Đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Chắc hẳn ai cũng phải giật mình và lo lắng khi gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng táo bón nhưng cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa. Để có thể biết rõ được tình trạng đi cầu ra máu là dấu hiệu bệnh gì, có nguy hiểm không, bạn đọc có thể tham khảo qua những thông tin sau đây nhé. Mục lụcHiện tượng đi ngoài ra máu là gì?Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?Đi ngoài ra máu do táo bónBệnh trĩNứt kẽ hậu mônBệnh viêm đại tràng, trực tràngViêm dạ dày ruộtPolyp đại tràng – dạ dàyXuất huyết tiêu hóaĐi ngoài ra máu do sa trực tràngUng thư đại trực tràngBệnh kiết lỵĐi ngoài ra máu có nguy hiểm không?Đi ngoài ra máu tươi khi nào cần đến gặp bác sĩ?Cách chẩn đoán tình trạng đi cầu ra máuLàm gì khi bị đi cầu ra máu?1. Xử lý tại nhà2. Điều trị y tế bằng Tây y Hiện tượng đi ngoài ra máu là gì? Đi cầu ra máu (hay còn gọi là đi ngoài ra máu) là thuật ngữ miêu tả tình trạng máu xuất hiện trong phân hoặc trong giấy vệ sinh ngay sau khi đi vệ sinh. Đây chắc chắn là dấu hiệu của một tình trạng bệnh nào đó liên quan tới đường ruột, đại tràng, trực tràng. Nó có thể là dấu hiệu của tình trạng đơn giản như táo bón hoặc cũng có thể là những căn bệnh nguy hiểm như: viêm đại tràng, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí ung thư. Màu máu sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh: Đi ngoài ra máu đỏ tươi: Thường do những tổn thương ở quanh khu vực hậu môn, trực tràng, đại tràng. Đi ngoài ra máu phân đen: Thường nguyên nhân do xuất huyết ống tiêu hóa. Tóm lại, khi đi cầu ra máu bạn cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân do đâu từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp. Để có thể xác định được nguyên nhân bạn cần dựa vào những triệu chứng khác đi kèm khác. Tốt hơn hết, nếu đi cầu ra máu kéo dài bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất. Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bệnh gì? Máu có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi nhìn trên giấy vệ sinh, nhỏ thành từng giọt khi đi đại tiện nhưng cũng có những trường hợp khó phát hiện hơn khi máu lẫn trong phân. Tùy vào số lượng máu chảy cùng với các triệu chứng đi kèm khác nhau mà có thể xác định được nó là biểu hiện của bệnh lý nào. Dưới đây là các bệnh lý thường gây hiện tượng đi cầu ra máu và các triệu chứng đi kèm khác để bạn có thể phần nào đoán được ra. Mời bạn đọc cùng teotri.vn tìm hiểu chi tiết: Đi ngoài ra máu do táo bón Có tới 50% nguyên nhân đi ngoài ra máu là do bệnh táo bón kéo dài. Táo bón khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện. Khi bị táo bón, phân sẽ khô cứng và vón thành cục lớn, do đó khi đi đại tiện người bệnh cần phải dùng lực mạnh để đẩy phân ra ngoài khiến cho hậu môn bị sưng đỏ, phù nề, thậm chí rách kẽ hậu môn làm chảy máu… Máu do táo bón thường có màu đỏ tươi và máu bám trên phân. Tuy đây là biểu hiện thường gặp nhưng không nguy hiểm và bạn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng cách ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, siêng vận động. Khi táo bón được cải thiện thì tình trạng đi cầu ra máu cũng sẽ không xuất hiện. Bệnh trĩ Đi ngoài ra máu là biểu hiện thường gặp của người bệnh trĩ. Theo số liệu thống kê, có đến 50 % người bệnh đi ngoài ra máu là do táo bón và trong số đó có tới hơn 60% người bệnh bị trĩ. Có thể nói, táo bón chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ còn bào gồm: ngồi lâu, kém vận động, mang thai, làm việc nặng nhọc… Khi người bệnh rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài sẽ khiến cho các tĩnh mạch ở vùng hậu môn phải chịu áp lực lớn, phân trà sát vào búi trĩ gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu. Ban đầu, máu chỉ xuất hiện trên phân hay một ít trên giấy vệ sinh. Nhưng khi tình trạng bệnh nặng máu có thể bắn thành tia và thậm chí máu chảy nhỏ giọt, nặng hơn chỉ cần người bệnh đứng hay ngồi xổm máu cũng chảy ra kèm theo hiện tượng đau rát. Ở bệnh trĩ, máu chảy ra thường là máu tươi và đi kèm một số triệu chứng khác như: Đau rát, ngứa vùng hậu môn có cả phù nề khi vực hậu môn – trực tràng rất khó chịu Xuất hiện tình trạng búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn Xung quanh hậu môn ẩm ướt và xuất hiện dịch nhầy dính Bệnh trĩ nếu không có hướng điều trị kịp thời sẽ phát triển rất nhanh và có thể dẫn đến một số biến chứng như: nhiễm khuẩn, hoại tử búi trĩ, tắc mạch trĩ, sa nghẹt búi trĩ và ung thư đại trực tràng. Để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh trĩ và cách khắc phục tình trạng đi ngoài ra máu do trĩ bạn có thể tham khảo bài viết sau: Đi ngoài ra máu do trĩ có nguy hiểm không? Nứt kẽ hậu môn Nứt hậu môn là tình trạng hậu môn xuất hiện các vết nứt hoặc vết rách, có thể là một hoặc nhiều vết. Các vết nứt có thể xuất hiện do tình trạng táo bón kéo dài, thường gặp ở phụ nữ mang thai & sau khi sinh, những người mắc bệnh Crohn, người mắc bệnh trĩ… Người bị nứt kẽ hậu môn thường có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi kèm theo những triệu chứng như: đau rát hậu môn, dịch nhày xuất hiện quanh vị trí nứt kẽ. Nếu vết rách nứt to có thể dẫn đến tình trạng máu chảy từng giọt kèm theo đó là biểu hiện ngứa ngày khi đi đại tiện. Tăng cường bổ sung chất xơ và thuốc làm mềm phân hoặc thoa kem vào hậu môn sẽ giúp hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng nhanh chóng. Các triệu chứng của nứt kẽ hậu môn rất dễ nhầm lẫn với bệnh trĩ. Tuy nhiên, biểu hiện đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu do bệnh trĩ thường nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như điều trị lâu hơn. Bệnh viêm đại tràng, trực tràng Đại tràng là phần cuối của ống tiêu hóa còn trực tràng là đoạn cuối của đại tràng nằm ngay gần hậu môn. Viêm đại tràng, trực tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm, thương tổn ở các mức độ nhẹ hoặc nặng khác nhau. Nguyên nhân của cả viêm đại tràng và trực tràng đều có thể do nhiễm một số loại vi sinh vật có hại như: Shigella (vi khuẩn lỵ trực khuẩn), Salmonella (vi khuẩn thương hàn), Vibrio cholerae (vi khuẩn tả), vi khuẩn E. coli, vi khuẩn lao; bị ngộ độc hoặc dị ứng thức ăn; do nấm; do căng thẳng, stress kéo dài… Ngoài triệu chứng đi ngoài ra máu, máu lẫn trong phân thì viêm đại tràng còn có một số biểu hiện: Tiêu chảy (có thể đi 5 – 7 lần/ngày) hoặc phân sống, phân không thành khuôn. Bị đau bụng kéo dài và cơn đau bụng sẽ giảm và hết dần sau khi đi đại tiện xong. Bụng đầy hơi, khó chịu. Cơ thể mệt mỏi, bị sút cân. Đi ngoài ra máu, có trường hợp có lẫn máu và mủ trong phân gần giống với kiết lỵ. >>> Bạn có thể quan tâm: Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Viêm dạ dày ruột Viêm dạ dày ruột là bệnh lý về nhiễm trùng tiêu hóa nguyên nhân chính là do 2 chủng virus chính Norovirus và Adenvirus gây ra. Khi bị viêm dạ dày ruột, người bệnh thường gặp phải biểu hiện như: tiêu chảy, đi cầu ra máu (máu đỏ tươi trong trường hợp viêm loét đại tràng, máu đỏ sẫm trong trường hợp bệnh Crohn), đau bụng, buồn nôn; mất nước, cơ thể bị sốt, đau đầu… Polyp đại tràng – dạ dày Polyp là một dạng tổn thương do niêm mạc hoặc sự tăng sinh quá mức của tổ chức dưới niêm mạc tạo thành, thường gặp ở 2 dạng là Polip đại tràng và Polip dạ dày. Chúng có hình dáng giống như khối u, có thể có cuống hoặc không có cuống tùy loại. Đa số các Polyp đều lành tính, nhưng vẫn có thể chuyển hóa sang dạng ác tính nếu không được chữa trị kịp thời. Người bệnh Polyp đại tràng thường có các triệu chứng như: Có thể bị tiêu chảy hoặc xen kẽ tình trạng tái bón kèm theo biểu hiện đai ngoài ra máu, máu lẫn vào phân. Đầy hơi, khó tiêu, có thể bị đau quặn bụng dọc theo khung đại tràng. Polyp dạ dày thường có số lượng ít hơn Polyp đại tràng. Một số triệu chứng Polyp dạ dày thường gặp như: Máu lẫn trong phân khi đi tiêu và có màu đen. Khi kích thước Polyp to còn có thể bị nôn ói ra máu Đầy bụng, khó tiêu. Bị đau tức vùng bụng trên rốn. Xuất huyết tiêu hóa Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng máu thoát ra khỏi lòng mạch và chảy vào trong ống tiêu hóa (có thể ở thực quản, dạ dày, ruột hoặc hậu môn. Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng rối loạn tiêu hóa gây đi ngoài ra máu. Máu có thể xuất hiện trong phân hoặc chất nôn, đôi khi máu có thể xuất hiện dưới dạng phân có màu hắc ín hoặc đen. Trong trường hợp xuất huyết cấp tính, người bệnh cần điều trị cấp cứu nhằm tránh các rủi ro gây ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh. Các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa như: Máu có thể lẫn trong phân hoặc xuất hiện dưới dạng nôn ra ngoài, máu có màu đen. Phân ở dạng lỏng như bã café có mùi khắm thối bất thường. Tùy theo mức độ nhẹ hay nặng mà người bệnh sẽ có thêm các triệu chứng: vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm mạc nhợt, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, ngất xỉu, huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ, thở nhanh nông, tiểu ít… Đi ngoài ra máu do sa trực tràng Sa trực tràng là tình trạng mà mỗi lần đi đại tiện thì có một phần hay toàn bộ thành trực tràng bị lộn ngược lại hoặc lòi ra bên ngoài ống hậu môn. Sa trực tràng có thể do nhiều nguyên nhân như: viêm đại tràng mãn tính, sỏi bàng quang, cơ nâng hậu môn hoặc cơ đáy chậu bị suy yếu tự nhiên, do lao động nặng quá sức… Các triệu chứng sa trực tràng thường gặp: Bạn có thể gặp phải tình trạng buồn đi đại tiện không thể kiểm soát, có khi đi đại tiện sẽ không ra phân mà chỉ tiết dịch nhầy. Bị chảy máu trực tràng nên khi đẩy phân ra ngoài máu sẽ theo ra và máu có màu đỏ tươi. Có cảm giác khó chịu, mất tự tin Ung thư đại trực tràng Ung thư đại trực tràng (hay còn gọi là ung thư ruột kết) là sự xuất hiện những khối ung thư trong đại tràng, trực tràng của người bệnh. Nhiều trường hợp bị ung thư do polyp phát triển thành. Đây là căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao thứ 4 trên thế giới. Nếu phát hiện được từ giai đoạn đầu và kịp thời điều trị có thể khỏi tới 90%. Ngoài đi cầu ra máu, người bệnh còn có các biểu hiện khác như: Người bệnh có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy, phân có lẫn máu và dịch nhầy Đã đi ngoài nhưng cảm giảm không hết phân nên vẫn muốn đi đại tiện tiếp mặc dù vừa đi đại tiện xong Cơ thể mệt mỏi, sụt cân nhưng không rõ nguyên nhân. Đau bụng từng cơn với mức độ nặng hay nhẹ khác nhau và vùng bụng có cảm giác u cứng Bệnh kiết lỵ Kiết lỵ là bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn salmonella và shigella gây ra. Những vi khuẩn này được lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với các vi khuẩn có trong phân. Ngoài ra, chúng còn có thể lây nhiễm qua các thực phẩm bẩn hoặc nước uống bị ô nhiễm. Biểu hiện của bệnh kiết kỵ bao gồm: đau quặn bụng ở manh tràng dọc theo khung đại tràng, đi tiểu nhiều lần, khó khăn khi đi đại tiện, tiêu chảy có máu và sủi bọt, đau rát hậu môn, cơ thể bị mất nước, sốt. Tóm lại, đi cầu ra máu là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh lý từ đơn giản đến phức tạp và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Để biết rõ mình đang mắc phải căn bệnh nào bạn cần theo dõi sự thay đổi của cơ thể kèm theo những triệu chứng gặp phải để có thể thông báo với bác sĩ trong quá trình thăm khám từ đó có thể giúp chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Lưu ý, bạn không nên tự ý chẩn đoán bệnh cho bản thân cũng như tự ý điều trị vì nó có thể khiến cho bệnh nghiêm trọng hơn nếu điều trị sai cách. Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Đi ngoài ra máu là triệu chứng không hiếm gặp, nhưng nếu biểu hiện này diễn ra thường xuyên hoặc kéo dài thì người bệnh cần đi thăm khám ngay để có hướng điều trị phù hợp. Theo các bác sĩ khoa tiêu hóa, đi cầu ra máu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng sau: Thiếu máu: Đi ngoài ra máu trong thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể bị mất máu. Lâu ngày, cơ thể không được bổ sung đầy đủ qua thức ăn, thực phẩm chức năng thì thiếu máu là điều hiển nhiên. Khi bị thiếu máu, cơ thể bị suy nhược, các hoạt động dần bị suy giảm và thậm chí là ngưng trệ. Nặng hơn, thiếu máu có thể làm suy giảm trí nhớ và mất kiểm soát… Sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút: Có thể thấy, hầu hết tình trạng đi cầu ra máu là do hệ tiêu hóa hoạt động không tốt. Từ đó, khiến cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm, hệ miễn dịch kém. Từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác. Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt: Đi ngoài ra máu không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Cụ thể là khi bị đi cầu ra máu, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu làm ảnh hưởng đến đời sống tinh thần cũng như sinh hoạt hàng ngày. Không những thế, nếu đi cầu ra máu là biểu hiện của một số bệnh lý như: viêm đại tràng, trực tràng, trĩ độ nặng, ung thư đại tràng… có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và nặng theo từng ngày. Chình vì vậy, nếu xuất hiện tình trạng đi cầu ra máu kéo dài người bệnh cần đi thăm khám và điều trị ngay từ sớm. Đi ngoài ra máu tươi khi nào cần đến gặp bác sĩ? Nếu bình thường, biểu hiện đi ngoài ra máu chỉ xuất hiện một vào lần thì có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, khi biểu hiện bệnh nghiêm trọng và kéo dài kèm theo một số biểu hiện dưới đây bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám: Biểu hiện đi ngoài ra máu kéo dài hơn 2 hoặc 3 tuần. Cơ thể mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân. Thường xuyên bị đau bụng và có khi những cơn đau còn dữ dội kèm biểu hiện sốt cao. Phân lỏng hoặc mềm hơn bình thường và diễn ra trong 3 tuần hay nhiều hơn. Kèm theo buồn nôn hoặc nôn ra máu. Thường xuyên bị thay đổi thói quen đại tiện, có lúc bị đi ngoài, có lúc lại bị táo bón. Cách chẩn đoán tình trạng đi cầu ra máu Để chẩn đoán chính xác về bệnh, đầu tiên bạn cần mô tả các biểu hiện gặp phải với bác sĩ. Sau đó bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cần thiết để có thể đưa ra kết quả chính xác nhất. Các xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán tình trạng đi cầu ra máu bao gồm: Xét nghiệm máu trong phân: Dựa vào mẫu phân của người bệnh bác sĩ sẽ xác định được màu máu và lượng máu chảy ra. Xét nghiệm công thức máu toàn bộ: Đây là phương pháp giúp kiểm ra lượng máu bị mất đi một cách chính xác nhất. Kiểm tra trực tràng: Kiểm tra trực tràng để xác định xem đó có phải dấu hiệu bệnh trĩ hoặc các nguyên nhân khác có thể gây chảy máu. Nội soi: Phương pháp này có thể giúp bác sĩ quán sát niêm mạc bên trong đường tiêu hóa và xác định các tổn thương liên quan. Thông tin thêm cho bạn: Top 10 bệnh lý gây đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau Làm gì khi bị đi cầu ra máu? Để xử lý tình trạng đi ngoài ra máu, cách tốt nhất cần xác định rõ đâu là nguyên nhân gây chảy máu từ đó có biện pháp can thiệp y khoa phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kết hợp thực hiện một số biện pháp thay đổi tại nhà để tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa cũng như cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu một cách tốt nhất. Cụ thể, các biện pháp bao gồm: 1. Xử lý tại nhà Đầu tiên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc tại nhà để duy trì nhu động ruột bình thường, hỗ trợ ngăn ngừa đi ngoài ra máu như sau: +) Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn giàu chất xơ giúp phòng ngừa táo bón Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ cho cơ thể bởi chất xơ có tác dụng kích thích ruột tăng co bóp, làm mềm phân, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Các loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: các loại rau xanh (rau lang, rau mùng tơi, rau đay, rau má, súp lơ xanh, các loại cải xanh…) và trái cây tươi (quả thanh long, chuối, đu đủ, bưởi), ngũ cốc nguyên hạt… Tránh sử dụng các loại thực phẩm gây kích thích, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ làm cho hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn và làm giãn tĩnh mạch vùng hậu môn. Mỗi ngày bổ sung khoảng 2 – 2,5 lít nước vừa giúp thanh lọc cơ thể vừa giúp làm mềm phân từ đó việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn. +) Thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý: Tập thói quen đại tiện hợp lý: Tạo điều kiện đi đại tiện vào một khung giờ nhất định, không nên rặn khi đi vệ sinh, sau khi đi đại tiện cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ và lau khô bằng khăn mềm để phòng ngừa viêm nhiễm hậu môn. Thường xuyên vận động, tránh ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ. Vận động, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, nhu động ruột hậu môn, thúc đẩy tiêu hóa. Với trường hợp bị nứt kẽ hậu môn hoặc bệnh trĩ nên thực hiện ngâm hậu môn trong bồn nước ấm mỗi ngày để giảm đau. Giữ tâm trạng thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý để tránh bệnh phát triển nặng hơn. >>> Bạn có thể tham khảo: Mách bạn cách chữa đi ngoài ra máu hiệu quả nhất 2. Điều trị y tế bằng Tây y Khi xác định được nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp y khoa phù hợp. Việc cần làm của bạn là tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và tránh tự ý thay đổi hoặc ngừng sử dụng thuốc để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tái khám định kỳ để bác sĩ có thể thấy được sự thay đổi của bệnh theo chiều hướng nào và từ đó có thể điều chỉnh các phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Trên đây là toàn bộ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi cầu ra máu cùng một số thông tin cần thiết để xử lý bệnh an toàn, hiệu quả. Hy vọng bài viết đã mang thông tin hữu ích đến bạn đọc. Thông tin hữu ích cho bạn:Đi ngoài ra máu tươi cuối bãi là dấu hiệu bệnh gì? Chia sẻ

Bệnh trĩ kèm chảy máu có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục

Đi ngoài ra máu là biểu hiện hay gặp của bệnh trĩ, điều này làm cho bệnh nhân vô cùng băn khoăn, lo lắng và sợ hãi. Vậy bệnh trĩ ra máu có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục vấn đề này. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn bạn nhé. Mục lụcVì sao bệnh trĩ gây chảy máu?Bệnh trĩ ra máu có nguy hiểm không?Dấu hiệu bệnh trĩ kèm theo chảy máuPhân biệt chảy máu do trĩ và các bệnh khácPhân biệt trĩ và nứt kẽ hậu mônPhân biệt trĩ và ung thư trực tràngPhân biệt trĩ và sa trực tràngPhân biệt trĩ và polyp hậu mônChảy máu do bệnh trĩ khi nào cần đi khámCách khắc phục bệnh trĩ ra máu hiệu quảChữa trị bệnh dứt điểmChế độ ăn uốngChế độ sinh hoạt, nghỉ ngơiKem bôi Cotripro giúp giảm đau, co trĩ, ngăn ngừa chảy máu do trĩ Vì sao bệnh trĩ gây chảy máu? Khi bị trĩ, áp lực trong tĩnh mạch hậu môn tăng lên, tĩnh mạch giãn rộng ra, trở nên yếu và mỏng. Vì vậy, nếu chúng ta lỡ vận động mạnh, hoặc va chạm mạnh vào búi trĩ ngoại hoặc búi trĩ nội đã bị lòi ra không thể co vào được nữa, hay khi bị táo bón, phân cứng, phải ra sức rặn thật mạnh đều có thể gây ảnh hưởng đến búi trĩ và khiến chúng vỡ ra rồi chảy máu. Trong một số trường hợp trĩ nội hoặc trĩ ngoại có hiện tượng hình thành huyết khối cũng có thể gây ra hiện tượng chảy máu. Bệnh trĩ ra máu có nguy hiểm không? Bệnh trĩ là hiện tượng các mạch máu vùng hậu môn căng to và chảy máu. Trong bệnh trĩ, bệnh nhân đi đại tiện ra máu tươi, mức độ chảy máu rất đa dạng, có thể nhiều hoặc rất ít. Một khi bệnh trĩ có chảy máu chứng tỏ bệnh đang ở giai đoạn tiến triển độ II, III, IV cả ở trĩ nội và trĩ ngoại, có tình trạng viêm nhiễm búi trĩ và nhiều khi bạn đang không kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình, chữa bệnh chưa hiệu quả. Một số biến chứng nguy hiểm khi trĩ ra máu như là: Búi trĩ bị nghẹt: Do lòi ra ngoài mà không đẩy lên được, bị bó chặt bởi cơ hậu môn nên có nguy cơ vỡ Tắc mạch bũi trĩ: Quá trình chảy máu gây nên cục máu đông làm tắc mạch, biểu hiện là có cục cộm lên, sờ đau Nhiễm trùng: Vi khuẩn trong phân xâm nhập vào các vùng tổn thương xung quanh và bũi trĩ gây nhiễm trùng, bội nhiễm, người bệnh có thể bị sốt, mệt mỏi, cơ thể suy nhược. Về lâu ra mất máu nhiều khiến người bệnh bị thiếu máu, hay hoa mặt, chóng mặt, ăn ngủ kém… Dấu hiệu bệnh trĩ kèm theo chảy máu Đi ngoài ra máu đỏ tươi: mức độ chảy máu có thể nhiều hay ít, máu chảy thành giọt hay thành tia hoặc chỉ thấy máu chảy ra khi chùi bằng giấy. Máu thường chảy ra sau khi đi đại tiện, phần máu và phần phân thường không lẫn vào nhau, phân vẫn giữ màu sắc bình thường, phần máu bao phủ ngoài phân, phân máu thường xuất hiện các đợt táo bón kéo dài, phải rặn nhiều sau khi đi đại tiện. ☛ Tham khảo thêm tại: Cách khắc phục đi ngoài ra máu tươi do trĩ Búi trĩ lòi ra ngoài khiến người bệnh ngứa và đau nhiều hơn Kèm bất tiện khi ngồi, di chuyển do cọ xát vào búi trĩ Phân biệt chảy máu do trĩ và các bệnh khác Việc phân loại đại tiện ra máu do trĩ hay do bệnh lý khác như nứt kẽ hậu môn, polyp trực tràng, ung thư trực tràng, sa trực tràng sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả. Dưới đây là một vài đặc điểm cần chú ý giúp bạn hiểu hơn về triệu chứng chảy máu do trĩ hay do đâu. Phân biệt trĩ và nứt kẽ hậu môn Trĩ và nứt kẽ hậu môn đều có biểu hiện đau rát vùng hậu môn, ngứa ngáy xung quanh hậu môn, đi đại tiện ra máu tươi. Mặc dù cả 2 đều có biểu hiện đau nhức sau khi đi đại tiện, tuy nhiên, nứt kẽ hậu môn thường đau âm ỉ cả ngày sau khi đi đại tiện phân cứng. Còn trĩ mới ban đầu chưa có cảm giác đau nhức nhiều, chỉ khi bị sưng tấy, viêm nhiễm thì mới đau nhức, khó chịu. Chảy máu trong trĩ có thể ít. Đặc trưng nổi bật của bệnh trĩ là chảy máu khi đại tiện. Máu thường đỏ tươi, nhỏ vài giọt cùng phân hoặc đôi khi tóe như cắt tiết gà. Còn bệnh nhân bị nứt hậu môn cũng có hiện tượng chảy máu nhưng thường là ít, chủ yếu có một vài giọt thấm trên giấy vệ sinh. Phân biệt trĩ và ung thư trực tràng Ung thư trực tràng: Phân máu đỏ tươi, đau rát hậu môn liên tục, đau tăng khi đại tiện, luôn có cảm giác mót rặn, phân thay đổi hình dạng, khuôn phân dẹt. Soi ống hậu môn phát hiện u sùi loét hậu môn. Phân biệt trĩ và sa trực tràng Niêm mạc trực tràng hay đoạn trực tràng sa ra ngoài không có mạch máu căng giãn. Phân biệt trĩ và polyp hậu môn Polyp hậu môn thực chất là là sự xuất hiện của những khối u lồi có hình tròn hoặc hình elip và có thể di chuyển được ở bên trong đường ruột. Sự xuất hiện của những khối u này là do quá trình tăng sinh quá mức của niêm mạc vùng hậu môn. Chảy máu do bệnh trĩ khi nào cần đi khám Đi đại tiện ra máu tươi là biểu hiện thường gặp của người bệnh trĩ. Nếu lượng máu ra ít, thấm giấy vệ sinh mới thấy thì người bệnh có thể theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, nếu lượng máu ra nhiều, rỉ rả, thấm nhiều giấy mới hết, đồng thời bạn cảm thấy mệt mỏi, đau nhức nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và lao động thì bệnh nhân cần được thăm khám kịp thời. Đối với người trên 45 tuổi mà có bất kì hiện tượng đi ngoài ra máu thì nên đi khám để phòng tránh nhiều nguyên nhân khác gây chảy máu theo phân Cách khắc phục bệnh trĩ ra máu hiệu quả Cầm máu, tránh chảy máu sẽ luôn là mục tiêu hàng đầu mà người bệnh trĩ ra máu hướng tới, bạn hãy cùng tham khảo một số gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn sớm cải thiện sức khỏe. Chữa trị bệnh dứt điểm Khi bị bệnh trĩ có kèm theo chảy máu và các biểu hiện gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Các bác sĩ sẽ có những chẩn đoán và hướng điều trị cụ thể với từng bệnh nhân. Điều trị dứt điểm bệnh trĩ thì cũng triệt luôn căn nguyên chảy máu, những phương pháp này chỉ thực hiện được tại bệnh viện. Một số phương pháp can thiệp điều trị trĩ: Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: đơn giản được áp dụng nhiều, giá thành rẻ, có hiệu quả đối với trĩ nội độ I- II, trĩ độ III có thể chỉ định khi búi đơn độc. Tác dụng không mong muốn: đau hậu môn, chảy máu sau thắt, loét do thắt vào vùng da lành, đau. Laser cắt trĩ: ít được áp dụng, hiệu quả không cao, có nguy cơ gây trĩ hoại tử, áp xe hóa. Điều trị bằng thuốc: Thuốc có tác dụng tăng cường hệ tĩnh mạch, tăng sức bền thành mạch, làm giảm tính căng giãn và ứ trệ của tĩnh mạch như: Daflon, Ginkor Fort. Đường tại chỗ: thuốc bôi hay viên đặt. Điều trị ngoại khoa: Chỉ định khi Trĩ ngoại. Trĩ nội ngoại hỗn hợp. Trĩ chảy máu nhiều. Các phương pháp điều trị nội khoa không có kết quả. Trĩ có một số biến chứng như: Huyết khối trĩ, trĩ nghẹt. Trĩ ở mức độ III, IV. Chế độ ăn uống Với bệnh trĩ, việc thực hiện chế độ ăn uống cũng vô cùng quan trọng góp phần hỗ trợ điều trị và phòng tái phát hiệu quả. Đôi khi bệnh nhân mới bị ở mức độ nhẹ có thể chưa cần đến thuốc mà chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt là tự nhiên sẽ giảm ngay các triệu chứng. Sau đây là nguyên tắc ăn uống mà người bệnh trĩ cần biết: ➤ Thực hiện chế độ ăn nhiều rau quả tươi và chất xơ tránh táo bón Rau củ quả tươi và thực phẩm chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Rau quả tươi chứa nhiều vitamin, dễ tiêu hóa, giảm đầy bụng, chướng hơi, bệnh nhân sẽ đi đại tiện dễ dàng hơn khi ăn nhiều rau của quả xanh. Chất xơ cũng vậy, chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo khối phân và giúp làm mềm phân, giảm táo bón, giúp người bệnh trĩ đi đại tiện được dễ dàng hơn. Một số thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: họ nhà đậu (đậu cove, đậu đen, đậu đỏ…), lúa mạch, yến mạch, các loại rau củ quả tươi… Tuy nhiên nếu ăn một lượng lớn chúng có thể gây đầy bụng, chướng hơi, khó chịu cho hệ tiêu hóa. ➤ Tạo thói quen uống nhiều nước giúp làm mềm phân Uống nhiều nước không chỉ tốt cho sức khỏe, giúp thanh lọc cơ thể mà còn có tác dụng giúp làm mềm phân, tránh táo bón. Mỗi ngày bệnh nhân nên uống khoảng 1,5-2 lít nước. ➤ Không ăn các chất kích thích, chua, cay, nóng, nhiều dầu mỡ Người bị bệnh trĩ nên tránh các đồ ăn chua, cay nóng, đồ ăn nhanh, nhiều gia vị như: Ớt, dấm, riềng, mẻ, dưa chua… Những đồ ăn này gây kích thích hệ tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi, tăng áp lực làm việc cho hệ tiêu hóa, dễ gây táo bón. Nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học, nếu trong bữa ăn nhiều thực phẩm gây kích thích thì nên dùng với nhiều rau xanh để cân bằng tiêu hóa. ➤ Nên kiêng sử dụng rượu bia, thuốc lá khi đang bị bệnh Bia, rượu hay thuốc là được coi là thủ phạm gây tái phát nhanh chóng bệnh lý trĩ. Nam giới sau một bữa tiệc tùng nhiều bia rượu sẽ thấy rõ nhất tình trạng này. Khi dùng nhiều bia, rượu, hệ tiêu hóa sẽ phải làm việc nhiều hơn, áp lực làm việc tăng làm bệnh trĩ nặng nề hơn. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì? Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi Bệnh nhân cần hạn chế lao động thường xuyên ở tư thế ngồi hay đứng quá lâu vì ở tư thế này sẽ gây tăng áp lực vùng hậu môn, trực tràng. Nên tạo cho bản thân mình một thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định: khi nhịn đại tiện sẽ gây ra hiện tượng tái hấp thu nước nhiều lần dẫn đến phân bị cứng, khó đi, dễ táo. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao: thói quen này vừa giúp tăng cường sức khỏe mà còn tăng nhu động ruột, giúp dễ đi ngoài. Bệnh trĩ thường hay gặp ở những người làm việc ở chế độ tĩnh, ít vận động. Vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đi vệ sinh Nên dùng nước vệ sinh sạch sau khi đi đại tiện rồi dùng bông mềm lau khô sẽ giảm đau rát, tránh nhiễm trùng trong bệnh trĩ. Khi đang chảy máu, bệnh nhân có thể thực hiện một số biện pháp như: Chườm đá: bạn có thể dùng một mảnh vải sạch hoặc túi vải bọc viên đá vào và chườm vào vùng đang sưng đau chảy máu, việc này sẽ giúp hỗ trợ co búi trĩ, giảm chảy máu. Ngâm hậu môn trong nước muối ấm pha loãng Bỏ một chút muối vào chậu nước sạch, ấm rồi ngâm hậu môn vào. Việc làm này có tác dụng sát trùng, chống viêm nhiễm, tạo cảm giác dễ chịu khi đang bị đau rát. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tư thế sinh hoạt tốt cho người bị trĩ Kem bôi Cotripro giúp giảm đau, co trĩ, ngăn ngừa chảy máu do trĩ Hiện nay việc điều trị bệnh trĩ là một vấn đề nan giải, do bệnh hay tái phát vì bệnh nhân có thói quen ăn uống và chế độ sinh hoạt không khoa học. Việc tuân thủ điều trị là rất cần thiết. Bên cạnh đó, bệnh nhân thường có cảm giác đau rát, chảy máu trong bệnh trĩ và luôn muốn giảm nhanh các triệu chứng. Bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng các loại kem bôi thảo dược đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, vừa an toàn lại hiệu quả nhanh. Cotripro là gel bôi trĩ chính hãng đầu tiên của Việt Nam với các thành phần là thảo dược. Cotripro sẽ giúp chấm dứt tình trạng chảy máu do bệnh nhân bị trĩ nhanh chóng khoảng 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp trĩ sa, trĩ lâu năm thì  nên kiên trì dùng đều đặn từ 1-2 tháng để  búi trĩ co dần lên. Với các thành phần thảo dược: Cúc tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm, nhiễm trùng. Lá lốt tiêu diệt vi khuẩn, hết sưng đau Đặc biệt sesquiterpen trong Ngải cứu giúp co mạch, cầm máu, từ đó săn se búi trĩ, tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn quá mức từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát. Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ Cotripro còn có dạng viên uống tiện dụng Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa  các nguy cơ tái phát. Trên mỗi hộp viên uống Cotripro đều có 1 tem tích được 1 điểm. Khi mua 6 hộp và tích đủ 6 điểm theo hướng dẫn trên tem, Quý khách sẽ được gửi tặng 1 hộp viên uống Cotripro cùng loại gửi tới tận nhà. Lời kết Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn thông tin khá chi tiết về vấn đề bệnh trĩ kèm chảy máu có nguy hiểm không? Làm sao khắc phục? Như vậy nếu bạn đang bị bệnh trĩ mà thấy có hiện tượng chảy máu kéo dài, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động hoặc gây ra các triệu chứng không tốt đến sức khỏe như thiếu máu, sốt, viêm… bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé. Chia sẻ

anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...