để phòng tránh một số rủi ro có thể xảy ra:

  • Mỗi trường hợp mắc bệnh cụ thể sẽ có những bài thuốc điều trị phù hợp. Những bài thuốc được chia sẻ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì thế, người bệnh không nên tự ý bốc thuốc để chữa bệnh khi chưa biết chính xác tình trạng sức khỏe hiện tại. Tốt hơn hết, người bệnh nên chủ động thăm khám để có bài thuốc phù hợp.
  • Người bệnh nên bốc thuốc tại các phòng khám hay nhà thuốc uy tín để mua thuốc chất lượng, tránh tình trạng “tiền mất tật mang”. Đồng thời, bạn nên kiểm tra chất lượng của thuốc trước khi sử dụng.
  • Tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thông qua việc dùng đúng liều lượng và đúng cách. Đồng thời, người bệnh chỉ được tạm ngưng sử dụng khi bệnh tình đã thực sự khỏi hẳn.
  • Người bệnh nên dùng thuốc khi thuốc còn ấm hoặc không bị mốc meo.
  • Chỉ nên châm cứu tại các phòng khám nếu người bệnh không biết rõ kỹ thuật châm cứu. Bởi việc châm cứu sai có thể làm ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe;
  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ nhỏ cần trao đổi với bác sĩ nếu có ý định chữa bệnh trĩ bằng bài thuốc Đông y.
  • Không nên tự ý kết hợp điều trị bệnh trĩ bằng thuốc Tây y và Đông y khi chưa có sự đồng ý. Bởi việc kết hợp đồng thời có thể gây ra trường hợp tương tác thuốc và làm gia tăng tác dụng phụ.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hằng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh trĩ cần ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
  • Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý đến việc vệ sinh hậu môn mỗi ngày bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý, sau đó dùng khăn bông lau khô.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để bệnh tình được kiểm soát một cách tốt nhất.
  • Người bệnh nên bóc thuốc chữa bệnh trĩ tại các phòng khám hay nhà thuốc uy tín để phòng tránh tình trạng “tiền mất tật mang”

Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc một số bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ phổ biến. Tuy nhiên, những thông tin được chia sẻ trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa hoặc lương y để biết chính xác khả năng điều trị bệnh, mức độ an toàn và những lưu ý khi áp dụng. Song, sau khoảng thời gian điều trị, người bệnh nên chủ động thăm khám để bệnh tình được kiểm soát chặt chẽ cũng như phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Update 10+ bài thuốc Đông y trị bệnh trĩ

Ngoài các phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng y học hiện đại và các bài thuốc dân gian thì rất nhiều người còn tin dùng các bài thuốc y học cổ truyền. Đông y dựa vào căn nguyên và đặc điểm lâm sàng của bệnh mà đưa ra phương thuốc điều trị phù hợp cũng như phòng bệnh tái phát trở lại. Y học cổ truyền có bản chất lành tính, an toàn và không kém phần hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 10+ bài thuốc Đông y trị bệnh trĩ hiệu quả cao đã được công nhận và sử dụng tại các bệnh viên y học cổ truyền.

Update 10+ bài thuốc Đông y trị bệnh trĩ 1

Tìm hiểu bệnh trĩ theo quan niệm của Đông y

Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh thuộc hệ tiêu hóa phổ biến hiện nay. Đây là tình trạng tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn bị phình giãn quá mức, lâu ngày hình thành nên búi trĩ do máu ứ đọng. Cấu trúc này có thể xuất hiện bên trong hoặc bên ngoài hậu môn.

Theo quan niệm của Đông y, căn nguyên sinh ra bệnh trĩ là do khí hư, khí trệ khiến cho đại tràng không thông, đồng thời làm cho cơ nhục yếu và tổn thương giáng hạ mạch lạc, từ đó khởi sinh tình trạng huyết ứ ở trực tràng hậu môn. Nếu khí trệ và huyết ứ không được loại bỏ kịp thời có thể khiến mạch lạc giãn ra và ngày càng sa xuống khiến búi trĩ ứ huyết và chảy máu. Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ thì bạn sẽ bị chảy máu lúc đi đại tiện, bệnh phát triển nặng hơn thì chảy máu có thể xuất hiện ngay cả khi ngồi hoặc nằm.

Nguyên nhân khiến khí và thấp nhiệt nhưng kết ở đại tràng là do bên trong cơ thể có vấn đề về tâm tỳ thận và can. Hoặc do chính chế độ ăn uống thiếu khoa học, lạm dụng thuốc lá, bia rượu, do lười vận động, ngồi quá lâu tại chỗ đã tạo áp lực nặng cho vùng hậu môn – trực tràng.

Giới y học cổ truyền đã chỉ ra các loại bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại dựa trên thể. Cụ thể như sau:

– Các thể điển hình của bệnh trĩ nội theo quan niệm Đông y:

  • Trĩ nội thể huyết ứ trệ (bệnh trĩ khởi phát bệnh toàn thân gây ra);
  • Trĩ nội thể huyết ứ (dạng trĩ có sung huyết);
  • Trĩ nội thể thấp nhiệt (có đi kèm với tình trạng viêm nhiễm hoặc bội nhiễm);
  • Trĩ nội thể nhiệt độc (giai đoạn đầu của bệnh trĩ).

– Các thể điển hình của bệnh trĩ ngoại theo quan niệm Đông y:

  • Trĩ ngoại huyết ứ;
  • Trĩ ngoại thể thấp nhiệt (là dạng bệnh trĩ ngoại có xuất hiện biến chứng, phổ biến là tình trạng viêm loét);
  • Trĩ ngoại thể nhiệt độc (do tắc nghẽn khí huyết).

☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh trĩ là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về bệnh trĩ

Cách chữa bệnh trĩ theo Đông Y

Theo Đông y, để cải thiện bệnh trĩ, người bệnh cần phải loại bỏ căn nguyên gây bệnh từ bên trong cơ thể. Tùy vào từng thể bệnh riêng biệt mà người bệnh sẽ có những bài thuốc điều trị khác nhau nhằm loại bỏ các triệu chứng lâm sàng do bệnh gây ra.

Các bài thuốc Đông y có thành phần từ các thảo dược quý trong tự nhiên, giúp khắc phục tình trạng sưng nóng, đau nhức búi trĩ, cải thiện đáng kể tình trạng chảy máu, sa búi trĩ ngoài hậu môn. Đồng thời hỗ trợ làm tăng độ bên của tĩnh mạch hậu môn và ngăn ngừa viêm nhiễm.

Thuốc được sử dụng ở 3 dạng: uống, ngâm, bôi. Để các bài thuốc Đông y mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần kiên trì điều trị, kết hợp chế độ sinh hoạt, ăn uống và làm việc lành mạnh, hợp lý.

Dưới đây là 10+ cách chữa bệnh trĩ nội trĩ ngoại tại theo Đông y, bạn có thể tham khảo:

Bệnh trĩ nội được chia thành nhiều thể với mỗi thể có những triệu chứng lâm sàng riêng biệt. Xác định đúng thể bệnh để có bài thuốc điều trị bệnh phù hợp.

1. Bài thuốc chữa bệnh trĩ nội thể thấp nhiệt

1. Bài thuốc chữa bệnh trĩ nội thể thấp nhiệt 1

Triệu chứng: Búi trĩ bị sưng nóng, viêm loét, đại tiện ra máu đỏ tươi (số lượng nhiều hoặc ít), búi trí sa theo độ, hậu môn đau rát, đau nhiều khi ngồi. Ở một số trường hợp, người bệnh còn kèm theo các triệu chứng như: đại tiện táo, mót rặn, đau quặn bụng, đại tiện bí, khó đi vệ sinh, tiểu tiện vàng.

Bài thuốc hòe hoa tán gia giảm: 

  • Nguyên liệu: Hòe hoa 12g; kinh giới tuệ 12g; chỉ thược 10g, trắc bá diệp 12g; hoàng bá 10g
  • Cách dùng: Hòe hoa đem sao vàng đậm, kinh giới tuệ và trắc bá diệp sao cháy. Mỗi ngày sắc 1 thang lấy nước uống, chia làm 2 lần/ngày.
  • Tác dụng của bài thuốc được sử dụng chủ yếu tập trung các loại thảo dược có tính mát để thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết chỉ huyết, hoạt huyết, hành khí và cầm máu.

Song song với việc sử dụng thuốc, người bệnh nên kết hợp với châm cứu các huyệt sau để gia tăng công dụng: Huyệt Trường cường; Huyệt Bách hội; Huyệt Thứ Liêu; Huyệt Tiểu trường du; Huyệt Đại trường du; Huyệt Túc tam lý; Huyệt Tam âm giao; Huyệt Thừa sơn; Huyệt Hợp cốc; Huyệt Thượng cự hư.

2. Bài thuốc chữa bệnh trĩ nội thể nhiệt độc

Triệu chứng: búi trĩ sưng nóng, hậu môn đau nhức, đại tiện có máu tươi đi kèm phân, không xuất hiện dịch vàng hay mủ. Để giải thể nhiệt độc, người bệnh nên uống những bài thuốc có tác dụng giải độc, lương huyết, thanh nhiệt và cầm huyết, tiêu viêm chỉ thống. Bài thuốc điển hình như:

  • Bài thuốc Đào hồng tứ vật thang gia giảm: Đào nhân 08g; Hồng hoa 08g; Bạch thược 10g; Thục địa 10g; Đương quy 12g; Xuyên khung 08g.
  • Gia thêm các vị: Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 10g, Bồ công anh 10g; Hoặc gia: Sài đất 12g, Bồ công anh 12g.
  • Nếu có táo bón: Gia thêm các vị Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g.
  • Đại tiện ra máu: Gia thêm các vị Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g.
  • Nếu sưng đau nhiều: Gia thêm các vị Đan sâm 12g, Bạch chỉ 10g.

Cách thực hiện: Đem các vị thuốc trên sắc lấy nước để uống. Dùng mỗi ngày một thang thuốc và kiên trì sử dụng cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Song song với việc dùng thuốc, người bệnh nên phối hợp với phương pháp châm cứu vào những huyệt vị sau: Huyệt Trường cường; Huyệt Bách hội; Huyệt Quan nguyên; Huyệt Khí hải; Huyệt Túc tam lý; Huyệt Tam âm giao.

3. Bài thuốc chữa trĩ nội thể huyết ứ – khí trệ

3. Bài thuốc chữa trĩ nội thể huyết ứ – khí trệ 1

Bệnh trĩ nội thể huyết ứ có triệu chứng: táo bón và đại tiện ra máu tươi, búi trĩ có kích thước nhỏ nên không lòi ra khỏi hậu môn. Để giải quyết tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng hoạt huyết, tư âm, lương huyết và giải phóng huyết ứ trệ ở trực tràng.

Bài thuốc Lương Huyết địa hoàng thang gia giảm: Sanh địa 16g; Xích thược 10g; Đương quy 12g; Hoè hoa 16g; Hoàng cầm 08g; Kinh giới 06g; Ngư tinh thả 10g; Hạn liên thảo (Cỏ mực) 10g.

Nếu có táo bón: Gia thêm các vị Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g.

Đại tiện ra máu nhiều: Gia thêm các vị Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g (không dùng Hạn liên thảo).

Chỉ định: Trĩ độ 1,2,3 không có biến chứng.

Cách thực hiện: Đem các vị thuốc trên sắc lấy nước uống. Người bệnh nên dùng khi thuốc còn ấm. Kiên trì sử dụng mỗi ngày một thang cho đến khi khỏi bệnh.

4. Bài thuốc chữa trĩ nội theo thể khí huyết hư yếu

Bệnh trĩ ở thể khí huyết hư yếu có biểu hiện búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn, kèm theo đó là chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mạch trầm tế, cơ thể mệt mỏi. Với thể bệnh này, người bệnh cần sử dụng các dược liệu có tác dụng chỉ huyết, thăng đề và bồi bổ khí huyết.

Bài thuốc Bát trân thang gia giảm: Đảng sâm 12g; bạch linh 10g; bạch truật 08g; cam thảo (chích) 06g; bạch thược 08g; đương quy 12g; thục địa 10g; xuyên khung 08g.

Nếu có táo bón: Gia thêm các vị hắc chi ma 20g, hoặc lá muồng 06g.

Đại tiện ra máu nhiều: Gia thêm các vị hắc địa du 12g, hắc kinh giới 16g, hắc hạn liên 16g.

Chỉ định: Trĩ nội độ 1, 2, 3 có tiêu máu nhiều lần, hoặc kèm các bệnh toàn thân khác gây suy nhược cơ thể

Cách thực hiện: Sắc một thang thuốc trên để lấy nước uống. Dùng mỗi ngày một thang và kiên trì uống cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cần phối hợp với liệu pháp châm cứu vào các huyệt sau để gia tăng công dụng: Huyệt Quan nguyên; Huyệt Khí hải; Huyệt Cao hoang; Huyệt Tỳ du; Huyệt Bách hội; Huyệt Trường cường.

5. Bài thuốc chữa trĩ nội thể tỳ khí suy

5. Bài thuốc chữa trĩ nội thể tỳ khí suy 1

Chỉ định: Trĩ nội độ IV, trĩ vòng

Pháp trị: kiện tỳ bổ khí,  hành khí thăng đề.

Bài thuốc Bổ trung ích khí thang gia giảm: Đảng sâm 10g; Hoàng kỳ (chích) 10g; Bạch truật 10g; Trần bì 06g; Thăng ma 10g; Sài hồ 10g; Đương quy 10g; Cam thảo (chích) 04g; Đại tá 12g; Sanh cương/Can khương 04g;

Nếu có táo bón: Gia thêm các vị Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g.

Đại tiện ra máu: Gia thêm các vị Hắc Kinh giới 16g, Hắc Địa du 10g, Hắc Chi tử 6g

6. Bài thuốc chữa trĩ ngoại thể huyết ứ

Chỉ định: Trĩ độ 1 và độ 2

Pháp trị: Hoạt huyết, bổ khí, hành ứ.

Bài thuốc Bổ trung ích khí thang gia giảm: Đảng sâm 10g; Hoàng kỳ (chích) 10g; Bạch truật 10g; Cam thả(chích) 04g; Sài hồ 06g; Thăng ma 06g; Đương quy 16g; Xích thược 10g; Trần bì 06g;

Nếu có táo bón: Gia thêm các vị Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 6g.

7. Bài thuốc chữa trĩ ngoại thể nhiệt độc

Chỉ định: Trĩ ngoại tắc mạch cấp, trĩ ngoại độ 3

Pháp trị: Hoạt huyết chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu viêm chỉ thống

Bài thuốc Đào hồng tứ vật thang gia giảm: Đào nhân 08g; Hồng hoa 08g; Thục địa 10g; Đương quy 12g; Bạch thược 10g; Xuyên khung 08g;

Gia thêm các vị: Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 10g, Bồ công anh 10g; Hoặc Sài đất 12g, Bồ công anh 12g.

Nếu có táo bón: Gia thêm các vị Hắc chi ma 20g, hoặc Lá muồng 6g.

Đại tiện ra máu: Gia thêm các vị Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g.

Nếu sưng đau nhiều: Gia thêm các vị Đan sâm 12g, Bạch chỉ 10g.

8. Bài thuốc chữa trĩ ngoại thể thấp nhiệt

Chỉ định: Trĩ ngoại độ 4

Pháp trị: Thanh thấp nhiệt hoạt huyết chỉ thống.

Bài thuốc Đào hồng tứ vật thang gia giảm: Sanh địa 16g; Đương quy 10g; Xích thược 10g; Đào nhân 10g; Hồng hoa 04g; Chỉ xác 10g; Hạn liên thả 10g; Trạch tả 10g; Kim ngân hoa 10g; Liên kiều 10g; Thổ phục linh 08g.;

Nếu có táo bón: Gia thêm các vị Hắc chi ma 20g, hoặc Lá muồng 6g.

* Ngoài ra có thể sử dụng hoặc kết hợp thuốc thành phẩm Y học cổ truyền có tác dụng phù hợp với các thể bệnh.

9. Bài thuốc chữa trĩ thể tỳ hư không nhiếp huyết

9. Bài thuốc chữa trĩ thể tỳ hư không nhiếp huyết 1

Triệu chứng: Đại tiện ra máu tươi sắc nhạt màu lượng có thể nhiều hay ít khác nhau kèm theo sắc mặt kém tươi nhuận, hồi hộp mệt mỏi, ăn ngủ kém, phân táhoặc lỏng thất thường, trĩ sa, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế vô lực.

Pháp điều trị: kiện tỳ ích khí nhiếp huyết

Bài thuốc Quy tỳ thang gia giảm: Hoàng kỳ 12g; Mộc hương 04g; Bạch linh 10g; Bạch truật 12g; Đan bì 10g; Trần bì 10g; Chế hoàng tinh 12g; Chi tử 10g (sao đen); Đương quy 12g; Cam thảo sao 06g; Đảng sâm 12g;

Cách dùng: Sắc uống ngày 01 thang chia 2 lần

10. Bài thuốc chữa trĩ thể khí hư hạ hãm

Triệu chứng: Hay gặp ở bệnh nhân có tuổi mắc bệnh lâu ngày trĩ sa ra không tự lên được, kèm theo sa niêm mạc trực tràng chảy máu tươi khi đại tiện, săc nhạt màu kèm theo tinh thần mệt mỏi suy nhược, hụt hơi ngại nói, sắc mặt kém tươi nhuận, hồi hộp váng đầu, ăn ngủ kém. Đại tiện phân nát, tiểu tiện trong dài. Chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế nhược.

Pháp điều trị: Ích khí dưỡng huyết, thăng đề, cố nhiếp.

Bài thuốc Bài bổ trung ích khí thang gia giảm: Đảng sâm 12g; Thăng ma 12g; Hoàng kỳ 12g; Sài hồ 10g; Xuyên quy 12g; Trần bì 10g; Bạch truật 10g; Cam thảo 06g; Chi tử (sao đen) 10g;

Cách dùng: Sắc uống ngày 01 thang chia 2 lần

Một số bài thuốc ngâm trĩ

Một số bài thuốc ngâm trĩ 1

1. Bài thuốc: Hòe hoa, Kinh giới, Ngải cứu, phèn chua

Nguyên liệu: Hòe hoa, Kinh giới, Chỉ xác, Lá ngải cứu mỗi loại 1 nắm (tương đương 50g), bột phèn chua 10g.

Cách dùng: Tất cả nguyên liệu cho vào nước ngập 3 phân, đậy kín miệng nồi bằng lá chuối, đun sôi khoảng 5 phút; sau đó đục 1 lỗ vừa cho hơi bốc lên để xông vào vùng hậu môn.

Khi nước còn ấm thì ngâm hậu môn trong 15 phút. Tiến hành xông & ngâm ngày 1 đến 2 lần trong khoảng 1 tuần.

2. Bài thuốc Ngũ bội tử thang

Nguyên liệu: Ngũ bội tử, Tang ký sinh, Phác tiêu, Kinh giới, Liên phòng mỗi vị 30g

Cách dùng: Tất cả nguyên liệu đem sắc lấy nước. Xông hơi nước nóng vào hậu môn. Đến khi nước ấm thì ngâm hậu môn từ 15 đến 20 phút. Tiến hành như vậy từ 2 đến 3 lần/ngày.

3. Bài thuốc Huyết giác, Tô mộc, Hoàng bá, Hoàng đằng, Hậu phác, Tông lư

Nguyên liệu: Huyết giác, Tô mộc, Hoàng bá, Hoàng đằng, Hậu phác, Tông lư mỗi vị 50g

Cách dùng: Tất cả nguyên liệu tán nhỏ.

Dùng 30g các nguyên liệu trên ngâm với nước sôi. Khi nước ấm thì ngâm hậu môn trong 15 đến 20 phút. Tiến hành co giãn cơ thắt hậu môn trong quá trình ngâm để tăng hiệu quả. Lặp lại 1 đến 2 lần/ngày.

Việc xông – ngâm búi trĩ bằng các bài thuốc tuy an toàn nhưng người bệnh cần đề phòng bỏng, nhất là vùng hậu môn đang bị tổn thương.

Ngoài ra có thể tiến hành xông ngâm với các loại thuốc nam sẵn có trong vườn nhà như rau sam, rau diếp cá, nghể răm, lá hẹ, lá trầu không, chỉ xác, lá đào, vỏ cây hòe, chua me đất, hỗn hợp ngải cứu, gừng, rễ xoan đà

Cách chữa bệnh trĩ bằng châm cứu, bấm huyệt

Cách chữa bệnh trĩ bằng châm cứu, bấm huyệt 1

Châm cứu bấm huyệt trong điều trị bệnh trĩ có tác dụng điều hòa dương khí, giữ cho các cơ thành mạch được cứng cáp và mạnh mẽ. Tất cả các huyệt vị sau đều có tác dụng chữa bệnh trĩ:

– Huyệt Bách Hội. Nằm giữa đỉnh đầu, giao giữa đường nối đỉnh hai vành tai và đường dọc cơ thể.

– Huyệt Hợp Cốc: Nằm trên mu bàn tay.

– Huyệt Đại Tràng: Nằm trên khớp thứ nhất của ngón trỏ.

– Huyệt Trường Cường: Nằm ở hạ bộ của thân thể.

– Huyệt Đại Chùy: Nằm ở phần sau cổ.

– Huyệt Hội Dương: Nằm ở hạ bộ của lưng.

– Huyệt Mệnh Môn Hỏa: Nằm giữa đốt sống thắt lưng L2 – L3.

Ấn day các huyệt này, làm cho nó nóng lên để thu được hiệu quả như mong muốn. Các bác sĩ sẽ sử dụng kim để châm huyệt, có thể là châm huyệt Mệnh Môn Hỏa, sau đó là huyệt Bách Hội. Châm cứu có thể tác động từ 5-7 huyệt nằm trên đường Đốc Mạch nối tới Bàng Quang.

Thời gian châm cứu có thể lên đến 30 phút trên các huyệt vị đó.

☛ Tham khảo thêm tại: Tổng hợp cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay

Chữa bệnh trĩ theo phương pháp Đông y có ưu và nhược điểm gì?

Đông y là một phương pháp điều trị bệnh được lưu truyền qua nhiều thế hệ và đến cả thời điểm hiện tại. Mặc dù nền y học hiện đại vẫn trên đà phát triển mạnh nhưng hướng điều trị này vẫn được đông đảo bệnh nhân lựa chọn.

Hầu hết các bài thuốc dùng chữa bệnh là sự tập hợp của nhiều loại thảo dược thiên nhiên khác nhau. Không những vậy, dược liệu được bào chế hoàn toàn thủ công, không pha tạp bất kỳ chất hóa học nào. Do đó, việc điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp này được đánh giá tương đối an toàn, ít gây tác dụng phụ và phù hợp dùng điều trị lâu dài. Bên cạnh đó, vì tập hợp từ nhiều vị thuốc khác nhau nên bài thuốc Đông y không chỉ có tác dụng chữa bệnh trĩ mà còn tốt cho sức khỏe của một số nội tạng trong cơ thể.

Song, phương pháp chữa bệnh trĩ bằng thuốc Đông y vẫn còn nhiều mặt hạn chế mà người bệnh cần cân nhắc nếu có ý định áp dụng. Điển hình là tác dụng phụ của thuốc Đông y tương đối chậm và không nhanh chóng bằng Tây y. Do đó, người bệnh cần phải có sự kiên trì nhất định, nên dùng ít nhất 1 – 2 tháng hoặc có thể hơn tùy vào mức độ bệnh lý cụ thể. Đối với các đối tượng mong muốn bệnh mau khỏi thì phương pháp này không hẳn là giải pháp phù hợp.

Chữa bệnh trĩ theo Đông y cần lưu ý những gì?

Trong quá trình điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp Đông y, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để phòng tránh một số rủi ro có thể xảy ra:

  • Mỗi trường hợp mắc bệnh cụ thể sẽ có những bài thuốc điều trị phù hợp. Những bài thuốc được chia sẻ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì thế, người bệnh không nên tự ý bốc thuốc để chữa bệnh khi chưa biết chính xác tình trạng sức khỏe hiện tại. Tốt hơn hết, người bệnh nên chủ động thăm khám để có bài thuốc phù hợp.
  • Người bệnh nên bốc thuốc tại các phòng khám hay nhà thuốc uy tín để mua thuốc chất lượng, tránh tình trạng “tiền mất tật mang”. Đồng thời, bạn nên kiểm tra chất lượng của thuốc trước khi sử dụng.
  • Tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thông qua việc dùng đúng liều lượng và đúng cách. Đồng thời, người bệnh chỉ được tạm ngưng sử dụng khi bệnh tình đã thực sự khỏi hẳn.
  • Người bệnh nên dùng thuốc khi thuốc còn ấm hoặc không bị mốc meo.
  • Chỉ nên châm cứu tại các phòng khám nếu người bệnh không biết rõ kỹ thuật châm cứu. Bởi việc châm cứu sai có thể làm ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe;
  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ nhỏ cần trao đổi với bác sĩ nếu có ý định chữa bệnh trĩ bằng bài thuốc Đông y.
  • Không nên tự ý kết hợp điều trị bệnh trĩ bằng thuốc Tây y và Đông y khi chưa có sự đồng ý. Bởi việc kết hợp đồng thời có thể gây ra trường hợp tương tác thuốc và làm gia tăng tác dụng phụ.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hằng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh trĩ cần ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
  • Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý đến việc vệ sinh hậu môn mỗi ngày bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý, sau đó dùng khăn bông lau khô.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để bệnh tình được kiểm soát một cách tốt nhất.
  • Người bệnh nên bóc thuốc chữa bệnh trĩ tại các phòng khám hay nhà thuốc uy tín để phòng tránh tình trạng “tiền mất tật mang”

Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc một số bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ phổ biến. Tuy nhiên, những thông tin được chia sẻ trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa hoặc lương y để biết chính xác khả năng điều trị bệnh, mức độ an toàn và những lưu ý khi áp dụng. Song, sau khoảng thời gian điều trị, người bệnh nên chủ động thăm khám để bệnh tình được kiểm soát chặt chẽ cũng như phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...