Cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 đơn giản tại nhà
Trĩ nội độ 1 là giai đoạn khởi phát đầu tiên của bệnh trĩ nội. Ở giai đoạn này, các búi trĩ nằm bên trong hậu môn nên rất khó phát hiện, nếu không được điều trị sớm người bệnh có thể gặp phải nhiều phiền toái bởi tình trạng đau rát, sưng nề thậm chí chảy máu tái diễn nhiều lần. Vậy làm thế nào để phát hiện trĩ nội độ 1 và điều trị trĩ nội độ 1 như thế nào? Teotri.vn sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây nhé
Mục lục
Trĩ nội độ 1 là gì?
Trĩ là căn bệnh bắt nguồn từ hậu môn, khi mà hệ thống tĩnh mạch tại vùng này bị căng giãn quá mức, tạo nên một cấu trúc bất thường dạng túi mà chúng ta biết đến là búi trĩ. Trĩ nội độ 1 là giai đoạn sớm nhất của bệnh trĩ nội, nằm ở phía trên đường lược và ống hậu môn với kích thước nhỏ, chưa sa ra ngoài.
Thông thường, ở mức độ này, những triệu chứng đau rát, khó chịu diễn ra rất mơ hồ nên người bệnh rất khó phát hiện được. Bên cạnh đó, tâm lý e ngại khi chia sẻ về ‘vùng nhạy cảm’ khiến cho mỗi người luôn âm thầm chịu đựng cho đến khi búi trĩ phát triển lớn hơn, bỏ lỡ mất giai đoạn chữa trị hiệu quả nhất của bệnh.
Những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội độ 1
Bệnh trĩ được hình thành từ những thói quen xấu trong cuộc sống hằng ngày, từ đó tạo nên áp lực tại vùng hậu môn – trực tràng. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ nội độ 1 mà rất nhiều người mắc phải có thể kể đến như:
- Lười vận động, ngồi nhiều, đứng lâu là những thói quen xấu khiến cho hoạt động hồi lưu tĩnh mạch trở nên trì trệ, lâu dần bị căng giãn và tạo nên búi trĩ.
- Thói quen nhịn đại tiện, rặn mạnh khi đi vệ sinh khiến cho phân trở nên khô cứng, chà xát mạnh làm tổn thương niêm mạc hậu môn.
- Ăn uống kém khoa học với khẩu phần ăn không cân bằng, thiếu chất xơ, nhiều dầu mỡ và đồ cay nóng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng táo bón – đồng phạm của bệnh trĩ.
- Rối loạn đường tiêu hóa, điển hình là hiện tượng tiêu chảy, táo bón,… sẽ làm cho niêm mạc trở nên yếu đi và dễ bị kích thích hơn, tạo nên áp lực cho vùng hậu môn và hình thành trĩ.
- Tăng áp lực ổ bụng ở phụ nữ mang thai những tháng cuối khiến cho các mạch máu tại vùng chậu hông bị đè ép, khởi phát bệnh trĩ nội độ 1.
Dấu hiệu nhận biết sớm trĩ nội độ 1
Ở thời kỳ này, hầu hết những triệu chứng xảy ra âm thầm nên người bệnh rất khó đoán rằng mình đã bị trĩ nội độ 1. Vậy nên, bất cứ một thay đổi nhỏ nào của cơ thể bạn cũng cần lưu ý và cố gắng tìm ra nguyên nhân để có cách xử lý kịp thời. Một số dấu hiệu mà bạn có thể nghĩ tới trĩ nội độ 1 có thể kể đến như:
Đau rát vùng hậu môn
Đau rát vùng hậu môn là dấu hiệu đầu tiên, dễ nhận biết nhất khi bị bệnh trĩ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau hậu môn. Tuy nhiên, nếu bạn có các yếu tố nguy cơ như ngồi nhiều, ăn uống thiếu lành mạnh, rối loạn tiêu hóa hay đang mang thai… thì xác suất mắc bệnh trĩ là rất cao.
Ở những ngày đầu, cơn đau có thể không rõ rệt, lúc có lúc không. Thế nhưng, càng về sau thì tính chất đau lại trở nên rõ ràng hơn, người bệnh có thể cảm nhận qua những lần đi đại tiện, đặc biệt là lúc rặn gắng sức.
Đi cầu ra máu
Đại tiện ra máu là hiện tượng thường gặp ở những người mắc bệnh trĩ nội độ 1. Máu có thể ra nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng búi trĩ của mỗi người. Thậm chí, máu có thể dính trong phân hay giấy vệ sinh nên bạn rất khó phát hiện được.
Vậy nên, cách tốt nhất là bạn hãy luôn để ý đến các chất thải của bản thân. Bất cứ một dấu hiệu bất thường nào đó cũng có thể là thông tin quan trọng giúp phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời.
Ngứa hậu môn, tăng tiết dịch hậu môn
Do sự căng giãn bất thường tại tĩnh mạch hậu môn, niêm mạc ở vùng này sẽ tăng tiết dịch nhầy, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển. Lượng dịch này cũng khiến cho hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt. Thậm chí, bạn còn cảm thấy cực kỳ khó chịu và ngứa ngáy nếu không vệ sinh đúng cách.
Xuất hiện khối bất thường tại hậu môn – trực tràng
Đây là một triệu chứng rất khó để nhận biết bởi búi trĩ nội ở mức độ 1 có kích thước rất nhỏ, nằm trong ống hậu môn và không sa ra ngoài. Đôi khi, một vài người nhạy cảm sẽ phát hiện được ‘cục thịt’ lạ trong những lần đi đại tiện.
Dấu hiệu này được biểu hiện bằng sự vướng víu tại ống hậu môn trong mỗi lần đi cầu. Bạn có thể cảm thấy táo bón nhiều đợt, cảm giác phân vẫn còn sót lại sau khi đại tiện.
Trĩ nội độ 1 có thể tự khỏi được không?
Trĩ nội độ 1 có thể tự khỏi được không là thắc mắc của hầu hết những người bị bệnh. Các dấu hiệu của bệnh trĩ có thể giảm dần và biến mất nếu bạn có một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Tuy nhiên, vì không phát hiện mình bị trĩ nội độ 1 nên đa số người mắc bệnh trĩ vẫn giữ thói quen ăn uống sinh hoạt không tốt với bệnh trĩ nên dù ở mức độ nhẹ cũng không thể tự khỏi được mà thường tiến triển thành trĩ nội độ 2,3,4.
Vì vậy, nếu không giải quyết sớm các nguyên nhân gây bệnh, búi trĩ nội có thể lớn dần và mang lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Khi đó, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều.
Cách chữa trĩ nội độ 1 đơn giản tại nhà
Các phương pháp chữa trĩ nội độ 1 có thể thực hiện ngay tại nhà mà không cần phải theo dõi lâu dài tại cơ sở y tế. Thế nhưng, bạn cũng phải có sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn để có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. Một số cách đơn giản mà bạn nên áp dụng bao gồm:
Thay đổi cách ăn uống, sinh hoạt hằng ngày
Chế độ sinh hoạt khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện tình trạng trĩ nội độ 1. Chỉ cần thay đổi những thói quen xấu và tập duy trì lối sống lành mạnh là bạn đã hạn chế được rất nhiều triệu chứng khó chịu mà căn bệnh gây ra.
Đối với cách sinh hoạt
- Loại bỏ những thói quen đứng lâu, ngồi nhiều, lười vận động. Tăng cường tập thể dục mỗi ngày để nâng cao miễn dịch và giảm áp lực vùng hậu môn – trực tràng.
- Nếu buồn đại tiện thì nên đi ngay chứ không nên nhịn. Tập đi cầu mỗi ngày một lần vào khung giờ cố định để tránh hiện tượng táo bón.
- Không mặc quần bó, quần chật. Bạn hãy sử dụng đồ lót thoáng khí và vòi xịt nhẹ khi đi vệ sinh. Hạn chế dùng khăn giấy chà xát mạnh vào vùng hậu môn.
- Giữ cân nặng ở mức ổn định, giảm cân khi cần thiết để không tạo lực ép quá nhiều lên vùng hậu môn – trực tràng vốn đang bị tổn thương.
- Luôn giữ tâm lý ổn định, an nhàn và tránh lo lắng quá mức. Những thay đổi trong hệ thống nội tiết có thể là nguyên nhân khiến cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Người bị bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng gì?
- Hãy luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày. Có một công thức tính lượng nước cần uống trong ngày mà bạn nên áp dụng đó là lượng nước (lít) = cân nặng (kg) x 0.033.
- Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất vào mỗi bữa ăn, bao gồm rau xanh, cà rốt, cá ngừ, cá hồi, hạt mè, dầu oliu,…
- Tránh xa tuyệt đối các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ bởi đây là loại thức ăn kích thích lên hệ thống tiêu hóa, gây ra sự rối loạn và tổn thương niêm mạc của ruột.
- Nên kiêng các loại đồ uống như cà phê, trà đen, rượu bia,… vì chúng chứa rất nhiều caffein – nguyên nhân gây ra táo bón, làm nặng thêm tình trạng của bệnh.
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng những loài thảo dược lành tính để chữa bệnh trĩ nội độ 1. Cho đến ngày nay, các bài thuốc dân gian vẫn được nhiều người tin dùng bởi sự an toàn, hiệu quả cao. Bạn có thể tham khảo những phương pháp chữa bệnh từ các thảo dược quen thuộc, dễ tìm như:
Ngải cứu
Ngải cứu là thực vật thuộc họ Cúc Asteraceae, có mùi thơm, tính ấm và vị đắng rất đặc trưng. Ở ngọn cây và lá của ngải cứu còn chứa rất nhiều tinh dầu có thành phần chính là Cineol và nhiều loại acid amin da dạng khác. Chính vì tính chất này mà người Ấn Độ đã nhận định đây là nguồn kháng sinh tự nhiên cực kỳ an toàn, có khả năng chống vêm, giảm đau và teo nhỏ búi trĩ ở giai đoạn sớm.
Để thực hiện điều trị trĩ nội độ 1 bằng ngải cứu, bạn cần chuẩn bị một nắm lá rửa sạch, đun sôi với 2 lít nước trong vòng 15 phút. Đổ nước ra thau lớn đồng thời hòa tan cùng khoảng 3 thìa muối biển. Đội nước nguội bớt rồi tiến hành ngâm rửa hậu môn trong vòng 25 – 30 phút. Duy trì đều đặn 2 lần sáng và tối mỗi ngày để giảm thiểu các triệu chứng mà búi trĩ gây ra.
Muối biển có tính sát khuẩn cao, khi kết hợp cùng lá ngải cứu sẽ làm tăng tính hiệu quả của thảo dược này. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung vào nồi nước những thực vật lành tính khác như lá diếp cá, nghệ tươi, lá lốt,… để co nhỏ búi trĩ một cách nhanh chóng.
Quả sung
Trong Y Học Cổ Truyền, quả sung có vị ngọt, tính ôn được dùng để làm những bài thuốc chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có bệnh trĩ. Không chỉ vậy, trong quả sung chứa hàm lượng chất xơ rất lớn nên bạn cũng có thể sử dụng loại quả dinh dưỡng này vào mỗi bữa ăn hằng ngày của mình.
Bài thuốc dân gian chữa trĩ nội độ 1 được thực hiện như sau: Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị khoảng 15 quả sung tươi, một lượng bằng nhau với các nguyên liệu khác như lá sung – cúc tần – lá lốt, 1 củ nghệ và 1 thìa muối biển. Rửa sạch tất cả các loại thực vật này rồi đun chung trong một nồi nước khoảng 2 lít tầm 10 phút.
Vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi xông rửa bằng dung dịch trên. Để tinh chất có thể thấm sâu vào vùng tổn thương, bạn nên dùng một khăn mỏng phủ từ đầu tới kín chân và xông trong 15 – 20 phút. Khi nước nguội thì dùng rửa lại hậu môn, sau đó lau nhẹ bằng khăn bông mềm sạch sẽ.
Lá lốt
Lá lốt là một thảo dược có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, giảm đau rất tốt trong bệnh trĩ. Không chỉ vậy, Y học hiện đại đã nghiên cứu ra rằng, trong lá lốt còn chứa nhiều chất xơ, vitamin, flavonoids và piperin, có khả năng phục hồi thành mạch bị tổn thương một cách hiệu quả.
Bạn có thể bổ sung lá lốt vào bữa ăn hằng ngày hoặc dùng lá lốt khô để sắc nước uống, điều trị teo nhỏ búi trĩ ngay từ bên trong. Thế nhưng, nếu không thích ăn lá lốt, bạn nên thực hiện xông và ngâm rửa hậu môn từ thực vật này bằng cách vô cùng đơn giản: Đầu tiên, chuẩn bị một nắm lá lốt tươi, không bị sâu, ngâm trong nước muối loãng và để ráo.
Đun sôi 2 lít nước rồi thêm lá lốt vào, đun cho đến khi nước đổi màu trong khoảng 5 – 10 phút nữa. Đổ nước ra thau lớn và tiến hành xông hậu môn. Khi dung dịch đã nguội hãy dùng để ngâm rửa trong 15 phút, thấm khô bằng khăn bông mềm. Thực hiện đều đặn phương pháp này 2 lần sáng tối mỗi ngày để ngăn ngừa viêm nhiễm và teo nhỏ búi trĩ tự nhiên bạn nhé!
Cúc tần
Ngoài công dụng kháng khuẩn, chống viêm, cúc tần còn được biết đến là bài thuốc quý nhuận tràng, chống táo bón hiệu quả. Từ xa xưa, ông cha ta đã lưu truyền một phương pháp chữa trị trĩ nội cực hay từ cúc tần, kết hợp cùng một số tinh chất hỗ trợ bao gồm lá lốt, ngải cứu, lá sung và nghệ tươi.
Để thực hiện bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị một nắm lá cúc tần, lá lốt, ngải cứu, lá sung và vài lát nghệ tươi. Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên rồi đun sôi cùng 2 lít nước trong khoảng 15 phút. Đổ ra thau lớn, đợi nước nguội bớt và dùng để ngâm hậu môn tầm 20 phút. Cuối cùng, lau lại hậu môn bằng khăn bông mềm và sạch.
Đối với bài thuốc này, bạn chỉ cần thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần là đã thấy được sự thay đổi của búi trĩ, giảm đau và hết sưng viêm, ngứa ngáy.
Bột nghệ
Tinh bột nghệ mang đến nhiều công dụng tuyệt vời như chống viêm, tiêu độc, ngăn ngừa các gốc oxy hóa tự do trong cơ thể. Mặt khác, bạn có thể dùng trực tiếp tinh bột nghệ và mật ong để ức chế tối đa sự phát triển của búi trĩ. Bạn cần pha nước ấm cùng 1 thìa bột nghệ, 1 thìa mật ong và khuấy đều, uống vào buổi sáng và trước khi đi ngủ để tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
Một cách khác để điều trị trĩ nội độ 1 bằng thuốc dân gian đó là trộn tinh bột nghệ với bơ. Quả bơ có tính bùi, vị mát, ngăn ngừa tạo acid trong nước tiểu cũng như cải thiện đường tiêu hóa của người bệnh trĩ. Hãy trộn tinh bột nghệ và thịt quả bơ với tỷ lệ ½, bôi trực tiếp lên búi trĩ 2 lần mỗi ngày, đều đặn sáng và tối.
Hãy vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước và sau khi dùng bài thuốc để tránh viêm nhiễm và đạt được hiệu quả cao nhất bạn nhé!
Cần lưu ý những gì khi sử dụng thảo dược chữa bệnh trĩ độ 1?
Những bài thuốc dân gian có ưu điểm là lành tính, an toàn và tiết kiệm chi phí tối đa cho người bệnh. Không chỉ vậy, các thảo dược này còn an toàn cho những đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, người già yếu nhiều bệnh nền… Tuy nhiên, khi sử dụng các thực vật này bạn cũng cần lưu ý những vấn đề như sau:
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để nhanh chóng kiểm soát và có hướng điều trị thích hợp nếu phương pháp trên không có hiệu quả.
- Trước khi dùng những thực vật lạ, hãy thử một lượng nhỏ trên vùng da non để kiểm tra xem bạn có bị kích ứng, nổi mẩn bất thường hay không.
- Lựa chọn những loại thực vật tươi tốt, tránh sâu bệnh và xử lý nguyên liệu thật sạch sẽ trước khi sử dụng.
- Luôn kiên trì thực hiện bài thuốc theo đúng quy trình. Bạn chỉ có thể nhận thấy kết quả khi duy trì đều đặn trong thời gian dài.
Sử dụng gel Cotripro hỗ trợ điều trị trĩ nội độ 1
Gel bôi trĩ Cotripro là một sản phẩm chính hãng của Việt Nam, được chiết xuất từ nhiều thành phần thảo dược thiên nhiên lành tính, an toàn. Nếu cảm thấy các bài thuốc dân gian quá phức tạp và mất nhiều thời gian thì Cotripro là một sự thay thế hoàn hảo dành cho bạn.
Thành phần chính của Cotripro gel bao gồm các loại thực vật quen thuộc như:
- Cúc tần đóng vai trò như một kháng sinh tự nhiên ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn tại búi trĩ.
- Lá lốt và tinh chất nghệ chống viêm, giảm đau và tiêu diệt vi khuẩn một cách nhanh chóng.
- Ngải cứu có chứa tinh chất Yomogin kết hợp với lá sung làm tăng sức bền thành mạch, săn se búi trĩ và giảm thiểu khả năng tái phát sau khi điều trị.
- Ngoài ra, sản phẩm còn bổ sung hệ gel Polycrylate crosspolymer nhằm giải phóng nhanh dược chất giúp chúng thẩm thấu sâu vào bề mặt niêm mạc.
Bảng thành phần an toàn là lý do khiến gel Cotripro trở thành lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân mắc trĩ nội độ 1, nhất là các đối tượng như phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em, người dị ứng với thuốc Tây,…
Cách sử dụng gel bôi trĩ rất đơn giản, bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, đeo găng cao su rồi lấy một lượng gel vừa đủ. Thoa trực tiếp sản phẩm lên vùng bị tổn thương, bôi nhẹ nhàng vào lòng hậu môn cách rìa ngoài từ 1 – 2 cm. Duy trì đều đặn 2 lần sáng và tối mỗi ngày không chỉ cải thiện đáng kể triệu chứng của bệnh mà còn ngăn ngừa búi trĩ tái phát nữa đấy!
Trĩ nội độ 1 có cần phẫu thuật hay không?
Bệnh trĩ nội độ 1 là giai đoạn nhẹ, có thể chữa trị một cách dứt điểm bằng cách thay đổi sinh hoạt, ăn uống và sử dụng các bài thuốc dân gian. Phẫu thuật loại bỏ búi trĩ là phương pháp cuối cùng để điều trị trĩ ở mức độ nặng, có nhiều biến chứng. Bên cạnh đó, đây là cách chữa trị xâm lấn, khá tốn kém và gây đau nhiều cho bệnh nhân.
Lời kết
Bài viết trên đây đã giúp bạn được cái nhìn tổng quan nhất về trĩ nội độ 1 cũng như những phương pháp chữa bệnh tại nhà cực kỳ hiệu quả. Hy vọng rằng với kinh nghiệm quý báu này, bạn sẽ nhanh chóng loại bỏ được búi trĩ để có lấy lại cuộc sống tự tin, thoải mái nhất!
Nguồn tham khảo:
- http://benhvienhongphat.vn/su-that-bat-ngo-ve-cach-dieu-tri-tri-do-1/
- https://www.gothemorrhoids.com/hemorrhoid-grading-system
Cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 đơn giản tại nhà
Trĩ nội độ 1 là giai đoạn khởi phát đầu tiên của bệnh trĩ nội. Ở giai đoạn này, các búi trĩ nằm bên trong hậu môn nên rất khó phát hiện, nếu không được điều trị sớm người bệnh có thể gặp phải nhiều phiền toái bởi tình trạng đau rát, sưng nề thậm chí chảy máu tái diễn nhiều lần. Vậy làm thế nào để phát hiện trĩ nội độ 1 và điều trị trĩ nội độ 1 như thế nào? Teotri.vn sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây nhé
Mục lục
Trĩ nội độ 1 là gì?
Trĩ là căn bệnh bắt nguồn từ hậu môn, khi mà hệ thống tĩnh mạch tại vùng này bị căng giãn quá mức, tạo nên một cấu trúc bất thường dạng túi mà chúng ta biết đến là búi trĩ. Trĩ nội độ 1 là giai đoạn sớm nhất của bệnh trĩ nội, nằm ở phía trên đường lược và ống hậu môn với kích thước nhỏ, chưa sa ra ngoài.
Thông thường, ở mức độ này, những triệu chứng đau rát, khó chịu diễn ra rất mơ hồ nên người bệnh rất khó phát hiện được. Bên cạnh đó, tâm lý e ngại khi chia sẻ về ‘vùng nhạy cảm’ khiến cho mỗi người luôn âm thầm chịu đựng cho đến khi búi trĩ phát triển lớn hơn, bỏ lỡ mất giai đoạn chữa trị hiệu quả nhất của bệnh.
Những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội độ 1
Bệnh trĩ được hình thành từ những thói quen xấu trong cuộc sống hằng ngày, từ đó tạo nên áp lực tại vùng hậu môn – trực tràng. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ nội độ 1 mà rất nhiều người mắc phải có thể kể đến như:
- Lười vận động, ngồi nhiều, đứng lâu là những thói quen xấu khiến cho hoạt động hồi lưu tĩnh mạch trở nên trì trệ, lâu dần bị căng giãn và tạo nên búi trĩ.
- Thói quen nhịn đại tiện, rặn mạnh khi đi vệ sinh khiến cho phân trở nên khô cứng, chà xát mạnh làm tổn thương niêm mạc hậu môn.
- Ăn uống kém khoa học với khẩu phần ăn không cân bằng, thiếu chất xơ, nhiều dầu mỡ và đồ cay nóng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng táo bón – đồng phạm của bệnh trĩ.
- Rối loạn đường tiêu hóa, điển hình là hiện tượng tiêu chảy, táo bón,… sẽ làm cho niêm mạc trở nên yếu đi và dễ bị kích thích hơn, tạo nên áp lực cho vùng hậu môn và hình thành trĩ.
- Tăng áp lực ổ bụng ở phụ nữ mang thai những tháng cuối khiến cho các mạch máu tại vùng chậu hông bị đè ép, khởi phát bệnh trĩ nội độ 1.
Dấu hiệu nhận biết sớm trĩ nội độ 1
Ở thời kỳ này, hầu hết những triệu chứng xảy ra âm thầm nên người bệnh rất khó đoán rằng mình đã bị trĩ nội độ 1. Vậy nên, bất cứ một thay đổi nhỏ nào của cơ thể bạn cũng cần lưu ý và cố gắng tìm ra nguyên nhân để có cách xử lý kịp thời. Một số dấu hiệu mà bạn có thể nghĩ tới trĩ nội độ 1 có thể kể đến như:
Đau rát vùng hậu môn
Đau rát vùng hậu môn là dấu hiệu đầu tiên, dễ nhận biết nhất khi bị bệnh trĩ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau hậu môn. Tuy nhiên, nếu bạn có các yếu tố nguy cơ như ngồi nhiều, ăn uống thiếu lành mạnh, rối loạn tiêu hóa hay đang mang thai… thì xác suất mắc bệnh trĩ là rất cao.
Ở những ngày đầu, cơn đau có thể không rõ rệt, lúc có lúc không. Thế nhưng, càng về sau thì tính chất đau lại trở nên rõ ràng hơn, người bệnh có thể cảm nhận qua những lần đi đại tiện, đặc biệt là lúc rặn gắng sức.
Đi cầu ra máu
Đại tiện ra máu là hiện tượng thường gặp ở những người mắc bệnh trĩ nội độ 1. Máu có thể ra nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng búi trĩ của mỗi người. Thậm chí, máu có thể dính trong phân hay giấy vệ sinh nên bạn rất khó phát hiện được.
Vậy nên, cách tốt nhất là bạn hãy luôn để ý đến các chất thải của bản thân. Bất cứ một dấu hiệu bất thường nào đó cũng có thể là thông tin quan trọng giúp phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời.
Ngứa hậu môn, tăng tiết dịch hậu môn
Do sự căng giãn bất thường tại tĩnh mạch hậu môn, niêm mạc ở vùng này sẽ tăng tiết dịch nhầy, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển. Lượng dịch này cũng khiến cho hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt. Thậm chí, bạn còn cảm thấy cực kỳ khó chịu và ngứa ngáy nếu không vệ sinh đúng cách.
Xuất hiện khối bất thường tại hậu môn – trực tràng
Đây là một triệu chứng rất khó để nhận biết bởi búi trĩ nội ở mức độ 1 có kích thước rất nhỏ, nằm trong ống hậu môn và không sa ra ngoài. Đôi khi, một vài người nhạy cảm sẽ phát hiện được ‘cục thịt’ lạ trong những lần đi đại tiện.
Dấu hiệu này được biểu hiện bằng sự vướng víu tại ống hậu môn trong mỗi lần đi cầu. Bạn có thể cảm thấy táo bón nhiều đợt, cảm giác phân vẫn còn sót lại sau khi đại tiện.
Trĩ nội độ 1 có thể tự khỏi được không?
Trĩ nội độ 1 có thể tự khỏi được không là thắc mắc của hầu hết những người bị bệnh. Các dấu hiệu của bệnh trĩ có thể giảm dần và biến mất nếu bạn có một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Tuy nhiên, vì không phát hiện mình bị trĩ nội độ 1 nên đa số người mắc bệnh trĩ vẫn giữ thói quen ăn uống sinh hoạt không tốt với bệnh trĩ nên dù ở mức độ nhẹ cũng không thể tự khỏi được mà thường tiến triển thành trĩ nội độ 2,3,4.
Vì vậy, nếu không giải quyết sớm các nguyên nhân gây bệnh, búi trĩ nội có thể lớn dần và mang lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Khi đó, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều.
Cách chữa trĩ nội độ 1 đơn giản tại nhà
Các phương pháp chữa trĩ nội độ 1 có thể thực hiện ngay tại nhà mà không cần phải theo dõi lâu dài tại cơ sở y tế. Thế nhưng, bạn cũng phải có sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn để có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. Một số cách đơn giản mà bạn nên áp dụng bao gồm:
Thay đổi cách ăn uống, sinh hoạt hằng ngày
Chế độ sinh hoạt khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện tình trạng trĩ nội độ 1. Chỉ cần thay đổi những thói quen xấu và tập duy trì lối sống lành mạnh là bạn đã hạn chế được rất nhiều triệu chứng khó chịu mà căn bệnh gây ra.
Đối với cách sinh hoạt
- Loại bỏ những thói quen đứng lâu, ngồi nhiều, lười vận động. Tăng cường tập thể dục mỗi ngày để nâng cao miễn dịch và giảm áp lực vùng hậu môn – trực tràng.
- Nếu buồn đại tiện thì nên đi ngay chứ không nên nhịn. Tập đi cầu mỗi ngày một lần vào khung giờ cố định để tránh hiện tượng táo bón.
- Không mặc quần bó, quần chật. Bạn hãy sử dụng đồ lót thoáng khí và vòi xịt nhẹ khi đi vệ sinh. Hạn chế dùng khăn giấy chà xát mạnh vào vùng hậu môn.
- Giữ cân nặng ở mức ổn định, giảm cân khi cần thiết để không tạo lực ép quá nhiều lên vùng hậu môn – trực tràng vốn đang bị tổn thương.
- Luôn giữ tâm lý ổn định, an nhàn và tránh lo lắng quá mức. Những thay đổi trong hệ thống nội tiết có thể là nguyên nhân khiến cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Người bị bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng gì?
- Hãy luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày. Có một công thức tính lượng nước cần uống trong ngày mà bạn nên áp dụng đó là lượng nước (lít) = cân nặng (kg) x 0.033.
- Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất vào mỗi bữa ăn, bao gồm rau xanh, cà rốt, cá ngừ, cá hồi, hạt mè, dầu oliu,…
- Tránh xa tuyệt đối các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ bởi đây là loại thức ăn kích thích lên hệ thống tiêu hóa, gây ra sự rối loạn và tổn thương niêm mạc của ruột.
- Nên kiêng các loại đồ uống như cà phê, trà đen, rượu bia,… vì chúng chứa rất nhiều caffein – nguyên nhân gây ra táo bón, làm nặng thêm tình trạng của bệnh.
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng những loài thảo dược lành tính để chữa bệnh trĩ nội độ 1. Cho đến ngày nay, các bài thuốc dân gian vẫn được nhiều người tin dùng bởi sự an toàn, hiệu quả cao. Bạn có thể tham khảo những phương pháp chữa bệnh từ các thảo dược quen thuộc, dễ tìm như:
Ngải cứu
Ngải cứu là thực vật thuộc họ Cúc Asteraceae, có mùi thơm, tính ấm và vị đắng rất đặc trưng. Ở ngọn cây và lá của ngải cứu còn chứa rất nhiều tinh dầu có thành phần chính là Cineol và nhiều loại acid amin da dạng khác. Chính vì tính chất này mà người Ấn Độ đã nhận định đây là nguồn kháng sinh tự nhiên cực kỳ an toàn, có khả năng chống vêm, giảm đau và teo nhỏ búi trĩ ở giai đoạn sớm.
Để thực hiện điều trị trĩ nội độ 1 bằng ngải cứu, bạn cần chuẩn bị một nắm lá rửa sạch, đun sôi với 2 lít nước trong vòng 15 phút. Đổ nước ra thau lớn đồng thời hòa tan cùng khoảng 3 thìa muối biển. Đội nước nguội bớt rồi tiến hành ngâm rửa hậu môn trong vòng 25 – 30 phút. Duy trì đều đặn 2 lần sáng và tối mỗi ngày để giảm thiểu các triệu chứng mà búi trĩ gây ra.
Muối biển có tính sát khuẩn cao, khi kết hợp cùng lá ngải cứu sẽ làm tăng tính hiệu quả của thảo dược này. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung vào nồi nước những thực vật lành tính khác như lá diếp cá, nghệ tươi, lá lốt,… để co nhỏ búi trĩ một cách nhanh chóng.
Quả sung
Trong Y Học Cổ Truyền, quả sung có vị ngọt, tính ôn được dùng để làm những bài thuốc chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có bệnh trĩ. Không chỉ vậy, trong quả sung chứa hàm lượng chất xơ rất lớn nên bạn cũng có thể sử dụng loại quả dinh dưỡng này vào mỗi bữa ăn hằng ngày của mình.
Bài thuốc dân gian chữa trĩ nội độ 1 được thực hiện như sau: Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị khoảng 15 quả sung tươi, một lượng bằng nhau với các nguyên liệu khác như lá sung – cúc tần – lá lốt, 1 củ nghệ và 1 thìa muối biển. Rửa sạch tất cả các loại thực vật này rồi đun chung trong một nồi nước khoảng 2 lít tầm 10 phút.
Vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi xông rửa bằng dung dịch trên. Để tinh chất có thể thấm sâu vào vùng tổn thương, bạn nên dùng một khăn mỏng phủ từ đầu tới kín chân và xông trong 15 – 20 phút. Khi nước nguội thì dùng rửa lại hậu môn, sau đó lau nhẹ bằng khăn bông mềm sạch sẽ.
Lá lốt
Lá lốt là một thảo dược có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, giảm đau rất tốt trong bệnh trĩ. Không chỉ vậy, Y học hiện đại đã nghiên cứu ra rằng, trong lá lốt còn chứa nhiều chất xơ, vitamin, flavonoids và piperin, có khả năng phục hồi thành mạch bị tổn thương một cách hiệu quả.
Bạn có thể bổ sung lá lốt vào bữa ăn hằng ngày hoặc dùng lá lốt khô để sắc nước uống, điều trị teo nhỏ búi trĩ ngay từ bên trong. Thế nhưng, nếu không thích ăn lá lốt, bạn nên thực hiện xông và ngâm rửa hậu môn từ thực vật này bằng cách vô cùng đơn giản: Đầu tiên, chuẩn bị một nắm lá lốt tươi, không bị sâu, ngâm trong nước muối loãng và để ráo.
Đun sôi 2 lít nước rồi thêm lá lốt vào, đun cho đến khi nước đổi màu trong khoảng 5 – 10 phút nữa. Đổ nước ra thau lớn và tiến hành xông hậu môn. Khi dung dịch đã nguội hãy dùng để ngâm rửa trong 15 phút, thấm khô bằng khăn bông mềm. Thực hiện đều đặn phương pháp này 2 lần sáng tối mỗi ngày để ngăn ngừa viêm nhiễm và teo nhỏ búi trĩ tự nhiên bạn nhé!
Cúc tần
Ngoài công dụng kháng khuẩn, chống viêm, cúc tần còn được biết đến là bài thuốc quý nhuận tràng, chống táo bón hiệu quả. Từ xa xưa, ông cha ta đã lưu truyền một phương pháp chữa trị trĩ nội cực hay từ cúc tần, kết hợp cùng một số tinh chất hỗ trợ bao gồm lá lốt, ngải cứu, lá sung và nghệ tươi.
Để thực hiện bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị một nắm lá cúc tần, lá lốt, ngải cứu, lá sung và vài lát nghệ tươi. Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên rồi đun sôi cùng 2 lít nước trong khoảng 15 phút. Đổ ra thau lớn, đợi nước nguội bớt và dùng để ngâm hậu môn tầm 20 phút. Cuối cùng, lau lại hậu môn bằng khăn bông mềm và sạch.
Đối với bài thuốc này, bạn chỉ cần thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần là đã thấy được sự thay đổi của búi trĩ, giảm đau và hết sưng viêm, ngứa ngáy.
Bột nghệ
Tinh bột nghệ mang đến nhiều công dụng tuyệt vời như chống viêm, tiêu độc, ngăn ngừa các gốc oxy hóa tự do trong cơ thể. Mặt khác, bạn có thể dùng trực tiếp tinh bột nghệ và mật ong để ức chế tối đa sự phát triển của búi trĩ. Bạn cần pha nước ấm cùng 1 thìa bột nghệ, 1 thìa mật ong và khuấy đều, uống vào buổi sáng và trước khi đi ngủ để tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
Một cách khác để điều trị trĩ nội độ 1 bằng thuốc dân gian đó là trộn tinh bột nghệ với bơ. Quả bơ có tính bùi, vị mát, ngăn ngừa tạo acid trong nước tiểu cũng như cải thiện đường tiêu hóa của người bệnh trĩ. Hãy trộn tinh bột nghệ và thịt quả bơ với tỷ lệ ½, bôi trực tiếp lên búi trĩ 2 lần mỗi ngày, đều đặn sáng và tối.
Hãy vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước và sau khi dùng bài thuốc để tránh viêm nhiễm và đạt được hiệu quả cao nhất bạn nhé!
Cần lưu ý những gì khi sử dụng thảo dược chữa bệnh trĩ độ 1?
Những bài thuốc dân gian có ưu điểm là lành tính, an toàn và tiết kiệm chi phí tối đa cho người bệnh. Không chỉ vậy, các thảo dược này còn an toàn cho những đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, người già yếu nhiều bệnh nền… Tuy nhiên, khi sử dụng các thực vật này bạn cũng cần lưu ý những vấn đề như sau:
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để nhanh chóng kiểm soát và có hướng điều trị thích hợp nếu phương pháp trên không có hiệu quả.
- Trước khi dùng những thực vật lạ, hãy thử một lượng nhỏ trên vùng da non để kiểm tra xem bạn có bị kích ứng, nổi mẩn bất thường hay không.
- Lựa chọn những loại thực vật tươi tốt, tránh sâu bệnh và xử lý nguyên liệu thật sạch sẽ trước khi sử dụng.
- Luôn kiên trì thực hiện bài thuốc theo đúng quy trình. Bạn chỉ có thể nhận thấy kết quả khi duy trì đều đặn trong thời gian dài.
Sử dụng gel Cotripro hỗ trợ điều trị trĩ nội độ 1
Gel bôi trĩ Cotripro là một sản phẩm chính hãng của Việt Nam, được chiết xuất từ nhiều thành phần thảo dược thiên nhiên lành tính, an toàn. Nếu cảm thấy các bài thuốc dân gian quá phức tạp và mất nhiều thời gian thì Cotripro là một sự thay thế hoàn hảo dành cho bạn.
Thành phần chính của Cotripro gel bao gồm các loại thực vật quen thuộc như:
- Cúc tần đóng vai trò như một kháng sinh tự nhiên ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn tại búi trĩ.
- Lá lốt và tinh chất nghệ chống viêm, giảm đau và tiêu diệt vi khuẩn một cách nhanh chóng.
- Ngải cứu có chứa tinh chất Yomogin kết hợp với lá sung làm tăng sức bền thành mạch, săn se búi trĩ và giảm thiểu khả năng tái phát sau khi điều trị.
- Ngoài ra, sản phẩm còn bổ sung hệ gel Polycrylate crosspolymer nhằm giải phóng nhanh dược chất giúp chúng thẩm thấu sâu vào bề mặt niêm mạc.
Bảng thành phần an toàn là lý do khiến gel Cotripro trở thành lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân mắc trĩ nội độ 1, nhất là các đối tượng như phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em, người dị ứng với thuốc Tây,…
Cách sử dụng gel bôi trĩ rất đơn giản, bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, đeo găng cao su rồi lấy một lượng gel vừa đủ. Thoa trực tiếp sản phẩm lên vùng bị tổn thương, bôi nhẹ nhàng vào lòng hậu môn cách rìa ngoài từ 1 – 2 cm. Duy trì đều đặn 2 lần sáng và tối mỗi ngày không chỉ cải thiện đáng kể triệu chứng của bệnh mà còn ngăn ngừa búi trĩ tái phát nữa đấy!
Trĩ nội độ 1 có cần phẫu thuật hay không?
Bệnh trĩ nội độ 1 là giai đoạn nhẹ, có thể chữa trị một cách dứt điểm bằng cách thay đổi sinh hoạt, ăn uống và sử dụng các bài thuốc dân gian. Phẫu thuật loại bỏ búi trĩ là phương pháp cuối cùng để điều trị trĩ ở mức độ nặng, có nhiều biến chứng. Bên cạnh đó, đây là cách chữa trị xâm lấn, khá tốn kém và gây đau nhiều cho bệnh nhân.
Lời kết
Bài viết trên đây đã giúp bạn được cái nhìn tổng quan nhất về trĩ nội độ 1 cũng như những phương pháp chữa bệnh tại nhà cực kỳ hiệu quả. Hy vọng rằng với kinh nghiệm quý báu này, bạn sẽ nhanh chóng loại bỏ được búi trĩ để có lấy lại cuộc sống tự tin, thoải mái nhất!
Nguồn tham khảo:
- http://benhvienhongphat.vn/su-that-bat-ngo-ve-cach-dieu-tri-tri-do-1/
- https://www.gothemorrhoids.com/hemorrhoid-grading-system