Cách chữa chảy máu hậu môn tại nhà không thể bỏ qua!

Chảy máu hậu môn có lẽ là một tình trạng không ít người thường xuyên gặp phải, đặc biệt khi mắc bệnh trĩ. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sinh hoạt của bạn nếu không được cải thiện sớm. Bài viết dưới đây sẽ mách cho bạn các cách chữa chảy máu hậu môn tại nhà đơn giản mà không kém phần hiệu quả, hãy cùng theo dõi nhé.

Chảy máu hậu môn

Chảy máu hậu môn 1
Chảy máu hậu môn thường xuất hiện khi đi đại tiện

Chảy máu hậu môn là tình trạng chảy máu ở niêm mạc bên trong ống hậu môn hay rìa hậu môn, máu chảy ra thường là máu đỏ tươi. Tình trạng chảy máu hậu môn thường xuất hiện khi người bệnh đi đại tiện, máu có thể chảy ra trước, trong hoặc sau khi phân được tống ra ngoài.

Chảy máu hậu môn, máu thường có màu đỏ tươi, nên người bệnh có thể dễ dàng phát hiện. Lượng máu chảy ra có thể ít và được phát hiện do máu thấm trên giấy vệ sinh nhưng cũng có thể nhiều nhỏ thành gọt, thành tia khiến không ít người bệnh lo lắng sợ hãi.

Chảy máu hậu môn là tình trạng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người mắc, đặc biệt khi bạn thường xuyên bị chảy máu và lượng máu chảy ra nhiều. Người bệnh có thể gặp tình trạng thiếu máu gây đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi, da xanh,… bên cạnh đó, các vết thương vùng hậu môn gây chảy máu có thể bị nhiễm khuẩn gây viêm, sưng và đau.

Chính vì thế, khi gặp tình trạng chảy máu hậu môn bạn cần đến gặp bác sĩ tìm nguyên nhân gây chảy máu để tìm phương pháp điều trị phù hợp, đồng thời nên áp dụng các cách chữa chảy máu hậu môn tại nhà để cải thiện tình trạng này sớm.

Nguyên nhân gây chảy máu hậu môn

Nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu hậu môn hiện nay là bệnh trĩ và nứt hậu môn.

Chảy máu hậu môn do trĩ

Chảy máu hậu môn do trĩ 1
Trĩ là nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu hậu môn

Trĩ là một bệnh lý tại hậu môn trực tràng, xuất hiện khi hệ thống tĩnh mạch quanh hậu môn bị phình giãn quá mức do thường xuyên chịu nhiều áp lực trong thời gian dài, dần sưng phồng và hình thành nên các búi trĩ.

Chảy máu hậu môn là một triệu chứng mà nhiều người bệnh trĩ gặp phải và thường xảy ra khi đi đại tiện, do các búi tĩnh mạch trĩ bị nứt vỡ trong quá trình rặn để tống phân ra ngoài gây tăng áp lực lên búi trĩ, hoặc có thể do phân táo trong quá trình di chuyển trong ống hậu môn có thể gây tổn thương búi trĩ dẫn tới chảy máu.

Người mắc trĩ nội thường gặp triệu chứng chảy máu hậu môn thường xuyên hơn cả, chiếm 2/3 đến 3/4 các trường hợp. Trong đó, mỗi cấp độ của trĩ nội, triệu chứng chảy máu hậu môn lại có sự khác nhau:

  • Độ 1: đi ngoài ra máu là triệu chứng duy nhất nhưng lượng máu chảy ra ít, không thường xuyên, khó phát hiện.
  • Độ 2: lượng máu nhiều hơn và thường xuyên hơn độ 1, máu có thể nhỏ giọt hoặc dính vào phân nhưng không lẫn với phân, phát hiện bằng mắt thường thông qua giấy vệ sinh.
  • Độ 3: lượng máu nhiều, nhỏ giọt ra hoặc chảy thành dòng nhỏ, có thể dẫn tới thiếu máu, suy nhược, hoa mắt chóng mặt,…
  • Độ 4: chảy rất nhiều khi đi ngoài, thành dòng, thành tia ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh trĩ là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về bệnh trĩ

Nứt hậu môn

Nứt hậu môn 1
Nứt hậu môn có thể xảy ra gây đau và chảy máu hậu môn

Nứt kẽ hậu môn có thể gây ra chảy máu hậu môn không kèm đại tiện, khi bị nứt kẽ hậu môn người bệnh thường có tiền sử chấn thương liên quan đến vùng hậu môn hoặc trực tràng. Các triệu chứng kèm theo có thể gặp như: đau, ngứa, sót phân do đau, nhiễm khuẩn có thể xảy ra do tiếp xúc phân lúc đại tiện.

Ngoài ra nứt kẽ hậu môn gây chảy máu hậu môn khi đi đại tiện, máu chảy ra thường màu đỏ tươi và không lẫn phân. Nguyên nhân thường do táo bón hoặc bệnh trĩ gây hẹp lỗ hậu môn.

Bệnh lý trực tràng

Viêm, loét trực tràng thường ít gặp, nhưng vẫn có thể xảy ra trong trường hợp táo bón dài ngày hoặc bị chấn thương vùng trực tràng hậu môn. Các tổn thương trực tràng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm và hình thành vết loét. Nếu nhiễm khuẩn trở nên trầm trọng, có thể có chảy máu trực tràng. Các triệu chứng kèm theo gồm đau trực tràng, cảm giác căng đầy gần trực tràng và gây cảm giác mót rặn.

Cách chữa chảy máu hậu môn tại nhà

Ngay khi phát hiện tình mình bị chảy máu hậu môn, bạn có thể áp dụng ngay các cách sau tại nhà để cải thiện nhanh chóng tình trạng này.

Chườm hậu môn bằng đá lạnh

Chườm hậu môn bằng đá lạnh 1
Trườm lạnh giúp dừng chảy máu hậu môn

Trườm hậu môn bằng đá lạnh khi bị chảy máu hậu môn có thể giúp co mạch và cầm máu nhanh chóng. Đồng thời nhiệt độ lạnh từ đá có thể giúp làm giảm các cơn đau và hạn chế tình trạng viêm, sưng tại vùng hậu môn. Vì thế, khi phát hiện chảy máu hậu môn khi đi đại tiện, bạn có thể dùng đá chườm theo cách sau:

  • Dùng vài viện đá lạnh nhỏ bọc trong một chiếc khăn mỏng và sạch, thực hiện ấn trực tiếp, nhẹ nhàng lên vùng hậu môn.
  • Sau vài phút thì dừng lại, đợi cho hậu môn ấm lại rồi tiếp tục chườm khoảng 15 phút.
  • Thực hiện cách này từ 3 – 4 lần/ngày.

Dùng bông gòn

Khi không thể dùng đá chườm, bạn có thể dùng bông gòn ấn vào vùng hậu môn để cầm máu. Bông gòn được sử dụng không nên chứa cồn, hương liệu, nước muối hay các chất có thể gây kích ứng niêm mạc, ảnh hưởng tới quá trình cầm máu.

Làm mềm phân, hạn chế táo bón

Làm mềm phân, hạn chế táo bón 1
Chế độ ăn nhiều chất xơ hỗ trợ ngăn chảy máu hậu môn tiếp diễn

Táo bón kéo dài, khối phân lớn có thể gây nứt hậu môn, đồng thời nếu bị trĩ việc phải rặn nhiều khi đi đại tiện khiến búi trĩ dễ bị nứt vỡ gây chảy máu. Vì thế việc làm mềm phân, hạn chế táo bón là cách hiệu quả để hạn chế chảy máu hậu môn ở những lần đi đại tiện sau. Để làm mềm phân và hạn chế táo bón, bạn có thể áp thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt như sau:

  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi giúp bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể như: rau mồng tơi, khoai lang, rau ngót, mướp, chuối, đu đủ, bơ,…, giúp việc tiêu hóa thức ăn diễn ra trơn tru và phòng ngừa táo bón. Đồng thời, bạn cũng nên sử dụng thêm các loại thực phẩm có lợi cho đường ruột khác như sữa chua, nấm,…
  • Uống từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày hỗ trợ bôi trơn ống tiêu hóa. Bạn có thể sử dụng nước trái cây kết hợp với nước lọc để bổ sung nước cho cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn dễ gây táo bón như đồ ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên xào khó tiêu hóa,… Nói không với các loại đồ uống có cồn, chất kích thích, đồ uống có ga,… có thể gây kích thích niêm mạc hậu môn.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục giúp thúc đẩy nhu động ruột, nên hình thành thói quen đi đại tiện hàng ngày.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì?

Ngồi toilet đúng tư thế

Ngồi toilet đúng tư thế 1
Tư thế ngồi toilet đúng

Các nghiên cứu cho thấy, ngồi bồn cầu không đúng tư thế khi đi đại tiện có thể hạn chế nhu động ruột, gây khó khăn trong việc tống phân ra ngoài, khiến ta phải rặn nhiều hơn.

Tư thế đi vệ sinh đúng cách phải tạo phần thân trên và đùi thành góc 35 độ. Đây cũng chính là tư thế ngồi xổm khi đi đại tiện. Ở tư thế này, ruột kết sẽ được giữ thẳng, phân dễ dàng được tống ra ngoài hơn. Nên kê chân bằng 1 chiếc ghế con khi sử dụng bồn cầu bệt, bạn sẽ dễ dàng thực hiện tư thế đi đại tiện đúng.

☛ Tham khảo thêm tại: Tư thế sinh hoạt tốt cho người bị trĩ

Không sử dụng giấy sau khi đi đại tiện

Khi bị chảy máu hậu môn, sau khi đi đại tiện bạn không nên sử dụng giấy vệ sinh để chùi, do giấy vệ sinh có thể gây kích ứng, sự có sát khi chùi có thể làm vết chảy máu nghiêm trọng hơn. Đồng thời, giấy vệ sinh có thể không làm sạch vùng hậu môn sau khi đi đại tiện, dễ dẫn tới tình trạng viêm, nhiễm khuẩn vị trí chảy máu.

Do vậy sau khi đi vệ sinh bạn nên rửa sạch hậu môn bằng nước, tốt nhất nên sử dụng nước ấm hoặc các nước lá lốt, nước chè tươi, nước lá trầu không trong trường hợp bị bệnh trĩ.

Bài thuốc dân gian cải thiện chảy máu hậu môn

Bài thuốc dân gian cải thiện chảy máu hậu môn 1
Một số bài thuốc dân gian hỗ trợ cải thiện chảy máu hậu môn hiệu quả

Một số bài thuốc dân gian đã cho thấy tác dụng tích cực cải thiện tình trạng chảy máu hậu môn được nhiều người lựa chọn, như:

– Cầm máu bằng cây cỏ mực (cây nhọ nồi): nguyên liệu cây cỏ mực tươi 20g, củ sen khô 20g, lá trắc bá 16g

  • Rửa sạch các nguyên liệu, rồi ngâm vào nước muối loãng để loại vi khuẩn và bụi bẩn, sau đó vớt ra để ráo nước.
  • Cho các nguyên liệu trên vào nồi sao qua, rồi cho vào 1 lít nước. Khi sôi bạn cho nhỏ lửa đun thêm 15 phút nữa thì bắc ra để uống. Uống làm 2 lần trước bữa ăn.

– Cầm máu bằng lá sen: nguyên liệu lá sen 40g, lá ngải cứu 40g, cây cỏ mực 40g

  • Nguyên liệu đã chuẩn bị mang đi rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng cho sạch bụi bẩn, rồi để ráo nước.
  • Đem các nguyên liệu trên đi giã nát, dùng một miếng vải mỏng sạch lọc lấy nước cốt. Phần nước cốt dùng để uống, còn phần bã có thể để đắp trực tiếp lên vùng hậu môn, búi trĩ rồi dùng băng gạc cố định lại khoảng 30 phút.

Thuốc trị chảy máu hậu môn

Để điều trị chảy máu hậu môn, trong một số trường hợp chảy máu nhiều và kéo dài việc uống thuốc là cần thiết. Thuốc được sử dụng sẽ có tác dụng làm tăng sức bền thành mạch, chống sưng viêm hoặc thuốc kháng sinh trong các trường hợp nhiễm khuẩn.

Một số loại thuốc thường dùng như: viên uống Cotripro giúp tăng sức bền thành mạch cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ; thuốc chống viêm Diclofenac, Meloxicam; kháng sinh Metronidazol.

Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc uống để điều trị chảy máu hậu môn, nên đến các cơ sở y tế để khám, tìm nguyên nhân và dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Giảm sưng búi trĩ

Giảm sưng búi trĩ 1
Giảm sưng búi trĩ hạn chế nguy cơ chảy máu hậu môn thường xuyên

Bệnh trĩ là nguyên nhân chủ yếu gây ra chảy máu hậu môn, trong đó tình trạng sưng búi trĩ có thể khiến người bệnh thường xuyên bị chảy máu hậu môn. Các phương pháp giúp làm giảm sưng búi trĩ cũng giúp người bệnh hạn chế tình trạng chảy máu hậu môn một cách đơn giản và hiệu quả.

Cách giảm sưng búi trĩ tại nhà, cụ thể là:

  • Chườm lạnh vùng hậu môn, búi trĩ.
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm 15 phút mỗi ngày.
  • Tránh những hoạt động tăng tăng áp lực nên vùng hậu môn trực tràng: mang vác vật nặng, đứng quá lâu, ngồi nhiều, phải rặn nhiều khi đi đại tiện.
  • Ngồi vệ sinh đúng cách, rửa hậu môn bằng nước sau khi đi đại tiện.
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt hạn chế táo bón.
  • Xông hơi hoặc ngâm hậu môn bằng các bài thuốc dân gian giảm sưng búi trĩ như sử dụng lá trầu không, lá lốt, lá bóng, nghệ, lá sung, cúc tần,…

Cotripro Gel cải thiện chảy máu hậu môn do trĩ nhanh chóng

Để cải thiện nhanh chóng tình trạng chảy máu hậu môn và đi ngoài ra máu do trĩ, Cotripro Gel là sản phẩm bạn không thể bỏ qua. Với thành phần thảo dược tự nhiên trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP, Cotripro Gel thấm trực tiếp vào búi trĩ, giúp cải thiện tình trạng chảy máu hậu môn nhanh chóng chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm giảm sưng, dịu mát, và co búi trĩ một cách hiệu quả.

Cotripro Gel cải thiện chảy máu hậu môn do trĩ nhanh chóng 1

Với các thành phần thảo dược:

  • Chất Yomogin trong Ngải Cứu kết hợp với lá Sung làm săn se và co búi trĩ, tăng sức bền thành mạch, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.
  • Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm.
  • Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương. Hầu hết các dược liệu đều có tác dụng kháng khuẩn giúp chống bội nhiễm ở tổn thương trĩ.

Đây là Gel bôi thấm trực tiếp vào búi trĩ do đó đem lại hiệu quả cải thiện chảy máu hậu môn một cách nhanh chóng. Đồng thời Cotripro Gel được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên an toàn và không gây tác dụng, là một trong số ít sản phẩm dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Lời kết:

Các cách chữa chảy máu hậu môn tại nhà có thể giúp bạn cải thiện tam thời tình trạng chảy máu, tuy nhiên bạn vẫn cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn điều trị an toàn và hiệu quả nhất.

Tài liệu tham khảo:

  • https://hellobacsi.com/benh-tieu-hoa/van-de-tieu-hoa-khac/dieu-tri-chay-mau-hau-mon/
  • https://hongngochospital.vn/chay-mau-hau-mon/
  • https://suckhoedoisong.vn/chay-mau-hau-mon-benh-gi-169139089.htm
Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Cách chữa chảy máu hậu môn tại nhà không thể bỏ qua!

Chảy máu hậu môn có lẽ là một tình trạng không ít người thường xuyên gặp phải, đặc biệt khi mắc bệnh trĩ. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sinh hoạt của bạn nếu không được cải thiện sớm. Bài viết dưới đây sẽ mách cho bạn các cách chữa chảy máu hậu môn tại nhà đơn giản mà không kém phần hiệu quả, hãy cùng theo dõi nhé.

Chảy máu hậu môn

Chảy máu hậu môn 1
Chảy máu hậu môn thường xuất hiện khi đi đại tiện

Chảy máu hậu môn là tình trạng chảy máu ở niêm mạc bên trong ống hậu môn hay rìa hậu môn, máu chảy ra thường là máu đỏ tươi. Tình trạng chảy máu hậu môn thường xuất hiện khi người bệnh đi đại tiện, máu có thể chảy ra trước, trong hoặc sau khi phân được tống ra ngoài.

Chảy máu hậu môn, máu thường có màu đỏ tươi, nên người bệnh có thể dễ dàng phát hiện. Lượng máu chảy ra có thể ít và được phát hiện do máu thấm trên giấy vệ sinh nhưng cũng có thể nhiều nhỏ thành gọt, thành tia khiến không ít người bệnh lo lắng sợ hãi.

Chảy máu hậu môn là tình trạng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người mắc, đặc biệt khi bạn thường xuyên bị chảy máu và lượng máu chảy ra nhiều. Người bệnh có thể gặp tình trạng thiếu máu gây đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi, da xanh,… bên cạnh đó, các vết thương vùng hậu môn gây chảy máu có thể bị nhiễm khuẩn gây viêm, sưng và đau.

Chính vì thế, khi gặp tình trạng chảy máu hậu môn bạn cần đến gặp bác sĩ tìm nguyên nhân gây chảy máu để tìm phương pháp điều trị phù hợp, đồng thời nên áp dụng các cách chữa chảy máu hậu môn tại nhà để cải thiện tình trạng này sớm.

Nguyên nhân gây chảy máu hậu môn

Nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu hậu môn hiện nay là bệnh trĩ và nứt hậu môn.

Chảy máu hậu môn do trĩ

Chảy máu hậu môn do trĩ 1
Trĩ là nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu hậu môn

Trĩ là một bệnh lý tại hậu môn trực tràng, xuất hiện khi hệ thống tĩnh mạch quanh hậu môn bị phình giãn quá mức do thường xuyên chịu nhiều áp lực trong thời gian dài, dần sưng phồng và hình thành nên các búi trĩ.

Chảy máu hậu môn là một triệu chứng mà nhiều người bệnh trĩ gặp phải và thường xảy ra khi đi đại tiện, do các búi tĩnh mạch trĩ bị nứt vỡ trong quá trình rặn để tống phân ra ngoài gây tăng áp lực lên búi trĩ, hoặc có thể do phân táo trong quá trình di chuyển trong ống hậu môn có thể gây tổn thương búi trĩ dẫn tới chảy máu.

Người mắc trĩ nội thường gặp triệu chứng chảy máu hậu môn thường xuyên hơn cả, chiếm 2/3 đến 3/4 các trường hợp. Trong đó, mỗi cấp độ của trĩ nội, triệu chứng chảy máu hậu môn lại có sự khác nhau:

  • Độ 1: đi ngoài ra máu là triệu chứng duy nhất nhưng lượng máu chảy ra ít, không thường xuyên, khó phát hiện.
  • Độ 2: lượng máu nhiều hơn và thường xuyên hơn độ 1, máu có thể nhỏ giọt hoặc dính vào phân nhưng không lẫn với phân, phát hiện bằng mắt thường thông qua giấy vệ sinh.
  • Độ 3: lượng máu nhiều, nhỏ giọt ra hoặc chảy thành dòng nhỏ, có thể dẫn tới thiếu máu, suy nhược, hoa mắt chóng mặt,…
  • Độ 4: chảy rất nhiều khi đi ngoài, thành dòng, thành tia ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh trĩ là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về bệnh trĩ

Nứt hậu môn

Nứt hậu môn 1
Nứt hậu môn có thể xảy ra gây đau và chảy máu hậu môn

Nứt kẽ hậu môn có thể gây ra chảy máu hậu môn không kèm đại tiện, khi bị nứt kẽ hậu môn người bệnh thường có tiền sử chấn thương liên quan đến vùng hậu môn hoặc trực tràng. Các triệu chứng kèm theo có thể gặp như: đau, ngứa, sót phân do đau, nhiễm khuẩn có thể xảy ra do tiếp xúc phân lúc đại tiện.

Ngoài ra nứt kẽ hậu môn gây chảy máu hậu môn khi đi đại tiện, máu chảy ra thường màu đỏ tươi và không lẫn phân. Nguyên nhân thường do táo bón hoặc bệnh trĩ gây hẹp lỗ hậu môn.

Bệnh lý trực tràng

Viêm, loét trực tràng thường ít gặp, nhưng vẫn có thể xảy ra trong trường hợp táo bón dài ngày hoặc bị chấn thương vùng trực tràng hậu môn. Các tổn thương trực tràng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm và hình thành vết loét. Nếu nhiễm khuẩn trở nên trầm trọng, có thể có chảy máu trực tràng. Các triệu chứng kèm theo gồm đau trực tràng, cảm giác căng đầy gần trực tràng và gây cảm giác mót rặn.

Cách chữa chảy máu hậu môn tại nhà

Ngay khi phát hiện tình mình bị chảy máu hậu môn, bạn có thể áp dụng ngay các cách sau tại nhà để cải thiện nhanh chóng tình trạng này.

Chườm hậu môn bằng đá lạnh

Chườm hậu môn bằng đá lạnh 1
Trườm lạnh giúp dừng chảy máu hậu môn

Trườm hậu môn bằng đá lạnh khi bị chảy máu hậu môn có thể giúp co mạch và cầm máu nhanh chóng. Đồng thời nhiệt độ lạnh từ đá có thể giúp làm giảm các cơn đau và hạn chế tình trạng viêm, sưng tại vùng hậu môn. Vì thế, khi phát hiện chảy máu hậu môn khi đi đại tiện, bạn có thể dùng đá chườm theo cách sau:

  • Dùng vài viện đá lạnh nhỏ bọc trong một chiếc khăn mỏng và sạch, thực hiện ấn trực tiếp, nhẹ nhàng lên vùng hậu môn.
  • Sau vài phút thì dừng lại, đợi cho hậu môn ấm lại rồi tiếp tục chườm khoảng 15 phút.
  • Thực hiện cách này từ 3 – 4 lần/ngày.

Dùng bông gòn

Khi không thể dùng đá chườm, bạn có thể dùng bông gòn ấn vào vùng hậu môn để cầm máu. Bông gòn được sử dụng không nên chứa cồn, hương liệu, nước muối hay các chất có thể gây kích ứng niêm mạc, ảnh hưởng tới quá trình cầm máu.

Làm mềm phân, hạn chế táo bón

Làm mềm phân, hạn chế táo bón 1
Chế độ ăn nhiều chất xơ hỗ trợ ngăn chảy máu hậu môn tiếp diễn

Táo bón kéo dài, khối phân lớn có thể gây nứt hậu môn, đồng thời nếu bị trĩ việc phải rặn nhiều khi đi đại tiện khiến búi trĩ dễ bị nứt vỡ gây chảy máu. Vì thế việc làm mềm phân, hạn chế táo bón là cách hiệu quả để hạn chế chảy máu hậu môn ở những lần đi đại tiện sau. Để làm mềm phân và hạn chế táo bón, bạn có thể áp thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt như sau:

  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi giúp bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể như: rau mồng tơi, khoai lang, rau ngót, mướp, chuối, đu đủ, bơ,…, giúp việc tiêu hóa thức ăn diễn ra trơn tru và phòng ngừa táo bón. Đồng thời, bạn cũng nên sử dụng thêm các loại thực phẩm có lợi cho đường ruột khác như sữa chua, nấm,…
  • Uống từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày hỗ trợ bôi trơn ống tiêu hóa. Bạn có thể sử dụng nước trái cây kết hợp với nước lọc để bổ sung nước cho cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn dễ gây táo bón như đồ ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên xào khó tiêu hóa,… Nói không với các loại đồ uống có cồn, chất kích thích, đồ uống có ga,… có thể gây kích thích niêm mạc hậu môn.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục giúp thúc đẩy nhu động ruột, nên hình thành thói quen đi đại tiện hàng ngày.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì?

Ngồi toilet đúng tư thế

Ngồi toilet đúng tư thế 1
Tư thế ngồi toilet đúng

Các nghiên cứu cho thấy, ngồi bồn cầu không đúng tư thế khi đi đại tiện có thể hạn chế nhu động ruột, gây khó khăn trong việc tống phân ra ngoài, khiến ta phải rặn nhiều hơn.

Tư thế đi vệ sinh đúng cách phải tạo phần thân trên và đùi thành góc 35 độ. Đây cũng chính là tư thế ngồi xổm khi đi đại tiện. Ở tư thế này, ruột kết sẽ được giữ thẳng, phân dễ dàng được tống ra ngoài hơn. Nên kê chân bằng 1 chiếc ghế con khi sử dụng bồn cầu bệt, bạn sẽ dễ dàng thực hiện tư thế đi đại tiện đúng.

☛ Tham khảo thêm tại: Tư thế sinh hoạt tốt cho người bị trĩ

Không sử dụng giấy sau khi đi đại tiện

Khi bị chảy máu hậu môn, sau khi đi đại tiện bạn không nên sử dụng giấy vệ sinh để chùi, do giấy vệ sinh có thể gây kích ứng, sự có sát khi chùi có thể làm vết chảy máu nghiêm trọng hơn. Đồng thời, giấy vệ sinh có thể không làm sạch vùng hậu môn sau khi đi đại tiện, dễ dẫn tới tình trạng viêm, nhiễm khuẩn vị trí chảy máu.

Do vậy sau khi đi vệ sinh bạn nên rửa sạch hậu môn bằng nước, tốt nhất nên sử dụng nước ấm hoặc các nước lá lốt, nước chè tươi, nước lá trầu không trong trường hợp bị bệnh trĩ.

Bài thuốc dân gian cải thiện chảy máu hậu môn

Bài thuốc dân gian cải thiện chảy máu hậu môn 1
Một số bài thuốc dân gian hỗ trợ cải thiện chảy máu hậu môn hiệu quả

Một số bài thuốc dân gian đã cho thấy tác dụng tích cực cải thiện tình trạng chảy máu hậu môn được nhiều người lựa chọn, như:

– Cầm máu bằng cây cỏ mực (cây nhọ nồi): nguyên liệu cây cỏ mực tươi 20g, củ sen khô 20g, lá trắc bá 16g

  • Rửa sạch các nguyên liệu, rồi ngâm vào nước muối loãng để loại vi khuẩn và bụi bẩn, sau đó vớt ra để ráo nước.
  • Cho các nguyên liệu trên vào nồi sao qua, rồi cho vào 1 lít nước. Khi sôi bạn cho nhỏ lửa đun thêm 15 phút nữa thì bắc ra để uống. Uống làm 2 lần trước bữa ăn.

– Cầm máu bằng lá sen: nguyên liệu lá sen 40g, lá ngải cứu 40g, cây cỏ mực 40g

  • Nguyên liệu đã chuẩn bị mang đi rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng cho sạch bụi bẩn, rồi để ráo nước.
  • Đem các nguyên liệu trên đi giã nát, dùng một miếng vải mỏng sạch lọc lấy nước cốt. Phần nước cốt dùng để uống, còn phần bã có thể để đắp trực tiếp lên vùng hậu môn, búi trĩ rồi dùng băng gạc cố định lại khoảng 30 phút.

Thuốc trị chảy máu hậu môn

Để điều trị chảy máu hậu môn, trong một số trường hợp chảy máu nhiều và kéo dài việc uống thuốc là cần thiết. Thuốc được sử dụng sẽ có tác dụng làm tăng sức bền thành mạch, chống sưng viêm hoặc thuốc kháng sinh trong các trường hợp nhiễm khuẩn.

Một số loại thuốc thường dùng như: viên uống Cotripro giúp tăng sức bền thành mạch cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ; thuốc chống viêm Diclofenac, Meloxicam; kháng sinh Metronidazol.

Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc uống để điều trị chảy máu hậu môn, nên đến các cơ sở y tế để khám, tìm nguyên nhân và dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Giảm sưng búi trĩ

Giảm sưng búi trĩ 1
Giảm sưng búi trĩ hạn chế nguy cơ chảy máu hậu môn thường xuyên

Bệnh trĩ là nguyên nhân chủ yếu gây ra chảy máu hậu môn, trong đó tình trạng sưng búi trĩ có thể khiến người bệnh thường xuyên bị chảy máu hậu môn. Các phương pháp giúp làm giảm sưng búi trĩ cũng giúp người bệnh hạn chế tình trạng chảy máu hậu môn một cách đơn giản và hiệu quả.

Cách giảm sưng búi trĩ tại nhà, cụ thể là:

  • Chườm lạnh vùng hậu môn, búi trĩ.
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm 15 phút mỗi ngày.
  • Tránh những hoạt động tăng tăng áp lực nên vùng hậu môn trực tràng: mang vác vật nặng, đứng quá lâu, ngồi nhiều, phải rặn nhiều khi đi đại tiện.
  • Ngồi vệ sinh đúng cách, rửa hậu môn bằng nước sau khi đi đại tiện.
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt hạn chế táo bón.
  • Xông hơi hoặc ngâm hậu môn bằng các bài thuốc dân gian giảm sưng búi trĩ như sử dụng lá trầu không, lá lốt, lá bóng, nghệ, lá sung, cúc tần,…

Cotripro Gel cải thiện chảy máu hậu môn do trĩ nhanh chóng

Để cải thiện nhanh chóng tình trạng chảy máu hậu môn và đi ngoài ra máu do trĩ, Cotripro Gel là sản phẩm bạn không thể bỏ qua. Với thành phần thảo dược tự nhiên trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP, Cotripro Gel thấm trực tiếp vào búi trĩ, giúp cải thiện tình trạng chảy máu hậu môn nhanh chóng chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm giảm sưng, dịu mát, và co búi trĩ một cách hiệu quả.

Cotripro Gel cải thiện chảy máu hậu môn do trĩ nhanh chóng 1

Với các thành phần thảo dược:

  • Chất Yomogin trong Ngải Cứu kết hợp với lá Sung làm săn se và co búi trĩ, tăng sức bền thành mạch, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.
  • Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm.
  • Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương. Hầu hết các dược liệu đều có tác dụng kháng khuẩn giúp chống bội nhiễm ở tổn thương trĩ.

Đây là Gel bôi thấm trực tiếp vào búi trĩ do đó đem lại hiệu quả cải thiện chảy máu hậu môn một cách nhanh chóng. Đồng thời Cotripro Gel được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên an toàn và không gây tác dụng, là một trong số ít sản phẩm dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Lời kết:

Các cách chữa chảy máu hậu môn tại nhà có thể giúp bạn cải thiện tam thời tình trạng chảy máu, tuy nhiên bạn vẫn cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn điều trị an toàn và hiệu quả nhất.

Tài liệu tham khảo:

  • https://hellobacsi.com/benh-tieu-hoa/van-de-tieu-hoa-khac/dieu-tri-chay-mau-hau-mon/
  • https://hongngochospital.vn/chay-mau-hau-mon/
  • https://suckhoedoisong.vn/chay-mau-hau-mon-benh-gi-169139089.htm
Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...